Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.9 KB, 15 trang )

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
……0O0……

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 3
“Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ thực tiễn”

Họ, tên SV: Đỗ Thị Huyền

Mã SV:11219336

Lớp: E-BDB 3 (Lớp Triết 3-2021)
Khóa:63

GĐ:

Hà Nội – 12/2021


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Mục lục
Lời mở đầu

3

1. Lí do chọn đề tài


3

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

Nội dung

4

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, từ đó xây dựng ý nghĩa của phương pháp luận chung
4
1.

a.

Quan niệm duy vật biện chứng

4

b.

Phạm trù “Vật chất”

4

c.

Phạm trù “Ý thức”


5

d.

Mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

6

e.

Ý nghĩa phương pháp luận chung

7

2. Liên hệ với thực tiễn

a.Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam sau năm 1975

8
8

b.
Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình học tập, nâng cao nhận
thức và hoạt động thực tiễn sinh viên hiện nay
10
Tiểu kết

11


Tài liệu tham khảo

12


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Lời mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

“Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc
tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem
nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam,
nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Khơng có lý luận thì
lúng túng như nhắm mắt mà đi”.[Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, t.5, tr.273-274]. Qua câu nói trên, chúng ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất
đề cao những phương pháp luận và lý luận cụ thể được đem ra để giải quyết vấn
đề. Với người, khi làm bất kì điều gì, chúng ta đều cần dựa trên tính đúng đắn, chặt
chẽ, lý luận một các đúng đắn, rõ ràng. Chính bởi vậy, nếu như khơng có lý luận
thì khi giải quyết một vấn đề nan giải hay làm một việc lớn, ta sẽ thường “Không
biết nhận rõ điều kiện của hồn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy.
Kết quả thường thất bại ”.[Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, t.5, tr.274]. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ lý luận mà không đem những phương
pháp luận ấy áp dụng vào thực tiễn thì đó chỉ là những “lý luận sng”, nó sẽ
khơng cịn giá trị. Cũng như ta đọc hàng vạn quyển sách về “Nguyên lí làm giàu”,
nhưng ta chỉ đọc cho có, đọc để thị oai với thiên hạ thì chữ “giàu” sẽ khơng bao
giờ đến với ta. Chính bởi tầm quan trọng của “lý luận”, em đã chọn đề tài số ba để
nghiên cứu:“Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ thực tiễn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Trước tiên, giúp bạn đọc hiểu được về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Tiếp đó, hiểu về ý nghĩa Phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin – một phương
pháp luận chung nhất, làm cơ sở của các phương pháp khác. Và cuối cùng là liên
hệ được trong thực tiễn.


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Nội dung
1. Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và

ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa của phương pháp luận chung.
a. Quan niệm duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học được xây dựng trên cơ sở quan
niệm: vật chất có trước – ý thức có sau.
Phép biện chứng, theo Ăngghen:“Phép biện chứng là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động, sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy”. [Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo]
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là
khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Và“Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong
nhận thức và cải tạo thế giới”[Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2 tr.32]. Trong triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết học Mác
Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
triết học - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách là phép biện chứng, triết học
Mác

Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học phép biện chứng duy vật.
b. Phạm trù “Vật chất”
*“Vật chất” là gì?
V.I.Lênin đã kế thừa những tư duy của Mác và Ăngghen, và ông đã đưa ra
định nghĩa về vật chất như sau:“Với tư cách là phạm trù triết học, khái niệm vật
chất dùng để chỉ thực tại khách quan; thực tại ấy được đem lại cho con người
trong cảm giác; thực tại ấy được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh; thực tại ấy
tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cảm giác”.[ Giáo trình Triết học Mác-Lênin,
NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo,tr.42]. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất
mà cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Để làm rõ định nghĩa trên, ta cần hiểu thế nào là “Phạm trù triết học”?. Để
được coi là một phạm trù triết học, cần phải đảm bảo ít nhất một trong hai yếu tố.
Thứ nhất, khái niệm ấy phải khái quát nhất, bảo quát nhất (tức từ khái niệm ấy ta
có thể suy ra được tất cả các khái niệm khác). Thứ hai, khái niệm ấy được xác lập
từ góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của Triết học (tức là trong khái niệm ấy
bao gồm khả năng trả lời hai vấn đề cơ bản của Triết học: Một là: vật chất và ý
thức thì cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào phụ thuộc vào cái nào?. Hai là,
con người có khả năng nhận thức đúng thế giới hay khơng?)
Định nghĩa về vật chất bao gồm những nội dung cơ bản sau. Thứ nhất, “vật
chất” chính là những thứ thực tại khách quan, là cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý
thức và khơng lệ thuộc vào ý thức. Thứ hai, “vật chất” là cái mà khi tác động vào
các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác. Thứ ba, “vật chất” là
cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
*Vận động của vật chất
Khái niệm “vận động” : Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa
chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc
tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn

ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”[Giáo trình Triết
học Mác-Lênin, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo,tr.44]
Vật chất và vận động có mối quan hệ: Thứ nhất, vận động là thuộc tính vốn
có và tồn tại khách quan của vật chất. Sự tương tác lẫn nhau giữa các tồn tại vật
chất là nguyên nhân tồn tại của vận động vật chất. Thứ hai, vận động đóng vai trị
là phương thức tồn tại của vật chất hay có thể nói rằng nhờ vận động mà vật chất
mới có thể tồn tại.
Vận động và đứng im: mỗi một vật đều có tính ổn định tương đối ở trong
phạm vi nhất định. Vì thế, Ăngghen đưa ra quan điểm: “Vận động là tuyệt đối,
đứng im là tương đối”.
Những hình thức vận động: vận động trong tự nhiên, vận động trong xã hội.
c. Phạm trù “Ý thức”
*Khái niệm “ý thức”
Trước C.Mác, có rất nhiều quan điểm về ý thức. Tuy nhiên, họ coi ý thức
cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, đo vật chất sản sinh ra. Sau đó, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng: Ý thức chính là tồn bộ đời


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
sống tình cảm của con người. Nó là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người.
*Bản chất của “ý thức”
Thứ nhất, khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận, ý thức mang tính phụ
thuộc vào “thực tại khách quan”.
Thứ hai, ý thức có đặc tính chủ quan.
Thứ ba, ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã
hội.
Thứ tư, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cở sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
*Nguồn gốc ý thức

Nguồn gốc tự nhiên: Thứ nhất, đó là hoạt động của bộ não con người. Thứ
hai, về sâu xa thì đó là giới tự nhiên. Về giới tự nhiên, trước hết đó là đối tượng
của sự phản ánh để có ý thức. Tiếp đó là sự phản phát triển của các hình thức phản
ánh của vật chất tự nhiên.
Nguồn gốc xã hội: đó chính là những nhân tố lao động và nhân tố ngôn ngữ.
d. Mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng; thông qua thực tiễn; trong
mối quan hệ ấy, vật chất giữ vai trò quyết định.
Vật chất quyết định ý thức, điều ấy được thể hiện ở những khía cạnh sau.
Thứ nhất, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Thứ hai, vật chất quyết định sự
thay đổi, biến đổi, phát triển của ý thức. Thứ ba, vật chất quyết định khả năng và
điều kiện sáng tạo của ý thức. Thứ tư, vật chất quyết định điều kiện thực hiện một
tri thức hay sản phẩm sáng tạo của tri thức.
Vì vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng nên ý thức cũng tác động
trở lại vật chất. Thứ nhất, từ ý thức và con người xác định được phương hướng của
thực tiễn. Thứ hai, từ ý thức ta xây dựng phương pháp cho thực tiễn cải tạo khách
quan. Thứ ba, ý thức là cơ sở sáng tạo ra “giới tự nhiên nhân tính hóa” hay chính là
giới tự nhiên nhân tạo như các nền văn minh, là kết của của sự sáng tạo trên nền
tảng ý thức và văn hóa. Hay các sản phầm đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của
chúng ta.


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Ý thức có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khách quan. Để
ý thức có những tác động tích cực trở lại đến thực tại khách quan, cần phải có
những điều kiện sau. Thứ nhất, ý thức đó phải phản ánh đúng thực tế khách quan,
hay cịn gọi là “chân lí”. Chỉ khi nhìn nhận đúng thực tế khách quan, ta mới có cơ
sở để hành động một cách đúng đắn. Thứ hai, phải có trình độ sáng tạo của ý thức.
Phải liên tục sáng tạo ra mơ hình mới, hiểu biết mới, kĩ thuật mới,… Thứ ba, phải
có điều kiện vật chất tương ứng. Thứ tư, phải vật chất hóa ý thức trong thực tiễn.

e. Ý nghĩa phương pháp luận chung
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là “tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan”.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế
hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều
kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động thèo quy luật khách
quan, nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu nhũng hậu quả tai hại
khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách tô hồng
hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó khơng có. Văn
kiện Đại hội XII chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật,
đánh giá đứng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn
chung, phải xuất từ chính bẳn thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối
liên hệ bên trong vốn có của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ
quan; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
Đồng thời, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai
trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì
trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư
tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố,
bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói
chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, tồn cầu hố
hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng
viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội;
phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi
trong nhận thức và hành động của mình.
2. Liên hệ với thực tiễn

Từ ý nghĩa của phương pháp luận chung như đã lí giải ở phần trên, chúng ta
có thể liên hệ được rất nhiều trong thực tiễn. Tuy nhiên, ở phần trình bày này, em
xin lấy hai thí dụ liên hệ, đó là: Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình
phát triển kinh tế ở Việt Nam và Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình
học tập, nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn sinh viên hiện nay.
a. Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình phát triển kinh tế ở

Việt Nam sau năm 1975
Sau năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, non sơng thu về
một mối thì nước ta đã trải qua hai giai đoạn phát triển kinh tế. Thứ nhất là từ năm
1975-1986, nước ta đi theo mơ hình hợp tác xã và sau năm 1986, nước ta xây dựng
nền kinh tế thị trường-nền kinh tế nhiều thành phần. Hai giai đoạn này đã cho
chúng ta thấy rõ việc vận dụng ý nghĩa của phương pháp luận trong thực tiễn.
Xét về việc xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1975-1986. Ở thời kì
này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất mà khơng nhìn
thấy vai trị quyết định của lực lượng sản xuất.
Về mặt khách quan, khi đó đất nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh,
chịu tổn thất vô cùng nặng nề từ các cuộc chiến. Hơn nữa, khi ấy đất nước ta là
một đất nước nông nghiệp với số dân tham gia vào ngành này tới hơn 90%. Nhưng
với lối tư duy chủ quan, khơng có sự sáng tạo, chúng ta đã áp dụng nguyên các
chính sách xây dựng của Liên Xô vào Việt Nam mà khơng nhìn thấy sự khác biệt
về mặt khách quan giữa hai đất nước. Chúng ta vẫn xây dựng các nhà máy cơng
nghiệp trong khi để nhanh chóng trở thành nước cơng nghiệp hố trong khi lực
lượng sản xuất chưa phát triển, thêm vào đó là sự phân cơng khơng hợp lý về quản
lý nhà nước và của xã hội, quyền lực quá tập trung vào Đảng, và Nhà nước quản lý

quá nhiều các mặt của đời sống xã hội, thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã
hội thiếu sức sống, thiếu năng động và sáng tạo,. Các giám đốc thời kì này chỉ đến
ngồi chơi xoi nước và cuối tháng lĩnh lương, các nông dân và công nhân làm đúng
giờ quy định nhưng hiệu quả không cao... Chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp
khách quan của thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên xã
hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đường. Bởi
vậy, trong thời kì này nền kinh tế của Việt Nam không thể vực dậy và khôi phục
như những gì mà chủ trương, chính sách đã đặt ra. Những chủ trương chính sách


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
sai lầm đó đã gây tổn hại đến nền kinh tế cuộc sóng nhân dân…đến hết 1980,
nhiều chỉ tiêu đề ra chỉ đạt được 50-60%, nền kinh tế tăng trưởng chậm ,tổng sản
phẩm xã hội bình quân là 1,5% công nghiệp tăng 2,6% nông nghiêp giảm 0,15%.
Từ những sai lầm trên, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy rằng: chúng ta phải
có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển. Chúng ta phải xây dựng lực lượng sản
xuất phù hợp quan hệ sản xuất. Chúng ta có thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa nhưng
khơng thể bỏ qua những tính quy luật chung của quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn. Chúng ta cũng phải biết kế thừa và phát triển tích cực những kết quả của
công nghiệp tư bản như thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ - môi trường, là
cơ chế thị trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quá trình phát triển kinh
tế.
Hướng phát triển trên của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Bởi
xuất phát từ thực tế khách quan, xuất phát từ sự phát triển của lịch sử xã hội, chúng
ta phải trải qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rồi sau đó mới tiến lên
phương thức sản xuất của Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng do chúng ta đã bỏ qua thời
kì Tư sản nên việc làm trước mắt của chúng ta là phải xây dựng được một nền
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế Tồn cầu
và nhiều vấn đề toàn cầu, chúng ta cần phải mở của nền kinh tế, để cho nhiều nền
kinh tế cùng phát triển. Chính vì vậy mà nền kinh tế của chúng ta đã đổi từ nền

kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Điều ấy là hoàn toàn phù hợp với quy
luật khách quan. Bên cạnh đó, nhà nước ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần,
trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều này đã phát huy tối
qua nguồn nội lực trong nước, để mọi người đều có thể có cơ hội phát triển khả
năng của mình. Và hơn nữa, chúng ta đã tranh thủ tìm kiếm được nhiều nguồn đầu
tư nước ngồi vào Việt Nam. Sự thay đổi ấy chính là sự sáng tạo, sáng tạo trong
việc vận dụng quy luật khách quan để giải quyết và đưa ra phương hướng, cách
làm cụ thể. Chúng ta đã biết dựa trên thực tế, dựa trên nhu cầu thị trường để xây
dựng một nền kinh tế phát triển toàn diện trên mọi mặt. Chính nhờ sự sáng tạo dựa
trên thực tế ấy mà nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc.“Trong suốt 30 năm
qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới
(1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn
1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân
tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn
2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại
nhưng vẫn đạt 5,9%/năm. giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù
năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ
tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực,
thế giới”. [Đổi mới-Wikipedia, />

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

○ Từ thực tế xây dựng và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam, chúng ta
càng nhận ra sự đúng đắn của ý nghĩa phương pháp luận. Thế nên, khi
xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cần phải dựa vào thực tế
khách quan, và phải có sự sáng tạo trên những điều khách quan ấy. Chỉ
khi biết kết hợp cả hai, chúng ta mới có thể xây dựng và phát triển
được những điều mình mong muốn.


● Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình học tập, nâng cao nhận
thức và hoạt động thực tiễn sinh viên hiện nay.
○ Văn kiện Đại hội XI, XII của Đảng xác định:“Phát triển, nâng cao chất
● lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong
những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [3, tr.41];
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” [4, tr.115].
○ Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nhân tố con người lên hàng đầu trong
cuộc cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tư cách là những người
sinh viên, là những nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai thì
ln cần phải có lối tư duy duy vật biện chứng, nhìn nhận sự việc một
cách khách quan, khơng dựa theo lối tư duy duy ý chí. Và sinh viên
cần phải có cái nhìn đúng đắn về ý nghĩa của việc “học” và q trình
rèn luyện của chính mình.
○ Thứ nhất, chúng ta nên loại bỏ lối suy nghĩ đi học để lấy tấm bằng, sau
đó kiếm một cơng việc. Mà chúng ta cần phải suy nghĩ rằng: Đi học là
chúng ta học cách tư duy, học cách nhìn nhận vấn đề. Và chúng ta đem
tư duy ấy để sáng tạo nên những phương thức, những cách làm mới để
áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt, sau khi học và tìm hiểu về ý nghĩa
phương pháp luận trong triết học Mác-Lenin, chúng ta cần định
hướng, xây dựng cho mình lối tư duy biện chứng, khách quan, không
nên dựa vào suy nghĩ chủ quan để đánh giá bất kì sự việc nào. Sinh
viên nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự
vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các
bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật,
● hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Trong hoạt động thực tế, sinh
viên phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác
động vào đối
● tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, sinh viên cần phải nhận



SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

diện và phê phán quan điểm phiến diện, quan điểm chiết trung, ngụy biện.
○ Thứ hai, sinh viên cần phải năng động, sáng tạo trong lối tư duy của
mình. Khi chúng ta có lý luận, có cách nhìn đúng về bất kì một vấn
đề nào đó mà chúng


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
● ta không áp dụng, không sáng tạo nó trong thực tiễn thì những tư duy ấy mãi
mãi chỉ là lí thuyết sng. Nhưng bên cạnh đó, dù là bất kì sáng tạo nào thì
đều cần dựa trên thực tế, phải biết chỉ ra mặt đúng, mặt sai của vấn đề để có
phương pháp giải quyết một cách hợp lí nhất. Bởi cũng cùng một vấn đề, một
định hướng phát triển nhưng mỗi người lại có một lối sáng tạo riêng, hay
trong cùng một vấn đề thì chúng ta cũng cần sáng tạo dựa trên tình hình thực
tế nơi mình sinh sống.
○ Và cuối cùng, sinh viên cần loại bỏ ngay lối học vẹt, học tủ, học để qua
mơn.
● Vì cách học ấy sẽ khiến cho tư duy của sinh viên bị trì trệ. Bởi khi họ không
thực sự chú tâm, không thực sự tâm huyết, không biết cách tự học, tự nghiên
cứu mà chỉ biết dựa dẫm vào thầy cơ, bạn bè, thì tư duy của họ sẽ không bao
giờ khá lên được. Chỉ khi nào bạn nắm triệt để được vấn đề, bạn mới có thể
dựa trên nền tảng đó để sáng tạo, làm nên những điều khác biệt trong cuộc
sống.
○ Sinh viên – thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy xây
dựng cho mình lối suy nghĩ biện chứng, thêm vào đó là sự sáng tạo linh
hoạt trong mọi tình huống. Như vậy, bạn đã có thể tự tin vào chính
mình và đem cơng sức của

● mình để gây dựng sự nghiệp cho bản thân, gia đình và tồn xã hội. Tương lai
là của bạn và bạn là người chinh phục nó.

● Tiểu kết
○ Có thể thấy, dù ở trong bất kì điều kiện hồn cảnh nào thì ý nghĩa của
phương pháp luận theo quan điểm triết học Mác-Lênin đều ln đúng
đắn. Khi đưa ra bất kì đường lối nào hay khi muốn làm bất kì điều gì,
chúng ta đều phải dựa trên thực tế khách quan. Và bên cạnh đó, từ việc
dựa vào thực tại khách quan ấy, chúng ta phải biết cách vận dụng, sáng
tạo những điều mới, phù hợp dựa trên cơ sở lí luận ấy. Chỉ như vậy thì
chúng ta mới có thể phát huy được tồn bộ sức mạnh và đạt
● được những điều mình mong muốn. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất
● nước, chúng ta càng phải đặt ý nghĩa của phương pháp luận lên hàng đầu.
“Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách
mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ cịn tiếp tục phát triển và có sức sống
trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học.
Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán
và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa,


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh
lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so
với cuộc sống”.[Nguyễn Phú Trọng - Một số vấn


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
● đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam -16/05/2021].











Tài liệu tham khảo
Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Phú Trọng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam -16/05/2021, Báo Tuổi trẻ
● Đổi mới-Wikipedia,
5.Văn kiện Đại
hội XI, XII của Đảng


SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Lời mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung
Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý
nghĩa của phương pháp luận chung.
Quan niệm duy vật biện chứng
Phạm trù “Vật chất”

Phạm trù “Ý thức”
Mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức
Ý nghĩa phương pháp luận chung
Liên hệ với thực tiễn
Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam sau năm 1975
Ý nghĩa của phương pháp luận đối với quá trình học tập, nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn sinh
viên hiện nay.
Tiểu kết
Tài liệu tham khảo



×