Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
Đôi nét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
1. Tác giả Quang Dũng
● Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
● Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
● Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Đến sau Cách mạng tháng Tám, Quang
Dung tham gia quân đội. Từ năm 1954, ông là biên tập viên của Nhà xuất bản
Văn học.
● Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc…
● Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
● Một số tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển
thơ văn, 1988)..
2. Bài thơ Tây Tiến
*Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:
● Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao
lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt
Nam.
● Địa bàn hoạt động rộng: Hịa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa
(Lào).
● Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác
bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đơng Cũ)
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên
là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”
*Bố cục
● Phần 1. 14 câu đầu: Nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và
Tây Tiến anh hùng.
● Phần 2. 8 câu tiếp theo: Đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước
miền Tây Bắc hư ảo.
● Phần 3. 8 câu tiếp theo: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng
mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.
● Phần 4. Còn lại: Khái quát lại những ngày Tây Tiến, những kỉ niệm không thể
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
nào phai.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tây Tiến
1. Giá trị nội dung Tây Tiến là gì?
Gợi ý 1:
- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém
phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối
với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu
thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội
Tây Tiến anh hùng…
- Khắc họa thành cơng hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp
hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc.
-> Ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đồn binh Tây Tiến của tác giả
Quang Dũng => Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính
cách mạng trong thơ Quang Dũng
Gợi ý 2:
Bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ của tác giả với Tây Tiến: nhớ đến chặng đường hành
quân, khó khăn mất mát và niềm vui bên đồng đội; nhớ về thiên nhiên hùng vĩ mà
cũng rất nên thơ của miền Tây nơi họ đi qua; nhớ về những đồng bào lúc nào cũng
nhiệt tình vui vẻ… Qua đó, nhà thơ đã thành cơng khắc họa nên hình tượng người lính
Tây Tiến hào hoa lãng mạn, mang vẻ đẹp bi tráng, dũng cảm can trường – một bức
tượng đài bất diệt mãi qua thời gian.
2. Giá trị nghệ thuật Tây Tiến là gì?
Gợi ý 1
- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng
nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây
Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho
thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngơn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ
kính, vừa mới lạ
● Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
● Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…),
tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm.
● Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man
mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…
=> Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự tồn bích về nghệ thuật.
Gợi ý 2:
Giá trị nghệ thuật của bài thơ:
● Nhịp thơ biến hóa linh hoạt, giọng điệu cũng theo đó thay đổi, lúc vui vẻ hào
hùng, lúc thiết tha bồi hồi…
● Ngôn ngữ đa dạng. Sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi khơng khí cổ kính. Kết hợp
từ độc đáo, dùng những từ mang đậm dấu ấn đời lính khiến lời thơ thêm sinh
động, chân thực, gần gũi.
● Sự kết hợp hài hào giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, bài thơ đậm chất bi
tráng.
● Có nhiều sáng tạo hình ảnh, tạo nét mới mẻ.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Tây Tiến
Trong chiều dài của lịch sử văn học dân tộc, có biết bao tác phẩm văn học đã đến với
người đọc như một cơn gió nhẹ thoảng qua, chẳng để lại chút hương nào. Nhưng cũng
có những tác phẩm đọc lên câu chữ cứ như in dấu ấn mãi trong lòng độc giả. Tây Tiến
cũng là một trong những “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ” như thế. Bài thơ có sức
hấp dẫn kì lạ bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung sâu sắc.
Quang Dũng bước vào làng thơ cách mạng với bài thơ Tây Tiến. Như đã có sẵn một
mơi dun ràng buộc, bài thơ ấy đã gắn bó với tên tuổi của tác giả suốt bao năm
tháng. Tác phẩm là một trong những tiếng thơ tâm huyết nhất của đời thơ Quang
Dũng và cũng là một “kiệt tác” của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Nói đến sức hấp dẫn của một tác phẩm là nói đến cái hay, cái đẹp riêng, cái độc đáo
của tác phẩm đó. Và chính những giá trị nội dung và nghệ thuật là những thước đo
tinh tế, chính xác cho sức hấp dẫn tác phẩm. Xuân Diệu đã từng định nghĩa: “Câu thơ
hay là phải hay cả xác lẫn hồn”. Sức hấp dẫn của bài thơ phải được tạo nên từ sự hài
hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai yếu tố ấy sẽ gắn kết với nhau
để tạo nên một chỉnh thể văn học hoàn chỉnh mang giá trị thẩm mĩ cao. Bài thơ Tây
Tiến có sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lịng người cũng bởi tác phẩm có sự hài hịa,
thống nhất giữa tư tưởng, nội dung và hình thức biểu hiện. Bài thơ không chỉ vẽ nên
bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa thơ mộng, thi vị, vừa hùng vĩ, hiểm trở hay tạc
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
nên tượng đài người lính Tây Tiến mà cịn thể hiện những tình cảm sâu kín trong lịng
thi sĩ. Đó là tiếng thơ được bật lên từ một nỗi nhớ Tây Tiến da diết và xuất phát từ sự
gắn bó máu thịt với một miền đất đã từng in dấu ấn những kỉ niệm chiến đấu của nhà
thơ. Nội dung tư tưởng sâu sắc ấy đã được truyền tải qua một nghệ thuật đặc sắc với
sự hài hòa của chất nhạc, chất thơ, chất họa, sự “tương giao” của bút pháp sử thi và
cảm hứng lãng mạn, ngơn ngữ giàu chất tạo hình, giàu tính nhạc. Chính vẻ đẹp riêng,
độc đáo trên đã làm nên sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ Tây Tiến trong lòng người
đọc.
Tây Tiến được viết khi nhà thơ đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Quang Dũng
cũng là một thành viên trong đơn vị ấy. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với
quân đội Lào bảo vệ dải đất miền Tây. Có lẽ cũng vì đã sống và chiến đấu rất lâu trên
mảnh đất ấy nên vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây vẫn in đậm, khắc sâu trong tâm khảm
nhà thơ. Vì thế khi viết bài này, hình ảnh thiên nhiên đã trở về trong hồi niệm của tác
giả với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
Dải đất miền Tây vẫn hoang vu, hùng vĩ, hiểm trở đã hiện lên rất chân thực trong bài
thơ. Những câu thơ gọi tên các địa danh: “Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát” đã vẽ nên
một không gian rất cụ thể, chính xác. Những dịng thơ như muốn khắc họa những nét
khái quát về vùng đất miền Tây. Người đọc có thể hình dung được địa thế ấy qua từng
câu thơ:
Sài Khao sương lấp đồn qn mỏi
Hình ảnh “sương lấp” đầy dữ dội, gây ấn tượng mạnh. Đó khơng phải là màn sương
mong manh “chùng chình qua ngõ” của mùa thu như trong thơ Hữu Thỉnh mà đây là
màn sương dày, phủ “lấp” khơng gian. Hình ảnh miền Tây hiện lên trong câu thơ thật
mịt mù và dường như cái mệt mỏi của đoàn quân cũng lẫn vào sương. Câu thơ vừa tả
cảnh, vừa gợi nên sự gian khó của đồn qn Tây Tiến trong cuộc vạn lí trường chinh,
vẻ đẹp hùng vĩ của miền Tây còn được cụ thể hóa trong những vần thơ:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Khổ thơ là một bằng chứng cho hiện tượng “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”.
Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh hoành tráng, diễn tả sự
hiểm trở, dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây. Một loạt tính từ giàu giá
trị tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã diễn tả thành công sự hiểm trở
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
và độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc. Chỉ hai từ “thăm thẳm” nhưng đã vẽ nên
trong tâm trí người đọc một hình ảnh rõ nét gợi một cảm giác chống ngợp. Khơng
phải là “cao chót vót” mà là “thăm thẳm”. Từ' “chót vót” chỉ gọi được độ cao, còn từ
“thăm thẳm” lại tả được độ cao đến mịt mù như vượt khỏi tầm mắt. Đặc biệt, hình ảnh
“súng ngửi trời” được nhà thơ sử dụng rất tài tình, giàu chất thơ. Câu thơ vừa tôn thêm
độ cao vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Họ mang tầm vóc sánh cùng đất trời,
tâm hồn họ ln u đời, tinh nghịch. Dịng thơ viết về sự gian khổ, vất vả, nguy hiểm
nhưng không mang chút bi lụy nào. Đoạn thơ có nhiều thanh trắc khiến âm điệu câu
thơ gân guốc, rắn rỏi. Đọc câu thơ, ta thấy như chính mình đang được trải nghiệm sự
gồ ghề, hiểm nguy của địa thế. Nhịp thơ 4/3 kết hợp với điệp từ “dốc”, “ngàn” càng tô
đậm độ cao, chiều sâu ngút ngàn của núi rừng miền Tây. Nhưng từ đỉnh cao “ngàn
thước” ấy, tâm hồn người lính lại mở ra, phóng tầm mắt ra xa giữa ngút ngàn đất trời:
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi Câu thơ toàn thanh bằng kết hợp với vần “ơi” ở cuối
câu tạo cảm giác mênh mông, dàn trải lại vừa gợi lên một màn mưa sương mờ ảo. Từ
“xa khơi” được lạ hóa rất tài tình. Nhà thơ đã dùng không gian biên đê gợi tả không
gian rừng núi. Trước mắt người lính, cảnh được bao bọc trong một màn sương đẹp
như một bức tranh lụa phương Đông mờ ảo, thanh nhã.
Đọc bốn câu thơ trên, ta cũng chợt nghĩ tới trường ca Từ đêm mười chín của Khương
Hữu Dụng:
Đây cao vời vợi dốc Ông Mạnh
Đây ầm ầm đổ thác khơng tên.
Nhưng có lẽ những vần thơ nói về sự gian truân, hiểm nguy ấy không dữ dội, mạnh
mẽ như trong Tây Tiến. Bức tranh miền Tây của Quang Dũng thật hùng vĩ, hiểm trở
và cũng thật nên thơ
Bức tranh thiên nhiên miền Tây còn khiến người đọc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mĩ lệ,
thơ mộng:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Câu thơ với nhiều thanh bằng tạo âm điệu nhẹ nhàng, lan tỏa gợi nét riêng của miền
Tây. Cảnh nửa thực, nửa hư mờ ảo. Từ “hoa về” được lạ hóa gợi nhiều liên tưởng: hoa
nở hay ai đem hoa về? Hình ảnh “đêm hơi” cứ chập chờn lay động giữa các lớp nghĩa.
Đó là đêm sương, đêm khỏi hay đêm hơi? Cảnh chơi vơi như sương, như hồn người
lâng lâng. Câu thơ đẹp, huyền ảo, lung linh khiến cái “mỏi” của đoàn quân ở câu trên
như tan biến. Nếu “thơ là nơi biểu hiện đầy đủ nhất, sâu sắc nhất ma lực kì ảo của
ngơn ngữ” thì câu thơ này cũng đúng như vậy!
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
Không chỉ vẽ cảnh núi rừng hiểm trở, Quang Dũng cịn khắc họa cảnh sơng nước thơ
mộng gắn liền với kỉ niệm chia tay:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ.
Câu thơ cũng hư ảo như chính cảnh vật thiên nhiên. Từ “chiều sương” gợi khơng gian
dịng sơng trong một buổi chiều giăng mắc một màn sương. Khung cảnh thiên nhiên
tĩnh lặng như phảng phất một nỗi buồn man mác. Con sông ấy như chảy từ thời tiền
sử, như mang nỗi niềm cổ tích của người xưa. Hình ảnh cây lau được đặt trong không
gian xa vắng, mờ khuất “nẻo bến bờ” gây một ấn tượng đẹp trong lòng người. Hồn lau
ấy phải chăng chính là điệu hồn người lính Tây Tiên hóa thân vào vương lại nơi đây
hay đó là tình cảm tha thiết của đồng bào miền Tây gửi theo người lính Tây Tiến? Câu
thơ khiến ta chợt nhớ đến ‘'hồn lau” - hồn thu trong thơ Chế Lan Viên:
Ngàn lau cười trời nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng.
(Lau mùa thu)
Phải chăng hồn lau đã gọi thức hồn thi sĩ khi tác giả giao cảm với cảnh?
Qua những ý thơ đẹp, các thi sĩ đã bất tử hóa một lồi hoa trong lịng độc giả. Quang
Dũng đã vẽ nên một bức tranh sông nước miền Tây lặng lẽ, u tịch. Đó chính là vẻ đẹp
mĩ lệ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà sau này Nguyễn Tuân đã từng tô đậm
trong Người lái đị Sơng Đà. Cảnh đẹp vì thế mà có sức hấp dẫn trong lòng người.
Nhớ về Tây Tiến, trong hồi ức của Quang Dũng không chỉ ghi dấu bức tranh thiên
nhiên đẹp mà còn in đậm vẻ đẹp của con người miền Tây. Đó là nét đẹp kì ảo của
người thiếu nữ trong đêm liên hoan:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hôn thơ.
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
Đêm liên hoan văn nghệ hiện cùng vẻ đẹp của người thiếu nữ vừa hư vừa thực. Câu
thơ lâng lâng dìu dặt như tiếng khèn đưa lịng người về một nơi rất xa. “Bừng lên” có
cái gì như đột ngột, ánh sáng như chợt nhói lên làm cho cả đoạn thơ bừng sáng.
Dường như trước khoảnh khắc “bừng lên” ấy, cả khơng gian núi rừng cịn hiện một
màn đêm mịt mù. Hai chữ “kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên xen lẫn với
niềm thiết tha, trìu mến. Đó là ánh mắt người lính Tây Tiến đang say mê trước vẻ đẹp
của người thiếu nữ. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của
tiếng khèn, cả cảnh vật và con người đều như ngả nghiêng, rạo rực, ngất ngây. Nhân
vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng Tây Bắc bất
ngờ hiện ra trong những bộ “xiêm áo” lộng lẫy, vừa e thẹn, vừa tình tứ, “nàng e ấp”
trong những vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ đã làm hồn người lính Tây Tiến và cả hồn độc
giả ngất ngây. Đó phải chăng cũng là biểu hiện của tình quân dân thắm thiết, “như cá
với nước”? Tất cả làm thành “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. “Xây hồn thơ” và xây
luôn cả nỗi nhớ trong lịng người, để rồi người lính khi chia tay vẫn bâng khuâng thốt
lên “nhớ ơi” và người đọc còn cảm nhận được mã sức hấp dẫn của bài thơ Tây Tiến.
Nhưng nổi bật nhất trong bức tranh Tây Tiến là hình ảnh người lính. Họ chính là trọng
tâm của nỗi nhớ, của sức hấp dẫn trong bài thơ này. Người lính Tây Tiến hiện lên với
hai vẻ đẹp hài hòa: vừa hào hùng, vừa hào hoa.
Tượng đài người lính Tây Tiến trong bài thơ hiện hữu một vẻ đẹp hào hùng. Vẻ đẹp ấy
được nhà thơ khám phá và tái hiện trong tương quan với thiên nhiên hùng vĩ. Trong
thơ cổ, con người thường hiện lên thật nhỏ bé, bất lực trước thiên nhiên rộng lớn:
Lom khom dưới núi tiều chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhưng trong Tây Tiến, hình ảnh người lính lại hiện lên trong tư thế là chủ thể trữ tình.
Trên cái nền dữ dội của thiên nhiên, người lính xuất hiện với vẻ đẹp thật hào hùng đầy
chất bi tráng. Người lính đã vượt qua tất cả: sự hiểm nguy của núi rừng, thú dữ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Câu thơ nói về những hiểm nguy với giọng điệu ngang tàng, coi thường, xóa đi sư bi
lụy của cảm xúc ở câu trên. “Cọp trêu người” có một cái gì vừa nghịch rất lính vừa rất
ngang tàng. Đó là vẽ đẹp của người lính Tây Tiến. Trên suốt hành trình của bài thơ, vẻ
đẹp ấy cứ dần dần tỏa sáng:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
Quân xanh màu lá dữ oai hùng.
Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạc nên
bức tượng đài tập thể về người lính. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của
bức tượng đài. Chúng hòa quyện với nhau để tạo nên vẻ đẹp bi tráng - cái thần thái
chung của bức tượng đài. Từ “đoàn binh” gợi âm hưởng hào hùng mang màu sắc sử
thi như gợi lên được cả khí thế xung trận mạnh mẽ của đồn qn Tây Tiến. Chi tiết
“khơng mọc tóc”, “quân xanh màu lá” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà
chứa đựng dấu ấn của một giai đoạn lịch sử khi kháng chiến còn nhiều gian khổ, thiếu
thốn “một viên pha uống được mười người” (Hùng Thanh). Cái vẻ xanh xao, bệnh tật
ấy hiện lên qua cái nhìn của Quang Dũng lại tốt lên cái oai phong, dữ dằn của những
con hổ nơi rừng thiêng. Người đọc chợt nhớ tới những vần thơ của Chính Hữu:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hơi.
Hay những hình ảnh thật cụ thể trong thơ Tố Hữu:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ.
Đó đều là hiện thực trần trụi của cuộc kháng chiến, nhưng trong thơ Quang Dũng,
người đọc còn khám phá vẻ đẹp hào hùng của những người lính:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Tư thế lên đường của người lính đã in đậm vẻ đẹp hào hùng đến kì lạ. Từ “rải rác” gợi
cảnh hãi hùng và thực tế là đã có bao người nằm xuống dọc đường chinh chiến - và đó
là thực tế hiển hiện mà những người lính phải đối mặt. Câu thơ như thấp thống một
cảm xúc xót xa, bi thương. Na-zim Hích-mét - nhà thơ cộng sản Thổ Nhĩ Kì - có nói:
“Người ta có quyền buồn (...) nhưng khơng có quyền bi quan”. Đúng vậy, đọc thơ
Quang Dũng, ta cũng thấy buồn nhưng không cảm thấy sự bi quan, yếu đuối. Bởi nhà
thơ hiểu người lính ra đi với tư thế của một chiến sĩ anh hùng. Câu thơ vang lên như
một lời thề mang khẩu khí của một bậc trượng phu và cái hùng tâm của nam nhi thời
loạn. Đọc dòng thơ, người đọc thấy được thái độ đương đầu với mọi thử thách của
người lính:
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu.
Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến được đẩy lên đến cực điểm khi nhà thơ nói
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
về cái chết, sự hi sinh:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Cách nói giảm “về đất” thể hiện thái độ đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, thanh
thản của người lính. Nghệ thuật nhân hóa khiến sơng Mã hiện lên thật sống động, thật
có hồn: sơng Mã như gầm lên khúc bi phân làm vang dậy núi rừng. Dường như vẻ đẹp
hào hùng của người lính khơng chỉ được tạc vào thơ mà còn được hòa vào cảnh vật
núi rừng.
Làm nên vẻ đẹp hồn chỉnh cho hình tượng người lính Tây Tiến phải nhắc tới vẻ đẹp
hào hoa của người lính, vẻ đẹp ấy được khắc họa trong sự giao cảm với cảnh vật và
con người miền Tây. Và đặc biệt là qua nỗi nhớ rất lãng mạn:
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Nếu trong thơ Nguyễn Đình Thi, người ra đi ln đem theo đơi mắt người u thì
người lính Tây Tiến - những học sinh thủ đơ lại mang theo mình một bóng dáng kiều
thơm. Tâm hồn thống chút thơ mộng, lãng mạn phong tình ấy đã làm nên vẻ đẹp hào
hoa cho hình tượng người lính. Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến khác hẳn với nỗi nhớ
mộc mạc, bình dị, “q mùa” của Hồng Ngun:
ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Hay nỗi nhớ giản dị, đời thường trong thơ Chính Hữu:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Tựu trung lại, tất cả những vần thơ ấy đều bộc lộ tâm trạng, tình cảm, tình u của
người lính.
Với con mắt mới, cái nhìn mới, cách thể hiện mới, Quang Dũng đã tạc lại hồn chỉnh
vẻ đẹp của người lính. Tình cảm riêng tư là động lực giúp người lính vượt qua mọi
gian khổ, thử thách. Hình ảnh người lính Tây Tiến có sự hài hịa giữa bản chất chiến sĩ
và thi sĩ. Chính điều mới mẻ ấy đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ Tây Tiến để thi
phẩm ấy: "vẫn sống muôn đời với núi sông". (Giang Nam)
Đọc bài thơ, độc giả như được đứng giữa khung trời miền Tây, vừa hùng vĩ, vừa thơ
mộng bởi những nét phác họa của nhà thơ về con người, thiên nhiên đều rất gợi cảm,
chân thực. Để có được nét vẽ rất thực ấy, nhà thơ phải có sự “xúc động hồn thơ” với
Tổng hợp: Download.vn
Văn mẫu lớp 12: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
những tình cảm rất chân thật. Bài thơ khơng chỉ là tiếng lịng của một người mà đã nói
hộ tình cảm của mọi người, của những con người đã một thời kháng chiến oanh liệt.
Đó là sự gắn bó máu thịt, là tình u đất nước sâu sắc của mỗi người. Trong tác phẩm,
Quang Dũng đã phát huy triệt để, có hiệu quả nghệ thuật tương phản, bút pháp sử thi
và cảm hứng lãng mạn. Bài thơ cịn minh chứng cho lời nhận định của Sóng Hồng
“Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Quang
Dũng cũng tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh, sáng tạo những hiện thực còn bỏ ngỏ
của người nghệ sĩ. Tây Tiến là một trong những bài thơ hiếm hoi tiên phong trong việc
khám phá miền đất vùng phía Tây xa xơi. Bài thơ đã tìm được lối đi riêng để đi vào
trái tim bạn đọc bao thế hệ! Qua bài thơ, những thế hệ cầm bút đi sau cũng có một bài
học quý giá: Tài năng phải gắn với tâm hồn thỉ người nghệ sĩ mới có được những tác
phẩm bất diệt.
Cái chết chỉ quỳ gối trước nghệ thuật chân chính. Bài thơ Tây Tiến cũng là một tác
phẩm chân chính như thế. Với một sức hấp dẫn riêng, thi phẩm này sẽ mãi làm bâng
khuâng mơ mộng ngàn thế hệ mai sau.
Tổng hợp: Download.vn