Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở CÁC BÀ MẸ SAU SINH CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.9 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở CÁC
BÀ MẸ SAU SINH CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ SINH
BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở CÁC
BÀ MẸ SAU SINH CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ SINH
BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐẶNG VĂN CHỨC

Nam Định – 2019




1
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng

i

ii

Danh mục biểu đồ iii
Danh mục hình

iv

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm

4


1.2. Nghiên cứu trầm cảm sau sinh trong nước và trên thế giới 11
1.3.Khung lý thuyết

16

1.4.Vài nét về địa điểm nghiên cứu

17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.3. Thiết kế 18
2.4. Cỡ mẫu 18
2.5. Phương pháp chọn mẫu

18

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

19

2.7. Các biến số theo nội dung nghiên cứu
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá 21

20


18


2
2.9. Phương pháp phân tích số liệu

22

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 22
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số, hạn chế của ngiên cứu

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ trầm cảm

23

3.2. Một số yếu tố liên quan

37

Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm

44

4.2. Một số yếu tố liên quan

53

KẾT LUẬN 56

KHUYẾN NGHỊ 57
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

58

23

22


3


1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TC:

Trầm cảm

TCSS:

Trầm cảm sau sinh

EPDS:

Edinburgh Postnatal Depression Scale
( Thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh)



2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố trẻ sau sinh theo số con sinh lần này
Bảng 3.2. Phân bố trẻ sau sinh theo thứ tự con

31

Bảng 3.3. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo địa dư

34

Bảng 3.4. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo hình thức sinh

31

36

Bảng 3.5. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo tình trạng tuổi thai của con

36

Bảng 3.6. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo thứ tự con 37
Bảng 3.7. Liên quan thay đổi ngoại hình với nguy cơ trầm cảm 37
Bảng 3.8. Liên quan tuổi mẹ với nguy cơ trầm cảm 38
Bảng 3.9. Liên quan học vấn mẹ với nguy cơ trầm cảm

38


Bảng 3.10. Liên quan nghề nghiệp mẹ với nguy cơ trầm cảm

39

Bảng 3.11. Liên quan kinh tế gia đình với nguy cơ trầm cảm

40

Bảng 3.12. Liên quan mẹ uống bia rượu trong khi mang thai với nguy cơ trầm
cảm 40
Bảng 3.13. Liên quan thứ tự con với nguy cơ trầm cảm của mẹ 41
Bảng 3.14. Liên quan giữa sự hài lịng về giới tính con với nguy cơ trầm cảm
41
Bảng 3.15. Liên quan thời gian con nằm viện với nguy cơ trầm cảm của mẹ
42
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ không nhận được cảm thơng, san sẻ từ chồng
và gia đình với nguy cơ trầm cảm
42
Bảng 3.17. Liên quan niềm tin sự chung thủy của chồng với nguy cơ trầm cả
43


3
Bảng 3.18. Liên quan mẹ bị bạo hành với nguy cơ trầm cảm

43


4

DANH MỤC BIỂU Đ

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

23

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn 24
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

25

Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng kinh tế gia đình
26
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư

27

Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo hoàn cảnh sống28
Biểu đồ 3.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự thay đổi ngoại hình
28
Biểu đồ 3.8. Phân bố trẻ sau sinh theo tuổi thai
Biểu đồ 3.9. Phân bố trẻ sau sinh theo giới

29

29

Biểu đồ 3.10. Phân bố trẻ sau sinh theo hình thức sinh

30


Biểu đồ 3.11. Phân bố trẻ sau sinh theo cân nặng khi sinh 30
Biểu đồ 3.12. Phân bố trẻ sau sinh theo thời gian nằm viện

32

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm chung ở bà mẹ sau sinh 32
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo tuổi mẹ 33
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo nghề mẹ

33

Biểu đồ 3.16.. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo hoàn cảnh sống

34

Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo sự thay đổi ngoại hình mẹ 35
Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm theo giới tính của con khi sinh 35


5


6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu 16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trầm cảm sau sinh(TCSS) là một vấn đề sức khỏe đang được
quan tâm trên toàn cầu do tỷ lệ mắc và hậu quả mà nó gây ra. TCSS là một
dạng của bệnh trầm cảm, ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam
giới sau khi đứa con sinh ra. Biểu hiện của TCSS bao gồm: tâm trạng chán
nản, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, tâm thần kích động hoặc thờ ơ, cảm giác tội
lỗi và xấu hổ q mức, khơng có khả năng tập trung, mất tự chủ và có suy
nghĩ tự tử[26].
Hậu quả của TCSS có thể khiến người mẹ khơng quan tâm tới con của
mình, bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại con hoặc tự sát. Bên cạnh
đó,việc trầm cảm kéo dài làm rối loạn hệ thống nội tiết cho cơ thể, có thể
khiến cho người mẹ mất sữa, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ cao về các chứng
bệnh tim mạch và tiêu hóa[4]. Đối với đứa con, hậu quả của TCSS khiến trẻ
có xu hướng có những cảm xúc và hành vi bất thường, chậm phát triển nhận
thức, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, có lịng tự tin thấp, thụ động và
có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngồi ra, TCSS cịn ảnh hưởng xấu tới
hạnh phúc gia đình[4].
Trầm cảm sau sinh đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới và
tỷ lệ bệnh cũng thay đổi theo từng nghiên cứu, phụ thuộc khu vực nghiên cứu,
định nghĩa được sử dụng, thời điểm đánh giá, đặc điểm văn hóa của dân số
nghiên cứu, cỡ mẫu, công cụ nghiên cứu sử dụng để đo trầm cảm, và phương
pháp thống kê, tỉ lệ này dao động từ 4,4% đến 73,7%[26].
Tại Việt Nam, có khoảng 12 triệu người( trên 15% dân số) mắc 10 chứng
rối loạn tâm thần thường gặp như lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, ma túy, mất
trí tuổi già... trong đó có tới 80% người bệnh khơng được chăm sóc và điều trị
đúng cách [2]. TCSS cũng nằm trong số đó.


2
Cùng với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, chúng ta ngày càng phải

đối mặt với nhiều vấn đề và áp lực công việc ngày càng gia tăng trong cuộc
sống. Giai đoạn mang thai và sinh con khiến người phụ nữ gặp nhiều áp lực,
căng thẳng hơn. Bệnh trầm cảm vì thế có xu hướng tăng và phổ biến hơn[4].
Tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng, theo ghi nhận của chúng
tơi, đã có nhiều bà mẹ trong thời gian chăm con có những biểu hiện như mệt
mỏi, buồn bã, căng thẳng, khóc lóc hay cáu gắt vô cớ… Điều này ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng chăm sóc và sức khỏe của trẻ. Chúng tơi nhận thấy rằng,
hầu như khi nói về chăm sóc bà mẹ sau sinh, người ta chỉ nghĩ đến việc chăm
sóc sức khỏe thể chất, giúp người mẹ đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ
sữa, đủ sức khỏe chăm con, mà chưa quan tâm đến cảm nhận cũng như sức
khỏe tâm thần của bà mẹ, đặc biệt là bà mẹ có con ốm[11].
Từ tổng quan trên, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
nguy cơ trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh có con đang điều trị tại khoa Sơ
Sinh, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019” với mong muốn: nghiên cứu
sẽ giúp chúng tôi thực hiện việc phân tích yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ y tế/ tâm
lý cho các bà mẹ này để có thể đưa ra đề nghị sự chăm sóc thích hợp nhất cho
họ[13].


3
MỤC TIÊU
1- Mô tả thực trạng nguy cơ trầm cảm bằng thang điểm Edinburgh ở các bà
mẹ sau sinh có con đang điều trị tại khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Trẻ em Hải
Phịng năm 2019.
2- Mơ tả một số yếu tố liên quan tới nguy cơ trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh
có con đang điều trị tại khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm
2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về trầm cảm
1.1.1. Một số khái niệm
Sức khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào khái niệm nổi
tiếng về sức khỏe: “… là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần
và xã hội chứ khơng chỉ là tình trạng khơng bệnh tật hay đau yếu”[9].
Định nghĩa này thể hiện rất rõ ràng rằng: sức khỏe tâm thần là một phần
không thể tách rời của sức khỏe nói chung; sức khỏe tâm thần là một khái
niệm rộng chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tâm thần, và sức khỏe tâm
thần có mối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. Đưa ra định
nghĩa về sức khỏe tâm thần là rất quan trọng, mặc dù khơng dễ dàng để có
được sự thống nhất do những khác biệt về giá trị và văn hóa giữa các quốc
gia.
Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần:
“… là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả
năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thơng thường
trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham
gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng.”[9].
Theo DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders)
(2013), rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm
do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn. Rối loạn trầm cảm chủ yếu
được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít
nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu
chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai
đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Bệnh nhân khơng được có tiền sử
lạm dụng chất kích thích (rượu, ma túy, thuốc) và chấn thương sọ não[10].


5

Trầm cảm sau sinh là bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về
tinh thần lẫn thể chất, xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản. Triệu
chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh, có thể xảy ra
sau bất cứ lần sinh nào, khơng chỉ có ở đứa con đầu, có thể tự giảm dần trong
một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài[4].
Khởi phát bệnh có khuynh hướng từ từ hoặc có thể dai dẳng hoặc có khi
lẫn vào các triệu chứng khác của thời kỳ sinh đẻ. TCSS ảnh hưởng tới 15%
phụ nữ có sinh đẻ. Thể nhẹ và trung bình của TCSS, đơi khi khơng được phát
hiện hoặc khơng được chính các bà mẹ thừa nhận. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy
e ngại phải nói ra tình trạng cảm xúc của mình, họ tự đối phó và thường là
dấu diếm nỗi đau khổ này. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nó gây
xáo trộn cuộc sống của các bà mẹ trẻ, có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ, những
đứa con khác, người chồng và các mối quan hệ với gia đình[7].
Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm mà bất cứ người mẹ nào cũng có thể
mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên
của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc
chứng này, người mẹ sẽ có cảm giác buồn, vơ vọng và tội lỗi vì họ cảm thấy
khơng muốn gắn kết hoặc chăm sóc con. TCSS khơng chỉ ảnh hưởng đến các
bà mẹ sinh con lần đầu, mà có thể xảy ra ngay cả khi khơng mắc nó ở những
lần sinh đẻ trước.
1.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của trầm cảm sau sinh
1.1.2.1.Nguyên nhân:
Trầm cảm sau sinh gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trên những phụ nữ
có các đặc điểm và hồn cảnh khác nhau.


6
Yếu tố sinh học:
Có thai và sinh đẻ bao giờ cũng đi kèm với sự thay đổi đột ngột các hooc
môn trong cơ thể người phụ nữ và sự thay đổi này đã tác động nên các cơ

quan điều hoà cảm xúc[7].
Yếu tố tâm lý:
Sự ra đời của đứa trẻ được coi như là một sự kiện tâm lý đặc biệt đối với
hầu hết các bà mẹ trẻ. Thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, lo toan chăm sóc suốt
24/24 giờ, dường như quá sức, kiệt sức của bà mẹ trẻ. Kể cả những lần sinh
sau[7].
Những yếu tố stress cơ thể và tâm lý này bao giờ cũng đi kèm với thiếu
ngủ, không được nghỉ ngơi cho tới tận khi trẻ có nhịp ăn ngủ đều đặn[7].
1.1.2.2.Các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm sau sinh
3 triệu chứng chính:[3]
Khí sắc trầm
Mất quan tâm và thích thú;
Mệt mỏi và giảm hoạt động.
7 triệu chứng khác:[3]
Giảm sút sự tập trung và sự chú ý;
Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin;
Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng. Trường hợp nặng có thể xuất hiện
hoang tưởng bị tội hay tự buộc tội hoặc ảo thanh mang tính chất bình phẩm,
chê bai;
Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;
Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát;
Rối loạn giấc ngủ;
Ăn ít ngon miệng.
Các triệu chứng trên kéo dài ít nhất là 02 tuần.


7
1.1.3. Các giai đoạn của trầm cảm
Trầm cảm được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn trầm cảm nhẹ :

Có ít nhất 02 triệu chứng chính và ít nhất 02 triệu chứng khác[3].
Giai đoạn trầm cảm vừa :
Có ít nhất 02 triệu chứng chính và ít nhất 03 triệu chứng khác[3].
Giai đoạn trầm cảm nặng:
Khơng có các triệu chứng loạn thần (F32.2): có tất cả 03 triệu chứng
chính và ít nhất 04 triệu chứng khác[3].
Kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3): đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn
F32.2, kèm theo có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ, trầm cảm[3].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm sau sinh
Bao gồm:
Stress
Thiếu ngủ
Kém dinh dưỡng
Thiếu hỗ trợ của người thân, gia đình, bạn bè
Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm
Biến chứng do chửa đẻ cả mẹ và con
Trẻ chết non
Bệnh tật của con
Tách mẹ và con
Khó khăn của đứa trẻ ( tính khí, ăn, ngủ, tổ chức sinh hoạt)
Các bệnh tâm thần và thần kinh từ trước của bà mẹ[7].
Bệnh mạn tính mà mẹ đang mắc: Bất cứ bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng nào
đều có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều loại thuốc dùng cho các bệnh mạn tính có
thể gây ra trầm cảm. Trong số đó có thuốc giảm đau trong bệnh viêm khớp,


8
thuốc hạ cholesterol, thuốc điều trị cao huyết áp và bệnh tim, thuốc giãn phế
quản được sử dụng cho bệnh hen suyễn và các bệnh phổi khác[16] .
Các bệnh có thể dẫn đến trầm cảm có thể liệt kê như sau: bệnh tuyến

giáp, đau mạn tính, đột quỵ và các bệnh thần kinh khác, suy tim, rối loạn giấc
ngủ và mất ngủ, bệnh tiểu đường[16].
1.1.5. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Theo tác giả Trần Thơ Nhị và cộng sự(2018), có rất nhiều cách thức mà
phụ nữ (tại Đông Anh, Hà Nội) đã sử dụng để giải quyết vấn đề trầm
cảm của mình thơng qua các kênh khác nhau, đó là họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ
phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và mạng xã hội hoặc tự bản thân giải quyết
vấn đề của mình. Gần như khơng có phụ nữ nào tìm sự hỗ trợ hay điều trị từ
nhân viên y tế các cấp[12].
1.1.6. Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cả mẹ, bé và người thân trong gia
đình, đặc biệt là người chồng.
Ảnh hưởng đến mẹ: Tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người
mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, với các biểu hiện như ln
cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo( hoang tưởng nghi bệnh), buồn
rầu và hay khóc vơ cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không làm
chủ được bản thân, có những lời nói hay hành vi thơ bạo, xúc phạm tới người
xung quanh. Thậm chí, nhiều người mẹ cịn khơng quan tâm tới con của mình,
bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại con hoặc tự sát. Bên cạnh đó,
việc trầm cảm kéo dài làm rối loạn hệ thống nội tiết cho cơ thể, có thể khiến
cho người mẹ mất sữa, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ cao về các chứng bệnh
tim mạch và tiêu hóa[4].
Ảnh hưởng đến con: Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ chịu nhiều
tác động không tốt cho sự phát triển tinh thần và trí tuệ như:


9
Trẻ có xu hướng có những cảm xúc và hành vi bất thường như dễ bị kích
động, khó kiểm sốt cảm xúc, dễ nổi cáu, tăng động…
Chậm trong việc phát triển nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những trẻ

khác, khó khăn trong học tập, hạn chế kỹ năng về tốn học, chỉ số IQ thấp
hơn...
Khó khăn trong các mối quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa
tuổi, trẻ thường thu rút những mối quan hệ xã hội hoặc có những cách cư xử
bất bình thường, dễ mắc bệnh tự kỷ.
Trẻ có lịng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, thụ động hơn những trẻ khác,
thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm[4].
Ảnh hưởng đến gia đình và người thân: Gia đình có người mẹ bị trầm
cảm sau sinh thường rất căng thẳng, người chồng ln ở tình trạng bối rối,
hoang mang mặc dù đã cố gắng và thay đổi nhiều khi vợ sinh con. Nhiều ơng
chồng thì lại tặc lưỡi “mặc kệ” khiến cho tình trạng bị bệnh của vợ càng trầm
trọng hơn. Nó cịn ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình về sau nếu tình
trạng TCSS khơng được giải quyết sớm[4].
1.1.7. Công cụ sàng lọc đánh giá trầm cảm sau sinh dựa trên thang điểm
của Edinburgh
Việc phát hiện dấu hiệu sớm và điều trị kịp thời TCSS là rất quan trọng.
Vì vậy, cơng cụ để sàng lọc tình trạng trầm cảm sau sinh là cần thiết.
Các test trầm cảm là những cơng cụ được tiêu chuẩn hóa, có tính quy
chuẩn về đánh giá các triệu chứng học, có độ nhạy cao, có tính hiệu lực trong
việc khảo sát các triệu chứng, cũng như cho kết quả thu được đáng tin cậy[5],
[14],[18].
Ưu tiên các test trầm cảm là tương đối đơn giản về thủ tục và trang bị,
thời gian làm test ngắn, ghi lại trực tiếp các kết quả, có những tiêu chuẩn đã


10
được xác lập, có khả năng sử dụng đối với từng cá nhân và tồn bộ nhóm
cộng đồng[5],[14],[18].
Giá trị của test là giúp cho người thầy thuốc lâm sàng trong việc phát
hiện bệnh, kể cả bệnh ở mức độ kín đáo, có triệu chứng rất mờ nhạt, khơng rõ

ràng. Test đã giúp lượng hóa các triệu chứng học tâm thần bệnh lý, giúp xác
định tình trạng, mức độ rối loạn trầm cảm, giúp xác định yếu tố nguy cơ để
can thiệp sớm nhằm phòng ngừa tai biến. Hơn nữa, test khơng những hỗ trợ
cho chẩn đốn lâm sàng mà cịn gợi mở hướng điều trị và đánh giá hiệu quả
các phương pháp điều trị[14].
Trong những công cụ sàng lọc được Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ
khuyến cáo sử dụng, có thang điểm đánh giá trầm cảm sau sinh của
Edinburgh( the Edinburgh Postnatal Depression Scale) viết tắt là EPDS, hay
được sử dụng. Thang điểm này gồm 10 câu hỏi ngắn, chọn 1 trong 4 câu trả
lời gần nhất với những gì xảy ra trong tuần qua.
Bộ cơng cụ EPDS là bộ cơng cụ đã được chuẩn hóa để đánh giá tỷ lệ
TCSS. Bộ công cụ này được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Cox và cộng sự
năm 1987[18].
Tại Việt Nam, bộ công cụ EPDS đã được tác giả Lê Tống Giang và
cộng sự (2015) nghiên cứu và kết luận thang đo này đảm bảo tính giá trị và độ
tin cậy trong việc sàng lọc các triệu chứng của trầm cảm và lo âu trong nhóm
phụ nữ sau sinh tại Việt Nam với chỉ số Cronbach’s Alpha là 0,82[5].
Trong các nghiên cứu trước đây, rất nhiều tác giả của Việt Nam đã sử
dụng bộ công cụ này để nghiên cứu về tình trạng TCSS, phải kể đến nghiên
cứu của Lương Bạch Lan và cộng sự[10], Nguyễn Thị Như Mai và cộng
sự[11], Phạm Ngọc Thanh và cộng sự [13], Phạm Thị Thư [14] và Hoàng Thị
Oanh[26].


11
Bộ công cụ EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn với
điểm số từ 0 đến 3, bà mẹ chọn 1 câu phù hợp. Tổng số điểm sẽ được ghi
nhận( từ 0 đến 30 điểm). Những bà mẹ nào có số điểm ≥13 được đánh giá là
trầm cảm sau sinh[5].
1.2. Nghiên cứu trầm cảm sau sinh trong nước và trên thế giới

1.2.1.Trên thế giới
Trên thế giới, tỷ lệ TCSS trung bình khoảng 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ này
rất đa dạng, từ 4,4% đến 73,7%, phụ thuộc vào khu vực nghiên cứu, công cụ
được sử dụng để đo trầm cảm, phương pháp thống kê, thời điểm đánh giá và
đặc điểm văn hóa của dân số nghiên cứu[26].
Năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê, có tới 15%- 20% phụ nữ
mắc TCSS ở các nước phát triển [31].
Tại châu Á, một nghiên cứu thống kê cho thấy tỷ lệ TCSS là
21,8%[26].
Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 12% phụ nữ
mang thai hoặc trong giai đoạn sau sinh trải qua tình trạng trầm cảm trong
năm đầu tiên, có 11% đến 18% phụ nữ cho biết họ có các triệu chứng của
TCSS, chủ yếu ở những phụ nữ có thu nhập thấp, ước tính con số này ở mức
25%. Ngồi ra, các bà mẹ tuổi vị thành niên có thu nhập thấp có triệu chứng
TCSS được báo cáo ở mức 40% đến 60%[19].
Về các yếu tố liên quan đến TCSS, người ta thấy rằng một người mẹ bị
TCSS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển con mình. Một số
nghiên cứu trong khu vực Nam Á đã chỉ ra rằng TCSS là một nguyên nhân
quan trọng của việc trẻ có cân nặng khi sinh thấp, thể trạng thấp cịi, chế độ
dinh dưỡng kém, nhiễm trùng (như bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong vòng 12
tháng tuổi)[32],[33].


12
Bên cạnh đó, TCSS cịn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức,
cảm xúc xã hội và hành vi của đứa trẻ [20],[32].
Essex, Klein, Cho, và Kalin (2002) nhận thấy trầm cảm của mẹ trong
giai đoạn phôi thai là yếu tố dự báo mạnh nhất của nồng độ cortisol ở mọi trẻ
em lứa tuổi mầm non, do đó đã biểu hiện các triệu chứng sức khỏe tâm thần
nhiều hơn trong thời kỳ lớp 1, chẳng hạn như, lo lắng, cảnh giác xã hội, và ít

giao tiếp[29].
Trong các nghiên cứu dài hạn, TCSS của mẹ có thể làm tăng nguy cơ
trầm cảm ở các con khi đến tuổi vị thành niên [22],[23].
Bên cạnh ảnh hưởng đối với trẻ em, TCSS cịn ảnh hưởng về mối quan
hệ gia đình và xung đột, như bất hịa trong hơn nhân, ly hơn, bạo lực gia
đình[20]. Một số nghiên cứu tiến hành tại Trung Quốc và Hàn Quốc đã cho
thấy căng thẳng khi chăm sóc trẻ cũng liên quan mật thiết đến TCSS[27],[29],
[30]. Nó chỉ ra những bà mẹ bị TCSS ảnh hưởng tiêu cực đến con cái họ hơn
các bà mẹ không bị TCSS[28].
Hỗ trợ xã hội cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến TCSS. Nó
đề cập đến cảm nhận của người phụ nữ về khả năng hỗ trợ từ các phương tiện
hay từ mơi trường, như chồng, gia đình và bạn bè. Hỗ trợ xã hội có thể giúp
cho sức khỏe tâm thần và thể chất khỏe mạnh, đặc biệt là khi đối mặt với
những trải nghiệm căng thẳng. Nó là một yếu tố quan trọng trong việc giảm
bớt gánh nặng và giúp điều chỉnh tốt hơn nhu cầu mới cho phụ nữ trong thời
kỳ hậu sản [24]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội tốt sẽ tỷ lệ
nghịch với TCSS[21],[25],[37].
Một yếu tố liên quan khác đến TCSS là sự hài lịng trong hơn nhân.
Nghiên cứu của Munaf và cộng sự( 2013) đã cho thấy thái độ tích cực của
người chồng khi thể hiện bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ trong giao tiếp
cũng như khi thể hiện tình yêu và sự quan tâm tới thai nhi cũng sẽ làm giảm


13
căng thẳng cho phụ nữ sau sinh. Ngược lại, mối quan hệ khó chịu với chồng
dễ khiến phụ nữ bị TCSS[31]. Một số nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng,
sự hài lịng của hơn nhân có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ mắc TCSS và
ngược lại[17],[27].
Lòng tự trọng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc gây ra chứng
TCSS. Lịng tự trọng là thái độ, nhìn nhận về giá trị bản thân và tự chấp nhận.

Người có lịng tự trọng cao sẽ có khả năng đối phó, thích ứng với những tác
động bên ngồi, loại bỏ được nguồn gốc của căng thẳng hoặc giảm cường độ
của các trạng thái cảm xúc tiêu cực. Mối quan hệ giữa tự trọng và TCSS đã
được ghi nhận trong một số nghiên cứu ở Trung Quốc [34],[35]. Những phát
hiện này cho thấy lịng tự trọng có liên quan tiêu cực với TCSS. Nó có nghĩa
là phụ nữ có lịng tự trọng thấp thì có nhiều khả năng bị TCSS so với những
người có lịng tự trọng cao. Wang và Ollendick (2001) đã chỉ ra những người
từ các nền văn hóa tập thể truyền thống như Việt Nam và Trung Quốc có xu
hướng có lịng tự trọng thấp hơn so với những người từ các nền văn hóa chủ
nghĩa cá nhân như Úc, Hoa Kỳ[36]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào điều tra về mối quan hệ giữa tự trọng và TCSS.
1.2.2.Tại Việt Nam
Nước ta có trên 15% dân số, tức là khoảng 12 triệu người mắc 10
chứng rối loạn tâm thần thường gặp như lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, ma
túy, mất trí tuổi già...trong đó có tới 80% người bệnh khơng được chăm sóc và
điều trị đúng cách do thiếu đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách về vấn đề này.
Hiện nay, chương trình điều trị bệnh trầm cảm tại cộng đồng đã và đang được
triển khai thí điểm ở một số tỉnh trong cả nước[2].
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Jean Marc Olive(2010), trưởng đại diện của Tổ
chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thì Việt Nam đã có nỗ lực đáng kể trong lĩnh
vực sức khỏe tâm thần, mơ hình phịng chống bệnh tâm thần tại cộng đồng đã


14
bao phủ 63 tỉnh thành với trên 40% xã, phường triển khai. Tuy vậy, chương
trình mới chỉ tập trung vào việc khảo sát, quản lý, điều trị và phục hồi chức
năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh. Một số
hạn chế của chương trình như: Các bệnh tâm thần khác- đặc biệt là trầm cảmchưa được quản lý trong mơ hình. Điều này có nghĩa là, những người mắc
bệnh này khơng nhận được sự chăm sóc và điều trị đầy đủ tại cộng đồng,
thậm chí tại các cơ sở y tế. Hơn nữa, khái niệm về rối loạn tâm thần- tình

trạng ban đầu của bệnh tâm thần chưa được nhận thức đầy đủ. Kết quả là các
vấn đề về sức khỏe tâm thần chỉ được xem như là các vấn đề của ngành y tế
và chương trình sức khỏe tâm thần hiện nay có xu hướng chú trọng vào khía
cạnh lâm sàng hơn là phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh phát sinh với sự
tham gia của các ban ngành khác và của toàn xã hội[16].
Tại Việt Nam, trầm cảm tuy chưa phát triển mạnh như nhiều nước trên
thế giới nhưng cũng đã có một số nghiên cứu đóng góp vào việc nhận biết
sớm bệnh trầm cảm, trong đó có TCSS.
Trong vịng 10 năm trở lại đây, đã có những cơng trình nghiên cứu về
trầm cảm sau sinh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, tác giả Lương Bạch Lan và
cộng sự đã nghiên cứu trên 285 sản phụ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương có
con gửi dưỡng nhi, ghi nhận được các kết quả: tỷ lệ TCSS là 11,6% và các
yếu tố liên quan là: thời gian nằm viện của con hơn 30 ngày, không khỏe khi
mang thai và tử vong sơ sinh[10]. Năm 2010, tác giả Phạm Ngọc Thanh và
cộng sự đã nghiên cứu trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại
khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy: 70,8% bà mẹ có EPDS ≥ 13
điểm, nghĩa là có nguy cơ cao mắc TCSS, 27,1% các bà mẹ có tư tưởng tự
tử[13].


×