Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu hình thái cá pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.21 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH
THÁI CÁ
GiỚI THIỆU

Nghiên cứu hình thái cá là một khía cạnh
quan trọng trong nghiên cứu cá

Nó cung cấp thông tin về phân loại cũng
như tiến hóa của cá.

Những đặc điểm về hình dạng, cách sắp
xếp vi, màu sắc phục vụ cho công tác
phân loại cá
1. Nguyên lý trong đo mẫu cá

Đối với các mẫu cỡ lớn (>50cm) thì có thể
dùng thước để đo.

Thông thường nên đo cá ngay tại nơi thu
mẫu, lúc này cá còn tươi và ẩm, những
mẫu cá bị khô khó đo do cá bị biến dạng
không thể kéo thẳng để đo.

Trong trường hợp đo mẫu cá sống có kích
cỡ lớn thì rất cần thiết phải gây mê cá
trong dung dịch Sandoz Ms 222 ở nồng độ
thường dùng là 1/1000, hoặc có thể dùng
dung dịch 2-phenoxy ethanol với hàm
lượng 20-30ml/100L nước.
2. Đo chiều dài và trọng lượng cá



Thuật ngữ chiều dài của cá thường để chỉ
chiều dài tổng cộng của cá.

Ngoài ra còn có các khái niệm khác như
chiều dài chuẩn và chiều dài fork.

Chiều dài chuẩn thường được các nhà
nghiên cứu sử dụng

Phương pháp đo khối lượng cá thường
dùng là cân, có thể là cân đĩa hay cân
thăng bằng do đó tùy theo trọng lượng
của cá mà dùng loại cân tương thích

Xác định khối lượng của cá phải tùy thuộc
vào tình trạng của cá, đối với cá đã qua
cố định thì khối lượng của cá sẽ biến đổi
không như khối lượng ban đầu của cá vì
vậy cần phải có hệ số qui đổi giữa khối
lượng cá cố định và cá tươi

Ngoài ra trong một số trường hợp khi cân
khối lượng cá cũng cần phải xem xét tính
đồng nhất của mẫu cá cân (độ ẩm chẳng
hạn) để giảm sai số.

Trong trường hợp không thể cân trực tiếp
khối lượng cá thì có thể cân qua dụng cụ
chứa cá, chẳng hạn dùng một dụng cụ

chứa cá và cân khối lượng dụng cụ trước,
sau đó cho cá vào cân lại.
3. Các chỉ tiêu hình thái

Chiều dài trước vi lưng (pre-
dorsal fin): Chiều dài này được tính từ
mút đầu đến gốc tia vi lưng đầu tiên

chiều rộng giữa 2 mắt: được xác định từ
mặt lưng của cơ thể, là khoảng cách từ
rìa trên của ổ mắt trái đến rìa trên của ổ
mắt phải

Chiều dài hàm trên(upper jaw length):
khoảng cách giữa điểm mút xương trước
hàm và điểm cuối của xương hàm trước

Chiều dài hàm dưới: khoảng cách giữa 2
điểm (điểm giao nhau giữa hàm trên và
hàm dưới ) dọc theo mép hàm dưới

Chiều dai trước hậu môn : khoảng cách
từ mút đầu cơ thể đến giới hạn trước của
lỗ hậu môn

Chu vi thân: vòng đo tại điểm rộng nhất
của cơ thể (không tính vi). Chỉ số này
thỉnh thoảng dùng để xác định mức độ
thành thục của cá đặc biệt là cá cái


Chiều cao thân: là khoảng cách giữa mặt
thân và mặt bụng tại điểm rộng nhất
của cơ thể

Chiều cao đầu: khoảng cách thẳng đứng
tính từ điểm sau gáy (gốc sau của xương
trên chẩm) đến mặt bụng của đầu

Độ rộng miệng: là khảng cách giữa 2
góc khi cá ngậm miệng

Chiều cao vi lưng: Chiều dài của tia vi
lưng lớn nhất hay gai vi lưng

Chiều dài gốc vi lưng: khoảng cách giữa
giới hạn trước và sau của vi lưng dọc
theo chiều dài cơ thể

Chiều dài vi ngực: chiều dài lớn nhất của
tia vi ngực

Chiều rộng gốc vi ngực: khoảng cách
giữa điểm trên và dưới gốc vi ngực nơi
các tia vi ngực dính vào

Chiều dài vi hậu môn: chiều dài tia vi
hậu môn dài nhất

Chiều dài gốc vi hậu môn: khoảng cách
từ điểm trước đến điểm sau gốc vi hậu

môn

Chiều dài vi bụng: Chiều dài tia vi bụng
dài nhất

Chiều rộng gốc vi bụng: khoảng cách
giữa 2 giới hạn ngoài gốc vi bụng

Chiều cao qua miệng: khoảng cách giữa
mặt lưng và mặt bụng của đầu, xác định
tại đường kẻ thẳng đứng qua góc sau
miệng

Chiều cao qua mắt: khoảng cách giữa
mặt lưng và mặt bụng của đầu, xác định
tại đường kẻ thẳng đứng qua mắt

Chiều cao thân qua vi lưng: Chiều rộng
cơ thể xác định bằng đường kẻ thẳng
đứng qua giới hạn trước gốc vi lưng

Chiều cao thân qua vi ngực: Chiều rộng
cơ thể qua gốc vi ngực

Chiều cao thân qua hậu môn: Chiều
rộng cơ thể tại đường kẻ thẳng đứng
qua hậu môn

Chiều cao vi đuôi: Chiều rộng khi kéo
căng các thùy của vi đuôi ra


Chiều cao nhỏ nhất cuống vi đuôi: là
chiều rộng của vi đuôi tại vị trí xương
gốc vi
4. Các chỉ tiêu số lượng

Các chỉ tiêu số lượng là các chỉ tiêu sinh
học có thể đếm được như số đốt sống, tia
vi, vảy, sức sinh sản (Holden và Raitt,
1974).

Tia vây có 2 loại:Tia đơn và phân nhánh

Tia phân nhánh thường rất mềm mảnh,
dễ uốn lượn. Cấu tạo từ một gốc vây và
chia nhiều nhánh ở ngọn

Tia đơn:(tia không phân nhánh) thường ở
phía trước của vây.

Tia đơn có 2 loại: Tia vây đơn mềm (tia
đơn mềm) và tia vây đơn hoá gai cứng
(Tia đơn cứng)

Tia vây cứng có 2 loại:

tia vây cứng giả: có sự phân đốt thường
gặp ở một số loài trong họ cá Chép,

tia vây cứng thật: không phân đốt hình

thành một khối như các loài trong ở bộ cá
Vược

Người ta dùng các kí tự như D, P, V, A, C
để phân biệt vi lưng, vi ngực, vi hậu môn,
vi đuôi và chữ số la mã để ký hiệu cho tia
vây cứng, còn số lượng tia vây mềm ký
hiệu bằng chữ số la tinh, số lượng tia vây
là chỉ tiêu dùng trong phân

loại. Ví dụ ở cá Chẽm Lates calcarifer có
công thức các vây như sau: D VII, I – 11;
A III, 8; P 15; V I,5

Vảy đường bên (Ll) là các vảy có lỗ (hoặc
răng cưa) nằm dọc theo đường bên ( từ
góc trên nắp mang đến gốc vây đuôi)

Thông thường vảy đường bên không liên
tục, trong trương hợp này L.r sẽ được
dùng thay thế cho Ll

Vảy ngang đường bên được đếm như sau:

các vảy bên trên đường bên được đếm từ
trên xuống và về phía sau bắt đầu từ khởi
điểm gốc vi lưng cho đến vảy đường bên;

các vảy dưới đường bên được đếm từ dưới
lên trên và về phía trước bắt đầu khởi

điểm từ gốc vi hậu môn.
5.Chỉ số sinh trắc
Theo Tobor (1974) mỗi chỉ tiêu cơ thể (dài
đầu, đường kính mắt, cao thân…) trong
một mối tương quan với chiều dài cơ thể
được xem như một chỉ số sinh trắc.

Theo Bayagbona (1963), nếu trong tất cả
các nhóm kích cỡ cá nghiên cứu, chỉ số
sinh trắc của mỗi đặc điểm riêng biểu
hiện một tỉ lệ giảm liên tục, lúc đó đặc
điểm khảo sát thể hiện một mối tương
quan thuận còn ngược lại là mối tương
quan nghịch. Nếu chỉ số sinh trắc không
biến đổi nghĩa là sự phát triển của chỉ tiêu
khảo sát trong mối liên hệ với chiều dài là
một tương quan đồng đẳng

×