Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN đầu HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.83 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Du Lịch – Khách Sạn
---o0o---

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN ĐẦU HÌNH
THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ
NGHĨA. LIÊN HỆ VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI
TRUNG QUỐC

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp học phần: 2213HCMI0121
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hương


Hà Nam, tháng 03 năm 2022

2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................4
CHƯƠNG 1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA HÌNH THÁI KINH
TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA................................................................4
I. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA......................4
1. Các khái niệm:...............................................................................................4


2. Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:.........................4
3. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.................................5
II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN ĐẦU HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA....................................................................................8
1. Khái niệm, điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội.....................................8
2. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội..........................................10
CHƯƠNG 2 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI TRUNG QUỐC....................................12
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC......12
1. Sự hình thành chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc................................12
2. Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trong thời đại mới....................................13
3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Trung Quốc......................................................................................................15
4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Trung Quốc.............................................................................................17
II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN
TỚI.......................................................................................................................18
1. Về phương hướng........................................................................................18
2. Về giải pháp.................................................................................................19
PHẦN KẾT THÚC..................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24

3


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội là con đường hướng tới của nhân dân, đất nước Việt Nam nói
riêng và một số nước bị các nước đế quốc xâm phạm, áp bức nói chung. Đây là
con đường đúng đắn mang lại hy vọng cho toàn nhân dân lao động bị bóc lột bởi
các giai cấp thống trị. Xã hội chủ nghĩa lấy nhân dân lao động làm trọng, đề ra

được những quyền lợi bảo vệ con người, xây dựng khối liên minh Công - Nông
vững chắc, bền chặt; đây là xã hội mà con người được hưởng “Độc lập - Tự do Hạnh Phúc”. Mỗi quốc gia bước trên con đường xã hội chủ nghĩa đều phải đi qua
một con đường “máu” mà dân tộc mở ra, con đường đó được xây bằng xác thịt,
máu tươi, nước mắt, mất mát, đau thương, nghèo khổ, ... của mỗi dân tộc bị đàn áp.
Trải qua không biết bao gian khổ, để được độc lập bước chân trên con đường chính
nghĩa, tốt đẹp khơng hề dễ dàng, chính vì vậy khi vừa mới đặt chân lên con đường
xã hội chủ nghĩa, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phải nhanh chóng hồn thiện, có
những đường lối phù hợp để xây dựng một xã hội chủ nghĩa vững mạnh cho riêng
mình. Giai đoạn đầu đi lên ln tiềm ẩn nhiều khó khăn, giành được đã khó, giữ
vững và phát triển nó lại càng khó hơn. Có thể nói đây là những thử thách, thách
thức được đề ra cho những nước theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH là một đề tài lý luận và
thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau, địi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm
túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Thơng qua nghiên cứu, và tìm
tịi, các thành viên của nhóm 5 sẽ cho các bạn đọc thấy và hiểu rõ thêm về chủ
nghĩa xã hội, đặc biệt là giai đoạn đầu hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Từ đó giúp ta có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn tin tưởng và ủng hộ
đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản.
Như đã nói, chủ nghĩa xã hội là một con đường không dễ theo đuổi, để đi trên
con đường này mỗi quốc gia, dân tộc đều phải đánh đổi rất nhiều. Vậy đánh đổi
những mất mát to lớn đấy, các nước theo chân xã hội chủ nghĩa hiện nay đã có
được gì trong tay. Đây chính là vấn đề thứ hai mà nhóm 5 muốn nhắc tới trong bài
thảo luận này. Một trong những thành viên của chế độ xã hội chủ nghĩa chính là
Trung Quốc - một đất nước giàu mạnh với những tiềm năng phi thường về kinh tế.
Trung Quốc trước hết đã tự dành được nền độc lập cho dân tộc mình, mở ra một
bước ngoặt lớn cho bản thân, làm củng cố thêm sức mạnh, ý chí độc lập của các
dân tộc trên thế giới. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời là một điểm nhấn để
các nước đang đấu tranh tiếp bước, noi theo. Trung Quốc ngày càng phát triển, vậy

chủ nghĩa xã hội tại Trung quốc hiện này ra sao, có những thực trạng, ưu, nhược
điểm gì đang tồn tại trong chính sách chủ nghĩa xã hội mà Trung Quốc đang sử
dụng và ngun nhân của nó là gì.
Với đề tài thảo luận: “Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Liên hệ với chủ nghĩa xã hội của 1 quốc gia trên thế giới”.
Nhóm 5 hi vọng bạn đọc sẽ có cách nhìn thật đúng đắn về một xã hội chủ nghĩa mà
Đảng ta đang hướng đến từ đó thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa con đường xã
hội chủ nghĩa của Mác - Lênin đề ra và Trung Quốc hướng đến.
4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA HÌNH THÁI KINH
TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
I. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Các khái niệm:
a. Khái niệm hình thái kinh tế- xã hội:
Hình thái kinh tế xã hội với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy
vật lịch sử là để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những
quan hệ sản xuất ấy.
b. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế – xã hội, chúng ta có khái
niệm cụ thể hơn về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội
phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu cơng cộng về tư liệu sản
xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng
có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng
tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hố ngày càng cao.

Cũng như mọi hình thái kinh tế - xã hội khác, hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa có quá trình phát triển từ thấp đến cao do sự trưởng thành về kinh tế
và các quan hệ xã hội phù hợp, thể hiện ở từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, kế
tiếp và thống nhất với nhau.
2. Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:
a. Tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình
thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra tính tất
yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tếxã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là q trình lịch sử tự nhiên.
Thứ nhất là, những lực lượng sản xuất, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại,
dựa trên các thành tựu khoa học – kỹ thuật đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản,
càng phát triển cao thì trình độ xã hội hố cũng càng cao. Sự kiện đó tạo ra mâu
thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu. Chủ thể làm ra
những thành quả lực lượng sản xuất đó chủ yếu là giai cấp cơng nhân và nhân dân
lao động, trong khi đó chủ thể chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của sản xuất
lại chủ yếu là giai cấp tư sản thống trị xã hội.
Thứ hai là, trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập
nhau về lợi ích cơ bản đó là giai cấp cơng nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất
hiện đại, xã hội hoá cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội, đại biểu cho quan hệ
5


sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hai giai cấp này mâu thuẫn
với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp công nhân (gắn với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột) chống giai cấp
tư sản áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mơ nhỏ, tự phát tiến tới trình
độ cao hơn, quy mơ lớn hơn và tính tự giác ngày càng thể hiện rõ hơn. Đến độ chín
muồi của sự phát triển, phong trào cơng nhân hình thành đảng chính trị của mình
với hệ tư tưởng và tổ chức tiên phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân

lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba là, cùng với những thành tựu to lớn về nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản
giai cấp tư sản, trong các thế kỷ phát triển của nó cũng đồng thời tạo ra bao nhiêu
tai họa cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như
môi trường thiên nhiên (chế độ áp bức bóc lột, bất cơng, phân hố giàu nghèo ngày
càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại hàng trăm triệu
người, lối sống phản văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, tàn phá
thiên nhiên, v.v.).
b. Được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh
đạo.
Như vậy, sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có
những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ
nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên
đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.
Ví dụ: Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có tính xã hội hóa cao đã mang tính
chất tồn cầu ngày càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Những sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa tư bản thực chất chỉ là giai cấp tư sản lợi
dụng nhà nước, nhân dân nhà nước để nắm tư liệu sản xuất. Do vậy mâu thuẫn trong
kinh tế và trong lĩnh vực xã hội không hề suy giảm. Cụ thể là mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt. Qua
thực tiễn của những cuộc đấu tranh đã khiến cho giai cấp công nhân hiểu rằng , muốn
giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai
cấp mình và phải trực tiếp do giai cấp mình lãnh đạo. Qua đó đã khẳng định, hình thái
kinh tế - xã hơi cộng sản chủ nghĩa ra đời là kết quả hoạt động tự giác của giai cấp
công nhân bằng hành động đấu tranh cách mạng của giai cấp này bởi vì chế độ tư bản
chủ nghĩa khơng tự nó sụp đổ.
3. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác và Ph.Ăng ghen khi nghiên
cứu lịch sử phát triển phát triển của xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản
đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội. Học thuyết vạch rõ những
cơ bản của vận động xã hội, chỉ ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử,
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác khơng chỉ làm rõ những yếu tố cấu
6


thành hình thái kinh tế - xã hội mà cịn xem xét xã hội trong quá trình biến đổi và
phát triển khơng ngừng.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăng Ghen khởi
xướng. được V.I Lênin bổ sung, phát triển và hiện thực hóa trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái kinh tế- xã hội
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tài sản vô giá của nhân loại.
Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất
phát từ hai tiền đề vật chất nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
trưởng thành của giai cấp cơng nhân.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp
những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự
phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
a. Theo C. Mác và Ăngghen:
Khi phân tích hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, C. Mác và Ph.
Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế. xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp
lên cao:
Khi nói về giai đoạn thấp của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa,
C.Mác đã khẳng định: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây khơng phải là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một
xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một
xã hội, về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần – còn mang những dấu vết
của xã hội cũ mà nó đã lọt lịng ra”.

Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Ở giai đoạn này, con người khơng cịn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc
vào phân công lao động xã hội: đồng thời, lao động trong giai đoạn này không chỉ
là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người. Khi đó,
con người thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu”.
Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa cộng sản. Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (1875), C. Mác
đã cho rằng: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy
là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác
hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Khẳng định quan điểm
của C. Mác, V.I. Lênin cho rằng: “Về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì được rằng
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”.
Về xã hội của thời kỳ quá độ, C. Mác cho rằng đó là th hội vừa thoát thai từ xã
hội tư bản chủ nghĩa, xã hớp chia phát triển trên cơ sở của chính nó cịn mang
nhiều dấu vết của xã hội cũ để lại C. Mác gọi thời kỳ quá độ này bằng hình tượng:
“những cơn đau đẻ kéo dài” để cho chủ nghĩa xã hội lọt lòng từ xã hội cũ mà ra…

7


b. Theo V.I.Lênin:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì hình thái kinh tế – xã hội cộng
sản chủ nghĩa có thể chia thành 3 thời kỳ:
 Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).
 Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
 Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
Từ thực tiễn nước Nga, V.I. Lênin cho rằng đối với những nước chưa có chủ
nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”.
V.I. Lênin cịn cụ thể hố và phát triển thêm quan điểm phân kỳ hình thái kinh
tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông gọi “giai đoạn thấp” là xã hội chủ nghĩa (hay
chủ nghĩa xã hội); “giai đoạn cao” là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa
cộng sản); đặc biệt là phát triển lý luận về “thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội
V.I. Lênin đã có quan điểm khoa học xuất phát từ thực tiễn lịch sử về các kiểu
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ đặc biệt của các nước đã qua chủ
nghĩa tư bản ở mức trung bình. V.I. Lênin cịn có nhiều quan điểm cụ thể về “quá
độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” của nhiều nước vốn từ nước nông
nghiệp lạc hậu – các nước “tiền tư bản”… lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ
“đặc biệt của đặc biệt” (tất nhiên là phải trải qua rất nhiều khó khăn, phức tạp, lâu
dài, chủ yếu vì chưa qua “trường học dân chủ tư sản” và chưa có cơ sở vật chất –
kỹ thuật hiện đại). Nhưng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại của cách mạng
xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì hàng trăm nước đó vẫn có thể thực hiện kiểu quá
độ “đặc biệt của đặc biệt” đó.
Những nước thuộc các kiểu “quá độ bỏ qua”, đương nhiên phải có đảng cộng
sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, có đường lối xây dựng và bảo vệ đất
nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa; tận dụng được những thành quả của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, của chủ nghĩa tư bản và của cả nhân loại để quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Theo V.I. Lênin, ở những nước này cần chú trọng khắc phục những
biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong đảng cộng sản, trong quần chúng;
chống lại mọi kẻ thù phá hoại… để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải
trải qua và sử dụng rất nhiều “những bước quá độ nhỏ”, “những hình thức trung
gian quá độ”, đan xen giữa “các thành phần”, “các mảnh” … của cả chủ nghĩa tư
bản lẫn của chủ nghĩa xã hội, ... Do đó, ở các nước “quá độ bỏ qua” dù là “quá độ
rút ngắn” thì cũng khơng thể chủ quan nóng vội, “đốt cháy giai đoạn” … mà phải
vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan, những tiền đề và điều kiện cụ
thể… để giành thắng lợi từng bước, trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
Ví dụ: Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa tư tưởng C.Mác – Lênin trên con

đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Ở thời kỳ này, ngoài phát triển kinh tế, chúng ta đã khơng ngừng đổi
mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu cảu Đảng, xây
8


dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghãi, nâng cao vai trò chiến đấu cảu quần
chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, Đảng ta thực hiện tuyên truyền
phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng giai cấp cơng nhân trong tồn xã
hội, khắc phục những tư tưởng tâm lý có ảnh hướng tiêu cực đối với tiến trìnhh
xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu
giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới. Ngồi ra, nước ta cịn khơng
ngừng xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển giáo dục để nâng cao dân trí.
Tóm lại, theo C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, dù có sự phân kỳ như vậy,
nhưng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa đã bắt đầu từ thời kỳ quá độ
cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản. Và, dù là quá độ
trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã phát triển hay các kiểu quá độ gián tiếp (quá độ bỏ
qua) cũng đều nằm trong quy luật và xu hướng tất yếu của lịch sử nhân loại trong
thời đại ngày nay
Vậy là, về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản được hiểu theo kết nghĩa: Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua
chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ, khá lâu dài từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - những cơn đau đẻ kéo dài, Thứ hai, đối với
những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa cộng sản.
II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN ĐẦU HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ
HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm, điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội

a. Khái niệm:
Chủ nghĩa xã hội được tiếp cận từ các góc độ sau đây:
Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại
áp bức, tấn công, chống các giai cấp thống trị
Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động
khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng.
Là một khoa học – chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân
Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã họi cộng
sản chủ nghĩa.
b. Điều kiện ra đời
 Điều kiện kinh tế:
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là mô št giai đoạn mới trong lịch sử phát triển
mới của nhân loại. Nhờ sự ra đời của cơng nghiêpš cơ khí (Cách mạng công nghiêpš
lần thứ 2), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển vượt bâcš của lực lượng sản
xuất. Trong vịng chưa đầy mơ št thế kỷ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được mô št lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sô š hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại tạo ra đến
lúc đó.
9


Tuy nhiên, trong xã hô ši tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất càng được cơ khi
hóa, hiê šn đại hóa càng mang tính xã hơ ši hóa cao, thì càng mâu thuẫn với quan hê š
sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế đô š chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Quan hê š sản xuất từ chỗ đóng vai trị mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển,
thì ngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở các nước Châu
Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng. Cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư banrchur nghĩa phát triển
mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa
ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa. Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho
những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa
tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.
Cùng với sự phát triển của tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hiện đại
trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực
lượng xã hội độc lập. Giai cấp cơng nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải
quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản gây ra. Phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân phát triển mạnh, đã bắt đầu tổ chức trên quy mô lớn như : Cuộc
khởi nghĩa công nhân thành phố Liông( Pháp ) 1831-1834; cuộc khởi nghĩa công
nhân dệt Xelidi ( Đức ) 1844 ; phong trào Hiến chương( Anh ) 1838- 1848…..
 Điều kiện chính trị - xã hội
Mâu thuẫn giữa tính chất xã hơ ši hóa của lực lượng sản xuất với chế đô š chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liêuš sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa tư bản, biểu hiênš về mặt xã hô ši là mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân hiê šn đại với giai cấp tư sản lỗi thời. Cuô šc đấu tranh giữa giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản xuất hiênš ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có
tính chính trị rõ rét. C. Mác và Ph. Angghen chỉ rõ: “Từ chỗ là những hình thức
phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hê šsản xuất ấy trở thành những
xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một ccš cách
mạng”.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại cơng nghiêpš cơ khí là sự
trưởng thành vượt bâ šc cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân, con để
của nền đại công nghiê šp. Chính sự phát triển về lực lượng sản xuất và sự trưởng
thành của giai cấp công nhân là tiền đề kinh tế- xã hôiš dẫn tới sự sụp đổ không
tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, giai cấp tư sản
khơng chỉ tạo vũ khí để giết mình mà cịn tạo ra những người sử dụng vũ khí đó,
những cơng nhân hiê šn đại, những người vô sản. Sự trưởng thành vượt bâcš và thực
sự của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng cô šng sản, đô ši

tiền phong của giai cấp công nhân, trực tiếp lãnh đạo cuôcš đấu tranh chính trị của
giai cấp cơng nhân chống giai cấp tư sản.
10


Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành thực sự của giai cấp
công nhân là tiền đề, điều kiênš cho sự ra đời của hình thái kinh tế- xã hô ši công
š sản
chủ nghĩa. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hơi š
trước đó, nên hình thái kinh tế - xã hôiš cô nš g sản chủ nghĩa khơng tự nhiên ra đời,
trái lại, nó chỉ được hình thành thơng qua cách mạng vơ sản dưới sự lãnh đạo của
đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cô šng sản, thực hiê šn bước quá đô š từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hô ši và chủ nghĩa cô šng sản.
Cách mạng vô sản là cuô cš cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
đông
š dưới sự lãnh đạo của Đảng Cô nš g sản, trên thực tế được thực hiênš bằng con
đường bạo lực cách mạng nhằm lâ št đổ chế đô š tư bản chủ nghĩa, thiết lâpš nhà nước
chun chính vơ sản, thực hiê šn sự nghiê šp cải tạo xã hô ši cũ, xây dựng xã hôiš mới,
xã hô ši xã hôiš chủ nghĩa và cô nš g sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách mạng vô sản, về
mặt lý thuyết cũng có thể được tiến hành bằng con đường hịa bình, nhưng vơ cùng
hiếm, q và trên thực tế chưa xảy ra.
Do tính sâu sắc và triê št để của nó, cách mạng vơ sản chỉ có thể thành cơng,
hình thái kinh tế- xã hơ ši cơng
š sản chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lâpš và phát triển
trên cơ sở của chính nó, mơ št khi tính tích cực chính trị của giai cấp cơng nhân
được khơi dâ šy và phát huy trong liên minh với các giai cấp và tầng lớp những
người lao đô šng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cơ šng sản.
Ví dụ: Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư
bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các
thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức

"dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên tồn thế giới khơng hề
bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu
tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số
giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đồn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ,
thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất,
kiểm sốt tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng
chủ yếu và do đó chi phối tồn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở
nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng khơng kèm theo sự bình
đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình
thức, trống rỗng mà khơng thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực
của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các
nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể
thay đổi chính phủ nhưng khơng thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau
hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.
2. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
 Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển tồn diện.
 Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
11


 Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
 Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp cơng nhân,
đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
 Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những
giá trị của văn hóa dân tộc và cao, kì tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc và có quan
hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Ví dụ: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: Là một xã
hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có
nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất cơng, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện: các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các
nước trên thế giới.

12


CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI TRUNG QUỐC
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC
1. Sự hình thành chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc
Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khẳng định phát triển đất
nước theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa đã tạo ra một bước
nhảy vọt thần kỳ đưa Trung Quốc phát triển hài hòa và trở thành nền kinh tế thứ
hai thế giới. Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là đỉnh cao nhất của lý
luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hiện nay.
Theo các nhà lý luận Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội đặc sắc (CNXHĐS) Trung
Quốc chính là thành tựu quan trọng nhất của sự phát triển lý luận cách mạng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình lãnh đạo nhân dân Trung Quốc xây
dựng chủ nghĩa xã hội mấy chục năm qua. Đó chính là đỉnh cao của q trình
Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay.
Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là sự vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt lý

luận của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng Trung Quốc. Theo đó, Trung
Quốc hóa chủ nghĩa Mác lần thứ nhất đã được Mao Trạch Đông thực hiện thành
công trong cách mạng giải phóng đất nước và thực hiện bước chuyển từ chủ nghĩa
dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội và đã tạo ra bước nhảy vọt lý luận lịch sử lần
thứ nhất. Nó là thành quả của sự kết hợp lý luận giữa tư tưởng Mao Trạch Đông và
chủ nghĩa Mác.
Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác lần thứ hai do Đặng Tiểu Bình khởi xướng
cùng với quá trình cải cách, mở cửa đã tạo ra sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc
thời gian qua. Về mặt lý luận, bước nhảy vọt lý luận lần thứ hai này là sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác trong bối cảnh mới của cả Trung Quốc và thế giới. Với
những thành tựu lý luận nổi bật là: lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện”
do Giang Trạch Dân chủ trương, quan điểm phát triển khoa học và lý luận về xây
dựng xã hội hài hòa do Hồ Cẩm Đào chủ trương.
Thực tiễn xây dựng CNXHĐS Trung Quốc diễn ra một cách toàn diện ở mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc
(XHCNĐS) Trung Quốc, dân chủ XHCNĐS Trung Quốc, Nhà nước pháp quyền
XHCNĐS Trung Quốc, văn hóa XHCNĐS Trung Quốc, xã hội hài hòa XHCNĐS
Trung Quốc…
Đặc điểm nổi bật của lý luận CNXHĐS Trung Quốc là hệ thống lý luận mở,
mang trong mình tiềm năng sáng tạo to lớn. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác,
nó cơ bản xuất phát từ thực tiễn xây dựng CNXH ở Trung Quốc trong thời đại tồn
cầu hóa. Vì lẽ đó, nó hứa hẹn sẽ tiếp tục được bổ sung, hồn thiện và phát triển
khơng ngừng. Có thể khẳng định, lý luận CNXHĐS Trung Quốc được phát triển
13


hết sức linh hoạt, sáng tạo, uyển chuyển gắn liền với thực tiễn cải cách, mở cửa,
thực tiễn thực sự trở thành tiêu chuẩn của lý luận CNXHĐS Trung Quốc.
2. Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trong thời đại mới
a. Khái niệm “ thời đại mới”

Khái niệm chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được thể hiện ở
ngay chủ đề Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Không quên lý tưởng ban
đầu, khắc ghi sứ mệnh, dương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc, quyết tâm hoàn thành thắng lợi xây dựng xã hội khá giả toàn diện, giành
thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, phấn đấu
khơng mệt mỏi vì giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”.
Xét về mặt thời gian, thời đại mới mà Trung Quốc nhắc đến ở đây chính là thế
kỷ XXI. Thế kỷ mà Trung Quốc đặt ra những mục tiêu vĩ đại, như hoàn thành mục
tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện (vào năm 2021), phấn đấu đưa Trung Quốc
trở thành cường quốc XHCN phát triển, giàu mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh,
hài hịa, tươi đẹp vào giữa thế kỷ XXI.
Xét về chất lượng và trình độ phát triển: Các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc; những nhu cầu cơ bản
trong cuộc sống người dân đã được đảm bảo. Trung Quốc đã qua thời kỳ “đứng
lên”- thời kỳ mà thế hệ lãnh đạo thứ nhất đã làm được; Trung Quốc đã qua kỳ
“giàu lên”- thời mà các thế hệ lãnh đạo thứ hai, ba, tư đã thực hiện được trong giai
đoạn cải cách, mở cửa đến nay. Và hiện tại, Trung Quốc đang ở thời kỳ “mạnh
lên”- tức là từ thế hệ lãnh đạo thứ năm: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
bước vào thời đại mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa sau khi trải qua mn vàn
khó khăn đã trải qua những bước tiến lớn từ đứng lên, giàu mạnh lên, chào đón
viễn cảnh tươi sáng thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”.
b. Về xác định nhiệm vụ, bố cục tổng thể, mâu thuẫn chủ yếu của chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc thời đại mới
Nhiệm vụ tổng thể: Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng nhiệm vụ tổng thể
của CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: thực hiện hiện đại hóa CNXH và
phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa (gồm hai bước, bước 1: xây dựng xã hội khá
giả toàn diện; bước hai, thành cường quốc XHCN hiện đại, giàu mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh, hài hịa, tươi đẹp).
Bố cục tổng thể của CNXH đặc sắc Trung Quốc hiện nay là “năm trong một”
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mơi trường); bố cục chiến lược là “bốn tồn

diện” (xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất
nước theo pháp luật toàn diện và quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện); bố cục tư
tưởng là “bốn tự tin” (tự tin về đường lối, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ, tự tin
về văn hóa).

14


c. Tư tưởng và phương châm chiến lược của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
thời đại mới
Ngày 30-3-1979, tại Hội nghị nghiên cứu công tác lý luận của Đảng, Đặng
Tiểu Bình lần đầu tiên đưa ra khái quát “bốn ngun tắc cơ bản”, đó là: “kiên trì
con đường xã hội chủ nghĩa; kiên trì chun chính vơ sản; kiên trì sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản; kiên trì chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao Trạch Đông”. Những
nguyên tắc này được các thế hệ lãnh đạo tiếp sau quán triệt một cách triệt để.
Đến Đại hội XIX, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát triển thành 14 kiên trì
là: “Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt cơng tác; kiên trì lấy nhân dân
làm trung tâm; kiên trì đi sâu cải cách tồn diện; kiên trì quan điểm phát triển mới;
kiên trì nhân dân làm chủ; kiên trì quản lý xã hội theo pháp luật tồn diện; kiên trì
hệ thống giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa; kiên trì bảo đảm và cải thiện dân sinh
trong phát triển; kiên trì sinh sống hài hịa giữa con người với thiên nhiên; kiên trì
quan niệm tổng thể về an ninh quốc gia; kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng
với quân đội nhân dân; kiên trì thực hiện “một đất nước hai chế độ”, thúc đẩy
thống nhất đất nước; kiên trì thúc đẩy cộng đồng chung vận mệnh nhân loại và
kiên trì quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện”. Đây được coi là tư tưởng và
phương châm chỉ đạo chiến lược trong xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời
đại mới.
d. Những quan điểm nhằm hiện thực hóa tư tưởng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc thời đại mới” trên các lĩnh vực chủ yếu
Trong kinh tế: quan điểm chỉ đạo cơ bản là coi phát triển kinh tế là nhiệm trung

tâm, kiên trì giải phóng sức sản xuất và cải cách kinh tế thị trường XHCN. Chủ
trương chuyển từ “tăng trưởng cao” sang tăng trưởng “chất lượng cao”. Trong đó
tập trung vào chuyển đổi phương thức phát triển, tối ưu hóa kết cấu nền kinh tế,
chuyển đổi động lực tăng trưởng.
Trong xây dựng hệ thống chính trị: bản chất của chế độ chính trị XHCN đặc
sắc Trung Quốc là nền chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh
đạo, lấy liên minh công - nông làm nền tảng, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về
nhân dân.
Trong cải cách chính trị, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII, với
dũng khí chính trị to lớn, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “đã đề ra một
loạt các quan điểm mới, tư tưởng mới, chiến lược mới; ban hành một loạt những
phương châm, chính sách lớn, giải quyết được nhiều vấn đề nan giải lâu nay muốn
giải quyết nhưng chưa giải quyết được; làm được nhiều việc lớn lâu nay muốn làm
nhưng chưa làm được.
Trung Quốc cho rằng, trên thế giới khơng có mơ hình chế độ chính trị hồn
tồn giống nhau, không thể đánh giá một cách trừu tượng chế độ chính trị nếu tách
khỏi điều kiện chính trị, xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa riêng của nước đó.
Do vậy, cũng khơng thể sùng bái, áp dụng rập khn máy móc một chế độ chính trị
nào ở bên ngồi. Thể chế chính trị CNXH đặc sắc Trung Quốc là “kết quả tất yếu
15


của logic lịch sử, logic lý luận, logic thực tiễn của quá trình phấn đấu lâu dài của
Đảng và nhân dân Trung Quốc”.
Về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa: Đảng Cộng sản Trung Quốc
cho rằng: “Văn hóa là linh hồn của một quốc gia, dân tộc. Văn hóa hưng thịnh thì
đất nước hưng thịnh, văn hóa mạnh thì dân tộc sẽ mạnh. Khơng có sự tự tin vào
văn hóa thì văn hóa khơng phồn vinh, thịnh vượng và càng khơng có cơng cuộc
phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”
Về xã hội: quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “chăm lo cho con

người là hòn đá thử vàng để kiểm nghiệm tính chất của một chính đảng hay một
chính quyền”, Trung Quốc ln đặt lợi ích của nhân dân lên vị trí cao nhất, đem
thành quả của cải cách và phát triển đến mọi tầng lớp nhân dân; khơng ngừng thúc
đẩy cơng bằng, chính nghĩa trong xã hội...
3. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc
a. Thành tựu
 Thành công trong việc lãnh đạo các dân tộc Trung Quốc đứng lên đánh đổ 3

quả núi lớn: chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản quan liêu
 Kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của nước ta
(Trung Quốc), đi con đương riêng của mình, xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc
 Cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế: đưa Trung Quốc trở thành một nước siêu
cường, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa. Năm 2018 GDP Trung Quốc đạt 90.030 tỷ NDT, tăng 6,6% so với năm
2017: tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp là 52,2%; 40,7%; 7,2%;
số km đường sắt cao tốc vượt 30.000 km. Số lượng khách vận chuyển bằng đường
sắt năm 2018 vượt 3,37 tỷ lượt người. Năm 2018, số km đường bộ cao tốc vượt
140.000 km, đứng đầu thế giới. Năm 2018, thu nhập bình quân dân cư đạt 28.228
NDT, tăng 6,5% so với năm 2017. Năm 2018, mức độ độ đơ thị hóa đạt 59,58%.
Số người nghèo còn 16,6 triệu người (2300/năm), tỷ lệ nghèo 1,7%.
 Từng bước tối ưu hóa cơ cấu tổ chức của chính quyền, khơng ngừng tinh
giản cơ cấu và cán bộ: Thơng qua cải cách tối ưu hóa chính quyền, các bộ ngành
quản lý kinh tế công nghiệp của cơ chế kinh tế bao cấp cơ bản bị tháo gỡ, bước đầu
xây dựng khung hệ thống cơ cấu thích ứng với cơ chế thị trường XHCN, lấy các
bộ, ngành điều tiết vĩ mô, quản lý giám sát thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ
công làm chủ chốt. Thông qua cải cách tối ưu hóa chính quyền, các bộ ngành quản
lý kinh tế công nghiệp của cơ chế kinh tế bao cấp cơ bản bị tháo gỡ, bước đầu xây
dựng khung hệ thống cơ cấu thích ứng với cơ chế thị trường XHCN, lấy các bộ,
ngành điều tiết vĩ mô, quản lý giám sát thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công
làm chủ chốt (Năm 1981, Quốc vụ viện có 100 cơ quan, năm 1998 giảm cịn 29 cơ

quan, năm 2008 chỉ còn 27 cơ quan.)
 Giải quyết được các khó khăn: Vượt qua bờ vực thẳm cách mạng văn hóa,
vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế, thách thức của bất ổn xã hội
16


 Tiến hành xây dựng nông thôn mới XHCN: là một yêu cầu được đặt ra
trong bối cảnh Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới lấy công nghiệp thúc
đẩy nông nghiệp, lấy đô thị thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, cũng là một yêu
cầu tất yếu nhằm phát triển và xây dựng xã hội hài hòa. Nhằm mục đích để phát
triển tồn diện sức sản xuất ở nông thôn, thiết lập cơ chế tăng thu nhập ổn định cho
người nông dân, nâng cao thu nhập cho khoảng 900 triệu nông dân, nỗ lực thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. (Đến cuối năm 2010, đã có 1.100 doanh
nghiệp đầu đàn, quy mơ lớn hoạt động trong gia công và lưu thông sản phẩm nông
nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp đầu đàn đạt 150 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh các
doanh nghiệp đầu đàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, từ năm 2011 đến nay, số
lượng các hợp tác xã chuyên ngành và các hiệp hội ở nông thôn cũng không ngừng
tăng lên)
 Hệ thống an sinh xã hội cho toàn thể dân cư cơ bản được thiết lập: đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được chú trọng.
 Ngày càng hồn thiện cơ chế vận hành của Chính phủ, thúc đẩy tồn diện
nền hành chính tn thủ pháp luật
 Phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến thay cho quan hệ sản xuất tiên tiến
b. Hạn chế:
 Phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch trong phân phối có xu hướng tăng.
Từ chỗ trì trệ những năm 1970, Trung Quốc vươn lên hàng đầu, giờ đây đang
thách thức Hoa Kỳ về vị trí thống trị kinh tế tồn cầu. Nhưng Trung Quốc cũng để
lại một hố sâu chênh lệch thu nhập. Một trong 10 cảnh báo của Đặng Tiểu Bình là
“sự phân hóa giàu nghèo quá lớn có thể thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn dân tộc,
mâu thuẫn giữa các khu vực, và mâu thuẫn giai cấp”. Chênh lệch bình qn thu

nhập thành thị - nơng thơn Trung Quốc tăng từ tỷ lệ 1,8:1 (năm 1978) lên 3,73:1
(năm 2019). Theo Báo cáo của Tổng cục thống kê Trung Quốc những năm gần đây
cho thấy có 10% những người giàu nhất giữ hơn 50% tài sản của đất nước trong
khi 10% những người nghèo nhất chỉ được nắm 1,4%.)
 Khó khăn trong việc đánh giá đúng đắn về tình hình thực tế đất nước
Trung Quốc là một nước lớn, lãnh thổ rộng, dân số đông, đa dân tộc, nhiều
phương ngữ; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hoá giữa các vùng rất khác
nhau.
Cải cách mở cửa tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng thành quả to lớn mà nó
tạo ra khơng được phân phối cơng bằng cho các vùng miền và các giai tầng khác
nhau trong xã hội, nên dẫn đến tình trạng có những vùng miền, có những giai tầng
được lợi nhiều hơn, trong khi đó lại có những vùng miền những giai tầng được lợi
ít hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế, việc ra đời và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh
nghiệp thuộc các sở hữu khác nhau, làm cho việc tạo ra mơi trường cạnh tranh bình
đẳng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không tạo ra được môi trường cạnh tranh bình
17


đẳng giữa các loại hình sở hữu khác nhau, thì cũng sẽ triệt tiêu động lực phát triển.
Đó là chưa kể đến việc giải quyết sao cho hài hòa mối quan hệ giữa phát huy vai
trò của thị trường với vai trò điều tiết của nhà nước trong phân bổ nguồn lực.
Ngồi ra, trong lĩnh vực chính trị, văn hố cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức
tạp, trong đó có xu hướng địi dân chủ hố chính trị, thực hiện đa đảng đối lập, nhà
nước pháp quyền và xã hội dân sự... Điều này cũng gây khó khăn cho Đảng cộng
sản Trung Quốc trong việc kiên trì địa vị tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong xã hội.
Tất cả những điều trên đây làm cho việc đánh giá đúng đắn tình hình thực tế
đất nước là rất khó khăn. Thực tiễn lại luôn luôn thay đổi và thay đổi rất nhanh,
nhất là trong bối cảnh tồn cầu hố, thơng tin hố rất là nhanh chóng hiện nay, khi
trình độ dân trí của người dân Trung Quốc ngày càng cao

 Vấn đề tham nhũng vẫn xảy ra nhiều do một số cán bộ trong bộ máy hành
chính vẫn tham ơ, do chưa có quy định cụ thể và có biện pháp phịng chống có
hiệu quả, làm ảnh hưởng lịng tin trong quần chúng nhân dân. (Vấn đề tham nhũng
không những không được kiểm sốt mà cịn có chiều hướng lan rộng. Sách trắng
chống tham nhũng của Trung Quốc cho biết trong thời gian 2003 – 2009, số hồ sơ
thụ lý nhằm xử lí hành vi nhận tham ơ, hối lộ, tham nhũng, chạy chức chạy quyền
đã vượt qua 240.000 hồ sơ, bình qn mỗi năm có 94 hồ sơ. Trong giai đoạn 10
năm cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, có 2 Ủy viên Bộ Chính trị bị cách chức, điều
tra. Đây là điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1978.
 Bộ máy các cơ quan chính quyền vẫn cịn nhiều cồng kềnh, chức trách
chồng chéo, ảnh hưởng đến việc quản lý tổng quát đối với kinh tế - xã hội.
Vấn đề chính quyền và doanh nghiệp dính vào nhau, chính quyền trực tiếp can
dự vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khơng thể hình thành
thể chế đầu tư có được quyết sách khoa học, dễ gây nên trách nhiệm khơng rõ
ràng, quyết sách sai lầm, khó phát huy vai trò cơ sở của thị trường trong bố trí tài
nguyên.
Hiện tượng bộ máy chính quyền cồng kềnh, trùng lặp, người nhiều hơn việc rất
nghiêm trọng.
7 cuộc cải cách bộ máy chính quyền Trung Quốc để thấy được sự cồng kềnh:
- Năm 1982: Quy định rõ cơ cấu về chức vụ, độ tuổi và văn hoá của các cấp,
các bộ, đã giảm được cấp phó. Tinh giản bộ máy Quốc Vụ viện từ 100 bộ ngành
xuống 61 bộ ngành; giảm biên chế Quốc vụ viện từ 51.000 người xuống 30.000
người.
- Năm 1993: Sau cải cách, tổng cộng các bộ, ủy ban, đơn vị trực thuộc Quốc vụ
viện từ 86 đơn vị giảm xuống 59 đơn vị; giảm biên chế nhân viên 20%
- Năm 1998: Giải thể 15 bộ, lập thêm 4 bộ, đổi tên 3 bộ. Các bộ và ủy ban của
Quốc vụ viện từ 40 giảm xuống còn 29; tinh giản 1/4 cơ cấu trong các bộ; chuyển
giao hơn 200 chức năng cho doanh nghiệp, địa phương, các tổ chức môi giới xã
hội, các tổ chức ngành nghề; giảm biên chế nhân viên của Quốc vụ viện 50% (từ
18



3.400 xuống 1.700). Tổng cộng từ Trung ương đến các cấp địa phưởng giảm 47%
nhân viên
- Năm 2003: Tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc gia nhập WTO. Ngồi Văn
phịng, Quốc vụ viện còn 28 bộ.
- Năm 2008: Lập các bộ mới là Bộ Cơng nghiệp và Tin học hóa, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Tài nguyên nhân lực và Bảo đảm xã hội, Bộ Bảo vệ môi trường, Bộ
Xây dựng nhà ở và thành thị nông thôn. Giải thể một số bộ như Ủy ban Khoa học
kỹ thuật quốc phịng, Bộ ngành nghề tin học, Bộ Giao thơng, Bộ Nhân sự, Bộ Lao
động và bảo đảm xã hội, Bộ Xây dựng. Ngồi Văn phịng, Quốc vụ viện cịn lại 27
bộ.
- Năm 2013: Sau cải cách còn lại 25 bộ
 Mối liên kết giữa nhân dân và Đảng ngày càng xa rời, thiếu liên kết. Những
nguy cơ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt đều đến từ bản thân nội bộ
Đảng. Trong đó vấn đề “xa rời quần chúng” là rất đáng chú ý. Điều này liên quan
đến mối quan hệ giữa Đảng với Dân (Trung Quốc gọi là quần chúng). Các nhà
khoa học Trung Quốc đã diễn đạt một cách hình ảnh cho rằng, quan hệ Đảng với
Dân đã từ quan hệ “Cá nước” (渔水?) nghĩa là Đảng với Dân như cá với nước biến
thành quan hệ “Dầu nước” (油 水 ?), nghĩa là “Dầu nổi trên mặt nước, khơng có
liên hệ gì với nước”. Điều này liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng với Dân
(Trung Quốc gọi là quần chúng). Đây là nguy cơ lớn nhất – nếu Đảng Cộng sản
Trung Quốc khơng có giải pháp xử lý kịp thời và thoả đáng, thì sẽ dẫn đến tình
trạng khơng chỉ Đảng “xa rời quần chúng” mà chính là quần chúng ngày càng xa
rời Đảng, quay lưng lại với Đảng, thậm chí cơng khai chống lại Đảng.
4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Trung Quốc
 Chính phủ Trung Quốc chưa thực sự quan tâm tới vấn đề phân hóa và chênh
lệch giàu nghèo. Vậy nên chưa thể đề ra các chính sách thiết thực nhằm khắc phục,
rút ngắn khoảng cách giữa nhà giàu, nhà nghèo và hỗ trợ cho các người dân gặp

khó khăn.
 Các cuộc cải cách kinh tế của khu vực nhà nước trước kia chủ yếu bao gồm tư
hữu hóa lĩnh vực nơng nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ, để lại các
doanh nghiệp quôc doanh lớn dưới sự quản lí của nhà nước. Hiện tại, cải cách tập
trung vào việc làm cho các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng trở nên hiệu
quả hơn, hoạt động như các doanh nghiệp tư nhân, từng bước tư hữu các doanh
nghiệp quốc doanh lớn và thiết lập các chính sách để phát triển các vùng nơng thơn,
xóa đói giảm nghèo và vấn đề an sinh xã hội. Cũng từ đó các quan chức quản lý tài
sản nhà nước các chương trình phát triển xã hội đã lợi dụng quyền lực để tư lợi cá
nhân. Ngồi ra, chính cách hành xử của cơ quan công quyền khiến tham nhũng trở
thành "quốc nạn". Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi
pháp luật yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Cơ chế,
chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở”
tạo cho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm
19


giàu bất chính. Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có
quyền bị suy thối đặc biệt là suy thối tư tưởng chính trị. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi
ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ
hàng mình; nhất là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh
hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức
 Nguyên tắc thiết lập bộ máy chính phủ vốn dĩ được xác lập trong điều kiện
chế độ pháp luật XHCN chưa hồn thiện. Chủ yếu dựa vào biện pháp hành chính
để quản lý kinh tế và công việc xã hội. Rất nhiều vấn đề đáng lẽ giải quyết bằng
pháp luật hoặc thông qua các tổ chức trung gian và các tổ chức xã hội, cũng lại
quản lý bằng bộ máy chính phủ, đổ quá nhiều trách nhiệm xã hội cũng như mâu
thuẫn sự việc lên đầu chính phủ. Chính phủ đã quản quá nhiều việc không nên
quản, không thể quản mà trên thực tế là quản không tốt, ảnh hưởng đến việc chính
phủ khơng tập trung sức vào làm những việc phải làm. Cùng với sự hoàn thiện

pháp chế XHCN và sự phát triển của các tổ chức xã hội, đòi hỏi phải kịp thời đổi
mới những nguyên tắc thiết lập và phương thức vận hành chức năng bộ máy chính
phủ, phân rõ ranh giới trách nhiệm giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã
hội, thực hiện pháp chế hóa, quy phạm hóa kinh tế thị trường.
 Việc dân xa rời Đảng xuất phát từ một thực tế là, trong thời kỳ chiến tranh
cách mạng trước đây, các nguồn lực trong xã hội đều nằm trong tay dân, để giành
chính quyền, Đảng phải vận động quần chúng nhân dân cung cấp sức người sức
của cho Đảng. Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền,
Đảng đã tập trung các nguồn lực trên vào trong tay Đảng, từ đó trở đi, dân làm gì
cũng phải xin Đảng. Quá trình xin – cho này kéo dài đã hơn 60 năm, làm cho hệ
thống chính trị của Đảng ngày càng hành chính hóa, quan liêu hóa và xa dân.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP
TỤC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC TRONG THỜI
GIAN TỚI
1. Về phương hướng
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi cơng tác, theo đó Đảng, chính
quyền, quân đội, dân sự, sinh viên, Đảng lãnh đạo tất cả, toàn diện quản lý theo
pháp luật.
Tập trung hướng tới địa vị chủ thể của nhân dân, lấy dân làm trung tâm, vì dân
mà phục vụ, sức mạnh thuộc về phạm trù nhân dân. Thúc đẩy tự lực tự cường khoa
học và công nghệ, phát triển dân chủ nhân dân, bảo đảm nhân dân làm chủ đất
nước, kiên trì quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, kiên trì hệ thống giá trị cốt
lõi xã hội chủ nghĩa.
Đi sâu cải cách toàn diện, xây dựng hệ thống chế độ hoàn bị, quy phạm khoa
học, vận hành hiệu quả, phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ XHCN ở Trung
Quốc.
Kiên trì bảo đảm và cải thiện dân sinh trong phát triển. Thúc đẩy sự giàu có và
hạnh phúc của nhân dân là mục đích căn bản của phát triển… bảo đảm để toàn thể
20



nhân dân cảm thấy mình đã nhận được ngày càng nhiều hơn trong quá trình cùng
xây dựng, cùng hưởng thụ phát triển.
Lãnh đạo thực hiê šn và củng cố khối đại đồn kết các dân tơ šc trên cả nước, hình
thành và phát triển quan hê š dân tơ šc xã hơ ši chủ nghĩa bình đẳng và tương trợ lẫn
nhau giữa các dân tô šc, thực hiê nš và củng cố khối đồn kết cơng nhân, nơng dân,
phần tử tri thức và các giai tầng xã hội khác, tăng cường và mở rông
š mătš trânš
thống nhất
Thực hiê šn công nghiê šp hoá đất nước, từng bước đáp ứng nhu cầu vâtš chất và
văn hoá ngày càng tăng của nhân dân. Từng bước xây dựng Trung Quốc thành một
cường quốc xã hơ ši chủ nghĩa hiê šn đại hố về nơng nghiêp,š cơng nghiê šp, quốc
phịng và khoa học – công nghệ, lãnh đạo nhân dân triển khai xây dựng chủ nghĩa
xã hơ iš quy mơ lớn tồn diên.š
Thúc đẩy xây dựng Quan hệ quốc tế kiểu mới, tôn trọng lẫn nhau, cơng bằng
chính nghĩa, hợp tác cùng thắng, cùng phát triển kinh tế.
Thực hiện nghiêm trị Đảng toàn diện, chặt chẽ, thúc đẩy xây dựng chính trị,
xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong, xây dựng kỷ luật…,
không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng Đảng.
2. Về giải pháp
a. Giải pháp khắc phục các hạn chế
 Hạn chế phân hố giàu nghèo:
- Điều hồ sự phát triển của cộng đồng tại các khu vực, vùng kinh tế:
- Nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Tăng thu nhập cho nơng dân, làm cho nơng dân, nơng thơn nhanh chóng trở nên
giàu có.
- Thơng qua ưu thế phát triển của các xí nghiệp để giúp đỡ vùng nghèo chuyển
hố ưu thế về tài nguyên vùng núi thành ưu thế kinh tế
- Cải cách kinh tế kết hợp với phát triển kinh tế, xã hội
- Phát huy sự tham gia của mọi lực lượng xã hội, khai thác được nguồn nhân

lực
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế
- Tranh thủ các khoản viện trợ quốc tế để xố đói giảm nghèo
 Phịng chống tham nhũng ở Trung Quốc
- Hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chỉnh đốn tác phong
không đúng đắn, xây dựng tác phong liêm chính trong đội ngũ đảng viên; kiên
quyết xử lý nghiêm khắc các vụ án tham nhũng. Chủ trương của Đảng Cộng sản
Trung Quốc hiện nay là vừa trừng phạt nặng vừa xây dựng tác phong liêm chính.
- Giáo dục kỷ luật, giám sát thực thi quyền lực, xét xử các vụ án, bảo vệ quyền
lợi đảng viên không bị xâm phạm…); vừa giáo dục đảng viên vừa giám sát quyền
lực của đảng viên, tiến hành xử lý một số vụ án cụ thể và bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của đảng viên.
21


- Trung Quốc vừa trừng trị, vừa xây dựng rào cản để phòng ngừa tham nhũng.
Trừng trị phải nghiêm khắc, phòng ngừa phải hiệu quả. Tất cả các hành vi tham
nhũng đều phải bị trừng trị thích đáng để răn đe, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Quan điểm của Trung Quốc về phòng chống tham nhũng là vừa trừng trị,
vừa phòng ngừa
- Trung Quốc đã và đang cố gắng nỗ lực xây dựng tác phong liêm chính để
khói mù càng ít, khơng khí càng trong sạch. Việc xây dựng tác phong liêm chính
trong Đảng và phịng chống tham nhũng phải tiến hành đồng bộ. Nếu làm tốt công
tác xây dựng tác phong một cách cụ thể thiết thực thì sẽ góp phần xây dựng lịng
tin của nhân dân với Đảng.
 Biện pháp cải cách bộ máy chính quyền cồng kềnh tại Trung Quốc
- Thứ nhất, kiên trì phương châm vừa tích cực vừa ổn thoả. Thiết thực tăng
cường lãnh đạo, làm việc kiên nhẫn tỉ mỉ, tư tưởng không phân tán, trật tự không
lộn xộn, nhân viên được bố trí thoả đáng, tài sản Nhà nước khơng được để thất
thốt, cơng tác phải vận hành bình thường.

- Thứ hai, làm tốt công tác “phân luồng nhân viên”, nâng cao trình độ đội ngũ
viên chức và nhân viên cơng tác cơ sở.
- Thứ ba, chuyển đổi chức năng chính phủ một cách nghiêm túc, cải tiến tác
phong làm việc, nâng cao hiệu quả công tác.
- Thứ tư, tăng cường xây dựng pháp chế của hệ thống tổ chức hành chính.
Tăng cường và hồn thiện lập pháp hành chính trên cơ sở đã cải cách cơ cấu, tinh
binh giản chính.
- Thứ năm, chấp hành nghiêm kỷ luật chính trị, phục tùng đại cục cải cách.
 Thu gọn thủ tục hành chính nhiều khâu tại Trung Quốc:
Trung Quốc có chính sách tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của người
dân và doanh nghiệp, cung cấp thông tin, dịch vụ về các thủ tục hành chính nhanh
chóng, thuận tiếp thơng qua hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại
được kết nối liên thơng. Chú trọng xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số,
một xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
 Hồn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
- Đi sâu vào cải cách kết cấu trọng cung; nhanh chóng xây dựng nhà nước sáng
tạo; thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn; thực thi chiến lược phát triển hài hịa
vùng miền; nhanh chóng hồn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
thúc đẩy hình thành cục diện mới mở cửa đối ngoại tồn diện.
- Hoàn thiện thể chế quản lý vốn quốc hữu các loại, cải cách thể chế nhận
quyền kinh doanh vốn quốc hữu, nhanh chóng tối ưu hóa bố cục, điều chỉnh kết
cấu, sắp xếp lại mang tính chiến lược đối với kinh tế quốc hữu, thúc đẩy vốn quốc
hữu được bảo tồn và tăng giá trị, làm cho tư bản quốc hữu mạnh lên ưu thế hơn và
lớn hơn, phòng ngừa có hiệu quả việc thất thốt vốn quốc hữu, đi sâu cải cách
doanh nghiệp quốc hữu, phát triển kinh tế sở hữu hỗn hợp, bồi dưỡng một loạt
doanh nghiệp tốp đầu thế giới có sức cạnh tranh tồn cầu…
22


 Biện pháp xây dưng mối liên kết giữa nhân dân và Đảng ở TQ

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, tận tụy, trách nhiệm khi giải quyết
các công việc, kiến nghị của nhân dân
- Phát triển dân chủ nhân dân, bảo đảm nhân dân làm chủ đất nước, kiên trì
quản lý đất nước theo pháp luật tồn diện, kiên trì hệ thống giá trị cốt lõi xã hội
chủ nghĩa, kiên trì bảo vệ và cải thiện sinh kế của người dân trong phát triển, kiên
trì sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đồng bộ phát triển và an
ninh, đẩy nhanh hiện đại hóa quốc phịng và qn đội, phối hợp thúc đẩy dân giàu,
nước mạnh, Trung Quốc tươi đẹp.
- Đảng, toàn quốc, tồn xã hơ ši, đồng tâm hiêpš lực, ưu tiên những nơi khó khăn
nhất, giải quyết những vấn đề nan giải nhất, thực hiện cuôcš chiến cam go quy mô
lớn nhất, cường đô š mạnh nhất trong lịch sử nhân loại để giúp nhân dân thốt nghèo
- Lãnh đạo vì dân, để nhân dân có c šc sống tốt đẹp là điểm xuất phát, điểm
tựa nguyện vọng công viê šc của Đảng, bù đắp yếu kém trong an sinh xã hô ši, giải
quyết tốt những vấn đề cấp thiết, nỗi lo và nguyện vọng của quần chúng nhân dân
b. Giải pháp để tiếp tục con đường chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc
Kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại. Xuất phát từ
thực tiễn giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, nắm chắc các mâu thuẫn chủ yếu của
giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và biểu hiện cụ thể của nó trong từng giai đoạn.
Qn triệt tư tưởng hịa bình và phát triển là đặc điểm quan trọng nhất của thời
đại, nắm chắc cơ hội lịch sử, chủ động kế thừa và tận dụng mọi thành quả của văn
minh nhân loại.
Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, quán triệt quan điểm phát triển khoa học
phát triển toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, đi theo con đường cơng nghiệp hóa
kiểu mới, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước mơ hình
sáng tạo và mơ hình phát triển tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, có
những bước đi cụ thể thích hợp để thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Kiên trì quan điểm lấy con người làm gốc, luôn luôn coi thực hiện, bảo vệ, phát
triển tốt nhất lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân làm xuất phát điểm và mục
tiêu hoạt động của Đảng và Nhà nước.
Tiếp tục cải cách, mở cửa, thúc đẩy cải cách thể chế một cách tồn diện cả kinh

tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật; tích cực tham gia vào tồn cầu
hóa kinh tế và cạnh tranh bình đẳng cùng có lợi trên thị trường thế giới.
Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, lấy chế độ
công hữu làm chủ, thực hiện cùng phát triển nhiều hình thức sở hữu, thực hiện kết
hợp chế độ phân phối theo lao động và nhiều hình thức phân phối khác.
Thực hiện chế độ chính trị thống nhất giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ
và quản lý đất nước theo pháp luật, mở rộng sự tham gia vào đời sống chính trị của
nhân dân, hồn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, kiện toàn pháp chế xã hội chủ
nghĩa, xây dựng văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa.
23


Xây dựng hệ thống giá trị xã hội chủ nghĩa, làm phồn vinh nền văn hóa hài
hịa, tiên tiến xã hội chủ nghĩa, xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư tưởng đạo đức, tố chất văn hóa khoa học và tố chất sức khỏe của dân tộc
Trung Hoa.
Tăng cường xây dựng xã hội lấy dân sinh làm trung tâm, hoàn thiện cơ chế an
sinh xã hội, hoàn thiện chế độ phúc lợi, từ thiện xã hội; quản lý tốt xã hội, thúc đẩy
công bằng chân chính, xây dựng thành cơng xã hội hài hịa xã hội chủ nghĩa.
Kiên trì đi theo con đường phát triển hịa bình, thuận theo trào lưu thời đại hịa
bình; thực hiện phát triển, hợp tác, ngoại giao hịa bình, độc lập, tự chủ, cùng nhân
dân thế giới xây dựng thế giới hài hịa, hịa bình lâu dài, cùng phồn vinh.
Dựa vào khối đồn kết cơng nhân, nơng dân, trí thức xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; cần khẳng định và coi trọng các tầng lớp mới
xuất hiện trong cải cách, mở cửa cũng là chủ nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc; nhất quán tôn trọng lao động, tôn trọng tri thức, tôn trọng người
tài, tôn trọng sáng tạo; chủ động phát huy và chủ động tận dụng mọi nhân tố tích
cực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tăng cường xây dựng
Đảng theo tinh thần cải cách sáng tạo, tăng cường ý thức cầm quyền, cải cách

phương thức cầm quyền, nâng cao năng lực cầm quyền; kiên quyết cầm quyền
theo khoa học, dân chủ, pháp luật, cầm quyền chân chính vì nhân dân.

24


PHẦN KẾT THÚC
Bài thảo luận trên là quá trình nghiên cứu, tìm tịi của nhóm 5, hi vọng thơng
qua nó bạn đọc sẽ thêm hiểu biết về một xã hội chủ nghĩa mà mình vẫn ln theo
đuổi, một lý tưởng mà mình hướng đến, hiểu rõ hơn hơn về giai đoạn đầu hình thái
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Từ đó giúp chúng ta tiếp thu thêm nhiều kiến
thức, có thêm kỹ năng: biết vận dụng những tri thức đã học vào phân tích những
vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay; hay có một tư tưởng đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và những đường
lối của Đảng.
Thông qua bài thảo luận ta cịn có thể thấy tình hình, thực trạng xã hội chủ
nghĩa tại Trung Quốc. Thông qua những ưu, nhược điểm, thơng qua ngun dân
dẫn đến thực trạng, chúng ta có thể tìm ra những phương hướng, giải quyết hiệu
quả để giải quyết những thực trạng đang xảy ra đối với nền chủ nghĩa xã hội tại đất
nước tỷ dân. Nhận thưc, nhịn nhận sâu sắc được vấn đề này, chúng ta sẽ biết áp
dụng để xây dựng một xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam một cách tốt nhất, hoàn hảo
nhất. Học tập những ưu điểm mà mình chưa có; loại bỏ, tránh xa những nhược
điểm, vận dụng những biện pháp, phương hướng giải quyết để khắc phục những
khó khăn, nan giải, cái khuyết điểm.
Con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của nước ta vẫn cịn dài phía trước, chúng
ta cần phải biết duy trì, có những đường lối đổi mới sao cho phù hợp với tình hình
xã hội. Nhận thấy sự tốt đẹp, sáng suốt của con đường này chúng ta cần phải hết
lòng ủng hộ, bảo về, luôn đặt niềm tin về Đảng Cộng sản.
Bài thảo luận của nhóm 5 xin phép được kết thúc tại đây. Với đề tài thảo luận:
“Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Liên hệ với CNXH của 1 quốc gia trên thế giới”, các thành viên trong nhóm đã cố
gắng cống hiến sức lực, nghiêm túc tìm tịi, nghiên cứu để tạo ra hiệu quả, kết quả
cao nhất cho bài thảo luận. Xin cảm ơn cô đã theo dõi thành phẩm này!

25


×