Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận môn Phát triển kỹ năng quản trị UEH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.75 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ (LÝ
THUYẾT – THỰC TIỄN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM)
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Nhuận
TP Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC


2

MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển,
con người không ngừng thay đổi và sáng tạo. Chính những điều này đòi hỏi những người làm
nghề quản trị hoặc là các cá nhân, nhân viên phải có kỹ năng quản trị để làm chủ bản thân hay
điều hành người khác. Mỗi người có vai trị trong quản trị là khác nhau tùy theo cấp bậc, chức
vụ, u cầu cơng việc. Vì vậy mà kĩ năng quản trị của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Tuy
nhiên việc rèn luyện kĩ năng quản trị là cần thiết đối với tất cả mọi người, không chỉ những
nhà quản trị mới phải học tập các kĩ năng này, mà các cá nhân làm những ngành nghề khác
đều có thể rèn luyện để quản lý và làm chủ bản thân tốt hơn. Tại Việt Nam hệ thống giáo dục
và đào tạo cịn khá rập khn nên việc học tập và rèn luyện kĩ năng quản trị vẫn cịn nhiều khó
khăn trở ngại.
Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải chủ động học tập và rèn luyện để có thể
phát triển kĩ năng quản trị một cách có hiệu quả nhằm đem lại kết quả tốt trong công việc cũng
như làm chủ được bản thân. Đây cũng là lý do em quyết định chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng
quản trị (Lý thuyết – Thực tiễn – Bài học kinh nghiệm)” cho bài tiểu luận.
Nội dung tiểu luận sẽ bao gồm 3 phần chính sau:





Phần 1: Những vấn đề cơ bản liên quan đến việc rèn luyện phát triển kỹ năng quản trị
Phần 2: Tình hình thực tiễn về những vấn đề liên quan đến việc rèn luyện phát triển kỹ



năng quản trị tại Việt Nam thời gian qua
Phần 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nêu trên.

Dưới đây là nội dung chính của tiểu luận.


3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
1. Phát triển nhận thức bản thân
Là một trong những yếu tố cốt yếu để tạo nên sự thành công trong việc rèn luyện vào phát
triển kỹ năng quản trị. Bởi vì khi nhận thức đúng đắn, nhà quản trị có thể cải thiện khả năng
làm chủ bản thân và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Nhà quản trị nên học tập và rèn luyện
kỹ năng nhận thức bản thân thông qua 6 lĩnh vực sau: Phong cách nhận thức, phong cách học
tập, các giá trị cá nhân, lựa chọn phương án về đạo đức, thái độ đối với sự thay đổi, các nhu
cầu giao tiếp với các cá nhân. Qua việc học tập và rèn luyện các kỹ năng trên, nhà quản trị có
khả năng nhận thức bản thân và là tiền đề để học tập các kĩ năng khác.
2. Quản trị sự căng thẳng
Stress là những phản ứng cơ thể của con người (lo lắng, thất vọng) trước những vấn đề trong
cuộc sống liên quan đến cơng việc (khơng hồn thành mục tiêu đúng hạn, sợ bị mất chức,…)
hay những vấn đề tương tác giữa các cá nhân (xung đột mối quan hệ…). Chính vì vậy nhà

quản trị cần phải có trong mình kiến thức về quản trị stress để có để dễ dàng vượt qua stress và
hồn thành cơng việc hiệu quả. Nhà quản trị cần phải hiểu rõ được ngun nhân gây ra stress,
từ đó tìm ra biện pháp đúng đắn để hạn chế stress thông qua các kỹ thuật quản lý như thay đổi
về suy nghĩ, hành vi, lối sống.
3. Phân tích giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Vấn đề: xuất phát từ nhận thức về sự khơng hồn hảo của hiện tại với hy vọng làm cho nó tốt
hơn trong tương lai. Nhà quản trị cần phải nhận định đúng vấn đề, phân tích nguyên nhân, lựa
chọn các biện pháp và đưa ra quyết định tối ưu để giải quyết được những vấn đề mà bản thân
hay doanh nghiệp gặp phải. Ngoài ra các biện pháp như tư duy động não, sử dụng các chứng
cứ chắc chắn, tránh tư duy nhóm,… cũng giúp cho bản thân chúng ta sáng tạo khi giải quyết
các vấn đề gặp phải.


4

4. Xây dựng mối quan hệ bằng giao tiếp
Giao tiếp: là q trình trao đổi thơng tin, nhận biết và tác động lẫn nhau trong các mối quan hệ
xã hội giữa người và người hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu
cầu nhất định.
Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh:
- Giao tiếp và máu, là mạch gắn những bộ phận tổ chức lại với nhau, giải quyết các mâu thuẫn
nội bộ, tạo nhân hịa để kinh doanh có hiệu quả.
- Có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và
khách hàng, với cấp trên và cộng sự.
- Có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, phản ánh trình độ con người, đất nước, lối sống,
thúc đẩy xã hội phát triển,…
Bên cạnh đó có một số rào cản giao tiếp nhà quản trị cần phải tránh và có những biện pháp
nhằm khắc phục khi gặp các tình trạng rào cạn giao tiếp.
5. Gia tăng quyền lực và sự ảnh hưởng
Quyền lực: là năng lực gây ảnh hưởng, là sức tác động của chủ thể lên đối tượng. Sử dụng

quyền lực một cách hiệu quả là nhân tố quan trọng nhất trong cơng tác quản trị bởi vì nhân
viên thường có xu hướng thích cấp trên có quyền lực và có sức ảnh hưởng thật sự đối với họ.
Nhờ vậy mà có tinh thần làm việc cao hơn. Ngược lại nếu như nhà quản trị có khuynh hướng
hống hách, độc đốn thường dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu, quản trị rời rạc và khiến cho
nhân viên bất mãn.
Nhà quản trị có 5 quyền lực sau: quyền lực trừng phạt, quyền lực khen thưởng, quyền lực
chính thức, quyền lực quan hệ, quyền lực chuyên môn.
Để gia tăng quyền lực, nhà quản trị cần phải:
- Tăng cường quyền lực cá nhân trong tổ chức
- Tăng vị trí trung tâm của nhà quản trị
- Tăng phạm vi và tính linh hoạt trong công việc
- Tăng sự hiện diện trong công việc
- Tăng cường sự liên quan trong nhiệm vụ


5

- Sử dụng các chiến lược: nêu lý do, trao đổi, trừng phạt tùy thuộc vào tình huống nhà quản trị
gặp phải
6. Tạo động lực cho người khác
Động viên: đề cập đến các tác lực thúc đẩy từ bên trong hay bên ngoài đến một người nhằm
tạo ra sự hăng hái, nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện cơng việc.
Nhà quản trị phải có trách nhiệm tìm kiến các kỹ thuật để động viên nhân viên nhằm thỏa mãn
nhu cầu của nhân viên. Các nhóm động lực mà nhà quản trị có thể sử dụng khi động viên nhân
viên là:
+ Đe dọa và trừng phạt
+ Nhấn mạnh vào sự hoài nghi
+ Các phần thưởng: tăng lương, thưởng, khen ngợi
+ Giúp nhân viên hứng thú với công việc, tạo cảm giác tự hào khi hồn thành cơng việc
II. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC RÈN

LUYỆN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
- Kỹ năng tự nhận thức: Ở Việt Nam, kỹ năng tự nhận thức của con người chưa cao, có thể họ
chưa nhận ra được điểm mạnh của kỹ năng này, nên khả năng nhận thức còn hạn chế. Nhiều
người chỉ biết phụ thuộc vào sách vở, khơng có chính kiến riêng hay đưa ra các quan điểm cá
nhân. Hầu hết mọi người vẫn còn thụ động và chưa ý thức được sự nhận thức bản thân quan
trọng như thế nào.
- Quản trị sự căng thẳng: theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, có đến 15% người Việt Nam
trưởng thành gặp các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress, tương ứng với trên 10
triệu người. Có thể thấy rằng kĩ năng này vẫn còn mới lạ chưa được áp dụng rộng rãi nên dẫn
đến số lượng người bị stress rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, học tập,
công việc và cuộc sống nếu họ không học hỏi và áp dụng kĩ năng này.
- Phân tích giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đa số người học ở Việt Nam vẫn còn học theo lý
thuyết suông và chưa áp dụng được lý thuyết vào thực tế. Họ thiếu sáng tạo trong việc phân
tích và giải quyết vấn đề. Tuy vậy, Nhà nước hiện nay cũng bắt đầu đổi mới và đầu tư vào
công nghệ, thiết bị, máy móc, hệ thống giáo dục nhằm chạy theo cuộc công nghệ cách mạng


6

4.0. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy con người không ngừng đổi mới sáng tạo để bắt
kịp thời đại.
- Xây dựng mối quan hệ bằng giao tiếp: Thời đại công nghệ 4.0 mở ra nhiều cơ hội để mọi
người có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng thơng qua các cơng cụ trên smartphone, máy
tính, internet,…
- Gia tăng quyền lực và sự ảnh hưởng: Ở một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các nhà
quản lý quá chú ý và tận dụng triệt để các lợi ích của quyền lực mà thiếu quan tâm và cố tình
xem nhẹ yếu tố trách nhiệm. Nhiều người dùng mọi thủ đoạn để có được quyền lực, nhưng khi
cần người đứng ra chịu trách nhiệm khi có sai phạm thì lại tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm.
- Tạo động lực: Tại các doanh nghiệp hiện nay thường đặt ra KPI, các chế độ lương thưởng
hấp dẫn để thúc đẩy mọi người cố gắng nỗ lực làm việc.

1. Những thuận lợi trong việc phát triển kỹ năng quản trị tại Việt Nam trong thời gian qua
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam dựa trên nền tảng khoa học công nghệ vượt
trội đã thúc đẩy các nhà quản trị phải luôn luôn trau dồi kiến thức, học tập và rèn luyện các kỹ
năng quản trị để có thể quản lý các doanh nghiệp phát triển một cách hiệu quả.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin giúp cho nhà
quản trị dễ dàng hơn trong việc phát triển kĩ năng, cụ thể ở đây là giao tiếp. Các nhà quản trị
có thể dễ dàng giao tiếp với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên thông qua các thiết bị
cơng nghệ hiện đại như máy tính, smartphone và các công cụ hỗ trợ kèm theo. Việc giao tiếp
một cách nhanh chóng giúp cho các nhà quản trị có thể tiết kiệm thời gian, tìm kiếm được
nhiều khách hàng và kết nối được với nhiều
- Ở Việt Nam, các trường đại học cũng đã có những chương trình đào tạo tiên tiến về kỹ năng
quản trị giúp các bạn sinh viên, những người đi làm có một mơi trường để bản thân học có thể
học tập, rèn luyện và phát triển các kỹ năng quản trị nhằm mục đích giúp họ có thể tự nhận
thức, quản lý bản thân và quản trị các doanh nghiệp trong tương lai.
- Việt Nam đang ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin và truyền
thông hiện đại trong giáo dục và đào tạo.
- Để kịp thời đáp ứng nhu cầu thay đổi trong cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay cũng có những chương trình đào tạo đổi mới so với những chương trình cũ dành


7

cho các nhà quản trị để giúp họ có thể phát triển kỹ năng quản trị phù hợp với thực tại. Từ đó
nhằm quản lý và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.
2. Những khó khăn trong việc phát triển kỹ năng quản trị tại Việt Nam trong thời gian qua
- Tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp phải sụp đổ.
Các nhà quản trị dễ gặp stress và chán nản vì tình hình doanh nghiệp ngày càng đi xuống và
họ chưa thích ứng kịp với tình hình thực tại cũng như khơng thể xoay chuyển được tình hình.
- Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng là một thách thức đối với các nhà quản trị, đặc biệt là
các nhà quản trị lãnh đạo theo cách truyền thống. Họ sẽ cần phải tốn nhiều thời gian để học

tập, rèn luyện và thay đổi để thích ứng với xu hướng thời nay.
- Vấn đề con người, con người tại Việt Nam đa số thủ động, thiếu tự sáng tạo, ít có chính kiến
riêng và thường hùa theo đám đơng.
- Việt Nam là nước đang phát triển nên chất lượng giáo dục chưa cao, còn nhiều vấn đề về học
tập như việc học lý thuyết suông, chưa áp dụng được trong thực tế như các nước phát triển
trên thế giới.
- Kỹ năng quản lý thời gian ở đa số người Việt khá kém. Bên cạnh đó, người Việt có văn hóa
đổ lỗi khiến cho họ ln bị động, các kĩ năng quản lý không được phát triển.
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA TỪ THỰC TIỄN NÊU TRÊN
1. Thay đổi tư duy:
- Cần phải đẩy mạnh việc học hỏi và bồi dưỡng các kỹ năng cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng
quản trị.
- Nhận thức bản thân, một trong những yếu tố quan trọng để hình thành và thay đổi tư duy,
vượt qua các rào cản để có thể phát triển bản thân một cách đúng đắn.
- Luôn luôn học tập và rèn luyện, khai thác và áp dụng các kỹ năng bản thân đã học được vào
trong cuộc sống.
- Tự tạo động lực để thúc đẩy bản thân phải luôn luôn cố gắng nỗ lực thay đổi, không được bỏ
cuộc giữa chừng.
2. Đổi mới sáng tạo: Mỗi người cần nâng cao tinh thần, nhìn nhận tích cực để có thể chủ động
thay đổi và sáng tạo đặc biệt là trong bối cạnh dịch COVID-19 và tình hình cơng nghiệp 4.0
hiện nay.


8

3. Đầu tư cơng nghệ, đổi mới chương trình:
- Nhà nước cần phải tăng cường nghiên cứu, cải tiến công nghệ kỹ thuật và đổi mới các
chương trình học tập nhằm đáp ứng và phục vụ người học một cách tốt nhất.
- Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để con người có thể học tập và rèn luyện.



9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

David A. Whetten, & Kim S. Cameron. (2010). Developing Management Skills. Upper Saddle
River: Pearson Education.
Hoa, P. (2017). Nhà quản trị phải chủ động thay đổi bản thân mình trong thời đại 4.0. Tạp chí
The Leader.
Linh, P. H., & Viễn, N. X. (2017). Lãnh đạo, quản lý DN trước yêu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0.
Thọ, T. K. (2020). Kỹ năng giải quyết xung đột của nhà quản trị doanh nghiệp. Tạp chí cơng
thương.



×