Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.5 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA VĂN HĨA PHÁT TRIỂN
------

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài:
“Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong
thời kì hội nhập quốc tế”
Họ và tên
Lớp

:
: QHCT&TTQT

Mã sinh viên

:

Giảng viên

:

HÀ NỘI – 2021
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................7


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................9
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................9
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..............................................................10
6. Kết cấu.............................................................................................10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. .11
1.1. Văn hóa:........................................................................................11
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích
lũy trong lịch sử nhờ q trình hoạt động thực tiễn của con người. Các
giá trị này được cộng đồng chấp thuận, vận hành trong đời sống xã hội,
được xã hội giữ gìn, trao chuyển cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình
độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Định nghĩa này
thể hiện được những tính chất cơ bản của văn hóa, tính hệ thống, tính
giá trị, tính sáng tạo, tính truyền thống, tính dân tộc..........................11
Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor, ơng đưa ra một định
nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra
trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế
kỷ, nó đã cấu thành một hệ thơng các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và
lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của
mình"...................................................................................................12
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
2



sinh tồn”. Theo nghĩa rộng, Người nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị
vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn,
đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.....................12
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc:..............................................................13
1.3, Hội nhập quốc tế:..........................................................................16
Nói về tính đặc thù của hội nhập quốc tế, nếu như chúng ta coi nhẹ vấn
đề này thì rất có thể sẽ bị các nền văn hóa khác đồng hóa. Hội nhập
khơng có nghĩa là hịa đồng, hịa nhập về văn hóa, mà cần có sự chọn
lọc để làm sao hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc vẫn phải được gìn
giữ. Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc. Một dân tộc mà không giữ được
bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóa thì dần dần sẽ khơng cịn dân tộc đó
nữa.......................................................................................................16
CHƯƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ........................................................................................17
Trong quá trình hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và phát triển đất nước,
nhân dân Việt Nam không những bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc mà cịn có những cuộc giao lưu, tiếp xúc
để học hỏi một cách chọn lọc những nền văn hóa phương Đơng, phương
Tây bằng nhiều hình thức khác nhau. Hay còn được gọi là giao lưu tiếp
biến văn hóa.........................................................................................17
2.1. Giao lưu tiếp biến văn hóa:...........................................................17
Giao lưu tiếp biến văn hóa chính là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn
nhau giữa các nền văn hóa. Trong q trình này, các nền văn hóa bổ
sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và
tiến bộ văn hóa....................................................................................17
2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế:21
2.2.1. Thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội
nhập quốc tế:.......................................................................................21
Đã 30 năm kể từ khi công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu nhất định, qua đó có được tiền đề để có thể bước vào thời kì
hội nhập quốc tế với các quốc gia khác...............................................22
3


Trong thời đại tồn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng
khoa học và công nghệ ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa
ngày càng được mở rộng và diễn ra mạnh mẽ trên quy mô lớn. Xu thế
này đã tạo tiền đề, cơ hội cho sự phát triển nền kinh tế cũng như gây ra
những yếu tố gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên giới và
Việt Nam là một trong số những quốc gia phải chịu tác động rất lớn từ
q trình này. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức
cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp
thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn
được bản sắc dân tộc...........................................................................22
Việt Nam hội nhập quốc tế nhằm củng cố hịa bình, tận dụng tối đa các
mối quan hệ quốc tế thuận lợi không những để phát triển, xây dựng
vững chắc Tổ quốc, mà cịn quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con
người, nét đẹp của văn hóa Việt Nam, qua đó bản tồn những bản sắc
văn hóa dân tộc, góp phần vào cơng cuộc xây dựng sự nghiệp hịa bình,
tiến bộ xã hội. Vì thế, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực, khả
năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả sức
mạnh của toàn xã hội..........................................................................22
Giao lưu văn hóa với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là nhu cầu,
địi hỏi tất yếu của q trình phát triển xã hội hiện đại. Trong q trình
tồn cầu hóa và hội nhập, giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, việc
công nghệ thông tin phát triển khiến cho khoảng cách địa lý khơng cịn
là vấn đề. Những cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, khoa học - công

nghệ, cùng với những phát minh vĩ đại của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu
thế kỷ 21 là tiền đề để giúp cho những đất nước có bước đột phá, phát
triển các mối quan hệ ngoại giao, chính trị trong quá trình hội nhập quốc
tế..........................................................................................................22
2.2.2. Quan điểm chủ trưởng của Đảng và Nhà nước về giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế:.....................23
4


Nhận thức rõ tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và trong thực
trang của nó trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đưa ra
những chủ trương về tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước, theo nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII
(16/7/1998) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc", trong đó Đảng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể
sau:......................................................................................................23
Trong nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (9/6/2014) về "Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước" khẳng định mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong hội nhập quốc
tế, trong đời sống xã hội, cũng như trong những chính sách của Đảng và
Nhà nước. Nghị quyết đã khẳng định lại quan điểm: "Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học"..........................................................23
2.2.3. Những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đối
với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam:................................................24
Quá trình hội nhập quốc tế ln tồn tại hai yếu tố tích cực và tiêu cực tới
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở đất nước ta hiện
nay.......................................................................................................24
Về mặt tích cực: trong xã hội, những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo

đức được hình thành rõ rệt. Ta thấy được ý thức phấn đấu, tinh thần
trách nhiệm cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên
được nâng cao hơn. Sự năng động và tính tích cực của cơng dân được
khuyến khích, phát huy sở trường và năng lực cá nhân của mình nhiều
hơn. Ngày này, các bạn trẻ sớm nhận thức được về trách nhiệm của bản
thân, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới, có ý chí vươn lên gây dựng
sự nghiệp cho bản thân, qua đó góp một phần công sức vào công cuộc
xây dựng và phát triển, bảo vệ Tổ quốc. Dù ở đâu thì hàng năm vẫn luôn
nhớ và hướng về cội nguồn quê hương nơi chôn rau cắt rốn, tưởng nhớ
những người anh hùng dân tộc (Hồ Chí Minh,…), những danh nhân văn
5


hóa (Nguyễn Trãi,…) đã có những cơng lao, đóng góp to lớn cho đất
nước, giúp cho chúng ta có được cuộc sống ăn no mặc đẹp,… Qua đó trở
thành quần chúng nhân dân chung tay góp phần giữ gìn, bảo tồn bản
sắc dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế. Giáo dục thu được những
thành tựu quan trọng trong việc nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết của
nhân dân trong nhiều lĩnh vực khác nhau............................................24
Văn học: có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và
kháng chiến, về công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập cơng phu từ kho
tàng vǎn hóa dân gian và vǎn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ
được xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
những giá trị tư tưởng, học thuật và thẩm mỹ của dân tộc; ngoài ra, xuất
hiện những nhân tố nhà văn trẻ, tuy chưa có những tác phẩm nổi bật
nhưng những gì họ viết trong sách đều mang giá trị thực tiễn cao, giúp
cho người đọc nhận thức được về xã hội con người ngày nay, hoặc những
tác phẩm truyền cảm hứng, tạo ra tầm nhìn mới, nhận thức về thế giới
xung quanh..........................................................................................25
Nghệ thuật: nhiều bộ mơn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ, Rất

nhiều học giả, người nước ngoài, cộng đồng quốc tế yêu quý kho tàng
văn hóa Việt Nam với các loại hình nghệ thuật đã và sẽ được UNESCO
vinh danh như: ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn, hát xẩm, ví dặm... vì
họ thấy được cái hay, cái lạ của những loại hình này, nhưng chưa giúp họ
thấy hết chân giá trị của nền văn hóa mang màu sắc Việt..................25
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY.......................................30
Ngày nay, Việt Nam đang có những chính sách phù hợp để quá trình hội
nhập quốc tế diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Để hội nhập
quốc tế về văn hóa đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu đúng đắn đặt
ra, rất cần phải hoàn thiện và tổ chức thực hiện một cách thực chất
những giải pháp cụ thể trong quản lý và điều hành các hoạt động văn
hóa. Trong đó, có những vấn đề cơ bản khơng thể xem nhẹ và không nên
chậm trễ...............................................................................................30
6


KẾT LUẬN................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................33

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nội dung và
vấn đề rộng lớn, phong phú có nhiều tác động to lớn đến sự
7


phồn vinh của một đất nước từ hàng bao thế kỉ, tạo cho đất
nước ấy có những nét đặc thù riêng biệt. Văn hóa mang bản
sắc dân tộc, cịn dân tộc là yếu tố quyết định cho một nền văn

hóa.. Những tác động của nền văn hóa từ bên ngồi vào nền
văn hóa dân tộc sẽ tạo ra những thời cơ và thách thức để đất
nước phát triển, đem lại những thuận lợi và khó khăn khơng
những tác động đến nền văn hóa dân tộc mà cịn tương lai của
sự trường tồn đất nước. Trong quá trình hội nhập thế giới,
chúng ta phải biết tiếp thu và nhận thức những tác động tích
cực để có thể phát triển về nhiều mặt và học hỏi những điều
mới mẻ; ngoài ra chúng ta cũng phải nhận thức được sâu sắc
về mặt tiêu cực, nhận biết để có thể ngăn chặn và đẩy lùi nền
văn hóa bên ngồi, tránh bị đồng hóa văn hóa. Vì vậy, vấn đề
giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một
vấn đề cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng đối với Đảng, Nhà
nước và cả xã hội trong quá trình hội nhập hiện nay.
Với tính cấp thiết của đề tài, tơi quyết định chọn “Bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế” làm
đề tài tiểu luận kết thúc học phần mơn Cơ sở văn hóa Việt
Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tiểu luận nhằm mục tiêu
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về bản sắc văn hóa Việt
Nam trong thời kì hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra những giải
8


pháp nhằm tăng cường bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa của đất nước trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm sáng tỏ những đặc điểm về bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam

Thứ hai, nêu lên thực trạng về bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam trong thời kì hội nhập
Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và những giải pháp
nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc đó trong thời kì
hội nhập.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, tiểu luận cịn
dựa trên một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
bản sắc văn hóa của dân tộc và những giải pháp nhằm giữ
gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
trong thời gian tới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
9


Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp
nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp tại liệu, thu
thấp, đánh giá các tài liệu,…

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của tiểu luận góp phần làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về thực trạng vấn đề
bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam trong thời gian tới.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các đề tài nghiên cứu có chung đề tài hoặc liên quan về
bản sắc văn hóa dân tộc và những giải pháp nhằm giữ gìn,
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời gian
tới. Đồng thời, tiểu luận cịn góp phần cung cấp thêm những
thơng tin bổ ích mang tính định hướng cá nhân về bản sắc văn
hóa dân tộc ở nước ta
6. Kết cấu
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo, Khóa luận được kếu cấu thành 3 chương:

10


Chương 1: Một số khái niệm và đặc điểm liên quan đến đề
tài
Chương 2: Bản sắc văn hóa dân tộc việt nam trong thời kì
hội nhập quốc tế
Chương 3: Giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc việt
nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Văn hóa:
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được

sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực
tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp
thuận, vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội giữ gìn,
trao chuyển cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát
triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Định nghĩa này
thể hiện được những tính chất cơ bản của văn hóa, tính hệ
thống, tính giá trị, tính sáng tạo, tính truyền thống, tính dân
tộc.
Văn hóa khơng phải giá trị cố định, bất biến mà văn hóa ln phát triển.
Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và tồn tại dưới

11


các hình thức như: các cơng trình kiến trúc, vật dụng, ẩm thực, ngôn ngữ, tập
quán, âm nhạc, tôn giáo….
Chức năng của văn hóa: giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ, giao tiếp, động
lực xã hội, chức năng xã hội hóa cá nhân.
Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor, ông đưa ra một
định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong
quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu
thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên
đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích

ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Theo nghĩa rộng,
Người nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người
sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc
sống lồi người.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng
đồng các dân tộc Việt Nam (54 dân tộc) sáng tạo ra trong quá trình dựng nước
và giữ nước, trong đó tộc Việt có lịch sử hình thành lâu đời nhất và cũng là tộc
người có vị trí quyết định nhất đối với diện mạo văn hóa dân tộc. Nền văn hóa
Việt Nam đa dạng, được hình thành với nhiều nền văn hóa, trong đó tiêu biểu
là văn hóa Đơng Sơn (800 năm TCN – 200 năm TCN).

12


Chủ thể và khách thể của văn hóa Việt Nam: theo Triết học, chủ thể là
con người hoạt động tích cực, có ý thức và có ý chí; khách thể là cái mà hoạt
động nhận thức và các hoạt động khác của chủ thể hướng vào. Trong tác phẩm
“Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, khi phân tích về bản chất của con
người, C.Mác đưa ra khái niệm về “lực lượng bản chất người” như những
phẩm chất tộc loại khiến con người có khả năng tách mình ra khỏi phần còn
lại của thế giới và trở thành chủ thể sáng tạo văn hóa. Nhờ đó, qua những q
trình thực tiễn, con người đã sáng tạo ra văn hóa; con người vừa là chủ thể,
vừa là khách thể của văn hóa.
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc là sắc thái gốc, là những đường nét, màu sắc
riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc
làm nên cốt lõi vững chắc giúp cho nên văn hóa ln giữ được tính duy nhất,
tính nhất qn trong q trình phát triển. Mỗi cá nhân với tư cách là một chủ
thể sáng tạo văn hóa ln thống nhất cái riêng của bản thân mình và cái chung
của dân tộc. Bản sắc văn hóa là nét tinh hoa được hình thành trong q trình

lịch sử phát triển của dân tộc đó. Được con người tạo ra và thể hiện những nét
riêng của dân tộc và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc
gia nào đó, một địa phương nào đó. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc ln chứa
đựng cả tính nhân loại, cả tính khu vực và tính dân tộc.
Ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc:
Một là, gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của
một dân tộc từ lâu đời.
Hai là, luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi
theo thời gian.

13


Ba là, đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc
trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong
tục tập quán, tính cách…
Bốn là, tài sản vơ giá cần được giữ gìn của một dân tộc.
Năm là, một biểu hiện đa dạng và phong phú.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh
hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo Đặng Hữu Tồn: “Bản sắc
dân tộc cần được giữ gìn, phát huy của nền văn hóa ấy là những giá trị bền
vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Đó là lịng u nước
nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết
cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa
tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử,
tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để liên kết xã hội
và liên kết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Vì vậy, bảo vệ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành yêu cầu khách quan và là mục

tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện nay.
Đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam:
Một là, Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả
các khía cạnh, Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam được hình thành trong
q trình lao động, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, được ông
cha ta truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác. Những phong tục tập
quán cộng đồng, lễ Tết trong năm, những niềm tin bền vững vào tín ngưỡng
tơn giáo được hình thành qua từng thế kỉ và tạo nên “sắc màu” cho văn hóa

14


Việt Nam, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ
truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Hai là, đặc trưng về địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc,
dân cư đã tạo ra những vùng văn hố có những nét đặc trưng
riêng tại Việt Nam (văn hóa làng xã và văn minh lúa nước
Ba là, có sự hịa trộn, ảnh hưởng với các nền văn hóa bên
ngồi trong lịch sử hàng ngàn năm xây dựng, giải phóng và
bảo vệ đất nước khỏi ách thống trị của thực dân phương Bắc,
thực dân đế quốc Pháp và Mĩ trong thế kỷ 19 và 20, tồn cầu
hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa
theo các thời kỳ lịch sử, tiếp nhận nền văn hóa mới có chọn
lọc, có những cái bị mất đi nhưng khơng để văn hóa dân tộc bị
đồng hóa.
Trong cấu trúc của bản sắc văn hóa dân tộc, những yếu tố
khu vực và quốc tế không phải chỉ kết hợp với yếu tố nội tại
bằng phép cộng giản đơn những đặc trưng văn hóa ẩn chứa
trong mỗi nền văn hóa, mà phải được cư dân bản địa sàng lọc,
tiếp thu, biến đổi một cách sáng tạo cho phù hợp với truyền

thống văn hóa của mình. Chỉ khi nào những yếu tố ngoại lai
được bản địa hóa và nhân tố bên ngồi kết hợp hài hòa với
nhân tố bên trong, tạo thành những đặc tính bền vững, ổn
định ở một khơng gian văn hóa mới, thì lúc đó bản sắc văn
hóa dân tộc được phát triển và mang theo những nhân tố mới.
Sáng tạo và cái mới là đặc trưng không thể thiếu của bản sắc
15


văn hóa dân tộc, đó là nguồn sống, động lực, thời cơ cho văn
hóa phát triển.
1.3, Hội nhập quốc tế:
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các
quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các
tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục
tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức
mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên
cùng quan tâm [1]. Hội nhập quốc tế là một hình thức phát
triển cao của hợp tác quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và lợi
ích chung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Nó trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động
mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia.
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời
sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phịng, văn hóa,
giáo dục, xã hội,...), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên
nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi
(gồm địa lý, lĩnh vực, ngành) và hình thức (song phương, đa
phương, khu vực, liên khu vực, tồn cầu) rất khác nhau.
Nói về tính đặc thù của hội nhập quốc tế, nếu như chúng ta coi nhẹ vấn đề
này thì rất có thể sẽ bị các nền văn hóa khác đồng hóa. Hội nhập khơng có nghĩa là

hịa đồng, hịa nhập về văn hóa, mà cần có sự chọn lọc để làm sao hội nhập mà bản
sắc văn hóa dân tộc vẫn phải được gìn giữ. Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc.
Một dân tộc mà không giữ được bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóa thì dần dần sẽ
khơng cịn dân tộc đó nữa.
16


CHƯƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trong q trình hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và phát
triển đất nước, nhân dân Việt Nam không những bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà
cịn có những cuộc giao lưu, tiếp xúc để học hỏi một cách
chọn lọc những nền văn hóa phương Đơng, phương Tây bằng
nhiều hình thức khác nhau. Hay cịn được gọi là giao lưu tiếp
biến văn hóa
2.1. Giao lưu tiếp biến văn hóa:
Giao lưu tiếp biến văn hóa chính là sự gặp gỡ, thâm nhập
và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong q trình
này, các nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho
nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hóa.
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua các cuộc giao
lưu và tiếp biến là: giao lưu tiếp biến văn hóa với Đơng Nam Á,
giao lưu tiếp biến văn hóa với văn hóa Trung Hoa, giao lưu tiếp
biến văn hóa với văn hóa Ấn Độ và giao lưu tiếp biến văn hóa
với văn hóa Phương Tây. Cùng với sự hình thành các yếu tố
văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đơng - Tây
đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm
nên những sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam.
2.1.1, Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đơng Nam Á:

Cuộc giao lưu tiếp biến này điễn ra theo hai giai đoạn:

17


Giai đoạn 1 (trước nền văn hóa Đơng Sơn): chủ yếu diễn
ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi nước ta. Văn
hóa Việt Nam mang các đặc trưng Đông Nam Á về vật chất,
tinh thần. Vùng Đông Nam Á tiền sử đã sáng tạo nên nền văn
hóa có những nét tương đồng: là một phức thể văn hóa với ba
yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển. Trong
đó văn hóa đồng bằng ra đời sau, diện tích nhỏ nhưng chiếm
vai trị chủ đạo. Các nước Đơng Nam Á có mạng lưới sơng ngịi
dày đặc, vừa có giá trị kinh tế làm nên đặc trưng văn hóa văn
minh nơng nghiệp lúa nước. Trâu bị được thuần hóa làm sức
kéo, các dụng cụ sản xuất sinh hoạt bằng đồng xuất hiện hỗ
trợ cho việc làm nơng… Người phụ nữ có vai trị quyết định
trong gia đình
Văn hóa tinh thần phong phú phát triển thể hiện qua tư
duy nhận thức về xã hội thế giới quan niệm về tính chất lưỡng
phân lưỡng hợp. Tín ngưỡng Đông Nam Á buổi đầu: bái vật
giáo với việc thờ các thần thần đất, thần mưa… đặc biệt là tín
ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên,,,,
Giai đoạn 2: văn hóa Đơng Sơn - kết tinh tinh thần dân
tộc, văn hóa. Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai
đã có sự trao đổi tiếp xúc mạnh mẽ với nhau và với văn hóa
Đơng Nam Á
Vào thời kì sơ sử người Việt Nam đã tạo cho mình 1 nền
văn hóa bản địa rực rỡ: văn hóa Đơng Sơn - văn minh sơng
Hồng. Việt Nam đã hình thành nên 1 nền văn hóa bản địa vừa

18


có nét tương đồng với Đơng Nam Á vừa có cá tính bản sắc
riêng. Địa bàn cư trú người Việt tương đối ổn định, theo mơ
hình làng. Phương thức sản xuất chính là nơng nghiệp trồng
trọt có kết hợp chăn nuôi đánh bắt thủy sản. Nổi bật là văn
minh lúa nước, sức kéo trâu bị. Trình độ luyện kim đồng sắt
chế tác công cụ lao động, vật liệu đồ trang sức bằng đồng đạt
đến trình độ điêu luyện và cá tình văn hóa Việt. Tiếng nói ổn
định, hệ ngơn ngữ Việt Mường.
2.1.2, Giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Quốc:
Giao lưu tiếp biến giữa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc
là sự giao lưu tiếp biến liên tục qua nhiều thời kì lịch sử với hai
tính chất:
Giao lưu cưỡng bức (thế kỉ I - thế kỉ X và 1407-1427): các
đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa
về phương diện văn hóa nhằm biến nước ta thành thuộc địa.
Giao lưu tự nguyện: nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã
được người Hán tiếp nhận từ thời cổ đại những yếu tố này
nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng cao “chữ
nghĩa hóa” rồi truyền bá về phương Nam với dáng vẻ mới.
Người Việt ln có ý thức chống lại sự đồng hóa về
phương diện văn hóa, khơn ngoan và bản lĩnh khi chủ động
tiếp nhận và biến đổi những đặc trưng văn hóa Trung Quốc
sao cho phù hợp với chuẩn mực văn hóa Việt, đạt được 1 số
thành tựu đáng kể như:

19



Về văn hóa vật thể : người Việt tiếp nhận một số kĩ thuật
trong sản xuất rèo đúc gang sắt lên thành công cụ lao động ,
sinh hoạt dùng phân để tăng độ phì nhiêu cho đất, dùng đá
đắp đê…
Về văn hóa phi vật thể : tiếp nhận ngơn ngữ người Trung
Quốc: từ vựng, chữ việt; tiếp nhận hệ tư tưởng Trung Hoa cổ
đại: nho gia, đạo gia; trên tinh thần hỗn hịa hợp với tín
ngưỡng bản địa; một số phong tục lễ tết…
2.1.3, Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ:
Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con
đường hịa bình., Các thương gia nhà sử gia Ấn Độ đến Việt
Nam để buôn bán truyền đạo và giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở
những thời kì lịch sử khác nhau khơng gian văn hóa khác nhau
thì nhân dân giao lưu cũng khác nhau. Văn hóa đã góp phần
quan trọng vào q trình hình thành vương quốc Chăm Pa,
nền văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ từ việc tổ nhà nước tạo
dựng và phát triển các thành tố văn hóa.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở những đặc
điểm sau: tiếp nhận văn hóa Ấn Độ đặc biệt là đạo Phật trên
tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật
giáo đã tiếp xúc với tín ngưỡng bản địa và chung sống với
chúng. Từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần
nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực người Việt đã thâu thái
những yêu tố của đạo Phật và tạo nên một dòng Phật giáo dân
gian thờ Tư Pháp hết sức phong phú, đặc sắc.
20


2.1.4, Giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây:

Trong quá trình đánh đuổi thực dân Pháp, với tinh thần
yêu nước và lịng tự tơn dân tộc, người Việt Nam đã chống trả
quyết liệt cả về văn hóa, chính trị. Tuy nhiên bằng thái độ
mềm dẻo, người Việt Nam đã dần dần tiếp nhận những giá trị
văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc sử dụng chúng
trong cơng cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi: chữ quốc ngữ dùng
trong nội bộ tôn giáo đến dùng như chữ viết một nền văn hóa.
Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa: nhà in, máy in. Sự
xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản, các loại hình nghệ thuật
mới: tiểu thuyết thơ mới điện ảnh, hội họa,…
2.1.5, Giao lưu tiếp biến trong giai đoạn hiện nay:
Ngày nay, Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập
quốc tế, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, vấn đề giao
lưu kinh tế, văn hóa là vấn đề sống cịn của dân tộc.
Giới thiệu rộng rãi những giá trị văn hóa của Việt Nam ra
thế giới, đồng thời lựa chọn đưa vào nước ta các giá trị văn
hóa tiến bộ của các nước, mở rộng hoạt động văn hóa quốc tế
dưới nhiều hình thức.
2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội
nhập quốc tế:
2.2.1. Thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập
quốc tế:
21


Đã 30 năm kể từ khi công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu nhất định, qua đó có được tiền đề để có thể bước vào thời kì hội
nhập quốc tế với các quốc gia khác.

Trong thời đại tồn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa
học và công nghệ ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa ngày càng
được mở rộng và diễn ra mạnh mẽ trên quy mô lớn. Xu thế này đã tạo tiền đề,
cơ hội cho sự phát triển nền kinh tế cũng như gây ra những yếu tố gây khó
khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên giới và Việt Nam là một trong số
những quốc gia phải chịu tác động rất lớn từ q trình này. Tồn cầu hóa và

hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong xây dựng và
phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của
nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn được bản sắc dân tộc .
Việt Nam hội nhập quốc tế nhằm củng cố hịa bình, tận dụng tối đa các
mối quan hệ quốc tế thuận lợi không những để phát triển, xây dựng vững chắc
Tổ quốc, mà cịn quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người, nét đẹp
của văn hóa Việt Nam, qua đó bản tồn những bản sắc văn hóa dân tộc, góp
phần vào cơng cuộc xây dựng sự nghiệp hịa bình, tiến bộ xã hội. Vì thế, hội
nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát
huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân,
khai thác hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội.
Giao lưu văn hóa với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là nhu cầu,
đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Trong quá trình tồn
cầu hóa và hội nhập, giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, việc cơng nghệ
thơng tin phát triển khiến cho khoảng cách địa lý khơng cịn là vấn đề. Những
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, khoa học - công nghệ, cùng với những
phát minh vĩ đại của nhân loại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 là tiền đề để giúp
22


cho những đất nước có bước đột phá, phát triển các mối quan hệ ngoại giao,
chính trị trong q trình hội nhập quốc tế.

2.2.2. Quan điểm chủ trưởng của Đảng và Nhà nước về giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và trong thực
trang của nó trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ
trương về tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước, theo nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (16/7/1998) về "Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", trong
đó Đảng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể sau:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc
phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc
những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác,
chống lạc hậu, lỗi thời.
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa
dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân
do Đảng lãnh đạo trong đó có đội ngũ tri thức giữ vai trị quan
trọng.
Trong nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (9/6/2014) về "Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước" khẳng định mạnh mẽ vai trị của văn hóa trong hội nhập quốc tế, trong
23


đời sống xã hội, cũng như trong những chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết đã khẳng định lại quan điểm: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học".

Vậy nên, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng đề ra
nhiệm vụ phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân
tộc truyền thơng, các di sản văn hóa là tài sản vơ giá, tốt đẹp
do cha ơng để lại.
2.2.3. Những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đối với
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam:
Q trình hội nhập quốc tế ln tồn tại hai yếu tố tích cực và tiêu cực tới
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở đất nước ta hiện nay.
Về mặt tích cực: trong xã hội, những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo
đức được hình thành rõ rệt. Ta thấy được ý thức phấn đấu, tinh thần trách
nhiệm cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên được nâng cao
hơn. Sự năng động và tính tích cực của cơng dân được khuyến khích, phát huy
sở trường và năng lực cá nhân của mình nhiều hơn. Ngày này, các bạn trẻ sớm
nhận thức được về trách nhiệm của bản thân, sẵn sàng tiếp thu những kiến
thức mới, có ý chí vươn lên gây dựng sự nghiệp cho bản thân, qua đó góp một
phần công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển, bảo vệ Tổ quốc. Dù ở
đâu thì hàng năm vẫn luôn nhớ và hướng về cội nguồn quê hương nơi chôn
rau cắt rốn, tưởng nhớ những người anh hùng dân tộc (Hồ Chí Minh,…),
những danh nhân văn hóa (Nguyễn Trãi,…) đã có những cơng lao, đóng góp
to lớn cho đất nước, giúp cho chúng ta có được cuộc sống ăn no mặc đẹp,…
Qua đó trở thành quần chúng nhân dân chung tay góp phần giữ gìn, bảo tồn
bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế. Giáo dục thu được những thành
24


tựu quan trọng trong việc nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết của nhân dân
trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Văn học: có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng
chiến, về công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng vǎn hóa
dân gian và vǎn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được xuất bản, tạo

cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học
thuật và thẩm mỹ của dân tộc; ngoài ra, xuất hiện những nhân tố nhà văn trẻ,
tuy chưa có những tác phẩm nổi bật nhưng những gì họ viết trong sách đều
mang giá trị thực tiễn cao, giúp cho người đọc nhận thức được về xã hội con
người ngày nay, hoặc những tác phẩm truyền cảm hứng, tạo ra tầm nhìn mới,
nhận thức về thế giới xung quanh.
Nghệ thuật: nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ, Rất
nhiều học giả, người nước ngồi, cộng đồng quốc tế yêu quý kho tàng văn hóa
Việt Nam với các loại hình nghệ thuật đã và sẽ được UNESCO vinh danh như:
ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn, hát xẩm, ví dặm... vì họ thấy được cái hay,
cái lạ của những loại hình này, nhưng chưa giúp họ thấy hết chân giá trị của
nền văn hóa mang màu sắc Việt.
Phong tục tập quán: người Việt vẫn duy trì được những nét
văn hóa đơn sở, giản dị trong cuộc sống hàng ngày, về bữa
ăn, cách ăn mặc. Với bữa ăn, cơ cấu thiên về thực vật, cơm
rau là chính. Ngày nay điều kiện các gia đình tốt hơn, đầy đủ
hơn, bữa cơm phố thị của người Việt có nhiều thịt cá nhưng
vẫn không quên vị dưa cà. Với trang phục, xưa nữ giới phổ
biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài
hiện đại. Đó là nét đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
25


×