Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu về bộ nhớ ram trong máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
************

Bài tập lớn
Mơn: Kiến trúc máy tính và hệ điều hành

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ BỘ NHỚ RAM
TRONG MÁY TÍNH
Giảng viên hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Thanh Hải

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Xuân Hùng
Nguyễn Tuấn Anh
Nguyễn Văn Dũng
Trần Đình Đức
Nguyễn Hữu Phúc

Tên lớp: 2021CNTT03

Hà Nội, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
Chương I: Tổng quan về RAM máy tính ............................................................. 3
1.
2.
3.


4.
5.

Khái niệm RAM máy tính ......................................................................... 3
Đặc trưng của RAM máy tính .................................................................... 4
Cấu tạo ngồi của RAM máy tính ............................................................. 5
Tính năng của RAM máy tính ................................................................... 5
Các thơng số của bus RAM và băng tần ………………………………..

Chương II: Các loại RAM máy tính ...................................................................... 8
1. SRAM ........................................................................................................ 8
2. DRAM ....................................................................................................... 8
3. Các loại DRAM ....................................................................................... 12

Chương III: Những ứng dụng khác của RAM máy tính ……………………..19
1. Vùng nhớ ảo................................................................................................... 19
2. Bộ nhớ ngoài ................................................................................................. 19
3. Lỗi trang và khắc phục ................................................................................. 20

Chương IV: Một số lỗi về RAM và khắc phục ................................................... 20

Kết luận .................................................................................................................. 22
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 23

2


Đặt vấn đề
Trong bối cảnh xã hội đang ngày một phát triển, máy tính đáng đóng vai trị ngày
một quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống. Với sự gia tăng về mức độ và khối

lượng công việc cần được giải quyết trong một khoảng thời gian đòi hỏi sự đáp
ứng kịp thời tốc độ phát triển của máy tính cả về phần cứng và phần mềm. Cấu tạo
của phần cứng máy tính gồm có RAM, CPU, chip xử lý … trong đó RAM đóng
vai trị quan trọng nhất khi nói đến khả năng lưu trữ thơng tin của máy tính.
Là một phần khơng thể thiếu của mọi chiếc máy tính, RAM máy tính lịch sử phát
triển và cải tiến lâu dài. Cùng với việc đưa ra những khái niệm, đặc trưng cơ bản
của RAM máy tính cùng với những loại RAM nổi bật chủ yếu, việc khắc phục một
số vấn đề phổ biến phát sinh với RAM máy tính cũng sẽ được đề cập đến trong tài
liệu này.

Chương I: Tổng quan về RAM máy tính
1. Khái niệm RAM máy tính
RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là bộ nhớ tạm của
máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý.
RAM là một loại bộ nhớ chính của máy tính. Đặc tính truy xuất ngẫu nhiên của
RAM thể hiện ở chỗ thời gian thực hiện thao tác đọc/ ghi với mỗi ô nhớ là như
nhau bất kể dữ liệu đang ở bất kì vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ơ nhớ của RAM đều
có một địa chỉ.
Thơng thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra
hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).

3


Hình ảnh của một RAM máy tính

Cấu trúc bên trong của một RAM 64x4

2. Đặc trưng của RAM máy tính
Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:

+Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là tổng s
ố bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
+Tổ chức bộ nhớ: Số ơ nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
+Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được
nội dung của ơ nhớ đó.
+Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.

4


3. Cấu tạo ngồi của RAM máy tính
Chip xử lý : xử lý dữ liệu vào/ra
SIMM-RAM: Module bộ nhớ
DIMM-RAM: Module bộ nhớ
PINS: chân giao tiếp

4. Tính năng của RAM máy tính
Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu
trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào
những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, n
gược lại với một số kỹ thuật khác, địi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hỗn n
hất định.
RAM có tốc độ nhanh hơn ổ đĩa cứng. Ổ cứng tốt nhất hiện nay chỉ đạt được tốc
độ truyền tải hơn 1000 MB/s trong khi module RAM hiện nay đã vượt qua tốc
độ 15000 MB/s.
Trong quá trình chạy RAM sẽ giúp lưu những thông tin hiện hành để hệ thống máy
truy cập và sử dụng. Do đó nếu nâng cấp RAM quyết định một phần tốc độ của
máy vi tính. Hệ thống máy sẽ chạy rất chậm nếu khơng có RAM vì cứ phải lưu xóa

5



thông tin liên tục, như vậy sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và trải nghiệm của người sử
dụng các thiết bị.

5. Các thơng số của Bus RAM và băng tần
Có hai loại BUS là: BUS Speed và BUS Width.
- BUS Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
- BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3,
DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.
Cơng thức tính băng thơng (bandwidth) từ BUS Speed và BUS Width:
Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8
- Bandwidth là tốc độ tối đa RAM có thể đọc được trong một giây. Bandwidth
được ghi trên RAM là con số tối đa theo lý thuyết. Trên thực tế, bandwidth thường
thấp hơn và không thể vượt quá được con số theo lý thuyết.
Các loại RAM, BUS RAM và Bandwidth tương ứng
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC-66: 66 MHz bus.
PC-100: 100 MHz bus.
PC-133: 133 MHz bus.
DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200
MB/s bandwidth.

6



DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267
MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333
MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400
MB/s bandwidth
DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528
MB/s bandwidth
DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với
10664 MB/s bandwidth
DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với
12800 MB/s bandwidth
DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với
17064 MB/s bandwidth
DDR4 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR4-2133: Tên module PC4-17000. 1067 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064
MB/s bandwidth.
DDR4-2400: Tên module PC4-19200. 1200 MHz clock, 2400 MHz bus với 19200
MB/s bandwidth.
DDR4-2666: Tên module PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328
MB/s bandwidth.
DDR4-3200: Tên module PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600
MB/s bandwidth.

7



Chương 2: Các loại RAM máy tính
2.1. SRAM
RAM tĩnh (cịn gọi là SRAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh). RAM tĩnh được
chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS) chứa bóng bán dẫn
và biến tần, có đặc tính là sẽ mất dữ liệu khi tắt nguồn máy tính. Với SRAM, sáu
bóng bán dẫn sẽ cấu thành một flip-flop để lưu trữ một bit dữ liệu. Tuy nhiên,
ngồi các loại RAM tĩnh điển hình thì cũng có những trường hợp SRAM điển hình
có cơ chế dùng tám hoặc mười bóng bán dẫn cho một bit dữ liệu.
Trường hợp số lượng bóng bán dẫn giảm thì kích thước ô nhớ của RAM tĩnh sẽ
giảm. Một ô trên RAM tĩnh có thể vận hành ở các trạng thái khác biệt như ghi, nhớ
và đọc. Ô nhớ sẽ chuyển từ trạng thái đọc sang ghi dữ liệu trong ô được hệ thống
tiến hành sửa đổi.

2.2. DRAM
RAM động (hay còn gọi là DRAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động) về mặt vật
lý sử dụng một tụ điện riêng biệt để lưu trữ một bit dữ liệu. Khi không tích điện, tụ
điện sẽ biểu thị giá trị 0 của bit và sẽ chuyển sang giá trị 1 khi tích điện. Để có thể
duy trì giá trị đang lưu trữ, RAM động cần được nạp điện sau vài mili giây nhằm
bù đắp sự rò rỉ từ tụ điện (tụ điện lưu trữ từng bit dữ liệu trên bảng mạch). Nếu
không được nạp điện thường xuyên, những bit dữ liệu trên DRAM sẽ hao hụt dần
nên nó thuộc loại thiết bị nhớ tạm thời.
Ưu điểm của DRAM là có cấu trúc đơn giản: chỉ cần một transistor và một tụ điện
cho mỗi bit trong khi cần sáu transistor đối với SRAM. Điều này cho phép DRAM
lưu trữ với mật độ cao.
Thông thường, DRAM sẽ được sản xuất dưới dạng mạch tích hợp với chân kim
loại để gắn với bus. Các nhà sản xuất hiện cũng đã tung ra nhiều dòng DRAM chế
tác theo dạng module plug-in để dễ xử lý hơn. Hầu như các loại RAM truyền thống
được dùng trên máy tính hiện tại đều là DRAM. Tuy nhiên, các thế hệ mới hiện
nay sử dụng DDR (Dual Date Rate – tốc độ dữ liệu kép) nhằm gia tăng hiệu suất.
2.2.1 Nguyên lý hoạt động DRAM:


8


1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động

DRAM thường được sắp xếp trong một mảng hình chữ nhật của một phần dự trữ
bao gồm một tụ điện và transistor cho mỗi bit dữ liệu.
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện.
Việc ghi nhớ dữ liệu dựa và việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc
đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ,
bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ơ nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng
theo đó mà ít nhất là gấp đơi thời gian thâm nhập ô nhớ

9


2.2.2 Khác biệt giữa DRAM và SRAM
Về cơ chế vận hành: RAM động có cấu trúc nhẹ nhàng hơn RAM tĩnh và DRAM
địi hỏi một tụ điện kèm một bóng bán dẫn cho mỗi ô nhớ.
Khả năng tiêu thụ điện: RAM tĩnh tiêu thụ nhiều điện năng hơn do cơ chế vận hành
sử dụng nhiều gấp 6 lần số bóng đèn của RAM động vì RAM tĩnh cần ít nhất 6
bóng bán dẫn để vận hành.

10


Tốc độ vận hành: RAM tĩnh chiếm ưu thế hơn so với RAM động và nó cũng được
ưu tiên sử dụng trong CPU.
RAM tĩnh thường được dùng như bộ nhớ Cache và bộ nhớ chính bên trong hệ

thống máy chủ vì những ưu điểm của mình về tốc độ.
2.2.3. Dạng DRAM cơ bản
Hầu hết hình dạng của DRAM là hộp nhựa chữ nhật màu đen bằng epoxy
DRAM được sản xuất dưới dạng một mạch điện tích hợp gắn với vành bên ngồi
bằng nhựa có chân kim loại để kết nối và kiểm sốt các loại tín hiệu. Khi mới sử
dụng, DRAM dạng mạch tích hợp thường được cài đặt thẳng vào mạch chủ hay
mạch mở rộng ISA nhưng về sau nó được thiết kết thành các chip đa cơng dụng
(DIMMs, SIMMs,....).

2.2.4 Độ lớn bộ nhớ DRAM
Bộ nhớ của DRAM luôn ở dưới dạng lũy thừa của hai. Chẳng hạn SDRAM DIMM
chứa 512 MiB (mebibytes) =512 × 220 bytes = 229 bytes = 536,870,912 bytes. Hay
2 GB SDRAM module chứa 2 GiB (gibibytes) = 2 × 230 bytes = 231 bytes =
2,147,483,648 bytes.

2.2.5 Bảo mật DRAM
Mặc dù RAM động thường được sử dụng khi cung cấp nặng lượng và hay thay đổi
sau một khoảng thời gian ngắn (thường là 64ms) nhưng các tụ điện trong RAM
động thường có xu hướng nhớ dữ liệu trong một khoảng thời gian lâu hơn và với
một nhiệt độ thấp. Dưới một số điều kiện phần lớn dữ liệu trong DRAM có thể
được khơi phục cho dù nó được khơng được làm mới trong một vài phút.
Chức năng này có thể đánh lừa các hệ thống bảo mật và khôi phục dữ liệu chứa
trong bộ nhớ mặc dù cho rằng dữ liệu đó đã bị xóa (như do vấn đề cúp điện nếu
chúng ta khởi động lại máy làm nguội con chip đồng thời chuyển đến một máy tính
khác).

11


3. Các loại DRAM

2.3.1. SDRAM (Synchronous Dynamic RAM)
Được gọi là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ.
SDRAM gồm 3 loại: DDR, DDR2 va DDR3.

Đặc điểm 3 loại trên là đều dựa trên thiết kế SDRAM, Truyền được hai khối dữ liệu
trong một xung nhịp. DDRAM đã có một q trình phát triển liên tục từ DDR1 có
bus thấp nhất là 266Mhz cho đến hiện nay là DDR3 có bus là 1066Mhz và 1333Mhz.
Còn SDRAM nay vẫn còn được dùng để chế tạo các bộ đệm nhạy tốc độ cho CPU
hoặc một số những loại máy khác.
2.3.2. DDR SDRAM

12


DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
Thường được giới chun mơn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là
cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải
hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
2.3.3. DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM)

DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200
MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267
MB/s bandwidth.

13



DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333
MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400
MB/s bandwidth.
Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với
240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock
speed.
2.3.4 .DDR3 SDRAM (Double Data Rate 3 SDRAM)

- Có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz,
- Số bit dữ liệu là 64,
- Điện thế là 1.5v,
-

Tổng số pin là 240.

Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR3". Là thế hệ thứ ba của DDR với
240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp ba clock speed.

14


Bảng so sánh tốc độ các loại DDR

Bảng so sánh điện áp các loại DDR

Bộ nhớ DDR3 sẽ tiêu thụ ít điện hơn DDR2, và DDR2 tiêu thụ ít hơn DDR
Bộ nhớ DDR sử dụng điện 2.5V, DDR2 dùng điện 1.8V và DDR3 là 1.5V (mặc dù
các module cần đến 1.6V hoặc 1.65V rất phổ biến và những chip chỉ yêu cầu 1.35 V

trong tương lai cũng không phải là hiếm)

15


Một số module bộ nhớ có thể yêu cầu điện áp cao hơn trong bảng, nhất là khi bộ nhớ
hỗ trợ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức
Độ trễ
Thời gian trễ là khoảng thời gian mà mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi từ lúc yêu cầu
lấy dữ liệu cho đến lúc dữ liệu thực sự được gửi tới đầu ra

Hình thức bên ngồi

16


Khác biệt điểm tiếp xúc giữa DDR và DDR2

Khác biệt điểm tiếp xúc giữa DDR2 và DDR 3

2.3.4 SDR SDRAM

17


PC-66:66MHzbus.
PC-100:100MHzbus.
PC-133: 133 MHz bus.
Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các
máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay

đã lỗi thời.

2.3.5. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM)

-Có giao diện RIMM 184 chân với 2 khe cắt ở giữa
- Do tốc độ cao, tỏa nhiệt dữ, RDRAM luôn phải cặp kè với một miếng nhơm
tản nhiệt. Với cấu hình “kênh đơi” (dual-channel), RDRAM bắt buộc phải
chạy cặp 2 thanh một và không được bỏ trống hai socket còn lại (nên phải
dùng hai thanh RDRAM giả, gọi là CRIMM - Continuity RIMM).
- Hiện nay phổ biến là RDRAM PC800.

18


Bảng so sánh RAM tĩnh và Ram động

RAM động đang được sử dụng rộng rãi hiện nay vì giá thành rẻ và có khá nhiều
tính năng gần bằng RAM động

Chương III: Những ứng dụng khác của RAM máy tính
3.1.

Vùng nhớ ảo

Hầu hết các hệ điều hành hiện đại sử dụng phương pháp mở rộng sức chứa của
RAM được gọi là vùng nhớ ảo. Một phần của bộ nhớ trong của máy tính được sử
dụng cho bảng trang và tổng dung lượng nhớ của bảng trang và RAM là dung
lượng bộ nhớ của máy tính. Khi hệ điều hành hoạt động với ít bộ nhớ chính, hệ
điều hành sử dụng phương pháp “swapping” một phần RAM chuyển thành trang
file và những dữ liệu đã được đọc sẽ chuyển lại vào RAM.

Việc sử dụng vùng nhớ ảo liên tục dẫn đến hiện tượng thrashing, làm giảm hiệu
năng và tốc độ của hệ thống, điều này là do các thiết bị nhớ trong khác chậm hơn
nhiều so với RAM.
3.2.

Bộ nhớ ngoài

Các phần mềm có thể chia một phần RAM của máy tính, cho phép nó hoạt động
như một bộ nhớ trong nhanh hơn được gọi là đĩa RAM. Khi đó đĩa RAM sẽ mất dữ
liệu đã nạp vào máy tính khi bộ nhớ khơng cịn được cung cấp điện hoặc chưa
được lưu trữ sang một ổ lưu trữ cố định khác. Khi đó đĩa RAM sẽ nạp lại những
thông tin từ ổ lưu trữ kia khi đĩa RAM được khởi động. Các bộ nhớ ngoài này là

19


không gian lưu trữ tạm thời các cho kĩ thuật swapping và được gọi là không gian
swapping.
3.3.

Lỗi trang và khắc phục

Việc hệ thống truy xuất một trang nhưng trang này chưa được nạp vào bộ nhớ sẽ
sinh ra lỗi trang. Khi xảy ra lỗi trang, hệ thống cần nạp trang cịn thiếu vào bộ nhớ,
nếu khơng cịn trang trống trong bộ nhớ trong thì hệ thống cần chọn một trang đã
tồn tại ở bộ nhớ trong và đưa nó ra khơng gian swapping trên đĩa từ để giải phóng
một trang vật lý, dành chỗ cho một trang truy xuất.

Chương IV: Một số lỗi về RAM và cách khắc phục
Biểu hiện khi lỗi RAM

- Nếu chỉ nhìn bên ngồi thì lỗi RAM và lỗi VGA có một số điểm tương đồng như
sau: Cả 2 lỗi trên máy đều có đèn báo nguồn nhưng khơng lên hình, khi kiểm tra
bằng nguồn đa năng chúng đều ăn dịng tương đương nhau.
- Ngồi lí do tuổi tác, nhiều khi RAM lỗi do cách sử dụng của chính người dùng.
Rất nhiều trường hợp người sử dụng máy vi tính đã mua và lắp những thanh RAM
không phù hợp với mainboard và không hiểu tại sao máy tính khơng thể khởi động
(Ví dụ mainboard chỉ hỗ trợ RAM DDR2 nhưng lại được cắm RAM DRR3).

Phương pháp kiểm tra
+ Ram hoạt động sau khi có tín hiệu Reset hề thông và chúng bắt đầu được sử
dụng để ghi, đọc dữ liệu sau khi đươc kiểm tra bởi chương trình BIOS.
+ Chỉ nên kiểm tra RAM khi CPU đã hoạt động và đã nạp BIOS, nhưng làm để
biết được CPU đã chạy và nạp được BIOS điều này đã được cập nhật ở phần CPU
và BIOS.

RAM quá tải
Người sử dụng đã "bắt" chiếc RAM làm việc quá sức bằng việc chạy quá nhiều
ứng dụng cùng lúc hoặc lạm dụng các phần mềm cheat, hack speed…

20


Khắc phục: Kiểm tra lại RAM nếu gặp những trường hợp như máy bị treo dù đang
chạy những chương trình rất nhẹ nhàng hoặc khi máy phát ra những tiếng “bíp”
ngắn liên tục lúc khởi động.

Lỏng hoặc chết RAM
Dấu hiệu: Khởi động lên máy liên tục kêu …tit..tit.. một quãng dài. Tiếng kêu này
báo hiệu là hệ thống khơng tìm thấy Ram đâu cả.
Khắc phục: Tháo Ram ra cắm lại cho chắc chắn. Nếu vẫn cịn bị thì tháo Ram ra

làm sạch khe cắm Ram, riêng với Ram có thể dùng xăng hoặc cục gôm làm sạch
phần tiếp xúc của Ram vào khe cắm vào mainboard. Nếu làm cả hai trường hợp
trên mà khơng được thì rất có thể Ram đã bị chết, cách tốt nhất là chúng ta đem đi
bảo hành hoặc mua Ram mới.

Xung đột RAM
Bus RAM hay cịn gọi là tốc độ RAM, nó thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của
RAM. Nếu Bus RAM càng lớn thì tốc độ xử lý dữ liệu của máy càng nhanh. Bus
RAM càng lớn thì tính hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. Máy tính khi sử dụng các
thanh RAM có tốc độ Bus khác nhau có thể gây ra tình trạng xung đột RAM. Một
số ví dụ về trường hợp dẫn tới xung đột RAM:
Cắm hai thanh RAM cùng loại DDR3 nhưng chúng lại có Bus lần lượt
là 1333MHz và 1600MHz thì khi cắm vào máy chỉ cịn 1333MHz.
Cắm một thanh RAM 4GB, sau đó, cắm một thanh RAM 8GB thì sẽ xuất hiện lỗi.
Cắm 2 thanh RAM là DDR3 và DDR4 cùng nhau thì sẽ khơng được.
RAM cùng Bus và dung lượng nhưng khe cắm RAM bị hư, bị lỏng, bị bụi bám vào
sẽ làm cho máy tính khơng thể nhận được RAM.

Như vậy để khắc phục, cần đảm bảo các thanh RAM được lắp vào có cùng loại, có
tốc độ bus tương thích, cùng dung lượng bộ nhớ, khe được vệ sinh trước khi lắp.

21


RAM không nhận bo mạch chủ
Các linh kiện điện tử nói chung và RAM nói riêng thường được thiết kế theo
những tiêu chuẩn hóa riêng biệt. RAM dùng cho PC và RAM cho laptop có thể
khác nhau, ngồi ra sự khác nhau về thế hệ và năm sản xuất của RAM và thiết bị
cũng khiến RAM không cắm được khe máy.
Một số trường hợp bo mạch chủ khơng tương thích với RAM vì nó chỉ có khả năng

hỗ trợ một dung lượng RAM nhất định. Vì dụ, bo mạch chủ chỉ hỗ trợ được tối đa
là 16 GB chia ra trong 4 khe RAM, mà mỗi khe lại được cắm thanh RAM dung
lượng 8GB thì rất có thể 1 đến 2 thanh RAM sau cùng sẽ không được bo mạch chủ
tiếp nhận. Để chắc chắn tìm mua được thanh RAM phù hợp với máy, người dùng
cần tham khảo kỹ các thơng số của chúng và đối chiếu với máy tính hoặc laptop.
Các hệ điều hành 32 bit chỉ tương thích với ram 2GB, cịn hệ điều hạnh 64 bit
tương thích với 4GB. Việc chọn khơng tương thích với hệ điều hành có thể dẫn
đến trường hợp thừa hoặc thiếu.

Kết luận
• RAM trong máy tính là một loại bộ nhớ máy tính, có thể được hiểu đơn giản
là RAM có khả năng đọc, chứa và ghi thông tin. Thông tin được lưu trữ là
tạm thời và sẽ mất đi khi không cịn nguồn điện cung cấp.
• RAM đặc biệt quan trọng với máy tính, laptop và các thiết bị di động hiện
nay như smartphone, iphone, ipad,…
• RAM máy tính có nhiều loại khác nhau, mỗi loại được sử dụng thích hợp
với từng mục đích khác nhau. Trong đó hai loại chính phổ biến nhất là
DRAM (RAM động) và SRAM (RAM tĩnh). Bên cạnh đó có nhiều lỗi
thường gặp xảy ra với RAM khi sử dụng máy tính và cần các biện pháp khắc
phục tương ứng.

22


Tài liệu tham khảo
/> /> /> />uy-n-ly-ho-t-d-ng-c-a-ram-may-tinh&catid=79&Itemid=435

23




×