Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) Biện pháp lồng ghép kỹ năng sống thông qua dạy học, sinh học lớp 8 trường THCS Bắc Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP KỸ NĂNG SỐNG THÔNG
QUA DẠY HỌC SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG
THCS BẮC SƠN-THỊ XÃ BỈM SƠN

Người thực hiện: Lê Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bắc sơn
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HỐ, NĂM 2022


2
MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
2.2.2 Kết quả của thực trạng


2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống
2.3.2. Biện pháp 2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình
sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hỗ trợ của máy tính, tivi, điện thoại
thơng minh, bài giảng papoil, các đoạn video, hình ảnh minh họa
2.3.4. Biện pháp 4: Vận dụng kỹ năng sống.
Một số ví dụ cụ thể
Xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
nhà trường
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
5
5
5
6

7
7
11
15
17
17
17


1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Theo UNESCO, bốn trụ cột của việc học là: Học để biết, học để làm, học
để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Thực trạng hiện nay chúng ta chỉ
quan tâm học vấn đề học sinh biết về kiến thức vì thực tế thời gian trên lớp học
rất hạn chế, không đủ thời gian để dạy riêng cho học sinh những kĩ năng nhằm
mục tiêu: học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Kết quả
có một bộ phận học sinh ra trường kiến thức rất vững nhưng khơng thể khẳng
định được mình, kém trong giao tiếp, đối nhân xử thế. Trẻ vị thành niên có su
hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó khơng
lành mạnh, dễ mắc các tai tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vơ tâm, khép mình... Đồng
thời rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả
năng tự phục vụ bản thân cũng là nhu cầu cần thiết…Hơn thế, đứng trước thềm
hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội
cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình,
giỏi tiếng Anh…
Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ,
vơ tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho
sự phát triển của thanh thiếu niên khiến khơng ít các bậc cha mẹ phải phiền lịng
vì con. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin,

ln tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đơng hoặc khơng biết
cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người
khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,...
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu ln lấy
sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan, ít nói....
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong
thế giới ảo của Internet, của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những
cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ, rụt rè khi tiếp
xúc với cộng đồng, xã hội.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tơi xin trình bày ra đây “Biện
pháp lồng ghép kỹ năng sống thông qua dạy học Sinh Học 8 taị trường
THCS Bắc Sơn.” nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em
chúng ta trở thành những con người tồn diện, năng động, sáng tạo hịa nhập
cùng cộng đồng, có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua tình huống xảy ra trong cuộc sống, thói quen ứng xử của hoc
sinh trong trường và những luồng thơng tin trên mạng xã hội, từ đó tích hợp một
số kỹ năng sống giúp học sinh có kĩ năng sống tốt hơn và trở thành người con
linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội,
mơi trường và tài ngun thiên nhiên đất nước. Biết xử lí một số tình huống
đúng đắn, khoa học hợp đạo lí, thích ứng với cuộc sống hiện đại, với những tác
động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em tham gia các hoạt động mang tính
xã hội, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi giao tiếp, hoạt động
tập thể, xây dựng môi trường thân thiện.


2
Giáo dục học sinh biết vệ sinh và bảo vệ cơ thể phòng bệnh, tránh và biết
xử lý khi gặp đuối nước, điện giật, bạo lực học đường, lạm dụng tình dục,...Biết

sử dụng hiệu quả các dụng cụ thực hành, bảo đảm an tồn khơng gây ra tai
nạn. Biết cách sử dụng một số vật dụng thiết yếu trong gia đình.
Tập trung giáo dục những kỹ năng sống cơ bản thiết thực, giúp các em có
lối sống văn minh, nhường nhịn, chan hòa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về các nhóm kĩ năng sống như:
+ Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.
+ Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
+ Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần.
- Nghiên cứu các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn
Sinh học 8 ở trường THCS Bắc Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thu thập các tài liệu liên quan đến chủ
đề nghiên cứu như văn bản, nghị quyết, thông tư, chuyên môn, phần mềm.
- Phương pháp quan sát : chụp ảnh, ghi nhật kí, quan sát thực tế.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phỏng vấn, xây dựng tình huống
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn
diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho HS. Với bộ môn Sinh học là
giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm
giáo dục kỹ năng sống. Qua giảng dạy bộ môn Sinh học 8, rèn cho các em có
những kĩ năng tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, kĩ năng liên quan đến trí
tuệ, kĩ năng ứng phó nhanh với những tình huống xảy ra trong cuộc sống,... Từ
đó giáo dục các em u thích bộ mơn, có ý thức tự học và sáng tạo.
Để nắm được bản chất của vấn đề - lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh vào bộ môn, mỗi giáo viên cần hiểu rõ một số khái niệm liên quan: Kỹ

năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi
lĩnh vực hoạt động. Kỹ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập
để chuẩn bị vào nghề, cách học ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức trại hè đến kỹ năng
làm cha mẹ…Tuy nhiên, một số tác giả phân biệt giữa những kỹ năng để sống
còn như học chữ, học nghề, làm toán đến bơi lội…với “Kỹ năng sống” theo
nghĩa mà tài liệu “Tập huấn giáo viên THCS, THPT” đề cập. Đó là năng lực tâm
lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời. Có nhiều định nghĩa khác
nhau nhưng thống nhất trên nội dung cơ bản: Kỹ năng sống là khả năng thể hiện,
thực thi năng lực tâm lý xã hội. Đó là, để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu
và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đó là, khả năng chuyển đổi kiến thức


3
(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào
giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố sau: Giúp
học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học
sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi thói quen ứng
xử có văn hố, hiểu biết và chấp hành pháp luật…Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng
sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ bài giảng.
Trong chương trình dạy kỹ năng sống, khơng có khái niệm “vâng lời”, chỉ
có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ
năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua
các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ khơng đặt mục đích “rèn nếp” hay
“nghe lời”. Cơng dân tồn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết
phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách
nhiệm về điều đó, chứ khơng tạo ra lớp cơng dân chỉ biết “biết nghe lời”. Đây là
sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các mơn học.
Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS được Bộ GDĐT triển khai, nhằm góp phần nâng cao năng lực giáo viên nói chung và giáo

viên mơn Sinh học nói riêng về giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học
sinh, có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế
chung của nhiều nước trên thế giới.
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm
cuộc sống và do giáo dục mà có. Khơng phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống
các em mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc sống, những trải
nghiệm, va vấp, thành cơng và thất bại giúp các em có được những bài học quý
giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, các em sẽ rút ngắn
thời gian học hỏi qua trải nghiệm và sẽ thành công hơn.
Môn Sinh học 8 không những trang bị cho học sinh những kiến thức về
cấu tạo cơ thể người phù hợp với lứa tuổi mà cịn hình thành và phát triển ở các
em những thói quen tập quán tốt trong nếp sống sinh hoạt, trong giữ gìn vệ sinh
bảo vệ môi trường chống bị ô nhiễm; giúp cho học sinh có sự thống nhất cao
giữa ý thức và hành vi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng.
Ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã
được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải
chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa
cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về
đưa kỹ năng sống vào nhà trường.
Tại tỉnh Thanh Hóa nói chung thị xã Bỉm Sơn nói riêng, với xu thế xã hội
hiện đại cha mẹ lo kinh tế ít có thời gian quan tâm con, có phụ huynh cịn cho
rằng: Việc giáo dục con em họ chủ yếu là do nhà trường, do giáo viên, dạy như



4
thế nào thì các em như thế đó, phụ huynh không nhất thiết phải quan tâm nhiều.
Tuy nhiên việc phối hợp với phụ huynh là rất quan trọng, vì giáo dục kỹ năng
sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài, liên tục.
Trong nhà trường, hiện tượng quá tải các môn học đang gây nhiều áp lực
đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều từ các nguồn thông
tin khác nhau trong đời sống xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang
đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội.
Giáo viên THCS cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về kỹ năng sống
lồng ghép trong từng môn học, từng bài giảng; và trong q trình soạn giáo án
dạy bộ mơn của các thầy cô giáo phần lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh
chưa rõ ràng. Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về việc rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh chưa cụ thể, chưa dễ hiểu, chưa sâu sắc.
Về phía học sinh:
+ HS tham gia giao thơng (đi đến trường và đi học về) dàn hàng 2 , hàng 3
lạng lách, đánh võng, trêu nhau, đạp vào xe của bạn đang đi gần mình, đánh
nhau gãy tay, tắm ao, tắm sông bị đuối nước, vừa chơi điện thoại vừa sạc pin,...
+ Giao tiếp, ứng xử kém, nói trống khơng với người hơn tuổi, nói tục, chửi
bậy, trốn tránh trách nhiệm, nói dối, khơng làm chủ được cảm xúc, đùa qua đùa
lại rồi đánh nhau thật.
+ HS ăn mặc chưa gọn gàng, đi dép lê, vệ sinh thân thể chưa sạch sẽ, mùi
hơi của giày dép, nam để tóc dài quá mức, cắt tóc vạch những đường thẳng,
ngang trên tóc, tóc nhuộm mầu, ăn q vặt, xả rác,...
+ Khơng làm bài tập về nhà, lên lớp ngủ gật, không xác định được mục
tiêu cho bản thân.
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Chương trình học hiện nay, có thể nói q nặng về kiến thức trong khi
những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người
học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến các em khơng cịn nhiều thời gian
cho các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội. Qua thực tế giảng dạy môn

Sinh học lớp 8 ở trường THCS Bắc Sơn, tôi thấy các em mới chỉ nắm kiến thức
một cách đơn thuần, kỹ năng sống của các em chưa cao. Chỉ một số bộ phận học
sinh có ý thức rèn luyện và tạo thói quen tốt, thường trực trong mọi mối quan hệ
xã hội khác nhau như có thái độ và cách ứng xử, xưng hô chuẩn mực, các kỹ
năng phịng chống các tai nạn thương tích, sơ cứu ban đầu,...
Từ tình hình đó, cùng với việc khảo sát chất lượng đầu năm học 20202021, trước khi áp dụng lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho HS vào bộ môn
Sinh học 8 tôi khảo sát với chủ đề: “Kỹ năng của em” kết quả như sau:
Bảng: Số liệu khảo sát kỹ năng
Năm học
Tự tin vào Xử lý tốt tình huống
bản thân
trong cuộc sống
2019-2020(chưa lồng ghép kỹ năng sống)
35%
25%
Bảng: Số liệu khảo sát chất lượng mơn học
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
96
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ

HS
10
10.4% 22
22.9% 56
58.7%
8
8%


5
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua nhiều năm dạy sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em phát
triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống
thơng qua bộ mơn. Để làm được điều đó tơi thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1. Biện pháp 1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:
Chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Chia
làm 3 nhóm:
+ Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.
+ Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
+ Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần.
2.3.2. Biện pháp 2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8
có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
a. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất
sức khỏe gồm các bài:

b. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành gồm các bài
như:


6

c. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần gồm các bài như:

2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hỗ trợ của máy tính, tivi, điện thoại thơng minh,
bài giảng papoil, các đoạn video, hình ảnh minh họa.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, trực quan nên việc thường xuyên
sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giờ học sinh động hơn, phong
phú hơn, với nhiều hình thức khác nhau. Với những hình ảnh hoặc video ngắn
giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng sống... góp phần nâng cao chất
lượng bộ mơn cũng như chất lượng giáo dục.
Hơn hết, đây là phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất trong thời đại 4.0, đặc biệt
tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp tại địa phương.


7

Hình ảnh: Lớp học với giáo viên F0 qua màn hình trực tuyến.
2.3.4. Biện pháp 4: Vận dụng kỹ năng sống.
Bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh, hoặc các tình huống để HS giải
quyết liên hệ thực tế.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm
học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ
năng sống. Cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan
đến thể chất sức khỏe:
a. Kỹ năng tự lập, tự chăm sóc bản thân
Ví dụ: Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần:


8
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, em hãy cho biết nếu không may

bản thân em bị F0 (nhiễm covid -19) phải cách ly tại cơ sở y tế, thì khẩu phần ăn
uống của em sẽ như thế nào để tăng sức đề kháng, phòng bệnh?
HS trả lời GV bổ sung:
Khi bị nhiễm covid – 19 thường mất vị giác, không muốn ăn trong lúc này
cần bổ sung dinh dưỡng cho F0 một đầy đủ, khoa học: chuyển từ ăn cơm sang
ăn cháo súp cho dễ nuốt và chia nhỏ bữa ăn đồng thời bổ sung các đa vi chất để
tăng sức đề kháng nhanh khỏi bệnh.
Qua đó giáo dục cho HS kỹ năng tự lập, tự chăm sóc bản thân bảo vệ
mình trong những trường hợp cần thiết.
b. Kĩ năng phịng ngừa tai nạn cho học sinh:
Ví dụ : Bài: “Thực hành hô hấp nhân tạo”:
- Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì?
- Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực?
Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước
rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương
pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo.
Để tăng tính giáo dục giáo tơi liên hệ tại đội 7 phường Bắc Sơn có đập
tràn, về mùa mưa nước dâng cao, chảy xiết vì vậy HS khơng nên đến nơi này
phòng tránh rủi ro.
Hoặc GV liên hệ trường hợp Thượng úy Công an xã Nga Bạch, Nga Sơn
cứu bé gái sinh năm 2014 thoát khỏi đuối nước trưa ngày 01/11/2021.
Hoặc GV có thể hỏi HS: ? Những em nào biết bơi, em biết bơi trong
trường hợp nào?
Qua đó giáo dục HS kỹ năng phòng tránh đuối nước.
c. Kĩ năng liên quan đến mơi trường sống, :
Ví dụ 1: Bài “Vệ sinh hô hấp”.
Để giáo dục các em cách phịng chống bệnh covid -19 tơi chiếu tranh, đưa
ra một số câu hỏi sau:
- Bệnh Covid- 19 do tác nhân nào gây ra và chúng tấn công vào bộ phận
nào của cơ thể người?

- Bệnh Covid- 19 lây từ người qua người theo đường nào?
- Cách phòng chống covid- 19?
- Bệnh Covid-19 hiện nay có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chưa?
- Em hãy cho biết một số thông tin về bệnh covid – 19 tại địa phương?


9

Qua đó giáo dục HS kỹ năng vệ sinh cơ thể, mơi trường phịng chống bệnh
hơ hấp.
Ví dụ 2: Bài: “Vệ sinh da”.
Để bảo vệ da ta cần phải làm gì?
Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh
trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.
d. Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:
Nêu tác hại của khói thuốc lá?
Để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi:
khơng sợ ăn trộm, khơng sợ chó cắn, khơng sợ chết già. Em nào giải thích được?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung:
Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng
cịn thức nên khơng vào nhà lấy trộm. Viêm phổi
Lao phổi
ung thư phổi
người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xơng vào lấy gậy tự vệ nên khơng
sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu cịn để già mới chết.
Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc
hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ khơng hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người
thân, bạn bè không hút thuốc lá, thuốc lá điện tử.
Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc một số
thông tin về thuốc lá điện tử:

Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS
và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020,
tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là
12,39%), học sinh lớp 10-12 là 12,6%.
WHO khuyến cáo hút thuốc lá, cũng như hút thuốc lá thụ động, làm tăng
nguy cơ mắc Covid - 19 cao gấp 1,5 lần. Đồng thời, người hút thuốc mắc Covid
- 19 có nguy cơ tử vong cao hơn. Điều này là do Covid - 19 tấn công và làm suy


10
yếu phổi, khiến những người hút thuốc lá nguy cơ mắc cao hơn và bệnh có thể
nặng hơn khi mắc Covid - 19.

Hút thuốc lá điện tử có nguy cơ gây ung thư cùng nhiều bệnh tật khác.

Qua đó giáo dục HS không được môi giới, sử dụng thuốc lá điện tử.
Biện pháp 2: Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành
a. Kĩ năng xây dựng thói quen:
Ví dụ: Bài “Phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện”:
- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?
- Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em
thói quen:
- Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, đi học đúng giờ, có thời gian biểu học
tập, ăn đúng giờ, điều độ. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, khi tiếp xúc với người lạ để phòng
bệnh covid- 19.
b. Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng
trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:

Ví dụ 1: Bài “Thân nhiệt”


11
Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, cịn mùa đơng, nhất là khi trời
rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi
gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thốt nhiệt.
Ví dụ 2: Bài “Vệ sinh tuần hồn”
-Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh?
- Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì?
Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt
thì khi thi mới đạt kết quả cao.
Ví dụ 3: Bài” Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu”
- Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều?
- Vì sao ta khơng nên nhịn tiểu lâu?
Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các
em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận.
Biện pháp 3: Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần :
Ví dụ: Bài 63. Cơ sơ khoa học của các biện pháp tránh thai
- Nêu rõ ảnh hưởng có thai sớm ngồi ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải
làm gì để điều đó không xảy ra?
- Những hậu quả xảy ra khi xử lý việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị
thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được?
Thơng qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải
làm gì khi cịn là học sinh.
Sau đó giáo viên lồng ghép hình thành kỹ năng thơng qua một số tình
huống.
Tình huống 1: Em Nguyễn Thị N.Q lớp 9C học thông minh nhưng rất mải
chơi nên bố mẹ bắt em phải nghỉ học để lấy chồng. Nếu là Q em sẽ làm gì trong

tình huống trên?
Tình huống 2: Em Nguyễn Thị H (lớp 8) bị kẻ xấu dụ dỗ lợi dụng làm
em có thai và bỏ rơi em sợ hãi em nói cho mẹ biết gia đình quyết định phá bỏ
thai để em được tiếp tục học mặc dù thai đã được 3 tháng. Em hãy cho biết
những hậu quả bạn ấy có thể gặp phải khi phá thai ở tuổi vị thành niên?
Tình huống 3: em Hoàng Thị D (lớp 9) và em Nguyễn Hữu L (lớp 8) có
“yêu” nhau. Trong một lần đi chơi do khơng kiểm sốt được hành động của
mình em D có thai. Vì lo sợ em dấu bố mẹ và phải nghỉ học khi thai lớn. Em L
cũng phải nghỉ học và làm đám cưới với D. Em có nhận xét gì về sự việc trên?
Theo em D sẽ gặp những khó khăn gì khi mang thai sớm?
GV nhận xét câu trả lời. Hướng dẫn đến cách nhìn nhận, ứng xử đúng tích cực.
Tình huống 1: Nếu em là M cần xác định rõ: Việc cưới chồng sớm theo ý
bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến học tập và tương lai, vi phạm pháp luật hơn nhân và gia
đình. M cần phân tích cho bố mẹ thấy những điều sai và hậu quả của hành động
đó.M cũng cần phải sửa đổi tính cách không chơi bời hứa nghiêm túc với bố mẹ
quyết tâm học tập vì một tương lai tươi sáng hơn. Nếu bố mẹ vẫn khơng thay đổi
ý kiến cần nói với thầy cơ, chính quyền xã để vận động gia đình. Đây là một hủ
tục cần xóa bỏ ở địa phương.
Tình huống 2:


12
Hậu quả của việc nong nạo thai có thể dẫn tới: dính buồng tử cung, tắc vịi
trứng gây vơ sinh hoặc chửa ngoài dạ con; tổn thương thành tử cung có thể để
lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi
chuyển dạ ở lần sinh sau. Ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe, nịi giống.
Tình huống 3: D và L hành động nơng nổi thiếu suy nghĩ. Mặt khác, giấu
chuyện xảy ra với người lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những khó khăn D
phải gặp khi mang thai sớm:
Về sức khỏe:

Vị thành niên nữ chưa phát triển toàn diện về thể chất. Xương chậu nhỏ
dễ gây đẻ khó và con dễ bị ngạt, dễ bị mất máu, nhiễm trùng hoặc gây tử vong
cho mẹ hoặc con đôi khi cả hai. Nữ vị thành niên mang thai dễ có nguy cơ sẩy
thai, đẻ non, ngôi thai bất thường, thai chết lưu hơn so với phụ nữ tuổi 20 trở
lên. Nữ vị thành niên sinh con lần đầu có rủi ro cao hơn những lần sinh sau,
nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén (phù, huyết áp cao và nguy cơ sản giật) ảnh
hưởng đến tính mạng. Con của các bà mẹ đó thường thiếu cân và nguy cơ tử
vong cao hơn rất nhiều so với con của các bà mẹ đã trưởng thành.
Về kinh tế và xã hội:
- Bị hạn chế cơ hội học tập.
- Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp, khó tìm việc làm.
- Là gánh nặng về kinh tế cho bản thân và gia đình.
- Cha mẹ trẻ dễ bị ức chế, tự ti và tuyệt vọng, nhất là người mẹ.
- Con của cha mẹ vị thành niên dễ phải gánh chịu khó khăn về kinh tế, tâm lý.
Qua đó giáo dục học sinh kỹ năng kiên định, ra quyết định sáng suốt, kĩ
năng trì hỗn chờ đợi là hạnh phúc.
Ví dụ: Bài 65: Đại dịch AIDS: Thảm họa của loài người
- Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay
khơng? Vì sao?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và để tăng giáo dục,
giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS.
Thông qua đó giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp
đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ.
Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS.
Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để họ sống có ích trong những ngày cịn lại của
đời mình.
Xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống
Tiết 23
VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nêu được tác hai của tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí đối với hoạt động hơ hấp
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
- Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hơ hấp khoẻ mạnh và tích cực hành
động ngăn ngừa các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí


13
- Kể các bệnh chính về hơ hấp (viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản). Nêu các
biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng
- Thu thập, phân tích và nghiên cứu thơng tin
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hơ hấp
- Ý thức bảo vệ mơi trường
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp quan sát- tìm tịi
- Phương pháp làm việc theo nhóm
III. CHUẨN BỊ
GV: - Giáo án, tài liệu liên quan.
- Giáo án điện tử có hình ảnh minh hoa.
- Phiếu học tập.
HS: - Học bài cũ và nghiên cứu bào mới ở nhà.
- Tìm một số hình ảnh về ơ nhiễm khơng khí và tác hại của ơ nhiễm khơng
khí đối với hệ hơ hấp.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức

2. Khởi động:
Khởi động:GV đặt câu hỏi
? Hãy cho biết những bệnh nào liên quan đến hệ hơ hấp?
GV: Có rất nhiều bênh liên quan đến hệ hô hấp như các bênh lây truyền qua
đường hô hấp (bênh lao phổi, covid -19, sởi, thủy đậu, quai bị...), các bệnh
không lây truyền như hen phế quản, ung thư phổi... Chúng ta sẽ tìm hiểu các tác
nhân gây hại đường hơ hấp và cách luyện tập để có một hệ hơ hấp khỏe mạnh.
Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV kẻ sẵn bảng 22 để trắng cột 2, 3. Yêu cầu - Các tác nhân gây hại cho
HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống.
đường hơ hấp là: bụi, khí
- Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động độc (NO2; SOx; CO2;
hô hấp?
nicôtin...) và vi sinh vật gây
HS: Bụi, khí độc, vi sinh vật gây bệnh…
bệnh lao phổi, viêm phổi.
- GV liên hệ : qua tranh và sự hiểu biết của bản
- Biện pháp: nội dung bảng
thân em hãy cho biết :
- Bệnh Covid- 19 do tác nhân nào gây ra và
chúng tấn công vào bộ phận nào của cơ thể
người?
- Bệnh Covid- 19 lây từ người qua người theo
đường nào?
- Cách phòng chống covid- 19?
- Bệnh Covid-19 hiện nay có vacxin và thuốc



14
điều trị đặc hiệu chưa?
- Em hãy cho biết một số thông tin về bệnh covid
– 19 tại địa phương?

GV : - Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hơ hấp
tránh các tác nhân có hại?
HS: Khơng hút thuốc lá, trồng nhiều cây xanh,
thường xuyên dọn vệ sinh, khơng khạc nhổ bừa
bãi…
GV: tóm tắt lại các vấn đề: Bảo vệ môi trường
chung, môi trường làm việc, bảo vệ chính bản
thân mình và chiếu 1 số hình ảnh về các biện
pháp bảo vệ hệ hơ hấp.

Hình 1 : Biện pháp phòng tránh
- GV treo bảng phụ để HS điền vào bảng.


15
- GV liên hệ thực tế :
? Em đã làm gi để tham gia bảo vệ môi trường
trong sạch ở trường, lớp?

Hình 2 : Hoạt động bảo vệ mơi trường
Kết luận:
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Biện pháp
Tác dụng
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường - Điều hồ thành phần khơng khí

phố, nơi công cộng, trường học, bệnh (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic)
1 viện và nơi ở.
theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và - Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ
ở những nơi có hại.
bụi.
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ - Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ
nắng, gió tránh ẩm thấp.
vi sinh vật gây bệnh.
2
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra - Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ
các khí độc.
các chất khí độc (NO2; SOx; CO2;
3
- Khơng hút thuốc lá và vận động mọi nicôtin...)
người không nên hút thuốc.
Hoạt động 2: Cần luyện tập để có một hệ hơ hấp khoẻ mạnh
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
GV : Hãy cho biết vận động viên điền kinh, cầu
thủ bóng đá có đặc điểm gì chung ?
HS : Các vận động viên đều luyện tập thể thao
thường xuyên và đều đặn.
- Cần luyện tập TDTT đúng
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, cách, thường xuyên, đều
thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
đặn từ bé sẽ có 1 dung tích
- Dung tích sống là gì ?

sống lí tưởng.


16
- Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn
từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- HS thảo luận nêu được:
+ Dung tích sống là thể tích khơng khí lớn nhất
mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng
sức.
+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi
và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc
vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực
phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong
độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ khơng
phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn
tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.
+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngồi=>
trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng
chết giảm.
- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp
thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có
1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?
HS trao đổi trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung yêu cầu HS tự rút ra kết
luận.
GV cho HS liên hệ :
- Bản thân em đã luyện tập thể dục thể thao như

thế nào để bảo vệ sức khỏe ?

Hình 3: Phương pháp luyện tập bảo vệ hệ hơ
hấp

- Biện pháp: tích cực tập
TDTT phối hợp thở sâu và
giảm nhịp thở thường xuyên
từ bé (tập vừa sức, rèn
luyện từ từ).


17
3. Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời câu hỏi SGK và đọc ghi nhớ.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu SGK.
- Chuẩn bị cho giờ thực hành: chiếu cá nhân, gối bông.
- Hướng dẫn:
Câu 3: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả
nưng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hơ hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang
chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm được
những kĩ năng sống cơ bản.
Kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp của các em cũng tiến bộ rõ nét. Cách xưng
hơ với bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần
gũi hơn, thân thiết hơn.
Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ
cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện

giật. Đặc biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như:
bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi
thận, viêm đường hô hấp, tim mạch.
Hơn nữa, các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ
thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái, nổi gai ốc khi trời lạnh, mùa
mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim đập mạnh. Các em đã
biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Các em biết được tác hại
của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xã hội. Các em đã biết
đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau như chép bài hộ bạn . Biết
giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh
hưởng chất độc màu da cam. Khơng kì thị, xa lánh những người chẳng may bị
bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ
tuổi dậy thì giúp các em khơng phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu
thay đổi bất thường. Từ đó, các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết
cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận
thức rõ về giới, từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.
Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt cụ thể:
Bảng: Số liệu khảo sát kỹ năng
Năm học
Tự tin vào bản thân
Xử lý tốt tình huống
trong cuộc sống
2020-2021 (lồng ghép giáo
87%
72%
dục kỹ năng sống )
2021-2022 (HK I lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống )

89%


Bảng: Số liệu khảo sát chất lượng môn học

75%


18
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
96
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
HS
24
25%
35
36.5% 36
37.46% 1
1.04%
Với kết quả như vậy, tơi nghĩ mơn Sinh học cũng góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh tồn trường. Đặc biệt, khi có
tình huống xảy ra, các em đã tự tin để xử lí một cách linh hoạt và hiệu quả bằng

các kĩ năng của mình đã được rèn luyện trong nhà trường.

PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho
học sinh THCS là một việc làm rất khó. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 8 - lứa
tuổi đang tập làm người lớn. Tuy vậy, tôi cũng tự rút ra cho mình bài học kinh
nghiệm vơ cùng q giá.
Giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng trong việc giáo dục và
rèn kỹ năng sống cho học sinh, biết lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù
hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lý nhằm phát huy tính chủ động của học
sinh sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tụê, năng động, sáng tạo trong học tập và
giao tiếp.
Cuộc sống luôn luôn biến đổi, do vậy khơng thể có một giáo trình cứng
nhắc về kỹ năng sống. Giáo viên cần sáng tạo rất nhiều tình huống trong bài học
để học sinh qua đó tự hình thành các kỹ năng này. Giáo dục kỹ năng sống chỉ
thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có
thời gian, có phương pháp sinh động. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là


19
công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng để đào tạo
được những học sinh phát triển toàn diện.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học
sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh
hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử
có văn hố, hiểu biết và chấp hành pháp luật... Để dạy kỹ năng sống cho học
sinh đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo viên phải có tâm, có phương
pháp sinh động, dạy vừa đủ, vừa thấm, không thừa không thiếu.
3.2. Kiến nghị:

- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: cần chỉ đạo đồng bộ ở tất cả các
bộ môn, tạo điều kiện để không chỉ tích hợp vào bài dạy mà thực hiện nhiều
chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống, tạo cho các em học sinh có được hành
trang tự tin bước vào tương lai.
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức sinh hoạt dạy minh họa chuyên kĩ năng
sống cho học sinh để giáo viên học hỏi và nâng cao chuyên môn, tích hợp vào
bài giảng một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong lồng ghép kỹ năng sống thông
qua bộ môn. Mặc dù đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp và hội đồng phê duyệt cho đề
tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG THCS Bắc Sơn, ngày 15 tháng 03 năm 2022
BẮC SƠN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Lê Thị Hà
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN


20

TT
1
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tham khảo
Tên tác giả
Ôn kiến thức, luyện kĩ năng
sinh 8
Lí luận dạy học sinh học
( phần đại cương)

3

Lí luận dạy học sinh học
( phần cụ thể)

4

SGK, SGV sinh học lớp 8

5

Chương trình phát triển giáo
dục trung học.

6

Nguồn tài liệu từ internet.

Đỗ Thu Hoài

Nhà
Năm XB

xuất bản
Giáo dục
2008

GS-TS:
Đại học
Đinh Quang Báo
Huế
Bùi Văn Sâm
Nguyễn Hữu Bỗng
GS-TS:
Đại học
Đinh Quang Báo
Huế
Bùi Văn Sâm
Nguyễn Hữu Bỗng
Nguyễn Quang Vinh Giáo dục
và đào
tạo
Vụ giáo dục trung Giáo dục
học
và đào
tạo

2009

2009

2004
2011



21

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XẾP LOẠI
Họ và tên:
Lê Thị Hà
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bắc Sơn – Bỉm Sơn

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số phương pháp dạy phần
cấu tạo ngoài sinh học 7
Một số phương pháp giải tốn
di truyền sinh học 9
Tích hợp một số kiến thức toán
học trong dạy học sinh phần di
truyền và biến dị Sinh học 9
Lồng ghép giáo dục bảo vệ mơi
trường trong chương trình sinh
học lớp 6
Kĩ năng sống với giáo dục giới

tính và sinh sản tuổi vị thành
niên cho HS THCS Bắc Sơn.

2.
3.
4.
5.

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C

2010-2011

Huyện

C


2012-2013

Huyện

B

2014-2015

Huyện

B

2016 - 2017

Thị xã Bỉm
Sơn

C

2020-2021


22

PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát với chủ đề: “Kỹ năng của em”.
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN
Họ và tên học sinh:.....................................................Lớp ..........
PHIẾU KHẢO SÁT VỚI CHỦ ĐỀ: “Kỹ năng của em”.
1. Trong giờ SHCN, Em bị giáo viên chủ nhiệm khiển trách về việc thường

xuyên đi học trễ. Em sẽ làm gì?
A. Thanh minh về việc đi trễ.
C. Nhờ gia đình giải tích với GVCN
B. Nhận lỗi trước lớp.
D. khơng làm gì cả.
2. Trong giờ học Sinh, GVBM phát hiện em làm bài tập toán. Em xử lý thế nào?
A. Xếp tập toán lại.
C.Giấu ngay tập toán.
B. Xin lỗi GV.
D. Cả A và B.
3. GVCN nhờ em chỉ chỗ mà bạn em thường chơi Game (mà em chắc chắn
biết). Em sẽ làm gì ?
A. Chỉ chỗ mà bạn thường chơi game.
B. Chỉ chỗ mà bạn ít chơi Game.
C. Trả lời : khơng biết.
D. Chỉ chỗ bạn thường chơi Game. Xong, điện thoại báo ngay cho bạn.
4. Là lớp phó LĐ CSVC, Em phân cơng trực nhật nhưng có một bạn nhiều lần
khơng thực hiện. Em làm gì?
A. Phân cơng bạn khác.
C. Xin ý kiến GVCN.
B. Thực hiện công việc của bạn.
D. Xin từ chức.
5. Gia đình khơng thích nghề em dự định học vào cuối cấp. Em làm gì ?
A. Đăng kí nghề mình u thích.
B. Đăng kí nghề gia đình u thích.
C. Khơng đăng ký nghề nào cả.
D. Thuyết phục gia đình để đăng ký nghề mình u thích.
Tình huống 1: Đi học về, em gặp một người té xuống sông và đang kêu cầu
cứu. Em không biết bơi. Chung quanh lại khơng có ai. Bỏ đi khơng đành nhưng
đứng lại thì biết làm sao đây?

Tình huống 2: Trên đường đi thi học kì II, bất ngờ em gặp một người bị tai nạn
giao thông rất nặng, bất tỉnh đang nằm trên đường. Nếu dừng lại thì trễ giờ thi.
Em xử lý như thế nào?
Tình huống 3: Bạn A cho rằng ai cũng có thể bị nghiện ma túy. Theo em ai có
nguy cơ bị lơi kéo vào sử dụng ma t ?
Tình huống 4: Trên đường đi học, em gặp một cụ già muốn băng qua đường.
Buổi sáng, đường rất đông xe và em có nguy cơ trễ giờ học ngay trong phong
trào thi đua. Đưa cụ già qua đường thì chắcchắn em sẽ bị ghi tên trễ học và ảnh


23
hưởng đến phong trào thi đua của lớp. để cụ già đứng đó trong buổi sáng đầy xe.
Em phải làm gì đây trong tình huống nay? Vì sao em lại hành động như vậy?
Tình huống 5: Là một học sinh nữ, trên đường đi học về, em thường bị một
người lạ mặt khác giới bám theo sau, người này muốn làm quen và rủ em đi
uống nước. Em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
Tình huống 6: Trong tiết làm bài tập, thầy cô đã dặn trước, bạn thân của em
quên làm bài tập, thầy cô gọi lên sửa bài, bạn mượn tập em. Em xử lý như thế
nào?
Tình huống 7: Em đã trót dùng tiền học phí gia đình cho để chơi điện tử. Em lo
lắng không biết làm thế nào, thì có một người nhờ em mang một túi nhỏ (và
khơng cho biết túi đó đựng vật gì) để giao một người khác, và hứa sẽ cho em
một số tiền rất lớn. Em xử lý như thế nào?
Tình huống 8: Anh của em có bạn thường đến chơi, nhưng mỗi lần đến nhà em
anh bạn đó ln tìm cách tâm sự với em vì em là nữ . Em sẽ xử lí như thế nào?


×