Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

So sánh chuẩn mực kiểm toán VSA 700 và ISA 700

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.66 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................2
Phần 1 : Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA và
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA........................................................................3
1.1. Tổng quan về chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA...........................................3
1.2. Tổng quan về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA......................................4
1.3.

Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế ISA 700........................................................5

1.3.1. Hồn cảnh ra đời........................................................................................5
1.3.2. Kết cấu và nội dung ISA 700......................................................................6
1.4.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 700...................................................7

1.4.1. Hồn cảnh ra đời........................................................................................7
1.4.2. Kết cấu và nội dung VSA 700....................................................................8
Phần 2: So sánh chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA và chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam VSA...................................................................................................................12
2.1. Giống nhau......................................................................................................12
2.2. Khác nhau.......................................................................................................13
2.2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng chuẩn mực..............................................13
2.2.2. Kết cấu và nội dung của báo cáo kiểm toán............................................14
2.3. Ý kiến kiểm tốn quan trọng (key audit matter)- ISA 701 (Trình bày về
các vấn đề quan trọng của cuộc kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán)............16
2.4. Thực trạng.......................................................................................................18
Chương 3. Nhận xét và một số kiến nghị trên cơ sở đánh giá................................28



3.1. Nhận xét...........................................................................................................28
3.2. Kiến nghị.........................................................................................................30
KẾT LUẬN................................................................................................................ 32


1

LỜI MỞ ĐẦU

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hiện nay đang là vấn đề thu hút nhiều
sự quan tâm của các kiểm toán viên, các nhà quản lý và các đối tượng sử dụng báo cáo
tài chính bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Thời gian qua, các hiệp hội và
các tổ chức nghề nghiệp khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam đã có nhiều cố
gắng trong nỗ lực hồn thiện chuẩn mực về “Bảo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính"
Trước tình hình phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của thị trường
chứng khoán trong nước hiện nay, Việt Nam đang đứng trước sự thách thức về hòa
nhập và sự thay đổi theo sự phát triển của chuẩn mực quốc tế là điều cần thiết. Do đó,
việc nghiên cứu các yếu tố trên báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính là hết sức cần
thiết, từ đó có thể rút ra những khoảng cách trong thơng tin về báo cáo kiểm tốn để
có thể đưa ra các kiến nghị cần thiết để hoàn thiện báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài
chính cho Việt Nam nhằm đạt mục tiêu và đáp ứng quá trình phát triển khách quan và
hội nhập tồn cầu.
Báo cáo kiểm tốn là sản phẩm của kiểm toán viên cung cấp cho xã hội để
những người sử dụng có liên quan đưa ra các quyết định kinh tế, vì vậy, sản phẩm này
phải rõ ràng, không gây ra những hiểu lầm. Để có thể đáp ứng những yêu cầu như vậy,
báo cáo kiểm tốn phải lập theo quy định thống nhất, đó là chuẩn mực về báo cáo
kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 700, tương ứng với chuẩn mực
kiểm toán quốc tế (ISA) 700. Tuy nhiên, giữa VSA 700 và ISA 700 bản hiện hành có
nhiều sự khác biệt. Bài viết nghiên cứu sự khác biệt giữa VSA 700 và ISA 700 nhằm

đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán Việt Nam trong
giai đoạn nhạy cảm hiện nay khi Covid-19 chưa kết thúc.


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC:

Báo cáo tài chính

IAGs:

International Auditing Guidelines
Hướng dẫn kiểm toán quốc tế

IAPC:

International Association of Political Consultants
Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế

IFAC:

International Federation of Accountants
Liên đồn kế tốn quốc tế

ISA:

International Standard on Auditing

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KTV:

Kiểm toán viên

KSNB:

Kiểm soát nội bộ

VSA:

Vietnamese Standard on Auditing
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

KAM

Key Audit Matter
Vấn đề kiểm toán quan trọng


3

Phần 1 : Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA và
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA
1.1. Tổng quan về chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA
Liên đồn kế tốn quốc tế IFAC (International Federation of Accountants) là
một hiệp hội kế toán quốc tế chuyên biệt, được thành lập vào năm 1973 và chính thức
được phê chuẩn tại đại hội kế toán quốc tế diễn ra tại Munich vào năm 1977. IFAC đã
xây dựng nhiều tiêu chuẩn, văn bản, quy phạm cho lĩnh vực kế tốn và được cơng

nhận ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, IFAC có hơn 180
thành viên chính thức và thành viên liên kết tại hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại
diện cho hơn 3 triệu thành viên là các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề trong
các lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, giáo dục, chính phủ,
cơng nghiệp và thương mại.
Cùng với IFAC, ngày 8/10/1977 Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế IAPC
(International Association of Political Consultants) ra đời và là một trong những ủy
ban quan trọng nhất của IFAC, IAPC đã phát triển các hướng dẫn kiểm toán quốc tế
IAGs (International Auditing Guidelines), đó là một trong những tiền đề để hình thành
nên chuẩn mực kiểm toán quốc tế. IAGs đã khảo sát các cơng ty kiểm tốn lớn trong
lĩnh vực tài chính và xem xét nguồn gốc thơng tin tài chính vào thời gian đó, hướng
dẫn đầu tiên đã giải quyết mục đích và phạm vi của cuộc kiểm tốn đã được phê
chuẩn vào 10/1979.
Cho đến hiện tại, IAPC đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm tốn 1quốc tế trong đó
chuẩn mực kiểm tốn mới ISA 701 “Trình bày về các vấn đề quan trọng của cuộc
kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán”2
Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chia thành 7 nhóm theo trình tự cơng
việc kiểm tốn như sau:


Trách nhiệm: 8 chuẩn mực (chuẩn mực từ 200 đến 265)



Lập kế hoạch kiểm toán: 4 chuẩn mực (ISA 300, 315, 320, 330)

1 o/danh-sach-cac-chuan-muc-kiem-toan-quoc-te-moi-nhat-2016-2017/
2 ISA 701 (Mới): Trình bày về các vấn đề quan trọng của cuộc kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán



4



Kiểm soát nội bộ: 2 chuẩn mực



Bằng chứng kiểm toán: 11 chuẩn mực



Sử dụng tư liệu của các chuyên gia: 3 chuẩn mực



Kết luận và báo cáo kiểm toán: 6 chuẩn mực (trong đó có chuẩn mực

mới ISA 701)


Các lĩnh vực đặc biệt: 3 chuẩn mực

Bố cục của mỗi chuẩn mực bao gồm có 5 phần với nội dung cơ bản như sau:


Giới thiệu: bao gồm các thông tin về mục đích, phạm vi, đối tượng của

từng chuẩn mực, thêm vào đó là trách nhiệm của kiểm tốn viên và các đối
tượng liên quan trong bối cảnh áp dụng chuẩn mực.



Mục tiêu: mỗi chuẩn mực đều đưa ra những tuyên bố rõ ràng về mục

tiêu của kiểm toán viên khi áp dụng chuần mực đó


Giải thích các thuật ngữ: giải thích một số khái niệm quan trọng liên

quan đến chuẩn mực, giúp người đọc hiểu nội dung chuẩn mực một cách rõ
ràng hơn.


Các yêu cầu: được đặt ra một cách cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thực

hiện các mục tiêu của kiểm toán viên.


Việc áp dụng các chuẩn mực và tài liệu giải thích khác: phần này

nhằm giải thích chính xác ý nghĩa của các yêu cầu và đưa ra ví dụ của các thủ
tục có thể được sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể.
1.2. Tổng quan về chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA
Q trình xây dựng chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam bắt đầu chính thức từ tháng
9 năm 1997 sau hội thảo về chuẩn mực kiểm tốn được Bộ Tài chính và dự án
EUROTAPVIET về kế toán và kiểm toán tổ chức tại Nha Trang. Được sự giúp đỡ của
cộng đồng Châu Âu (EU) và của Ngân hàng Thế giới (từ 2002) chúng ta đã tập trung
toàn lực cho việc nghiên cứu, tiếp cận chuẩn mực kiểm tốn quốc tế và từ đó đã và
đang xúc tiến soạn thảo, công bố Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.



5

Cho đến hiện nay đã có 39 chuẩn mực kiểm tốn và một số các chuẩn mực
khác có liên quan được ban hành dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn
quốc tế được IFAC cơng bố. Các chuẩn mực này do Bộ Tài Chính xây dựng và phân
chia thành các nhóm:
 Trách nhiệm
 Lập kế hoạch kiểm toán
 Kiểm soát nội bộ
 Bằng chứng kiểm toán
 Sử dụng tư liệu của các chuyên gia
 Kết luận và báo cáo kiểm toán
 Các lĩnh vực đặc biệt
 Các dịch vụ có liên quan
Về cơ bản, các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam được ban hành có bố cục gồm
3 phần với nội dung cơ bản như sau:
 Quy định chung: bao gồm phạm vi áp dụng, mục tiêu, giải thích thuật ngữ
 Nội dung chuẩn mực: các yêu cầu đặt ra để phục vụ các mục tiêu kiểm toán
 Hướng dẫn áp dụng: hướng dẫn sử dụng chuẩn mực trong các trường hợp

1.3.

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 700

1.3.1. Hoàn cảnh ra đời
ISA 700 “The Auditor’s Report on Financial Statements” (“Báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính”), ban hành năm 1994 bởi IFAC được chuyển đổi từ IAG
(International Auditing Guidelines) 13 “The Auditor’s Report on Financial
Statements”. Do nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán nên IFAC đã

chuyển đổi từ IAG 13 chỉ mang tính hướng dẫn thành ISA 700 đã đem tính bắt buộc
áp dụng vào các quy định này. Sau các lần sửa đổi năm 2005, 2009 và lần sửa đổi gần


6

đây nhất ISA 700 (bản sửa đổi) bắt đầu được áp dụng đối với các cuộc kiểm toán báo
cáo tài chính cho kỳ kế tốn kết thúc vào hoặc sau ngày 15 tháng 12 năm 2016
1.3.2. Kết cấu và nội dung ISA 700
Theo kết cấu chung, ISA 700 cũng gồm 5 nội dung chính3:
I.

Giới thiệu


Phạm vi: chuẩn mực này đề cập đến trách nhiệm của kiểm toán viên trong
việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, áp dụng cho cuộc kiểm toán một
tập hợp đầy đủ các báo cáo tài chính cho mục đích chung. Các yêu cầu của
chuẩn mực này nhằm giải quyết sự cân bằng thích hợp giữa nhu cầu về
tính nhất quán và khả năng so sánh trong báo cáo của kiểm tốn viên trên
tồn cầu và nhu cầu nâng cao giá trị của báo cáo kiểm tốn viên bằng cách
làm cho thơng tin được cung cấp trong báo cáo của kiểm toán viên phù hợp
hơn với người sử dụng.



Ngày có hiệu lực: chuẩn mực này có hiệu lực đối với các cuộc kiểm tốn
báo cáo tài chính cho các kỳ kết thúc vào hoặc sau ngày 15 tháng 12 năm
2016.


II.

Mục tiêu của chuẩn mực


Mục tiêu của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên cơ
sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu được và trình
bày rõ ràng ý kiến đó thơng qua một báo cáo bằng văn bản.

III.

Giải thích các thuật ngữ

IV.

Yêu cầu
Theo ISA 700 (2016), báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có các yếu tố cơ
bản sau:


3

Số hiệu và tiêu để báo cáo kiểm toán

IAASB (2015), ISA 700 (revised): forming an opinion and reporting on financial statements, Retrieved 08/03/2022
from />
.


7


V.



Người nhận báo cáo kiểm toán



Ý kiến của kiểm toán viên



Cơ sở của ý kiển kiểm toán



Giả định hoạt động liên tục



Các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán



Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài chính



Trách nhiệm của kiểm tốn viên




Các trách nhiệm báo cáo khác



Tên của Giám đốc phụ trách kiểm toán



Chữ ký của kiểm toán viên



Ngày lập báo cáo kiểm toán

Áp dụng các chuẩn mực và tài liệu giải thích khác
Phần này nhằm giải thích chính xác ý nghĩa của các yêu cầu và đưa ra ví dụ của
các thủ tục có thể được sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể
Trong phần này bổ sung hướng dẫn để làm rõ thêm các đoạn trong chuẩn mực
như đoạn 12, 13e, 15, 18-19 (hình thành ý kiến), 20 (báo cáo kiểm toán), 21 (tiêu đề),
24-26 (ý kiến kiểm tốn viên), …
Cùng với đó ISA 700 đưa ra 4 minh họa báo cáo của kiểm tốn độc lập về báo
cáo tài chính
 Minh họa 1: Báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của một đơn vị
niêm yết được lập theo khn khổ về trình bày hợp lý
 Minh họa 2: Báo cáo của kiểm tốn viên về báo cáo tài chính hợp nhất của một
đơn vị niêm yết được lập theo khn khổ về trình bày hợp lý
 Minh họa 3: Báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của một đơn vị

khơng phải đơn vị niêm yết được lập theo khn khổ về trình bày hợp lý (trong


8

đó tài liệu tham khảo được đăng trên trang web của cơ quan có thẩm quyền
thích hợp)
 Minh họa 4: Báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của một đơn vị
khơng phải đơn vị niêm yết, được lập theo khn khổ về tn thủ mục đích
chung
1.4.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 700

1.4.1. Hồn cảnh ra đời
Tháng 1 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 về
Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Ngành nghề kiểm toán độc lập
tại Việt Nam ra đời. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, vẫn chưa có bất kỳ một hướng dẫn nào về
cơng việc kiểm tốn độc lập hay kể cả việc kiểm toán cần phải báo cáo như thế nào cả.
Đến tháng 9 năm 1999, cùng với Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9
năm 1999, bốn chuẩn mực kiểm toán đầu tiên được ban hành nhằm mục đích đáp ứng
yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng của kiểm tốn
độc lập trong nền kinh tế quốc dân; và kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán độc lập, lành mạnh hoá thơng tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Và chuẩn
mực kiểm toán số 700 (VSA 700)-Báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính là một trong
bốn chuẩn mực đầu tiên này, nhằm quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng
dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với nội dung và hình thức
của báo cáo kiểm tốn do kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn cơng bố sau khi thực
hiện cơng việc kiểm tốn báo cáo tài chính của một đơn vị.
1.4.2. Kết cấu và nội dung VSA 700

Tuân thủ sự phù hợp về kết cấu, hình thức của toàn bộ chuẩn mực như đã nêu
trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, VSA 700 cũng gồm 3 phần chính:
I.

Quy định chung


Phạm vi áp dụng: chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách
nhiệm của kiểm tốn viên đồng thời cũng quy định hình thức và nội dung
của báo cáo kiểm toán áp dụng cho cuộc kiểm tốn một bộ báo cáo tài
chính đầy đủ cho mục đích chung


9



Mục tiêu:
“Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là:
a. Đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính trên cơ sở đánh giá các kết
luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được;
b. Trình bày ý kiến kiểm tốn một cách rõ ràng bằng văn bản, trong đó nêu
rõ cơ sở của ý kiến đó.”4



Giải thích thuật ngữ: giải thích rõ rang một số thuật ngữ như báo cáo tài
chính cho mục đích chung, khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
cho mục đích chung, ý kiến chấp nhận tồn phần, báo cáo tài chính, chuẩn
mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế


II.

Nội dung
1. Số hiệu và tiêu đề báo cáo kiểm toán
 Là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của
cơng ty kiểm tốn. Số hiệu này cần phải đăng kí chính thức trên hệ
thống văn bản của cơng ty kiểm tốn.
 Tiêu đề phải rõ ràng, thích hợp để phân biệt với các loại báo cáo
khác.
2. Người nhận báo cáo kiểm toán
 Là những người mà báo cáo được lập cho họ sử dụng, thường là các
cổ đông, Ban quản trị hoặc Ban Giám đốc của đơn vị có báo cáo tài
chính được kiểm tốn.
3. Mở đầu của báo cáo kiểm toán
 Phải ghi rõ các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm tốn,
ghi rõ ngày, niên độ lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
4. Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài chính
4

Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm tốn số 700 ban hành kèm theo Thơng tư số 214/2012/TT-BTC, ngày
06/12/2012.


10

 Báo cáo kiểm tốn phải mơ tả trách nhiệm của Ban Giám đốc trong
việc lập và trình bày báo cáo tài chính
 Trong trường hợp báo cáo tài chính được lập theo khn khổ về
trình bày hợp lý, phần giải thích về trách nhiệm của Ban Giám đốc

đối với báo cáo tài chính
5. Trách nhiệm của kiểm tốn viên
 Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ trách nhiệm của kiểm toán viên
 Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ rằng cơng việc kiểm tốn và mơ tả rõ
ràng về cuộc kiểm toán
6. Ý kiến của kiểm toán viên


Trong chuẩn mực kiểm toán số 700 cũ chia ý kiến kiểm tốn thành 4
loại là: Ý kiến chấp nhận tồn phần



Ý kiến chấp nhận từng phần



Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến)



Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)

Trong khi chuẩn mực kiểm toán mới số VSA 700 đề cập đến 2 loại ý kiến
là:


Ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến khơng phải ý kiến chấp nhận
tồn phần.


7. Các trách nhiệm báo cáo khác
 Nếu kiểm toán viên nêu thêm các trách nhiệm khác thì cần nêu ở
một mục riêng
8. Chữ ký của kiểm toán viên
 Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm tốn viên hành
nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số đăng ký hành
nghề kiểm toán.


11

 Trên chữ ký phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi
nhánh) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán.
 Giữa các trang của báo cáo kiểm tốn và báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của doanh
nghiệp kiểm tốn (hoặc chi nhánh).

9. Ngày lập báo cáo kiểm toán
 Báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính phải ghi rõ ngày tháng, năm
kết thúc tồn bộ cuộc kiểm tốn
10. Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán
 Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm
toán.
III.

Hướng dẫn áp dụng


Hướng dẫn bổ sung các đoạn trong chuẩn mực như đoạn 12, 13e, 15, 18-19
(dạng ý kiến kiểm toán), 21 (tiêu đề báo cáo kiểm toán), …




Đồng thời cũng có 1 số ví dụ cụ thể áp dụng cho chuẩn mực này.


12

Phần 2: So sánh chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA và chuẩn mực kiểm tốn Việt
Nam VSA
2.1. Giống nhau
Nhìn chung ISA 700 được ban hành dựa trên cơ sở của ISA 700 nên sẽ mang
những điểm giống nhau cơ bản trong quy định về nội dung trên báo cáo kiểm toán. Cả
chuẩn mực kiểm toán quốc tế 700 (ISA 700) và VSA 700 đều quy định Báo cáo kiểm
toán phải có các yếu tố cơ bản như:
 Số hiệu và tiêu đề báo cáo kiểm toán
 Người nhận báo cáo kiểm toán
 Mở đầu của báo cáo kiểm toán
 Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài chính
 Trách nhiệm của kiểm tốn viên
 Ý kiến của kiểm toán viên
 Các trách nhiệm báo cáo khác
 Chữ ký của kiểm toán viên
 Ngày lập báo cáo kiểm toán
 Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán
Về ý kiến kiểm toán theo VSA 700 và ISA 700 đều có những dạng ý kiến là:
 Ý kiến kiểm tốn dạng chấp nhận tồn phần
 Ý kiến kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần

Nhìn chung, qua q trình nghiên cứu, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra những quy

định mang tính hướng dẫn giúp kiểm tốn viên trong q trình hình thành ý kiến kiểm
tốn và lập báo cáo kiểm tốn báo cáo tài chính có sự tương đồng với quy định của
quốc tế, nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhưng sau đó, cùng


13

với sự phát triển của thị trường, yêu cầu về tính minh bạch của thơng tin ngày càng
cao, do đó báo cáo kiểm tốn cũng phải thay đổi để có thể đáp ứng điều này một cách
tốt hơn, ISA 700 đã có thay đổi, VSA 700 chưa có sự thay đổi tương ứng nên đến thời
điểm hiện tại thì vẫn cịn có sự khác biệt cần nghiên cứu thêm.

2.2. Khác nhau
2.2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng chuẩn mực
Về mục đích, hai chuẩn mực này đều thực sự giúp bản báo cáo rõ ràng và theo
sát các chuẩn mực kế toán áp dụng, để đảm bảo sự thống nhất, hạn chế tối đa các ngộ
nhận có thể xảy ra khi đọc báo cáo kiểm toán, cũng như quy định và hướng dẫn các
nguyên tắc, thủ tục cơ bản.
Tuy nhiên, mục đich của ISA 700 đề cập chi tiết hơn về trách nhiệm của kiểm
toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm tốn về bảo cáo tài chính, điều này như muốn nhấn
mạnh đến ý thức và đạo đức của kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán nhằm giúp báo
cáo kiểm tốn có sự nhận xét độc lập, trung thực và đáng tin cậy, còn với VSA 700 chỉ
đề cập đến là quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên
Sự khác biệt này là do hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa thật sự đồng bộ;
quản lý kế tốn và quản lý tài chính chưa được tách bạch rõ ràng do đặc thù của từng
loại hình doanh nghiệp, nên các qui định có thể hiểu hoặc diễn giải theo những cách
khác nhau bởi các chủ thể khác nhau.
Nếu vấn đề liên quan đến qui định đó có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính thì có thể dẫn đến việc một báo cáo tài chính có thể có các ý kiến kiểm tốn
khác nhau nếu được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn khác nhau.

Như vậy, phạm vi và mục địch của hai chuẩn mực này tuy có một số điểm khác
nhau nhưng nội dung chính yếu vẫn tương đồng. Những khác nhau nêu trên chủ yếu là
do đặc điểm phát triển cũng như điều kiện pháp lý, nhằm làm chuẩn mực thêm gần gũi
và phù hợp với thực trạng của Việt Nam hiện nay.


14

2.2.2. Kết cấu và nội dung của báo cáo kiểm toán
Về phần các yếu tố cơ bản trong Báo cáo kiểm toản (Basic elements of
auditor's report), 2 chuẩn mực VSA 700 và ISA 700 có sự diễn giải tương tự nhau, tuy
nhiên chúng vẫn có một số sự khác biệt như sau:
STT

VSA 700

ISA 700

1

Số hiệu và tiêu để báo cáo kiểm toán Số hiệu và tiêu để báo cáo kiểm toán

2

Người nhận báo cáo kiếm toán

Người nhận báo cáo kiếm toán

3


Mở đầu của báo cáo kiểm toán

Ý kiến của kiểm toán viên

4

Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Cơ sở của ý kiến kiểm tốn

đối với báo cáo tài chính
5

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Giả định hoạt động liên tục

6

Ý kiến của kiểm toán viên

Các vấn để trọng yêu của cuộc kiểm
toán

7

Các trách nhiệm báo cáo khác

Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối
với báo cáo tài chính


8

Chữ ký của kiểm tốn viên

Trách nhiệm của kiểm toán viên

9

Ngày lập báo cáo kiểm toán

Các trách nhiệm báo cáo khác

10

Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm Tên của Giám đốc phụ trách kiểm toán
toán

11

Chữ ký của kiểm toán viên

12

Ngày lập báo cáo kiểm toán

Bảng 1: Đối chiếu kết cấu báo cáo kiểm toán giữa chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 700 và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 700 (đã sửa đổi)

Như vậy, về kết cấu báo cáo có sự khác biệt rõ ràng ở vị trí thứ 3, theo VSA

700 là đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán, nhưng theo ISA 700 là phần ý kiến kiểm


15

toán, tiếp theo là đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán. ISA 700 đã nhấn mạnh đến phần ý
kiến kiểm tốn và nó đã được đưa lên trên thay vì để ở đoạn gần cuối như VSA 700.
 Về nội dung:
Theo Bảng 1, nội dung của VSA 700 và ISA 700 cơ bản giống nhau, tuy nhiên,
ISA 700 có thêm 2 nội dung lớn quan trọng. Một là có trình bày thêm về Giả định hoạt
động liên tục; và hai là đối với khách hàng kiểm tốn là cơng ty niêm yết, báo cáo
kiểm tốn phải có thêm tên của giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán và các vấn đề
trọng yếu của cuộc kiểm toán.
Giả định hoạt động liên tục: ISA 700 yêu cầu thực hiện theo ISA 570 (sửa đổi)
như sau: Nếu báo cáo tài chính đã được lập theo giả định hoạt động liên tục nhưng xét
đoán của kiểm toán viên, việc Ban giám đốc sử dụng giả định hoạt động trong việc lập
và trình bày báo cáo tài chính khơng phù hợp, kiểm tốn viên phải nêu ý kiến kiểm
toán trái ngược. Nếu giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài
chính là phù hợp nhưng vẫn cịn tồn tại sự không chắc chắn trọng yếu và Ban giám
đốc đã thuyết minh các yếu tố không chắc chắn này trong báo cáo tài chính, kiểm tốn
viên đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần, nhưng phải có đoạn trình bày riêng về“Sự
không chắc chắn trọng yếu về hoạt động liên tục” và lưu ý người đọc đến thuyết minh
trình bày về các yếu tố gây nên sự không chắc chắn trọng yếu, đồng thời trình bày các
sự kiện hay tình huống, cho thấy sự tồn tại của các yếu tố khơng chắc chắn trọng yếu
và có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được
kiểm toán.
Các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán: ISA 700 yêu cầu thực hiện theo ISA
701. Theo ISA 701, các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán là “các vấn đề mà, theo
xét đốn chun mơn của kiểm tốn viên có vai trị quan trọng đối với cuộc kiểm tốn
báo cáo tài chính cho năm hiện tại. Các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán được lựa

chọn là một trong những vấn đề đã được trao đổi với Ban quản trị”. Như vậy, kiểm
toán viên phải xác định, từ các vấn đề đã trao đổi với Ban quản trị, những vấn đề mà
kiểm toán viên cần lưu ý quan trọng khi thực hiện cuộc kiểm toán. Kết quả, trong báo
cáo kiểm toán của cơng ty niêm yết phải trình bày đoạn “các vấn đề trọng yếu của
cuộc kiểm tốn” (nếu có). Nội dung trình bày trong báo cáo kiểm tốn phải bao gồm


16

tham chiếu đến (các) thuyết minh liên quan, nếu có, trong báo cáo tài chính; và đồng
thời đề cập đến lý do tại sao vấn đề được coi là quan trọng nhất trong cuộc kiểm tốn
và do đó được xác định là một vấn đề kiểm toán trọng yếu, cách đánh giá vấn đề trong
cuộc kiểm toán.
2.3. Ý kiến kiểm tốn quan trọng (key audit matter)- ISA 701 (Trình bày về các
vấn đề quan trọng của cuộc kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán)
Vào tháng 1 năm 2015, Hội đồng Chuẩn mực Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế
(IAASB) đã ban hành các chuẩn mực báo cáo kiểm toán viên mới và sửa đổi, yêu cầu
các kiểm toán viên cung cấp các báo cáo minh bạch và đầy đủ thông tin hơn về các
cơng ty mà họ kiểm tốn. Các chuẩn mực này đã được ban hành để đáp ứng nhu cầu
của những người sử dụng báo cáo tài chính, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, về
thơng tin phù hợp hơn về các cuộc kiểm tốn.
Mục đích của các chuẩn mực này là tạo ra các báo cáo của kiểm tốn viên
nhằm nâng cao lịng tin của cơng chúng đối với cả q trình kiểm tốn và báo cáo tài
chính của các cơng ty. IAASB cũng tin rằng việc tăng cường báo cáo của kiểm toán
viên sẽ cải thiện thơng tin liên lạc giữa kiểm tốn viên và nhà đầu tư, cũng như giữa
kiểm toán viên và những người chịu trách nhiệm quản trị. Chuẩn mực kiểm toán ISA
số 701 cũng ra đời từ đây.
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 701 đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm của
kiểm tốn viên trong việc trao đổi và trình bày các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm
toán trong báo cáo kiểm tốn. Chuẩn mực này có hiệu lực đối với các cuộc kiểm tốn

báo cáo tài chính cho các kỳ kết thúc vào hoặc sau ngày 15 tháng 12 năm 2016. Chuẩn
mực này được áp dụng cho kiểm tốn báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết. Mục
tiêu của IAS 701 là để cho kiểm toán viên:


Xác định vấn đề nào được xem là KAM, và



Trình bày các vấn đề này trong Báo cáo kiểm toán.


17

Theo đó, các vấn đề trọng yếu của một cuộc kiểm toán (hay KAM) được định
nghĩa là “các vấn đề mà, theo xét đốn chun mơn của kiểm tốn viên, là có vai trị
quan trọng đối với cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính cho năm hiện tại. KAM được lựa
chọn là một trong những vấn đề đã được trao đổi với ban quản trị”.
a/ Xác định KAM:
Có rất nhiều vấn đề mà kiểm toán viên cần phải cân nhắc hoặc được yêu cầu
phải trao đổi với Ban quản trị của khách hàng. Kiểm toán viên cần phải đánh giá xem
những vấn đề nào trong số đó là quan trọng nhất và cần được trình bày trong báo cáo
kiểm tốn. Có 3 vấn đề mà ISA u cầu kiểm tốn viên phải chú ý khi xác định KAM:


Các khía cạnh được xem xét là có rủi ro cao sẽ xảy ra sai sót trọng yếu

hoặc được xem là rủi ro đáng kể,



Xét đoán trọng yếu của kiểm toán viên liên quan đến các khía cạnh của

báo cáo tài chính có liên quan đến xét đoán của ban giám đốc, bao gồm các ước tính
kế tốn được xác định là có mức độ không chắc chắn cao,


Các sự kiện hay giao dịch trọng yếu đã xảy ra trong kỳ có ảnh hưởng

đến cuộc kiểm tốn.
b/ Trình bày KAM:
Đoạn mơ tả về KAM trên báo cáo kiểm toán phải bao gồm việc tham chiếu đến
các thuyết minh liên quan, nếu có, trong báo cáo tài chính và sẽ phải đề cập đến:


Lý do vấn đề đó được xem là một trong những điểm quan trọng nhất

của cuộc kiểm tốn và do đó được xem là KAM, và

tốn.

Vấn đề đó đã được xem xét và đánh giá như thế nào trong cuộc kiểm


18

2.4. Thực trạng
Kiểm tốn báo cáo tài chính đã trở nên quen thuộc và được biết đến rộng rãi
hơn ở Việt Nam trong những năm gần đây khi nhiều người tham gia đầu tư chứng
khốn, nghiên cứu tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Đối
tượng được các nhà đầu tư quan tâm không chỉ là thơng tin trên báo cáo tài chính mà

cịn là những vấn đề được trình bày trong báo cáo của kiểm toán viên (sau đây gọi là
“báo cáo kiểm toán”). Đối với thị trường thế giới, điều này khơng cịn là điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, u cầu về tính minh bạch của thơng
tin ngày càng cao, do đó báo cáo kiểm tốn cũng phải thay đổi để có thể đáp ứng điều
này một cách tốt hơn. Do vậy, trong những năm qua, Hội đồng Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế IAASB đã ban hành một loạt chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) để sửa đổi
và bổ sung cho các phiên bản cũ đã khơng cịn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người sử dụng báo cáo tài chính cũng như báo cáo kiểm tốn. Trong đó bổ sung
một chuẩn mực mới ISA 701 do nhận thấy tầm quan trọng của “ý kiến kiểm tốn quan
trọng” trên báo cáo tài chính
Tuy vậy tại Việt Nam vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng về vấn đề “ý kiến kiểm tốn
quan trọng" này. Thơng thường trên báo cáo tài chính chấp nhận tồn phần sẽ có dạng
như sau:

“BÁO CÁO CỦA KIỂM TỐN VIÊN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Ban giám đốc (Giám đốc/Tổng giám đốc) của Cơng ty ABC
Chúng tơi đã kiểm tốn bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X cùng với báo
cáo kết quả kinh doanh, cáo cáo lưu chuyển tiền tệ và các ghi chú báo cáo tài chính
kèm theo cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Cơng ty ABC. Báo cáo tài chính
kèm theo khơng nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và
tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận
chung tại các nước khác ngoài Việt Nam.
Trách nhiệm của Ban giám đốc đối với báo cáo tài chính


19

Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày hợp lý các báo
cáo tài chính này theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, và mỗi thủ
tục kiểm soát nội bộ được thiết lập là cần thiết cho việc đảm bảo báo cáo tài chính

được lập là khơng có sai phạm trọng yếu, bao gồm sai sót hay gian lận.
Trách nhiệm của kiểm tốn viên
Trách nhiệm của chúng tơi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính căn cứ
vào cuộc kiểm tốn. Chúng tơi đã thực hiện cơng việc kiểm toán theo các chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận). Các
chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, và
lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm tốn để có sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài
chính khơng cịn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Cơng việc kiểm tốn báo cáo tài
chính khơng nhằm nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, khả năng đầu tư vào đơn vị
là tốt hay khơng và đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không.
Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng
cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính. Các thủ tục được chọn lựa tùy
thuộc vào sự phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro
trọng yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh
giá rủi ro, chúng tôi xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc
lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng khơng
nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Chúng tơi cũng tiến hành đánh giá sự thích hợp của các chính sách kế tốn sử dụng
và sự hợp lý của các ước tính kế tốn của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng
quát các báo cáo tài chính.
Chúng tơi cho rằng cơng việc kiểm tốn của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở
hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.
Ý kiến của kiểm tốn viên
Theo ý kiến của chúng tơi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/X,
cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết


20


thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
và các quy định pháp lý có liên quan.
Vấn đề cần nhấn mạnh
Như đã trính bày tại XX chúng tơi xin lưu ý người đọc báo cáo tài chính hợp
nhất đến vấn đề về... Cụ thể theo báo cáo tài chính tại ngày 31/12/X....
Ý kiến kiểm tốn của chúng tơi khơng liên quan đến vấn đề này”

Trên báo cáo tài chính quốc tế sẽ có thêm phần mục:
“Các vấn đề quan trọng của cuộc kiểm toán
Các vấn đề quan trọng của cuộc kiểm tốn là các vấn đề, theo xét đốn chun
mơn của kiểm tốn viên, có vai trị tối quan trọng đối với cuộc kiểm tốn báo cáo tài
chính cho năm hiện tại. Các vấn đề này được tiếp cận trong bối cảnh của cuộc kiểm
tốn báo cáo tài chính một cách tổng thể, đồng thời trong việc hình thành ý kiến kiểm
tốn trên đó, và chúng tơi khơng đưa ra ý kiến riêng cho các vấn đề này. Ngoài vấn đề
được trình bày trong đoạn “Sự khơng chắc chắn trọng yếu về giả định hoạt động liên
tục”, chúng tôi đã xác định các vấn đề được mô tả dưới đây là các vấn đề quan trọng
cần được trình bày trong báo cáo của chúng tôi.
[Mô tả các KAM]”

Việc công bố các KAM đã tạo ra trọng tâm mới cho các cuộc thảo luận giữa
kiểm toán viên và ủy ban kiểm toán. Lần đầu tiên, có sự minh bạch trong các vấn đề
kiểm toán quan trọng nhất đã được thảo luận giữa đối tác kiểm tốn và ủy ban kiểm
tốn. Do đó, phản hồi từ các thành viên ủy ban kiểm toán cho thấy việc công bố KAM
đã dẫn đến những cải thiện trong quản trị công ty.


21

Theo đó, KAMs chỉ đơn thuần phản ánh những gì đáng lẽ đã có ở các cơng ty
tốt nhất. Do đó, KAM có thể có tác động tích cực đến các cơng ty nơi quản trị có thể

được cải thiện.
Q trình báo cáo kết quả đầu ra từ báo cáo của kiểm toán viên cho ủy ban
kiểm toán dường như đã có tác động tích cực đến chất lượng kiểm tốn. Cho đến nay,
khơng có bằng chứng nào về việc KAM đang được sử dụng một cách phòng thủ để
giảm trách nhiệm của kiểm toán viên. Trong một cuộc họp của ACCA về vấn đề này,
đa số các kiểm toán viên tham gia cho rằng KAM sẽ có tác động tích cực đến chất
lượng của báo cáo kiểm tốn. Ngồi việc giúp kiểm tốn viên tập trung thích hợp vào
các vấn đề là KAM, nó cũng có thể khuyến khích kiểm tốn viên - một cách thích hợp
- làm ít công việc hơn vào các vấn đề nhỏ hơn không phải là KAM. Điều này có thể
cho phép kiểm tốn viên dành nhiều thời gian hơn cho các vấn đề lớn hơn.
Có bằng chứng (trong ACCA et al. 2017) cho thấy việc báo cáo của kiểm toán
viên liên quan đến một phần của báo cáo tài chính, trong một số trường hợp, đã khiến
các công ty bổ sung phần thuyết minh trong báo cáo tài chính được thực hiện trong
các năm trước. Bằng cách này, KAM đã thúc đẩy báo cáo tài chính tốt hơn.
Theo thống kế trong năm đầu tiên triển khai tại Vương quốc Anh, hầu hết các
báo cáo kiểm tốn đều bao gồm rủi ro có sai sót do gian lận trong việc ghi nhận doanh
thu dưới dạng KAM. Đánh giá năm đầu tiên của FRC là rất quan trọng, lưu ý rằng
việc có những KAM chung chung thay vì cụ thể là vơ ích và việc tiết lộ như vậy
không tuân thủ yêu cầu đối với KAM là 'có ý nghĩa nhất ... trong giai đoạn hiện tại'.
Do đó, việc tiết lộ gian lận trong ghi nhận doanh thu dưới dạng KAM đã giảm đáng kể
trong năm thứ hai và những năm tiếp theo ở Anh.
Trích báo cáo thường niên Olympia Capital Holdings Limited 2017:
“A concentration risk exists as 62% of Group profit is from KFT and 77% of
the consolidated profits are from 2 component audited subsidiaries. There is a risk
that the component auditor may not detect misstatements in the financial information.


22

How our audit addressed the key audit matter: We reviewed the account

balances, classes of transactions and disclosures affected by the likely significant
risks and requested the subsidiary’s component auditor to perform an audit of only
those account balances, classes of transactions and disclosures that are likely to have
a significant risk of material misstatement of the group financial statements. Among
other balances we identified inventory as a balance (Kshs. 182 million) that can have
a significant risk of inventory obsolescence. To check on potentially obsolete
inventory, we requested the component auditor to perform specified audit procedures
on the valuation of inventory at KFT that holds a large volume.”
Tạm dịch:
“Rủi ro tập trung tồn tại do 62% lợi nhuận của Tập đoàn là từ KFT và 77% lợi
nhuận hợp nhất là từ 2 công ty con thành phần đã được kiểm tốn. Có rủi ro rằng
kiểm tốn viên đơn vị thành viên có thể khơng phát hiện ra các sai sót trong thơng tin
tài chính.
Cách thức kiểm tốn của chúng tơi giải quyết vấn đề kiểm tốn trọng yếu:
Chúng tôi đã xem xét các số dư tài khoản, các nhóm giao dịch và thuyết minh bị ảnh
hưởng bởi các rủi ro đáng kể có thể xảy ra và u cầu kiểm tốn viên đơn vị thành
viên của cơng ty con chỉ thực hiện kiểm toán các số dư tài khoản, các nhóm giao dịch
và thuyết minh có khả năng xảy ra. có rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài
chính tập đồn. Chúng tơi hài lòng rằng tất cả các hạng mục được bao gồm trong
'hạng mục đặc biệt và thiết bị đo lường' không có dấu hiệu cho thấy sự thiên lệch
quản lý trong phân loại và rằng nếu có liên quan, việc phân loại đã phù hợp với thông
lệ trước đây. Các vấn đề kiểm tốn chính: mở khóa bí mật của cuộc kiểm tốn | Trong
số các số dư khác, chúng tơi xác định hàng tồn kho là số dư (182 triệu Kshs) có thể có
rủi ro đáng kể về việc hàng tồn kho lỗi thời. Để kiểm tra hàng tồn kho có khả năng lỗi
thời, chúng tơi đã u cầu kiểm toán viên thành phần thực hiện các thủ tục kiểm toán
cụ thể về việc xác định giá trị hàng tồn kho tại KFT có khối lượng lớn.”


23


Ở đây kiểm tốn viên tập đồn đã xác định KAM là tồn tại của sự tập trung cao
lợi nhuận của tập đồn trong một thành phần. Do đó, có rủi ro lớn hơn mà kiểm toán
viên đơn vị thành viên có thể đã khơng phát hiện ra các sai sót. Để đáp lại, kiểm tốn
viên tập đồn đã ban hành hướng dẫn cụ thể cho kiểm toán viên đơn vị thành viên và
thực hiện các thủ tục bổ sung một cách tập trung.
Nhìn chung KAM có một số lợi ích đối với báo cáo tài chính như sau:
 KAM khuyến khích các cuộc trao đổi tốt hơn giữa đánh giá viên và những
người chịu trách nhiệm quản trị; điều này lại góp phần vào việc quản trị tốt hơn
 KAM giúp đánh giá viên tập trung vào các lĩnh vực của cuộc đánh giá địi hỏi
sự xét đốn cẩn thận nhất; điều này lại góp phần nâng cao chất lượng kiểm tốn
 KAMs khuyến khích người chuẩn bị xem lại báo cáo tài chính và thuyết minh
trong các lĩnh vực liên quan đến các KAM đó. Điều này dẫn đến báo cáo tài
chính tốt hơn.
Về vấn để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính, sau khi khảo
sát và tập hợp ý kiến kiểm tốn trên báo cáo tài chính của 50 cơng ty khác nhau trên
chuyên trang dữ liệu tài chính của Kreston (VN), người viết thu được kết quả các ý
kiến kiểm tốn có trên báo cáo tài chính như sau:


Số

kiến

lượng khơng phải chấp nhận

trên

Vấn đề dẫn đến ý kiến Công ty kiểm tốn
tồn phần


báo
cáo
kiểm
tốn
Ý
kiến
chấp

25/50



Cơng ty TNHH Kiểm tốn Vaco



Cơng ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC


×