Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích quan điểm của triết học Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.8 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO
VÀ POHE

BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin

Đề 3: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ quan điểm này, hãy
giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập
của sinh viên hiện nay.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư

Họ tên: Dương Anh Duy
Mã SV: 11211672
Lớp: Kinh tế quốc tế clc 63B

Hà Nội – 2022
1


Mục lục
Lời nói đầu.................................................................................2
A/ Khái quát chung về quan điểm của triết học Mác- Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức....................................................2
I, Vật chất...............................................................................2
a. Định nghĩa.......................................................................................... 2
b. Các đặc tính của vật chất..................................................................2
II, Ý thức................................................................................2
a. Định nghĩa.......................................................................................... 2


b. Bản chất của ý thức........................................................................... 2
III, Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất...........................................2
a. Vai trò của ý thức với vật chất..........................................................2
b. Vai trò của vật chất với ý thức..........................................................2
B/ Liên hệ thực tiễn......................................................................2
1, Thực trạng.......................................................................................... 2
2, Cách giải quyết.................................................................................. 2
3, Kết luận.............................................................................................. 2
C/ Tài liệu tham khảo....................................................................2

2


Lời nói đầu
Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người
về thế giới; về tự nhiên xã hội và tư duy; về cả vị trí, vai trị của con
người trong thế giới đó. Triết học đã có lịch sử ra đời từ cách đây 2500
năm, vào khoảng thế kỉ thứ VII cho đến thế kỉ VI trước công nguyên.
Khởi nguồn của triết học bắt nguồn từ các trung tâm văn hóa, văn minh
cổ đại Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Mang cho mình một bề dày lịch
sử nhất định, triết học nói chung đã có ảnh hưởng hết sức lớn và lâu dài
tới khơng chỉ lịch sử văn hóa phương Đơng mà cả tại phương Tây.
Theo như Ph. Ăngghen đã đề cập: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”, có
thể tóm tắt lại rằng là: đó là vấn đề về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Vậy giữa vật chất và ý thức, cái nào có
trước cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Liệu
bản chất của mọi tồn tại trong thế giới là vật chất hay là
ý thức? Ta sẽ cùng tìm hiểu thơng qua mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức sau đây


3


A/ Khái quát chung về quan điểm của triết học Mác- Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
I, Vật chất
a. Định nghĩa
- Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác
nhau về nó. Nhưng theo Lênin định nghĩa :"Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người
trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại ,phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác "
- Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất khơng thể theo cách thơng
thường vì khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất. Để định nghĩa
vật chất Lênin đã đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, vật chất
tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức, còn cảm giác ,ý thức phụ thuộc
vào vật chất, phản ánh khách quan.
- Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học, Lênin một mặt muốn
chỉ rõ vật chất là khái niệm rộng nhất ,muốn phân biệt tư cách là
phạm tù triết học ,là kết quả của sự khái quát và trừu tượng với
những dạng vật chất cụ thể,với những" hạt nhân cảm tính".Vật chất
với tư cách là một phạm trù triết học khơng có những đặc tính cụ
thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục
được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất
vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
4



- Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có ,khơng thể tiêu diệt được ,nó
tồn tại bên ngồi và không lệ thuộc vào cảm giác ,ý thức con
người, vật chất là một thực tại khách quan.Khác với quan niệm ý
niêm tuyệt đối của CNDTKQ ,"thượng đế của tôn giáo ...
- Vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu
đó, trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật ,hiện
tượng cụ thể,và do đó các các đối tượng vật chất có thật ,hiện thực
đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác ,và nhờ
đó mà ta có thể biết được ,hiểu được và nắm bắt sự vật này .Định
nghĩa của Lênin đã khẳng định được câu trả lời về hai mặt của vấn
đề cơ bản của triết học .Hơn thế nữa Lênin còn khẳng định cảm
giác chép lại ,chụp lại ,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác. Khẳng định như vậy một mặt muốn nhấn mạnh tính thứ nhất
của vật chất, vai trị quyết định của nó với vật chất, và mặt khác
khẳng định khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người.
Nó khơng chỉ phân biệt CNDV với CNDT, với thuyết khơng thể
biết mà cịn phân biệt CNDV với nhị nguyên luận.
 Như vậy, chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là
hoàn toàn triệt để, nó giúp chúng ta xác định được nhân tố vật
chất trong đời sống xã hội, có ý nghĩa trực tiếp định hướng cho
nghiên cứu khoa học tự nhiên giúp ngày càng đi sâu vào vào các
dạng các dạng cụ thể của vật chất trong giới vi mơ. Nó giúp
chúng ta có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động
5


b. Các đặc tính của vật chất
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố
hữu của vật chất
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, khơng thể có vận động

bên ngồi vật chất. Nó khơng do ai sáng tạo ra và khơng thể tiêu diệt
được do đó nó dược bảo tồn cả số lượng lẫn chất lượng. Khoa học đã
chứng minh rằng nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đi
thì tất yếu nó nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế. Các hình
thức vận động chuyển hố lẫn nhau cịn vận động của vật chất thì vĩnh
viễn tồn tại. Mặc dù vận động ln ở trong q trình khơng ngừng
,nhưng điều đó khơng loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im
tương đối, khơng có nó thì khơng có sự phân hố thế giới vật chất thành
các sự vật ,hiện tượng phong phú và đa dạng. Ăngghen khẳng định rằng
khả năng đứng im tượng đối của các vật thể ,khả năng cân bằng tạm thời
là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá vật chất. Nếu vận động là
biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định ,là sự bảo
tồn tính quy định sự vật hiện tượng. Đứng im chỉ một trạng thái vận
động ,vận động trong thăng bằng ,trong sự ổn định tương đối. Trạng thái
đứng im còn được biểu hiện như là một quá trình vận động trong phạm
vi sự vật ổn định ,chưa biến đổi ,chỉ là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong
một thời gian nhất định .Vận động riêng biệt có xu hương phá hoại sự
cân bằng cịn vận động toàn thể lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt làm
cho các sự vật ln biến đổi ,chuyển hố nhau .
6


-

Khơng gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất

Khơng gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang
vận động ,Lênin đã chỉ ra trong thế giới khơng có gì ngồi vật chất đang
vận động .Không gian và thời gian tồn tại khách quan ,nó khơng phải bất
biến ,khơng thể đứng ngồi vật chất ,khơng có khơng gian trống rỗng

,mà nó có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động.
-

Tính thống nhất vật chất của thế giới

CNDT coi ý thức ,tinh thần có trước, quyết đinh vật chất ,cịn duy vật
thì ngược lại .Triết học Mác-Lênin khẳng định rằng chỉ có một thế giới
duy nhất là thế giới vật chất đồng thời còn khẳng định rằng thế giới đều
là những dạng cụ thể của vật chất ,có liên hệ vật chất thống nhất với
nhau như liên hệ về cơ cấu tổ chức ,lịch sử phát triển và đều phải tuân
thủ theo quy luật khách quan của thế giới vật chất ,do đó nó tồn tại vĩnh
cửu ,khơng do a sinh ra và cũng khơng mất đi trong thế giới đó ,khơng
có gì khác ngồi những q trình vật chất đang biến đổi là chuyển hoá
lẫn nhau ,là nguyên nhân và kết quả của nhau.
II, Ý thức
a. Định nghĩa
- Cũng như vật chất có rất nhiều quan niệm về ý thưc theo các
trường phái khác nhau. Theo quan điểm của CNDVBC khẳng định
rằng ý thức là đặc tính và là sản phẩm của vật chất, là sự phản ánh
khách quan vào bộ óc con người thơng qua lao động và ngơn ngữ.
7


Mác nhấn mạnh rằng tinh thần ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất
được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến trong đó .
- Ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp gồm ý
thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là
phương thức tồn tại của ý thức,vì sự hình thành và phát triển của ý
thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận thức và
cải biến giới tự nhiên. Tri thức càng được tích luỹ con người càng

đi sâu vào bản chất của sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn,
tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng hơn. Việc nhấn mạnh tri
thức là yếu tố cơ bản quan trọng có ý nghĩa chống quan điểm đơn
giản coi ý thức là tình cảm , niềm tin …Quan điểm đó chính là
bệnh chủ quan duy ý chí của niềm tin mù quáng. Tuy nhiên việc
nhấn mạnh yếu tố tri thức cũng không đồng nghĩa với việc phủ
nhận coi nhẹ yếu tố vai trò tình cảm ý chí.
a. Nguồn gốc của ý thức
-

Nguồn gốc tự nhiên

Khoa học chứng minh rằng thế giới vật chất nói chung và trái đất nói
riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người, rằng hoạt
động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh
bộ não người. Không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ não vì ý thức là chức
năng bộ não ,bộ não là khí quản của ý thức. Sự xuất hiện của xã hộ loài
người đưa lại hình thức cao nhất của sự phản ánh, đó là sự phản ánh ý
thức ln gắn liền với việc làm cho tự nhiên thích nghi với nhu cầu phát
triển của xã hộ
8


-

Nguồn gốc xã hội

Sự ra đời của ý thức gắn liền hình thành với sự phát triển của bộ óc
con người dưới ảnh hưởng của lao động và giao tiếp QHXH. Lao động
của con người là nguồn gốc vật chất có tính xã hội nhằm cải tạo tự nhiên,

thoả mãn nhu cầu và phục vụ mục đích bản thân con người .Nhờ nó mà
con người và xã hội lồi người mới hình thành và phát triển. Lao động là
phương thức tồn tại cơ bản đầu tiên của con người, đồng thời ngay từ
đầu đã liên kết con người với nhau trong mối quan hệ khách quan, tất
yếu; mối quan hệ này đến lượt nó nảy sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm
và tổ chức lao động, nhu cầu”cần phải nói với nhau một cái gì”. Và kết
quả là ngơn ngữ ra đời. Ngôn ngữ được coi là cái vỏ vật chất của tư duy .
b. Bản chất của ý thức
Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức, có thể thấy rõ ý thức có bản
tính phản ánh, sáng tạo và bản tính xã hội.
-

Bản tính phản ánh thể hiện về thế giới thơng tin bên ngồi ,là
biểu thị nội dung được từ vật gây tác động và được truyền đi trong
q trình phản ánh . Bản tính của nó quy đinh mặt khách quan của
ý thức, tức là phải lấy khách quan làm tiền đề , bị nó quy định nội
dung phản ánh là thế giới khách quan. Ý thức ngay từ đầu đã gắn
liền với lao động ,trong hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự
nhiên của con người và đã trở thành mặt không thể thiếu của hoạt
động đó.

9


- Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ nó khơng chụp lại một
cách thụ động ngun xi mà gắn liền với cải biến ,q trình thu
nhập thơng tin gắn liền với q trình xử lý thơng tin. Phản ánh và
sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau ,khơng thể tách rời ,khơng có
phản ánh thì khơng có sáng tạo vì phản ánh là điểm xuất phát là cơ
sở của sáng tạo. Đó là MQHBC giữa thu nhận xử lý thông tin , là

sự thống nhất mặt khách quan chủ quan của ý thức.
III, Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất
- Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất
có sau, ý thức quyết định vật chất tuy nhiên quan điểm của họ chưa
thấy được vai trị, tính năng động sáng tạo của ý thức. Chủ nghĩa
duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất
quyết định ý thức và sinh ra ý thức.
- Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại
khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ
thuộc vào cảm giác.
-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước,
ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý
thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua
hoạt động của con người.

a. Vai trò của ý thức với vật chất
10


-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

+ Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ

giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình
phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật
chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu
dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học
chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
+ Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý
thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các
hiện tượng phản ánh, lao động, ngơn ngữ), hoặc là chính bản thân thế
giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật
chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng
định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế
giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự
vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị
các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi
trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên
vật chất khơng chỉ quyết định nội dung mà cịn quyết định cả hình
thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b. Vai trò của vật chất với ý thức
11


- Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật
chất thơng qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì:
+ Ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trị của ý thức là
nói đến vai trị của con người. Bản thân ý thức tự nó khơng trực tiếp
thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người
phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con
người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trị của ý thức khơng phải trực
tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người

tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục
tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
biện pháp, công cụ, phương tiện,... để thực hiện mục tiêu của mình. Ở
đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai
hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri
thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành
động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người
có năng lực vượt qua những thách thức trong q trình thực hiện mục
đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực của ý
thức. Cịn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực
khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng
hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan,

12


hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối
với hiện thực khách quan.

B/ Liên hệ thực tiễn
Vì vật chất là thứ quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn xuất phát từ thực tế khách quan là điều không thể thiếu.
Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, cũng đang và sẽ
có cho mình cơng việc phù hợp với bản thân, em có thể thấy rõ mâu
thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên thời nay.
1, Thực trạng
- Rất nhiều sinh viên bị buộc thôi học, cảnh báo học vụ do có kết quả
học tập kém, khơng tới lớp

- Theo website của Trường Đại học Cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh,
học kỳ I năm học 2019-2020, trường đã đưa thông báo cảnh báo
2.252 sinh viên tự ý bỏ học. Năm 2018, Trường Đại học Giao
thơng Vận tải TP.Hồ Chí Minh cảnh báo học vụ 2.135 sinh viên,
trong đó 257 em bị đuổi học. Hay trong học kỳ II năm học 20172018, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh xóa tên hơn 450
sinh viên bị buộc thôi học. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều trường,
thậm chí là ở những trường top trên với tỉ lệ “chọi” tuyển sinh rất
cao như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
TP.Hồ Chí Minh trong một học kỳ từng đưa ra quyết định buộc thôi
học đối với 454 sinh viên và cảnh báo học vụ 605 người khác. Ông
Trần Văn Tớp - Phó hiệu truởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
13


- cho biết mỗi năm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tới 700800 học sinh bị buộc thơi học.
- Sinh viên đi làm thêm kiếm được tiền thì ham lắm vì có thể mua
được nhiều thứ mình muốn mà khơng cần “trình đơn” xin bố mẹ.
Mà bây giờ làm thêm fulltime, partime rất nhiều nên các bạn sinh
viên rảnh bao nhiêu làm bấy nhiêu lương bổng nhìn chung đối với
các bạn giao động từ 4 – 7 triệu là tương đối nhiều. Có những cơng
việc chạy nhà hàng tiệc cưới 300.000đ/ đêm, 1 tuần làm 5 đêm là
“hốt ăn”.
- Trên giảng đường sẽ không hiếm bắt gặp những hình ảnh các bạn
sinh viên nằm ồi người mệt mỏi. Nhưng ít ra bộ phận sinh viên
này cịn ráng đến lớp chứ có vài trường hợp tồn nhờ điểm danh
hộ, học hộ vì việc làm thêm đã chiếm quá nhiều thời gian, khơng
cịn đủ sức để đi học nữa.
 Kiếm tiền là tốt, bươn chải để cọ sát với thực tế là tốt nhưng tiền
học đại học 04 năm lên đến hàng trăm triệu, tương lai rộng mở
phía trước có thể làm chức này chức kia, có thể đạt được những

thứ lớn lao nhưng chỉ vì vài đồng bạc sinh lợi trước mắt mà bỏ
qua tất cả thì khơng xứng đáng chút nào.
2, Cách giải quyết
- Cần đặt vấn đề rõ ràng, có lập trường rõ ràng, ranh giới nghiêm
ngặt giữa việc học và làm thêm. Làm thêm chỉ mang tính nhất thời
cịn việc học mang tính lâu dài, có ảnh hưởng tới tương lai
14


- Khi làm thêm sinh viên phải biết cân bằng giữa việc học và làm.
Học nửa buổi, làm nửa buổi, buổi tối dành thời gian cho việc học
ngồi ra cịn phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân như gặp gỡ bạn
bè, tham gia hoạt động,… Nên có thời gian biểu rõ ràng cho từng
hoạt động trong ngày để có được sự chuẩn bị tốt nhất.
- Dành thời gian tham gia các khóa học, workshop trau dồi thêm
kiến thức, kinh nghiệm bởi không chỉ làm thêm mới thu về được sự
trải nghiệm mà các cuộc hội thảo, diễn đàn cũng có thể giúp sinh
viên tìm ra được con đường thích hợp cho bản thân.
- Tìm cho mình phương pháp học phù hợp, vừa tránh mất thời gian,
vừa đạt được hiệu quả cao trong học tập. Tìm cho mình những
nhóm học để cùng nhau cố gắng, cùng nhau phát triển tốt hơn.
- Về phía nhà trường, sau mỗi học kỳ, nhà trường đều có thơng báo
cảnh báo kết quả học tập đối với những SV có kết quả học tập kém,
SV tự ý bỏ học. Việc cảnh báo này nhằm giúp SV biết, từ đó có
phương án học tập phù hợp để có thể tốt nghiệp trong thời gian học
tập cho phép.
3, Kết luận
Làm thêm kiếm tiền luôn là một chủ đề nhạy cảm đối với sinh viên hiện
nay. Tìm cho mình cơng việc làm thêm, bán thời gian cũng đem lại rất
nhiều lợi ích như kinh nghiệm, trải nghiệm hay tài chính. Tuy nhiên, vấn

đề học tập là chuyện lâu dài, có ảnh hưởng tới tương lai sau này bởi khi
có kiến thức vững vàng sẽ có được thành công lớn trên con đường phát
15


triển sự nghiệp của mình. Vì vậy, cần đưa ra cho mình kế hoạch học tập
và làm việc thật hợp lý để có thể đạt được kết quả thật tốt.

C/ Tài liệu tham khảo
- Giáo trình triết học Mác- Lênin (NXB Chính trị quốc gia sự thật )
- Báo lao động
- Wikipedia
- C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập

16



×