Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 19 trang )

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI
PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG
LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHO VIỆT NAM.


NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1
2
3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM
PHẾ THẢI PV Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO VIỆT NAM


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

 Tổng cơng suất tấm quang điện (photovoltaics - PV) tích
lũy lắp đặt trên toàn thế giới là 760,4 GW
 Việt Nam là một trong 10 nước có cơng suất lắp đặt điện
mặt trời nhiều nhất trong năm 2020. Dự báo đến năm
2050, sẽ có 4.500 GW điện mặt trời được lắp đặt trên toàn
cầu.
Như vậy, phế thải từ các tấm PV hết hạn sẽ là một vấn đề
môi trường rất lớn



GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hình 1. Cơng suất tấm quang điện tích lũy được lắp đặt trên toàn cầu từ 2000 - 2050.


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hình 2. Lượng chất thải từ các tấm quang điện trên toàn cầu 2016 - 2050.


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2020, có 152 dự án
ĐMT mặt đất đi vào hoạt động với tổng công suất là
9.071,2 MW (chiếm 14,2% tổng công suất lắp đặt
của tồn hệ thống).
Cơng suất lắp đặt các dự án ĐMT mái nhà cũng tăng
lên đáng kể từ năm 2018. Tính đến cuối năm 2020,
công suất ĐMT mái nhà được lắp đặt đạt 9.189, 95
MW năm 2020 .
Với công suất ĐMT ở Việt Nam đến cuối năm 2020
là 18.647,6 MWp thì cả nước đã sử dụng 41 - 63
triệu tấm PV. Như vậy, đến năm 2045, sẽ có ít nhất
khoảng 1 - 1,5 triệu tấn tấm phế thải PV hết hạn sử
dụng thải bỏ vào môi trường


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Năm


Công suất ĐMT mặt đất
(MWp)

Công suất ĐMT mái nhà
(MWp)

Tổng công suất
(MWp)

2018

86

17,5

103,5

2019

4.993,2

377,95

5.371,15

2020

3.992


9.180,95

13.172,95

Tổng cộng

9.071,2

9.576,4

18.647,6

Bảng 1. Công suất đặt điện mặt trời của Việt Nam từ 2018 - 2020


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Tấm PV có cơng nghệ tinh thể Silicon (c-Si) được tiêu thụ phổ biến nhất, chiếm từ 85%
đến trên 90% tổng công suất lắp đặt và gần 100% ở Việt Nam


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Chính sách khuyến
khích về tái chế, xử lý
tấm phế thải PV phù hợp
với

Phế thải từ các
tấm PV hết hạn sẽ

là một vấn đề môi
trường rất lớn

Thu gom, tái chế các
tấm PV phế thải cịn
mang lại lợi ích rất lớn
về tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên và làm tăng
hiệu quả kinh tế của
công nghiệp PV


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

CHÂU ÂU:
Chất thải từ tấm PV trên thế giới chủ yếu được chôn
lấp cho đến năm 2012.
Đề xuất sáng kiến Waste Electrical and Electronic
Equipment WEEE (2012/19/EU) của Châu Âu đã phân
loại lại các tấm PV là chất thải điện và điện tử.
Các nước thành viên châu Âu đã đưa các yêu cầu về
phế thải PV vào luật pháp quốc gia, yêu cầu các nhà sản
xuất PV trên thị trường EU phải vận hành hệ thống thu
hồi và tái chế.


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.


MỸ:
Khơng có quy định liên bang nào liên quan đến việc thu
gom và tái chế các tấm PV đã hết hạn sử dụng
Năm 2017, bang Washington đã thông qua Dự luật 5939
của Thượng viện, trong đó sửa đổi các ưu đãi về thuế đối với hệ
thống NLTT của bang và yêu cầu bổ sung chương trình thu hồi,
tái chế đối với các tấm PV hết tuổi thọ.
Chính phủ sẽ tài trợ cho chương trình thu hồi và tái chế các
tấm PV.
Chương trình sẽ tài trợ cho hoạt động thu hồi, tái chế và hỗ
trợ mua lại các tấm PV tại các địa điểm trong tiểu bang.


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Australia:
Chính phủ Bang Victoria (Úc) đã tiến hành đánh giá tác
động của việc ban hành các quy trình, thủ tục đảm bảo đối phó
với các vấn đề liên quan đến chất thải từ ĐMT.
Quyết định cấp chính phủ đã mở đường cho những nghiên
cứu để giảm thiểu tác động đến mơi trường trong cả vịng đời
của ĐMT.
Những nghiên cứu này là một phần hoạt động của Tổ chức
công nghiệp - phát minh, với mục tiêu phi lợi nhuận, tập trung
đánh giá các mối nguy hiểm từ cấu trúc, thành phần của các loại
tấm PV và chất thải phát sinh. Các thành phần, cấu trúc của tấm
PV được liệt kê trong Đạo luật quản lý sản phẩm quốc gia



CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Nhật Bản:
Nhật Bản khơng có quy định cụ thể nào về các tấm PV hết
tuổi thọ và chúng phải được xử lý dưới khung quy định chung
về quản lý chất thải (Đạo luật Quản lý Chất thải và Làm sạch
Công cộng)
Năm 2015, lộ trình thúc đẩy việc thu gom, tái chế và xử lý
hợp lý đã được xây dựng, bao gồm thúc đẩy nghiên cứu phát
triển công nghệ, thiết kế thân thiện với môi trường. Hướng dẫn
này bao gồm các thông tin cơ bản như luật và quy định liên
quan về ngừng hoạt động, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý chất thải công nghiệp.


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Hàn Quốc:
Hàn Quốc khơng có quy định cụ thể nào liên quan đến
quản lý các tấm PV hết tuổi thọ. Năm 2015 Bộ Thương mại,
Công nghiệp và Năng lượng đã đề xuất bổ sung quy định bắt
buộc phải báo cáo việc thải bỏ tấm PV vào “Luật khuyến khích
phát triển, sử dụng và phổ biến năng lượng mới và tái tạo” như
giải pháp tăng cường hoạt động tái chế
Năm 2016, hai dự án về tái chế tấm PV được khởi động.
Một là dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế tấm PV
tại một cơ sở tái chế được lựa chọn, công suất 2 tấn/ngày. Mục
tiêu của dự án là thu hồi các tấm đĩa bán dẫn c-Si chưa bị vỡ từ
các tấm PV, hiệu suất đạt trên 70%, nhằm giảm lượng điện năng

tiêu thụ cho quá trình sản xuất các tấm PV mới. Dự án thứ hai
xây dựng trung tâm tái chế tấm PV ở Hàn Quốc.


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, BẮT BUỘC TÁI CHẾ, XỬ LÝ TẤM PHẾ THẢI PV
Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Nhật… và các nước đang phát triển như
Hàn Quốc,… chưa ban hành các quy định pháp lý cụ thể nào liên quan đến quản
lý các tấm PV hết tuổi thọ thì EU đã đi đầu trong công tác quản lý các tấm PV
thải bỏ này và phân loại chúng là chất thải điện, điện tử kể từ khi thông qua Sáng
kiến WEEE châu Âu (2012).
Điều này đã ngăn chặn việc tiếp tục chôn lấp các tấm PV tại các nước châu
Âu và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển tái chế tấm PV, nhằm tăng tỷ lệ
thu hồi, tái chế và xử lý vật liệu, giảm tác động đến môi trường, nâng cao hiệu
quả kinh tế.


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG CHO VIỆT NAM
Thành phần vật liệu tái chế tấm quang năng, thì
đối với nhóm silic, phần lớn là kính (76%), sau đó
đến nhựa (khoảng 10%), nhôm (8%) và khoảng 1%
là các kim loại khác. Còn đối với loại màng mỏng,
thành phần chủ yếu là kính (89%), sau đó đến nhựa
(4%), nhơm (6%) và các kim loại khác khoảng 1%.
Về công nghệ tái chế, đối với loại silic thì được
tháo ra, 95% phần kính và 100% kim loại được tái sử
dụng. Phần còn lại được xử lý nhiệt, khoảng 80%
module và 85% silicon được tái sử dụng. Đối với

loại màng mỏng, tấm pin được cắt ra. Sau một loạt
quá trình xử lý, khoảng 95% chất bán dẫn và 90%
kính được tái sử dụng.


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG CHO VIỆT NAM
Chúng được thu và tái chế giống như quá trình xử
lý rác điện tử và với trình độ kỹ thuật của thế giới hiện
nay việc xử lý tái chế các tấm pin mặt trời đã khơng có
bất kỳ trở ngại nào.
Các tấm pin được thu gơm về từ các cơng trình, rửa
sạch bằng nước, tách khung nhôm, dây điện, hộp nối.
Chuyển vào dây chuyền nghiền nát các thành phần, qua
các chuyền sàn lọc, phân loại khác …nơi sẽ tách thủy
tinh, nhôm, silicon đế tái sử dụng. Một số nhà máy tái
chế hiện đại như nhà máy Reiling Glass Recycling của
Đức có thể tách và giữ lại hầu hết kim loại quý (bạc) để
tái sử dụng.


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THẢI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG CHO VIỆT NAM
Các nhà sản xuất, phân phối được khuyến khích tiến hành thu hồi các tấm PV sau khi hết hạn
sử dụng để tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải là hoạt động được khuyến khích, phù hợp với
chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) 2014.
Các dự án thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất
thải nguy hại (CTNH) tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Quyết
định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Đồng thời việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý tấm phế thải PV khi hết hạn sử dụng vẫn

phải được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Lâu dài, việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu gom, tái chế, xử lý, cũng như ban hành
các cơ chế, chính sách cho các hoạt động quản lý, giám sát này trở nên ngày càng quan trọng và
cấp thiết.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN



×