Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viêt tắt

Nội dung

PPDH

Phương Pháp Dạy Học

THCS

Trung Học Cơ Sở

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

SGK

Sách giáo khoa

1


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng 2018
của bậc THCS nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới tồn diện mà Đảng,
nhà nước và ngành giáo dục đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay, một việc quan
trọng và vô cùng cấp thiết trước tiên được đặt ra cho đội ngũ thầy cô giáo là phải
đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm
chất năng lực học sinh. Với chủ trương trên đối với môn Ngữ văn cấp THCS
yêu cầu đặt ra là học sinh phải có năng lực phân biệt được các loại văn bản văn
học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường
minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự,
miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc,
logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch
lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù
hợp. Cũng theo đó kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn chủ yếu là hình thức tự luận.
Nghĩa là khả năng viết, khả năng thực hành sử dụng tiếng Việt phải được sử
dụng triệt để ở mức độ cao nhất. Do vậy, việc dạy cách viết văn cho học sinh
ngay từ các lớp dưới là điều vô cùng cần thiết. Đứng trước một đề bài các em
thường ngồi viết ngay và ngồi chờ hết giờ vì khơng biết phải mở bài như thế
nào? Lấy cái gì để viết thân bài? Có em khá hơn chút thì viết xong nhưng các ý
2


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
triển khai sắp xếp lộn xộn, khơng logic và cịn nhầm sang kiểu bài khác. Từ thực
tế đó, trước khi vào năm học mới năm học 2020-2021 tôi luôn băn khoăn và trăn
trở tìm những giải pháp tốt nhất giúp các em viết văn, đặc biệt là thể loại văn
biểu cảm – một thể loại khá khó. Tơi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và thể

nghiệm phương pháp dạy cách viết văn nhiều năm và thực hiện đổi mới phương
pháp dạy cách viết văn cho đối tượng học sinh đại trà góp phần nâng cao chất
lượng của mơn học. Trong phạm vi của đề tài tôi tập trung giải quyết các vấn đề,
yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Trò phải hứng thú, say mê viết văn mà khơng sợ khó, khơng lệ
thuộc quá nhiều vào bài văn mẫu. Thầy phải phát huy được tính tích cực, say mê
học tập ở trị, đem đến niềm vui, sự tự tin cho các em nhất là đối tượng học sinh
học lực trung bình, yếu.
- Thứ hai: Hướng dẫn các em thật cụ thể, tỉ mỉ, dễ hiểu, nhớ lâu các bước
làm bài văn biểu cảm; cách tìm ý; cách phát triển ý; cách viết đoạn; cách diễn
đạt; cách chuyển ý, chuyển đoạn; cách đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn
biểu cảm.
- Thứ ba: Tạo không gian, điều kiện tốt nhất để các em được thực hành, được
vận dụng thường xuyên.

3


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên phát huy năng lực chun mơn.
- Có sự hợp tác, giúp đỡ, tương tác của các đồng nghiệp và tổ chun mơn
- Đa số các em học sinh có ý thức tự học, u thích mơn học, thích khám phá
và tìm hiểu kiến thức, tri thức mới.
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, phụ huynh có điều kiện đầu tư
cho con em ăn học . Có thể giúp giáo viên và học sinh thực hiện việc dạy tốt,

học tốt.
b. Khó khăn
- Học sinh cịn yếu, kém trong năng lực viết văn. Lúng túng và khơng có sự
học hỏi.
- Học sinh khơng có nhiều tiết thực hành kĩ năng viết văn.
- Nhiều học sinh học kém nên ngại viết, sợ viết. Hầu hết học sinh yếu kém
rất sợ mơn văn.
- Các em chưa có sự quan tâm thường xuyên từ gia đình, vì hầu hết bố mẹ
đều đi làm, học sinh tự chủ việc học của mình nên không đảm bảo.
- Năm học 2020-2021 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi
đảm nhận đứng lớp 7C và 7E. Sau một thời gian giảng dạy và có làm khảo
sát với tất cả các học sinh của hai lớp trên đã cho kết quả như sau:
Số

i
Bài khảo 75

Giỏi
8-10
SL
TL
5

%
6,7%

Khá
6,5-7,9
SL
TL %

20

TB
5-6,4
SL
TL%

26,7% 25
4

33,3

Yếu, Kém
0-4,9
SL
TL%
25

33,3%


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
sát trước
khi
áp
%
dụng BP

2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy

Trước kết quả như trên, nhận thấy cả 2 lớp đại trà này tỉ lệ học sinh trung
bình và yếu chiếm tỉ lệ khá cao. Một vấn đề cấp thiết đặt ra cho bản thân tơi là
làm sao có thể thay đổi cách nghĩ và cách học để vận dụng vào bài tốt hơn đối
với các học sinh trung bình, yếu. Được sự tư vấn của các bạn đồng nghiệp cùng
chuyên mơn, tơi đã nghiên cứu, tìm tịi từng biện pháp để áp dụng vào các đối
tượng học sinh đại trà và mạnh dạn đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng làm bài
văn biểu cảm về sự vật và con người cho học sinh lớp 7 qua các biện pháp
sau:
a. Biện pháp 1: Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn .
*Mục đích của biện pháp :
- Khơi nguồn cảm xúc nảy sinh cho đối tượng biểu cảm.
- Học sinh xác định được những chi tiết tiêu biểu của đối tượng biểu cảm.
- Thể hiện những hiểu biết về đối tượng biểu cảm.
*Biện pháp cũ : Giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý
theo câu từ mà đề ra.
a1. Tìm ý
- Tìm ý dựa vào đặc điểm của đề bài:
Có hai dạng: Đề mang tính chất cụ thể hóa đối tượng biểu cảm và đề mang
nội dung chung. Cách tìm ý này áp dụng cho các đề mang tính chất cụ thể. Khi
gặp dạng đề như vậy chỉ cần dựa vào đặc điểm của đối tượng biểu cảm đưa ra
trong đề bài mà tìm ý.
- Tìm ý dựa vào thời gian:

5


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Cách tìm ý này áp dụng cho các đề bài có tính chất chung, chỉ nêu ra đối
tượng biểu cảm chứ khơng nêu ra các khía cạnh cụ thể như ở trên. Đặc biệt là

loại đề bài biểu cảm về cây cối, phong cảnh thiên nhiên, ta tìm ý bằng cách đặt
cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên đó vào các mùa trong năm vì mỗi mùa
xn, hạ, thu, đơng những đối tượng trên có vẻ đẹp riêng, đặc trưng riêng các
em sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình
-Tìm ý dựa vào đặc điểm của đối tượng biểu cảm.
Cách tìm ý này áp dụng cho đề bài mà đối tượng biểu cảm là con người hoặc
con vật. Gặp dạng đề này ta tìm ý bằng cách chỉ ra các đặc điểm của đối tượng
biểu cảm: Đặc điểm về ngoại hình, đặc điểm về tính cách, đặc điểm về hoạt
động (việc làm). Mỗi đặc điểm ấy là một ý và mỗi ý đó triển khai thành một
đoạn văn
a2. Lập dàn bài :
Muốn lập được dàn bài một bài văn học sinh cần dựa vào hai cơ sở:
+ Bố cục của bài văn biểu cảm.
+ Phần tìm ý đã làm ở trên.
Khi học sinh biết cách tìm ý và thuộc lịng bố cục chung bài văn biểu cảm,
tôi đưa về dạng “mơ hình” dàn bài cho các dạng đề văn biểu cảm như sau”
Dạng bài biểu cảm về sự vật (cây cối, phong cảnh thiên nhiên)
Mở bài:
- Giới thiệu chung về sự vật.
- Lí do em yêu thích sự vật.
Thân bài:
-Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của sự vật.
- Biểu cảm về tác dụng, ý nghĩa của sự vật…
- Biểu cảm về kỉ niệm với đối tượng.
6


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Kết bài:

- Khẳng định lại tình cảm của em về sự vật ấy.
- Ý nghĩa của sự vật trong cuộc sống của con người.

Mơ hình dạng bài biểu cảm về con người
Mở bài:
- Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm(người thân, bạn bè,thầy
cơ giáo…) .
- Lí do em u thích đối tượng biểu cảm ấy.
Thân bài:
- Cảm xúc của em về ngoại hình của đối tượng biểu cảm
- Cảm xúc của em về tính nết của đối tượng biểu cảm
- Cảm xúc của em về việc làm( hoạt động) của đối tượng biểu cảm
.
Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của em về đối tượng biểu cảm.
- Vị trí tình cảm của người, ý nghĩa của đối tượng biểu cảm đối với
em.

b. Biện pháp 2: Hướng dẫn viết bài văn hồn chỉnh.
*Mục đích của biện pháp:
Hướng dẫn học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh trên cơ sở dàn bài đã xây
dựng.
*Biện pháp cũ: Tiến hành viết bài ngay sau khi lập dàn ý.

7


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
*Biện pháp mới: Giáo viên chỉ rõ các yếu tố cụ thể trong cấu trúc mơ hình của

các phần mở bài, thân bài, kết bài để tất cả các đối tượng học sinh đều biết viết
bài.
b1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết mở bài :
- Mơ hình mở bài trực tiếp:
Là cách mở bài giới thiệu thẳng với người đọc cảm nghĩ về đối tượng biểu
cảm. Nội dung phần mở bài cần đảm bảo ba yếu tố: Nêu cảm nghĩ về sự vật +
Thời gian + Địa điểm. Ta sẽ có mơ hình sau:
Mơ hình mở bài trực tiếp:
Nêu cảm nghĩ về sự vật, con người………Ở đâu…………Lúc nào………..
1

2

3

Chú ý:
- Ở đâu: Ở vườn nhà em, ở công viên, ở đầu làng, ở giữa sân trường em…..
- Lúc nào: Đã lâu lắm rồi, đã hơn mười năm, đã mấy chục năm, vào dịp phát động
tết trồng cây……..
- Với ba số 1,2, 3 học sinh có thể tự viết 6 kiểu mở bài trực tiếp: 123- 132-231213- 321- 312
- Mở bài gián tiếp:
Là cách mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách đưa
ra một câu thơ, một câu nói, một âm thanh, một lời đối thoại… sau đó mới dẫn
dắt vào đề. Cách này làm cho mở bài hay hơn hấp dẫn và gây hứng thú cho
người đọc.
Mơ hình mở bài gián tiếp
1. Gợi mở vào đề : Bằng cách đưa ra một câu thơ( một câu hát, câu ca dao,
tục ngữ), một câu nói, một âm thanh, một lời đối thoại…
8



SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
2. Nêu cảm nghĩ về sự vật, con người :
Cảm xúc về sự vật, con người +Ở đâu …+Lúc nào…
1
2
3
Khi viết mở bài gián tiếp thì phần giới thiệu chỉ cần thơng tin số 1, cịn thơng
tin số 2 và 3 có hay khơng cũng được. Chú ý cách dẫn dắt để kết nối giữa phần
gợi mở với phần giới thiệu cảm xúc chung và đối tượng biểu cảm.
b2. Bước 2: Hướng dẫn viết phần thân bài.
Phần thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ triển khai, phát triển ý chính đã
được ghi trong dàn bài đã lập. Đề bài là chủ đề lớn, mỗi ý là một chủ đề nhỏ, vì
thế mỗi ý sẽ triển khai thành một đoạn văn. Do vậy khi viết bài yêu cầu học sinh
bám sát vào từng ý trong dàn bài đã lập ở trên.
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng khâu, từng cơng đoạn trong quy
trình viết một đoạn văn. Đây là điều kiện tốt nhất để học sinh trung bình, yếu có
thể tự mình viết được một đoạn văn mà không cần sử dụng văn mẫu. Hướng dẫn
học sinh đại trà viết các đoạn văn trong phần thân bài tôi chú trọng và các bước
sau:
-

Hướng dẫn viết câu chủ đề của đoạn.
Câu chủ đề là câu mang nội dung chính của cả đoạn văn. Nó bao hàm nội

dung của các câu khác trong đoạn. Việc xác định chủ đề cho đoạn văn khơng
khó vì đã có mơ hình, căn cứ vào đó có thể nhận ra ngay chủ đề của đoạn văn
mình đang viết là gì. Hướng đẫn học sinh viết câu chủ đề cho đoạn văn biểu cảm
theo mơ hình sau:

Mơ hình câu chủ đề trong đoạn văn biểu cảm:
Từ ngữ gọi tên cảm xúc +

Đối tượng biểu cảm và thời gian nó xuất hiện.
(Đối tượng biểu cảm và đặc điểm của đối tượng)

Lưu ý: Có từ ngữ gọi tên những cảm xúc giúp học sinh phân biệt với văn miêu
9


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
tả.
-

Hướng dẫn tìm đặc điểm của đối tượng biểu cảm đề viết đoạn.

Tôi đặc biệt quan tâm đến công việc này. Trước đây tôi đã áp dụng các bước
làm bài như trong chương trình SGK để dạy cách viết văn nhưng hiệu quả
khơng cao, chỉ có kết quả ở các em học sinh khá trở lên. Còn đối tượng học sinh
trung bình, yếu hầu như khơng có kết quả. Trao đổi, trị chuyện với các em hầu
hết đều có câu trả lời giống nhau: Em đã học thuộc lòng 4 bước làm văn, đã tìm
ý, lập dàn bài nhưng đến bước viết bài em vẫn không viết được, không biết viết
cái gì. Tơi tiếp tục đi sâu tìm hiểu, đặt mình vào vị trí của các em. Nghĩa là tơi
cũng làm văn, cũng viết những bài văn mà mình hướng dẫn các em viết. Cuối
cùng, tôi nhận thấy để các em viết văn biểu cảm một cách đơn giản nhất, dễ nhất
là : Phải tìm “Chất liệu” để viết các đoạn văn và tơi đưa ra cách tìm “Chất liệu”
như sau:
Quan sát rồi liệt kê tất cả các đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của
đối tượng biểu cảm trong thực tế cuộc sống, các hoạt động của con người và bản

thân liên quan đến đối tượng biểu cảm phù hợp với chủ đề của đoạn văn.
-

Hướng dẫn cách diễn đạt đặc điểm của đối tượng biểu cảm thể hiện
cảm xúc, tình cảm.
Với học sinh khá giỏi, khơng cần dùng những từ ngữ gọi tên những tình

cảm, cảm xúc mà người đọc vẫn cảm nhận được cảm xúc dạt dào qua các từ
ngữ, hình ảnh. Nhưng với học sinh trung bình, yếu, nếu khơng hướng dẫn cụ
thể, tỉ mỉ các em không phân biệt được văn miêu tả với văn biểu cảm. Nhiều em
khẳng định: em thấy văn biểu cảm với văn miêu tả giống nhau cô ạ. Do vậy, để
giúp các em biết được cách viết văn biểu cảm khác với văn miêu tả thì giáo viên
phải hướng dẫn cụ thể, chỉ ra được điểm khác biệt. Cách hướng dẫn cụ thể là:
Phải dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán gọi tên những cảm xúc trong
lịng mình
10


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
- Hướng dẫn cách diễn đạt đặc điểm của đối tượng thành lời văn.
Với mỗi một đối tượng biểu cảm, khi diễn đạt thành câu văn tôi yêu cầu học
sinh thực hiện theo mơ hình sau
Mơ hình
Diễn đạt một “đối tượng biểu cảm” phải có kết cấu hai phần:
+Thể hiện cảm xúc.
+Đưa yếu tố miêu tả,tự sự để làm rõ cảm xúc giải thích vì sao mình u, vì sao
mình thích; vì sao mình thấy nhớ, thấy ngon, thấy thích, thấy ngạc nhiên….
b3. Bước 3: Hướng dẫn viết phần kết bài.
Có hai kiểu kết bài: Kết bài đóng ý và kết bài mở rộng. Hướng dẫn học sinh viết

kết bài tôi đưa về dạng mơ hình như sau:
- Kết bài đóng ý: Là phần cuối cùng trong bài văn kết thúc ý chính của cả
bài( cịn được gọi là kết bài khơng mở rộng).
Mơ hình kết bài đóng ý
Nêu suy nghĩ: hiểu….

(1)

Nêu tình cảm, cảm xúc: yêu.., ghét..,tự hào…(2)
Nêu hành động: Cố gắng học tập…,noi gương…(3)
*Lưu ý: Với ba số 1, 2, 3 học sinh có thể viết 6 kiểu kết bài đóng ý: 123,
132, 231, 213, 312, 321 như ở phần mở bài.
- Kết bài mở rộng: Là phần cuối cùng trong bài văn vừa kết thúc ý chính của cả
bài vừa mở ra một hướng mới gợi suy nghĩ cho người đọc. Hướng dẫn học sinh
viết kết bài mở rộng tơi cũng đưa về dạng mơ hình như sau:

11


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Mô hình kết bài mở rộng:
a,

- Nêu suy nghĩ: hiểu….

(1)

- Nêu tình cảm, cảm xúc: yêu.., ghét..,tự hào…(2)
- Nêu hành động: Cố gắng học tập…,noi gương…(3)

( Có thể dùng một hoặc cả ba yếu tố trên)
b, Mở rộng: Nêu một câu hỏi, đưa ra một câu văn….

3.Thực nghiệm sư phạm.
a. Mô tả cách thực hiện.
a1. Biện pháp 1: Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn.
*Tìm ý :
-Tìm ý dựa vào đặc điểm của đề bài:
Ví dụ : Cho đề bài :Cảm xúc của em về bốn mùa của đất nước.
Đề này chỉ ra bốn ý rất rõ ràng:
+ Tình cảm của em với mùa xuân.
+ Tình cảm của em với mùa hạ.
+ Tình cảm của em với mùa thu.
+ Tình cảm của em với mùa đơng.
-Tìm ý dựa vào thời gian:
Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về cây phượng.
Đặt cây phượng vào thời gian bốn mùa ta tìm được các ý sau:
+ Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa xuân.
+ Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa hè.
+ Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa thu.
+ Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa đông.
Một số đối tượng biểu cảm khác ta có thể áp dụng cách tìm ý theo thời gian
một ngày : Sáng, trưa, chiếu, tối. Tương ứng với mỗi thời gian đó là một ý.
-Tìm ý dựa vào đặc điểm của đối tượng biểu cảm.
Ví dụ: Cho đề bài: Cảm nghĩ của em về mẹ.
Dựa vào các đặc điểm trên ta tìm được các ý cho phần thân bài như sau:
12


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho

học sinh lớp 7
+ Cảm xúc của em về ngoại hình của mẹ.
+ Cảm xúc của em về tính nết của mẹ.
+ Cảm xúc của em về việc làm của mẹ.
a2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh viết bài văn hoàn chỉnh.
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết mở bài :
- Mơ hình mở bài trực tiếp
Ví dụ 1: Đề bài: Cảm nghĩ về cây bàng.
Ta có mơ hình sau:
Cây bàng em u quý (1)……..Ở đầu làng em(2)…….Được trồng cách
đây đã gần hai mươi năm nay(3)…..
Bài làm của học sinh

Mở bài 123 :
Cây bàng là một lồi cây cho bóng mát mà em vơ cùng u thích. Cây
bàng này đã được các cụ làng em trồng ở đầu làng, cách đây đã gần hai mươi
năm nay.
13


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Mở bài 213 :
Ở đầu làng em có trồng một lồi cây cho bóng mát mà em vơ cùng u
thích. Đó chính là cây bàng đã được các cụ làng em trồng cách đây đã gần hai
mươi năm
- Mơ hình mở bài gián tiếp
Ví dụ 1 : Đề bài : Cảm nghĩ về mẹ.
+ Mở bài bằng một câu thơ( Câu hát) :
Lịng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dịng

suối hiền ngọt ngào, lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào……Mỗi khi giai
điệu ngọt ngào, êm ái của bài hát Lòng mẹ vang lên trong lịng em lại trào dâng
một tình yêu thương mẹ của em. Một người mẹ mà em vơ cùng u thương và
kính trọng.
+ Mở bài bằng một âm thanh :
Cút…kít….cút ….kít….Âm thanh quen thuộc của chiếc xe đạp vang lên ngồi
cổng. Em trai em cười tít mắt, chạy ra ngay mở cửa. Một bóng hình gần gũi hiện
ra. Đó chính là mẹ em, người mẹ mà em vơ cùng u thương và kính trọng.
+ Mở bài bằng một câu nói :
Nam ơi! Dậy thơi con, ơn lại bài rồi ăn sáng cịn đi học chứ!
Đó là câu nói quen thuộc, ngập tràn tình u thương mà ngày nào tôi cũng
được nghe vào mỗi buổi sáng. Không ai khác đó chính là người mẹ kính u của
tơi đấy.
+ Mở bài bằng một lời đối thoại:
- Ai là người quan trọng nhất với cậu?

14


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
- Đó là người ln bên cạnh u thương chăm sóc mình cả những lúc mạnh
khỏe và những lúc ốm đau. Một người bạn mà cả đời này mình khơng bao giờ
qn được.
- Mình biết rồi, đó là mẹ cậu phải khơng?
- Ừ, đó chính là mẹ của mình, người mà mình ln u thương và kính trọng
nhất.
Bài làm của học sinh

*Bước 2 : Hướng dẫn học sinh viết thân bài

- Hướng dẫn viết câu chủ đề:
Ví dụ: Viết câu chủ đề cho đoạn văn: Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa
xuân
+ Câu chủ đề phải có hai yếu tố: Cảm xúc + Cây phượng trong mùa xuân.
15


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Thật thích thú biết bao / khi ngắm nhìn cây phượng trong mùa xuân.
Cảm xúc

/

đối tượng biểu cảm trong thời gian nó xuất hiện

Thật thích thú biết bao => là phần thể hiện cảm xúc, đây là điểm khác biệt
giữa văn biểu cảm với văn miêu tả.
- Hướng dẫn tìm đặc điểm của đối tượng biểu cảm để viết đoạn:
Ví dụ: Viết đoạn văn cảm xúc của em về mùa thu.
Trong đề bài: Cảm nghĩ của em về bốn mùa của đất nước. Tơi cho cả lớp tìm
chất liệu bằng cách liệt kê những đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của mùa
thu và những hoạt động của con người liên quan đến mùa thu:
+ Trời trong xanh, mát mẻ.
+ Gió heo may.
+ Đồng lúa chín vàng.
+ Lá vàng rụng nhiều.
+ Tết trung thu.
+ Ngày hội khai trường.
Sau đó trình bày những cảm xúc của mình về ngữ liệu nào mà mình ấn

tượng, mình u thích nhất.
Ví dụ : Khi viết đoạn văn: Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa hè
Liệt kê những đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của cây phượng trong
mùa hè và những hoạt động của con người liên quan đến cây phượng trong mùa
hè:
+ Lá phượng xanh thẫm, xòe tán xum xuê.
+ Chim chóc kéo đến.
+ Tiếng ve kêu râm ran.
16


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
+ Nụ hoa trịn, xanh biếc.
+ Hoa phượng nở đỏ chói: (Màu sắc, hương thơm)
+ Trò chơi chọi gà, ép bướm.
+ Hoa phượng nở là lúc mùa thi đến với những lo lắng.
+ Phượng nở là lúc học sinh được nghỉ hè, xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè.
- Hướng dẫn cách diễn đạt đặc điểm của đối tượng biểu cảm thể hiện
cảm xúc, tình cảm.
Ví dụ:
+ Từ ngữ biểu cảm: Yêu nhất…, thương lắm…, nhớ nhất…, thích nhất…,
thú vị lắm…, tôi yêu nhất là…, thương làm sao….., đẹp nhất là.., ngon q…
+ Câu cảm thán: Chao ơi!…,Đẹp q!…,Xem kìa!…, Mới đẹp làm sao!
…,Quên sao được…,Tuyệt làm sao…,Em không thể nào quên….,Em còn nhớ
mãi…
-

Hướng dẫn cách diễn đạt đặc điểm của đối tượng thành lời văn :


Ví dụ:
Khi biểu cảm về : Đôi bàn tay của mẹ, trong đoạn văn Cảm xúc về ngoại hình
của mẹ. Áp dụng mơ hình trên ta diễn đạt như sau:
Thương nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương hàng
ngày đã làm biết bao cơng việc, chăm sóc cho con cái, chăm lo cho gia đình em.
Chú ý: Yếu tố tự sự, miêu tả chỉ là phương tiện để gửi gắm tình cảm. Nhằm
mục đích làm rõ cảm xúc vì sao mình thích, vì sao mình u, vì sao mình thấy
đẹp.
Bài làm của học sinh

17


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7

18


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
* Bước 3: Hướng dẫn viết phần kết bài.
Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về cô giáo em.
Kết bài:
- Nêu suy nghĩ: hiểu tấm lịng của cơ giáo (1)
- Nêu tình cảm: yêu quý cô giáo (2)
- Nêu hành động: cố gắng học tập (3)

19



SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Kết bài 123:
Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một
người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu cô bao nhiêu em càng yêu quý
cô bấy nhiêu và tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để khơng phụ lịng mong mỏi
của cô.
Kết bài 213:
Mỗi lần nhớ đến cô, em càng u q cơ hơn vì em đã hiểu được tấm lòng
nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong. Em tự hứa với mình sẽ
cố gắng học thật giỏi để khơng phụ lịng mong mỏi của cô.
- Kết bài mở rộng: Là phần cuối cùng trong bài văn vừa kết thúc ý chính của cả
bài vừa mở ra một hướng mới gợi suy nghĩ cho người đọc. Hướng dẫn học sinh
viết kết bài mở rộng tôi cũng đưa về dạng mơ hình như sau:
Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về cô giáo em.
Kết bài:
(1) Nêu suy nghĩ:- Hiểu tấm lịng của cơ giáo
- Nêu tình cảm: yêu quý cô giáo
- Nêu hành động: cố gắng học tập
- Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một
người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu cô bao nhiêu em càng yêu quý
cô bấy nhiêu và tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để khơng phụ lịng mong mỏi
của cơ. Khơng biết có bao nhiêu người học trị cảm nhận được điều này như em,
nếu khơng cơ sẽ rất buồn lịng và truyền thống tốt đẹp Tơn sư trọng đạo của dân
tộc Việt Nam ta sẽ ra sao?
(2) Mở rộng: Nêu ra câu hỏi.
- Mở rộng đưa ra một câu thơ: Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm
lòng nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu
20



SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
cô bao nhiêu em càng yêu quý cô bấy nhiêu em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật
giỏi để không phụ lịng mong mỏi của cơ và sẽ u q kính trọng thầy cơ nhiều
hơn. Đúng như câu ca dao xưa đã dạy:
“ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
b. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng biện pháp “Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật,
con người cho học sinh lớp 7” tơi có được những kết quả đáng kể như sau:
- Bản thân tơi có thêm nhiều kĩ năng rèn cho học sinh viết mở bài, thân bài, kết
bài, có thêm nhiều tri thức, kỹ năng thiết kế bài giảng linh hoạt tùy với đối tượng
học sinh.
- Học sinh: Sau khi học xong các biện pháp, nắm được lí thuyết HS làm bài tại
lớp có kết quả đáng khả quan hơn so với trước rất nhiều. Tỉ lệ học sinh giỏi và
học sinh khá tăng lên đáng kể, học sinh trung bình tăng tuy khơng nhiều. Nhưng
tỉ lệ học sinh yếu giảm đáng kể, học sinh đạt điểm khá cao với đề văn biểu cảm.
Kết quả đáng mừng hơn nữa là trong kì thi giữa học kì I, điểm văn của học sinh
có biến chuyển tốt.
c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm.
-

Bản thân tơi sau q trình nghiên cứu báo cáo cũng gặp nhiều khó khăn, nên

sau khi áp dụng tôi cũng đã điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm để phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Đồng thời rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong quá
trình dạy học.
- Xây dựng thêm nhiều tiết học đa dạng phù hợp với từng đối tượng học sinh,

để có được những tiết học đạt hiệu quả cao.
4. Kết luận
Muốn nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là khả năng viết văn biểu cảm cho
đối tượng học sinh đại trà đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp.
21


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
Cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng khâu từng công đoạn trong quá trình tạo lập
văn bản. Đưa ra một công thức chung nhất cho các dạng đề làm văn. Dạy viết
văn cũng đòi hỏi gắn với thực tế, quan sát từ thực tế cuộc sống để đưa vào bài
thì bài văn mới sinh động hấp dẫn. Làm cho các em thấy được niềm sung sướng,
tự hào khi tự mình viết một bài văn mà không cần sử dụng bài văn mẫu. Chỉ khi
nào viết văn trở thành nhu cầu: muốn học, muốn viết thì khi đó chất lượng mơn
học mới được đảm bảo và phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”
mới thực sự có hiệu quả.
5. Kiến nghị , đề xuất
a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn:
- Lượng kiến thức Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở rất nhiều, đa dạng và
phong phú dẫn đến giáo viên chúng ta phải đúc kết thành một hệ thống tri thức,
ngắn gọn, nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo bản chất các vấn đề.
- Với nội dung đề tài này, tôi chỉ đề cập tới một số vấn đề góp phần nâng
cao chất lượng dạy học văn biểu cảm đối tượng là sự vật và con người lớp 7
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự tìm hiểu phát hiện và giải quyết vấn đề
trên cơ sở tự giác mà bản thân tôi đã áp dụng ở trường tôi.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thực hiện chuyên đề theo định hướng phát triển
năng lực học sinh nâng cao chất lượng dạy học.
c. Đối với Phòng Giáo dục, Sở GD&ĐT

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong phạm vi cụm để nâng cao hiệu
quả dạy học.
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong q trình nghiên cứu báo cáo tơi có sử dụng một số sách tham khảo
sau:
22


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1 ( bộ sách hiện hành).
- Sách giáo viên Ngữ Văn 7 tập 1 ( bộ sách hiện hành ).
- Một số các bài văn biểu cảm chọn lọc lớp 7.
PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QỦA CỦA BIỆN PHÁP
Sau khi các em được làm quen với các phương pháp và áp dụng vào đề bài
thực tế các em thấy thích thú và ham học hơn, được làm quen với nhiều các
dạng đề về văn biểu cảm hơn.
Khi áp dụng biện pháp “ Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và
con người cho học sinh lớp 7 ” tại lớp 7C, 7E năm học 2020-2021, tôi nhận
thấy sự thay đổi rõ rệt của học sinh thông qua các bài kiểm tra khảo sát, 45 phút
và 90 phút. Điều đó được minh chứng thông qua bảng hệ thống sau.
Kết quả bài kiểm tra
Bài kiểm Số
tra

45 phút

bài

Trước và


Khá

TB

8-10

6,5-7,9

5-6,4

Trước khi 5

20

25

25

50

áp dụng

26,7%

33,3%

33,3%

66,67%


25

35

10

65

33,3%

46,7%

13,3%

86,66%

Trước khi 6

19

35

15

60

áp dụng

25,3%


46,7%

20%

80%

30

26

9

66

40%

34,7%

12%

88%

sau

khi

áp dụng

6,7%


kém

Trên TB

0-4,9

75
Sau

khi 5

áp dụng

90 phút

Yếu,

Giỏi

75

Sau

6,7%

8%

khi 10


áp dụng

13,3%

- Đối với bài kiểm tra 45 phút: Qua bảng thống kê cho thấy số học sinh có điểm
dưới trung bình trước khi áp dụng rèn kĩ năng viết văn biểu cảm là khá cao(25
học sinh chiếm 33,3%). Sau áp dụng biện pháp rèn kĩ năng viết thì điểm khảo
23


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7
sát của các em tăng hơn. Đặc biệt ở đối tượng điểm dưới trung bình giảm đáng
kể( 10 học sinh cịn 13,3%).
- Đối với bài kiểm tra 90 phút: Tương tự cách so sánh như trên nhận thấy sự
thay đổi rõ rệt điểm giỏi và điểm khá tăng lên. Càng được rèn rũa nhiều thì năng
lực cảm thụ văn biểu cảm của các em càng đạt kết quả cao hơn.
Bài làm của học sinh:

24


SKKN: Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con người cho cho
học sinh lớp 7

PHẦN V: CAM KẾT
Trên đây là biện pháp “Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm về sự vật và con
người cho cho học sinh lớp 7” đã áp dụng hiệu quả cho học sinh lớp 7C,7E
Tôi xin cam đoan, biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo
viên THCS dạy giỏi cấp huyện năm học 2021-2022 và chưa được dùng để

duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Xin chân thành cảm ơn!.

Quế Võ, ngày 05 tháng 11 năm 2021
Giáo viên

Nguyễn Thị Nhung

25


×