Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sốngổ đối với nhóm lợn móng cái tổng hợp bằng chương trình pigblup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.19 KB, 56 trang )

§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901



Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành đồ án tốt nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Giang Hồng Tuyến - giảng viên khoa Kỹ thuật
Nông nghiệp, trường ĐHDLHP - người hướng dẫn nhiệt tình, có trách nhiệm
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo
ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng cùng các
thầy cô đã tham gia giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, các cán bộ
công nhân viên tại Trung tâm giống Tràng Duệ - Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển Nông nghiệp Hải Phòng - nơi tôi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp.
Những người đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan
tâm, giúp đỡ, động viên đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải phòng, ngày tháng năm 2009
Sinh viên


Vũ Thị Hường

§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

MỤC LỤC
Nội dung Trang


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của để tài 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4
2.1.1. Nguồn gốc lợn Móng Cái 4
2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4
2.2. Một số tính trạng sinh sản của lợn nái 5
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu 6
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu 7
2.2.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ 7
2.2.4. Số con sơ sinh sống/ổ 7
2.2.5. Khối lƣợng sơ sinh/con 8
2.2.6. Số con cai sữa/ổ 8
2.2.7. Khối lƣợng cai sữa 9
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng sinh sản 9
2.3.1. Yếu tố di truyền 9
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh 10
2.4. Giá trị giống 11
2.4.1. Nguồn thông tin trong ƣớc lƣợng giá trị giống 12
2.4.2. Ƣớc tính giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP 13
2.4.3. Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống 13
2.4.4. Chỉ số chọn lọc 14
2.4.5. Chƣơng trình PIGBLUP 19
2.5. Hệ số tƣơng quan 20
2.6. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 21
2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 22
2.7.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 22
2.7.2. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 23
2.7.3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 23

§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

2.7.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 25
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
3.2. Nội dung nghiên cứu 27
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
3.3.1. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu 27
3.3.2. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản. 28
3.3.3. Xác định giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP đối với tính trạng số
con sơ sinh sống/ổ 28
3.4. Xử lý số liệu 29
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30
4.1.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30
4.1.2. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng
số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ 35
4.2. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn Móng
Cái tổng hợp 38
4.3. Mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ 41
4.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 42
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển chung của nhiều ngành kinh tế trong thời kì đổi
mới đất nƣớc, ngành Nông nghiệp có những bƣớc phát triển mạnh cả về trồng
trọt và chăn nuôi. Chăn nuôi chiếm phần quan trọng trong nền sản xuất Nông
nghiệp, nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thị trƣờng trong và ngoài
nƣớc ngày càng cao. Những năm gần đây, sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh
đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi lợn
phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp một phần thu nhập chính cho ngƣời
nông dân. Thịt lợn trở thành nguồn thực phẩm chính của ngƣời tiêu dùng.
Theo thống kê, tổng đàn lợn trong cả nƣớc là 27.434.895 con (2005),
tăng 35,86% so với năm 2000 và 68,25% so với năm 1995. Ngành chăn nuôi
lợn ở Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dƣơng, thịt lợn chiếm gần 80% trong tổng số các loại thịt gia súc, cung
cấp phần lớn nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và một phần cho xuất khẩu. Phƣơng
hƣớng phấn đấu của nƣớc ta là không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng
của đàn lợn để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong
nƣớc và xuất khẩu.
Nâng cao năng suất, chất lƣợng con giống, hiệu quả chăn nuôi lợn là
nhu cầu của Nhà chăn nuôi từ quy mô nhỏ theo chăn nuôi hộ gia đình đến quy
mô lớn theo hƣớng trang trại. Ngoài ra, nâng cao năng suất vật nuôi là yêu
cầu thiết thực vì nó phục vụ cho mục tiêu phát triển tăng năng suất và chất
lƣợng của sản phẩm trong sản xuất Nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển
kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

2

Để nâng cao năng suất chất lƣợng đàn lợn, trong thời gian qua, các nhà
chăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới về giống, thức ăn, kỹ
thuật chăn nuôi, thú y, cũng nhƣ cải tiến các chế độ quản lí tổ chức. Trong
lĩnh vực công tác giống, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc các giống
lợn thuần, nhập nội một số giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire, Duroc ) có
năng suất cao và tạo các tổ hợp lợn lai có giá trị kinh tế. Song trong điều kiện
nền kinh tế nông thôn còn nhiều yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi chƣa tốt dẫn đến
nuôi lợn ngoại còn nhiều hạn chế, khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt chƣa
cao. Việc sử dụng các giống lợn nhập nội này và đặc biệt khi ƣu thế lai càng
đƣợc khai thác nhiều đã gây nên hiện tƣợng lãng quên đi các giống địa
phƣơng mặc dù chúng có một số đặc tính tốt. Trƣớc thực tế này, đòi hỏi cần
phải có một chính sách và sự quan tâm nhất định của Nhà nƣớc đến việc lƣu
giữ các giống nội đó nhằm khai thác triệt để những đặc tính tốt góp phần nâng
cao sản lƣợng thịt cho đất nƣớc.
Lợn nội, phổ biến nhất nƣớc ta là giống Móng Cái, bên cạnh những đặc
điểm tốt: dễ nuôi, có khả năng sinh sản cao, sức chịu đựng tốt với điều kiện
ngoại cảnh và tính thích nghi rộng, song do khả năng tăng khối lƣợng và tỉ lệ
nạc thấp nên giống Móng Cái không đƣợc ngƣời chăn nuôi ƣa chuộng trong
lĩnh vực khai thác thịt.
Trƣớc thực tế đó đòi hỏi các nhà khoa học tạo chọn giống lợn phải
chọn lọc nâng cao khả năng sinh sản, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao. Vì
đó là cơ sở vật chất di truyền đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành
chăn nuôi lợn, để giống lợn Móng Cái có thể phát triển nhanh, đáp ứng nhu
cầu sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở những nơi chƣa có điều kiện tốt,
nhóm lợn này cần đƣợc nghiên cứu nhằm cải thiện, nâng cao chất lƣợng đàn giống.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định giá trị giống để
nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng
hợp bằng chương trình PIGBLUP”.

§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901


3
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định đƣợc các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh
sản của lợn Móng Cái tổng hợp.
- Xác định đƣợc giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của
lợn Móng Cái tổng hợp.
- Xác định đƣợc mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợn
Móng Cái tổng hợp
- Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau. Từ đó giúp cho quá trình
chọn lọc tính trạng số con sơ sinh sống/ổ nhanh và chính xác.












§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN MÓNG CÁI

Các giống vật nuôi địa phƣơng đã đƣợc hình thành từ lâu đời trong
hoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập
quán canh tác khác nhau của các vùng sinh thái Nông nghiệp khác nhau. Đặc
điểm chung của các giống địa phƣơng thƣờng là có hƣớng sản xuất kiêm dụng
vì vậy tầm vóc nhỏ, năng suất thấp. Tuy nhiên ƣu điểm lớn nhất của các giống
địa phƣơng là phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi, tận dụng điều kiện
thiên nhiên cũng nhƣ sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trƣờng
khí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao.
Trƣớc đây Móng Cái và Ỉ là 2 giống lợn chính đƣợc nuôi và phát triển
rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nƣớc ta.
Do đặc điểm sinh thái tốt nên từ những năm 1960 - 1970 lợn Móng Cái
lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ dẫn đến diện tích lợn Ỉ ngày càng thu
hẹp dần. Từ năm 1975 lợn Móng Cái đƣợc lan nhanh ra các tỉnh miền Bắc,
miền Trung và miền Nam.

2.1.1. Nguồn gốc lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái là giống lợn phổ biến nhất của Việt Nam, có nguồn gốc
từ huyện Hà Cối, nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
hiện nay đƣợc nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía
Đông Bắc nƣớc ta (Nguyễn Văn Đức, 2007).

2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú Maminalia, bộ guốc chẵn
Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus, thuộc loài Sus domesticus (Nguyễn
Văn Đức 2007).
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

5
Lợn Móng Cái có ngoại hình đặc trƣng: lông da có màu đen vá trắng.
Lƣng và mông có dải đen hình yên ngựa (đây là đặc điểm ngoại hình nổi bật

nhất), da mỏng mịn, lông thƣa và thô. Đầu to, đen, có đốm trắng ở giữa trán
hình tam giác hoặc hình thoi. Tai đen, nhỏ và nhọn. Miệng nhỏ dài, trắng, có
nếp nhăn to và ngắn ở miệng.
Giữa vai và cổ có một vành trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn
chân. Cổ to, ngắn. Ngực nở và sâu. Lƣng dài hơi võng, bụng xệ nhƣng tƣơng
đối gọn so với lợn Ỉ, mông rộng và xuôi.
Bốn chân trắng, tƣơng đối cao, thẳng, móng xoè.
Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn lợn Ỉ (đẻ 10 - 16
con/lứa), có từ 12 - 16 vú, tuổi phối lần đầu tiên có hiệu quả nhất từ 6 - 8 tháng,
số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cao, trung bình từ 9 đến 11 con.
Khối lƣợng sơ sinh thấp: 0,5 - 0,6 kg và khối lƣợng cai sữa lúc 45 - 50 ngày:
5 - 6 kg/con. Số lứa đẻ khá cao, trung bình từ 1,9 - 2,1 lứa/năm. Lợn Móng
Cái có khả năng sinh sản kéo dài, cho 10 - 15 lứa/nái. Khả năng tăng khối
lƣợng 327g/ngày, lợn thịt có tốc độ tăng trọng 390 - 420g/ngày. Khả năng tiêu
tốn thức ăn 5,0 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỉ lệ thịt nạc thấp 35 - 39%, độ
dày mỡ lƣng cao.
Hiện nay, lợn Móng Cái chủ yếu đƣợc sử dụng làm nái nền lai với lợn
đực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thức
lai phức tạp.

2.2. MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
Sinh sản là một trong những thuộc tính trọng yếu của sinh vật trong đó
có gia súc, đó là đặc trƣng quan trọng bậc nhất để duy trì nòi giống và đảm
bảo cho sự tiến hoá của con vật. Ở gia súc nói chung và lợn nói riêng thì sinh
sản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái sản xuất phục vụ đời sống
con ngƣời. Chính vì vậy sinh sản là một trong những tính trạng đƣợc ngƣời
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

6
chăn nuôi hết sức chú ý, với mục đích làm sao trong thời gian ngắn nhất gia

súc sinh sản đƣợc nhiều nhất, đàn con sinh ra có sức sống cao nhất nhằm thu
lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính
trạng số lƣợng. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà sự sai khác nhau
giữa các cá thể, là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về
chủng loại và nhƣ C.Darwin đã chỉ rõ: sự sai khác nhau này chính là nguồn
vật liệu trong chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo.
Tính trạng số lƣợng còn đƣợc gọi là tính trạng đo lƣờng vì sự nghiên
cứu của chúng phụ thuộc vào đo lƣờng chứ không phải là đếm. Tuy nhiên có
những tính trạng mà giá trị của chúng có đƣợc bằng cách đếm nhƣ: số lƣợng
lợn con đẻ ra trong một lứa, vẫn đƣợc coi là tính trạng số lƣợng, đó là
những tính trạng số lƣợng đặc biệt.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái thực tế ngƣời ta thƣờng dùng
các chỉ tiêu sinh sản sau:
- Tuổi phối giống lần đầu
- Tuổi đẻ lứa đầu
- Khoảng cách giữa các lứa đẻ
- Số con sơ sinh sống/ổ
- Khối lƣợng sơ sinh
- Số con cai sữa
- Khối lƣợng cai sữa
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó đƣợc sinh ra
cho đến ngày đƣợc phối giống lần đầu tiên. Đơn vị tính là ngày. Thông
thƣờng ta chọn lợn nái phối lần đầu vào chu kì động dục lần thứ hai hoặc lần
thứ ba, tuổi phối lần đầu sớm hay muộn đều ảnh hƣởng tới tuổi đẻ lứa đầu.
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

7

2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó đƣợc sinh ra cho đến
ngày lợn cái đẻ lứa đầu tiên. Đơn vị tính là ngày. Đây cũng chính là tuổi phối
giống có kết quả cộng với thời gian mang thai.
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi phối giống lần
đầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau. Đối
với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thƣớng sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi thành
thục về tính dục ngắn hơn.

2.2.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Khoảng cách giữa các lứa đẻ là khoảng thời gian hình thành một chu kì
sinh sản. Bao gồm: thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian chờ động dục
lại sau cai sữa và phối giống. Nói cách khác, khoảng cách lứa đẻ là số ngày
tính từ ngày đẻ lứa này đến ngày đẻ lứa tiếp theo. Đơn vị tính là ngày.
Nếu thời gian nuôi con và thời gian chờ động dục lại sau cai sữa ngắn
thì rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ, từ đó tăng số lứa đẻ/nái/năm. Nhƣ
vậy hiệu quả sử dụng lợn nái càng cao.

2.2.4. Số con sơ sinh sống/ổ
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật rất quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ
nhiều hay ít con của giống, nói lên kĩ thuật chăm sóc lợn nái có chửa và kĩ
thuật thụ tinh của dẫn tinh viên. Trong công tác giống lợn, tính trạng số lƣợng
đƣợc quan tâm nhất là số con sơ sinh sống/ổ đối với loại tính trạng sinh sản.
Vì vậy tính trạng này đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu
nhiều nhất vì đó là thành phần chính của hiệu quả kinh tế trong ngành chăn
nuôi lợn. Vì là tính trạng số lƣợng nên do nhiều kiểu gen điều khiển, mỗi gen
đóng góp một mức độ nhất định vào cấu thành năng suất. Giá trị kiểu hình
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

8

của tính trạng này có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tố
ngoại cảnh (Falconer,1993).
Lợn là loài động vật đa thai, nên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đƣợc
dùng làm chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.
Số con sơ sinh sống/ổ là tổng số lợn con còn sống trong vòng 24 giờ kể
từ khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng của lứa đó. Đơn vị tính là con. Theo
quan điểm về hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái, năng suất sinh sản của
đàn lợn nái giống đƣợc xác định bởi chỉ tiêu số con cai sữa/ổ và số lợn con cai
sữa/nái/năm. Để có số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm lớn thì số
con sơ sinh sống/ổ phải cao. Ngoài ra, tính trạng khối lƣợng cai sữa toàn ổ
cũng đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Khối
lƣợng cai sữa toàn ổ càng cao, hiệu quả kinh tế càng lớn. Muốn có khối lƣợng
cai sữa toàn ổ cao, số con sơ sinh sống/ổ phải lớn. Nhƣ vậy tính trạng số con
sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản quan trọng nhất góp phần vào
viếc quyết định số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm.

2.2.5. Khối lƣợng sơ sinh/con
Khối lƣợng sơ sinh là khối lƣợng của một lợn con đẻ ra còn sống đƣợc
cân lúc lợn con chƣa bú sữa đầu. Đơn vị tính là kg. Chỉ tiêu này nói lên khả
năng nuôi dƣỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và
phòng bệnh cho lợn nái chửa ở một số cơ sở chăn nuôi.

2.2.6. Số con cai sữa/ổ
Số con cai sữa/ổ là số lợn con do chính nái đó nuôi còn sống cho đến
khi cai sữa mẹ (45 - 50 ngày với lợn Móng Cái). Đơn vị tính là con. Chỉ tiêu
này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dƣỡng
đàn lợn con của cơ sở chăn nuôi. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nhƣ: tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra…
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901


9
2.2.7. Khối lƣợng cai sữa
Khối lƣợng cai sữa là số khối lƣợng của lợn con đƣợc tính từ lúc sinh
cho đến khi cai sữa. Đơn vị tính là kg.

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH SẢN
2.3.1. Yếu tố di truyền
Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng 1 loài, có một nguồn gốc
chung, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lí và năng
suất sinh vật học, khả năng chống chịu bệnh, đồng thời có thể truyền đạt các
đặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Tất cả các chức năng
trong cơ thể động vật đều chịu sự điều khiển của yếu tố di truyền để đạt đến
mức lớn hơn hay bé đi. Đồng thời các tính trạng sinh sản đều chịu ảnh hƣởng
trực tiếp của yếu tố di truyền. Với giống khác nhau thì yếu tố di truyền cũng
ảnh hƣởng đến các tính trạng sinh sản là khác nhau.
Để phân tích đặc tính di truyền của quần thể phải phân chia giá trị kiểu
hình thành các phần khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng. Giá trị đo lƣờng
đƣợc của tính trạng trên một cá thể đƣợc gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó.
Sự phân chia đầu tiên của giá trị kiểu hình là sự phân chia nó thành các
thành phần có thể bị ảnh hƣởng của kiểu gen và môi trường. Quan hệ trên
biểu thị nhƣ sau:
P = G + E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen và E là sai lệch môi trƣờng.
Giá trị G có thể phân thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trội
của các gen (D) và giá trị át gen (I). Giá trị E gồm hai thành phần là sai lệch
môi trƣờng chung (Eg) và sai lệch môi trƣờng đặc biệt hay sai lệch môi
trƣờng riêng (Es).
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể đƣợc cấu tạo từ hai lôcut trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó đƣợc biểu thị bằng:
P = A + D + I + Eg + Es


§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

10
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh cũng gây ảnh hƣởng lớn đến
các tính trạng sinh sản.
Ảnh hưởng của năm đẻ: năm đẻ ảnh hƣởng rõ rệt đến các tính trạng
năng suất sinh sản. Năm đẻ ảnh hƣởng rõ rệt nhất đến các tính trạng nhƣ số con sơ
sinh sống/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng cai sữa/ổ.
Ảnh hưởng của lứa đẻ: yếu tố lứa đẻ có ảnh hƣởng rất lớn đến tính
trạng số con/ổ. Nhiều nghiên cứu đã đƣa ra kết luận số con/lứa tăng dần từ lứa
đẻ thứ 1 đến lứa thứ 4 - 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 8 - 9. Một số nghiên
cứu cho rằng khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu tiên cũng tăng.
Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/lứa ít hơn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi, điều
này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ hai.
Ảnh hưởng của mùa vụ: Ở Việt Nam, do điều kiện thời tiết thay đổi
theo mùa nên ảnh hƣởng đến khối lƣợng của lợn con. Ví dụ lợn con đẻ vào
mùa đông có khối lƣợng sơ sinh và cai sữa cao hơn các mùa khác trong năm.
Ảnh hưởng của đực phối: Vị trí ô chuồng nuôi lợn đực, thời điểm phối
giống và phƣơng thức phối giống thích hợp là nguyên nhân làm tăng khả năng
sinh sản của lợn nái. Nếu vị trí ô chuồng lợn đực đƣợc bố trí xen kẽ với các ô
lợn nái hậu bị thì sẽ kích thích tuổi thành thục về tính sớm hơn và làm tăng tỉ
lệ thụ thai. Tuy nhiên việc lạm dụng lợn đực cũng làm giảm khả năng sinh sản
của lợn nái. Vì vậy, vị trí ô chuồng lợn đực và thời gian nghỉ ngơi một cách
hợp lí là biện pháp để nâng cao số con sơ sinh sống/ổ.
Bên cạnh một số nhân tố cố định đó, năng suất sinh sản của lợn còn
chịu những yếu tố khác nhƣ: dinh dƣỡng, chuồng trại, bệnh tật và ngoại cảnh
xã hội…
Ảnh hưởng của nhân tố dinh dưỡng: thức ăn là nguồn cung cấp dinh

dƣỡng, năng lƣợng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Lợn nái
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

11
sau cai sữa có thể động dục bình thƣờng hay động dục chậm đều phụ thuộc
vào chế độ dinh dƣỡng trong thời kì nuôi con. Nhiều nghiên cứu đã kết luận
rằng với khẩu phần ăn hạn chế trong thời kì mang thai và ăn tự do trong thời
kì nuôi con thì lợn nái sẽ cho năng suất tốt hơn. Cần chú ý dinh dƣỡng đối với
lợn nái ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối, vì 3 tuần cuối khối lƣợng thai tăng lên rất
nhanh nên cần nhiều dinh dƣỡng. Tuy nhiên nếu tăng hàm lƣợng năng lƣợng
và prôtêin trong khẩu phần ăn của lợn nái sẽ làm cho lợn nái chóng béo, ảnh
hƣởng xấu đến năng suất sinh sản.
Ảnh hưởng của nhân tố chuồng trại và ngoại cảnh xã hội: phƣơng thức
chăn nuôi không phù hợp, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại
không sạch sẽ, quy mô đàn quá lớn, trình độ chuyên môn không đƣợc nâng
cao, phƣơng thức chăn nuôi yếu kém,… tất cả đều ảnh hƣởng đến năng suất
sinh sản của lợn nái.
Ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật: bệnh sẽ làm giảm khả năng sinh sản
của lợn nái: mất khả năng thụ thai, số con sơ sinh sống/ổ ít, số con sơ sinh
chết tăng Ở vùng có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây
bệnh phát triển. Nếu hệ thống chuồng trại không đảm bảo, công tác phòng
bệnh và kiểm tra chƣa tốt thì bệnh dịch sẽ lây lan và làm mất khả năng sinh
sản của lợn nái. Và điều này ảnh hƣởng rõ rệt nhất với quy mô lớn - trong
chăn nuôi công nghiệp.

2.4. GIÁ TRỊ GIỐNG
Giá trị giống của một cá thể là một đại lƣợng biểu thị khả năng truyền
đạt các gen từ bố mẹ cho đời con. Vì các gen quy định tính trạng số lƣợng rất
nhiều, do đó ngƣời ta không thể biết đƣợc một cách thật chính xác giá trị

giống của một cá thể nào đó. Trong thực tế, ngƣời ta chỉ có thể xác định đƣợc
giá trị gần đúng của chúng từ các nguồn thông tin khác nhau và đƣợc gọi là
giá trị giống ƣớc lƣợng hay giá trị giống dự đoán.
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

12
Giá trị giống đƣợc Galconer D.S định nghĩa nhƣ sau: “Giá trị giống của
một con vật chính là năng suất trung bình của các con cái của nó. Nếu một
con vật đƣợc phối ngẫu nhiên với nhiều con khác trong quần thể thì giá trị
giống của nó đƣợc tính bằng hai lần mức chênh lệch của nhóm con của nó so
với giá trị trung bình của quần thể. Sở dĩ phải nhân lên gấp đôi vì nó chỉ đóng
góp một nửa số gen cho thế hệ con cái. Giá trị giống có thể đƣợc thể hiện
bằng giá trị tuyệt đối, nhƣng thông thƣờng đƣợc thể hiện bằng mức độ chênh
lệch so với trung bình quần thể. Chính vì thế chúng ta không thể nói về giá trị
giống của một con giống mà không nói đến quần thể cụ thể của nó”.
Giá trị giống của từng giống đƣợc thể hiện bởi kiểu gen thông qua kiểu
hình với sự tác động của môi trƣờng.Vì thế, giá trị giống của 1 con vật là
thƣớc đo cân bằng về khả năng di truyền từ vốn gen của bố mẹ cho đời sau.
Chọn lọc qua đánh giá giá trị giống sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua đánh giá giá trị giống về tính trạng sinh sản sẽ xác định đƣợc những
cá thể ƣu tú để chọn, giữ lại, bổ sung vào đàn hạt nhân ở thế hệ sau. Nhờ đó
con giống luôn luôn đƣợc cải thiện chất lƣợng và tăng năng suất qua từng thế hệ.
2.4.1. Nguồn thông tin trong ƣớc lƣợng giá trị giống
Giá trị giống của một con vật là thƣớc đo về khả năng truyền lại vốn
gen của nó cho đời sau. Chúng ta chƣa biết chính xác con vật đó mang gen gì
và mang bao nhiêu gen, vì vậy không đánh giá đúng giá trị giống của nó, mà
chỉ xác định đƣợc giá trị giống ƣớc lƣợng thông qua một số nguồn thông tin:
Năng suất của bản thân cá thể con vật về tính trạng đó hoặc các tính trạng
khác. Nếu một tính trạng đƣợc xác định đo đƣợc nhiều lần, số liệu thu đƣợc
của cá thể đó có thể bao hàm nhiều số đo lặp lại đối với tính trạng đó nhƣ: số

con/ổ, khối lƣợng con/ổ,…
Năng suất của anh chị em thân thuộc của con vật về tính trạng đó hoặc
các tính trạng khác. Năng suất của các cá thể đời sau của con vật về tính trạng
đó hoặc các tính trạng khác. Năng suất của tổ tiên con vật.
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

13
2.4.2. Ƣớc tính giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP
BLUP là phƣơng pháp ƣớc tính giá trị giống bằng mô hình hồi quy
không sai lệch và chính xác nhất dựa trên cơ sở giá trị kiểu hình của bản thân
con vật cũng nhƣ các con vật họ hàng. Khi sử dụng BLUP sự ảnh hƣởng của
một số nhân tố cố định đƣợc ngoại trừ nhƣ: năm, mùa, giống, tính biệt, cơ sở
Trong các phƣơng pháp chọn lọc đang đƣợc ứng dụng trên thế giới hiện
nay, phƣơng pháp BLUP đƣợc thừa nhận có độ chính xác cao nhất, bởi vì
BLUP có những ƣu điểm sau:
- Sử dụng đƣợc tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các
con vật họ hàng
- Loại trừ đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng của các nhân tố cố định nhƣ:
năm, mùa vụ, đực phối, lứa đẻ, giống, cơ sở, tính biệt
- Đánh giá đƣợc khuynh hƣớng di truyền của đàn gia súc do xử lí các
nguồn thông tin thu đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sử dụng các nguồn thông tin dƣới dạng số liệu giữa các nhóm không
cân bằng.
- Đánh giá đƣợc phẩm chất của giống và từng con giống.
Do vậy, giá trị giống thu đƣợc có độ chính xác cao và nhờ đó BLUP
giúp tính giá trị giống của các cá thể không có số liệu trên bản thân con vật.
BLUP có thể xác định đƣợc giá trị giống cho cả 2 giới tính đực và cái.
BLUP có thể giải quyết tốt nhất trong các trƣờng hợp giao phối có chọn lọc
và có xem xét đến ảnh hƣởng của cận huyết.


2.4.3. Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống
Có nhiều phƣơng thức và nhiều nguồn thông tin khác nhau dùng để ƣớc
tính giá trị giống của vật nuôi. Để có thể đánh giá độ chính xác của các ƣớc
tính này, ngƣời ta sử dụng khái niệm độ chính xác của các ƣớc tính giá trị
giống. Về bản chất, độ chính xác của một phƣơng thức đánh giá giá trị giống
§å ¸n tèt nghiÖp Vò ThÞ H-êng - KN 901

14
hay của một nguồn thông tin dùng để đánh giá giá trị giống là hệ số tƣơng
quan giữa phƣơng thức đánh giá hoặc nguồn thông tin với giá trị giống của
con vật.
Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của
độ chính xác càng lớn chứng tỏ phƣơng thức ƣớc tính hoặc nguồn thông tin sử
dụng để ƣớc tính giá trị giống càng chính xác.

2.4.4. Chỉ số chọn lọc
Để đáp ứng yêu cầu chọn lọc vật nuôi có giá trị giống cao không chỉ đối
với 1 tính trạng mà đối với nhiều tính trạng khác nhau, chẳng hạn lợn đực
giống vừa có sức tăng khối lƣợng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn lại vừa có độ dày
mỡ lƣng thấp ngƣời ta đã đề ra các phƣơng pháp khác nhau: chọn lọc lần lƣợt,
loại thải độc lập, và chỉ số chọn lọc. Trong đó chỉ số chọn lọc là phƣơng pháp
có nhiều ƣu điểm hơn.
Chỉ số chọn lọc là phƣơng pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các tính
trạng xác định đƣợc trên bản thân con vật hoặc trên các họ hàng thân thuộc
của nó thành một điểm tổng hợp và căn cứ vào điểm này để chọn lọc hoặc
loại thải con vật.
Về bản chất, chỉ số chọn lọc là một hàm tuyến tính của các số liệu quan
sát đƣợc để ƣớc tính giá trị giống của con vật. Các số liệu quan sát đƣợc chính
là các giá trị kiểu hình của 1 hay nhiều tính trạng theo dõi đƣợc trên bản thân
con vật hoặc trên các con vật họ hàng. Các giá trị kiểu hình này có thể là 1 giá

trị duy nhất của 1 quan sát hoặc có thể là giá trị trung bình của nhiều quan sát
nhắc lại trên 1 con vật hoặc trên nhiều con vật khác nhau nhƣng có cùng quan
hệ họ hàng với con vật mà ta cần ƣớc tính giá trị giống. Chỉ số chọn lọc có
dạng công thức sau:
-->

×