Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tăng cường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số tại trường mầm non kỳ tân, huyện bá thước , tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
KỲ TÂN, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị Dung
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Kỳ Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2022


MỤC LỤC
TT
1.1
1.2
1.3
1.4

Nội dung

1.
2.
3.


4.

2.1 1.
2.2 2.
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5

2.4

Trang
1.Mở đầu.
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
2.Nội dung
3
Cơ sở lý luận
3
Thực trạng.
4

Các giải pháp thực hiện
6
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn
6
cho cán bộ, giáo viên thực hiện hoạt động tăng cường tiếng
Việt cho trẻ dân tộc người thiểu số.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và tổ chức
7
thực hiện kế hoạch giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ một
cách hiệu quả.
Giải pháp 3: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng và khai
9
thác môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non
vùng dân tộc thiểu số.
Giải pháp 4: Chỉ đạo tăng cường tiếng việt cho trẻ thông
12
qua hoạt động chơi.
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên
15
truyền phối kết hợp với phụ huynh, các đồn thể trong q
trình thực hiện hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân
tộc thiểu số.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
16
3.Kết luận và kiến nghị

18

3.1


Kết luận.

18

3.2

Kiến nghị.

19


1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là
ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non
đến đại học. Chính vì vậy việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân
tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng
tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng
tiếng Việt, để hồn thành chương trình Giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho việc
học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kĩ năng và từ đó thiếu niềm tin
vào hoạt động học tập. Việc ít hoặc khơng nói được tiếng Việt càng khắc sâu tâm
lí lo sợ, rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp của các em trong sinh hoạt ở trường lớp,
cộng đồng.
Trong những năm qua, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc
thiểu số luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các địa
phương triển khai thực hiện. Hàng năm, nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ
em dân tộc thiểu số được đưa vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của

cấp học mầm non và tiểu học. Đối với giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã xây dựng, ban hành một số tài liệu hỗ trợ giáo viên nhằm chuẩn bị tiếng
Việt cho trẻ, đồng thời chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện chuyên đề
làm quen với văn học và chữ viết, chú trọng xây dựng môi trường chữ viết, môi
trường giao tiếp tiếng Việt nhằm chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1.[1]
Ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thanh
hóa đã ra quyết định số 1682/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” với
mục tiêu “Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà
trẻ và 97% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó có 100% trẻ em
trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù
hợp theo độ tuổi; Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ
tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100%
trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt
phù hợp theo độ tuổi; Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người DTTS được tập
trung tăng cường tiếng Việt.”[2]
Trên thực tế các nhà trường mầm non đều đã và đang thực hiện tăng
cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số tuy nhiên chất lượng của một
số trường thực hiện còn chưa tốt. Việc xây dựng môi trường tiếng Việt chưa
được chú trọng đầu tư, một số giáo viên còn coi nhẹ việc tăng cường tiếng việt
cho trẻ...năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cịn hạn chế.
Trường mầm non Kỳ Tân có 182/184 trẻ chiếm tỉ lệ 99% là dân tộc Thái,
trong đó cịn nhiều trẻ khả năng nghe và nói tiếng Việt rất kém, mặc dù cơ giáo
có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai


2
thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như
vậy là do phần lớn học sinh người dân tộc thiểu số trước khi đến trường đều

sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, giao tiếp hằng ngày chủ yếu bằng tiếng mẹ
đẻ, ít có mơi trường giao tiếp tiếng Việt. Khi đến trường, học sinh dân tộc thiểu
số học tiếng Việt xem đây là ngôn ngữ thứ hai, nhưng các em lại có nhu cầu
giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ trong các hoạt động học tập, vui chơi hơn
là tiếng Việt; Chính vì trẻ khơng đủ tự tin giao tiếp nên việc nắm bắt kiến thức
còn hạn chế, trẻ chưa hiểu hết những yêu cầu hay những cuộc trò chuyện của cơ
nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ. Trẻ nói khơng rõ ràng về
ngơn ngữ và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ cịn khó khăn đây là
rào cản lớn nhất đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trẻ.
Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn, chuẩn bị cho trẻ có vốn
ngơn ngữ tiếng việt phong phú, mạch lạch, tạo cho các cháu có sự tự tin vào bản
thân, có thể tự tin giao tiếp và tham gia vào các hoạt động giáo dục để nắm bắt,
lĩnh hội kiến thức mới đó là điều mà bản thân tơi với vai trị là Phó hiệu trưởng
phụ trách chun mơn ln trăn trở. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài “ Một số
giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tăng cường tiếng việt
cho trẻ người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Kỳ Tân, huyện Bá Thước ,
tỉnh Thanh Hóa” để nghiêm cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng môi trường, tổ chức hoạt động tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại nhà trường. Vận dụng những kiến
thức có sẵn, tìm hiểu và nghiên cứu, áp dụng các giải pháp vào việc tăng cường
tiếng Việt phù hợp giúp trẻ phát triển hài hòa và đặc biệt việc nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Góp phần vào cơng tác đánh giá chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ
dân tộc thiểu số năm học 2021-2022 của huyện nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động tăng cường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trường
mầm non Kỳ Tân, huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Bản thân tôi đã nghiên cứu các tài liệu chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho
trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, tập san, tài liệu chuyên đề hè hàng năm, bồi
dưỡng thường xuyên, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non, nghị quyết của Đảng nhà nước để định hướng cho sáng kiến của
mình.
- Phương pháp điều tra khảo sát giáo viên và thực tế trẻ tồn trường, thu
thập thơng tin.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Qua trao đổi của giáo viên và khảo
sát thực tế tôi đã nắm được số lượng trẻ có khả năng phát âm được tiếng việt qua
hoạt động chơi, số trẻ khơng hiểu tiếng việt và khơng nói được tiếng việt để có
Giải pháp chỉ đạo chun mơn nhà trường và giáo viên .
- Phương pháp thực nghiệm:


3
- Phương pháp thống kế, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm .
- Phương pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ -TTg ngày 02/06/2016 của Thủ tưởng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh
tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến 2025”;
Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về
việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025”; Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm
2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện
Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân

tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”. Quyết
định số 70/KH- UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của UBND huyện Bá Thước
xây dựng “Kế hoạch triển khai thực hiện Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm
non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bá Thước giai đoạn 20212025”, “với mục tiêu tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh
tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử
dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non, tạo điều kiện để
học tập lĩnh hội tri thức các cấp học tiếp theo góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số góp phần vào sự tiến bộ, phát
triển đất nước”.[3]
Qua quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số, cho thấy
việc làm quen tiếng Việt và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số có tác
động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này.
Đối với trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số thì về căn bản, học tiếng Việt
đối với các cháu là học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt phổ thông). Khi đi học mẫu
giáo, trẻ em nói chung đã có vốn hiểu biết và kĩ năng ban đầu về hoạt động ngơn
ngữ nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái) để giao tiếp hàng ngày. Kinh
nghiệm tiếng Thái (ngôn ngữ thứ nhất) có thể coi là nhân tố thuận lợi giúp trẻ
học tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai) nếu có điều kiện thích hợp. Bên cạnh đó trẻ
mẫu giáo dân tộc thiểu số khi học tiếng việt có những khó khăn như: Trẻ em bắt
đầu học tiếng việt trên cơ sở kinh nghiệm Thái. Môi trường giao tiếp tiếng việt
của trẻ em thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường
mầm non). Trẻ học tiếng việt chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng Thái và sự
giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Thái và tiếng Việt.
Vì thế việc giúp trẻ vùng dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ tiếng Việt
trong giao tiếp là hết sức quan trọng. Vì vậy với cương vị là Phó hiệu trưởng
phụ trách chun mơn của đơn vị có tới 99% trẻ em là người dân tộc thiểu số,
tôi nhận thấy cần đưa ra những biện pháp, giải pháp tích cực nhằm tăng cường
tiếng Việt cho trẻ ngay từ khi trẻ bước vào trường, lớp mầm non. Muốn làm
được tốt và đạt hiệu quả trước hết cần xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ



4
hoạt động, xây dựng mơi trường an tồn, thân thiện, trình bày đẹp mắt, thu hút,
giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao
tiếp tiếng Việt một cách tích cực, từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, hình thành ở trẻ
sự tự tin và dễ dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ, chia sẻ hiểu biết
của mình bằng tiếng Việt với cô với bạn bè. Thông qua các hoạt động học tập,
vui chơi và trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi mà dần dần trẻ thành thạo và ngược lại
mọi hoạt động ở trường cũng tạo cho trẻ phát triển ngơn ngữ thứ hai. Điều đó
giúp trẻ khơng ngừng phát triển tư duy, trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần hay nói một
cách chung nhất đó chính là phát triển một cách toàn diện. Như vậy giáo dục trẻ
sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo
Huyện Bá Thước tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được tiếp thu các chuyên đề
năm học.
Có sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể
trong xã đến giáo dục mầm non, đã từng bước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất,
bên cạnh đó các ban ngành đoàn thể trong xã cùng nhà trường làm tốt công tác
huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt
nhiệm vụ của năm học.
Ban lãnh đạo nhà trường có sự đồn kết, thống nhất trong cơng tác lãnh chỉ
đạo, các đồng chí giáo viên trong trường ln nhiệt tình, u nghề, mến trẻ ,trình
độ đạt chuẩn trở lên. Trường có 25 cán bộ giáo viên: Quản lý: 03 người, Giáo
viên:22 người (Trong đó cán bộ giáo viên có trình độ Đại học là: 18 giáo viên;
Cao đẳng: 3 giáo viên; Trung cấp: 4 giáo viên)
17/22 đồng chí giáo viên là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái).
Nhà trường có đủ giáo viên so với biên chế được giao.
15/22 giáo viên đứng lớp có chứng chỉ tiếng dân tộc(tiếng Thái)

2.2.2.Khó khăn:
+ Về đội ngũ giáo viên:
- Một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn, xây dựng kế hoạch giáo dục,
hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tăng cường tiếng việt cho trẻ. Cịn lúng
túng trong việc xây dựng mơi trường tiếng Việt, lựa chọn các phương pháp,
hình thức tổ chức các hoạt động để tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
- Việc phối hợp giữa gia đình trẻ với giáo viên chưa có sự thống nhất, trẻ
đến lớp cơ dạy giao tiếp bằng tiếng Việt, về nhà phụ huynh cho trẻ sử dụng bằng
tiếng mẹ đẻ nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng cường tiếng Việt cho
trẻ.
+ Về phía phụ huynh và trẻ
- Tồn trường có 182/184 cháu là người dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 99%. Môi
trường giao tiếp ở nhà của trẻ là tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi đến lớp trẻ giao tiếp bằng
tiếng Việt trong các hoạt động hàng ngày.


5
- Đa số trẻ dân tộc thiểu số còn nhút nhát, nói tiếng Việt cịn ngọng, khả
năng giao tiếp, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu, nói và hiểu tiếng Việt của trẻ còn
hạn chế.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị của việc dạy
tiếng Việt trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Do những nguyên nhân trên. Nên hiệu quả tổ chức học tiếng Việt thông qua
các hoạt động của trẻ chưa cao
+ Kết quả thực trạng:
Để đánh giá lại công tác phụ trách, chỉ đạo và tổ chức hoạt động tăng cường
tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số và chất lượng tiếng Việt của học sinh. Tôi đã
tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng “tăng cường tiếng Việt” trên giáo viên và

trẻ trong nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Khảo sát về đội ngũ giáo viên (lần 1)
Thời điểm khảo sát: 09/2021. Số giáo viên được khảo sát: 22 giáo viên.
Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến
S
T
T

Nội dung khảo sát

Khá-Tốt
SL

%

Đạt yêu cầu
SL

%

Chưa đạt yêu
cầu
SL
%

Tạo môi trường tiếng Việt
7
31,8%
8
36,4%

7
31,8%
trong và ngoài lớp.
Tổ chức các hoạt động
2
5
22,6%
9
41%
8
36,4%
tăng cường tiếng Việt.
Công tác phối kết hợp với
3 phụ huynh để tăng cường
8
36,4%
6
27,2%
8
36,4%
tiếng Việt cho trẻ.
Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng còn một số giáo viên(chủ yếu là giáo viên
mới được tuyển dụng) chưa đạt được yêu cầu của các tiêu chí đã đưa ra.
Ở tiêu chí thứ hai “Tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt” thì tơi
nhận thấy việc tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động
chơi là phần mà một số giáo viên thực hiện chưa hiệu quả nhất.
Bảng 2: Khảo sát chất lượng tiếng Việt của trẻ(lần 1)
Năm học 2021-2022 toàn trường có 182/184 trẻ là người dân tộc thiểu
số(Dân tộc Thái), ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trang tiếng
Việt của trẻ vào thời điểm tháng 9/2021 kết quả như sau:

Kết quả
1

TT

Nội dung

Khả năng nhận biết và sử dụng
tiếng Việt

T.Số
trẻ

182

Đạt

Chưa đạt

T. số

%

T. số

%

101

55,5%


81

44,5%


6
2
3
4

Nghe hiểu và làm theo 2-3 yêu
cầu liên tiếp bằng tiếng việt
Trẻ biết giao tiếp và diễn đạt
mạch lạc một số câu từ.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.

182
182
182

98
95
101

53,8%

84


46,2%

52,2%

87

47,8%

55,5%

81

44,5%

Trẻ tự tin giao tiếp với bạn,
5 mạnh dạn trao đổi trò chuyện 182
92 50,5%
90
49,5%
cùng cô.
Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ chưa đạt ở các tiêu chí đưa ra cịn
rất cao từ 44,5%-59,5% trẻ chưa đạt. Điều đó chứng tỏ khả năng tiếng Việt của
trẻ còn nhiều hạn chế.
Từ kết quả khảo sát giáo viên và học sinh tôi nhận thấy cịn nhiều vấn đề
tồn tại, tơi ln trăn trở, suy nghĩ và tìm các giải pháp để tăng cường tiếng Việt
cho trẻ dân tộc thiểu số sao cho đạt hiệu quả. Các giải pháp tôi đã tiến hành cụ
thể như sau:
2.3. Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tăng
cường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số tại trường mầm non Kỳ Tân.
2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn cho

cán bộ, giáo viên thực hiện hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc
người thiểu số.
Là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, ngay từ đầu năm học tôi đã xin ý
kiến của Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức các buổi họp, chuyên đề, sinh
hoạt chuyên môn, để triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số của các cấp tới toàn thể cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên. Đó là các văn bản sau: “Quyết định số 1008/QĐ -TTg
ngày 02/06/2016 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng
Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016
-2020, định hướng đến 2025”; Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016
của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng
cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 1682/QĐUBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm
non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20162020, định hướng đến 2025”. Quyết định số 70/KH- UBND ngày 19 tháng 3
năm 2021 của UBND huyện Bá Thước xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu
số huyện Bá Thước giai đoạn 2021-2025”... [2 ]. Kế hoạch số 75/KH-MNKT
của trường mầm non Kỳ Tân về việc xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng việt
cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số năm 2021-2022”. Để toàn thể cán bộ


7
giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tăng cường tiếng Việt trong
giáo dục trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
(Xem phụ lục 1: Ảnh 1.1; Ảnh 1.2)
Để phát huy vai trò là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc và giáo
dục trẻ của trường, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng đào
tạo, để nâng cao trình độ chun mơn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tôi đã
áp dụng một số nội dung sau:

- Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên
môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển
biến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục Huyện, trường mầm non Kỳ Tân
thực hiện các chuyên đề tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu
số, làm quen chữ cái, làm quen văn học, chuyên đề lễ giáo, xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...Tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên đề trên cơ sở
tình hình và khả năng thực tế của trường và những yêu cầu chỉ đạo của ngành,
kế hoạch chuyên đề xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, giải pháp và các
bước tiến hành. Việc xây dựng và bồi dưỡng giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi
chọn giáo viên có năng lực, năng khiếu phù hợp với từng chuyên đề để giáo viên
dạy tiết mẫu, cử giáo viên đi tập huấn chuyên đề ở ngành và dự giờ một số tiết
dạy mẫu ở trường bạn. Xây dựng giáo án cho giáo viên phụ trách dạy mẫu, tham
mưu với hiệu trưởng mua tài liệu, đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. Tất cả các
giáo viên dự giờ các tiết dạy mẫu đóng góp ý kiến đã rút ra nhiều kinh nghiệm
và xác định được những vấn đề mới, thống nhất thực hiện trong tồn trường.
Thơng qua hình thức này giáo viên đã được tập huấn những kiến thức cơ bản khi
dạy tiếng Việt cho trẻ. Từ đó khuyến khích giáo viên chủ động tìm hiểu vốn
tiếng Việt của trẻ, tìm tịi sáng tạo các phương pháp dạy trẻ học tiếng Việt hiệu
quả và tự rút ra kết luận cho mình để giúp trẻ học tốt hơn.
(Xem phụ lục 1: Ảnh 1.3; Ảnh 1.4)
Với các hình thức đã áp dụng nhận thức của giáo viên đã thay đổi, giáo
viên đã hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân
tộc thiểu số. Giáo viên cũng đã có thêm nhiều kỹ năng trong việc dạy tiếng Việt
cho trẻ dân tộc thiểu số, đặc biệt là kỹ năng dạy trẻ phát âm, nghe hiểu từ tiếng
Việt và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ được nhiều hơn.
2.3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ một cách hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt mục tiêu đã
định từ trước, hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi

trường. Kế hoạch là công cụ quan trọng giúp chúng ta có định hướng cụ thể. Nó
thể hiện sự hoạt động có trình độ tổ chức cao, thay thế hoạt động manh mún,
thiếu phối hợp, thất thường bằng hoạt động theo các quyết định đã được cân
nhắc, để công tác tăng cường tiếng Việt được tổ chức đạt hiệu quả giáo viên cần
lên kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của trẻ lớp mình.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các
lớp làm một bảng khảo sát để tìm hiều đặc điểm ngơn ngữ tiếng Việt của trẻ dân


8
tộc trong lớp mình, cụ thể:
+Trình độ, khả năng tiếng Việt của trẻ trong lớp như thế nào?
+Trẻ thường hay quan tâm, hứng thú về những vấn đề gì? Trẻ mong muốn
được tìm hiểu những vấn đề gì?
+Khó khăn, hạn chế của từng trẻ về tiếng Việt như thế nào?
+Bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái: Ngơn ngữ( tiếng nói, chữ viết),
trang phục, phong tục tập quán, văn hóa(thơ ca, các làn điệu dân ca, ca dao, lễ
hội...)
+Hồn cảnh gia đình trẻ như thế nào?
+Đặc điểm cộng đồng nơi trẻ sống, họ sử dụng ngôn ngữ nào là chủ yếu?...
Tất cả giáo viên đều thực hiện tốt công tác khảo sát trên.
Sau khi nắm được tình hình thực tế của từng lớp tôi đã chỉ đạo giáo viên lên
kế hoạch giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ bằng cách lồng ghép tăng cường
tiếng Việt hợp lý vào chương trình chăm sóc ni dưỡng giáo dục hằng ngày.
Chun đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số khơng có thời lượng cụ
thể trong chương trình giáo dục mầm non. Muốn thực hiện chuyên đề có chất
lượng chỉ có thể lồng ghép nội dung của chuyên đề vào chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ một cách linh hoạt, hợp lý, tránh làm nặng nề, áp lực đối với trẻ.Tôi
chỉ đạo giáo viên lồng ghép vào hoạt động trong ngày theo chủ đề, chủ điểm của
năm học. Trong khi xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm cung cấp từ tiếng Việt cho

trẻ cần đảm bảo tính hệ thống logic và theo hướng phát triển.
Khi lập được kế hoạch giáo viên căn cứ vào đó để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi,
học liệu để xây dựng môi trường phù hợp với nội dung tăng cường tiếng Việt...Sưu
tầm thêm các bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của địa phương...để trang
bị thêm tài liệu giảng dạy và xây dựng mơi trường trong và ngồi lớp. Từ đó chỉ
đạo giáo viên tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp
thông qua các hoạt động như:
- Tổ chức các hoạt động học có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ
- Tổ chức các hoạt động chơi trong phịng nhóm, tổ chức ngồi trời
- Tổ hoạt động chơi theo cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn và cho trẻ hoạt động
theo các hình thức chơi theo ý thích, chơi có sự hướng dẫn của giáo viên, dạo chơi
ngồi trời, chơi ở các góc, chơi chung cả lớp...
Về nghe: Để trẻ được nghe các từ chỉ người, sự vật hiện tượng, đặc điểm,tính
chất hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát và nghe lời nói trong giao tiếp hàng
ngày, nghe kể chuyện đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
Về nói: Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ phát âm rõ tiếng Việt, bày tỏ nhu cầu, tình
cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau, sử dụng đúng từ ngữ và
câu trong giao tiếp hằng ngày, trả lời và đặt câu hỏi...
Đọc thơ ca dao, đồng giao và kể chuyện
Lễ phép chủ động và tự tin trong giao tiếp
Về làm quen với đọc và viết:
Làm quen với cách sử dụng sách, bút
Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống
(Xem phụ lục 2:Ảnh 2.1)


9
Qua thời gian được chuyên môn nhà trường hướng dẫn lên kế hoạch và
thực hành tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt tất cả các
giáo viên các khối lớp đều đã rất thành thạo và nắm rõ các bước cũng như nội

dung giáo dục tăng cường tiếng Việt, các hoạt động được thực hiện thường
xuyên, liên tục.Trẻ cũng chủ động tích cực tham gia các hoạt động cùng các
thầy cô giáo.
2.3.3.Giải pháp 3: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng và khai thác
môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu
số.
Để nâng cao chất lượng hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, việc
xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chính vì vậy trước khi khai giảng và trong suốt q trình năm học tơi đã
chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng và khai thác môi trường tăng cường
tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số thông qua nhiều hoạt động
khác nhau như: Với mỗi chủ đề chủ điểm tôi chỉ đạo giáo viên phải xây dựng kế
hoạch cụ thể từ đó giáo viên sẽ biết trang trí, làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm cái
gì? Bằng cách nào? Vào thời gian nào?...Cần phải phối hợp, tuyên truyền với
phụ huynh, cộng đồng đóng góp đồ dùng, đồ chơi; phối hợp với giáo viên khác
để xây dựng mơi trường trong và ngồi lớp như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong năm học nhà trường cũng đã tổ chức hội thi “trang trí phịng nhóm lớp”
vào tháng 9 (học kỳ I). Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm” vào tháng 1(học kỳ II). Với mục tiêu xây dựng môi trường tăng cường
tiếng Việt một cách hiệu quả nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, tăng
cường khả năng tiếng Việt cho trẻ em.
Tôi cũng quán triệt đến giáo viên việc xây dựng môi trường tiếng Việt cần
bám vào các tiêu chí của “Bộ tiêu chí xây dựng mơi trường tăng cường tiếng
Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo
quyết định số 2805/QĐ-BGDĐTvà với quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” trong
mọi hoạt động.
* Xây dựng môi trường vật chất
- Mơi trường trong lớp học
Mơi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học, nó
quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm, lớp. Đối với các lớp dạy

tăng cường tiêng Việt thì việc tạo mơi trường lớp học lại càng có ý nghĩa lớn lao
hơn đối với trẻ.
Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tịi, khám
phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày, bầu
khơng khí, quan hệ xã hội, giao tiếp giữa trẻ với người lớn, giáo viên, cha mẹ
trẻ, giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau.
Các góc/khu vực hoạt động được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện
thực tế; đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, an toàn, thuận tiện với trẻ; Phương
tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi được bố trí hợp lý, an tồn, và được dán nhãn
bằng tiếng Việt (theo mẫu chữ in thường)
Khu vực/Góc thư viện được bố trí hợp lý; Hệ thống giá, kệ chắc chắn, an
toàn đảm bảo quy định; bàn ghế phù hợp với trẻ; đủ ánh sáng, trang trí phù hợp,


10
hấp dẫn. Có hệ thống sách tranh, truyện tranh, thẻ chữ cái, thẻ từ, bút chì, sáp
màu, đất nặn, giấy, bìa, học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ; sắp
xếp hợp lý giúp trẻ dễ sử dụng.
Có đồ dùng, đồ chơi gần gũi với bản sắc văn hóa và dân tộc của trẻ; vật
thật, đồ chơi có nguồn gốc tự nhiên
Giáo viên đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày vào một khoảng thời gian nhất
định
Giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với sách, bút, chữ viết tiếng Việt; tổ
chức cho trẻ vẽ nét chữ cái tiếng Việt
Giáo viên dành khoảng thời gian cố định cho trẻ tập nói tiếng Việt, đặc
biệt những trẻ khả năng nghe nói tiếng Việt cịn hạn chế.
Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp cần chú ý bố trí các góc hoạt động
hợp lí. Góc hoạt động cần n tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào. Các góc hoạt
động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết
giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát, giám

sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay
đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động và hứng thú của trẻ. Có
nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hồn thiện, sản
phẩm chưa hồn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản
phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền.[4]
Chỉ đạo giáo viên sáng tạo góc địa phương theo hướng mở để trẻ được
hoạt động, phối hợp với phụ huynh xây dựng mơi trường trong và ngồi lớp học
tạo mơi trường thân thiện gần gũi để trẻ hoạt động hiệu quả phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và lớp học. đồ chơi
học liệu phù hợp với trẻ mang tính giáo dục vừa gần gũi trẻ, cách đặt tên góc dễ
hiểu với trẻ kích thích việc phát triển ngơn ngữ ở trẻ.
Tất cả các đồ dùng, vật thật trong góc địa phương đều được giáo viên chú
thích thêm tên gọi bằng tiếng Việt (Chữ in thường) bên dưới mỗi hình ảnh để trẻ
làm quen với chữ viết tiếng Việt và khi giới thiệu giáo viên sẽ diễn đạt song
song các nội dung đó bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ.
Ngoài việc sưu tầm những nội dung có liên qua đến người dân tộc Thái tơi
cịn chỉ đạo giáo viên sưu tầm thêm tranh ảnh các hoạt động lễ hội của một số
dân tộc thiểu số khác như của người dân tộc Mường, dân tộc Dao…hoặc các dân
tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam để mở rộng và giới thiệu cho trẻ trong các giờ
hoạt động vui chơi và mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Góc địa phương có hình ảnh người dân tộc Thái mặc trang phục dân
tộc kèm từ, Các loại đồ dùng truyền thống của người dân tộc Thái như cái ớp,
cái dón, cái giỏ…
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.1; Ảnh 3.2)
- Mơi trường cho trẻ hoạt động ngồi trời
Khi thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngồi lớp học (như Góc
thư viện xanh, góc thiên nhiên, góc vận động..) tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo
viên tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ
giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt. Việc cung cấp vốn tiếng Việt cho



11
trẻ ở ngồi lớp học là rất quan trọng. Chính vì thế ở mơi trường ngồi lớp học tơi
hướng dẫn giáo viên luôn tạo môi trường tiếng Việt phù hợp với đặc điểm với
khơng gian ngồi lớp.
Có khu vực thư viện xanh thân thiện, được bố trí tại Vườn cổ tích vừa yên
tĩnh, lại gần khu vực cổng trường rất phù hợp để trẻ/cha mẹ, ơng bà có thể đọc
truyện, thơ…cho trẻ nghe trong thời gian đưa, đón trẻ. Trẻ cũng được tự do hoạt
động, khám phá trong khu vực thư viện xanh. Trẻ hứng thú nghe giáo viên kể
chuyện/đọc thơ; truyện bằng tiếng Việt.
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.3; Ảnh 3.4)
Ví dụ 1: Góc thiên nhiên ngồi trời: Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi
nơi tạo mơi trường về thế giới các lồi cây, lồi hoa, thử nghiệm khoa học, có kèm
các từ tương ứng.... mà cịn có thể ghi chép hiện tượng mà trẻ theo dõi.
Ví dụ 2 : Góc Bé u thiên nhiên cho trẻ được chơi với cát, nước, chăm sóc
cây…để cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau
băng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi
Khu “Vườn cổ tích” trường tơi được thiết kế, xây dựng theo đúng bản sắc
của người dân tộc Thái ở đó có nhà sàn với các vận dụng quen thuộc hàng ngày,
có dịng suối nước chảy róc rách, với cây cầu, guồng nước đặc trưng của mảnh
đất vùng cao...có những loại cây quen thuộc như: Cây Hoa Ban, cây Lội, cây
Cọ…
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.5)
Với việc xây dựng góc "Chợ quê" với các “Gian hàng truyền thống”
trong trường mầm non là một ý tưởng rất hay mà trường đã thực hiện. các “Gian
hàng truyền thống” đã giúp tái hiện lại giá trị truyền thống dân tộc, bản sắc văn
hóa của địa phương. Chúng tơi đã lựa chọn một góc nhỏ tại sân trường. Tận
dụng các nguyện liệu tự nhiên, có sẵn và gần gũi với trẻ như tre, rơm, lá cọ... để
tạo các giá bày hàng, các sạp bán hàng... Các mặt hàng cho trẻ chơi cần phong

phú, nhiều chủng loại. Có gắn chữ cái và các từ tiếng Việt. Bố trí sắp xếp khoa
học, đẹp mắt làm nổi bật lên một mơ hình “Chợ q” lạ mà quen, tuy giản dị,
mộc mạc nhưng mang đậm truyền thống quê hương…
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.6; Ảnh 3.7)
Nhà trường cũng xây dựng khu sân khấu kết hợp khu vận động là nơi để
trẻ được tham gia các sự kiện của nhà trường, trẻ được chơi các trò chơi dân
gian/ hát đồng dao, ca dao để trẻ tham gia tập thể …không gian của khu vận
động được trang trí sinh động, với nhiều đồ vật, hình ảnh gần gữi thân thuộc với
trẻ, bên cạch đó các đồ vật đấy cịn gắn các chữ cái, chữ số…giúp trẻ được làm
quen với chữ viết mọi lúc mọi nơi, trẻ được “tắm mình” trong mơi trường tiếng
Việt phong phú giúp trẻ phát triển vốn tiếng Việt của bản thân.
(Xem phụ lục 3: Ảnh 3.8)
*Xây dựng môi trường xã hội
- Đối với trẻ: giáo viên cần tôn trọng trẻ, coi trọng những điều trẻ thích,
tìm hiểu những điều trẻ đang quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích
và khả năng của trẻ. Sự quan tâm đến trẻ cần được thể hiện qua hành vi của giáo
viên như lắng nghe trẻ nói, trả lời trẻ khi trẻ có nhu cầu hay câu hỏi, chơi cùng
trẻ. Giáo viên cần tạo bầu khơng khí trong lớp thân thiện, quan tâm đến nhau,


12
tôn trong trẻ bằng cách đối xử công bằng, không phân biệt đối xử hay kì thị trẻ,
khơng thiên vị một số trẻ, yêu thương tất cả các trẻ như nhau.
Đặc biệt hằng ngày giáo viên có thể tổ chức hoạt động tăng cường tiếng
Việt cho trẻ vào buổi chiều bằng các hoạt động khác nhau như trò chuyện theo
một chủ đề nào đó, nghe kể chuyện, đọc thơ, bài hát, trị chơi cung cấp vốn từ…
nhằm mục đích làm quen với một vài từ mới chuẩn bị cho ngày hôm sau; ôn
luyện củng cố các từ, các câu đã được học.
Khuyến khích trẻ tích cực nói chuyện và giao lưu với nhau băng tiếng
Việt trong các hoạt động hằng ngày…

- Đối với giáo viên: Chăm chú lắng nghe trẻ nói, khơng hối thúc hay nói
thay trẻ. Trị chuyện với trẻ bằng thái độ vui vẻ, nét mặt tươi cười, thái độ thân
thiện, nhẹ nhàng. Trò chuyện thường xuyên với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi (trong giờ
chơi, giờ ăn, đón trẻ…) ln chú ý đến khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ trong
các hoạt động. Ví dụ trong giị đón trẻ, giáo viên nhắc trẻ chào cơ, chào bố mẹ
bằng cách nói mẫu câu chậm cho trẻ nói theo…
Giáo viên luôn yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi khi được hỏi, nếu trẻ gặp khó
khăn, giáo viên nhắc khéo một vài từ gợi mở, tránh nói hết cả câu để trẻ tự trình
bày tiếng Việt bằng lời nói của mình.
Giáo viên trị chuyện và trao đổi, hướng dẫn cha mẹ thường xuyên nói
chuyện với trẻ bằng tiếng Việt ở gia đình, sưu tầm những quyển chuyện, sách
của học sinh lớp một để trẻ “đọc” hoặc xem tranh, làm quen với chữ viết trong
những sách đó. Trường hợp cha mẹ khơng biết tiếng Việt, khuyến khích nói
tiếng mẹ đẻ với con, tham gia các câu lạc bộ cha mẹ tại thôn bản để biết một số
vốn từ cơ bản, bảng chữ cái…để chơi cùng trẻ.
2.3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo tăng cường tiếng việt cho trẻ thông qua
hoạt động chơi:
Nhận thức được vai trò của hoạt động tăng cường tiếng việt cho trẻ, ngay
từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên nhà trường triển khai thực hiện tăng
cường tiếng Việt trong các hoạt động hàng ngày như hoạt động học, hoạt động
ăn ngủ, hoạt động lao động, mọi lúc mọi nơi… tạo ra sự hứng thú sôi nổi cho
trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là “Hoạt động vui chơi”,ở
độ tuổi này trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vui chơi đóng vai trị trong cuộc
sống của trẻ. Thơng qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển toàn diện, việc hướng
dẫn tổ chức hoạt chơi để tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở giai đoạn này là vơ
cùng quan trọng vì: Phù hợp với khả năng hiểu và nói tiếng Việt của trẻ, khuyến
khích trẻ sử dụng và nói tiếng Việt để bày tỏ nhu cầu trong quá trình chơi và giải
quyết mâu thuẫn. Giáo viên là người tạo tình huống để trẻ có cơ hội được tăng
cường tiếng Việt( Nhìn, nghe- hiểu lời nói và giao tiếp bằng tiếng Việt). Khi trẻ

chưa nói được tiếng Việt, khuyến khích trẻ tăng cường giao tiếp bằng tiếng mẹ
đẻ. Ln tị mị chú ý tới mối qua hệ của trẻ trong khi chơi. Sử dụng các giải
pháp tích cực để giúp trẻ thảo luận khi tham gia góc chơi, vai chơi mà nhiều trẻ
cùng thích chơi, ln phiên góc chơi, vai chơi của trẻ, khơng để trẻ chơi một, hai
góc chơi cố định trong thời gian thực hiện chủ đề hoặc ln đóng vai chính trò
chơi


13
Tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động chơi sẽ giúp trẻ học tiếng Việt
một cách tự nhiên, mà hiệu quả mang lại rất tốt.Trẻ em trong giai đoạn này là
thời kỳ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, nhất là ngôn ngữ, trẻ
tương tác với những gì diễn ra, bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành và
biểu đạt bằng lời nói. Vì vậy tơi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cần khai thác
và áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực một cách khoa học, để thực
hiện tốt điều này sau khi nhiều trẻ em người dân tộc đã nói được một số từ ngữ
qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày thì giáo viên cần phải chú ý về hoạt động
thảo luận nhóm, có rất nhiều cách khác nhau để chia nhóm tuy nhiên khơng nên
chia nhóm trẻ q đơng hoặc q ít trong đó có trẻ biết được khá nhiều tiếng
Việt và phát âm tương đối tốt, nên cùng chơi với trẻ biết ít hoặc phát âm đang
cịn kém để trẻ học hỏi lẫn nhau trong quá trình trao đổi theo tôi cách này là hiệu
quả nhất, khi trẻ gặp khó khăn cơ là người quan sát nhóm chơi hướng dẫn gợi
mở để giúp đỡ trẻ chơi thông qua ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ dịch sang tiếng Việt để
trẻ nhanh chóng thích nghi. Đến chủ đề sau khi trẻ đã tiếp cận được tương đối
nhiều từ qua các hoạt động của chủ để trước cơ có thể chọn nhiều trò chơi luyện
phát âm cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày như: Các bài thơ ca dao, đồng dao
gắn với trị chơi dân gian để kích thích học tiếng Việt của trẻ. Thông qua các bài
đồng dao, ca dao vốn hiểu biết và ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng.
Chính vì thế tơi đã chỉ đạo giáo viên sưu tầm các bài ca dao, đồng dao, bài
hát ru.., của người dân tộc thái phù hợp để dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non.

Bên cạnh đó trị chơi đóng vai theo chủ để cũng phản ánh những trải
nghiệm gần gũi quen thuộc của trẻ, bắt chước hành động của những người trẻ
yêu thích, học cách hiểu thể giới và luyện kỹ năng sống, giúp trẻ biết cách ứng
phó với các tình huống qua đó luyện phát âm tốt thơng qua chơi.
Để tổ chức tốt trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị mơi trường, đồ chơi để
trẻ đóng vai như gia đình, trạm y tế, lớp học…Trong quá trình chơi giáo viên
giúp trẻ tập đóng vai chơi như: Nhận biết vai chơi của mình là ai, đang làm gì
thơng qua các câu hỏi ví dụ: "Con đang chơi gì"? " Con là ai"?. Khi trẻ nói được
tên vai chơi thì có thể gợi ý cho trẻ biết được cơng việc của vai chơi ví dụ: "Mẹ
đang làm gì"?" mẹ bế em bé, bác sỹ đang khám bệnh"…
Khi trẻ thích chơi và biết thể hiện các vai chơi, khuyến khích trẻ mạnh dạn,
tự tin tham gia vào các trò chơi, thay đổi cách chơi, vai chơi để trẻ không cảm
thấy nhàm chán, cùng một chủ đề chơi nhưng mỗi lúc chơi lại tạo ra một tình
huống mới đặc biệt là ln phiên vai chơi, khơng nên để một trẻ đóng một vai
nhất định. Khi chơi cần cho trẻ gọi tên các đồ chơi để luyện ngôn ngữ tiếng Việt
cho trẻ.
Các trò chơi mở rộng vốn từ và câu đã được học. Ví dụ " Đây là quyển
sách", Để mở rộng từ mới thì cơ chọn các từ " bút chì", "bảng con", " tờ tranh", "
sáp màu"… giáo viên sử dụng trò chơi chọn đồ và một số trò chơi tự sáng kiến
ra tương tự để trẻ được tư duy ngơn ngữ phát âm chuẩn tiếng Viêt thơng qua
chơi.
Ngồi ra còn hướng dẫn cho trẻ tập kể chuyện sáng tạo bằng bộ tranh lô tô
giúp trẻ kể chuyện những con vật theo nhiều cách khác nhau, hoặc trò chơi kể
chuyện rối tay, rối dẹt…Để phát triển từ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ, chỉ đạo


14
giáo viên phụ trách phải nắm chắc chương trình giảng dạy, các chuyên đề trọng
tâm trong năm học để nội dung chuyên đề đạt kết quả tốt.
Trong quá trình tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động chơi, giáo viên

chú ý rèn cho trẻ tính tư duy ngơn ngữ và giúp đỡ trẻ gặp khó khăn, tìm cách để
gợi mở, hướng lái cho trẻ phát âm một cách tích cực cùng bạn bè.
Tổ chức các hoạt động chơi tăng cường tiếng Việt theo chế độ sinh hoạt
hàng ngày.
Chơi trong giờ đón trẻ: Thời điểm đón trẻ, sau khi trẻ vào lớp, trẻ được chơi
tự do với các đồ chơi trong lớp giáo viên giới thiệu các đồ chơi trẻ đang chơi và
có thể hỏi trẻ, “ Nhà con ở làng nào ?”, “ Nhà con có ai?”, “ Con thích chơi với
bạn nào nhất?”…
Chơi hoạt động ở các góc: Quá trình thực hiện cơ ln có sáng kiến mới
lồng ghép vào giờ chơi tạo thêm sự hứng thú chơi và kích thích trẻ tích cực giao
tiếp bằng tiếng Việt.
Chơi ngồi trời: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi vận động và trị chơi
dân gian như: “ Chuyển bóng theo nhịp bài hát”. “ Lôn cấu vồng”, “ Nhà bạn
trai, nhà bạn gái”,” Lá và gió,”Trời nắng trời mưa”…
Chơi theo ý thích buổi chiều: Giáo viên có thể thực hiện nội dung tăng
cường tiếng Việt cho trẻ thông qua các trò chơi, hoạt động lao động tự phục vụ
khuyế khích trẻ khởi xướng và tự chơi với nhau, chọn các nội dung có liên quan
đến tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở khu vực chơi để tạo cơ hội cho trẻ được tăng
cường tiếng Việt theo khả năng của trẻ và điều kiện của trường/ lớp, có thể ơn
luyện từ, câu đã học.
Ví dụ 1: Cơ cho trẻ chơi với hột hạt để tạo thành các chữ cái, trong q trình
chơi cơ cho trẻ phát âm tiếng Việt từ “hạt Lạc”, “Hạt đậu đen”, cho trẻ phát âm
chữ cái trẻ vừa xếp được.
(Xem phụ lục 4: Ảnh 4.1)
Ngoài ra còn một số trò chơi dân gian địa phương để phát triển từ cho trẻ,
giáo viên cần lựa chọ trò chơi phù hợp với chủ đề. Chỉ đạo giáo viên lưu ý nâng
cao yêu cầu trò chơi ở những lần tiếp theo bằng cách thông qua hoạt động chơi
mà trẻ được phát âm chuẩn tiếng Việt, để tiếng Việt của trẻ được đa dạng phong
phú hơn. Từ những việc đơn giản như vậy đã giúp trẻ mầm non thông qua chơi
để tăng cường tiếng Việt phát âm chuẩn hơn và nói rõ từ hơn trong giao tiếp với

người lớn, với bạn, mạnh dạn giao tiếp với cơ, trẻ khơng cịn ấp úng, rụt rè như
trước nữa, khả năng giao tiếp của trẻ bằng tiếng Việt ngày một hiệu quả hơn.
(Xem phụ lục 4: Ảnh 4.2)
Ví dụ 2:Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Lộn cầu vồng” giáo
viên cho trẻ đọc bài đồng dao “Lộn cầu vồng”. Như vậy trẻ vừa được chơi trò
chơi vừa được phát triển ngơn ngữ điều đó khích thích trẻ chơi tập trung chú ý
để lời đồng dao khớp với các động tác chơi.
(Xem phụ lục 4: Ảnh 4.3)
Kết thúc chủ đề giáo viên chủ nhiệm các lớp cùng tổ chuyên môn cần tổ
chức kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động trải nghiệm của giáo viên,
của trẻ ở lớp; hiệu quả của việc tăng cường tiếng Việt thông qua chơi trong lớp
để có kế hoạch điều chỉnh ở chủ đề sau cho phù hợp. Lập kế hoạch chuẩn bị chu


15
đáo chi tiết cụ thể về sáng tạo tăng cường tiếng việt. Triển khai đến các bậc phụ
huynh để đóng góp ngun vật liệu cùng tạo mơi trường tiếng việt, làm đồ dùng
đồ chơi tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Cô theo dõi sự tiến bộ của trẻ bằng nhật
ký để quan sát nhận thức và phát âm của trẻ trong từng giai đoạn và từng chủ
điểm. Qua đó trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, và thấy được sự tiến bộ
về ngôn ngữ tiếng Việt và và nhận thức của trẻ thông qua hoạt động chơi một
cách nhanh chóng.
2.3.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên
truyền phối kết hợp với phụ huynh, các đồn thể trong q trình thực hiện
tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.
Điều đầu tiên để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm
non phải được thực hiện với sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội tôi lên kế hoạch chỉ đạo tổ chuyện môn và giáo viên xây dựng các
hoạt động để tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, tổ chức hoạt động
một cách mềm dẻo linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình hình trẻ ở lớp và độ tuổi

của trẻ. Ngồi ra cịn phối hợp tốt với các đồn thể( Hội nơng dân, hội phụ nữ,
đồn thanh niên, mặt trận tổ quốc xã nhà) và các thôn bản, các nhà hảo tâm, các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã… thực hiện việc vận động qun góp ngày
cơng lao động, quyên góp nguyên vật liệu và giúp lớp học tạo môi trường làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động, bản thân cịn chú ý đến cơng tác tuyên
truyền về lợi ích và ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động
của trẻ cho cộng đồng, phụ huynh và các đoàn thể trên địa bàn thôn, xã.
(Xem phụ lục 5: Ảnh 5.1)
Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch tuyên truyền, phối hợp với cộng đồng và
cha mẹ trẻ trong công tác giáo dục trẻ cách chăm sóc, giáo dục trẻ đến với cha
mẹ trẻ ,từ đó giúp giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ hàng
ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và cộng đồng từ
đó việc chăm sóc giáo dục trẻ và cơng tác duy trì sỹ số được diễn ra thuận lợi
hơn.
Năm học 2021-2022 là năm học có nhiều biến động trong lịch học của
trẻ, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trẻ phải nghỉ học ở nhà trong thời
gian dài, nhưng cơng tác giáo dục thì khơng thể để gián đoạn, vì thế tơi đã chỉ
đạo giáo viên lên kế hoạch và thực hiện “hướng dẫn cha mẹ tổ chức các hoạt
động giáo dục qua chơi cho trẻ tại gia đình”[5], phù hợp với bối cảnh, điều kiện
thực tế và độ tuổi; Ngay từ đầu năm học thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục
và đào tạo Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn đã hướng dẫn giáo viên thực hiện
các Video dạy trẻ chơi và học tại nhà, bên cạnh đó khuyến khích giáo viên sưu
tầm, lựa chọn các video phù hợp với độ tuổi của trẻ lớp mình có trong kho “Dữ
liệu video đã được Phịng Giáo dục và đào tạo, nhà trường thẩm định” để gửi
vào nhóm Zalo, facebook của lớp cho phụ huynh có thể dạy con chơi, học tại
nhà, vì vậy dù phải nghỉ học nhưng các cháu vẫn được chơi các trò chơi, được
nghe kể chuyện, đọc thơ, chơi các trò chơi luyện phát âm…; Trong quá trình tổ
chức cho trẻ chơi, học tại nhà giáo viên cũng khuyến khích cha mẹ tích cực giao
tiếp với trẻ bằng tiếng Việt, điều đó:
+ Giúp cho trẻ tăng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh với tâm trạng



16
thoải mái, bình yên.
+ Duy trì cơ hội thực hiện các kĩ năng và phẩm chất (sự khéo léo, tính
kiên trì, sáng tạo…)
+ Tăng vốn tiếng Việt của trẻ.
+ Tăng cơ hội học tập nối tiếp ở trường với gia đình.
+ Tăng cơ hội giao lưu giữa con với cha mẹ…
+ Giúp cha mẹ trẻ nhận thấy sự thích thú khi chơi cùng con, nhận ra sự
tiến triển của con trong quá trình “chơi mà học”, trong quá trình tương tác hàng
ngày. Phụ huynh cùng làm đồ dùng tự tạo để tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại
nhà.
(Xem phụ lục 5: Ảnh 5.2; Ảnh 5.3)
Tôi luôn động viên giáo viên tạo sự gần gũi giữa giáo viên với trẻ, tìm
hiểu về hồn cảnh gia đình của từng trẻ, thường xun gặp nói chuyện và trao
đổi với phụ huynh của trẻ, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ tầm quan trọng của việc
cho trẻ đến trường đúng độ tuổi. Chú trọng phối hợp đẩy mạnh tăng cường giao
tiếp bằng tiếng Việt ngay trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt
chẽ với cha mẹ trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia
đình. Đồng thời, có các giải pháp tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi
trẻ đang sinh sống giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt nhiều hơn, các mẫu câu để
giao tiếp với trẻ mang tính chuẩn mực để trẻ học theo và ghi nhớ, qua các hoạt
động đó sẽ giúp hình thành ở các cháu các kĩ năng cần thiết, đồng thời qua đó
giúp hình thành kỹ năng Tiếng Việt của các cháu một cách tốt nhất, và nhờ đó
cũng giúp cho các cháu mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, các cháu
khơng cịn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Một.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một năm áp dụng các giải pháp sáng tạo, thiết thực và hiệu quả cùng
với sự tâm huyết, trách nhiệm của tập thể nhà trường, tôi đã tiến hành tiến hành

khảo sát, đánh giá chất lượng “hoạt động tăng cường tiếng Việt” trên giáo viên
và trẻ trong nhà trường kết quả đạt được cụ thể như sau:
Bảng 3: Khảo sát về đội ngũ giáo viên lần 2 (so sánh kết quả với lần 1):
(Giáo viên được khảo sát: 22 người)
ST
T

1
2

3

Nội dung khảo sát

Lần
đánh
giá

Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến
Chưa đạt
Khá-Tốt
Đạt yêu cầu
yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%


Tạo môi trường tiếng Lần 1 7
Việt trong và ngoài
Lần 2 12
lớp
Tổ chức các hoạt Lần 1 5
động tăng cường
Lần 2 11
tiếng Việt.
Công tác phối kết Lần 1 8
hợp với phụ huynh để
tăng cường tiếng Việt Lần 2 13
cho trẻ

31,8%

8

36,4%

7

31,8%

54,5% 10 45,5%

0

0

22,6%


9

41%

8

36,4%

50%

11

50%

0

0

36,4%

6

27,2%

8

36,4%

59,1%


9

40,9%

0

0


17
Bảng 4: Khảo sát chất lượng tiếng Việt của trẻ lần 2(so sánh kết quả với lần
1): Số trẻ được khảo sát: 182 trẻ
Kết quả
T
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
Lần k/s
T

1

Khả năng nhận biết và sử
dụng tiếng Việt

2

Nghe hiểu và làm theo 2-3
yêu cầu liên tiếp bằng tiếng

việt

3

Trẻ biết giao tiếp và diễn
đạt mạch lạc một số câu từ.

4

Trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.

T. số

%

T. số

%

Lần 1

101

55,5%

81

44,5%


Lần 2

172

94,5%

10

5,5%

Lần 1

98

53,8%

84

46,2%

Lần 2

171

94%

11

6%


Lần 1

95

52,2%

87

47,8%

Lần 2

171

94%

11

6%

Lần 1

101

55,5%

81

44,5%


Lần 2

174

95,6%

8

4,4%

Trẻ tự tin giao tiếp với bạn, Lần 1
92
50,5%
90
49,5%
5 mạnh dạn trao đổi trị
Lần 2
170 93,4%
12
6,6%
chuyện cùng cơ.
Qua kết quả khảo sát lần 2 ta thấy rằng tỉ lệ phần trăm trẻ đạt các tiêu chí
đưa ra tăng lên rõ rệt so với lần một( tăng thêm từ 39%- 42,9% tùy từng tiêu chí)
Tỉ lệ chưa đạt giảm nhiều( chủ yếu rơi vào trẻ nhà trẻ và trẻ 3-4 tuổi do các cháu
đi học chưa thường xuyên).
*Kết quả đạt được đối với trẻ:
-100% trẻ em người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt
phù hợp với độ tuổi và đạt hiệu quả cao.
- Đầu năm học nhiều trẻ dân tộc thiểu số vẫn nói tiếng mẹ đẻ khi đến
trường, chưa biết sử dụng tiếng Việt, hoặc sử dụng chưa thành thạo, nhưng sau

khi đến trường học trẻ đã biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp... Chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt.
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, trong giao
tiếp cởi mở, tích cực giao tiếp bằng tiếng Việt khi trao đổi.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá, trải nghiệm, lĩnh hội ngôn
ngữ một cách bền vững, phong phú hơn về ngô từ , qua hoạt động chơi giúp trẻ
chủ động, tích cực trong việc hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi ,hợp
tác trong hoạt động, qua đó phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã
hội, ngôn ngữ biết nêu ý tưởng thông qua hoạt động chơi …
*Đối với giáo viên:
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, linh hoạt và sáng tạo hơn trong
việc lựa chọn các hình thức giáo dục trẻ. Sáng tạo, nghiên cứu làm đồ dùng,
dụng cụ tự tạo cho trẻ hoạt động. Thầy, cô giáo phải xem trẻ như một người bạn
trao đổi và giúp đỡ trẻ hoạt động đặc biệt phải lấy trẻ làm trung tâm. Tích cực
học hỏi đồng nghiệp, dự giờ để nâng cáo kiến thức về giáo dục tăng tiếng việt


18
cho bản thân ... Luôn nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và
chính xác, nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì
trẻ rất tị mị ham hiểu biết. Giáo viên biết cách tạo được môi trường mở cho trẻ
để trẻ tự tin thể hiện giúp trẻ phát triển tốt vốn Tiếng Việt, tổ chức cho trẻ tăng
cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó chú trong thơng qua
hoạt động chơi nhờ đó giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt được
tự tin hơn.
- Chú trọng và có thêm kinh nghiệm trong xây dựng môi trường tiếng
Việt; Khai thác và sử dụng tốt môi trường cho trẻ hoạt động; phối hợp chặt chẽ
với gia đình trẻ để cùng tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
*Đối với nhà trường:
- Để làm tốt công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ nhà trường đã cùng với

cha mẹ trẻ, các tổ chức xã hội đóng góp để mua sắm các đồ dùng đồ chơi để
phục vụ cho nhóm lớp. Tổ chun mơn, tập thể giáo viên trong nhà trường đã
tìm tịi, sáng tạo ra nhiều trị chơi phù hợp với độ tuổi, mang tính giáo dục cao,
ngơn ngữ được sử dụng trong trị chơi tích cực, tổ chức làm và sử dụng đồ dùng
đồ chơi ở từng lớp trong năm học đạt kết quả tốt. Cách xây dựng mơi trường
tiếng Việt của từng lớp có nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau, phong phú
mang ý nghĩa giáo dục cao, phù hợp với chủ đề chủ điểm, đồ dùng đồ chơi khá
bền đẹp, sử dụng an toàn, kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia chơi.
* Đối với phụ huynh:
- Đối với các bậc phụ huynh rất vui mừng được góp phần để thực hiện tốt
cùng nhà trường trong hoạt động tăng cường tiếng Việt hiệu quả, từ đó tăng
cường mối quan hệ kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ trong nhà trường.
- Phụ huynh biết tổ chức các hoạt động chơi với trẻ tại gia đình, phù hợp
với bối cảnh, điều kiện thực tế và độ tuổi; giúp cha mẹ trẻ nhận thấy sự thích thú
khi chơi cùng con, nhận ra sự tiến triển của con trong quá trình “chơi mà học”,
trong quá trình tương tác hàng ngày.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số là một trong những
nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với Giáo dục mầm non ở vùng núi, vùng sâu
vùng xa, bởi rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em
khơng thích ra lớp làm giảm tỷ lệ huy động trẻ, khó khăn trong việc tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức cũng như học các kỹ năng sống trong cuộc sống hằng ngày
của trẻ. Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số không dễ dàng, không chỉ là
nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi các cấp các ngành, các
tổ chức đoàn thể phải chung tay thực hiện đặc biệt là người cán bộ quản lý, giáo
viên phải tâm huyết thực sự u nghề mến trẻ, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng
tạo vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương. Và cần xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ hoạt động, xây dựng

mơi trường an tồn, thân thiện, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động
tham gia vào các hoạt động, trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp tiếng Việt một
cách tích cực, từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, hình thành ở trẻ sự tự tin và dễ


19
dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ, chia sẻ hiểu biết của mình bằng
tiếng Việt với cơ với bạn bè. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi và trò
chuyện ở mọi lúc mọi nơi mà dần dần trẻ thành thạo và ngược lại mọi hoạt động
ở trường cũng tạo cho trẻ phát triển ngôn ngữ thứ hai. Điều đó giúp trẻ khơng
ngừng phát triển tư duy, trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần hay nói một cách chung
nhất đó chính là phát triển một cách toàn diện. Như vậy giáo dục trẻ sẽ đạt được
kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó cần làm tốt cơng tác phối kết hợp với phụ huynh về thực hiện
chuyên đề, trao đổi với phụ huynh về sự phát triển của trẻ về tăng cường tiếng
việt thông qua các hoạt động, cùng phụ huynh bổ xung nguyên liệu mở để kích
thích trẻ hoạt động, tạo được nhiều cơ hội cho trẻ phát triển ngơn ngữ tốt thơng
qua chơi.
Mặt khác có được kết quả trên là do ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ
giáo viên trong nhà trường đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng hoạt động
tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số, nắm vững chuyên môn,
lồng ghép các hoạt động linh hoạt sáng tạo. Thấy được sự phát triển toàn diện về
các mặt ở trẻ như: Trí tuệ, tư duy, tình cảm, thẩm mỹ…Đặc biệt là ngơn ngữ của
trẻ, qua đó biết rằng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua hoạt động
chơi khơng thể thiếu được, đối với trẻ hình thức này có hiệu quả nhất để phát
triển vốn từ tiếng Việt.
3.2. Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục: Hằng năm mở các lớp tập huấn thực hành kỹ
năng sư phạm để giáo viên được củng cố thêm kiến thức. Cho cán bộ giáo viên
đi thăm quan học hỏi những trường điển hình trong và ngồi tỉnh để có thêm

kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chỉ đạo chun môn cụm lên
kế hoạch sinh hoạt cụm thảo luận về công tác thực hiện chuyên đề tăng cường
tiếng Việt hằng năm, những kết quả đạt được của từng đơn vị trường, những khó
khăn vướng mắc trong cơng tác quản lý chỉ đạo chuyên đề cũng như thực hiện
trên lớp của giáo viên dạy trẻ dân tộc, từ đó để đúc rút kinh nghiệm các trường
bạn dạy trẻ dân tộc thiểu số được tốt hơn
Quan tâm đến những đơn vị có khu lẻ vùng dân tộc thiểu số, tăng cường
thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi... cho các cháu dân tộc thiểu
số để trường có thêm điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.
Các giải pháp trên tuy nghiên cứu chưa sâu nhưng đối với nhà trường và
bản thân cũng là một phần nhỏ bé góp phần vào thực hiện chuyên đề trọng tâm,
và thực hiện “đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2016-2020 định hướng đến
năm 2025”, cho trẻ em người dân tộc thiểu số địa phương tôi. Tuy nhiên những
nghiên cứu này của tơi sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
góp ý, bổ sung của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Ngày 31 tháng 5 năm 2022
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
....................................................... viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
.......................................................
NGƯỜI VIẾT
......................................................


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- />2. Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường

tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
3. Quyết định số 1008/QĐ -TTg ngày 02/06/2016 của Thủ tưởng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến 2025”
4. “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường Tiếng
Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”
tại trường Mầm non Hoa Sen”. Người thực hiện : Nguyễn Thị Lệ Nga
5.Chuyên đề tháng 12 năm 2021 “Hướng dẫn cha mẹ tổ chức hoạt động giáo
dục qua chơi cho trẻ mầm non tại gia đình.” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.Tài liệu hướng dẫn tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu
số ( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) - Nguyễn Thị Hiếu(Chủ
biên) NXB Giáo dục năm 2019.
7. “Chương trình giáo dục mầm non” ban hành kèm Thông tư số 51/2020/TTBGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGHÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng- Trường mầm non Kỳ Tân- Huyện
Bá Thước –Tỉnh Thanh Hóa.
Kết
quả
Năm đánh
Cấp đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
đánh

giá xếp
xếp loại
giá xếp
loại
loại
Một số biện pháp nhằm nâng Hội đồng khoa
cao chất lượng cảm thụ tác học nghành giáo
1
C
2011-2012
phẩm văn học cho trẻ MG 5-6 dục &đào tạo
tuổi
Huyện Bá Thước
Một số biện pháp nhằm nâng Hội đồng khoa
cao chất lượng cảm thụ tác học Sở Giáo dục
2
C
2011-2012
phẩm văn học cho trẻ MG 5-6 &Đào tạo Thanh
tuổi
Hóa
Một số biện pháp để nâng cao Hội đồng khoa
3 chất lượng làm quen chữ cái học Huyện Bá
C
2015-2016
cho trẻ 5-6 tuổi
Thước
Một số biện pháp hướng dẫn
trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng, đồ
Hội đồng khoa

chơi nhằm phát huy tính tích
4
học Huyện Bá
B
2017-2018
cực sáng tạo của trẻ tại lớp
Thước
mẫu giáo A1- Trường mầm
nonThiết Kế, Huyện Bá Thước
Một số biện pháp hướng dẫn
trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng, đồ Hội đồng khoa
chơi nhằm phát huy tính tích học Sở Giáo dục
5
C
2017-2018
cực sáng tạo của trẻ tại lớp &Đào tạo Thanh
mẫu giáo A1- Trường mầm Hóa
nonThiết Kế, Huyện Bá Thước
Một số giải pháp chỉ đạo tăng
Hội đồng khoa
cường tiếng việt cho trẻ người
6
học Huyện Bá
B
2021-2022
dân tộc thiểu số trường Mầm
Thước
non Kỳ Tân, Huyện Bá Thước



PHỤ LỤC ẢNH
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO GIẢI PHÁP 1.

Ảnh 1.1; Ảnh 1.2:Hình ảnh triển khai các chuyên đề


Ảnh 1.3: Hình ảnh giáo viên thực hiện tiết dạy có lồng ghép
tăng cường tiếng Việt, chủ đề “nghề nghiệp”.

Ảnh 1.4: Hình ảnh giáo viên thực hiện tiết dạy có lồng ghép
tăng cường tiếng Việt, chủ đề “Gia đình”.


×