Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

giáo dục tình yêu biển đảo qua tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 148 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
...............o0o...............

ĐƯỜNG THỊ THU HIỀN

GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chuyên nghành: Giáo dục học (bậc mầm non)
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN XUÂN PHỒN

NGHỆ AN, 2017


i
Lời cảm ơn!
===**===
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS.
Phan Xuân Phồn đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích,
dìu dắt em trong suốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa Giáo dục, Phịng đào
tạo Sau Đại học, Thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫu
giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Quang Trung 1,
trường mầm non thực hành sư phạm Đại học Vinh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong


suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài này.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Đường Thị Thu Hiền


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.........................................................3
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn......................................................3
6.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê tốn học.......................................4
7. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn..............................................................................................4
+ Chương 1: Cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến đề tài.............................4
Theo “ Bách khoa toàn thư mở”, Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái
tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tơi u mẹ tơi")
đến niềm vui sướng("Tơi thích món ăn"). Tình u thường là một cảm xúc thu
hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một
đức tính đại diện cho lịng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mơ

tả các hành động nhân văn và thơng cảm đối với người khác, chính bản thân
mình hoặc các con vật...........................................................................................8
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...............................................11
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ lứa tuổi mầm non...............15
1.3.3. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................23
1.4. Các hình thức giáo dục tình u biển đảo cho trẻ thơng qua tác phẩm........25
văn học................................................................................................................25
Chương 2....................................................................................................................30


iii
THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO TRẺ..............30
5-6 TUỔI THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC..................................................30

2.1. Khái quát địa bàn điều tra.............................................................................30
2.3. Đối tượng điều tra........................................................................................31
2.4. Nội dung và phương pháp điều tra..............................................................32
2.4.1. Nội dung điều tra......................................................................................32
2.4.2. Phương pháp điều tra...............................................................................32
2.5. Tiêu chí và thang đánh giá những biểu hiện tình yêu biển đảo của.............34
trẻ 5-6 tuổi..........................................................................................................34
2.6. Kết quả nghiên cứu thực trạng....................................................................36
Bảng 2.1: Phân phối hoạt động làm quen với TPVH ở trường mầm non..............37

.............................................................................................................................49
Kết luận chương 2..............................................................................................50
Chương 3....................................................................................................................51
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO TRẺ 5-6.........................51
TUỔI THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM51


3.1. Lựa chọn tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ..................51
5-6 tuổi ở trường mầm non..................................................................................51
3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm..................................................................51
3.1.2. Những TPVH viết về biển đảo được lựa chọn để sử dụng giáo dục tình
yêu biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...............................................................52
3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.........................................................54
3.2.2. Các biện pháp...........................................................................................54
3.3. Thực nghiệm.................................................................................................61
3.3.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................................61
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm.............................................................................61
3.3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm.............................................................61
3.3.4. Điều kiện thực nghiệm..............................................................................61
3.3.5. Nội dung thực nghiệm...............................................................................62


iv
3.3.6.Cách tiến hành thực nghiệm......................................................................62
3.3.7. Kết quả thực nghiệm.................................................................................73
.............................................................................................................................91
Kết luận chương 3...............................................................................................92
KẾT LUẬN.................................................................................................................94

1. Kết luận chung.................................................................................................94
2. Kiến nghị sư phạm...........................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................97

2.1.HĐ 1: Cô kể chuyện....................................................................................101
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 cho trẻ nghe................................................101



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6

Chữ viết tắt
CSGD
ĐC
GDMN
TPVH
TN
SL

Chữ viết đầy đủ
Chăm sóc giáo dục
Đối chứng
Giáo dục mầm non
Tác phẩm văn học
Thực nghiệm
Số lượng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân phối hoạt động làm quen với TPVH ở trường mầm non
...............................................................................Error: Reference source not found



vi
Bảng 3.1. Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua.........Error:
Reference source not found
hoạt động đọc thơ “Biển gọi bình minh” (Theo các tiêu chí)......Error: Reference
source not found
Bảng 3. 2. Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua........Error:
Reference source not found
hoạt động đọc thơ “Biển gọi bình minh” (Theo các mức độ)......Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Kết quả biểu hiện tình u biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua................Error:
Reference source not found
hoạt động kể truyện “Quà của biển ” (Theo các tiêu chí)......Error: Reference source
not found
Bảng 3.4: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua hoạt động
kể truyện “Quà của biển” (Theo các mức độ).........................................................
Bảng 3.5: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 1....................Error:
Reference source not found
Bảng 3.6: Kết quả biểu hiện tính yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 1....................Error:
Reference source not found
Bảng 3.7: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 2....................Error:
Reference source not found
Bảng 3.8: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 2....................Error:
Reference source not found
Bảng 3.9: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 3....................Error:
Reference source not found
Bảng 3.10: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ giai đoạn 3..................Error:
Reference source not found
Bảng 3.11: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ trong thực nghiệm hình
thành (Theo các tiêu chí).......................................Error: Reference source not found



vii
Bảng 3.12: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ trong thực nghiệm hình
thành (Theo các mức độ).......................................Error: Reference source not found
Bảng 3.13: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua hoạt động
đọc thơ “ Sóng biển” (Theo các tiêu chí).................................................………87…
Bảng 3.14: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua.............Error:
Reference source not found
hoạt động đọc thơ “ Sóng biển” (Theo các mức độ)........Error: Reference source not
found
Bảng 3.15: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua..............Error:
Reference source not found
hoạt động kể chuyện “Cây bàng của ba”. (Theo các tiêu chí)...........Error: Reference
source not found
Bảng 3.16: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở hai nhóm qua hoạt
động kể chuyện “Cây bàng của ba”(Theo các mức độ)...........................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua hoạt
động đọc thơ “Biển gọi bình minh” (Theo mức độ)........Error: Reference source not
found
Biểu đồ 3.2: So sánh biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua................
hoạt động kể chuyện “Quà của biển” (Tính theo %)...............................................
Biểu đồ 3.3: Biểu hiện tình u biển đảo của trẻ trong thực nghiệm hình thành
(Theo tiêu chí)....................................................... Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.4: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ ở 2 nhóm qua............Error:
Reference source not found
hoạt động đọc thơ “Sóng biển” (Theo mức độ).....Error: Reference source not found



viii
Biểu đồ 3.5: Kết quả biểu hiện tình yêu biển đảo của trẻ của 2 nhóm qua hoạt
động kể chuyện “Cây bàng của ba” (Theo mức độ)........Error: Reference source not
found


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Đối với mỗi người dân Việt Nam, biển đảo quê hương như một phần
máu thịt của chính mình phải được giữ gìn và bảo vệ. Thực hiện QĐ số
373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “ Đề
án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ bền vững Biển và Hải
đảo Việt Nam”, mỗi người dân Việt Nam đã và đang thể hiện tình yêu của mình
đối với đất nước bằng ý thức gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ từ những
việc làm nhỏ nhất. Đề tài biển đảo đã và luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà
văn. Những sáng tác của họ khơng chỉ góp phần làm phong phú thêm kho tàng
văn học Việt Nam mà còn là phương tiện thể hiện tình yêu với biển đảo, với
đất nước và con người q hương.
“Nếu Tổ quốc đang bão giơng từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”
(Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
1.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu

tiên, là giai đoạn khởi đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
con người. Các mặt của sự phát triển tồn diện đó đan xen, hịa quyện vào nhau,
ảnh hưởng lẫn nhau mà không tách rời. Ở lứa tuổi này, với tâm hồn thơ ngây,
trong trắng, chưa có nhiều trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung
quanh ở mức cảm tính nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí
tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ là cơ sở để các em


2
rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu
sắc và sự huyền bí. Trong một thời đại có rất nhiều phương tiện cho con người
sử dụng để nhận thức thế giới thì văn học là một phương tiện giáo dục có ưu thế
riêng rất cần được phát huy.
Không giống như các loại hình nghệ thuật khác, văn học phản ảnh đời
sống bằng chất liệu ngơn từ và bằng hình tượng nghệ thuật. Trẻ thơ vốn đã sẵn
trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ
trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp
các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.
Văn học dành cho những “bạn đọc đặc biệt” này phù hợp với thị hiếu, với tâm lý
nhằm hướng trẻ đạt tới chân – thiện – mỹ và đặc biệt hơn là góp phần phát triển
nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.3. Một đất nước có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ với hơn 3.000 km bờ
biển, việc ươm mầm tình u biển đảo cho cơng dân từ lứa tuổi mầm non là việc
cần làm và phải làm; qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi, có hiểu biết
đúng và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo ngay từ thời thơ ấu. Việc lựa chọn
và sử dụng các tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mầm non là
bước đầu hình thành cho trẻ ý thức và tình yêu với biển đảo, với các chú bộ đội
hải quân, là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam.
Thông qua các tác phẩm văn học chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà
cịn truyền cho trẻ tình u thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc

thân yêu. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài ngun
mơi trường biển, hải đảo. Chính vì những lý do trên chúng tôi lựa chọn và
nghiên cứu đề tài “Giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tác
phẩm văn học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho
trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua tác phẩm văn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo


3
dục ở trường mầm non, tạo điều kiện cho việc hình thành những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp, giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Qúa trình giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ mẫu giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tác
phẩm văn học
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có các biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng
qua tác phẩm văn học thì sẽ phát huy được hiệu quả của văn học trong việc giáo
dục tình yêu biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến đề tài.
5.2. Tìm hiểu thực trạng những vấn đề liên quan đến đề tài.
5.3. Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua tác phẩm văn học. Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả các biện
pháp đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, tổng hợp, phân tích, khái quát và hệ thống hóa các nguồn tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát môi trường và các đồ dùng trực quan,
quá trình tổ chức hoạt động giáo dục có sử dụng tác phẩm văn học ở trường
mầm non của cơ và trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Trị chuyện với giáo viên và trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến.


4
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm với 3 bước: Thực
nghiệm khảo sát, thực nghiệm hình thành và thực nghiệm kiểm chứng.
6.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê tốn học
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận về biện pháp giáo dục tình yêu
biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi.
7.2. Tập tư liệu các TPVH viết về biển đảo phù hợp với trẻ mẫu giáo.
7.3. Hệ thống hóa các biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6
tuổi thông qua tác phẩm văn học .
8. Cấu trúc luận văn
+ Chương 1: Cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến đề tài
+ Chương 2: Thực trạng việc giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua tác phẩm văn học.
+ Chương 3: Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ 5-6
tuổi thông qua tác phẩm văn học và tổ chức thực nghiệm.


5
NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Đặc điểm của trẻ mầm non là rất ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng, vì
vậy các hình tượng văn học sẽ dễ dàng làm tâm hồn các em rung động. Tác giả
A.V Zaporozetx đề cao vai trò của TPVH trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
mầm non. Tác giả cho rằng: "Trong số những phương pháp tạo ý niệm đạo đức,
văn học nghệ thuật chiếm một vị trí đặc biệt. Cần cho trẻ nghe những tác phẩm
dễ hiểu, trong đó nổi lên nội dung đạo đức - thái độ tốt đối với con người, khiêm
tốn, lao động hòa thuận, dũng cảm" .[28,tr 23].
Tiếp xúc với các tác phẩm văn học với những hình tượng, nhân vật và nội
dung gần gũi khơng chỉ làm phong phú về nhận thức mà còn làm giàu tâm hồn
mỗi con người. Nhà tâm lý học người Nga L.X.Vugoxki cho rằng: “Tác phẩm
nghệ thuật không tách rời cuộc sống, trái lại nó phản ánh cuộc sống một cách
có nghệ thuật. Bởi thế cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật là việc làm
cần thiết”. [39,tr 23].
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: "Một tác
phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó
quyết định số phận con người". [40, tr79] .
Tác giả A.V Zaporozetx viết “...trẻ em sớm bắt đầu quan tâm đến đời
sống của những người xung quanh, đến lao động và chiến công của họ...cần
phải đem lại cho trẻ những ấn tượng, tạo nên ở chúng những khuôn mẫu, gây
cho chúng sự vui sướng, đánh thức ở chúng sự khao khát hiểu biết, yêu
thương đối với tổ quốc và con người”. Ơng cũng nhắc đến việc giáo dục tình
cảm này cho trẻ thông qua những tác phẩm văn học, ông cho rằng tác phẩm


6
văn học chiếm một vị trí đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ.

[38,tr45].
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng “Dạy trẻ yêu quê hương, đất
nước là yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậm hồn quê, có ấn tượng về ngôi nhà
truyền thống dân tộc...”. Theo bà, giáo dục đạo đức trước hết là giáo dục tình
yêu thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên là khởi điểm của tình yêu đất nước gắn liền
với tổ quốc, quê hương. Tình u q hương chính là u mái nhà, u ơng bà,
cha mẹ, anh em ruột thịt. Thơng qua các ví dụ cụ thể, tác giả cung cấp cho người
đọc cái nhìn sâu sắc về giá trị của các tác phẩm văn học trong việc giáo dục tình
yêu quê hương đất nước cho trẻ mầm non.[8,tr47]
Tác giả Lã Thị Bắc Lý đã dành nhiều tâm huyết và công sức để nghiên
cứu về văn học với giáo dục trẻ thơ, có thể kể tới những cơng trình nghiên cứu
văn học tiêu biểu dành cho trẻ em như: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em
lứa tuổi mầm non[21], Những truyện hay dành cho trẻ mẫu giáo [20], Giáo
trình Văn học trẻ em [23], Văn học thiếu nhi trong nhà trường[24] …. Trong
các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả đặc biệt đi sâu phân tích những ví dụ cụ
thể về vai trò của văn học với giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục trí
tuệ và phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non. Cũng theo tác giả: "Văn học thiếu
nhi có vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con
người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường
đời”[20,tr5].
Trong cuốn “Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non” tác
giả viết: “Lòng nhân ái trong văn học dành cho trẻ lứa tuổi mầm non
khơng chỉ được thể hiện ở tình cảm giữa con người mà cịn thể hiện ở tình cảm,
thái độ của con người đối với thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước”.
Bằng hàng loạt những ví dụ sinh động và cụ thể, tác giả đã làm rõ được ý nghĩa


7
giáo dục của các tác phẩm văn học đối với trẻ em và đặc biệt là ý nghĩa giáo dục

tình yêu quê hương cho trẻ [21].
Nhóm các tác giả Phan Lan Anh, Trần Thị Thu Hòa trong lời giới thiệu
của cuốn “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài ngun và mơi trường
biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi” viết: “Việc đưa nội
dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào cấp học mầm non
sẽ tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ
sở đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển,
hải đảo”[1].
Tác giả Bùi Thanh Truyền trong bài viết "Thơ về biển đảo dành cho thiếu
nhi" đã viết: "Thơ về biển - đảo đã tích cực bồi dưỡng chất nhân văn - cái sẽ đi
cùng những chủ nhân của đất nước trong thế kỷ 21, để tình cảm, ý thức trách
nhiệm với bản thân, gia đình, Tổ quốc được khởi tạo và nảy nở trong các em
một cách tự nhiên, bền chắc, giúp cho chất người trong mỗi bé thơ được phát
huy". Cũng theo tác giả "...Tích hợp giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, đất
nước lòng tự hào dân tộc qua thơ văn về biển đảo là một hướng đi sát hợp, hữu
hiệu"[32].
Các tác phẩm văn học giáo dục tình yêu biển đảo cho thiếu nhi được rất
nhiều các tác giả quan tâm, nghiên cứu và đề cập đến thông qua những tác
phầm thơ, truyện của mình. Song, các tác phẩm văn học dành cho trẻ em lứa
tuổi mầm non về chủ đề biển đảo chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Vì
vậy số lượng các tác phẩm cịn hạn chế và cần được lựa chọn một cách hợp lý để
sao cho phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo dục
Theo “Giáo dục học đại cương” của GS. TSKH Nguyễn Văn Hộ và PGS.
TS Hà Thị Đức. Trong thực tiễn, có thể hiểu phạm trù giáo dục theo nghĩa rộng,
nghĩa hẹp.


8

Giáo dục được hiểu theo (nghĩa rộng) là quá trình tồn vẹn nhằm hình
thành, phát triển nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có
kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà loài
người đã tích lũy trong lịch sử. Đó là q trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có khoạch, có phương pháp mà nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục chuyên
nghiệp đặc biệt. Về mặt này, khái niệm giáo dục (nghĩa rộng) trương đươngvới
khái niệm quá trình sư phạm, đó là q trình giáo dục diễn ra trong phạm vi nhà
trường.
Giáo dục được hiểu theo (nghĩa hẹp) là quá trình hình thành niềm tin, lý
tưởng, động cơ, tình cảm, tháiđộ, những nét tính cách của cá nhân, những hành
vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng–chính
trị,đạo đức, lao động, thẩm mỹ và thể chất cho học sinh[17].
1.2.2. Tình yêu.
Theo “ Bách khoa tồn thư mở”, Tình u là một loạt các cảm xúc, trạng
thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tơi u mẹ
tơi") đến niềm vui sướng("Tơi thích món ăn"). Tình yêu thường là một cảm xúc
thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là
một đức tính đại diện cho lịng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mơ
tả các hành động nhân văn và thơng cảm đối với người khác, chính bản thân
mình hoặc các con vật.
Tình u có tình u nam nữ, tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình
u q hương, đất nước, tình u cơng việc. v..v..
1.2.3. Biển, đảo.
Theo “Bách khoa toàn thư mở”, Biển là hệ thống kết nối của tất cả các
vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương,
Thái Bình Dương, Ấn Đồ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Từ “


9

biển” được sử dụng trong tên của một vùng nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng
hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ.
Khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng biển
nhỏ hơn và là một phần hoặc tồn bộ giáp với đất liền.
Biển nói chung là lớn hơn so với hồ và chứa nước mặn, nhưng biển
Galilee là một hồ nước ngọt. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển khẳng định
tất cả các đại dương là “ biển”.
Đảo hay hòn đảo là phần đất được bao quanh hồn tồn bởi nước nhưng
khơng phải là lục địa; tuy vậy, khơng có kích thước chuẩn nào để phận biệt giữa
đảo và lục địa.
Điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa
"đảo" cụ thể hơn, theo đó đảo "là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ
triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước."
Có thể phân loại đảo tự nhiên thành hai nhóm chính là đảo lục địa và đảo
đại dương. Ngồi ra, cịn có đảo nhân tạo.
• Sơ lược về vị trí biển đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa
chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.
Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong
số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số
chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ
100km2 đất liền có 1km bờ biển) đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái
Lan và xấp xỉ Malaysia. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh,
thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven
biển.
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta
có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần
30% diện tích Biển Đơng (cả Biển Đơng gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta



10
có khoảng 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường
Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt
quan trọng như một tuyến phịng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đơng đất
nước; một số đảo ven bờ cịn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm
mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó
xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng
biển.
Biển nước ta có nguồn tài ngun tiềm tàng, khống sản nổi bật là dầu khí
(với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti
tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng
chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và
hàng khơng huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội
nhập kinh tế với thế giới.
1.2.4. Giáo dục tình yêu biển đảo cho trẻ.
Dựa vào các định nghĩa trên, chúng tôi hiểu: Giáo dục tình u biển đảo
cho trẻ chính là q trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế khoạch, có
phương pháp mà nhà giáo dục hướng đến với trẻ về cách nhìn nhận, thể hiện
những xúc cảm, thái độ và những hành động đúng với vẻ đẹp, nguồn tài nguyên
thiên nhiên đặc biệt là giáo dục trẻ tình yêu đối với chủ quyền lãnh thổ đất nước
Việt Nam.
1.2.5. Biện pháp.
Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” thì “Biện pháp là cách thức xử
lí cơng việc hoặc giải quyết vấn đề”. Trong biện pháp hàm chứa các yếu tố nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Những yếu tố này có tác
động qua lại với nhau. Như vậy, biện pháp là một phạm trù mang tính biện
chứng nhưng khơng phải là bất biến mà nó có sự thay đổi phù hợp với tình



11
huống, hoàn cảnh và nhu cầu thực tiễn. Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả giải quyết cơng việc, đạt được mục đích đề ra.
1.2.6. Biện pháp giáo dục.
Theo “Từ điển Giáo dục học”, biện pháp giáo dục là: “Cách tác động có
định hướng có chủ đích, phù hợp với tâm lí đến đối tượng giáo dục nhằm bồi
dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng”[30].
Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa, “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ở
trường mầm non là cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau giữa cô
và trẻ nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó trong hoạt động nhằm
phát huy tính tích cực của trẻ”[14].
1.2.7. Biện pháp giáo dục tình u biển đảo thơng qua
tác phẩm văn học.
Dựa vào các định nghĩa trên, chúng tôi hiểu: Biện pháp giáo dục TYBĐ
cho trẻ thông qua TPVH là cách thức, cách làm trong hoạt động cùng nhau giữa
cô và trẻ để tổ chức các hoạt động giáo dục (hoạt động làm quen với TPVH,
hoạt động khám phá môi trường xung quanh, hoạt động vui chơi, hoạt động
ngoài trời, hoạt động lễ hội, tham quan…) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
của việc giáo dục TYBĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua TPVH.
1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài:
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm
non. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý của trẻ sẽ được
hoàn thiện về mọi phương để hình thành nhân cách con người.
1.3.1.1. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đời sống tình cảm của trẻ lứa tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều
so với các độ tuổi trước đó. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm,
hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Chúng đã biết yêu cái



12
thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy trẻ rất thích nghe những câu chuyện về thiện ác
phân minh, kết thúc có hậu.
Ở lứa tuổi này, tình cảm phát triển rất mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm
và dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xung quanh. Mọi hành động của trẻ
đều bị chi phối bởi tình cảm. Trẻ bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thực
và hầu như chưa biết kiềm chế. Trẻ luôn tỏ ra thơng cảm, an ủi với người khác.
Chính vì vậy mà việc giáo dục lịng biết ơn, tình u q hương, niềm tự hào
dân tộc ở lứa tuổi này là rất phù hợp.
Xúc cảm, tình cảm của trẻ thể hiện rõ khi tiếp xúc với các TPVH. Đời
sống tình cảm của trẻ tương đối ổn định, giúp trẻ phân biệt được nhân vật tốt,
xấu, biết yêu, ghét rõ ràng, thậm chí có thể khóc thật to hoặc cười giịn tan. Đời
sống tình cảm của trẻ tương đối ổn định, giúp trẻ phân biệt được nhân vật xấu,
tốt, biết yêu, ghét rõ ràng. Đối với TPVH thì trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái
tim và những tình cảm hết sức hồn nhiên, ngây thơ của mình.
Tình cảm trí tuệ của trẻ ở độ tuổi này cũng biểu hiện khá rõ nét qua việc
trẻ ln muốn tìm hiểu ngun nhân của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Ngồi ra tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức của trẻ cũng phát triển khá mạnh
mẽ. Trẻ dễ dàng rung động trước những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên. Trẻ ngạc
nhiên trước vẻ đẹp của bơng hoa nở, hứng thú khi nhìn thấy một chiếc lá rơi,
chăm chú quan sát một con kiến tha mồi…những điều giản dị ấy cũng có thể
làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc. Đặc biệt, trẻ rất dễ rung cảm trước
những việc làm và hành động cao cả của người khác như: bạn nhỏ giúp bà qua
đường, chú công an dũng cảm bắt tội phạm…trẻ ý thức được ý nghĩa của những
gương người tốt, việc tốt, từ đó hình thành đời sống tình cảm hướng thiện, dần
dần hoàn thiện nhân cách.
1.3.1.2. Đặc điểm tư duy, tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xuất hiện tư duy trực quan – sơ đổ. Kiểu tư duy này
tạo cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không



13
bị phụ thuộc và hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân. Tư duy trực quan
– sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng, song bản thân hình tượng cũng trở nên
khác trước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lại
những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật, chứ không
phải là từng sự vật riêng lẻ.
Tư duy trực quan – sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội những
tri thức ở trình độ khái qt cao, từ đó hiểu được bản chất của sự vật. Nhưng
kiểu tư duy này vẫn nằm trong phạm vi của kiểu tư duy trực quan – hình tượng
nói chung và do đó nó cịn nhiều hạn chế. Song kiểu tư duy này cũng biểu hiện
một bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ mẫu giáo. Đó là kiểu trung
gian, quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên một kiểu tư duy mới, khác
về chất – tư duy lôgic (hay còn gọi là tư duy trừu tượng), kiểu tư duy này sẽ tiếp
tục được phát triển ở giai đoạn sau.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, tưởng tượng có chủ định phát triển. Tưởng
tượng của trẻ đã chuyển từ bình diện bên ngồi sang bình biện bên trong. Trí
tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú, chúng tiếp nhận văn chương khơng chỉ
bằng sự phối hợp hình dạng bên ngồi, mà còn huy động cả cảm hứng bên trong
tâm hồn.
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn ít phụ thuộc hơn vào cái đang tri giác
và mang đậm tính chất sáng tạo. Biểu hiện cụ thể trong việc chọn chủ đề chơi,
trong hoạt động tạo hình, trong kể chuyện…cũng là một trị chơi nhưng mỗi lần
chơi trẻ lại tưởng tượng ra hành động chơi khác nhau và nó thể hiện rất rõ khả
năng sáng tạo để tìm ra cái mới của trẻ.
"Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em. Những người chưa
quen với những chuyện tầm thường của cuộc sống, chưa được những kinh
nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất dễ tin vào đủ chuyện có thật... Với
trẻ em, những gì làm xúc động mạnh là phương tiện duy nhất làm cho trí tưởng
tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động"[26] . Trí tưởng tượng bay bổng giúp



14
các em khám phá thế giới và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, đặc biệt,
tâm hồn các em có mối giao cảm kỳ lạ với truyện cổ dân giạn, và tưởng tượng
trở thành cầu nối giữa hai thế giới hiện thực và hư ảo. Các em tin vào thế giời
huyền bí với bao phép lạ và ngược trở lại , những yếu tố hoang đường ấy làm
cho tư duy tưởng tượng phát triển. Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm.
Tưởng tượng phụ thuộc vào sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì
tưởng tượng càng phát triển và ngược lại, tưởng tượng cũng giữ vai trò trong
việc làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ. Tưởng tượng được phát
triển thông qua các hoạt động giáo dục. Qua các hoạt động giáo dục, trẻ xâu
chuỗi được các sự kiện bằng trí tưởng tượng phong phú của mình và tích lũy
được vốn biểu tượng trong từng hoạt động. Ở trẻ mẫu giáo lớn, tưởng tượng có
chủ định phát triển. Việc ni dưỡng và phát triển trí tưởng tượng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non. Trong đó việc tiếp xúc với
TPVH giúp ích rất nhiều trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ. "Với
nghệ thuật cũng như thơ văn, trí tưởng tượng được coi là một trong những đặc
trưng cơ bản của tài năng, là dấu hiệu của một tâm hồn tốt đẹp và giàu sức
sáng tạo" [33].
1.3.1.3. Đặc điểm thể hiện hành vi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bắt đầu có sự phân hóa các động cơ, điều này giúp trẻ có khả năng lựa
chọn tích cực. Các nghiên cứu cho thấy, động cơ mạnh nhất của trẻ mẫu giáo là
được khen ngợi và được nhận quà. Trẻ mẫu giáo bắt đầu bước vào cuộc sống với
nhiều dạng hoạt động, nhiều hệ thống các mối quan hệ mới. Điều này dẫn đến sự
xuất hiện các động cơ mới với tự đánh giá và lòng tự trọng.
Trẻ mẫu giáo thường lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc hành vi như là
những thước đo để đánh giá người khác và đánh giá bản thân. Nhưng do tình
cảm cịn chi phối mạnh nên khơng cho phép nó dùng thước đo ấy để đánh giá
hành vi của những người khác cũng như của chính mình một cách khách quan.

Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới nắm được các kỹ năng so sánh mình với người


15
khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở
để trẻ noi gương những người tốt, việc tốt.
Hành vi của trẻ 5 - 6 tuổi mang tính xã hội hay cịn gọi là hành vi mang
tính nhân cách được hình thành và đang dần hoàn thiện. Động cơ hành vi trở
nên nhiều màu, nhiều vẻ hơn, nhu cầu muốn khám phá thế giới xung quanh thể
hiện mạnh mẽ. Việc trẻ tiếp xúc với các TPVH giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu, cũng
qua đó trẻ thể hiện những hành vi của mình thơng qua việc tiếp xúc với các nhân
vật trong các tác phẩm, thể hiện sự hiểu biết cũng như thái độ yêu - ghét với
nhân vật. Với những hình tượng mà trẻ thích, có tác động tích cực đến việc tiếp
nhận của trẻ sẽ làm trẻ thích thú, thể hiện qua từng hành động cụ thể của trẻ.
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ lứa tuổi mầm non
Văn học thiếu nhi trong chương trình “Chăm sóc – giáo dục mầm non”,
do đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ lứa tuổi mầm non, những “bạn đọc” cịn
chưa biết đọc, biết viết nên ngồi những tiêu chí chung của văn học thiếu nhi, nó
cịn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý
đặc thù của lứa tuổi này.
1.3.2.1. Đặc trưng về nôi dung trong tác phẩm văn học dành cho trẻ em.
Các tác phẩm văn học viết cho trẻ em không chỉ là thế giới muôn màu,
muôn vẻ của cuộc sống mà còn là những mảng đề tài lớn như: Tổ quốc, quê
hương, cách mạng, lịch sử…. cho đến những đề tài gần gũi, nhỏ bé mà các em
được tiếp xúc hàng ngày như: hoa nở, chim hót… thiên nhiên, con người hay cả
những dòng chảy của thời gian….đều có thể được tìm thấy trong các TPVH viết
cho trẻ em.
Nội dung các TPVH dành cho trẻ em vô cùng đa dạng và phong phú. Các
tác giả luôn muốn mượn lời trẻ thơ để viết lên những tác phẩm sao cho các em dễ
dàng tiếp nhận, yêu văn học dân tộc và phát triển tồn diện nhân cách.

Có thể ví tác phẩm văn học như là một bộ phận cấu thành của toàn bộ
cuốn bách khoa toàn thư về đời sống và bản thân mỗi tác phẩm cũng là một thế


16
giới, một xã hội thu nhỏ mà ta có thể tìm thấy mn mặt, mn vẻ của cuộc đời.
Có thể nói, cuộc sống có bao nhiêu "những cái gì" thì cũng có bấy nhiêu "những
cái đó" có mặt trong các trang viết của văn học thiếu nhi dành cho lứa tuổi mầm
non. Những mảng đề tài lớn như: Tổ quốc, quê hương, dân gian và lịch sử, cách
mạng và kháng chiến, chiến đấu và xây dựng, Bác Hồ và dân tộc... (Em ra
thăm bến cảng – Nguyễn Hồng Kiên, Quê em ở vùng biển – Nhược Thủy,
Đồng dao Hoàng Sa, Trường Sa – Phạm Xuân Nguyên) cho đến những đề tài
gần gũi, nhỏ bé mà các em được tiếp xúc hàng ngày như: đặc điểm của các
con vật dưới biển, những hạt muối, hạt cát… (Con ốc biển - St, Bầy cịng tập
viết – Vũ Duy Thơng, Hạt muối - Nguyễn Duy Quế, Biển và muối - Phạm
Hổ...). Thiên nhiên và con người, quá khứ và hiện tại, hôm nay và ngày mai...
đều có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học dành cho trẻ em.
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi đang say sưa kiếm tìm và khám phá thế giới xung
quanh. Vì thế văn học dành cho các em cũng phải đáp ứng được nhu cầu để mở
rộng vốn hiểu biết và thêm yêu cuộc sống.
Đó là những con vật các em yêu thích, với những đặc điểm ngộ nghĩnh:
“…Kìa xem, một cái vỏ ốc đang ngất ngưởng di động ven một tảng đá.
Hẳn là một bác ốc già lắm. Nhưng ốc gì mà kỳ quái thế nhỉ? Thị ra ngồi
một cái đầu nhọn lởm chởm răng cưa với những chân là chân, lại cịn có cả đơi
càng gộc mới to làm sao…”
(Đôi bạn dưới biển san hô – Như Mai)
Suốt ngày còng lấy càng

Còng lại nghĩ biển chê


Viết chữ lên mặt cát

Chữ mình cịn chưa đẹp

Buổi tối cịng về hang

Nên ngày nào cũng viết

Nước triều lên xóa hết

Trên cát ướt phẳng lỳ

(Bầy còng tập viết – Vũ Duy Thơng)
Đó là những hình ảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn và chứa chan tình
yêu thương:


×