Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 193 trang )

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
*


NGUYỄN THỊ THANH TÂM



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP LÀM MẸ
AN TOÀN Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI 5 TỈNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2012




LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC





Hà Nội - 2014


2




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
*


NGUYỄN THỊ THANH TÂM


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP LÀM MẸ
AN TOÀN Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI 5 TỈNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2012

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1.
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến
2.
GS. Đào Văn Dũng




Hà Nội - 2014


3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên
cứu thực hiện tại 5 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh
Thuận. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thanh Tâm
4


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và hỗ trợ chân thành, hiệu quả của nhiều đơn vị, cá nhân, các thày, cô giáo,
các đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo
sau đại học – Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Viết
Tiến và GS. TS Đào Văn Dũng, đặc biệt cố PGS. TS Lê Anh Tuấn những
người thầy có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã giúp đỡ tôi lựa chọn, định
hướng, tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, thực
hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cơ quan ban ngành của 5
tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Chi cục Dân số/Kế hoạch hóa gia đình
tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Phòng Thống kê các huyện, các bệnh viện tỉnh,
Trung tâm CSSKSS tỉnh, Trung tâm Y tế của các huyện và Trạm y tế xã trong
tỉnh đã tích cực ủng hộ và hợp tác với các cán bộ điều tra trong quá trình thu
thập số liệu thực địa tại các địa phương.
Tôi vô cùng biết ơn những người cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản ở
các cơ sở y tế, những cán bộ của Chi cục Dân số/Kế hoạch hóa gia đình, Hội
Phụ nữ, Hội Nông dân, những bà mẹ đã chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia và các nhà quản
lý chương trình từ trung ương đến địa phương về những bình luận sắc sảo, sự
góp ý nhiệt tình và có tính xây dựng cho luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc và các cán bộ của
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, đặc biệt các cán bộ của phòng Tổ chức cán
5


bộ nơi tôi làm việc đã tạo điều kiện, quan tâm và động viên tôi hoàn thành
luận án này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, chồng, hai con, anh chị em, những
người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt
được kết quả khoa học và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thanh Tâm

6



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 17
1.1. Chăm sóc trước, trong và sau sinh 20
1.1.1. Chăm sóc trước sinh (CSTS) 20
1.1.2. Chăm sóc trong khi sinh 23
1.1.3. Chăm sóc sau sinh 26
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các dịch vụ y tế làm mẹ an toàn 28
1.2. Một số can thiệp về làm mẹ an toàn 39
1.2.1. Nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị và thuốc cần thiết 39
1.2.2. Đào tạo cán bộ y tế cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sức
khỏe sinh sản 42
1.2.3. Xây dựng và thực hiện các chính sách và các Hướng dẫn Chuẩn Quốc
gia về SKSS và LMAT 45
1.2.4. Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về LMAT 49
1.2.5. Mô hình chăm sóc liên tục bà mẹ và trẻ sơ sinh từ nhà đến bệnh viện 54
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chương trình can thiệp làm mẹ an toàn 28
1.3.1. Nguồn nhân lực y tế 28
1.3.2. Cở sở vật chất 34
1.3.3. Công tác theo dõi và giám sát 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.1. Đối tượng nghiên cứu 57
7



2.2. Thời gian và địa điểm can thiệp và thu thập số liệu 57
2.3. Phương pháp nghiên cứu 59
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 59
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu 59
2.3.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 62
2.3.4. Qui trình can thiệp 62
2.3.5. Một số định nghĩa, khái niệm 69
2.3.6. Bảng biến số nghiên cứu 71
2.3.7. Phân tích số liệu 74
2.3.8. Sai số, giới hạn và hạn chế của nghiên cứu 75
2.3.9. Đạo đức trong nghiên cứu 75
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76
3.1. Một số đặc trưng cá nhân của các bà mẹ 76
3.1.1 Tuổi và trình độ học vấn: 76
3.1.2 Dân tộc và tôn giáo: 77
3.1.3. Số con sống: 78
3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trước trong và sau sinh ở các
bà mẹ 79
3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc
trước sinh 79
3.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh 90
3.2.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh 98
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp 108
3.3.1. Thiếu nhân lực y tế 108
3.3.2. Thiếu trang thiết bị 111
3.3.3. Công tác theo dõi giám sát còn chưa được đồng bộ 114
3.3.4. Sử dụng dịch vụ tuyến dưới 115
8



Chương 4: BÀN LUẬN 122
4.1. Hiệu quả can thiệp về chăm sóc trước trong và sau sinh ở các bà mẹ122
4.1.1. Đặc trưng cá nhân của các bà mẹ. 122
4.1.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc
trước sinh 122
4.1.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh 130
4.1.4. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh 136
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp 142
4.2.1. Thiếu nhân lực y tế 142
4.2.2. Công tác theo dõi giám sát còn chưa được đồng bộ 149
4.2.3. Sử dụng dịch vụ tuyến dưới ngày càng ít 151
4.2.4. Khả năng tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn 152
KẾT LUẬN 160
KIẾN NGHỊ 162
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

9


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi, trình độ học vấn của các bà mẹchung cho 5 tỉnh
trước và sau can thiệp 76

Bảng 3.2. Phân bố dân tộc, tôn giáo của các bà mẹchung cho 5 tỉnh trước và sau
can thiệp 77


Bảng 3.3. Phân bố số con sống của các bà mẹchung cho cho 5 tỉnh trước và sau
can thiệp 78

Bảng 3.4. Thay đổi kiến thức về số lần khám thai trước và sau can
thiệpchungcho 5 tỉnh 79

Bảng 3.5. Thay đổi kiến thức về khám thai ít nhất 3 lần cho 1 lần mang thai
trước và sau can thiệp theo tỉnh 81

Bảng 3.6. Thay đổi kiến thức về số lần tiêm phòng uốn ván trước và sau can
thiệpchung cho 5 tỉnh 81

Bảng 3.7. Thay đổi kiến thức về tiêm phòng uốn ván ít nhất 2 lần cho 1 lần
mang thai trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh 82

Bảng 3.8. Thay đổi kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai trước và
sau can thiệpchung cho 5 tỉnh 83

Bảng 3.9. Thay đổi kiến thức vềít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh 84

Bảng 3.10. Thay đổi kiến thức về xử trí các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh 85

Bảng 3.11. Thay đổi kiến thức về xử trí các dấu hiệu nguy hiểm tại cơ sở y tế
côngkhi mang thai trước và sau can thiệpphân tích theo tỉnh 86

Bảng 3.12. Thay đổi về thực hành khám thaiđủ từ 3 lần trở lên phân tích theo
tỉnh 87


Bảng 3.13. Thay đổi thực hành của cácbà mẹ về nơi khám thai chung cho 5
tỉnh 87

Bảng 3.14 . Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đủ
mũi trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh 89

Bảng 3.15. Thay đổi kiến thức của các bà mẹ về ai là người đỡ đẻ tốt nhất trước
và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh 90

10


Bảng 3.16. Thay đổi kiến thức về cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và
sau can thiệp phân tích theo tỉnh 91

Bảng 3.17. Thay đổi kiến thức biết các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước và sau
can thiệpchung cho 5 tỉnh 91

Bảng3.18. Thay đổi kiến thức của các bà mẹ về biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy
hiểm trong khi sinh trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh 93

Bảng 3.19 . Thay đổi về nơibà mẹ sinh con trước và sau can thiệp chung cho 5
tỉnh 93

Bảng 3.20. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế trước và sau can
thiệp phân tích theo tỉnh 94

Bảng 3.21. Thay đổi về người đỡ đẻ cho bà mẹ sinh con trước và sau can thiệp
chung cho 5 tỉnh 95


Bảng 3.22. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ trước và
sau can thiệp phân tích theo từng tỉnh 96

Bảng 3.23. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được chồng đưa đi đẻ trong lần sinh gần đây
nhất theo từng tỉnh 97

Bảng 3.24. Tỷ lệ PN được người nhà giúp đỡ chuẩn bị lần sinh đẻ gần đây nhất
chung cho 5 tỉnh 98

Bảng 3.25. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về khám lại sau sinh cho từng
tỉnh 99

Bảng 3.26. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về từng dấu hiệu nguy hiểm
sau sinh chung cho 5 tỉnh 100

Bảng 3.27. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đầy đủ về 5dấu hiệu nguy
hiểm sau sinh theo từng tỉnh 101

Bảng 3.28. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về thời gian cho trẻ bú lần đầu
tiên sau sinh chung cho 5 tỉnh 101

Bảng 3.29. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các biện pháp tránh thai
phân tích theo từng tỉnh 102

Bảng 3.30. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về ít nhất 3 quyền của khách
hàng 104

Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các quyền của khách hàng
trong CSSKSS chung cho 5 tỉnh 105


Bảng 3.32. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần từng tỉnh 106

11


Bảng 3.33. Thay đổi về thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút sau sinh
cho 5 tỉnh 107

Bảng 3.34. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ áp dụngcác biện pháp tránh thai sau khi
sinh theo từng tỉnh 108

Bảng 3.35. Tỷ lệ các trạm y tế có các phòng theo chuẩn quốc gia 111

Bảng 3.36. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám thai đầy
đủ (>=3 lần) trước khi sinh của bà mẹ 118

Bảng 3.37. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến nơi sinh tại cơ sở y tế
của bà mẹ 119

Bảng 3. 38. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ y tế đỡ đẻ 120

Bảng 4.1. Phân bố thực trạng nhân lực cán bộ y tế tại 5 tỉnh 142

Bảng 4.2. Các chỉ số theo dõi chăm sóc sản khoa thiết yếu 146

Bảng 4.3. Phân bố tình hình trang thiết bị của 5 tỉnh 147





















12


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thay đổi kiến thức về khám thai ít nhất 3 lần cho một lần
mang thai trước và sau can thiệp chung cho cho 5 tỉnh 80
Biểu đồ 3.2. Thay đổi kiến thức về ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi mang
thai trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh 84
Biểu đồ 3.3. Thay đổi thực hành khám thai đủ từ 3 lần trước và sau can
thiệp 86
Biểu đồ 3.4. Thay đổi thực hành tiêm phòng uốn ván đủ mũi trước và sau
can thiệp 88
Biểu đồ 3.5. Thay đổi kiến thức biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi sinh

trước và sau can thiệp chung cho các tỉnh 92
Biểu đồ 3.6. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ
trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh 95
Biểu đồ 3.7. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ mang thai được chồng đưa đi đẻ
trong lần sinh gần đây nhất theo tỉnh chung cho 5 tỉnh 97
Biểu đồ 3.8. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về khám lại sau sinh
chung cho 5 tỉnh 98
Biểu đồ 3.9. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về về 5 dấu hiệu nguy
hiểm sau khi sinh chung cho 5 tỉnh 99
Biểu đồ 3.10. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các biện pháp
tránh thai chung cho 5 tỉnh 102
Biểu đồ 3.11. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về ít nhất 3 quyền của
khách hàng trong CSSKSS chung cho 5 tỉnh 103
Biểu đồ 3.12. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần
chung cho 5 tỉnh 106
Biểu đồ 3.13. Thay đổi về tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai sau
sinh/5 tỉnh 107
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ trang thiết bị được cung cấp theo chuẩn Quốc gia tại 5
tỉnh 112

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BSCK Bác sĩ chuyên khoa
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y tế
BHYT Bảo hiểm y tế

CBYT Cán bộ y tế
CBQL Cán bộ quản lý
CQG Chuẩn Quốc gia
CLCSSKSS Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKBMTE Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSS Chăm sóc sau sinh
CSTS Chăm sóc trước sinh
DS - KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
HDCQGVN Hướng dẫn chuẩn Quốc gia Việt Nam
IMR Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (Infant Motarlity Rate)
KT – TĐ – TH Kiến thức – Thái độ - Thực hành
LMAT Làm mẹ an toàn (Safe Motherhood)
MMR Tỷ suất tử vong mẹ (Maternal Mortality Rate)
NHS Nữ hộ sinh
NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản
PVS Phỏng vấn sâu
SC Tổ chức cứu trợ Trẻ em Quốc tế (save the children)
14


SKSS Sức khỏe sinh sản
SKSSVTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKTD Sức khỏe tình dục
TFR Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate)
TT – GD – TT Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTB Trang thiết bị
TTYT Trung tâm y tế
TYT Trạm y tế

UBDS&KHHGĐ Ủy ban Dân số & Kế Hoạch Hóa Gia Đình
UBDS-GĐ-TE Ủy ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em (VCPFC)
UNFPA Quĩ Dân số Liên hiệp quốc (United Nations Population
Fund
UNICEF Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children's
Fund)
YSSN Y sĩ Sản Nhi
YTTB Y tế thôn bản
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)











15


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc bà mẹ khi mang thai, khi sinh đẻ và sau sinh có vai trò quan
trọng góp phầnnâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là làm
giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con. Làm mẹ an toàn (LMAT) là
chương trình theo dõi, phát hiện những biểu hiện bất thường trong quá trình bắt
đầu từ mang thai, sinh đẻ cho đến 42 ngày sau sinh. Chăm sóc trước, trong và

sau sinh là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho sức khoẻ bà mẹ cũng như
đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường. Hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển tại Cairo năm 1994 tập trung chủ yếu vàosóc sức khỏe sinh sản
(CSSKSS), trong đó “Làm mẹ an toàn” là nội dung hàng đầu của chăm sóc sức
khỏe sinh sản. Ở Việt Nam, một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước
trong chiến lược Quốc gia bảo vệ và chăm sóc Sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011-2020tầm nhìn đến năm 2030 “Cần đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản,
dân số kế hoạch hóa gia đình…”[25]. Điều này cũng đã được thể hiện trong
mục tiêu cụ thể của Chiến lược Dân số và chăm sóc sức khỏe Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 là “Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về
các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng miền” [24].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ước tính mỗi năm cókhoảng
585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thai sản,
99% số tử vong nàyxuất hiện ở các nước đang phát triển, chủ yếu ở Châu Phi,
Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Cũng theo TCYTTG, cứ mỗi phút có một
phụ nữ tử vong do các tai biến liên quan đến quá trình thai sản. Có ít nhất 7
triệu phụ nữsau khi sinh có những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50
triệu phụ nữ có những hậu quả về sức khoẻ sau khi sinh [74]. Khoảng 8 triệu
trẻ em chết trong năm đầu, có khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày
đầu sau sinh [74]. Tại các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là
16


nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế cho phụ nữ, chiếm
khoảng 18% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này[79]. Tử vong sơ sinh chủ
yếu xảy ở các nước đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh chết hàng năm trên
thế giới [79].
Ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và hai tỉnh Tây
Nguyên và ven biển miền Trung là Kon Tum và Ninh Thuận là những tỉnh có
tỷ suất chết của trẻ em <1 tuổi và tỷ số tử vong mẹ rất cao trong cả nước.

Chính vì vậy, các tỉnh trên đã được chọn để can thiệp trong chương trình
CSSKSS do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tài trợ trong
giai đoạn 2006-2010. Các tỉnh này được cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo
nâng cao năng lực cán bộ y tế, giám sát hoạt động CSSKSS và tăng cường
công tác truyền thông tại cộng đồng để nhằm mục đích nâng cao chất lượng
cán bộ y tế, hiểu biết của người dân tiến tới giảm tỷsuất tử vong mẹ và trẻ sơ
sinh.Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp tác động tới nhóm các bà mẹ
có con dưới 2 tuổi tại các tỉnh trên là thực sự cần thiết, vì vậy nghiên cứu:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP LÀM MẸ AN TOÀN Ở CÁC BÀ
MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI 5 TỈNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2006-2010”được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá sự thay đổi vềkiến thức, thực hành sau can thiệp của
chương trình làm mẹ an toàncủa các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5
tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh Thuận giai
đoạn 2006-1010.
2. Xác địnhnhững yếu tốvềcung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến kết quả can
thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh trên giai
đoạn 2006-2010
.

17


Chương 1
TỔNG QUAN

Làm mẹ an toàn (LMAT) là một lĩnh vực ưu tiên trong chăm sóc sức
khoẻ của các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tại
Việt Nam, LMAT tập trung vào giảm tỷsố tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.
Làm mẹ an toànđảm bảo cho tất cả các phụ nữ và trẻ sơ sinh đều được nhận

sự chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian
mang thai, sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai
biến xảy ra [6], [16].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm có khoảng 585.000
phụ nữ bị tử vong trong lúc mang thai hoặc khi sinh, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh bị
tử vong chu sinh, hơn 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh,
640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ phải
chịu đựng những biến chứng khi sinh [92].Tỷ số tử vong mẹ (MMR) ở Việt
Nam năm 2009 là 69 ca trên 100.000 trẻ đẻ sốngtheo báo cáo của Tổng Điều
tra Dân số và Nhà ở trên phạm vi toàn quốc và Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
[22], [64]. Tỷ suất tử vong của trẻ dưới 1 tuổi là 16/1000 trẻ sinh sống
[64].Quản lý chăm sóc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử
vong mẹ và tử vong sơ sinh, đặc biệt giảm 5 tai biến sản khoa: băng huyết sau
sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, vỡ tử cung và uốn ván rốn. Tỷ suất tai
biến sản khoa trên tổng số đẻ năm 2005 là 2,45‰. Trong đó, tỷ lệ nguyên
nhân chết trong tổng số chết do các tai biến sản khoa: băng huyết 68,1%, uốn
ván sơ sinh 13,1%, vỡ tử cung 4,5%, sản giật 7,7%, nhiễm trùng 6,6% [19].
Biến chứng sản khoa luôn là nỗi ám ảnh của các phụ nữ trong quá trình sinh
nở. Các biến chứng chảy máu đa số bắt nguồn từ nguyên nhân rau tiền đạo,
rau cài răng lược, rau bong non, thai chết lưu, thuyên tắc ối Ngày nay tỷ lệ
18


nhau cài răng lược ngày càng tăng do tỷ lệ mổ lấy thai và nạo phá thai có xu
hướng tăng (năm 1998 là 1/1.900, thì 2011 là 1/1.100) [69].
Theo khuyến cáo của TCYTTG mỗi phụ nữ mang thai ít nhất phải được
khám thai ít nhất 4 lần vào cả 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối khi
mang thai [3], [9]. Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai ít nhất 1 lần trên toàn thế
giới là 68%, thấp nhất là ởchâu Phi 63%, châu Á 65%, châu Mỹ La Tinh 73%,
cao nhất là Bắc Mỹ và châu Âu 97%. Ở một số quốc gia, việc sử dụng dịch vụ

này còn thấp như ở Nepal 15%, Pakistan 26%; trong khi đó, một số nước có
tỷ lệ khám thai khá cao như Srilanka là 97%, Mexico 91% [112], [113].
Cũng theo khuyến cáo của TCYTTG và Bộ Y tế Việt Nam, mỗi phụ nữ
mang thai ít nhất phải được tiêm phòng uốn ván 2 lần để phòng bệnh uốn ván
cho mẹ và trẻ sơ sinh [9].Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản có
88,5% thai phụ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi [11]. Một số nghiên cứu trong
những năm gần đây về tỷ lệ khám thai đủ tại các địa phương cho kết quả như
sau: tại Hương Long, Huế 83,3% (2002) [37], [38].Tại Chí Linh-Hải Dương
85,4% (2002), tại Tiên Du, Bắc Ninh 90,5% (2002) [39], [40], [41].
Để giảm tử vong và nâng cao sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tại nhiều
nước trên thế giới đã có những chương trình can thiệp về LMAT. Một số mô
hình can thiệp được triển khai phối hợp như chương trình LMAT, trong đó
tập trung chủ yếu vào giải quyết khâu “3 chậm trễ” (chậm trễ do bà mẹ và gia
đình không biết vấn đề cần phải cấp cứu; chậm trễ do phải vận chuyển bà mẹ
đến cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa cơ bản vàtoàn diện;chậm trễ
trong việc cấp cứu sản khoa toàn diện)[32],[61]. Theo báo cáo tổng hợp của
nhiều chuyên gia trên thế giới do tạp chí Lancet xuất bản năm 2007 [89], cho
tới thời điểm này có 3 chiến lược can thiệp được cho là hiệu quả trong
LMAT, đặc biệt là để giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh là:
19


(1) Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình
(2) Chăm sóc tốt trước, trong và sau khi sinh
(3) Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cấp cứu sản khoa.
Can thiệp giảm tử vong mẹ trong lúc đẻ có thể giúp giảm tử vong trẻ
chu sinh tới 30-45% và giảm tỷ lệ chết lưu tới 25-62%. Chiến lược giảm tử
vong mẹ nhằm hướng tới đảm bảo mỗi ca đẻ đều có người đỡ đẻ có kỹ năng
hỗ trợ, mỗi người phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết
yếu và toàn diện khi cần [103]. Điều này càng chỉ rõ rằng phải đánh giá nhu

cầu và xác định thực trạng địa phương trước khi tiến hành can thiệp. Kiến
thức về thực trạng cơ sở y tế địa phương (nhân lực, cơ sở vật chất, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe thiết yếu) cung và cầu, mối liên hệ giữa gia đình với cộng
đồng, với cơ sở y tế (trạm y tế, bệnh viện huyện và tỉnh) và hệ thống chuyển
tuyến tại cộng đồng là những kiến thức bắt buộc phải có trước khi tiến hành
can thiệp giảm tử vong mẹ.
Như vậy, các hoạt động can thiệp chủ yếu bao gồm: truyền thông giáo
dục sức khoẻ về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nguy hiểm khi
mang thai, khi sinh và sau khi sinh, xây dựng mô hình chuyển tuyến tại cộng
đồng, đào tạo cán bộ y tế, tăng cường giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ
LMAT và cung cấp trang thiết bị CSSKSS. Những mô hình này đã được Quỹ
Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), TCYTTG, các tổ chức chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ quốc tế và trong nước triển khai tại nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [84]. Các mô
hình được triển khai đã chứng minh được hiệu quả làm giảm tử vong và tai
biến trước, trong và sau khi sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Việt Nam, Nepal,
Pakistan, Ấn Độ và một số nước trong khu vực cũng như ở châu Phi đã tổng
kết và nhân rộng các mô hình này trên phạm vi toàn quốc[61].
20


1.1. Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.1.1. Chăm sóc trước sinh(CSTS)
Chăm sóc trước sinh tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như khám
thai, tiêm phòng uốn ván, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và kịp thời điều
trị, truyền thông về dinh dưỡng và giữ vệ sinh cho phụ nữ trong quá trình
mang thai [42]. Bổ sung viên sắt thường xuyên để phòng tránh thiếu máu do
thiếu sắttrong khi có thailà một trong những nhiệm vụ của chương trình dinh
dưỡng quốc gia cung cấp viên sắt hàng tuần cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
ở Việt Nam [81].

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) giai đoạn
2003-2007, tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 có thai được cán bộ y tế khám thai ít
nhất 1 lần trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á là 68%, cao
nhất là khu vực Mỹ Latinh và khu vực Caribe là 94%, các nước đang phát
triển là 77% và các nước kém phát triển là 64%[112], [113]. Tỷ lệ khám thai
còn thấp hơn nhiều như ở các quốc gia có xung đột sắc tộc và chiến tranh như
Afghanistan 16%. Tỷ lệ khám thai khác nhau ở các quốc gia khác nhau như
Somalia (26%), Ethiopia(28%), Lào (35%), Nepal (44%), Ấn Độ(74%), Miến
Điện (76%), Ma-lai-xi-a (79%), Philippin (88%), Thái Lan (98%), Australia
(100%) và Việt Nam (91%)[113].Tuy nhiên, các con số thống kê trên ở các
quốc gia đang phát triển chỉ mang tính ước lượng và nhiều khi thiếu chính xác
do hệ thống báo cáo y tế còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu tại 1 tỉnh của Trung Quốc cho thấy hơn một nửa số người
phụ nữ khám thai lần đầu tiên vào tuần thứ 13 của thai kỳ, 36% khám thai ít
hơn 5 lần và khoảng 9% không khám thai lần nào và lý do chính của việc
không khám thai là do người phụ nữ cho rằng việc khám thai là không cần
thiết [116]. Theo báo cáo của TCYTTG, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ
phụ nữ khám thai đủ 3 lần khoảng từ 10% đến hơn 90%; đặc biệt phụ nữ
21


nghèo ở các vùng nông thôn không khám thai đủ theo quy định [121]. Tuy
nhiên, báo cáo này không đề cập đến chất lượng của khám thai như có đảm
bảo khám thai vào mỗi thai kỳ hoặc nội dung của khám thai có đảm bảo hay
không. Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ đề cập đến số
lượng chứ không đề cập đến chất lượng của khám thai. Việc phát hiện chất
lượng khám thai đòi hỏi những nghiên cứu hết sức phức tạp và tốn nhiều
nguồn lực.
Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc SKSS tại Việt
Nam giai đoạn 2000-2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì có khoảng 1/10

đến 1/3 số phụ nữ không đi khám thai khi mang thai, số phụ nữ khám thai ít
nhất 3 lần thay đổi từ 1/5 cho đến 1/3 phụ thuộc vào tôn giáo và nơi ở của phụ
nữ. Tính bình quân, số lần khám thai trung bình của một phụ nữ khi mang thai
là 2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7 lần ở khu vực đồng bằng [58]. Tỷ lệ phụ
nữ làm nghề nông khám thai đủ 3 lần thấp hơn so với các phụ nữ làm nghề
khác, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trình độ học vấn, thu
nhập và kiến thức về chăm sóc trước sinh có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử
dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh (khám thai, tiêm phòng uốn ván, và
uống viên sắt) [58].
Theo Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, một trong
những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận được các dịch vụ chăm
sóc trước sinh là do họ chưa hiểu được tầm quan trọng và tính cần thiết của
công tác chăm sóc trước sinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này như
trình độ học vấn thấp, người dân tộc, điều kiện kinh tế có hạn, khả năng tiếp
cận của họ đến các cơ sở chăm sóc trước sinh (tiếp cận về địa lý, kinh tế và
văn hóa), phân bố của các cơ sở y tế và sự hài lòng của họ đối với các cơ sở
cung cấp dịch vụ trước sinh [61].
22


Theo kết quả của một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy có khoảng 60%
phụ nữ trả lời rằng chăm sóc trước sinh là không cần thiết [104]. Báo cáo
tổng quan các nghiên cứu về SKSS ở các nước đang phát triển từ năm 1990-
2006 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
của các bà mẹ bao gồm: trình độ học vấn của bà mẹ và người chồng, tình
trạng hôn nhân, tính sẵn có của dịch vụ, chi phí y tế, thu nhập hộ gia đình,
nghề nghiệp của bà mẹ, khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông và
tiền sử sinh sản phức tạp của bà mẹ. Ngoài ra yếu tố tín ngưỡng, văn hóa và
phong tục tập quán, tuổi tác và tôn giáo cũng có ảnh hưởng đến sử dụng dịch
vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ [120].

Theo báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe năm 2009 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2010 của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ
mang thai được khám thai ít nhất 1 lần năm 2009 là 96,4% , tỷ lệ này ở vùng
Tây Bắc là 86,3% thấp nhất trong cả nước. Tỷ lệ phụ nữ khám thai trên 3 lần
trung bình toàn quốc là 88,3%. Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn là 2 vùng
khó khăn hơn mới chỉ đạt 70,1% và 79,2% [72].So với năm 2005 Việt Nam
có tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần là 84,14% thì tỷ lệ phụ nữ khám thai ít
nhất 1 lần cũng đã có sự gia tăng [70] Như đã phân tích ở trên, các số liệu
thống kê nhiều khi là chưa thật chính xác, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa,
vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Hiện nay, tại các vùng này đã có
hệ thống “cô đỡ thôn bản” và y tế cơ sở đã được củng cố nhiều hơn, tỷ lệ
khám thai ở các bà mẹ mang thai cũng đã được cải thiện nhiều [12].
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa có thể phòng chống
được nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ vắc xin
phònguốn ván. Tiêm phòng uốn ván là một thành phần rất quan trọng của
công tác chăm sóc trước sinh. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc uốn ván thấp
nhưng tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao. Theo báo cáo năm 2009 và phương
23


hướng nhiệm vụ năm 2010 của Bộ Y tế, trong những năm gần đây tỷ lệ phụ
nữ mang thai được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván đều đạt ở mức cao trên
94%. Theo số liệu chưa đầy đủ trong năm 2008, cả nước vẫn còn 19 trường
hợp uốn ván sơ sinh, trong đó có 9 tử vong và trong 9 tháng đầu năm 2009
vẫn có 12 trường mắc và 8 tử vong [72].
Bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai cũng là một trong những nội
dung chăm sóc trước sinh. Trước đây, viên sắt được cung cấp miễn phí cho
phụ nữ mang thai nhưng trong những năm gần đây phụ nữ mang thai phải
mua viên sắt để uống, trừ một vài địa phương có các dự án do quốc tế tài trợ
thì được cấp miễn phí [78]. Tỷ lệ phụ nữ được bổ sung viên sắt chưa thật cao

do nhiều yếu tố như hay quên không sử dụng hàng ngày, mùi vị của viên
thuốc và tác dụng phụ gây táo bón là những nguyên nhân chính. Tỷ lệ tử vong
khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở những bà mẹ bình thường. Do
đó người ta coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa. Đối với con
thiếu máu gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Dinh dưỡng trong
thời kỳ mang thai là rất quan trọng, nếu bà mẹ không được cung cấp không
đầy đủ các chất dinh dưỡng đầy đủ trẻ có thể bị suy dinh dưỡng bào thai.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2003, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng bào thai toàn
quốc tại Việt Nam là 6,5% [4], [48], [97]. Trẻ suy dinh dưỡng bào thai sẽ có
nguy cơ tử vong cao hơn gấp 10-20 lần so với trẻ đủ cân nặng phù hợp với
tuổi thai [75].Công tác truyền thông về dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh và
nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai cũng là những nội dung quan
trọng của chăm sóc trước sinh.
1.1.2. Chăm sóc trong khi sinh
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng
136 triệu ca sinh; tại các nước đang phát triển có dưới hai phần ba số ca sinh
do cán bộ y tế đỡđẻ [120]. Năm 2007, UNICEF công bố ở một số quốc gia
24


châu Á, tỷ lệ phụ nữ mang thai được cán bộ y tế đỡ đẻ chiếm khoảng 31- 40%
trong giai đoạn 1995-2005[113], [119].
Tại Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế công chiếm
87%, còn lại các bà mẹ sinh tại các phòng khám tư nhân hoặc tại nhà riêng
[116]. Việc sinh con tại các cơ sở y tế phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, những
phụ nữ có điều kiện kinh tế khá giả thường sinh con tại các bệnh viện và
những phụ nữ nghèo thường sinh con tại nhà, chính vì vậy đã có khoảng cách
lớn giữa tình trạng sức khỏe của những phụ nữ giàu và nghèo [83]. Nguy cơ
tử vong của phụ nữ mang thai do các tai biến trong thời kỳ mang thai hoặc khi
sinh tại Nigiêria là 1/7 trong khi tại Ailen chỉ là 1/48.000. Ngoài ra, tử vong

mẹ cao ở các vùng nông thôn, vùng nghèo và cộng đồng có học vấn thấp. Tại
vùng sa mạc Sahara châu Phi, nơi có tình trạng kinh tế và văn hóa thấp nhất
châu Phi, tỷ số tử vong mẹ cao nhất thế giới. Tại đây chỉ có khoảng 40% ca
sinh do nữ hộ sinh, y tá hoặc bác sĩ đỡ [102]. Những người phụ nữ mang thai
sống gần các bệnh viện, những người có học vấn cao hơn, những người có
khả năng chi phí cho đi lại để đến cơ sở y tếcó xu hướng đẻ tại cơ sở y tế
công. Các bà mẹ đã từng sinh con hoặc mẹ chồng có ảnh hưởng rất nhiều đến
sự lựa chọn nơi sinh của bà mẹ [115], [117], [120]. Một nghiên cứu tại Ấn Độ
phần lớn các bà mẹ sinh tại nhà 37%, tại y tế tư nhân chiếm 32% và chỉ có
31% là đẻ tại cơ sở y tế công [104].
Khi lựa chọn nơi sinh, phụ nữ sống ở khu vực nông thôn và miền núi
cao, vùng sâu vùng xa và các bà mẹ sinh nhiều con có xu hướng sinh tại nhà,
trong khi bà mẹ nhiều tuổi có tiếp xúc với phương tiện truyền thông thường
xuyên và khám thai ≥3 lần thì sinh tại y tế công nhiều hơn[106]. Kết quả của
nghiên cứu tại Zimbabwechỉ có 50% phụ nữ khám thai tại trạm y tế sinh con
tại cơ sở y tế công.
25


Một số nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cho thấy số lượng
bà mẹ sinh con tại các cơ sở y tế công giảm là do họ không bị quấy rầy trong
chuyển dạ hoặc khi sinh (do có các sinh viên hoặc thầy thuốc thực tập), phải
tuân thủ các phong tục tập quán của dân tộc. Họ cũng cho rằng khi sinh tại
các cơ sở y tế công phải chi phí đi lại, phải có thêm nhiều người người chăm
sóc và không tuân theo các phong tục tập quán của địa phương hoặc của dân
tộc [106], [109].
Tại Tanzania các bà mẹ giàu được đỡ đẻ bởi người có chuyên môn cao
gấp 2,5 lần so với người nghèo [98]. Tuy nhiên, ở một số quốc gia phát triển
cũng có những bà mẹ mong muốn sinh con tại nhà. Một nghiên cứu tại
Zurich, Thụy Sĩ cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mong muốn được sinh

tại nhà không làm tăng nguy cơ có hại cho cả bà mẹ và trẻ[77], [91].
ỞViệtNamcó hai lựa chọn của người phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ sở
y tế (sinh tại nhà hoặc sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơsở y tế (y tế
tư nhân hoặc trạm y tế xã và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Theo cuộc điều tra
về thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở nông thôn Việt Nam cho
thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cho cuộc đẻ khác nhau ở các tỉnh khác nhau,
trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trạm y tế xã và bệnh viện huyện; người
đỡ đẻ cho các sản phụ cũng khác nhau ở các tỉnh khác nhau [88]. Tỷ lệ sản
phụ được người có chuyên môn đỡ đẻ cao nhất ở những tỉnh đồng bằng (Hà
Tây trước đây, Kiên Giang) và thấp nhất ở những tỉnh miền núi (Đắc Lắc) và
còn một tỷ lệ khá lớn các bà mẹ sinh con với sự giúp đỡ của các bà mụ vườn
(14,3% ở Đắc Lắc và 13,3% ở Cao Bằng). Theo báo cáo công tác chăm sóc
sức khỏe năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của Vụ Sức khoẻ
Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế, toàn quốc vẫn còn 20% số bà mẹ ở các tỉnh miền
núi Tây Bắc khi đẻ chưa được cán bộ y tế được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc [23].
Bộ Y tế đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh tại các cơ

×