MỤC LỤC
Mục…………………………………………………………………………Trang
2
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong những năm học gần đây tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
nhất là có biến chủng mới Omicron với khả năng lây lan nhanh, các triệu chứng
không rõ ràng làm cho khả năng phịng ngừa, phát hiện khó. Mặc dù đã được sự
vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành cũng như tồn dân tích cực
trong cơng tác phịng, chống dịch nhưng vẫn khơng tránh được khả năng lây lan
rộng trong cộng đồng và các nhà trường. Chính vì vậy mà đã có nhiều trường đã
phải cho học sinh nghỉ học để chống dịch. Đó là khó khăn đối với tồn thể các
cấp, các ngành trong đó có ngành Giáo dục. Những điều cấp bách cho các nhà
trường để thực hiện lời kêu gọi của Bộ trưởng “tạm dừng đến trường, không
dừng việc học”.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình
dạy học cũng như đổi mới kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng
tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra
những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ[1].
Khi có kế hoạch kiểm tra, giáo viên phải nắm bắt được đúng đối tượng học sinh
để ra đề kiểm tra. Sau khi có kết quả dựa vào đó mà kịp thời điều chỉnh phương
pháp dạy, uốn nắn cách học của từng đối tượng học sinh, đối với học sinh phải
biết vận dụng kiến thức mình đã học vào làm bài tập cụ thể để đánh giá đúng
thành quả học tập của mình.
Vậy, hình thức kiểm tra như thế nào thì hợp lý? Làm sao để kiểm tra được nhiều
nhất lượng kiến thức các em đã được học? Cách kiểm tra nào giúp giáo viên có
kết quả nhanh và chính xác nhất, đỡ chi phí cho giáo viên, nhà trường và học
sinh.
Mặc khác, hình thức kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội
dung kiểm tra. Nội dung môn tin học có thể xem được có hai phần bao gồm:
phần kiến thức về ngành khoa học tin học và kỹ năng sử dụng máy tính, khai
thác phần mềm.
Kiến thức mơn học tin học nói riêng và các mơn khác nói chung rất nhiều. Nếu
kiểm tra bằng hình thức tự luận thì chỉ kiểm tra được một phần nội dung kiến
thức đó. Bên cạnh đó, so với các mơn học khác, nội dung và trang thiết bị dạy
học môn tin học thuận lợi cho áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm.
Tuy nhiên, để tiến hành kiểm tra trắc nghiệm mất khá nhiều thời gian và công
sức của giáo viên như: ra đề, photo đề, phát cho học sinh, quản lý giờ thi, chấm
bài.... Đối với các bài thi định kì bộ mơn hay một kì thi lớn phải huy động nhiều
giáo viên chấm bài, vào điểm,... nhưng cũng có thể bị sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc
xảy ra.
2
3
Hiện nay, rất ít có tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tạo đề thi trắc nghiệm trên
máy cho một bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ và
cách ứng dụng triển khai phần mềm để tổ chức một kỳ thi trên máy.
Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy môn Tin học trong 12 năm và trong thời gian
đó tơi đã ln ln trăn trở tìm ra phương pháp khắc phục khó khăn cho mình
trong quá trình kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được. Đây là lí do
tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp sử dụng phần mềm Azota để
nâng cao chất lượng bài kiểm tra định kỳ trên máy tính cho học sinh lớp 5A
trường TH Nga Thạch- Nga Sơn”. Với mong muốn được chia sẻ, học hỏi từ
chuyên môn của đồng nghiệp và hơn thế là mong được sự góp ý chân thành của
cấp trên cũng như của các đồng nghiệp khác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Các công việc soạn câu hỏi trắc nghiệm đều thực hiện bằng phần mềm máy tính,
giáo viên có thể đảo câu hỏi, đáp án và lưu trữ lâu dài trên máy tính. Như vậy,
giáo viên sẽ giảm bớt thời gian soạn đề và tiến hành kiểm tra trắc nghiệm một
cách dễ dàng.
Khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm trên phịng máy, giáo viên khơng phải photo
đề phát cho học sinh sẽ tiết kiệm được kinh phí cho một bài thi.
Giáo viên sẽ có kết quả ngay sau khi học sinh kết thúc bài một cách trung thực,
khách quan. Giáo viên không những không mất thời gian khi chấm số lượng bài
nhiều mà cịn tránh được những sai sót khi chấm bài.
Đối với học sinh, sau khi trải nghiệm phương pháp thi kiểm tra trên phòng máy
giúp các em được tiếp cận với ứng dụng CNTT từ khi học và sau này khi làm
thực tế sẽ khơng cịn khó khăn khi tiếp cận với các phần mềm khác.
Giáo viên có quyền kết thúc bài thi những học sinh vi phạm quy chế thi bất kỳ
lúc nào nếu muốn.
Một số phần mềm tạo và triển khi thi trắc nghiệm trước đây như: netschools,
Netsuport… giáo viên phải soạn lại đề thi trên phần mềm. Với phần mềm Azota
giáo viên lấy ngay file đề thi bằng word hoặc Pdf để tạo đề.
Như vậy, giáo viên khơng cịn cảm thấy khó khăn khi muốn kiểm tra trắc
nghiệm khách quan cho học sinh trong các tiết kiểm tra bài cũ hay trong tiết ôn
tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính: Các giáo viên dạy môn tin học, môn ngoại ngữ và
học sinh Tiểu học (TH).
3
4
Nghiên cứu một số phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc
sử dụng phần mềm Tin học ở trường cũng như trong cuộc sống.
Sử dụng phần mềm Azota vào tạo bài kiểm tra trắc nghiệm và thực hiện việc
kiểm tra trên máy tính.
Dùng trong kiểm tra các tiết kiểm tra lý thuyết môn Tin học đối với học sinh TH.
Đề tài nhằm hưởng ứng phong trào ứng dụng CNTT vào dạy và học, giúp giáo
viên biết cách soạn thảo một đề thi trắc nghiệm lưu trữ và triển khai một kì thi
trên phịng máy vi tính. Học sinh biết thao tác sử dụng phần mềm để nâng cao
việc sử dụng máy vi tính để tìm kiếm thông tin hỗ trợ học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: tìm hiểu phần mềm Azota, các tài liệu
help của phần mềm, các thông tư về đổi mới kiểm tra đánh giá.
Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát tình hình ra đề, kiểm tra và chấm bài
kiểm tra của toàn bộ giáo dạy trong trường TH Nga Thạch, khảo sát quá trình
làm bài kiểm tra trên lớp của học sinh lớp 5A.
4
5
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực triển khai các hoạt động cải cách hành
chính, tin học hóa quản lý, hệ thống cơng cụ quản lý thơng tin giáo dục thống
nhất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan
quản lý trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện các
chức năng quản lý trên cơ sở một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp thời. Bên cạnh đó
thì việc đổi mới căn bản hình thức thi và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết
quả giáo dục đảm bảo trung thực khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy.
Ngày 15/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/QĐTTg về việc Thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Với
nghị quyết này, Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin Truyền thông và triển khai một số chương trình quốc gia về phát triển ứng dụng
trong các nhà trường và doanh nghiệp. Vì vậy, việc hình thành Ủy ban quốc gia
về Cơng nghệ thông tin được cộng đồng CNTT-TT bước ngoặt để tạo nên thế và
lực mới cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt
Nam [2].
[Cụ thể các nghị định và thông tư liên quan xem phần 2 phụ lục trang 23]
Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa phổ thơng mới thì mơn Tin học đã
trở thành mơn học chính khơng cịn là mơn tự chọn như trước đây. Do vậy các
nhà trường tích cực cơng tác xã hội hóa để xây dựng phịng thực hành Tin học.
Từ năm học 2020-2021 trường TH Nga Thạch, huyện Nga Sơn với sự quan
tâm của ban giám hiệu đã tích cực thực hiện cơng tác xã hội hóa, nhà trường
được Trang bị một phòng thực hành Tin học gồm 15 máy vi tính và tất cả các
thiết bị cần thiết như Hub 24 port, dây nối mạng LAN, bàn ghế, dây điện,
đường truyền Internet tốc độ cao….rất thuận lợi cho việc ứng dụng triển khai thi
trắc nghiệm trên phòng máy.
Qua các cuộc thi: giao thông thông minh; chinh phục vũ mơn; Trạng ngun nhí,
IOE, thiết kế thiệp qua mạng Internet, ngồi kiểm tra được kiến thức cịn gây
5
6
hứng thú với việc sử dụng máy vi tính vào việc học tập và chinh phục các kiến
thức mới.
Từ các cơ sở thực tiễn trên là những động lực tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến
này.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hình 1.Sơ đồ thực trạng tổ chức thi trên giấy
2.2.1 Đối với giáo viên khi triển khai thi trên giấy
* Thuận lợi:
- Có thể ra đề nhanh (với đề thi tự tự luận) hoặc sử dụng các đề đã có để chỉnh
sửa phù hợp với đối tượng học sinh mình đảm nhiệm.
- Có thể kiểm tra được một số lượng lớn học sinh tại một thời, có thể kiểm tra lại
các học sinh vắng không tham gia buổi kiểm tra và giờ tiếp theo.
- Có thể tổ chức thi ở một số nơi có hệ thống cơng nghệ lạc hậu chưa có phịng
máy vi tính, học sinh chưa được học Tin học.
- Thời gian tổ chức thi nhanh hơn.
* Khó khăn:
- Về cơng tác tổ chức thi: Phải tổ chức đội ngũ ra đề, coi thi, chấm thi và bảo
quản đề thi tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của.
- Phải photo đề mất nhiều thời gian và kinh phí.
- Mất nhiều thời gian chấm bài nhiều và khi chấm không thể tránh được các sai
sót.
6
7
- Cơng việc coi thi rất khó khăn khi quản lý học sinh trao đổi bài hay quay tài
liệu.
- Huy động nhiều giáo viên chấm bài, coi thi, vào điểm (với kì thi lớn).
2.2.2 Đối với học sinh thi trên lớp
* Thuận lợi:
- Có thể làm bài và trao đổi được các bạn học sinh khác.
- Có thể đánh dấu bất kì và sửa lại bằng cách gạch bỏ lựa chọn trên giấy.
- Có thể lấn thêm một ít thời gian khi kết thúc bài thi.
- Dễ dàng thay đổi đáp án khi không tự tin hay trao đổi với các bạn.
* Khó khăn:
- Khơng ứng dụng được CNTT trong quá trình làm bài.
- Cách trình bày bài kiểm tra có thể bị trừ điểm nếu làm có tẩy xóa nhiều.
- Bạn khác có thể nhìn trộm bài, hỏi bài làm mất thời gian của học sinh bị hỏi.
- Có thể bị trừ điểm do chữ viết không rõ ràng.
- Có thể bị bỏ quên câu hỏi.
2.2.3 Kết quả của thực trạng
Từ những thực trạng đó bản thân tơi đã tiến hành, nghiên cứu, khảo sát, tổng
hợp, điều tra thực tế của toàn bộ giáo viên dạy trong trường TH Nga Thạch,
khảo sát qua bài kiểm tra giữa học sinh lớp 5A kết quả như sau:
*Đối với giáo viên: Các khó khăn khi thi trên giấy
Hình 2. Biểu đồ tỉ lệ các lớp thi trên giấy
* Đối với học sinh:
Bảng kết quả thu được sau giờ kiểm tra bằng giấy
7
8
Lớ
p
Sĩ
số
5A
38
Ứng dụng
CNTT
Trao đổi bài
Trình bày
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0.0
0.0
14.0
36.8
10.0
26.3
14.0
36.8
Tẩy xóa
2.2.4 Ngun nhân của thực trạng
- Trong q trình ra đề khơng thể khơng có các lỗi cơ bản do mỗi giáo viên đều
khả năng sinh học khác nhau. Tùy vào điều kiện, thời gian, khơng gian, hồn
cảnh.
- Trong điều kiện cịn khó khăn về cơ sở vật chất, học sinh ngồi 2-3 bạn/ 1 bàn
nên việc coi thi gặp khơng ít khó khăn. Do vậy học sinh còn trao đổi bài nhiều.
- Trước đây trường chưa có phịng máy tính, học sinh khơng có cơ hội tiếp cận
với máy tính nên chưa triển khai được.
- Nhiều học sinh cịn khó khăn trong việc trình bày, học sinh tẩy xóa nhiều có
thể làm mất thời gian làm bài của các em.
Từ thực trạng trên, tôi đã trăn trở rất nhiều làm sao để tổ chức, quản lý thi trên
phòng thực hành và cách ra đề thi trắc nghiệm sao cho có hiệu quả. Do đó, tôi
mạnh dạn đưa ra cải tiến phương pháp tổ chức thi kiểm tra đánh giá chất lượng
học sinh truyền thống bằng cách sử phần mềm Azota để tạo và triển khai các
tiết kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ trên phòng máy đối với tất cả học sinh lớp trong
trường. Với mong muốn các em có thể được học tập, tiếp cận CNTT một cách
thoải mái, phấn khởi, thời gian ngắn nhưng đạt kết quả cao.
Sau khi tìm hiểu ứng dụng của phần mềm, tôi đã thiết kế đề thi giữa kỳ I và đưa
vào thi chính thức cuối kỳ I cho học sinh lớp 5A.
Kết quả:
Tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện cách ra đề và triển khai thi trên máy. Cụ thể: Sử
dụng phần mềm có thể soạn thảo tất cả các dạng câu hỏi như: Hệ thống tự động
nhận dạng câu hỏi và đáp án.Tạo nhanh đề thi, bài kiểm tra từ file Word có sẵn
đơn giản. Dễ dàng chấm bài trực tuyến cho học sinh trên Azota. Triển khai thi
đồng loạt thời gian giao đề và kết thúc bài thi chính xác.
Đối với học sinh:
Bảng kết quả thu được sau giờ kiểm tra bằng máy tính:
Lớp
5A
Sĩ số
38
Ứng dụng
CNTT
Trao đổi bài
Trình bày
Tẩy xóa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
38
100
0
0
38
100
38
100
8
9
Hiệu quả:
Đã hoàn thành cách tổ chức, quản lý cơ sở vật chất đối với số lượng học sinh
đông và có nhiều lớp học.
Mặc khác, kiểm tra đánh giá bằng phịng máy vừa mang tính chất đổi mới về
phương pháp kiểm tra truyền thống vừa mang tính chất ứng dụng CNTT trong
nhà trường, vừa tạo sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh khi phải học tham gia
thi trên máy vi tính….
2.3. Các giải pháp thực hiện.
[Cách tạo tài khoản cho học sinh và máy giáo viên xem phần II- và hướng dẫn
cụ thể các chức năng của phần mềm xem thêm phần III - Phụ lục]
Vấn đề nghiên cứu chính ở đề tài này là thi trắc nghiệm trên phịng máy tính
bằng phần mềm Azota. Để thực hiện được tơi phải tách nó thành việc nghiên
cứu hai vấn đề nhỏ: “Cách tạo một đề thi trắc nghiệm bằng phần mềm Azota” và
“cách tiến hành thi trắc nghiệm trên phòng thực hành ”
2.3.1: Tạo đề trắc nghiệm
Bước 1: Truy cập trang web azota.vn, đăng nhập bằng tài khoản giáo viên. Sau
đó, chọn mục Đề thi trắc nghiệm.
Chọn mục Đề thi trắc nghiệm
Bước 2: Tiếp theo, bạn click vào mục Tạo đề.
9
10
Click vào mục Tạo đề
Bước 3: Bạn chọn Tải lên đề thi.
Chọn Tải lên đề thi
Bước 4: Tại cột Đề thi/Tệp tin đáp án, bạn hãy kéo thả file vào hoặc click để
upload file tương ứng lên.
10
11
Kéo thả file vào hoặc click để upload file tương ứng lên
Bước 5: Bạn chọn file đề thi và bấm Open (Mở) để tải file lên.
Chọn file đề thi và bấm Open
Bước 6: Đợi phần mềm tải file đề thi và đáp án xuống hoàn tất, bạn hãy
bấm Xem giải thích chi tiết.
11
12
Bấm Xem giải thích chi tiết
Bước 7: Bạn có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các câu hỏi bằng cách kéo
thanh câu hỏi lên xuống như hình bên dưới.
Kéo thanh câu hỏi lên xuống để điều chỉnh khoảng cách giữa các câu hỏi bằng
cách
Bước 8: Bạn hãy tạo tiêu đề cho đề thi và nhấn Lưu.
Tạo tiêu đề cho đề thi và nhấn Lưu
12
13
Bước 9: Kế tiếp, bạn nhấn nút Xuất bản đề thi.
Hình 10: Lựa chọn xuất đề thi trên phần mềm
Nhấn nút Xuất bản đề thi
Bước 10: Bạn cần điền đầy đủ các quy định của đề thi và nhấn Xuất bản.
Hính 11: Thơng tin khi xuất đề thi
Điền các quy định của đề thi và nhấn Xuất bản
Bước 11: Sau khi tạo bài kiểm tra thành công, bạn hãy nhấn Copy đường link
bài thi để gửi cho học sinh.
Hình 12: Hệ thống hoàn thành việc xuất bản
Nhấn Copy đường link bài thi gửi cho học sinh
13
14
2.3.2: Kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính
Sau khi giáo viên đã copy đường link gửi vào nhóm lớp qua Zalo học sinh có thể
đăng nhập vào làm bài thi như bình thường
Bước 1: Nhấn vào link bài thi mà thầy cơ giao để mở bài tập trên app Azota.
Hình 13: Sau khi đăng nhập trên tài khoản học sinh
Nhấn vào link bài thi
Bước 2: Tiếp theo, chọn tên của bạn để báo danh cho giáo viên.
Hình 14: Danh sách học sinh
Chọn tên của bạn
Bước 3: Khi thấy ứng dụng hiện lên thơng báo Bạn có chắc chắn chọn..., hãy
nhấn Xác nhận.
Hình 15: Học sinh xác nhận thơng tin
14
15
Nhấn Xác nhận
Bước 4: Bạn hãy nhấn vào file Bài thi... để xem bài kiểm tra được giao.
Hình 16: Học sinh nhấn vào bài thi trên máy
Nhấn vào file Bài thi...
Bước 5: Nhấn mục Chọn file để tải file (ảnh, video, audio hoặc pdf) bài làm lên
> Nhấn nút Nộp bài.
Lưu ý: Học sinh nên chụp ảnh bài làm bằng điện thoại sau đó chuyển file, ảnh từ
điện thoại sang máy tính.
15
16
Hình 17: Học sinh nhấn vào bài thi trên máy
Chọn mục Chụp ảnh hoặc Chọn file và nhấn nút Nộp bài
2.3.3: Thực hiện chấm bài
Bước 1: Vào phần Đề thi trong ứng dụng Azota.
Hình 18: Giáo viên nhấn vào bài thi cần chấm
Chọn Bài thi
Bước 2: Bạn click chọn danh sách học sinh đã nộp bài.
Hình 19: Học sinh nhấn vào bài thi trên máy
Click chọn danh sách học sinh đã nộp bài
Bước 3: Bạn nhấn vào nút Chấm bài bên cạnh tên học sinh để chấm điểm bài tập
cho từng học sinh.
16
17
Hình 20: Giáo viên chấm bài trên phần mềm
Nhấn vào nút Chấm bài
Bước 4: Tại đây, thầy cô xem được bài làm học sinh và có thể chấm điểm chi
tiết cho học sinh:
Để chấm câu đúng, thầy cô click 1 chạm vào phần bài làm.
Để chấm sai, thầy cô click 2 chạm vào phần sai.
Để chỉnh sửa, thầy cô click chọn 2 lần vào đáp án cần sửa.
Xem bài làm và chấm điểm chi tiết cho học sinh
Bước 5: Sau khi chấm xong, hệ thống sẽ tự tính điểm cho thầy cơ dựa trên số
câu đúng, sai. Thầy cơ có thể làm tròn điểm số và nhập lời phê bên dưới.
Hình 21: Giáo viên chấm bài trắc nghiệm trên phần mềm
Làm tròn điểm số và nhập lời phê
Bước 6: Tiếp theo, thầy cô hãy nhấn Lưu dữ liệu.
17
18
Hình 22: Giáo viên lưu kết qả chấm thi
Nhấn Lưu dữ liệu
Bước 7: Cuối cùng, hãy nhấn OK để hoàn tất việc chấm bài tập cho học sinh
trên Azota.
Nhấn OK
Khi làm bài thi các em phải có các kỹ năng sau:
- Đọc kỹ đề.
- Thao tác chuột chính xác để chọn các câu hỏi.
- Nên làm lần lượt từng câu và đánh dấu các câu chưa làm.
- Nên nháy chuột vào ô câu hỏi gốc trên cùng bên phải mỗi khi chuyển câu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ đầu năm học 2021-2022, bản thân tôi đã sử dụng Azota để tiến hành soạn câu
hỏi và thực hiện việc kiểm tra trực tiếp trên máy tính như đã trình bày ở trên.
Việc kiểm tra này đem lại rất nhiều thuận lợi cho giáo viên như:
- Câu hỏi lưu lại sử dụng cho những lần sau;
- Không mất thời gian chấm bài, kết quả chính xác;
- Có thể tiến hành kiểm tra nhiều học sinh trong cùng một thời điểm (mỗi HS 1
máy);
- Với những câu hỏi khó – dễ có thể đặt mức điểm khác nhau mà phần mềm
khác khơng có được;
- Kết quả làm bài của HS lưu lại được trên máy rất tiện lợi;
- Trong một lần kiểm tra tiến hành cùng một đề duy nhất, giám sát nghiệm túc,
đảm bảo công bằng cho HS (HS sẽ khơng nhìn được bài của nhau).
Kết quả như sau:
Bảng so sánh hai cách thi
Stt
Các ưu điểm
Thi trên giấy
Thi trên máy
1
Lưu câu hỏi
Có lưu khơng sử dụng lại
Có lưu và mỗi lần thi phần
18
19
cho lớp khác nếu thời
gian thi cách xa nhau
mềm tự xáo trộn các ý trả lời
2
Chấm bài
x hs*y phút/bài
Không mất thời gian chấm
bài, kết quả chính xác
3
Lưu bài
Lưu trên giấy dễ thất lạc
Lưu trên máy
4
Thống kê
Phải đếm bộ, sẽ sai sót
Máy tự thống kê
..
…
…
…
Qua những tiện ích như trên tơi mong được quan tâm của ban giám hiệu, các cấp
có thẩm quyền để giải pháp hữu ích này được các giáo viên khác cũng vận dụng
vào Azota vào việc kiểm tra đánh giá học sinh. Rất mong sự đóng góp và ủng hộ
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giải pháp này thực sự có hiệu quả
trong thực tế.
19
20
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu và tiến hành triển khai trên các bài kiểm
tra bản thân tôi đã rút ra nhất nhiều bài học bổ ích.
Bên cạnh việc thay đổi phương pháp dạy học của thầy cô để đáp ứng với xu
thế mới thì rất cần đổi mới cách kiểm tra đánh giá.
Hãy tạo hứng thú việc tiếp cận với công nghệ mới bằng phương pháp khuyến
khích động viên, hỗ trợ, bồi dưỡng, kiểm tra các đơn vị kiến thức lĩnh hội qua
việc sử dụng máy tính và các phần mềm miễn phí liên quan đến việc học tập.
Bản thân nhận thấy đề tài này rất thiết thực vào môi trường giảng dạy của giáo
viên và học tập của học sinh.
Hiện nay, trong tất cả các trường đều có ít nhất một phịng máy thực hành vi tính
nên việc áp dụng đề tài này hồn tồn có tính khả thi cao.
Ở trên bản thân chỉ đề cập đến một tính năng nhỏ của phần mềm nhưng vơ cùng
hữu ích. Nó khơng chỉ dừng lại ở mơn Tin học mà cịn được áp dụng cho tất cả
các môn khác như Ngoại ngữ, tốn học, hóa học…ngồi ra nó cịn áp dụng cả
cho các kì thi: Khảo sát chất lượng cấp: TH, THCS, thi tốt nghiệp: THPT, đại
học, cao đẳng, trung cấp…
3.2. Kiến nghị.
Hiện nay còn nhiều nhà trường đã được cung cấp các phòng máy nhưng số
lượng chưa đáp ứng đủ cho học sinh tham gia thi 1 lúc trên phòng máy. Để đề tài
có tính khả thi cao thì rất mong ban giám hiệu nhà trường tham mưu cấp trên,
các nhà hảo tâm, các doanh nhân… qua tâm đến việc cung cấp, nâng cấp, các
máy tính, các thiết bị cần thiết, cũng như cổ vũ, động viên, khuyến khích học
tham gia nghiên cứu, ứng dụng phần mềm trong học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết
Mai Thị Huyền
Mỵ Duy Dậu
20
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa chỉ truy cập tin tức về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh: />2. Tiểu luận Lê Ngọc Tú Chuyên viên Sở GDĐT Thanh Hóa- Lớp CV1
3. Công văn 950/SGD ĐT- GDTrH ngày 04/ 9/2015 về việc hướng dẫn thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh;
Công văn 951/SGD ĐT- TrH ngày 04 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn thực
hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá;
4. Trang chủ phần mềm Azota: />DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Stt
Tên sáng kiến
Năm học
Xếp loại
1
Phương pháp tổ chức phòng Tin học và cách ứng
dụng phần mềm Net School vào quản lý giờ dạy
thực hành
2010-2011
C
Sở
2
Cách kết hợp phần mềm V.Emis và VnEdu để nâng
cao hiệu quả nhập điểm thành phần, thống kê báo
cáo tại trường THCS Nga Thạch
2013-2014
A
Phò
3
Sử dụng phần mềm V-Pascal để nâng cao hiệu quả
dạy học thực hành môn Tin học quyển 3 tại trường
THCS Nga Thạch
2014-2015
A
Phò
4
Sử dụng phần mềm NetOp School 6.12 để triển khai
thi trắc nghiệm trên máy vi tính tại trường THCS
Nga Thạch
2015-2016
A
Phị
5
Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc ra đề thi
trắc nghiệm trên máy vi tính theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga
Thạch- Nga Sơn
2016-2017
B
Sở
6
Kết hợp phần mềm NetSupport School 6.12 và phần
mềm V-pascal để nâng cao hiệu quả dạy học thực
hành môn Tin học THCS quyển 3 tại trường THCS
Nga Thạch
2019-2020
C
Sở
21