CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
MỤC LỤC
A. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
1) Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ.
a. Khái niệm chính sách tiền tệ
b. Vị trí chính sách tiền tệ
2) Mục tiêu của chính sách tiền tệ .
a. Ổn định giá trị đồng tiền
b. Tăng công ăn việc làm
c. Tăng trưởng kinh tế
B. VIỆC VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỆN TỆ CỦA NHNN GIAI ĐOẠN 2009-2011
I. NĂM 2009
II. NĂM 2010
III. NĂM2011
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anny-HVNH Page 1
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
GIỚI THIỆU
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan
trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến
các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để
đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ
của nó có vai trò cơ bản, quyết định.đồng thời các chính sách đưa ra phải
phù hợp theo diễn biến của nền kinh tế.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng
đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn
các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế
luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối
với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà
nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và
quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các
công cụ của chính sách tiền tệ và tác động của nó vào nền kinh tế là một
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Trong quá trình sưu tập và làm bài, chúng em phân ra nhiều phần khac nhau
để phân tích và có thể đứng ở một khía cạnh nào đó có thể hạn hẹp. Chính
sách tiền tệ của NHNN VN trong giai đoạn 2009-2011 rất rộng lớn, có thể
kiến thức của chúng em chưa đáp ứng được yêu cầu của các thầy (cô) yêu
cầu. Chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy (cô) và các bạn để
bài tiểu luận của chúng em được tốt hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Anny-HVNH Page 2
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
NỘI DUNG:
A. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1) Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ:
a. Khái niệm chính sách tiền tệ :
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương
khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt
các mục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng
kinh tế .
Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà
NHNN VN (NHTW) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối
lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế -xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một
bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của
chính phủ.
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai
hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc
đẩy sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách
tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung
tiền , tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm
lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).
b. Vị trí chính sách tiền tệ :
Trong hệ thống các công cụ đIều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền
tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp
vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ .Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các
Anny-HVNH Page 3
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu
nhập,chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách chính
sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm làm
cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
2) Mục tiêu của chính sách tiền tệ :
a. Ổn định giá trị đồng tiền :
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng
tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt:
Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong
nước)và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ
lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ
lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
b. Tăng công ăn việc làm:
CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu
qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng
tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì
phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh
tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không
tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi GNP thực tế
giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%.
Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này :
tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế
theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không
vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
c. Tăng trưởng kinh tế:
Anny-HVNH Page 4
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch
định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng
đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể
hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách
hài hoà.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau,
không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu
này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậyđể đạt được
các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần
phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì
các NHTW phải chờ thời gian dài ( một năm –khi kết thúc năm tài chính).
Anny-HVNH Page 5
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
B. VIỆC VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN TRONG GIAI ĐOẠN
2009-2011
I. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2009
1. Tình hình kinh tế năm 2009:
Một năm mà chính sách tiền tệ (CSTT) đã phải đối mặt với nhiều
thách thức khó lường phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế và tác động
bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Lạm phát cao năm
2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt mạnh
cán cân thương mại (12,783 tỷ USD) đã có tác động mạnh đến tâm lý các
nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, gây những biến động khó lường đến tỷ
giá.
Thêm vào đó, giải pháp hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực hỗ trợ doanh
nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc TTCK, bất động sản và thị trường tín
dụng, nhưng cũng gây sức ép tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, tín
dụng tăng trưởng cao và áp lực giảm giá VND.
Trước những tác động bất lợi như vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
thực thi CSTT một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác
để giữ bình ổn thị trường
2. Các biện pháp:
Theo quyết định 3158/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/12/2008 thì đến
ngày 01/01/2009 tỉ lệ DTBB của các ngân hàng như sau:
Loại TCTD
Tiền gửi VND
Không
kỳ hạn và
dưới 12
tháng
Từ 12
tháng
trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo 5% 1%
Anny-HVNH Page 6
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
& PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2% 1%
NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ tín dụng
ND TW
1% 1%
Ngày 23/01/2009 thống đốc NHNN ra quyết định số 173/QĐ-
NHNN điều chỉnh giảm lãi suất, theo đó: Quy định các mức lãi suất của
NHNN VN như sau:
1. Lãi suất tái cấp vốn: 8,0%/năm.
2. Lãi suất tái chiết khấu: 6,0%/năm.
3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN VN đối với các
ngân hàng: 8,0%/năm
Việc giảm các loại lãi suất và giảm cả tỷ lệ DTBB giúp
cho các tổ chức cá nhân tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng
trở nên dễ dàng hơn hay nói cách khác đó là động thái bơm tiền
vào nền kinh tế của NHNN. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi nền
kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên hành
động này nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất
kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động.
Theo quyết định 379/QĐ-NHNN,từ 1/3/2009 giảm tỷ lệ
DTBB đối với tiền gửi bằng VND của các tổ chức tín dụng. Cụ thể:
Loại TCTD
Tiền gửi VND
Không
kỳ hạn và
dưới 12
tháng
Từ 12
tháng trở
lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo &
PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính
3% 1%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1%
Anny-HVNH Page 7
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ tín dụng
ND TW
1% 1%
Theo NHNN thì việc làm trên nhằm ổn định thì trường tiền tệ
và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tài chính có điều kiện mở rộng huy
động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế kể cả các dự án cho
vay theo chương trình kích cầu của chính phủ.
Ngày 10/04/2009 phó thống đốc Trần Minh Tuấn kí ban hành
quyết định số 837/QĐ-NHNN điều chỉnh giảm lãi suất, quy định các mức lãi
suất của NHNNVN như sau:
1.lãi suất tái cấp vốn: 7%/năm
2.lãi suất tái chiết khấu: 5%/năm
3.lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với
các ngân hàng: 7%/năm
Như vậy NHNN đang giảm đáng kể chi phí vay vốn của các
NHTM từ NHNN từ đó khuyến khích, thúc đẩy các NHTM cho vay nhờ
được hỗ trợ nguồn vốn dồi dào có chi phí thấp từ NHNN. Có thể thấy chính
sách tiền tệ nới lỏng vẫn được thực hiện mạnh mẽ nhằm kích thích tăng
trưởng kinh tế. Hơn thế nữa tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm đạt
thấp, chỉ hơn 2% so với cuối năm 2008, điều này là đáng thất vọng khi các
chính sách kích thích nền kinh tế đang được đẩy mạnh như hiện nay.
Ngày 25/11/2009 thống đốc NHNN ra các quyết định
2664/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng các mức lãi suất như sau:
1.lãi suất tái cấp vốn: 8%/năm
2.lãi suất tái chiết khấu: 6%/năm
3.lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các
ngân hàng: 8%/năm
Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức cho
thực thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà
vẫn tiếp tục gia tăng (theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng
Anny-HVNH Page 8
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu là 51,33 tỷ USD, giảm 11,5% và nhập
khẩu là 62,28 tỷ USD, giảm 17%.
Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng
21,3% xuất khẩu), nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài giảm sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp
nước ngoài không tăng mà còn giảm; nguồn kiều hối cũng giảm do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu do vậy dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình
hình này tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá.
Thêm vào đó, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân
sách ở mức 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp
lực giảm giá VND.
Trên thị trường tiền tệ xuất hiện những hiện tượng bất cập, mâu thuẫn
nhau: Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay
vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất,
thanh khoản VND mỏng manh.
Sự khan hiếm tiền đồng về mặt lý thuyết là làm cho VND lên giá. Nhưng
chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp (lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi
suất cho vay ) gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử
dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền
đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm tiền đồng. Điều này tiếp
tục gây áp lực giảm giá VND. Đồng thời, sự biến động mạnh của giá vàng
cũng có những tác động bất lợi đến tỷ giá.
Trước tình hình này, ngày 26/11, NHNN đã kịp thời điều chỉnh tỷ giá,
nâng tỷ giá công bố lên 17.980 đồng/usd, tăng 5,4% so với ngày trước đó,
thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ
chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá.
Anny-HVNH Page 9
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở
xuống lại được NHNN bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân
hàng cam kết cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.
. Ngoài ra, NHNN cần nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực quản trị…
tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, giám sát… để các
ngân hàng hoạt động an toàn.
Một là, điều hành lượng tiền cung ứng ở mức hợp lý; trường hợp cần thiết
hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) thông
qua mua ngoại tệ; trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ tái cấp vốn trực tiếp cho tổ
chức tín dụng (TCTD), đồng thời thành lập tổ kiểm soát tại chỗ đối với các
TCTD này, kèm theo đó là các biện pháp tăng cường giám sát để đảm bảo
an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ.
Hai là, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
Ba là, điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu
dùng, cán cân thanh toán quốc tế; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu
Anny-HVNH Page 10
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
của thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo mục tiêu ổn định giá
trị đồng tiền VND.
Bốn là, xử lý phù hợp tình hình thực tế về cho vay theo lãi suất thoả thuận
đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ của các NHTM
hiện nay và kiểm soát việc cho vay lãi suất thoả thuận của các NHTM theo
đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Năm là, các NHTM thực hiện đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại chỉ
thị số 01/CT-NHNN ngày 22/5/2009 về một số biện pháp đảm bảo an toàn,
hiệu quả kinh doanh của TCTD; trong đó, phải đảm bảo cân đối giữa số vốn
huy động và cho vay, cũng như cân đối về kỳ hạn, đảm bảo thanh khoản
trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Dần;
3. Đánh giá:
a, Tích cực
• NHNN đã kịp thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện
chương trình hỗ trợ lãi suất 4%.: tính đến 24/12/2009 dư nợ cho vây
hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đạt hơn 412 nghìn tỷ đồng.
• Chính sách tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả: CSTT
được điều chỉnh theo hướng nới lỏng thận trọng, tạo điều kiện cho hỗ
trợ tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả. Trong bối cảnh nguồn cung
Anny-HVNH Page 11
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
ngoại tệ suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, NHNN thực hiện điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân
hàng phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu,
hạn chế nhập siêu.
• Hạ nhiệt thị trường vàng: quyết định cho phép nhập khẩu vàng
trong thời điểm nhạy cảm. Từ thời điển đó tỷ giá USD/VND trên thị
trường đã được ổn định và nguồn cung vành không còn khan hiếm,
giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.
• Những biện pháp giảm áp lực giảm giá VND, nâng cao kỷ luật
thị trường tiền tệ cùng với việc nâng tỷ giá công bố lên 5,4% tạo sự ổn
định và thích ứng hơn với thị trường. Thêm vào đó những biện pháp
nâng cao chất lượng tín dụng, hướng việc mở rộng tín dụng vào
những lĩnh vực sản suất, nông nghiệp nông thôn sẽ có tăng động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế năm 2010.
• Chính sách tài chính - tiền tệ năm 2009 đã tạo kết quả tích cực
cho tăng trưởng kinh tế và thực hiện dự toán thu chi ngân sách, trong
đó, số thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán. Việc thực hiện chính
sách miễn, giảm, giãn thuế tuy có làm giảm số thu ngân sách của
nhiều địa phương, nhưng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo nhiều biện
pháp khắc phục, góp phần giảm số hụt thu của ngân sách Nhà nước so
với Báo cáo đã trình QH; đáp ứng các nhiệm vụ chi phát sinh về đầu
tư phát triển, an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ phòng chống
thiên tai.
Tốc độ tăng trưởng GDP là 5,32%
Giảm lạm phát từ 19,98% năm 2008 xuống còn 6,52% hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế ở mức 5,2% và chính sách tiền tệ góp phần quan trọng vào
việc ổn định kinh tể vĩ mô
Tác dụng tích cực đến các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắ
thị trường chính khoán, bất động sản, thị trường tín dụng
Anny-HVNH Page 12
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
b, Hạn chế:
• Chính sách tiền tệ nới lỏng gây sức ép khá lớn cho lạm phát và
một số cân đối vĩ mô khác. VD việc hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp
giảm chi phí, giảm giá thnàh qua đó giúp họ vượt qua thời kỳ khó
khăn, nhưng lại đẩy tín dụng tăng cao, doanh nghiệp chuyển từ vay
ngoại tệ sang Việt Nam đồng để hưởng lãi suất thấp hơn điều đó làm
tăng sức ép lên tỷ giá VND.
• Mức tín dụng tăng trưởng tới gần 40% là hơi quá cao, tình trạng
thị trường ngoại hối và tỷ giá chịu nhiều sức ép do cung cầu mất cân
đối và tâm lý tích trữ ngoại tệ kéo dài quá lâu.
• Cuộc đua lãi suất của các NHTM có xu hướng nóng dần lên,
một số NHTM bắt đầu gặp khó khăn về thanh khoản. tăng trưởng tín
dụng “nóng”. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ chưa được giải quyết triệt
để, tỷ giá ngoại tệ còn diễn biến khá phức tạp.
• Tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân vẫn chưa được giải tỏa
triệt để. Giá vàng trên thế giới luôn diễn biến phức tạp, khó lường và
đang cao xu hướng tăng.
• Báo cáo thẩm tra của UB Tài chính – Ngân sách của Ủy viên
UBTVQH, Chủ nhiệm UB Phùng Quốc Hiển trình bày nêu rõ: chính
sách tài chính - tiền tệ chưa tạo đòn bẩy để bước đầu chuyển đổi và tái
cấu trúc nền kinh tế theo hướng tích cực; gói kích thích kinh tế của
Chính phủ còn mang tính bình quân và dàn đều, chưa có trật tự ưu
tiên; triển khai quá nhiều mục tiêu nhưng giải ngân chậm. Các đối
tượng khu vực nông nghiệp, nông thôn và nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa khó tiếp cận với chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất làm giảm hiệu
quả của chính sách tài khóa năm 2009. Lượng tiền bơm vào nền kinh
tế lớn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, làm cho hệ số sử
dụng vốn ICOR của toàn bộ nền kinh tế tăng lên rõ rệt, cùng với chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ được nới lỏng sẽ làm tăng nguy cơ
lạm phát trong giai đoạn tới
Anny-HVNH Page 13
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
Gây sức ép tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng
cao, gây áp lực giá VND
Cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tục gia tăng, nguồn
bù đắp cho thâm hụt này suy giảm, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng
mà còn giảm, nguồn kiều hối cũng giảm dẫn đến thâm hụt cán cân thanh
toán, gây bất lợi cho việc ổn định tỉ giá
Tỉ giá USD/VND xuống thấp kỷ lục bởi USD giảm giá mạnh dẫn đến xuất
khẩu hàng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Với những quyết định nói trên có thể thấy đầu năm 2009 khi mà phải chịu
áp lực của việc chỉ số lạm phát của năm 2008 tăng cao thì ngay trong đầu
năm 2009 NHNN đã đưa ra các quyết định kịp thời để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên những tháng cuối năm 2008 xảy cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới khiến cho tốc độ tăng trưởng bị hạn chế và để khắc phục điều này thì
sau khi kiềm chế được lạm phát NHNN đã đưa ra hàng loạt các quyết định
nhằm bơm tiền vào cho nền kinh tế tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Đến những tháng cuối năm 2009, khi mà ở thời điểm này nhu cầu của
người tiêu dùng lên cao rất đễ làm cho chỉ số lạm phát của cả năm tăng cao
thì NHNN đã nhanh chóng ban hành các quyết định nhằm đạt được mục
tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2009.
Anny-HVNH Page 14
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2010:
“Siết chặt sau nới lỏng!”
Giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán, điều hành cung ứng
tiền chặt chẽ hơn và tăng hệ số an toàn vốn gấp nhiều lần năm 2009 cho
thấy một tín hiệu NHNN quyết tâm thực hiện mục tiêu siết chặt tăng
trưởng tín dụng trong năm mới.
1. Những con số
Không hẳn phải chờ đến những ngày cuối cùng trong năm mới dò
đoán được phương hướng chủ đạo trong các biện pháp điều hành chính sách
tiền tệ của NHNN cho năm 2010.
Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng
sang chính sách thắt chặt.
Trong lúc thực hiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ
thống, NHNN cũng yêu cầu hệ thống TCTD không được hạ thấp các điều
kiện cho vay và kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Việc
đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng
khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ
hơn trong thời gian tới.
Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương
tiện thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối
năm 2009 xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và
cụ thể nhất của NHNN.
Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Giàu - hôm 23.12 chỉ đạo rất rõ,
tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 phải phù hợp với tăng trưởng kinh tế vĩ
mô. Với định hướng này, tất cả các TCTD không được làm nóng lên các thị
Anny-HVNH Page 15
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
trường khác hay tạo thị trường ảo cho các thị trường khác mà cụ thể là bất
động sản và chứng khoán.
“Các TCTD không phải rút kinh nghiệm nữa mà là không nên tham gia
vào việc làm nóng hai thị trường này” – ông Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Những quy định về tín dụng đối với hai thị trường này theo đó cũng sẽ được
NHNN rà soát lại một cách có hệ thống.
2. Nhức nhối và cởi trói
Điều hành theo hướng nào với những biến động và bất cập trên thị trường
lãi suất ngân hàng là mối quan tâm lớn của hệ thống NHTM hiện nay. Với
hướng kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Trần
Minh Tuấn cho biết, NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại tài sản và
nguồn vốn theo hướng an toàn và bền vững. Cơ cấu tín dụng sẽ tiếp tục được
chuyển dịch mạnh theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng vay.
Các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực phi sản xuất sẽ vẫn nằm trong nhóm đối
tượng bị hạn chế cho vay.
Song dẫu có bị siết chặt, điều mà nhiều “đại gia” trong hệ thống các
NHTM hiện nay bức xúc lại quanh quẩn quanh vấn đề lãi suất hay trần lãi
suất theo quy định. Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN – bà Dương Thu
Hương - một lần nữa lên tiếng cho rằng, cơ chế trần lãi suất theo lãi suất cơ
bản hiện nay đang khiến biểu lãi suất trên thị trường bị thô cứng, không
mang yếu tố thị trường và không linh hoạt.
Gay gắt hơn, TGĐ BIDV – ông Trần Anh Tuấn - đề nghị cần thanh tra
ngay các NHTM có lãi suất huy động vượt trần 10,5%/năm vì nguy cơ tạo
nên bất ổn cho thị trường và nền kinh tế.
“Đây là biểu hiện không bình thường và không thể để một vài NH không
bình thường kéo cả hệ thống vào hoạt động không bình thường” – ông Trần
Anh Tuấn nói. Khó khăn với kênh huy động vốn từ dân cư buộc nhiều
NHTM phải tìm kiếm nguồn vốn từ NH bạn qua kênh thị trường liên NH.
Anny-HVNH Page 16
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
Chính làn sóng này đẩy lãi suất trên thị trường liên NH lên cao và NH càng
sẵn “lương khô” càng được hưởng lợi nhiều.
“Nên sửa ngay quy định trần lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
và áp dụng việc điều hành lãi suất bằng cơ chế khác. Như thế sẽ trả lại tính
thị trường cho hoạt động ngân hàng” – bà Dương Thu Hương đưa ý kiến.
Liên quan đến hiện tượng ngân hàng xé rào huy động và cho vay, Thống
đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, không loại trừ NHNN sẽ nâng
hệ số an toàn (bao gồm các tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỉ lệ vốn
thanh toán và các tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro ) lên tiệm cận dần với thông
lệ quốc tế là 14-15% thay vì 8% như hiện nay.
3. Về tình hình kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ
năm 2010
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng
trưởng kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng
trưởng cao (6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng
12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản
được đảm bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ
động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của
Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là:
- Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường
mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung
ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh
tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện
thanh toán giảm so với các năm trước.
- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay
vốn từ 50-500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản; ban hành cơ
Anny-HVNH Page 17
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
chế khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng cho vay vốn đối với
nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp hơn lĩnh vực khác, thông qua
giảm dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, mở rộng mạng lưới TCTD. Bên
cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả thiên tai. Tín dụng đối với nền
kinh tế tăng 27,65% (giảm dần trong 3 tháng cuối năm); tín dụng đối với
nông nghiệp và nông thôn tăng 23,2%, cao hơn năm 2009 (18,8%).
- Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở
mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và
giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy
động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10,
lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai
tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng
1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần
lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng
lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động
VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp
nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng
9,5 - 12%/năm).
- Điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực
hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7
tập đoàn, tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi của tổ chức
kinh tế bằng USD 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu,
chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và
không khuyến khích. Thị trường ngoại tệ và tỷ giá tương đối ổn định trong
hơn 9 tháng đầu năm; từ tháng 10, tỷ giá thị trường tăng phù hợp với điều
kiện kinh tế vĩ mô.
- Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu
năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài
khoản ở nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu
thị trường; ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu
hẹp huy động và cho vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu
Anny-HVNH Page 18
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng
tâm lý đám đông và đầu cơ có xu hướng giảm.
- Giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải pháp
đảm bảo an toàn hệ thống. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM; ban hành
quy định mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế
của hệ thống TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn, cấp giấy phép thành lập và hoạt
động NHTM cổ phần, sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, quản trị kinh
doanh của NHTM; giãn tiến độ tăng vốn điều lệ của các TCTD theo Nghị
định 141/2006/NĐ-CP đến cuối năm 2011; Cơ quan Thanh tra giám sát,
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD.
Năm 2010, tài sản có của hệ thống TCTD tăng 28%, tỷ lệ an toàn kinh
doanh phù hợp với quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5%; tình
hình thanh khoản và lãi suất thị trường tiền tệ trong nửa cuối tháng 12 tương
đối ổn định.
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009
và các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày
11/12/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng
12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay
hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ
nghèo và đối tượng chính sách 28.000 tỷ đồng.
- Phối hợp giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ với chính sách tài
khoá, các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng số vốn dự trữ thanh toán
để mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu tư phát
triển, tăng tỷ lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.
- Nâng cao tần suất, chất lượng và hiệu quả của công tác truyền thông về
điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng hiện nay nổi lên
các vấn đề cần được quan tâm, xử lý trong năm 2011:
a, Đối với kinh tế vĩ mô:
Anny-HVNH Page 19
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
(1) Diễn biến kinh tế và thị trường thế giới có nhiều rủi ro, khó dự báo
được chính xác mức độ ảnh hưởng đối với kinh tế trong nước, do độ mở cao
của nền kinh tế nước ta (năm 2010, kim ngạch xuất - nhập khẩu so với GDP
là 140,9%)
(2) Chênh lệch “âm” khá lớn giữa tiết kiệm và đầu tư so với GDP trong
nhiều năm (2010: -11,5%; 2009: -10,8%; 2008: -13,1%), phải huy động vốn
từ nước ngoài để bù đắp, hiệu quả đầu tư thấp, gây sức ép đối với lãi suất thị
trường và các cân đối vĩ mô (năm 2009, nhiều nước ASEAN có chênh lệch
“dương”, Thái Lan: 9,9%, Philippines: 1%, Singapore: 21,1%, Indonesia:
0,8%, );
(3) Chỉ số giá tiêu dùng 2010 tăng ở mức cao (tăng 11,75%) là do chi phí
đẩy, gia tăng tổng cầu và yếu tố tâm lý, tác động tiêu cực đối với hoạt động
sản xuất - kinh doanh và an sinh xã hội, nhất là đời sống của những người
làm công ăn lương, có thu nhập thấp;
(4) Nhập siêu ở mức cao, do cơ cấu kinh tế chậm thay đổi và diễn biến
phức tạp của kinh tế thế giới, làm tăng áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế,
tỷ giá và lạm phát (nhập siêu 2010 là 12,4 tỷ USD, cao hơn năm 2009; trong
khi phần lớn các nước ASEAN xuất siêu);
(5) Tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, các thị trường (bất động sản,
chứng khoán, ngoại hối ) diễn biến phức tạp và cơ chế quản lý chưa được
đồng bộ.
b, Đối với điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
(1) Việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hài hòa giữa ổn định kinh tế
vĩ mô và tăng trưởng kinh tế cho nên khả năng linh hoạt chưa ở mức cao;
(2) Thị trường tiền tệ và ngoại hối chưa ổn định, kỷ cương pháp luật trên
thị trường chưa nghiêm;
(3) Tỷ trọng tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh chứng
khoản, bất động sản, tiêu dùng) giảm chậm; tín dụng có sức ép tăng, nếu
Anny-HVNH Page 20
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
không kiểm soát chặt chẽ sẽ vượt xa mục tiêu 25%, ảnh hưởng xấu đến lạm
phát và cán cân thanh toán quốc tế;
(4) Năng lực tài chính, quản trị kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
các TCTD còn hạn chế; tính tương trợ cộng đồng và liên kết hệ thống TCTD
còn yếu, nợ xấu tăng.
Anny-HVNH Page 21
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2011
1. Tổng quan kinh tế Việt Nam đầu năm 2011
Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-
2009), tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010
(6,8%) nhờ sự hồi phục của xuất khẩu và những điều tiết phù hợp về chính
sách. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức
hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị
trượt giá. Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện
những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức
tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và
nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường
chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì
trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao;
bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông
tăng lên. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn,
thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GDP)
có xu hướng chậm lại; lạm phát tiếp tục tăng cao; mặt bằng lãi suất cao; tỷ
giá, giá vàng biến động bất thường; dự trữ ngoại hối giảm mạnh; tổn thất do
rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động bất lợi đến
sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn
kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với
nền kinh tế nước ta trong năm 2011.
Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng
đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai
con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân,
thị trường và các nhà đầu tư.
Tình hình kinh tế thế giới năm 2011sẽ tiếp tục phục hồi ở phần lớn các
nước nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn kinh tế với những mâu thuẫn ngày
càng phức tạp.Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình
Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố ngày 21/3, đã nhìn
Anny-HVNH Page 22
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
nhận về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam:“Nhiều hộ gia
đình và doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển tiền của mình sang Đô la Mỹ
và vàng vì lo lạm phát tăng cao và sự không rõ ràng trong các chính sách.
Đã đến lúc Chính phủ có những hành động và giải pháp quyết liệt”.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát. NHNN đã xác định mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm trong năm
2011. Cụ thể là: Tổng phương tiện thanh toán tăng 21-24%, tín dụng đối với
nền kinh tế tăng khoảng 23%. Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù
hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước của NHNN. Chỉ tiêu xây dựng trên cơ sở bám sát mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2011 do Chính phủ đề ra (kiềm
chế lạm phát 7%).
3.Các biện pháp cụ thể
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng
2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các
biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính
sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với
việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối
với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả
việc phổ biến thông tin chính sách”.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều
chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm,
và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn
15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với
năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20%
trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động
Anny-HVNH Page 23
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới
22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến
cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không
đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự
trữ bắt buộc.
Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc
nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu
dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được
nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động
thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch
đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.
Để thực hiện gói giải pháp tài chính thắt chặt, Bộ Tài chính đã sửa đổi
mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2011 xuống mức dưới 5,0% GDP (thấp
hơn so với mức ban đầu là 5,3%). Các Bộ, ngành khác… được yêu cầu phải
cắt giảm 10% các chi phí hoạt động không cần thiết (không bao gồm lương
và phụ cấp) đến hết năm 2011. Thu ngân sách năm 2011 cũng được điều
chỉnh tăng thêm 7-8% và Chính phủ đặt mục tiêu thu thêm thuế thông qua
việc nâng cao hiệu quả thực thi quản lý thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ
hoạt động đầu tư của các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Công Thương cũng xây dựng một kế hoạch giảm thâm hụt thương mại
thông qua việc cố gắng cải thiện hiệu quả các hoạt động sản xuất để xuất
khẩu, hạn chế những mặt hàng nhập khẩu nhất định
Bên cạnh các giải pháp thắt chặt tài chính, tiền tệ, để tăng cường an sinh
xã hội, Chính phủ cũng đã đưa ra những biện pháp bảo vệ những nhóm dễ bị
tổn thương khỏi tác động của việc tăng giá điện và hỗ trợ cho các đối tượng
khác.
Ông Dominic Mellor, Chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB cho rằng,
Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam là một chính sách sáng suốt trong
ngắn hạn không tập trung nhiều vào tăng trưởng trong năm 2011 mà ưu tiên
kéo tốc độ lạm phát về mức an toàn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an
sinh xã hội, qua đó tạo tiền đề cho những năm tiếp theo phát triển và tăng
trưởng cao, ổn định, bền vững. Thực hiện thành công Nghị quyết 11, trong
Anny-HVNH Page 24
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2012
đó có nhóm giải pháp chính sách về tài chính, tiền tệ, nền kinh tế Việt Nam
sẽ củng cố được niềm tin từ thị trường và các nhà đầu tư vào triển vọng phát
triển trong trung và dài hạn.
Năm 2011, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát
và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế.
7 nhóm giải pháp ổn định thị trường tiền tệ của NHNN trong năm
2011
Trong quý II/2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng tập trung
đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị
trường tự do.
Để thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, NHNN sẽ
tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chặt chẽ và thận trọng; tăng
cường hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm ổn định thị
trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng
dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%; lãi suất và tỷ
giá ở mức hợp lý, phù hợp với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Các nhóm giải pháp điều hành chủ yếu như sau:
Thứ nhất, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết, NHNN sẽ ban
hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và TCTD thực hiện các giải
pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội năm 2011.
Thứ hai, các giải pháp điều hành nhằm kiềm chế tín dụng tăng dưới
20% nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả,
tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Sử dụng và điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ mà tập
trung ở 4 công cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và
dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Đảm bảo
tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%.
Anny-HVNH Page 25