Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH cát vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.28 KB, 63 trang )

Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 1

Chuyên đề TN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 3
PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG ............................................................ 5
1.1. Tổng quan về Cơng ty TNHH Cát Vàng ................................................ 5
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH Cát Vàng............. 5
1.1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Cát Vàng............................ 5
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh................................................ 7
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................ 7
1.1.2.2. Ngành, nghề kinh doanh ........................................................... 7
1.1.2.3. Thị trường đầu vào, đầu ra ........................................................ 7
1.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...................................... 8
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cát Vàng ............. 8
1.1.3.1. Đặc điểm chung về bộ máy quản lý ........................................... 8
1.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ................................................... 9
1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận .................................... 9
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn và cơng tác kế tốn
tại Cơng ty TNHH Cát Vàng ............................................................... 11
1.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế tốn .......................................................... 11
1.1.4.2. Tổ chức cơng tác kế tốn ........................................................ 12
1.1.4.3. Đánh giá khái quát về bộ máy kế toán và cơng tác kế tốn tại
Cơng ty TNHH Cát Vàng.................................................................... 18
1.2. Thực trạng kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH Cát Vàng ....... 21
1.2.1. Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu .................................... 21


1.2.1.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu.................................................. 21

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 2

Chuyên đề TN

1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu ........................................................ 22
1.2.1.3. Tính giá nguyên vật liệu.......................................................... 23
1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ............................................................ 26
1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ......................................................... 40
1.2.3.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu............................................ 41
1.2.3.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu ............................................ 44
PHẦN 2: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN
NGUN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG.......................... 48
2.1. Ưu điểm và nhược điểm của cơng tác kế tốn ngun vật liệu
tại Công ty TNHH Cát Vàng ............................................................... 48
2.2. Một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn ngun vật liệu
tại Công ty TNHH Cát Vàng ............................................................... 50
KẾT LUẬN................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 61

Nguyễn Thanh Nhàn


Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 3

Chuyên đề TN

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào WTO nói
riêng, và Việt Nam hội nhập vào thế giới nói chung, tình hình thực tế đang đặt ra
nhiều khó khăn, thách thức cũng như cơ hội phát triển và khẳng định thương
hiệu của mình cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành p hần kinh tế.
Đây chính là giai đoạn chuyển đổi quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Một mặt, nó tạo ra những cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn cho các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, nó cũng tạo ra những thách thức
và rủi ro khó lường theo quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Vì vậy, việc quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính và sản
xuất kinh doanh đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp
để duy trì sự tồn tại, khẳng định tên tuổi của mình và p hát triển. Và kế tốn là
một cơng cụ hữu hiệu và quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý của doanh
nghiệp ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô.
Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng
nói riêng và trong ngành sản xuất cơng nghiệp nói chung, do tính chất đặc thù
của sản phẩm sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng rất
lớn trong tổng giá thành sản phẩm.
Mặt khác, do thời gian sản xuất và hoàn thành sản p hẩm thường kéo dài
nên sự biến động về giá cả của những mặt hàng theo thị trường thường có ảnh
hưởng lớn đến chi phí về ngun vật liệu và các chi phí khác liên quan.

Điều này có ảnh hưởng lớn đến tổng giá thành sản phẩm.
Vì vậy, trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như
Công ty TNHH Cát Vàng, việc phấn đấu thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất
kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ
hồn thành cơng trình là một thách thức đối với doanh nghiệp.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 4

Chuyên đề TN

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cát Vàng, trên cơ sở những
kiến thức đã được học và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn
Nguyễn Hữu Đồng cùng như tồn bộ nhân viên của phịng Kế tốn của cơng ty,
em chọn đề tài "Kế tốn ngun vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng" làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần:
Phần 1: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Cát Vàng.
Phần 2: Một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn nguyên vật liệu
tại Công ty TNHH Cát Vàng.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6



Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 5

Chuyên đề TN

PHẦN 1
THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU
TẠI CƠNG TY TNHH CÁT VÀNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÁT VÀNG
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH Cát Vàng
1.1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Cát Vàng
Tên công ty: Công ty TNHH Cát Vàng.
Tên giao dịch: Cat Vang Company Limited.
Tên viết tắt: Cat Vang Co., Ltd.
Loại hình: Là cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên được
thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202000390 ký ngày 31
tháng 08 năm 2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
Vốn điều lệ: 1.600.000.000 Vnđ (Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm triệu đồng).
Địa chỉ trụ sở chính: Số 15B Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng
Bàng, thành phố Hải Phòng.
Mã số thuế: 0200445535.
Điện thoại: (84-31)-3.216968.
Fax: (84-31)-3.581480.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Với sự giúp đỡ của UBND thành phố Hải Phòng và Sở Kế hoạch và Đầu
tư Hải Phòng, Công ty TNHH Cát Vàng được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0202000390 được ký ngày 31 tháng 08 năm 2001 với số

vốn điều lệ là một tỷ sáu trăm triệu đồng. Công ty bao gồm 3 thành viên:
Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Huy Đức và Nguyễn Thị Hường.
Người đại diện theo pháp luật của công ty là Ông Nguyễn Văn Chung Chức vụ: Giám đốc của công ty TNHH Cát Vàng.
Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 6

Chuyên đề TN

Năm 2001, khi công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động, do nguồn
vốn kinh doanh cịn hạn chế, cơng ty phải thuê địa điểm hoạt động và gia o dịch
tại địa chỉ số 15B, Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Do sự năng động, sáng tạo và nắm bắt đúng cơ hội kinh doanh, Ban giám
đốc công ty đã quyết định đầu tư 01 dây truyền công nghệ sản xuất tấm lợp cách
âm, cách nhiệt và dây truyền công nghệ sản xuất thanh thép lõi giày - một sản
phẩm dùng nhiều trong một ngành khá phát triển ở Việt Nam - ngành giầy dép.
Năm 2003, công ty đã được UBND xã Anh Dũng, huyện Kiến Thụy giao
cho sử dụng 01 khu đất tại xã Anh Dũng - huyện Kiến Thụy, với diện tích mặt
bằng là 6.312m2 để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh (theo Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 21/02/2003).
Từ năm 2003 đến 2004, các sản phẩm chủ yếu của công ty là: các phụ kiện
ngành giầy dép như thanh thép, đế giầy, tấm lợp cách âm cách nhiệt.
Năm 2005, các sản phẩm chủ yếu của công ty là: thanh thép lõi giầy, nhận
gia công đế giầy, tấm lợp cách âm cách nhiệt, bồn chứa dầu và các sản p hẩm cơ
khí như kèo, cấu kiện, vì kèo.... dùng cho các cơng trình cơng nghiệp.

- Thanh thép đế giầy: 367.776 đôi.
- Tôn PU: 23.441 m 2.
- Tôn phụ kiện: 5.258m 2.
- Téc chứa dầu và các sản phẩm cơ khí như xà gồ, kèo...
Từ năm 2006 đến nay, xưởng gia công đế giầy của công ty cũng chịu ảnh
hưởng chung như các công ty giầy da khác ở Hải Phịng và Việt Nam, cũng gặp
rất nhiều khó khăn về đơn hàng. Và Ban Giám đốc quyết định tạm dừng hoạt
động của xưởng gia công đế, chỉ chú trọng vào việc sản xuất thanh thép lõi giầy
và tình hình của xưởng đã được cải thiện.
Số lượng thanh thép lõi giày: 650.000 đơi.
Trong giai đoạn này, ngồi các sản phẩm trên, công ty bắt đầu nhận thi
công, xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng như Nhà máy dệt nhuộm

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 7

Chuyên đề TN

Tân Vĩnh Hưng...., cung cấp tấm lợp cách âm cách nhiệt cho các đơn vị xây
dựng khác như Nhà máy giầy Aurora, Nhà máy Seiyo, Công ty CP Kiến
Lương......
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Hiện nay, công ty TNHH Cát Vàng chuyên sản xuất, lắp dựng các sản

phẩm cơ khí như các cấu kiện và kết cấu thép xây dựng, bồn chứ a dầu,.... sản
xuất các thanh thép đế giày phục vụ cho ngành giày dép, sản xuất tấm lợp cách
nhiệt và xây dựng các công trình cơng nghiệp và dân dụng khác như Nhà máy
dệt nhuộm Tân Vĩnh Hưng....
1.1.2.2. Ngành, nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải
Phịng ký, cơng ty kinh doanh các ngành, nghề sau:
- Xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ
tầng cơ sở;
- Lắp đặt thiết bị điện nước;
- Kinh doanh, chế tạo, gia công, lắp ráp sản phẩm cơ khí, cấu kiện;
- Kinh doanh, sản xuất các phụ liệu ngành giầy dép, may mặc;
- Nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.2.3. Thị trường đầu vào, đầu ra
Thị trường đầu vào: Thép tấm, tơn mạ màu, hố chất Diphenylmethane và
màng nhựa PVC Polyvinyl chloride, xi măng, gạch, cát, đá, cọc tre, sắt thép,
kính xây dựng, đinh, thép buộc......
Thị trường đầu ra: Tấm lợp cách nhiệt, tấm lợp không cách nhiệt, bồn chứa
dầu, nhà xưởng.... và thanh thép đế giày các loại (phụ kiện của ngành giầy).

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Chuyên đề TN

Trang 8


1.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2005

Năm 2006

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

triệu đồng

4.234

8.800

Tổng doanh thu

triệu đồng

4.184

17.719

Lợi nhuận trước thuế

triệu đồng


30

57

người

116

254

triệu đồng

85

204

Số lượng lao động
Nộp Ngân sách Nhà nước

1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cát Vàng
1.1.3.1. Đặc điểm chung về bộ máy quản lý
Công ty TNHH Cát Vàng là một doanh nghiệp mới thành lập từ cuối năm
2001, nên hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn đang được hồn thiện hơn
dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, để đạt
được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2007, cơng ty có tổng số người lao động là 264 người.
Trong đó:
(a) Tình hình sử dụng lao động:
+ Số lượng lao động trực tiếp: 223 người.
- Nam: 186 người.

- Nữ: 37 người.
+ Số lượng lao động gián tiếp: 41 người.
- Nam: 29 người.
- Nữ: 12 người.
(b) Trình độ của người lao động:
+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng: 32 người.
+ Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp: 28 người.
+ Từ PTTH trở xuống: 204 người.
(c) Độ tuổi của người lao động:
+ Từ 18 đến 29 tuổi: 98 người.
Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 9

Chuyên đề TN

+ Từ 30 đến 44 tuổi: 149 người.
+ Từ 45 đến dưới 60 tuổi: 17 người.
+ Từ 60 tuổi trở lên: 0 người.
Do tính chất đặc thù của loại hình kinh doanh, Công ty TNHH Cát Vàng
không sử dụng người lao động là người tàn tật, lao động vị thành niên và người
hết tuổi lao động.
1.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
PHỊNG
KẾ TỐN


KẾ TỐN
TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC
TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

PHĨ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

PHỊNG
TỔ CHỨC
PHỊNG
VẬT TƯ
PHỊNG
KỸ THUẬT
PHỊNG
HÀNH CHÍNH
CÁC TỔ, ĐỘI
SẢN XUẤT

1.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong cơng ty, là người trực
tiếp điều hành những hoạt động chung của công ty.

Nguyễn Thanh Nhàn


Lớp KTB2K6


Khoa Kế tốn - ĐH KTQD

Trang 10

Chun đề TN

+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc, p hụ trách về
kỹ thuật, tiến độ sản xuất, trực tiếp theo dõi các phòng ban sau: Phòng kỹ thuật,
phòng vật tư, các tổ đội sản xuất như tổ nề, tổ cốp p ha, tổ tôn PU, tổ sắt….
+ Phó Giám đốc tổ chức hành chính: Là người giúp việc cho Giám đốc,
phụ trách về tổ chức hành chính nhân sự, trực tiếp theo dõi các p hòng ban sau:
Phịng tổ chức, phịng hành chính, phịng kế tốn.
+ Kế tốn trưởng: Là người phụ trách phịng kế tốn.
+ Phịng kế tốn: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý mọi hoạt động tài chính
của cơng ty, thơng qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu tài chính để tham
mưu cho Ban giám đốc cơng ty.
+ Phịng tổ chức: Có nhiệm vụ điều hành, tổ chức sử dụng người lao động
đúng vị trí; theo dõi và thanh tốn tiền lương và các khoản p hụ cấp khác cho
người lao động; theo dõi và kiểm tra các tổ bảo vệ do công ty thuê đơn vị bạn
bảo vệ tài sản của cơng ty.
+ Phịng vật tư: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ xuất nhập kho; cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…. theo
yêu cầu công việc của các tổ đội sản xuất và các phịng ban có liên quan.
+ Phịng kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất, quy trình cơng nghệ,
xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật ở các cơng trình, cũng như kỹ
thuật và chất lượng công việc ở các tổ đội sản xuất.
+ Phịng hành chính: Phục vụ cơng tác văn phịng, lưu trữ cơng văn giấy tờ

của cơng ty, quản lý con dấu, tổ chức chăm sóc sức khoẻ của công nhân là m
việc tại các công trường của công ty, cũng như tại xưởng làm việc.
+ Các tổ, đội sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật,
bao gồm các tổ đội như: tổ xây, tổ cốp pha, tổ sắt, tổ bê tông, tổ sắt, tổ tơn PU,
tổ cơ khí, tổ đột dập…..

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 11

Chuyên đề TN

1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn và cơng tác kế tốn tại Cơng ty
TNHH Cát Vàng
1.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế tốn
Bộ máy kế tốn của cơng ty TNHH Cát Vàng được tổ chức theo mơ hình
tập trung, hay cịn gọi là tổ chức kế tốn một cấp.
Phịng kế tốn thực hiện tồn bộ cơng tác kế tốn từ thu nhận chứng từ kế
toán (chứng từ gốc), ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo p hân tích và
tổng hợp của cơng ty.
Nhưng do tính chất hoạt động kinh doanh của công ty mà tại mỗi cơng
trình xây dựng của cơng ty sẽ có một kế tốn cơng trường. Kế tốn cơng trường
chỉ có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động thu chi
nhỏ tại công trường, và gửi về phịng kế tốn. Mọi hoạt động ghi sổ, hạch tốn
chi tiết, hạch tốn tổng hợp, lập báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh, tính giá

thành, lập báo cáo tài chính…. sẽ do phịng kế tốn của cơng ty thực hiện.
Sơ đồ Bộ máy kế tốn tại Cơng ty TNHH Cát Vàng
KẾ TOÁN THUẾ,
TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN CP,
VẬT TƯ, TSCĐ
KẾ TOÁN
TRƯỞNG

THỦ QUỸ

KẾ TỐN TGNH,
THANH TỐN
KẾ TỐN
CƠNG TRƯỜNG

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế tốn - ĐH KTQD

Trang 12

Chun đề TN

Trong đó:
+ Kế tốn trưởng: Là người chịu trách nhiệm về tình hình kế tốn tài chính
trước Giám đốc (theo quy định tại Nghị định số 26-HĐBT ngày 18/03/2989 của

Hội đồng Bộ trưởng). Kế tốn trưởng phụ trách chung về cơng tác kế tốn và có
quyền u cầu các phịng ban có liên quan như phòng vật tư, p hòng tổ chức…
phối hợp thực hiện các cơng việc có liên quan.
+ Kế toán thuế, tiền lương: Phụ trách tổng hợp và lập các báo cáo kê khai
thuế hàng tháng, thu nhập các bảng chấm cơng, bảng xác nhận cơng việc hồn
thành… để thanh toán các khoản lương cho người lao động cũng như các khoản
trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn.
+ Kế tốn chi phí, vật tư, TSCĐ: Theo dõi các khoản chi phí của cơng ty,
vật tư, cơng cụ lao động và TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ; Theo dõi
các sản phẩm hồn thành và lập thẻ tính giá thành sản phẩm
+ Thủ quỹ: Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của công ty; thu tiền và chi tiền.
Hàng ngày phải khoá sổ và định kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán để kịp thời
phát hiện ra những sai xót.
+ Kế tốn tiền gửi ngân hàng và thanh tốn: Theo dõi tài khoản tiền Việt
Nam và tiền USD của công ty tại Ngân hàng, theo dõi các thủ tục vay vốn, tính
lãi vốn vay; theo dõi các khoản thanh toán như thanh toán với nhà cung cấp ,
thanh toán với người lao động….
+ Kế tốn cơng trường: Theo dõi các khoản thu chi nhỏ tại công trường,
thực hiện thanh toán với kế toán thanh toán và bàn giao các chứng từ kế tốn có
liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
1.1.4.2. Tổ chức cơng tác kế tốn
Cơng ty TNHH Cát Vàng tính thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu
trừ. Hiện nay, sản phẩm đầu ra của cơng ty tính thuế GTGT theo 2 mức thuế
suất là 5% và 10%.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6



Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Chuyên đề TN

Trang 13

Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng là: tiền Việt Nam đồng và tiền USD.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xun hạch tốn hàng tồn kho.
Cơng ty sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương p háp
khấu hao theo đường thẳng (hay còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian
hay khấu hao tuyến tính). Cơng thức tính mức khấu hao TSCĐ là:
Mức khấu hao bình
quân năm của TSCĐ

=

Nguyên giá
của TSCĐ

x

Tỷ lệ khấu hao bình quân
năm của TSCĐ

Nguyên giá của tài sản cố định
=

Số năm ước tính sử dụng TSCĐ

(a) Hệ thống chứng từ kế tốn:

Cơng ty TNHH Cát Vàng thực hiện và xây dựng hệ thống chứng từ kế toán
của theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, theo Quyết định
1177/TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 23/12/1996, Quyết định số 144/2001/QĐBTC ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản
pháp luật hướng dẫn thực hiện khác có liên quan.
Chứng từ kế tốn của cơng ty được lập, ký, luân chuyển và kiểm tra.... một
cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, đáp ứng được nhu
cầu quản lý cũng như tăng cường được khả năng thu thập và xử lý các thơng tin
kinh tế tài chính để lập báo cáo tài chính.
Các chứng từ kế tốn là căn cứ để ghi sổ, hạch tốn.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp
đều được lập chứng từ kế toán. Các nghiệp vụ kế toán kết chuyển cuối kỳ cũng
được thực hiện và được minh chứng trên các chứng từ kế tốn. Và kế tốn
trưởng ln kiểm tra, kiểm soát các chứng từ kế toán này để đảm bảo tính rõ
ràng, trung thực, hợp pháp, hợp lệ….
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế tốn cơng ty áp dụng bao gồm:
-

Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL);

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 14

Chuyên đề TN


-

Bảng chấm cơng thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL);

-

Bảng thanh tốn tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL);

-

Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL);

-

Giấy xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành (Mẫu số 06-LĐTL);

-

Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL);

-

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khốn;

-

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;

-


Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Mẫu số 22 SKT/DNN);

-

Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT);

-

Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT);

-

Phiếu vận chuyển;

-

Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm (Mẫu số 08-VT);

-

Bảng kê mua hàng;

-

Phiếu thu (Mẫu số 01-TT);

-

Phiếu chi (Mẫu số 02-TT);


-

Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT);

-

Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT);

-

Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT);

-

Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 07a-TT; 07b-TT);

-

Bảng kê chi tiền;

-

Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ);

-

Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ);

-


Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ);

-

Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ);

-

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ);

-

Hoá đơn giá trị gia tăng;

-

…….

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế tốn - ĐH KTQD

Trang 15

Chun đề TN

Ngồi hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính,

Cơng ty TNHH Cát Vàng cịn sử dụng một số chứng từ kế toán hướng dẫn một
cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty.
(b) Hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế tốn
Hình thức sổ kế tốn mà cơng ty TNHH Cát Vàng áp dụng hình thức Nhật ký
chung. Sổ kế toán gồm 2 loại sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết, trong đó:
+ Sổ kế toán tổng hợp:
-

Sổ Nhật ký chung (Mẫu số S05-SKT/DNN);

-

Sổ Nhật ký thu tiền (Mẫu số S05-SKT/DNN);

-

Sổ Nhật ký chi tiền (Mẫu số S05-SKT/DNN);

-

Sổ cái (Mẫu số S06-SKT/DNN);

-

Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S08-SKT/DNN);

-

……


+ Sổ kế toán chi tiết:
-

Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (Mẫu số S21-SKT/DNN);

-

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm (Mẫu số S13-SKT/DNN);

-

Sổ tài sản cố định (Mẫu số S15-SKT/DNN);

-

Thẻ kho (Mẫu số S12-SKT/DNN);

-

Sổ chi tiết thanh toán với người mua/người bán (Mẫu số S17-SKT/DNN);

-

Sổ chi tiết thanh toán với người bán bằng ngoại tệ (Mẫu số S17 SKT/DNN);

-

Sổ chi tiết tiền vay (Mẫu số S18-SKT/DNN);

-


Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (Mẫu số S20-SKT/DNN);

-

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (Mẫu số S25-SKT/DNN);

-

……

Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. Một số sổ chi tiết được mở
và theo dõi cho từng đối tượng có liên quan như sổ chi tiết thanh toán với khách
hàng, sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp……

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 16

Chuyên đề TN

Sơ đồ hạch tốn, ghi sổ kế tốn theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
CHỨNG TỪ GỐC

Sổ Nhật ký

đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp
chi tiết TK

Bảng cân đối
tài khoản

BÁO CÁO
KẾ TOÁN

Chú ý:

Ghi hàng ngày.
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng.
Đối chiếu số liệu, kiểm tra.
(c) Hệ thống tài khoản kế tốn
Cơng ty TNHH Cát Vàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
ban hành đã được sửa đổi theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày
21/12/2001 và Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện khác.
Để đáp ứng yêu cầu hạch toán của kế tốn tài chính và kế tốn quản trị,

cũng như nhu cầu quản lý, ra quyết định kinh doanh, hệ thống tài khoản của cơng
ty có 10 loại tài khoản (bao gồm các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết) sau:

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 17

Chuyên đề TN

- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động).
- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (tài sản cố định).
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả.
- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.
- Tài khoản loại 5: Doanh thu.
- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác.
- Tài khoản loại 8: Chi phí khác.
- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản loại 0: Tài khoản ngồi bảng.
(d) Báo cáo kế tốn
Cuối tháng, cuối q và kết thúc năm tài chính, phịng Kế tốn của Cơng ty
TNHH Cát Vàng lập các báo cáo kế toán theo các biểu mẫu đã được ban hành
và sửa đổi theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 21/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính (dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ).
+ Hàng tháng, lập các báo cáo kế toán như sau:

- Tờ khai thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01/GTGT);
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (Mẫu số 02/GTGT);
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (Mẫu số 03/GTGT);
- Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (nếu có) (Mẫu số PL 02/GTGT);
+ Hàng quý và cuối năm, lập các báo cáo kế toán như sau:
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN);
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN);
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN);
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN);
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN);
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Mẫu số F02-DNN);

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 18

Chuyên đề TN

1.1.4.3. Đánh giá khái qt về bộ máy kế tốn và cơng tác kế tốn tại
Cơng ty TNHH Cát Vàng
* Về bộ máy kế toán:
Tuy là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng Công ty
TNHH Cát Vàng đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá tốt, tương đối p hù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của mình, mặc dù bộ máy kế tốn
của Cơng ty chưa thật sự được hồn chỉnh. Do cơng ty áp dụng hình t hức tổ

chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ
đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo kịp thời và thống nhất với các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng
nhân viên kế toán cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt là do đặc thù công việc nên tại mỗi
địa điểm thi công của công trường có một kế tốn cơng trường riêng, kiêm ln
vị trí thủ kho.
Mỗi kế toán đều được trang bị các thiết bị tính tốn riêng, đảm bảo việc
thực hiện cơng tác kế tốn nhanh chóng như máy tính, máy vi tính.
Do cơng ty chưa có phần mềm kế tốn riêng, cơng tác kế tốn chỉ được
thực hiện trên bảng tính Microsoft Excel và các thiết bị tính tốn thủ cơng. Vì
vậy, điều này địi hỏi các nhân viên kế tốn phải tốn khá nhiều côn g sức và
không tránh khỏi những sai sót. Cơng ty nên xây dựng một chương trình kế tốn
máy cho riêng cơng ty.
Các nhân viên kế tốn trừ kế tốn cơng trường đều được đào tạo chính quy
nên trình độ chun mơn tương đối tốt. Bên cạnh đó, trình độ của các kế t ốn
cơng trường khơng được tốt lắm. Dù kế tốn cơng trường chỉ có nhiệm vụ thu và
chi các khoản chi phí nhỏ lẻ ở cơng trường, nhưng do trình độ chun mơn của
các kế tốn cơng trường hạn chế, chưa được tốt nên vẫn có sai sót trong cách lập
các chứng từ kế tốn.
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhân viên kế tốn cịn khá trẻ nên cịn thiếu kinh
nghiệm trong cơng tác kế toán.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 19


Chuyên đề TN

* Về cơng tác kế tốn:
Cơng ty TNHH Cát Vàng đã sử dụng hệ thống chứng từ theo đúng biểu
mẫu của Bộ Tài chính. Các chứng từ được lập với nội dung rõ ràng và luân
chuyển khá hợp lý, có đầy đủ các chữ ký bắt buộc theo quy định.
Các chứng từ kế toán được lưu trữ và bảo quản cẩn thận tại phịng Kế tốn.
Hệ thống chứng từ kế tốn, sổ sách kế tốn của Cơng ty cũng chưa có tính
đồng nhất, một số biểu mẫu lại áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
Nhưng hiện nay công ty vẫn áp dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán
theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 và Quyết
định số 144/2001/QĐ-BTC ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính. Công ty nên sửa, áp dụng và in lại hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán mới
- được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
- Bảng chấm cơng (Mẫu số 01a-LĐTL);
- Bảng chấm công thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL);
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL);
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03-LĐTL);
- Giấy xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành (Mẫu số 05-LĐTL);
- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL);
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL);
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10-LĐTL);
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Mẫu số 11-LĐTL);
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 01-VT);
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 02-VT);
- Phiếu vận chuyển;
- Biên bản kiểm kê NVL, CCDC, sản phẩm (Mẫu số 05-VT);
- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT);

- Phiếu thu (Mẫu số 01-TT);

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 20

Chuyên đề TN

- Phiếu chi (Mẫu số 02-TT);
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT);
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT);
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT);
- Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 08a-TT; 08b-TT);
- Bảng kê chi tiền (Mẫu số 09-TT);
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ);
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ);
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ);
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ);
- Hoá đơn giá trị gia tăng;
- .......

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6



Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 21

Chuyên đề TN

1.2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU TẠI CƠNG TY
TNHH CÁT VÀNG
1.2.1. Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.2.1.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty TNHH Cát Vàng có 02 bộ phận sản xuất chính, đó là:
+ Các sản phẩm về xây dựng cơ bản: nhà xưởng, kết cấu thép....
+ Sản phẩm phụ trợ cho ngành giầy: thanh thép đế giày.
Nguyên vật liệu của 2 bộ phận sản xuất này là khác nhau nhưng chúng đều
chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng từ 60% đến 80%) trong tổng chi p hí giá thành
sản phẩm. Trong xây dựng cơ bản, phần nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn như
là sắt, thép, xi măng, cát đá,.... Đây là những nguyên vật liệu chịu nhiều ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, điều kiện bảo quản.... Cịn trong
sản xuất thanh thép lõi giầy thì ngun vật liệu chính là thép tấm.
Để thuận tiện cho việc sản xuất, tại xưởng sản xuất và các công trường của
Công ty đều bố trí các kho vật tư. Mỗi kho đều có thủ kho riên g và trực thuộc
phịng vật tư. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi các vật tư trong kho của mình.
Do đặc thù riêng, các kho của cơng ty ln có 2 loại:
+ Kho lộ thiên.
+ Kho kín.
Mỗi loại kho chứa những nguyên liệu, vật liệu, cơng cụ dụng cụ, tài sản
máy móc thiết bị, nhiên liệu... khác nhau, được sắp xếp và bảo quản một cách
hợp lý, khoa học và an toàn, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của vật
tư, phù hợp với việc quản lý cũng như việc sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

Ví dụ 1:
Xi măng Chinfon phải được bảo quản ở nơi khơ ráo, có mái che, kê cao
cách mặt đất khoảng 10cm....
Sắt thép phải được để ở nơi cao, và được đậy bằng bạt dứa để tránh mưa
gió có thể làm sắt han gỉ, làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Trang 22

Chuyên đề TN

Để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm xây dựng, tránh tình
trạng ứ đọng vốn do nguyên vật liệu tồn kho nhiều, không sử dụng hết, mà vẫn
đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất, thủ kho phải luôn cập
nhật số lượng của những nguyên vật liệu trong kho của mình, đặc biệt là những
nguyên vật liệu chính, và thời gian cấp vật tư cho các tổ, đội sản xuất để yêu cầu
phòng vật tư có kế hoạch thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản
xuất kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Để đáp ứng tiến độ
công việc, công tác thu mua nguyên vật liệu của Công ty được tổ chức một cách
linh hoạt và có tính chuyên nghiệp cao.
Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu được mua ngoài (mua trong nước
hoặc nhập khẩu). Nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu là từ Đài Loan.
1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Dựa vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất,

nguyên vật liệu của Công ty TNHH Cát Vàng được phân loại như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu tham gia quá trình sản
xuất ra sản phẩm như xi măng, gạch xây, gạch block, cát, đá, đất, gỗ, cọc tre, sắt
thép, hợp chất chứa Nitơ, tôn mạ màu, các cấu kiện.....
+ Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng p hụ trợ
trong sản xuất như que hàn, dây thép buộc, đinh, đá cắt, chổi sơn, giấy ráp , giẻ
lau, bóng điện, đá mài, lô lăn sơn....
+ Nhiên liệu: Là những nguyên vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất như xăng A92, dầu Diezel, khí gas hố lỏng.....
+ Phế liệu: Là những vật liệu thu được trong quá trình sản xuất v à có thể
thanh lý bán ra ngồi như đầu cây sắt thừa, vỏ thùng sơn....
Do cơng ty mới phân loại nguyên vật liệu ra thành các loại như trên, mà
chưa xây dựng được Bảng danh mục chuẩn các mã nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, nên ở mỗi kho sử dụng một bảng mã riêng tuỳ theo cách quản lý của từng

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Chuyên đề TN

Trang 23

nhân viên thủ kho. Nhưng do các thủ kho đều dựa trên tên gọi của nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ để đặt mã nên thường lấy các chữ cái đầu trong tên của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để mã cho ngun vật liệu, cơng cụ dụng cụ đó.
Ví dụ 2:

Đá = Đ, trong đó:

Cát = C, trong đó:

- Đá 2x4

= D2x4.

- Đá 1x2

= D1x2.

- Đá 4x6

= D4x6.

- Đá bây

= D.bay.

- Đá hộc

= D.hoc.

- Cát xây

= C.xay.

- Cát bê tông = C.btong.
Gạch = G, trong đó: - Gạch lát nền 20x20 = G20x20.

- Gạch lát nền 20x25 = G20x25.
- Gạch lát nền 40x40 = G40x40.
1.2.1.3. Tính giá nguyên vật liệu
(a) Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
* Đối với nguyên vật liệu là hàng hoá nhập khẩu:
Giá thực tế của NVL
Giá mua theo hoá đơn
=
+
nhập khẩu nhập kho
thương mại (CIF)
Chi phí thu mua như
+

chi phí vận chuyển,



lưu kho, bốc xếp....

Thuế nhập khẩu
phải nộp
Chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng
mua (nếu có)

Ví dụ 3:
Tờ khai hải quan số 9452 ngày 03/10/2006, Công ty TNHH Cát Vàng nhập
khẩu từ Hon Jin Sheng Enterprise Co., Ltd. - Taiwan (Đài Loan) 3000 kg hợp
chất chứa Nitơ Diphenyl Methane.

Với:

- Giá mua trên hoá đơn thương mại (CIF) là 8.580 USD.
- Thuế nhập khẩu 10%. Thuế GTGT 10%.

Nguyễn Thanh Nhàn

Lớp KTB2K6


Khoa Kế toán - ĐH KTQD

Chuyên đề TN

Trang 24

- Tỷ giá hối đoái trong ngày là 15.950 Vnđ = 1 USD.
- Tổng các chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, lệ p hí hải quan…
là 3.600.000Vnđ.
Vậy: + Tổng giá thực tế nhập kho của lô hợp chất chứa Nitơ Diphenyl Methane
nhập khẩu trên là: (8.580 x 15.950 x 1,1) + 3.600.000 = 154.136.100 Vnđ.
+ Đơn giá thực tế của 1kg hợp chất nhập khẩu là 51.378,7 Vnđ/kg.
* Đối với nguyên vật liệu là hàng hoá thu mua trong nước:
Giá thực tế của NVL thu
mua trong nước nhập kho

=

Giá mua chưa
thuế theo hố đơn


+

Chi phí thu mua như
vận chuyển, bốc xếp…

Các khoản thuế
+

không được

Chiết khấu thương


khấu trừ

mại, giảm giá hàng
mua (nếu có)

Ví dụ 4:
Hố đơn GTGT số 0008310 ngày 29/1/2007, Công ty mua của Công ty CP
Hạ Long Viglacera 7.200 viên gạch R60-2T đốt dầu A1, GX0114 với đơn giá đã
chưa bao gồm 10% thuế GTGT là 353Vnđ/viên. Đơn giá vận chuyển hàng đến
tận cơng trình của người mua (chưa bao gồm 5% thuế GTGT) là 205 Vnđ/viên.
Vậy: + Đơn giá thực tế nhập kho của loại gạch R60-2T trên là: 558 Vnđ/ viên.
+ Tổng giá thực tế nhập kho của lơ hàng trên là: 4.017.600 Vnđ.
(b) Tính giá ngun vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu xuất kho dùng cho q trình sản xuất kinh doanh của
Cơng ty TNHH Cát Vàng tương đối có tính đồng nhất về chủng loại, quy cách
và chất lượng, nên cơng ty tính giá ngun vật liệu xuất kho theo p hương p háp

tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (phương pháp bình quân gia quyền).
Giá thực tế của
nguyên vật liệu
xuất dùng trong kỳ

Nguyễn Thanh Nhàn

Số lượng nguyên
=

vật liệu xuất dùng x
trong kỳ

Giá đơn vị bình quân
của nguyên vật liệu
xuất dùng trong kỳ

Lớp KTB2K6


Khoa Kế tốn - ĐH KTQD

Chun đề TN

Trang 25

Trong đó:
Tổng giá thực tế của nguyên vật liệu

Giá đơn vị bình quân của

nguyên vật liệu xuất dùng

tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
=

trong kỳ

Tổng số lượng nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Ví dụ 5:
Trong tháng 01/2007, tình hình nhập cọc tre loại 2,7 m của Công ty từ
Công ty TNHH Tín Lan như sau:
Ngày nhập

Số lượng (cọc)

Tồn ĐK

Đơn giá (Vnđ)

Thành tiền (Vnđ)

208

-

949.608

17/01/2007


24.000

4.780

114.720.000

22/01/2007

16.250

4.800

78.000.000

25/01/2007

26.700

4.800

128.160.000

26/01/2007

27.000

4.900

132.300.000


28/01/2007

20.000

4.900

98.000.000

Cộng nhập

113.950

551.180.000

Tổng cộng

114.158

552.129.608

 Giá đơn vị bình quân của cọc
tre 2,7m xuất dùng trong kỳ

=

552.129.608

= 4.836,539 Vnđ/cọc


114.158
Tình hình xuất cọc tre 2,7m cho các tổ, đội trong tháng như sau:
Ngày tháng xuất

Tổ, đội

19/01/2007

Thuỳ

23.500

113.658.664

24/01/2007

Thuỳ

16.250

78.593.756

26/01/2007

Vẻ

26.700

129.135.588


28/01/2007

Đoàn

19.500

94.312.508

29/01/2007

Thắng

28.208

136.429.092

114.158

552.129.608

-

-

Cộng
Tồn CK

Nguyễn Thanh Nhàn

Số lượng (cọc) Thành tiền (Vnđ)


Lớp KTB2K6


×