Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

(SKKN 2022) Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong phân môn Văn bản – Ngữ Văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 28 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi môn học trong nhà trường đều cung cấp tri thức về một chuyên ngành cụ
thể. Riêng Ngữ văn là môn nghệ thuật tổng hợp vốn sống, vốn văn hố, chính trị của
con người và xã hội nên nó có một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục, bồi
dưỡng, phát triển năng lực, nhân cách cho người học. M.Goóc- ki đã từng nói : “Văn
học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và
làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”. Văn học "Chắp đôi cánh" để
học sinh đến với mọi thời đại văn minh, mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em
niềm tin vào cuộc sống, vào con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em
tới đỉnh cao của Chân - Thiện - Mỹ. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên dạy Văn là
phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của Văn học, kích thích hứng thú học
tập môn Văn cho các em.
Nhận rõ tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, Bộ GD-ĐT, các
Sở, Ban ngành đã khơng ngừng tìm tịi, cải tiến phương pháp giảng dạy, chỉnh lí
chương trình sách giáo khoa…để từng bước nâng cao chất lượng bộ môn, làm thế nào
để phát huy cao nhất tác dụng của việc học Văn đối với trí tuệ và nhân cách học sinh.
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học đã và
đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam nói chung và của giáo dục Lệ Thủy
nói riêng. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học
trong đó có mơn Ngữ Văn - một mơn học quan trọng trong nhà trường phổ thơng.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Ngữ
Văn. Vận dụng ngun tắc này khơng chỉ phát huy tính tích cực học tập, tạo được
hứng thú, niềm say mê cho học sinh mà cịn giúp các em có khả năng tổng hợp kiến
thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm
tịi làm thế nào để chất lượng dạy và học bộ môn ngày càng một tăng lên, để các em
phát huy tối đa năng lực của mình. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để học tốt
môn Ngữ văn nói chung và phần Đọc - hiểu văn bản nói riêng cần vận dụng dạy học


1


tích hợp liên mơn. Tơi nhận thấy tính ưu việt của việc dạy học tích hợp các kiến thức
liên mơn hơn hẳn so với việc dạy học đơn môn trước đây, điều đó thể hiện rõ qua thái
độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Đây chính là lí do
khiến tơi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong
phân môn Văn bản – Ngữ Văn THCS ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ
mơn Ngữ văn, đồng thời qua đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn Văn trong
nhà trường cho học sinh
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Dạy học đơn mơn đã có từ lâu. Theo đó, dạy đơn mơn là đề cập tới kiến thức
của một mơn học nhất định nào đó một cách riêng biệt. Tuy nhiên, cách dạy cũ này
còn nhiều đơn điệu, thiên về lí thuyết nhiều hơn thực hành, dạy học rập khn, máy
móc khiến học sinh bị hạn chế sức sáng tạo, óc tưởng tượng. Vì vậy, mà học sinh
thường có xu hướng ngại học Văn, ít hứng thú và say mê đối với bộ môn Ngữ Văn.
Để một tiết học Văn có hiệu quả, đó là một trăn trở lớn đối với mỗi giáo viên
dạy Văn. Chính vì thế, điểm mới của đề tài khi dạy phân môn Văn bản thuộc bộ môn
Ngữ Văn THCS là việc tích hợp liên mơn vào trong bài dạy. Dạy học tích hợp liên
mơn là đề cập tới kiến thức của nhiều mơn học khác nhau có liên quan đến chủ đề bài
học. Phương pháp dạy học này giúp học sinh hứng thú trong giờ học, giúp các em
hiểu bài ở nhiều khía cạnh sâu sắc hơn. Các em có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học vào thực tiễn tốt hơn. Từ đó, học sinh trở nên năng động, biết tư duy vận dụng
kiến thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp,
khả năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt,
vận dụng theo cách riêng của mình. Như vậy, học theo phương pháp vận dụng kiến
thức liên môn không chỉ giúp học sinh được học kiến thức sâu rộng mà còn vận dụng
vào các tình huống thực tiễn cuộc sống tốt hơn. Phương pháp tích hợp kiến thức liên
mơn trong dạy học phân môn Văn bản sẽ mang lại cách tiếp cận mới đa chiều, đa
kênh để học sinh bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học

nào cũng có dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời đại bao giờ cũng in đậm hệ tư tưởng,
giá trị thẩm mĩ, chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giai đoạn,
một vùng đất. Trong thơ, trong văn có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc... Mỗi tiết học
Văn bây giờ khơng cịn nhàm chán mà thực sự thu hút, lơi cuốn, kích thích hứng thú
2


học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy mơn Ngữ Văn. Kết quả đạt được
trong q trình học tập của các em HS về kiến thức cũng như thái độ đều hứng thú,
u thích mơn học. Điều đó cho thấy đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng trong các tiết học phân môn Văn bản của bộ mơn Ngữ Văn THCS. Đây chính là
điểm mới của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
1.3. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm của bản thân trong
khi giảng dạy các tiết thuộc phân môn Văn bản ở các lớp khối 7,8.
Đề tài này có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên và học sinh trong
tiết học phân môn Văn bản – môn Ngữ Văn ở các lớp khối 6,7,8,9.

2. PHẦN NỘI DUNG
3


2.1. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
2.1.1. Số liệu thống kê:
Năm học 2020-2021, tôi được Nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn
lớp 7. Khi chưa áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã khảo sát thực tế qua việc
kiểm tra kiến thức phân môn Văn bản của học sinh. Kết quả khảo sát thu được như
sau:
Giỏi

Lớp/số lượng
71/41
72/41
73/43

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

02
02
03

4,9

4,9
7,0

05
06
07

12,2
14,6
16,3

26
26
25

63,4
63,4
58,1

08
07
08

%
19,5
17,1
18,6

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy kết quả học tập của học sinh chưa
cao. Bài làm đạt điểm khá, giỏi còn ít, trong khi đó những bài điểm yếu chiếm số

lượng nhiều. Do đó việc tìm hiểu thực trạng vấn đề và đưa ra các giải pháp để nâng
cao hiệu quả và chất lượng trong tiết học Văn là rất cần thiết.
2.1.2. Tình hình trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp, tơi nhận thấy có một số khó
khăn sau:
a. Về phía giáo viên:
Vấn đề tâm lí chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ
đề tích hợp liên mơn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung
chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng
thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy
tích hợp liên mơn cũng u cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong
chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh
khỏi làm giáo viên ngại thay đổi
Để dạy bài học tích hợp liên mơn tốt địi hỏi giáo viên phải tìm hiểu kiến thức cơ
bản của nhiều mơn học và các tình huống trong thực tế cuộc sống liên quan đến chủ
để bài dạy. Kiến thức tích hợp đa mơn học lại rất khó, u cầu người dạy phải trau
dồi, tìm hiểu, nghiên cứu bài học kĩ, thậm chí phải cố gắng " học" lại đồng nghiệp của
4


mình các mơn khơng thuộc chun mơn như Tốn, Hố, Lý, Sử, Địa, Giáo dục công
dân, Âm nhạc,... Bên cạnh đó, người dạy có thành thạo cơng nghệ thơng tin hay
khơng, lại là vấn đề vì dạy học tích hợp liên mơn địi hỏi phương tiện kĩ thuật dạy học
cao, tối thiểu là máy chiếu đa năng, không gian lớp học, và các phương tiện nghe,
nhìn khác vì các phương tiện dạy học trên giúp cho người dạy thao tác nhanh, thông
tin kết hợp, bài dạy vừa phong phú, vừa đảm bảo tiến độ thời gian của tiết học. Cho
nên phần lớn giáo viên ngại, hoặc lúng túng khi yêu cầu vận dụng dạy tích hợp liên
mơn, nếu có vận dụng thì cũng chỉ ở mức độ có tích hợp chưa thể hiện rõ, hiệu quả.
Trên thực tế, phần đọc- hiểu các văn bản trong môn Ngữ văn cũng chưa được
chú trọng đúng mức, đúng vai trò, tác dụng của văn bản đối với việc giáo dục thái độ

của người học về những vấn đề được đặt ra trong văn bản. Từ đó giáo viên chưa chịu
khó tìm tịi xây dựng phương pháp dạy học tích cực, vẫn dạy như một tiết đọc - hiểu
văn bản văn học; chưa khơi được ý thức tham gia giải quyết vấn đề thực tế mà văn
bản đặt ra.
b. Về phía học sinh
Một số học sinh cịn cho rằng việc học mơn Ngữ văn là khó, vì dung lượng kiến
thức nhiều, sức sáng tạo của bản thân lại có hạn cho nên có sự thiên lệch trong nhận
thức về tầm quan trọng của môn học. Tâm lý nhiều học sinh thường coi trọng các mơn
tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa… mà vơ tình xem nhẹ mơn Ngữ văn.
Học sinh chưa có phương pháp học mơn Ngữ văn đúng đắn và phù hợp. Do đó
các em thường khơng có hứng thú học Văn, khơng chủ động học tập và tìm kiếm kiến
thức, nâng cao hiểu biết của mình. Học sinh quen với lối mịn cũ nên khi đổi mới học
sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp
Một số học sinh cảm thụ văn học còn yếu, chưa nắm chắc về kiến thức môn
Ngữ Văn nên rất khó để nắm được các mối liên hệ hữu cơ về kiến thức các môn học
liên quan như : Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân...
Một số em chưa có ý thức tìm tịi, nghiên cứu các thông tin, kiến thức từ bộ
môn khác liên quan đến bài học nên trong tiết học còn thụ động, không sáng tạo, linh
hoạt.

5


Đa số các em chưa được đến các địa chỉ trong văn bản, chưa được nghe, được
đọc nên kiến thức từ thực tế của các em còn hạn chế.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy việc dạy học ở các lớp cịn có
nhiều bất cập do các ngun nhân sau:
a. Về phía giáo viên:
Thực tế giảng dạy cho thấy rằng: hiện nay cịn có một ít bộ phận giáo viên do

ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ là truyền thụ kiến thức có sẵn, nên giờ dạy
cịn chủ yếu là thầy giảng bài, học sinh chú ý lắng nghe, ghi và trả lời một số câu hỏi
mà ít chú ý đến tổ chức hoạt động cho học sinh. Trong tiết dạy học, giáo viên rất ít
giao việc cho học sinh hoặc tổ chức hoạt động không đạt hiệu quả .
b. Về phía học sinh:
Mét sè häc sinh v× lêi häc, cha thực sự có hứng thú với môn học
nên không chuẩn bị tâm thế tốt cho giờ học văn.
Mt phn do phương pháp lên lớp của giáo viên không phù hợp, chưa điều
khiển được học sinh hoặc còn áp đặt khiến học sinh thụ động tiếp thu, cũng có thể do
giáo viên chưa động viên hoặc chưa tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng và
vai trò của mình.
Vì thực sự chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của bộ môn nên các em học môn
Ngữ văn vẫn theo xu hướng thụ động, các em khơng tích cực, khơng chủ động cho
việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong giờ học. Đặc biệt ở đối
tượng học sinh các lớp đại trà năng lực từ trung bình trở xuống, gặp khó khăn trong
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dẫn đến việc đáp ứng một tiết dạy tích hợp
liên mơn càng khó khăn trong việc tự học ở nhà phải đọc, tìm tịi tài liệu, chuẩn bị
thuyết trình... Sự năng động trong việc tham gia hoạt động học tập trên lớp (nhận xét
đánh giá, tương tác với các bạn trong lớp, học nhóm.) cịn hạn chế.
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.2.1. Giải pháp 1: Lựa chọn những mơn học phù hợp để dạy tích hợp liên mơn
Dạy học liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường
tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau. Trong q trình học
6


tập ở trường Trung học cơ sở, các em được học rất nhiều môn học thuôc khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và các môn nghệ thuật. Các môn khoa học tự nhiên gồm:
Tốn, Lý, Hố, Sinh,… Các mơn khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công

dân… và các môn nghệ thuật là Mỹ thuật và Âm nhạc. Các mơn học cùng nhóm có
nhiều lợi thế trong việc áp dụng dạy học liên môn. Văn học cung cấp những tư liệu
lịch sử, nhờ đó học sinh có thể nhận thức vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Lịch
sử, Địa lý cũng giúp ta hiểu sâu sắc hơn về mơn Ngữ văn.
Chúng ta có thể tích hợp với nhiều mơn học khác nhau khi dạy học mơn Ngữ
Văn. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn những mơn học phù hợp để tích hợp khi giảng
dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
a. Tích hợp với mơn Lịch sử
Có thể nói, đây là bộ mơn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn học.
Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch sử. Khi
tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng
tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hồn cảnh ra đời của tác phẩm ta mới thấy
hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Liên thông được các biến cố thăng
trầm, dòng chảy lịch sử, các di sản, vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn
dân tộc Việt và văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc chung và rất riêng.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải (Ngữ Văn
7 –tập 1), giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử để giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra
đời bài thơ. Trần Quang Khải là một nhân vật lịch sử tiêu biểu. Ông là con trai thứ ba
của vua Trần Thái Tơng, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc
kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai
trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm
lúc ơng đi đón Thái thượng hồng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về thăm
Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải
phóng kinh đơ năm 1285. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất
Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất
Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy dưới sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.

7



Nắm được những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử giúp học sinh cảm thụ tác phẩm tốt
hơn, thấy được khí thế hào hùng của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
Ví dụ 2: Giáo viên tích hợp với kiến thức Lịch sử khi dạy hai tác phẩm của Hồ
Chí Minh “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến
khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19461954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn cơng lên Việt Bắc hịng tiêu diệt lực lượng
chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân
và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Từ
hoàn cảnh sáng tác bài thơ, học sinh càng hiểu rõ tinh thần yêu nước và phong thái
ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
b. Tích hợp với mơn Địa Lí
Việc tích hợp mơn Địa lý vào trong bài học sẽ giúp học sinh có vốn hiểu biết
sâu rộng về vị trí, đặc điểm khí hậu, thiên nhiên thắng cảnh… của các địa danh, địa
chỉ trong văn bản, tạo thành cội nguồn cảm hứng đề tài cho thi ca, hội họa, qua đó,
học sinh thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ
văn 7 - Tập 2) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài
ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua mơn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK): “Hiện tượng
ngày đêm dài ngắn theo mùa”. Giáo viên giải thích cho học sinh: Trái đất quay quanh
mặt trời theo một quỹ đạo hình elip và mặt trời thì nằm ở một tiêu điểm của elip. Trái
đất tự quay xung quanh nó theo một trục nghiêng 32,5 độ. Vào tháng 5 trái đất ở tại
một vị trí trên quỹ đạo của nó ở xa mặt trời với độ nghiêng thích hợp và thời gian
nhận ánh sáng từ mặt trời lâu hơn cịn tháng 10 thì ngược lại.
Ví dụ 2: Tích hợp kiến thức mơn Địa lí khi dạy bài bút kí Ca Huế trên sơng
Hương – Hà Ánh Minh

8



Vị trí địa lí xứ Huế: Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và
107,8-108,20 kinh Đơng. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp
thị xã Hương Thuỷ, phía Đơng giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc
hai bên bờ hạ lưu sơng Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách
biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu
Chân Mây 50 km. Huế là trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với nhiều danh
lam thắng cảnh đẹp: cố đô Huế, sông Hương, núi Ngự, nhiều di tích lịch sử có giá trị:
Kinh thành Huế, Hoàng Thành (Đại Nội), lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng...
Khí hậu xứ Huế: Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ
và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu
vực trong tồn tỉnh. Vùng dun hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ
tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng
1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ
xuống cịn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả
tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.
Như vậy, ở Huế có địa hình đa dạng: có núi, sơng, biển cho nên các ngành nghề
ở Huế rất đa dạng. Vì thế mà số lượng các bài hò trong lúc lao động cũng nhiều thêm.
Thời tiết ở đây cũng rất đặc biệt, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Vào
mùa mưa, những cơn mưa kéo dài đến hai, ba ngày. Cả thành phố Huế như được
chồng lên một lớp áo cổ kính bàng bạc trong màn mưa. Không gian đất trời ui ui
buồn bã khiến cho lòng người man mác, bâng khuâng. Tâm hồn người Huế cũng rất
đa dạng, lúc vui, lúc buồn, lúc hạnh phúc, lúc đau khổ. Vì thế, lời ca cũng sẽ mang
theo những cảm xúc của con người Huế.
c. Tích hợp với mơn Giáo dục Cơng dân
Phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến môn Giáo dục cơng dân. Vì ta
thấy cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh,
hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính nội dung dạy học mơn
Giáo dục cơng dân. Khi ta tích hợp với mơn học này, học sinh sẽ biết vận dụng từ
những kiến thức thành bài học để ứng dụng vào trong cuộc sống.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Ca dao - Những câu hát về tình cảm gia đình”, giáo viên
giúp học sinh hiểu được giá trị thiêng liêng của gia đình. Tình cảm trong gia đình bao
9


gồm các mối quan hệ: Lòng tưởng nhớ của con cháu đối với ơng bà, tổ tiên; Lịng biết
ơn của con cái với cha mẹ; Tình cảm anh em; Tình cảm vợ chồng... Qua đó, giáo viên
giáo dục đến học sinh những tình cảm tốt đẹp: Con cái phải biết u q, kính trọng,
biết ơn ơng bà, bố mẹ; u thương; anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương,
đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau; ...
Ví dụ 2: Tích hợp môn Giáo dục công dân khi dạy bài tùy bút Mùa xuân của
tôi – Vũ Bằng. Trong nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng của một người con xứ Bắc xa
quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu
ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có
được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hòa của đất trời, của lịng
người, của sức sống và tình u. Qua bài tùy bút, giáo viên giáo dục tình yêu quê
hương, đất nước, niềm tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương cho các
em học sinh.
d. Tích hợp với mơn Âm nhạc
Vận dụng kiến thức âm nhạc sẽ làm cho giờ học Văn khơng cịn đơn điệu, tẻ
nhạt mà trở nên vô cùng sôi nổi, hứng thú, khơng cịn nặng nề, nhàm chán. Vì thế mà
các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu bài hơn. Tích hợp kiến thức Âm nhạc vào trong tiết
học giúp học sinh hiểu rõ hơn thể loại âm nhạc truyền thống với những làn điệu, nhạc
cụ dân tộc phong phú để bồi dưỡng học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca xứ Lệ và
dân ca của các miền quê Việt Nam nói chung. Thơng qua dạy học tích hợp phát huy
năng khiếu ca hát, cảm thụ âm nhạc của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Ca Huế trên sơng Hương” (Ngữ văn 7), giáo viên mở
video về buổi biểu diễn ca Huế trên sông Hương cho học sinh xem. Học sinh sẽ nắm
vững kiến thức và liên hệ thực tế tốt hơn, đồng thời bồi đắp thêm ở các em tình u
đối với những khúc hát dân ca.

Ví dụ 2: Khi học bài “Đồng chí”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” (Ngữ
văn 9), tiết học sẽ trở nên thú vị hơn, cảm xúc của các em sẽ sâu lắng hơn và hiệu quả
của bài học sẽ cao hơn nếu ta cho học nghe hoặc hát những bài hát đã được phổ nhạc
từ những bài thơ đó. Hoặc bài “Con Rồng cháu Tiên”, để tạo hứng thú cho học sinh

10


giáo viên cho học sinh xem video ca nhạc về một số bài hát “Dòng máu Lạc Hồng”,
“Nổi trống lên các bạn ơi”,...
e. Tích hợp với mơn Mĩ thuật
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Ngữ văn, giúp học
sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ví dụ như bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính”, giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh về cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc
biệt là hình ảnh những đoàn xe vượt qua mưa bom bão đạn để miền Bắc kịp thời tiếp
tế sức người sức của cho miền Nam ruột thịt, đánh thắng giặc Mĩ. Hay sau khi dạy
xong bài “Đồn thuyền đánh cá” ta có thể nêu yêu cầu cho học sinh vận dụng kiến
thức của môn Mĩ thuật để vẽ bức tranh theo nội dung của bài hoặc của đoạn thơ nào
đó mà học sinh thấy tâm đắc nhất. Vẽ chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân thông qua
những thơ miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Th Kiều”, hình ảnh Dế
Mèn qua ngơn ngữ miêu tả của nhà văn Tơ Hồi với đoạn trích “Bài học đường đời
đầu tiên”. Chính quá trình vẽ tranh sẽ giúp cho học sinh củng cố và nắm kiến thức
sâu, chắc hơn. Bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” liên hệ môn Mĩ thuật 7:
Học sinh vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em, chủ đề giữ gìn vệ sinh mơi trường bảo
vệ mơi trường sống và tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lơng.
g. Ngồi ra, giáo viên Ngữ văn cịn có thể tích hợp với nhiều mơn khác như:
hoạt động ngồi giờ lên lớp, Tốn, Lí, Hóa, Sinh, Tin học…với những mức độ khác
nhau.
Ví dụ 1: Bài “Ơn dịch thuốc lá” (Ngữ văn 8), giáo viên có thể dùng kiến thức
Hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn Sinh để thấy chất độc có

trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính cịn giúp
cho các em thấy được hút thuốc lá khơng những có hại cho sức khỏe mà cịn tiêu tốn
tiền bạc.
Ví dụ 2: Văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” (Ngữ văn 8) có liên
quan đến kiến thức mơn học khác:
Vận dụng, tích hợp kiến thức bộ mơn Tốn 6: Giáo viên đưa tình huống: Giả
sử mỗi hộ gia đình chỉ dùng 1 bao bì ni lơng trong một ngày thì cả nước có tới hơn 24
triệu bao bì ni lông vứt ra môi trường mỗi ngày và trên 9 tỉ bao bì ni lơng mỗi năm.
11


Vận dụng, tích hợp kiến thức bộ mơn Hóa học 8: Học sinh nhận biết và giải
thích được một số từ khó: Phân hủy, Plaxtic, điơxin,… Hóa học 9: Đặc tính của
Pơlime; hiểu tác hại của điơxin đối với cơ thể con người.
Vận dụng, tích hợp kiến thức bộ mơn Sinh học 8: Giải thích một số thuật ngữ:
Tuyến nội tiết, dị tật bẩm sinh,....Học sinh hiểu một số hiện tượng bao bì ni lơng lẫn
vào đất cản trở sự phát triển của thực vật, của rễ cây, ngăn ngừa sự trao đổi chất; Sinh
học 9: bài Thực hành tìm hiểu mơi trường địa phương, bài: Ơ nhiễm mơi trường; Tác
động của con người với môi trường.
2.2. 2. Giải pháp 2: Cách đưa kiến thức liên môn vào trong bài dạy
Phần lớn giáo viên GV khi thực hiện định hướng tích hợp thường chỉ quan tâm
đến khâu dạy học bài mới mà khơng mấy chú ý đến các khâu cịn lại. Theo tơi, để
thực hiện có hiệu quả, GV nên sử dụng tích hợp ở tất cả các khâu trong quá trình dạy
học: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới cho đến khâu dạy học bài mới, củng cố và
hướng dẫn tự học cho các em.
a. Tích hợp liên môn khi kiểm tra bài cũ :
Đây là thao tác đầu tiên trong chuỗi hoạt động, nhằm kiểm tra chất lượng học
tập của HS. Đây là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm đánh giá kết quả nắm
kiến thức cũ trước khi dạy bài mới, giúp GV nhanh chóng nắm bắt tình hình học tập,
mức độ tiếp thu và trình độ của HS. Dùng những câu hỏi mang tính tích hợp để kiểm

tra bài cũ buộc HS phải huy động nhiều bộ phận kiến thức liên quan để trả lời, khi đó
GV khơng chỉ nắm được mức độ hiểu bài ở tiết học trước mà tư duy tổng hợp, khái
quát của các em cũng được rèn luyện.
Để có được những câu hỏi mang tính tích hợp cao trong khâu kiểm tra bài cũ,
GV cần đầu tư công sức, thời gian thích đáng ngay từ lúc bắt đầu soạn giáo án. Hệ
thống câu hỏi đó cần được cải tiến, biên soạn lại qua mỗi lớp học, năm học. Có như
vậy việc kiểm tra mới góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của thầy và trị.
b. Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới:
Đây là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho các thao tác dạy học bài mới của
GV. Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể gây sự chú ý và hứng thú học
tập cho HS, tạo cho các em tâm thế tích cực chuẩn bị tiếp nhận bài mới. Sử dụng tích
hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động bộ máy tư duy của HS, buộc các em phải
12


ý thức rõ đối tượng mình đang nhận thức và xác định hướng huy động kiến thức đã có
để giải quyết bài học mới.
c. Tích hợp liên mơn khi dạy bài mới:
GV cần phải tìm ra những kiến thức ở những mơn học khác nhau có thể tích
hợp để tạo khơng khí sơi nổi, hứng thú, đồng thời tránh được những sự trùng lặp
khơng cần thiết. Có vận dụng phương hướng tích hợp thì GV mới có thể truyền đạt
đầy đủ những nội dung kiến thức đa dạng, phong phú trong nội dung của các văn bản.
d. Tích hợp liên mơn khi củng cố, hướng dẫn HS tự học: Có thể tích hợp ở phần
củng cố để học sinh rút ra bài học cho bản thân sau khi được tiếp cận văn bản. Tích
hợp ở khâu này sẽ giúp cho bài học mà các em rút ra sẽ sâu sắc hơn. Sau đó, phần làm
bài tập ở nhà các em cũng có ý thức vận dụng kiến thức liên mơn để hồn thành bài
tập mà thầy cơ giao như: vẽ sơ đồ tư duy, vẽ tranh, sáng tác nhạc
2.2.3. Giải pháp 3: Giáo viên định hướng cho học sinh chuẩn bị bài học tích
hợp liên mơn.
a. Giáo viên phân cơng nhiệm vụ cho học sinh

Trên cơ sở ý tưởng thiết kế bài dạy của mình, giáo viên định hướng cho học
sinh cụ thể phần tự học ở nhà. Học sinh chuẩn bị càng chu đáo thì tiết dạy càng thành
cơng, muốn vậy giáo viên phải hướng dẫn rõ nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ tổ nhóm.
Tiết dạy muốn thành cơng thì người giáo viên cần phải biết phân cơng việc cho
học sinh. Trên cơ sở sự phân công của giáo viên học sinh về nhà chuẩn bị bài, các em
biết mình phải làm gì? Làm như thế nào? Tiến trình ra sao? Làm cái gì trước, cái gì
sau? Trong quá trình thực hiện giáo viên cần có sự động viên, khuyến khích, tạo cơ
hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo
vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; cần khai thác vốn
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp học sinh phát triển tối đa
năng lực, tiềm năng của bản thân.
b. Giáo viên thiết kế giáo án, tổ chức dạy học tích hợp liên mơn:
* Thiết kế giáo án: Quy trình để thiết kế một chủ đề hoặc một bài dạy tích hợp
liên mơn: Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
liên mơn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mơn Ngữ Văn ở từng khối lớp để xác
định được các nội dung cần dạy học liên môn:
13


Bước 1: Xây dựng được các chủ đề, bài học các nội dung dạy học tích hợp liên
mơn, các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh. Xác định kiến thức liên
mơn cần tích hợp trong bài, đưa ra tình huống, câu hỏi có vấn đề cần tìm hiểu. ( Ở
bước này giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà)
Bước 2: Tăng cường trao đổi chun mơn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên
quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên mơn, phương
tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Tìm kiếm và chuẩn bị kiến
thức, tư liệu, hình ảnh, clip có liên quan đến kiến thức.
Bước 3: Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với
đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên mơn đảm bảo thực hiện

được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động
của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (Thiết kế giáo án)
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương
kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một
bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp
để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo
dưỡng của bộ mơn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ
thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù
hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt
động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí
nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng
tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những
kiến thức các bộ mơn có liên quan.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung
và cấu trúc đặc thù nhưng khơng gị ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra
những chân trời mở cho sự tìm tịi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học
sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn
phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích,
chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ mơn
mình dạy với các bộ mơn khác.
14


Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú
trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học
sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình
huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của
từng phân mơn mà cịn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.

* Tổ chức vận dụng kiến thức liên môn: Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình
thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một
cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trị, chức năng tổ chức,
hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được
đặt vào vị trí trung tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ thể cảm thụ, nhận
thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ
bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò,
chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, cịn học sinh
khơng thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái
hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tịi,
xử lí thơng tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. Tổ chức chủ đề tích hợp liên
mơn tuyệt đối khơng cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức
mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tịi, khám phá nội dung
liên quan.

Giáo án minh họa:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 85
Văn bản:

TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
15


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tâm trạng vui, thích thú thật sự của Bác trong những ngày gian khổ
ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê hoạt động
cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung hòa nhịp với thiên nhiên, thể hiện
bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Lời thơ bình dị, cảm xúc sâu sắc,

2. Năng lực:
- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ
- Năng lực cảm thụ văn học..
3. Phẩm chất: HS biết ngưỡng mộ, kính trọng, tôn thờ Bác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Ti vi, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
Tranh ảnh minh họa nội dung bài học: Ảnh làng Sen – quê Bác
Ảnh Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Pác Bó
Video bài hát Bác Hồ một tình u bao la
- Nội dung tích hợp liên mơn: mơn Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm tịi những bài thơ của Bác Hồ.
b. Nội dung:
- Trò chơi: GV chiếu hai bức tranh về trăng. u cầu học sinh nhìn tranh đốn tên tác
phẩm.
- Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Nêu
hồn cảnh sáng hai bài thơ đó. Qua hai bài thơ, em học tập ở Bác điều gì?
c. Sản phẩm:

16


- Hai bức tranh tương ứng với hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” – Hồ
Chí Minh.
- Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
- Em học tập ở Bác Hồ: Yêu thiên nhiêu, yêu Tổ quốc.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩm trình bày
- GV quan sát HS hay nhóm HS thực hiện và có hỗ trợ thích hợp khi cần.
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Giáo viên giới thiệu bài: (Tích hợp mơn Lịch sử)

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người con đất Việt - Nguyễn Tất Thành rời
Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã sống bằng nhiều nghề, làm đủ mọi việc
để hoạt động cách mạng. Ba mươi năm sau( 2/1941), Người trở về Tổ quốc. Nơi
Người đặt chân đến đầu tiên là Cao Bằng. Ghi lại giây phút đáng nhớ ấy, nhà thơ Tố
Hữu viết:
Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt.
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
17


Từ đó Người sống và làm việc ở hang Pác Bó( Cốc Bó), tỉnh Cao Bằng. Ở đây,
Người đã nhiều lần ngẫu hứng, cất bút đề thơ vịnh cảnh, vịnh đời. Hôm nay cô cùng
các em thưởng thức một trong những bài thơ đó của Người nơi Pác Bó. Đó là bài thơ

Tức cảnh Pác Bó.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* HĐ 1: Tìm hiểu chung

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm

- Gọi 1 hs đọc phần chú thích * sgk
? Nhắc lại vài nét cơ bản về Hồ Chí

* Tác giả

Minh ?

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) quê ở Nam

- HS Y-K trả lời

Đàn – Nghệ An

- HS K-G nhận xét, bổ sung

- Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam. Đồng thời là nhà văn, nhà
thơ, nhà cách mạng lớn của dân tộc

- GV chiếu chân dung Bác Hồ, chiếu hình
ảnh về làng Sen để giới thiệu quê hương

Bác Hồ

? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?

* Tác phẩm

- HS Y-K trả lời

- Tháng 2-1941 Nguyễn Ái Quốc bí mật

- HS K-G nhận xét, bổ sung

về nước và làm việc tại Pác Bó (Cao

- GV tích hợp kiến thức Lịch sử: Sau 30 Bằng). Bài thơ ra đời trong hồn cảnh đó
năm hoạt động ở nước ngoài, tháng 2
-1941, Bác Hồ trở vể tổ quốc, trực tiếp
lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong
18


nước. Khi đó, người sống và làm việc
trong điều kiện hết sức gian khổ: ở trong
hang Pác Bó.
- GV tích hợp kiến thức Địa lí:
- Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm
ở vùng Đơng Bắc. Pác Bó là một hang núi
nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng..
- GV hướng dẫn giọng đọc: giọng vui,

thoải mái, nhẹ nhàng, nhịp thơ 4/3 hoặc
2/2/3
- GV đọc mẫu
- Gọi 2 HS đọc bài thơ
- GV nhận xét cách đọc của 2HS
? Em hiểu Bẹ, sử Đảng ở đây có nghĩa là
gì?
- HS Y-K trả lời
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
- HS hoạt động cá nhân
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Chỉ rõ
và nêu nội dung chính?
- HS K-G trả lời
- Gv chuẩn xác kiến thức cần nắm
* HĐ 2: Tìm hiểu văn bản

2. Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt
3. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Ba câu đầu: Cảnh làm việc và
sinh hoạt của Người tại Pác – Bó
- Phần 2: Câu sau: Cảm nghĩ của Bác
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh làm việc và sinh hoạt của
Người

2.1. Cảnh làm việc và sinh hoạt của
Người
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu cảnh làm
việc và điều kiện sinh hoạt của Bác

b. Nội dung:
- Ở 3 câu thơ đầu Bác đã kể những gì về
điều kiện sinh hoạt và làm việc của Bác?

- Nghệ thuật: nhịp thơ nhịp nhàng, tiểu
đối, giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh, sử
dụng từ láy ...
19


- Bác đã sử dụng cách diễn đạt như thế nào - Điều kiện sống, làm việc của Bác thật
và biện pháp nghệ thuật gì?

khó khăn, thiếu thốn, gian khổ... nhưng

- Qua đó, em hình dung điều kiện sống, vẫn vơ cùng quy củ, nền nếp, hồ nhịp
làm việc của Bác như thế nào?

với núi rừng.

- Từ đó, em hiểu gì về Bác (đời sống tâm - Tâm hồn Bác hòa hợp với thiên nhiên,
hồn, tinh thần, tư thế...)?

tinh thần vui tươi, sảng khoái, tư thế ung

c. Sản phẩm:

dung, lạc quan, yêu đời.

- Điều kiện sống và làm việc:

+ Câu 1: Bác sống trong hang và bên cạnh
suối, sáng ra bờ suối làm việc tối ngủ trong
hang.
+ Câu 2: Bác ăn cháo bẹ và rau măng.

-> Hình tượng người chiến sĩ cách mạng
vừa chân thực vừa lớn lao, vững vàng,
ung dung, làm chủ cơng việc dù trong
hồn cảnh nào.

+ Câu 3: Bác làm việc dịch Lịch sử Đảng
cộng sản Liên Xô là tài liệu học tập cho
cán bộ cạnh mạng trên một chiếc bàn bằng
đá kê chông chênh cạnh bờ suối.
- Cách diễn đạt và biện pháp nghệ thuật:
+ Câu 1: Nhịp 4/3, tạo câu thơ thành 2 vế
sóng đơi tạo cảm giác cuộc sống nhịp
nhàng, nền nếp, đều đặn cùng núi rừng.
+ Câu 2: . Giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh,
tự nhiên.
. Liệt kê các món ăn.
+ Câu 3: . Từ láy tượng hình.
. Phép tiểu đối giữa hai vế câu.
- Qua đó, em thấy điều kiện sống, làm việc
của Bác thật khó khăn, thiếu thốn, gian
khổ... nhưng vẫn vơ cùng quy củ, nền nếp,
hồ nhịp với núi rừng.
- Bác là người có:
+ Tâm hồn hịa hợp với thiên nhiên.
20



+ Tinh thần vui tươi, sảng khoái, lạc
quan.
+ Tư thế ung dung, lạc quan, yêu đời.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu
thảo luận nhóm đôi 3 phút
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS hay nhóm HS thực hiện
và có hỗ trợ thích hợp khi cần.
- HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình
bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung, đánh giá
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- Giáo viên chiếu tranh

Hang Pác Bó
Suối Lê Nin

2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời

2.2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách cách mạng
mạng:
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cảm
nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng
b. Nội dung:

- Cuộc đời cách mạng thật là sang


- Từ “Sang” ở đây có nghĩa là gì?

- Sang: sang trọng, giàu có về mặt tinh

Ở đây, cuộc đời cách mạng “thật là sang”

thần của cuộc đời cách mạng lấy lí tưởng

có phải là sang giàu về mặt vật chất

cứu nước làm lẽ sống, khơng bị khó

khơng?

khăn thiếu thốn khuất phục.

- Câu thơ giúp ta hiểu thêm gì về phẩm
21


chất con người Bác?

" Thể hiện sự lạc quan, tin tưởng sự

c. Sản phẩm:

nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi.

- Sang trọng, giàu có, cao q, là cảm giác
hài lịng, vui thích.

+ Sang là sự sang trọng, giàu có về mặt
tinh thần của người làm cách mạng. Khi
yêu thiên nhiên, nay lại được sống hoà hợp
với thiên nhiên -> thấy thư thái, lạc quan,
làm chủ tình thế.
- Thể hiện niềm vui sướng, tự hào trước
cuộc sống và công việc nơi đây. Khẳng
định sự nghiệp cách mạng thật cao quý ->
tinh thần lạc quan, phong thái ung dung,
tự tại của Bác.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu tranh
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu
thảo luận nhóm lớn 4 phút
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình
bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung, đánh giá
- GV nhận xét, chốt kiến thức
GV bình: Câu thơ cuối cùng là lời tự nhận
xét, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc
của chủ thể trữ tình. Câu thơ kết đọng lại ở
chữ “sang”. Trong những ngày ở Pác Bó,
ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn,
thiếu thốn, nguy hiểm vơ cùng. Nhưng
Người vẫn ln cảm thấy vui, thích, giàu
có và sang trọng. Niềm vui và cái sang
của cuộc đời cách mạng ấy xuất phát từ
22



quan niệm sống của Người.

2.3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được
những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội
dung của bài thơ
b. Nội dung:
- Nêu nghệ thuật, nội dung của bài thơ?

III. Tổng kết

c. Sản phẩm:
- Nghệ thuật.
+ Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
+ Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền
thống vừa có tính chất mới mẻ hiện đại.
+ Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui,
hóm hỉnh.

1. Nghệ thuật.

+ Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị - Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
và sâu sắc.
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền
- Nội dung.
thống vừa có tính chất mới mẻ hiện đại.
+ Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ mang - Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui,
nhiều ý nghĩa.
hóm hỉnh.

+ Niềm vui cách mạng, niềm vui được - Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú
sống hoà hợp với thiên nhiên
vị và sâu sắc.
+ Vẻ đẹp tâm hồn:

2. Nội dung.

. Hoà hợp với thiên nhiên

- Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ

. Tinh thần cách mạng kiên trì

mang nhiều ý nghĩa.

. Lạc quan trong cách sống

- Niềm vui cách mạng, niềm vui được

d. Tổ chức thực hiện:
sống hoà hợp với thiên nhiên
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu
- Vẻ đẹp tâm hồn:
hoạt động cá nhân
+ Hoà hợp với thiên nhiên
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời
+ Tinh thần cách mạng kiên trì
23



- GV nhận xét, chốt kiến thức

+ Lạc quan trong cách sống

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Vận dụng hiểu biết về bài thơ để làm bài tập.
b. Nội dung:
Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân
- Em rút ra bài học gì cho bản thân trước vẻ đẹp trong cách sống của Bác Hồ?
c. Sản phẩm:
- Bài học:
+ Sống hoà hợp với thiên nhiên.
+ Tinh thần lạc quan....
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS hoặc nhóm HS thực hiện và có hỗ trợ thích hợp khi cần.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung:
Tích hợp mơn Âm nhạc: GV mở video bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la cho HS
nghe
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ khoảng 7- 10 câu
c. Sản phẩm:
- HS lắng nghe bài hát
- Bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, viết đoạn văn
- HS đọc
- GV nhận xét
IV. Hướng dẫn học ở nhà
24


- Học bài cũ: HS nắm những kiến thức cơ bản sau:
+ Cảnh làm việc và sinh hoạt của Bác có gì đặc biệt?
+ Tình cảm của Bác
+ Nội dung và nghệ thuật
- Soạn bài:

Câu cầu khiến

* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau một thời gian áp dụng các giải pháp trên, tơi nhận thấy đại đa số học sinh
đã có những chuyển biến tích cực trong những tiết học Văn, chất lượng dạy - học bộ
môn cũng được nâng lên đáng kể. Cụ thể:
Học sinh hào hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ học Văn, đặc biệt là trong
các tiết học đọc hiểu Văn bản. Học sinh trở nên năng động, biết tư duy vận dụng kiến
thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả
năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận
dụng theo cách riêng của mình. Các em chủ động hơn trong học tập, mạnh dạn trình
bày những kiến thức mà mình hiểu biết, tìm tịi, thu thập được,
Nói chung sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng tiết học, từng bài
kiểm tra. Bảng thống kê điểm số của học sinh qua bài khảo sát dưới đây phần nào thể
hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của
chúng tôi tại trường THCS .

Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở các khối lớp 7 trường THCS
nơi tơi đang giảng dạy như sau:
Giỏi
Lớp/số lượng
71/41
72/41
73/43

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

05
04

04

12,2
9,8
9,3

10
12
11

24,4
29,2
25,6

24
21
25

58,5
51,2
58,1

02
04
03

%
4,9
9,8
7,0


Kết quả trên một lần nữa khẳng định lại rằng việc áp dụng sáng kiến“Vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong phân môn Văn bản – Ngữ Văn THCS ”
25


×