Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

PHáp luật về hợp đồng và bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.15 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài tập thảo luận mơn:

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Buổi thảo luận thứ nhất:

Nghĩa vụ

Năm học : 2021 – 2022


Mụ c lụ c
Vấn đề 1: Thực hiện công việc khơng có ủy quyền........................................................3
1.1.Thế nào là thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền?..........................................3
1.2.Vì sao thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
........................................................................................................................................................... 3
1.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về ch ế định “th ực
hiện công việc khơng có ủy quyền”...................................................................................4
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện....................................................5
1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong cơng trình, nhà th ầu C có th ể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của
chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” trong BLDS 2015 khơng? Vì
sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................6
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh tốn một khoản tiền).....................................7
2.1. Thơng tư trên cho phép tính lại giá trị khoản ti ền phải thanh tốn nh ư th ế
nào? Qua trung gian là gì?.......................................................................................................7
2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ơng Quới sẽ phải trả cho bà Cô kho ản


tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................8
2.3. Thơng tư trên có điều chỉnh việc thanh tốn tiền trong hợp đồng chuy ển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT khơng? Vì
sao?.................................................................................................................................................. 8
2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT , nếu có giá tr ị
nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tịa án cấp sơ thẩm đã làm thì,
theo Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản ti ền bà Hương phải thanh
toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?.............................................................8
2.5. Hướng như trên của Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà N ội có ti ền l ệ ch ưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?......................................................................................................9
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận........................................................10
3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuy ển giao quy ền yêu c ầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?.................................................................10, 11
3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Ph ượng có nghĩa v ụ thanh tốn cho
bà Tú?........................................................................................................................................... 12
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Ph ượng đã đ ược
chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?.........................................13
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?.........................................13

1


3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu cịn có trách nhi ệm đ ối
với người có quyền khơng khi người thế nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa v ụ
được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................13
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có cịn
trách nhiệm đối với người có quyền khơng khi người thế nghĩa vụ không th ực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan đi ểm của tác gi ả mà anh/ch ị
biết................................................................................................................................................ 14
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tịa án theo hướng người có nghĩa v ụ ban

đầu khơng cịn trách nhiệm đối với người có quyền?............................................14
3.8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ gi ữa người có
nghĩa vụ ban đầu và người có quyền................................................................................9
3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án..........................16
3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có bi ện pháp
bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bão
lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời....................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................................................17

2


BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
VẤN ĐỀ 1: Thực hiện công việc khơng có ủy quyền:
Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng m ột
cơng trình cơng cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đ ồng v ới nhà th ầu C mà không
nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng khơng có ủy quy ền c ủa A trong khi đó,
theo quy định, B khơng được tự ý ký hợp đồng với với C vì đây là công vi ệc c ủa
chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B khơng có nhiều tài s ản đ ể thanh toán
cho C).
Câu 1: Thế nào là thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền?
Theo Điều 574, BLDS 2015 định nghĩa thực hiện công việc khơng có ủy quyền
như sau:
“Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là việc một ng ười khơng có nghĩa v ụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện cơng việc đó vì lợi ích c ủa
người có công việc được thực hiện khi người này biết hoặc biết mà khơng phản
đối”.
Câu 2: Vì sao thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là căn cứ phát sinh
nghĩa vụ?
Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ vì:

Thứ nhất, dựa theo căn cứ phát sinh nghĩa vụ tại khoản 3, Đi ều 275 B ộ lu ật Dân
sự 2015 (viết tắt là BLDS 2015).
“Điều 275: Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ các căn cứ sau đây:

3. Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền…”
Thứ hai, tại Điều 274 BLDS 2015, nghĩa vụ vẫn được phát sinh khi một cá nhân
thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc hoặc khơng được thực
hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi
chung là bên có quyền).”. Các nghĩa vụ này có thể là của người thực hiện đối với
người được thực hiện hoặc ngược lại.
Thứ ba, theo Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện cơng việc khơng có ủy
quyền là việc một người khơng có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhưng đã tự nguyện
thực hiện cơng việc đó vì lợi ích của người có cơng việc được thực hiện khi người này
khơng biết hoặc biết mà khơng phản đối.”
Như vậy có thể thấy q trình thực hiện cơng việc có ủy quyền cũng là việc một bên
tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người đó, ý thức rằng
nếu khơng có ai thực hiện cơng việc này thì người có cơng việc bị thiệt hại một số lợi
3


ích vật chất nhất định. Mục đích cuối cùng của hành vi này là nhằm mang lại lợi
nhuận cho người có cơng việc. Như vậy, q trình này đương nhiên là căn cứ để phát
sinh nghĩa vụ cho cả hai bên.
Thứ tư, việc thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền cịn làm phát sinh nghĩa vụ thanh
tốn và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chính người thực hiện công việc. Bằng việc
tự ý, tự nguyện thực hiện phần việc của người khác, người thực hiện công việc sẽ có
những nghĩa vụ nhất định đối với chính cơng việc mình thực hiện, cũng như với người

có cơng việc được thực hiện đã quy định tại Điều 576, 577 BLDS 2015. Tuy pháp luật
không bắt buộc người thực hiện phải tạo ra kết quả mà đối phương mong muốn đạt
được, bản thân người thực hiện công việc phải cố gắng thực hiện tốt nhất có thể cũng
như chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại để tránh trường hợp những quy định này bị
lợi dụng nhằm mục đích tiêu cực riêng.
Vì vậy, thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.
Câu 3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiện cơng việc khơng có ủy quyền”.
Chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” trong BLDS 2005 quy định tại
Điều 594 như sau: “Thực hiện công việc khơng có ủy quyền là việc một người
khơng có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện cơng việc
đó, hồn tồn vì lợi ích của người có cơng việc được thực hiện khi người này
khơng biết hoặc biết mà không phản đối”.
Chế định “thực hiện công việc khơng có ủy quyền” tại Điều 574 BLDS 2015 quy
định rằng: “Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là việc một người khơng có
nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhưng đã tự nguyện thực hiện cơng việc đó vì lợi ích
của người có cơng việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà
không phản đối”.
Thứ nhất, Điều 574 BLDS 2015 đã bỏ đi từ “hoàn tồn” khi quy định v ề khái
niệm “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” so với đi ều 594 BLDS 2005. Theo
BLDS 2005 yêu cầu công việc được thực hiện phải “hồn tồn vì l ợi ích c ủa
người có cơng việc được thực hiện”, cách quy định này có th ể được hi ểu theo hai
nghĩa: “Nghĩa thứ nhất là người thực hiện cơng việc hồn tồn khơng có l ợi ích
trong cơng việc mà họ thực hiện và tất cả phải vì l ợi ích của người có cơng vi ệc
được thực hiện.” hoặc “Nghĩa thứ hai là việc thực hiện cơng việc hồn tồn vì l ợi
ích của người có cơng việc được thực hiện khơng ngoại trừ khả năng người ti ến
hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện.”
Trong thực tiễn xét xử, đã có nhiều trường hợp người có cơng việc được th ực
hiện dựa vào hai chữ “hoàn toàn” này để lý giải theo nghĩa thứ nhất, đưa ra c ơ s ở
rằng việc thực hiện khơng có ủy quyền đó vẫn có yếu tố vì l ợi ích c ủa ng ười

thực hiện công việc. Đây là cách giúp người có cơng vi ệc ch ối b ỏ nghĩa v ụ thanh
tốn của mình, tạo nên bất cập lẫn thiệt thịi cho người th ực hi ện cơng vi ệc
trong q trình xét xử. Chính vì vậy, việc BLDS 2015 b ỏ đi hai ch ữ “hoàn toàn” là
để củng cố cho cách hiểu thứ hai, nhằm tăng cường bảo đảm quy ền l ợi cho
người thực hiện công việc. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Tòa án linh hoạt h ơn
4


trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến “thực hi ện cơng vi ệc khơng có ủy
quyền”, hạn chế tranh cãi, nhập nhằng trong quá trình xét xử.
Thứ hai, BLDS 2015 đã phân định rõ đối tượng thực hiện cơng vi ệc có ủy quy ền
có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Tại khoản 4 Đi ều 575 quy đ ịnh v ề “nghĩa v ụ
thực hiện công việc” (Điều 595 BLDS 2005) và khoản 4 Đi ều 578 v ề “ch ấm d ứt
thực hiện nghĩa vụ” (Điều 598 BLDS 2005), với sự xuất hi ện của cá nhân và
“pháp nhân” (làm rõ các đối tượng “người thực hiện nghĩa vụ”). Vi ệc bổ sung
này góp phần tăng thêm tính cụ thể, chi tiết của Bộ luật Dân s ự, giúp cho quá
trình xét xử được diễn ra thuận lợi, chính xác và nhanh chóng hơn.
Thứ ba, Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015 quy định các trường hợp người thực hiện
cơng việc khơng có ủy quyền khơng cần phải báo cho người có cơng việc được
thực hiện về q trình và kết quả thực hiện cơng việc bao gồm cả “không bi ết
nơi cư trú” và khơng biết trụ sở của người có cơng việc được thực hiện. Cịn
Khoản 3 Điều 595 BLDS 2005 thì chỉ quy định về “không biết nơi cư trú”. Sự bổ
sung trên là hồn tồn hợp lí vì chủ thể của luật dân sự ngồi cá nhân thì cịn có
pháp nhân. Theo đó, với một pháp nhân thì lại khơng tồn tại khái ni ệm “nơi cư
trú” mà lại là khái niệm “trụ sở”, tức nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân
đó.
Câu 4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Nghĩa vụ thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền được quy định cụ th ể tại Đi ều
575 BLDS 2015:

“1. Người thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền có nghĩa v ụ th ực hi ện
công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền phải thực hiện cơng vi ệc
như cơng việc của chính mình; nếu biết hoặc đốn bi ết đ ược ý đ ịnh c ủa
người có cơng việc thì phải thực hiện cơng việc phù hợp v ới ý chí đó.
3. Người thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền phải báo cho ng ười có
cơng việc được thực hiện về quá trình, kết qu ả th ực hiện cơng vi ệc n ếu có
u cầu, trừ trường hợp có cơng việc đã biết hoặc ng ười th ực hi ện cơng
việc khơng có ủy quyền khơng biết nơi cư trú hoặc trụ sở c ủa ng ười đó.
4. Trường hợp người có cơng việc được th ực hiện ch ết, nếu là cá nhân
hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người th ực hiện cơng vi ệc
khơng có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi ng ười
thừa kế hoặc người đại diện của người có cơng việc được thực hiện đã
tiếp nhận.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà ng ười th ực hi ện công vi ệc khơng có
ủy quyền khơng thể tiếp tục đảm nhận cơng việc thì phải báo cho ng ười có
cơng việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích c ủa ng ười
này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc th ực hi ện cơng
việc.”
5


Theo đó, để áp dụng chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” cần đáp
ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, việc thực hiện và việc cần thiết, cấp bách, cần phải thực hiện ngay,
nhanh chóng. Mặc dù, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về trường hợp, tình
huống áp dụng chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” nhưng chúng
ta vẫn có thể ngầm hiểu. Bởi lẽ, đó là ý nghĩa của chế định này, giả sử cơng vi ệc
đó chưa thực sự cấp bách và cần thiết thì việc người thực hiện cơng việc tự
nguyện thực hiện cơng việc thay cho người có cơng việc được thực hiện sẽ

khơng cịn quan trọng.
Thứ hai, người thực hiện công việc đã tự nguyện thực hiện dù khơng có quy
định của pháp luật hoặc u cầu của người có cơng việc được thực hiện. Theo
đó, chủ công việc vẫn biết việc người khác thực hiện công việc của mình mà
khơng phản đối. Theo đó, người thực hiện cơng việc là “người khơng có nghĩa vụ
thực hiện cơng việc” đó, mà hồn tồn do ý chí của bản thân người thực hi ện
cơng việc, khơng hề có thỏa thuận hay quy định nào khác.
Trên thực tế lại có trường hợp cơng việc này được thực hiện theo yêu cầu của
người thứ ba hay theo thỏa thuận của người thứ ba. Theo quyết định số
23/2003/HĐTP – DS ngày 29-7-2003 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hạ Long là người có cơng vi ệc được
thực hiện. Cơng việc cụ thể là “san gạt đất biển” và Tòa án xác định người thực
hiện cơng việc là Cơng ty Hồng Long. Mặt khác, công ty này cho rằng vi ệc th ực
hiện công việc này là do “Đảng ủy và UBND phường Hồng Hải, thành phố Hạ
Long giao”. Tức là, công ty Hồng Long đã khơng ký hợp đồng san gạt đất lấn
biển với UBND TP Hạ Long nhưng đã thực hiện việc san gạt đất này theo yêu
cầu của chủ thể khác (theo sự giao phó của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân
phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long). Tranh chấp xảy ra và Tòa án yêu cầu
UBND thành phố Hạ Long phải thanh toán những hạng mục đã thực hiện . Theo
Hội đồng Thẩm phán điều kiện “không có nghĩa vụ thực hiện cơng việc” dường
như chỉ được xem xét trong quan hệ giữa người thực hiện công việc và người có
cơng việc được thực hiện; nếu cơng việc này được thực hiện theo yêu cầu của
người thứ ba, thỏa thuận với người thứ ba, hay thậm chí theo luật định thì vẫn
có thể áp dụng chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền”.
Thứ ba, người thực hiện cơng việc phải vì lợi ích của người có cơng việc được
thực hiện. Điều kiện này đảm bảo tính tự nguyện cũng như ý nghĩa của chế
định này.
Thứ tư, việc thực hiện công việc đã gây ra hao tổn cơng sức, tốn kém chi phí xác
định. Đây là điều kiện để có thể xác định được nghĩa vụ của người có cơng việc
đối với người thực hiện cơng việc trong thanh tốn chi phí mà người thực hiện

đã bỏ ra.
Câu 5: Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong cơng trình, nhà thầu C
có thể u cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy

6


định của chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” trong BLDS
2015 khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.
Chế định về “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” được quy định tại Điều
574 BLDS 2015. Từ quy định trên, ta có các điều kiện phát sinh nghĩa v ụ do th ực
hiện cơng việc khơng có ủy quyền bao gồm:
-

Công việc cần thiết hoặc cấp bách, phải thực hiện ngay nếu không thực
hiện sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chủ công việc.
Người thực hiện công việc là tự nguyện dù không được pháp luật quy
định hoặc người có cơng việc được thực hiện u cầu.
Người thực hiện cơng việc đã thực hiện cơng việc vì lợi ích của người có
cơng việc được thực hiện.
Người có cơng việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản
đối.
Việc thực hiện công việc đã gây ra hao tổn cơng sức, tốn kém chi phí xác
định.

Từ những điều kiện đó, nhà thầu C đã đáp ứng đầy đủ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc ký hợp đồng với nhà thầu để xây dựng cơng trình cơng cộng
là cần thiết, vì chủ đầu tư A đã thành lập Ban quản lý dự án B để ti ến hành
xây dựng công trình, tức có tính tốn về thời gian, tài chính đ ể ti ến hành, vi ệc
tiến hành càng nhanh và xây dựng cơng trình nhanh chóng, rút ngắn ti ến độ,

thời gian sẽ làm giảm ngân sách, có lợi cho các bên. Suy ra, th ỏa mãn đi ều
kiện thứ nhất.
Thứ hai, người thực hiện công việc là nhà thầu C đã thực hiện công việc
không do chủ công việc yêu cầu và quy định của pháp luật. Có thể sẽ có th ắc
mắc về vấn đề rõ ràng nhà thầu C thực hiện công việc theo như hợp đồngc
đã ký kết với Ban quản lý B nhưng vì bên B khơng có ủy quyền của A và B
khơng được tự ký hợp đồng với C. Vì vậy, việc thực hiện công việc này dù
thông qua hợp đồng với B và C nhưng vẫn là công việc thực hiện khơng có ủy
quyền tức là bên chủ đầu tư A. Thỏa mãn điều kiện thứ hai.
Thứ ba, nhà thầu C thực hiện cơng việc xây dựng cơng trình cơng cộng là vì
lợi ích của chủ đầu tư A, hồn thành cơng việc của chủ đầu tư A, khơng vì l ợi
ích của bản thân. Thỏa mãn điều kiện thứ ba.
Thứ tư, trong lúc xây dựng cơng trình chắc chắn chủ đầu tư A phải biết hoặc
biết mà khơng có ý kiến gì. Bởi lẽ, việc cơng khai quy hoạch một cơng trình
cơng cộng khơng dễ gì che giấu mà chắc chắn chủ đầu sẽ phải bi ết vì quy mơ
cũng như thời gian hồn thành khơng phải ngắn. Vì vậy, nếu chủ đầu tư A
phản đối thì nhà thầu C không thể nào tiếp tục xây dựng được nữa, nên thỏa
mãn điều kiện.
Thứ năm, việc xây dựng cơng trình cho chủ đầu tư A, nhà thầu C cũng đã tổn
hao cơng sức, chi phí xác định về thời gian, tài chính, nhân cơng mới hồn
thành.
7


Vậy sau khi xem xét các điều kiện, trong tình huống trên, sau khi nhà th ầu C xây
dựng xong cơng trình có thể u cầu chủ đầu tư A thực hiện nghĩa vụ trên cơ s ở
chế định “thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền” trong BLDS 2015 cụ th ể tại
Điều 576 về nghĩa vụ thanh toán cho người có cơng thực hiện cơng việc.
VẤN ĐỀ 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh tốn một khoản tiền)
Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền th ế

chân của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đ ồng ý tr ả
nhà và u cầu ơng Quới hồn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào
năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo S ở Tài chính Tp.HCM là
15.000đ/kg).
Câu 1: Thơng tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán
như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Thơng tư 01/TTLT 19/06/1997 cho phép tính lại giá trị khoản ti ền ph ải thanh
toán bằng cách:
“Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân s ự xảy ra tr ước ngày 1-71996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa v ụ đ ến
thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Tịa án quy đ ổi các
khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở đ ịa ph ương (t ừ đây tr ở đi g ọi
tắt là “giá gạo”) tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa v ụ, r ồi tính s ố
lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên
có nghĩa vụ về tài sản phải thanh tốn và chịu án phí theo số ti ền đó” . Và:
“Nếu việc gây thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 ho ặc tuy
xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian t ừ th ời đi ểm gây thi ệt
hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo khơng tăng
hay tuy có tăng nhưng ở dưới mức 20%, thì Tịa án chỉ xác đ ịnh các kho ản ti ền đó
để bắt buộc bên có nghĩa vụ phải thanh tốn bằng tiền.”
Tài sản trung gian ở đây là gạo.
Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Do sự việc xảy ra trước ngày 1/7,1996 , Tòa án phải quy đổi số tiền thế chân 50.000đ
ra gạo theo giá gạo vào năm 1973. Giá gạo năm 1973 là 137đ/kg thì số lượng gạo quy
đổi được là 365kg (50.000 : 137 = 365kg). Giá gạo hiện nay là 15.000đ/kg, vậy số tiền
mà ông Qưới phải trả cho bà Cô là 5.475.000đ (365kg x 15.000đ/kg = 5.475.000đ).
Căn cứ pháp lý: Điều 280 BLDS 2015 và điểm a khoản 1 Thông tư 01/TTLT ngày
19/6/1997.
Câu 3: Thơng tư trên có điều chỉnh việc thanh tốn tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT khơng? Vì sao?

Thơng tư trên khơng điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuy ển
nhượng bất động sản như trong quyết định số 15/2018/DS-GĐT bởi vì:
8


Thơng tư chỉ điều chỉnh việc thanh tốn tiền trong hai trường hợp:
+ Đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền vàng.
+ Đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật.
Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị
nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm
thì, theo Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải
thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thì bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng
là 1/5 số tiền còn lại của giá trị nhà đất theo định giá tại thời điểm xét xử. Cụ thể là :
1/5*(1.697.760.000) = 339.552.000 VND
Như trong Quyết định: “Căn cứ vào các giấy biên nhận nêu trên thì bà Hương mới
thanh tốn cho cụ Bằng được 4.000.000 đồng trong tổng số 5.000.000 đồng giá trị
chuyển nhượng nhà, đất; còn nợ 1.000.000 đồng tiền nhận chuyển nhượng đất. Như
vậy, bà Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bằng, số
tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ
thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối
cao.”1
Căn cứ tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/08/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để bảo vệ quyền lợi của đương
sự: “… Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao
diện tích đất lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Tịa án buộc bên nhận chuyển nhượng
thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển
nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng
theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm…”

Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Hướng như trên của Tịa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ.
Quyết định số 741/2011/DS-GĐT ngày 26/9/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao. Tại phần “Xét thấy” có trình bày như sau:
“Ơng Hoanh với ơng An có ký kết hợp đồng chuyển nhượng 1.230m2 với giá
500.000.000đ. Ông An đã trả cho ơng Hoanh 265.000.000đ, cịn nợ ơng Hoanh
235.000.000đ; nhưng ông An đã nhận đất và ông An đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ
tại Cơng văn số 34/BC.VKST-P5 thì ơng An đã bán thửa đất mà ông nhận chuyển
nhượng của ông Hoanh. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc các bên
tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hoanh và
ông An là có căn cứ. Tuy nhiên trong q trình thực hiện hợp đồng ông An đã vi phạm
hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhận chuyển nhượng đất đúng thời hạn.
1 Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà N ội.

9


Do đó, ơng An phải thanh tốn cho ơng Hoanh số tiền nhận chuyển nhượng đất còn
thiếu theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm; như vậy mới bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của các đương sự. Tịa án cấp sơ thẩm buộc ơng An trả lại cho ơng Hoanh
số tiền gốc chưa thanh tốn và lãi suất; Tịa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ơng An trả
ngun tiền gốc là khơng chính xác.”
Theo như Quyết định trên ơng An và ơng Hoanh có hợp đồng chuyển nhượng đất,
nhưng ơng An khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn tiền, mặc dù ơng đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đi vào sử dụng. Do đó, Tịa án đã xác định
ơng An vi phạm hợp đồng, buộc phải thanh tốn cho ơng Hoanh số tiền gốc còn nợ và
lãi suất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử cấp sơ thẩm.
VẤN ĐỀ 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Tóm tắt bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân
thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Bà Tú và bà Phương xác lập quan hệ vay tiền, có thỏa thuận lãi suất. Bà Tú nhận tiền
lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả tiền lãi như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, phía
bà Tú đã chấp nhận cho bà Phương chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà
Loan, ông Thạnh. Tòa án xét rằng kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng và bà Tú chấm
dứt, làm phát sinh nghĩa vụ bên thế nghĩa vụ theo hợp đồng vay tiền đã ký.
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Chuyển giao quyền yêu cầu
Cơ sở pháp


Giống nhau

Khác nhau

Chuyển giao nghĩa vụ theo
thỏa thuận
Điều 370, 371 BLDS 2015

Từ Điều 365 đến Điều 369
BLDS 2015
- Đều là sự thỏa thuận với bên thứ ba.
- Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người
chuyển giao quyền/nghĩa vụ, làm phát sinh tư cách chủ thể,
quyền và nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.
- Không được chuyển giao trong trường hợp hai bên đã thoả
thuận không chuyển giao hoặc pháp luật có quy định v ề vi ệc

không được chuyển giao, như nghĩa vụ gắn liền với nhân thân,
quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường do xâm phạm tới tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.
- Đều phải thơng báo cho bên có nghĩa vụ/bên có quy ền nếu
chuyển giao quyền/chuyển giao nghĩa vụ.
Đối tượng
chuyển giao:
Nguyên tắc
chuyển giao:

Bên có quyền là người
có quyền chuyển giao.

Bên có nghĩa vụ là
người thực hiện việc
chuyển giao.
Chuyển giao quyền u Chuyển giao nghĩa vụ
cầu khơng cần phải có bắt buộc phải có sự
sự đồng ý của người có đồng ý của bên có
10


nghĩa vụ vì trong mọi
trường hợp người có
nghĩa vụ đều phải
thực hiện đúng nội
dung của nghĩa vụ đã
được xác định.

Hình thức

chuyển giao:

Quyền hạn
chuyển giao:

Nghĩa vụ
chuyển giao:

Bằng văn bản và phải
thông báo cho bên có
nghĩa vụ biết về việc
chuyển quyền để
tránh việc bên có nghĩa
vụ từ chối việc thực
hiện nghĩa vụ đối với
người thế quyền hay
thực hiện nghĩa vụ bổ
sung, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác
(Khoản 2, Điều 365).
Người chuyển giao
quyền yêu cầu không
phải chịu trách nhiệm
về khả năng thực hiện
nghĩa vụ của bên có
nghĩa vụ.
Người chuyển giao
quyền yêu cầu có
nghĩa vụ đối với người
thế quyền. Nếu người

chuyển giao quyền yêu
cầu vi phạm nghĩa vụ
cung cấp thông tin và
11

quyền.
Quy định này là hợp
lý vì trong quan hệ
nghĩa vụ, quyền của
một bên có được
đảm bảo hay khơng
hồn tồn phụ thuộc
vào việc thực hiện
nghĩa vụ của bên kia.
Người thực hiện
nghĩa vụ khi chuyển
giao nghĩa vụ phải
đảm bảo cho người
kế thừa nghĩa vụ đó
có khả năng thực
hiện nghĩa vụ thì
việc chuyển giao mới
được thực hiện.
Khơng bắt buộc hình
thức thơng báo bằng
văn bản.

Người chuyển giao
nghĩa vụ phải chịu
trách nhiệm về khả

năng thực hiện nghĩa
vụ của người được
chuyển giao thực
hiện nghĩa vụ với
bên có quyền.
Khơng quy định.


Hiệu lực của
biện pháp
bảo đảm

giấy tờ có liên quan
cho người thế quyền
dẫn tới thiệt hại thì
phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
(Điều 366)
Nếu chuyển giao
quyền yêu cầu mà
quyền yêu cầu có
phương pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ
kèm theo thì chuyển
giao cho người thế
quyền và vẫn được
duy trì (Điều 368).

Nếu nghĩa vụ thực
hiện có phương pháp

bảo đảm được
chuyển giao thì
đương nhiên chấm
dứt (Điều 371).

Câu 2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh tốn cho
bà Tú?
Trích từ bản án:
“Bà Tú trình bày từ đầu năm 2003, bà cho bà Ph ượng vay tổng s ố ti ền
555000000đ, việc giao nhận tiền chia làm 5 đợt có làm biên nhận, lãi su ất
1,8%/tháng. Theo thỏa thuận, Phượng có trách nhiệm trả lãi hang tháng và hồn
vốn sau 12 tháng”
“Ngày 24/7/2004, bà Tú tiếp tục vay tiền ngân hàng và cho bà Ph ượng vay l ại v ới
số tiền 615000000đ, có làm biên nhận, đến tháng 4/2005. Ph ượng khơng có ti ền
trả nên nhờ bà Tú vay nóng bên ngồi để trả cho ngân hàng khi đ ến h ạn, Ph ượng
đồng ý trả khoản tiền lãi 2,5% trên vốn vay 615000000đ đồng th ời, Ph ượng xin
giảm lãi xuống còn 1,3%/tháng”.2
Xem xét của hội đồng xét xử:
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Ph ượng là ng ười
trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số ti ền 555000000đ và theo
biên nhận ngày 27/4/2002 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Th ị Nhan s ố
tiền 615000000đ. Phía bà Phượng khơng cung cấp được ch ứng c ứ xác đ ịnh bà
Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra cũng theo lời khai c ủa bà Ph ượng
thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ơng Thạnh và bà Ng ọc khơng có ti ền
trả cho bà Tú để trả vốn vay ngân hàng nên bà đã cùng v ới bà Tú vay nóng bên
ngồi để có tiền trả cho ngân hàng. Xác định bà Ph ượng là ng ười đã vay ti ền v ới
bà Tú.”3
Từ những cơ sở trên, cho thấy bà Phượng đã xác lập quan hệ vay ti ền trực ti ếp
từ bà Tú vậy bà Phượng phải có nghĩa vụ thanh tốn cho bà Tú.
2 Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đ ốc, t ỉnh An Giang .

3 Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đ ốc, t ỉnh An Giang .

12


Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã
được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Tại đoạn 4 của phần Xét thấy: “Tuy nhiên phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà
Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan
và ông Thạnh vay số tiền 150.000.000 vào ngày 12/5/2005. Như vậy kể từ thời điểm
bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ơng Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ
vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký.”4
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá của Tòa án là hồn tồn hợp lí. Tịa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà
Phượng đã được chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan, và ông Thạnh là có căn cứ.
Theo Điều 370 BLDS 2015 quy định về chuyển giao nghĩa vụ:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định khơng được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Trong trường hợp này bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc
vay 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào
ngày 12/05/2005. Điều đó thể hiện bên có quyền là bà Tú đã đồng ý với việc chuyển
giao này. Sau khi chuyển giao nghĩa vụ, người có nghĩa vụ theo ban đầu là bà Phượng
sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới nữa. Thay vào đó là bà Ngọc, bà Loan và ơng
Thạnh sẽ trở thành người thay thế nghĩa vụ, có trách nhiệm trả số nợ cịn thiếu của bà
Tú.

Câu 5: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có cịn trách nhiệm đối
với người có quyền khơng khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ văn bản (BLDS 2015), người có nghĩa vụ ban đầu khơng cịn trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao vì người có nghĩa vụ ban đầu đã được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó (do đã
được bên có quyền đồng ý khi thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ).
CSPL: Điều 370 BLDS 2015.
Câu 6: Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có cịn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.

4 Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang .

13


Nhìn từ góc độ quan điểm của các tác giả, người có nghĩa v ụ ban đ ầu khơng cịn
trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng: “Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có
trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không th ấy s ự khác nhau gi ữa
chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân s ự thông qua ng ười th ứ ba”. Do
vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập v ới ch ế đ ịnh th ực hi ện
nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác đ ịnh rõ chuy ển giao nghĩa v ụ
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có bên có tho ả thu ận khác”. 5
- Theo tác giả Chế Mỹ Phương Đài, “trên cơ sở thỏa thuận, với sự đồng ý của bên
có quyền, người thứ ba thay thế người có nghĩa vụ trước đó tr ở thành ng ười có
nghĩa vụ mới hay cịn gọi là người thế nghĩa vụ. Người có nghĩa v ụ ch ấm d ứt
toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền. Sau khi vi ệc chuy ển giao nghĩa

vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa v ụ th ực
hiện nghĩa vụ nên người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải ch ịu trách nhi ệm v ề
việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ” .6
Bên cạnh đó, khi đặt hai chế định chuy ển giao nghĩa v ụ và th ực hi ện nghĩa v ụ
dân sự thông qua người thứ ba lên bàn cân so sánh, tác giả nh ận đ ịnh đ ối v ới v ới
việc uỷ quyền, người được uỷ quyền không thể trở thành một bên chủ thể độc
lập trong quan hệ nghĩa vụ chính mà người này chỉ được thực hiện nghĩa vụ
theo sự uỷ quyền của người uỷ quyền, nhân danh người uỷ quyền và vì l ợi ích
của người uỷ quyền.
Câu 7: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ
ban đầu khơng cịn trách nhiệm đối với người có quyền?
Trích từ bản án:
“Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Ph ượng đã vi ph ạm
nghĩa vụ thanh tốn nợ vay, khơng trả vốn lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Ph ượng
phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên phía bà Tú đã ch ấp nh ận cho bà Ph ượng
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Th ạnh th ể hi ện qua
việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465000000đ và hợp đ ồng cho
bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150000000đ vào ngày 12/5/2005. Nh ư v ậy k ể t ừ
thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ơng Th ạnh thì
nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, phát sinh nghĩa v ụ
của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo h ợp đồng vay ti ền đã ký.
Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh tốn cho bà là khơng có căn
cứ chấp nhận.”.7
5 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, NXB. Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), tr.642.
6 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại, NXB Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, trang 64.
7 Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang .


14


Câu 8: Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người
có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
Mặc dù hệ thống pháp luật của các quốc gia có tính riêng bi ệt, tuy nhiên khơng
chỉ pháp luật nước ta mà pháp luật nước ngoài cũng xây dựng các chế định
tương tự về quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
Thứ nhất, điều kiện cần để chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận có giá tr ị
pháp lý là sự đồng ý của bên có quyền. Bởi lẽ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quy ền
lợi của các bên. Theo Bộ nguyên tắc Unidroit tại Điều 9.2.3 có quy định như sau:
“Việc chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa người có nghĩa v ụ ban đ ầu và
người có nghĩa vụ mới phải có sự đồng ý của người có quyền.”
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan cũng có đi ểm tương
đồng với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có điểm khác nhau về nghĩa v ụ của
người có nghĩa vụ ban đầu có chấm dứt khi đã chuyển giao nghĩa vụ hay khơng
cịn phụ thuộc vào người có quyền theo pháp luật nước ngoài.
“Thực tế cho thấy, quy định trong các hệ thống luật tương đối khác nhau. Ở châu
Âu, một số nước quy định người có nghĩa vụ ban đầu được gi ải phóng hồn tồn
nhưng một số nước lại quy định ngược lại theo hướng người th ứ ba là ng ười có
nghĩa vụ bổ sung.
Theo Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 9.2.5): “Người có quyền có th ể gi ải phóng
nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu”. Nh ư vậy, ng ười có quy ền có th ể gi ải
phóng hồn tồn nghĩa vụ cho người có nghĩa v ụ ban đ ầu. “Ng ười có quy ền cũng
có thể quyết định là người có nghĩa vụ ban đầu vẫn là ng ười có nghĩa v ụ trong
trường hợp người có nghĩa vụ mới khơng thực hiện đúng nghĩa v ụ c ủa mình”.
Điều đó có nghĩa là người có quyền có thể lựa chọn một kh ả năng khác, đó là
chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ mới, người có quy ền b ảo l ưu quy ền yêu c ầu
đối với người có nghĩa vụ ban đầu. Vẫn theo Bộ nguyên t ắc Unidroit: “Trong m ọi
trường hợp khác, người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới ph ải liên

đới chịu trách nhiệm”. Quy định tại điều này thể hiện rõ là gi ải pháp cu ối cùng
cũng là giải pháp được áp dụng trong trường hợp người có quy ền khơng có
quyền quyết định nào. Nói cách khác, nếu người có quy ền khơng nêu rõ ý đ ịnh
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, cũng khơng quy ết đ ịnh là ng ười có nghĩa
vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải chịu trách nhiệm liên đ ới v ề vi ệc th ực
hiện nghĩa vụ.
Tuy nhiên, theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thì việc chuy ển giao nghĩa v ụ
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu (Điều 12:10): “ng ười có nghĩa v ụ ban đ ầu
khơng cịn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ.”” 8
Câu 9: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án

8 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, NXB. Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 3), tr.641 – 642.

15


Trong vụ việc trên, để giải quyết tranh chấp giữa bà Tú và bà Ngọc, Tòa án đã
áp dụng các căn cứ sau: Điều 4, Điều 315, Điều 471, khoản 5 Điều 474, Điều 137
BLDS 2005; Điều 131, Điều 245 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2003.
Theo hướng giải quyết, ta nhận thấy Tịa án nghiêng về người có nghĩa vụ là bà
Phượng khơng cần phải chịu hồn tồn bất cứ trách nhiệm gì đối với người có
quyền là bà Tú sau khi đã chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh. Trách nhiệm của bà Phượng đối với bà Tú đã chấm dứt kể từ thời đi ểm
bà Tú xác lập hợp đồng vay đối với bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh dù bà Ng ọc
không hoàn thành nghĩa vụ được bà Phượng chuyển giao. Bên cạnh đó, vi ệc Tịa
án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao cho bà Ngọc, bà
Loan, ơng Thạnh là có căn cứ theo quy định tại khoản 1, Đi ều 315 BLDS 2005 và
Điều 370 BLDS 2015. Và việc chuyển giao này bà Tú cũng đã chấp nhận cụ th ể
bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay 465000000 đồng và hợp đồng cho bà

Loan, ông Thạnh vay 150000000 đồng vào ngày 12/5/2005. Từ cơ sở đó, đồng
nghĩa với việc người có nghĩa vụ ban đầu là bà Phượng đã chấm dứt nghĩa vụ
với bà Tú.
Theo hướng giải quyết này, Tòa án đã bảo đảm quyền lợi của các bên đương sự,
giải thích rõ ràng việc “giải phóng” cho chủ thể có nghĩa vụ ban đầu sau khi đã
chuyển giao nghĩa vụ cho chủ thể khác thì sẽ khơng cịn nghĩa vụ với chủ thể có
quyền theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện
pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện
pháp bảo lãnh có chấm dứt khơng? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 335, khoản 1 Điều 343, Điều 371 BLDS 2015.
Trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có bi ện pháp bảo lãnh c ủa
người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh sẽ ch ấm
dứt. Bởi lẽ, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên b ảo lãnh) cam k ết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ th ực hi ện nghĩa v ụ thay
cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh)” . Khi chuyển giao nghĩa
vụ, người phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay đổi, thì nghĩa vụ của
bên được bảo lãnh (người có nghĩa vụ ban đầu) chấm dứt. Bên cạnh đó, xét
khoản 1, Điều 343, bảo lãnh chấm dứt khi “nghĩa vụ được bảo lãnh ch ấm d ứt”,
mà bảo lãnh chính là một trong những biện pháp bảo đảm nên căn cứ theo Đi ều
371 “nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuy ển giao thì biện pháp
bảo đảm đó chấm dứt”. Tuy nhiên, ngành luật dân sự với phương pháp đi ều
chỉnh đặc thù là tôn trọng quyền tự định đoạt, tự do ý chí của các bên ch ủ th ể,
nên nếu các bên có thoả thuận khác thì phải thực hiện theo thoả thuận đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Văn bản pháp luật:
Bộ luật dân sự năm 2005.
Bộ luật dân sự năm 2015.
16



Thơng tư 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành án về tài sản.
Giáo trình:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017) , Giáo trình Pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi và bổ
sung), Đỗ Văn Đại, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
Sách:
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017.
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ - Bản án và Bình luận bản
án, tập một, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba).

17


BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
VẤN ĐỀ 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị
giao kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và có chữ ký
của cả 3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng của mình nhưng D khơng chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D).
Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh chấp) và
Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy
định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy
định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới.
Câu 1: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.

Vấn đề thứ nhất: Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định

của Điều 400 BLDS 2015
Tòa án đã nhận xét rằng: bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Theo
quan điểm của nhóm, hướng giải quyết này của Tịa án là hợp lý. Bởi vì, D (bên được đề nghị)
khơng chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C; và C (bên đề nghị)
cũng không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D. Đồng thời, trong hợp đồng
của A, B, C không đề cập đến việc im lặng là sự trả lời của việc chấp nhận giao kết hợp đồng căn cứ
theo khoản 2 Điều 400 BLDS: “Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của
thời hạn đó.”. Vì vậy, việc xác định bên đề nghị ở đây là C đã chưa nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng từ phía D (bên được đề nghị) là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, việc Tòa án áp dụng Điều 400 BLDS 2015 trong trường hợp trên nhằm nghiên theo
hướng giải quyết đó là chưa thực sự hợp lý. Bởi vì:
Thứ nhất, nhìn vào cơ sở pháp lý tại Điều 400 BLDS 2015, khoản 1 quy định rằng: “Hợp đồng
được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.”. Các quy định còn lại
trong Điều 400 (từ khoản 2 đến khoản 4) cũng chỉ đề cập đến việc xác định thời điểm giao kết hợp
đồng theo hình thức của hợp đồng; trong khi Tòa án lại đưa ra hướng giải quyết về việc bên đề nghị
chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chứ không đề cập đến vến đề thời điểm giao
kết hợp đồng.
Thứ hai, nếu theo hướng giải quyết của Tòa án, Điều 400 của BLDS 2015 khơng thể đáp ứng được
vì điều luật khơng quy định về trường hợp như thế nào thì được xem là bên đề nghị chưa nhận được
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nói cách khác, dựa vào Điều 400, chúng ta khơng có căn cứ
xác đáng để khẳng định bên đề nghị là C có nhận được chấp nhận đề nghị từ bên D (bên được đề
nghị) hay chưa?
Vì vậy, hướng giải quyết trên của Tịa án là hợp lý nhưng việc căn cứ theo Điều 400 BLDS 2015 cần
phải xem xét lại về tính hợp lý.
Vấn đề 2: chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS
2015
Việc Tòa án giải quyết như sau: chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định
tại Điều 394 BLDS 2015 là hoàn toàn hợp lý. Theo như tình huống, việc gửi đề nghị từ bên đề nghị
(A, B, C) diễn ra vào tháng 1 năm 2018 nhưng đến tận tháng 1 và tháng 2 năm 2020, bên được đề

nghị D mới gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình. Vì thế, xét về thời gian việc trả lời


chấp nhận đề nghị là hơn 2 năm một thời hạn tương đối dài và chưa thực sự hợp lý; bởi lẽ, trong
khoảng thời gian này rất có thể sẽ phát sinh những hệ quả khác như: bên đề nghị bị thiệt hại vì
khơng nhận được trả lời chấp nhận đề nghị trong vịng 2 năm đó.
Dễ hiểu như: A đề nghị bán nhà cho B. Thời hạn trả lời là 1 tháng. Nhưng 8 tháng sau B mới trả lời
chấp nhận đề nghị. Thế nhưng, trong khoảng thời gian này, giá nhà phát sinh thêm, A có thể bán cho
người khác với giá cao hơn mức giá đã giao kết với B tại thời điểm 8 tháng trước. Việc này, kéo theo
thiệt hại cho A.
Tuy nhiên, ở tình huống trên, giữa bên đề nghị và bên được đề nghị không thỏa thuận cho nhau một
thời điểm trả lời cụ thể nên căn cứ theo khoản 1, Điều 394 BLDS 2015: “Khi bên đề nghị không nêu
rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn
hợp lý.”. Đồng thời, BLDS 2015 cũng không quy định thế nào là thời hạn hợp lý rõ ràng nên hướng
giải quyết của Tịa án trong trường hợp này là hồn tồn hợp lý.
Vấn đề 3: Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới
Trong vấn đề này, Tòa án đã có cách giải quyết hợp lý một cách linh hoạt và khéo léo.
Thứ nhất, nhìn từ Khoản 1, Điều 394 BLDS 2015 chỉ quy định trong trường hợp trả lời chấp nhận
khi đã hết thời hiệu mà bên đề nghị đã ấn định. Nhưng trường hợp bên đề nghị khơng có ấn định thì
vẫn cịn bỏ ngỏ.
Thứ hai, nhìn về mặt ý nghĩa của quy định này, có thể hiểu rằng: quy định này đặt ra nhằm mục đích
giới hạn việc trả lời chấp nhận của người được đề nghị trong một thời hạn nhất định; tránh việc
người được đề nghị cố tình kéo dài thời gian trả lời với mục đích có lợi cho mình mà thậm chí gây
thiệt hại đối với bên đề nghị. Đồng thời, luật cũng quy định rõ ràng rằng: “… việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó”; điều này đảm bảo sự tự do trong giao kết hợp
đồng, không làm việc trả lời chấp nhận trở nên quá cứng nhắc.
Như vậy, chúng ta có thể áp dụng quy định “nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời
khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời” cho
trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn như trường hợp có ấn định tại khoản 1, Điều 394. Vì
việc vượt quá thời hạn ấn định hoặc không ấn định thời hạn đều dẫn đến các vi phạm bảo đảm trên

nên vấn đề linh hoạt trong cách áp dụng điều luật này là cần thiết. Theo đó, hướng giải quyết trong
trường hợp này của Tòa án là phù hợp và mang tính thực tế.
VẤN ĐỀ 2: Sự ưng thuận trong q trình giao kết hợp đồng
Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL:
Nguyên đơn: bà Kiều Thị Tý
Bị đơn: ông Lê Văn Ngự
Năm 1996, vợ chồng bà Kiều Thị Tý, ông Chu Văn Tiến thỏa thuận một giao dịch dân sự cùng gia
đình ơng Lê Văn Ngự về việc chuyển giao quyền sử dụng đất đối với mảnh đất thổ cư tại xã Xuân
La, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Gia đình ơng Lê Văn Ngự gồm bà Trần Thị Phấn (vợ ông
Ngự), các con là Lê Văn Tám, Lê Thị Tưởng, Lê Đức Lợi, Lê Thị Đường, Lê Mạnh Hải, Lê Thị
Nhâm và Lê Thị Quý (người thuê nhà của ông Ngự). Trong 10 năm sau giao dịch dân sự này, từ
1996 – 2006, bà Tý chưa đăng ký hộ khẩu ở Hà Nội nên người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất vẫn là gia đình người bán (ông Ngự). Quyền sử dụng và quản lý trong thời gian này đã
được giao cho bà Tý và gia đình, chủ yếu là chỉnh sửa nhà cửa, cho thuê, cho người thân, họ hàng
tạm trú.
Năm 2006, gia đình bà Tý chuyển hộ khẩu về Hà Nội, bắt đầu thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho mảnh đất đã giao dịch này. Từ đây, mâu thuẫn phát sinh


giữa hai gia đình, chủ yếu về một phần quyền sử dụng đối với phần đất giáp mặt đường và giá tiền
giao dịch. Gia đình ơng Ngự đã chiếm hữu và sử dụng một phần mảnh đất giáp mặt đường, trở thành
khu tranh chấp. Ngày 05 tháng 11 năm 2007, bà Tý đệ đơn khởi kiện ông Ngự về tranh chấp mảnh
đất. Sau khi xét xử Phúc thẩm ông Ngự kháng cáo, đề nghị tuyên bố hợp đồng này là vô hiệu do đã
tự ý đứng ra bán tài sản cho vợ chồng bà Tý, ông Tiến mà không được sự đồng ý của bà Phấn (vợ
ông Ngự).
Thủ tục tố tụng dân sự khởi đầu từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân
dân tối cao tại Hà Nội rồi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, gồm sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm cùng sự tham gia kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cuối
cùng tạo thành án lệ về nhận định đồng thuận của đồng chủ sở hữu tài sản chung xuất pháp từ căn
cứ thực tế.

Tình huống: Năm 2001, bà Chu và ơng Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân
khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên
làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà
Chu, ơng Bùi khơng ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ơng Bùi u cầu Tịa án tun
bố giao dịch chuyển nhượng vơ hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ và Tịa án đã áp dụng Án lệ số
04/2016/AL.
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp
đồng?

BLDS 2005 đã quy định tại khoản 2, Điều 404 như sau:
“2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề
nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
Như vậy, BLDS 2005 đã xem im lặng trong giao kết là một sự trả lời giao kết.
Tuy nhiên, đến BLDS 2015 đã có những thay đổi so với BLDS 2005. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 394:
“2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Và tại khoản 2, Điều 400:
“2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một
thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.”
Như vậy, có thể thấy BLDS 2015 đã quy định cụ thể:
Thứ nhất, sự im lặng của bên được đề nghị giao kết hợp đồng không được coi là chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng.
Thứ hai, im lặng được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ là một ngoại lệ của nguyên tắc trên
trong điều kiện hoàn cảnh được các bên tiên liệu bằng thỏa thuận hoặc do thói quen đã được xác lập
trước đó. Hay nói cách khác, trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng được coi là
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên
được đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị hoặc theo thói quen được thiết lập giữa các
bên, khơng cần phải có sự trả lời trong những lần giao kết hợp đồng trước đó.
Đồng thời, trong thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có
sự xuất hiện của các yếu tố: Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng

không phản đối; Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia; im lặng trong quá
trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.


Như vậy, việc im lặng của bên được đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng như BLDS 2005 đã quy định. Việc điều chỉnh này nhằm hạn chế trường
hợp phát sinh tranh chấp từ sự im lặng và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh phù hợp với tập
quán, thói quen giao kết trong hợp đồng.
Câu 2: Việc Tịa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng
trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì sao?

Việc Tịa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống
trên là thuyết phục.
Mặc dù, Án lệ số 04/2016/AL việc tranh chấp này liên quan đến tài sản chung của vợ chồng; trong
khi theo tình huống đã định thì vấn đề này phát sinh dựa trên phần tài sản chung của các thành viên
trong gia đình. Tuy nhiên, Tịa án vẫn áp dụng bởi vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, phần tài sản dẫn đến phát sinh trong cả hai vụ việc đều là tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất được quy định tại Điều 210 BLDS 2015.
Thứ hai, sự tương đồng về tình tiết vụ việc, cụ thể: việc chuyển nhượng nhà đất này diễn ra khi một
thành viên sở hữu phần tài sản tự ý chuyển nhượng, nhưng các thành viên còn lại biết mà khơng
phản đối. Nhưng về sau, vì một lý do nào đó, các chủ sở hữu cịn lại muốn u cầu tun bố giao
dịch này là vơ hiệu.
Và Tịa án giải quyết theo hướng: trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một
người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người cịn lại khơng ký tên
trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận,
người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận
chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó cơng khai; người khơng ký tên trong
hợp đồng biết mà khơng có ý kiên phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý chuyển nhượng
nhà đất.
Như vậy ta thấy việc áp dụng hướng giải quyết của Án lệ 04/2016/AL cho tình huống trên là có cơ

sở, mà theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
lựa chọn, công bố và Áp dụng án lệ: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu , áp dụng
án lệ để giải quyết những vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý
giống nhau phải được giải quyết như nhau” (khoản 2 Điều 8).
VẤN ĐỀ 3: Đối tượng của hợp đồng khơng thể thực hiện được
Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng. Hợp đồng thế chấp đã
được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu
của người khác (khơng thuộc tài sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp
đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.
Câu 1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi gi ữa BLDS 2015 và BLDS 2005 v ề
chủ đề đang được nghiên cứu;

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 có khoanh vùng trường hợp vô hiệu là do "lý do khách
quan", qua tới Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 đã bỏ đi việc khoanh vùng đó. Bởi lẽ, trên thực tế điều
luật này được áp dụng cho cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Chẳng hạn như các bên chuyển
nhượng một phần đất trong mảnh đất của mình nhưng lại khơng nêu rõ vị trí, các mặt tiếp giáp của
mảnh đất trong hợp đồng chuyển nhượng. Ví dụ như: A có 1000m² đất, A chuyển nhượng cho B
200m² đất nhưng lại không nêu rõ vị trí cụ thể dẫn đến việc khơng xác định được làm cho hợp đồng
vô hiệu. Trong trường hợp khác như hợp đồng mua bán thiết bị, máy móc nhưng các bên lại không
nêu rõ số hiệu, đời máy, phiên bản làm cho hợp đồng không thực hiện được. Qua đó cho thấy quy
định về việc khoanh vùng của BLDS 2005 là khơng thuyết phục, vì nếu áp dụng đúng luật thì hợp
đồng khơng thực hiện được vì lý do chủ quan thì khơng vơ hiệu, nhưng nếu khơng vơ hiệu thì lại


không thực hiện được, trong trường hợp này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Do đó, việc bỏ đi
cụm từ "lý do khách quan" của BLDS 2015 là hoàn toàn thuyết phục. Như vậy, lý do khách quan
hay chủ quan khơng cịn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vô hiệu của hợp đồng mà chỉ ảnh hưởng
tới lỗi làm hợp đồng vô hiệu.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 đã thay thế từ "ký kết" của Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005
bằng từ "giao kết". Bằng việc thay thế này BLDS 2015 đã giúp cho điều luật bao qt hơn, vì khơng

phải hợp đồng nào cũng cần phải ký tên chẳng hạn như hợp đồng bằng lời nói, như vậy nếu quy
định là "ký kết" đã vơ tình làm mất đi tính bao qt của điều luật. Do vậy, việc thay đổi này là cần
thiết và chính xác.
Thứ ba, Khoản 3, Điều 408 BLDS 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp lý” trong khoản 3, Điều 411
BLDS 2005 bằng “hiệu lực”. Ta thấy rằng, hợp đồng vơ hiệu thì chắc chắn là hợp đồng khơng có
hiệu lực pháp lý. Nhưng ngược lại, hợp đồng khơng có hiệu lực pháp lý chưa chắc đã là hợp đồng
vơ hiệu, mà có thể là hợp đồng chưa được ký kết, hay đã ký kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc đã
hết hiệu lực. Như vậy, dùng cụm từ “hiệu lực” sẽ tạo sự bao quát hơn so với việc dùm cụm từ “giá
trị pháp lý”; vì “giá trị pháp lý” chỉ mang ý nghĩa luật định, còn “hiệu lực” cịn có ý nghĩa trong việc
thực thi.
Thứ tư, Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 đã bổ sung thêm việc Khoản 1 trong Điều 408 cũng có hiệu
lực trong trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng khơng thể thực hiện được nhưng
phần cịn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực, cịn Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005 chỉ đề cập Khoản 2
của điều này thôi. Việc bổ sung này đã giúp bổ sung thêm trường hợp việc hợp đồng có nhiều phần
đồng thời có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không bên nào biết hoặc phải biết dẫn đến
việc toàn bộ hợp đồng bị vơ hiệu.
Câu 2: Thời hiệu u cầu Tịa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hi ện được
được xác định như thế nào? Vì sao?

Trong pháp luật Việt Nam, Tịa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu và vấn đề thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo Điều 408 BLDS 2015 được đặt ra.
Hiện nay, các quy định của BLDS không cho biết thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ
hiệu trên cơ sở Điều 408. Có ý kiến cho rằng: “ngồi những trường hợp đã quy định trên thì cịn
những loại hợp đồng vơ hiệu khác khơng có quy định thời hiệu cụ thể, cần áp dụng quy định về thời
hiệu khởi kiện chung vủa Bộ luật tố tụng dân sự”. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét từng trường hợp
cụ thể để xác định thời hiệu. Và trong trường hợp này, sẽ là thuyết phục khi chúng ta theo khuynh
hướng thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu là khơng bị giới hạn.
Câu 3: Tồ án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng khơng thể thực hiện được có
thuyết phục khơng? Vì sao?


Tịa án tun bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là khơng
thuyết phục vì khơng bảo đảm quyền lợi của người nhận thế chấp. Khi hợp đồng vô hiệu thì người
thế chấp cũng khơng cịn tài sản để thế chấp nữa và nghĩa vụ của họ cũng sẽ không được bảo đảm;
ngược lại bên nhận thế chấp có thể chịu rủi ro về thiệt hại. Bên cạnh đó BLDS 2015 cũng ghi nhận
loại hợp đồng thế chấp này tại Điều 325 do đó Tịa án tun bố hợp đồng thế chấp vô hiệu là không
thuyết phục.
VẤN ĐỀ 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản
Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST: Nguyên đơn bà Trần Thị Diệp Thúy khởi kiện yêu cầu Tòa án
tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất của bà và bà Nguyễn Thị Thanh Trang vơ hiệu vì có giả tạo.
Vào ngày 23/11/2013 thì hai bên đã thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá là
200 triệu đồng. Và hai bên cũng đã thừa nhận đây là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc bà Thúy
cho bà Trang vay số tiền là 100 triệu. Và Tòa đã xét theo quy định của Điều 124 của BLDS 2015,


đối chiếu với trường hợp trên thì hợp đồng giữa hai bà là vô hiệu do giả tạo. Do hợp đồng vơ hiệu
cho nên Tịa tiếp tục áp dụng Điều 131 BLDS để xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu và các bên có lỗi
ngang nhau do vậy các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và khơng phải bồi thường.
Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT: Năm 2009, bà Đặng Thị Kim Anh vay bà Võ Thị Thu
03 lần tiền, cụ thể: ngày 10/07/2009 vay 2,1 tỉ đồng, ngày 11/07/2009 vay 1 tỉ đồng, ngày
17/07/2009 vay 600 triệu đồng; tổng cộng 3,7 tỉ đồng. Bà Thu đòi tiền bà Anh nhiều lần, nhưng bà
Anh không trả. Cuối năm 2009, vợ chồng bà Anh đề nghị được cấn trừ đất ở Bình Dương cho bà
Thu để trừ nợ, nhưng do vợ chồng bà Anh đưa giá cao nên bà Thu khơng đồng ý. Tháng 11/2009, bà
Thu có đơn tố cáo vợ chồng bà Anh lừa đảo chiếm đoạt của bà 3,7 tỉ đồng. Ngày 01/12/2009, bà
Anh hứa đến Tết âm lịch sẽ trả bà Thu 2 tỷ đồng, số còn lại sẽ trả nốt cho bà Thu sau Tết âm lịch
một tháng. Tuy nhiên, 14/02/2010, bà Anh mới trả bà Thu được 600 triệu đồng. Tháng 04/2010, bà
Thu khởi kiện yêu cầu bà Anh ông Học trả 3,1 tỷ đồng, nhưng vì lí do sức khỏe nên bà Thu rút đơn
khởi kiện. Ngày 23/08/2010, Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc ra quyết định chỉ giải quyết vụ án
tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Thu với bà Anh.
* Đối với vụ việc thứ nhất:
Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?


Theo Điều 124 BLDS 2015:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự
khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp giao dịch dân sự đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao
dịch dân sự đó vơ hiệu.”
Theo quan điểm của một số tác giả: “Giả tạo trong xác lập giao dịch là giao dịch mà trong đó việc
thể hiện ý chí ra bên ngồi khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao
dịch.”9
Theo quan điểm của nhóm: giả tạo là sự thống nhất ý chí và tự nguyện giữa các bên tham gia giao
dịch nhằm tạo ra một giao dịch bên ngồi với mục đích che giấu giao dịch thật sự bên trong mà các
bên đang hướng tới. Điều này có sự khác biệt so với lừa dối về việc họ cố tình tạo ra sự khác nhau
về mặt ý chí trong giao dịch và tun bố ý chí đó.
Ví dụ: A bán cho B một căn nhà giá 2 tỷ đồng, nhưng lại thỏa thuận xác lập hợp đồng tặng cho (giả
tạo giả cách, theo thuật ngữ khoa học).
Hoặc: A và B thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả hai thống nhất chỉ
ghi trên giấy tờ số tiền 500 triệu đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước (giả tạo
tưởng tượng, theo thuật ngữ khoa học).
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác l ập
giao dịch có giả tạo với mục đích gì?

Trong phần Xét thấy của Bản án có đề cập: “Nguyên đơn và bị đơn thống nhất ngày 23/11/2013,
giữa nguyên đơn và bị đơn có thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung giấy
thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AP 154638, số vào sổ H53166 do UBND thị xã
(nay là thành phố) Thủ Dầu Một cấp ngày 30/7/2009, tọa lạc tại phường Chánh Nghĩa, thành phố

9 Hồng Thế Liêm (Cb), Bình luật khoa học Bộ luật dân sự 2005, Nxb. Chính trị quốc gia; Hà Nội, năm 2013, trang


321


Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, giá chuyển nhượng 200.000.000 đồng. Hai bên đều thừa nhận đây
là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100.000.000 đồng.”. 10
Mục đích của các bên khi xác lập giao dịch này đã được nêu rõ nhằm để che giấu cho việc cho vay
tài sản, cụ thể là việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 100.000.000 đồng.
Câu 3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu

Đối với hợp đồng giả tạo: Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác
lập ngày 23/11/2013 giữa bà Trang và bà Thúy là vô hiệu.
Đối với hợp đồng bị che dấu: Hợp đồng giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu.

Căn cứ theo Điều 124 và Điều 131 BLDS 2015 thì hướng giải quyết của Tịa là hợp lý. Vì:
Đối với hợp đồng giả tạo, Tòa án đã xác minh được hợp đồng chuyển nhượng giữa nguyên đơn
và bà Trang là giả tạo để che giấu việc nguyên đơn cho bà Trang vay số tiền 100.000.000 đồng,
chính hai bên cũng đều thừa nhận điều này. Mà Điều 124 BLDS 2015 quy định giao dịch dân sự
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch nào khác thì giao dịch giả tạo sẽ vơ hiệu. Như vậy, Tòa án đã
tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất này vô hiệu là hợp lý.
Giao dịch cho vay tiền giữa nguyên đơn và bị đơn là hợp lệ và tại bản tự khai và quá trình tố tụng
tại Tịa án bà Trang xác nhận mình đã vay tiền của nguyên đơn, tức bà Thủy, số tiền 100.000.000
đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên, Tòa tuyên hợp đồng giả tạo vô hiệu và hợp đồng bị che
giấu có hiệu lực. Và các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và khơng phải bồi thường.
Khi tịa án tun bố giao dịch giả tạo vơ hiệu, Tòa án đã đưa ra phán quyết lỗi của các bên ngang
nhau, do cả hai bên đều biết về việc giả tạo này, từ đó xác định hai bên có lỗi ngang nhau, vì vậy
họ sẽ trả cho nhau những gì đã nhận và khơng phải bồi thường. Theo tơi, tòa án kết luận vậy là
hợp lý phù hợp với quy định của Điều 131 BLDS 2015.
* Đối với vụ việc thứ hai
Câu 5: Vì sao Tịa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là gi ả tạo nhằm

trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?

Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh
thực hiện nghĩa vụ với bà Thu vì vợ chồng bà Anh cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh
chấp) để trả nợ cho bà Thu, nhưng vợ chồng bà Anh không thực hiện cam kết với bà Thu mà làm thủ
tục chuyển nhượng nhà đất trên cho vợ chồng ông Vượng .Thỏa thuận chuyển nhượng chuyển
nhượng giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ơng Vượng khơng phù hợp với thực tế vì giá thực tế
nhà đất là gần 5,6 tỉ đồng, nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ với giá 680 triệu đồng và
thực tế các bên cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)?

Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý trên cơ sở của Tòa án là hợp lý dựa trên Khoản 1 Điều 124
BLDS 2015: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch
dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan.”. Vợ chồng bà Anh phải trả cho bà Thu số tiền cả gốc lẫn lãi là 3.962.850.000 đồng và đồng
thời cam kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để trả nợ nhưng vợ chồng bà Anh không
thực hiện cam kết với bà Thu mà làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất cho ông Vượng với giá là 680
triệu đồng trong khi giá thị trường nhà đất là 5,6 tỷ đồng. Hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Anh
và ông Vượng là giả tạo, không đúng với mục đích bán đất đơn thuần.
10 Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .


×