Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ XUÂN HUY

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG KHI MỘT BÊN THAM GIA BẢO HIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP
ĐỒNG KHI MỘT BÊN THAM GIA BẢO HIỂM

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Văn Đại
Học viên: Võ Xuân Huy
Lớp: Cao học Luật tại Phú n
Khóa: 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm” là kết quả của quá trình tổng
hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đỗ Văn
Đại. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong
phần trích dẫn tài liệu tham khảo; các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là
trung thực và hồn tồn chính xác, đúng sự thật.

Ngƣời cam đoan

Võ Xuân Huy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ ĐƢỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2

Kinh doanh bảo hiểm

KDBH


3

Tòa án nhân dân tối cao

TANDTC

4

Tòa án nhân dân

TAND


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .........................................................4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng ................................................5
7. Các vấn đề cần giải quyết và bố cục luận văn ....................................................6
CHƢƠNG 1................................................................................................................7
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỒNG KHI BÊN
GÂY THIỆT HẠI CĨ THAM GIA BẢO HIỂM ...................................................7
1.1. Phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại.....................................................................8
1.2. Chủ thể liên quan trong quan hệ bồi thƣờng thiệt hại .................................14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................19
CHƢƠNG 2..............................................................................................................20
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI BÊN

BỊ THIỆT HẠI CĨ THAM GIA BẢO HIỂM .....................................................20
2.1. Chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.................................................21
2.2. Quyền yêu cầu đối với ngƣời thứ ba...............................................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................33
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................34


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng
của luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại
và bên bị gây thiệt hại. Thực tiễn pháp lý lại phát sinh trường hợp trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi một bên có tham gia bảo hiểm. Đây là một vấn đề pháp lý phát
sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật mà hiện nay pháp luật dân sự nước ta chưa có
quy định hoặc hướng dẫn cụ thể. Chính vì thiếu các quy phạm pháp luật điều chỉnh
vấn đề này dẫn đến việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm trong
các Tịa án tại Việt Nam chưa có sự thống nhất.
Việc phân tích quyền, lợi ích chính đáng của các bên chủ thể liên quan đối
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi có bên tham gia bảo hiểm
là cần thiết. Hai vấn đề pháp lý cần được tìm hiểu hiện nay chính là các nội dung
pháp lý xoay quanh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trong trường
hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong trường hợp bên bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm.
Đối với trường hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm thì phương thức
u cầu bồi thường thiệt hại nào giúp người bị thiệt hại nhanh chóng được thanh
tốn khoản tiền bảo hiểm: bồi thường qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm hay bồi
thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. Quy định pháp lý hiện nay cho thấy phương

thức yêu cầu bồi thường thiệt hại thông qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm là
phương thức chính yếu. Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại cho thấy tính bất cập của
phương thức này thể hiện ở thủ tục rườm rà, mất thời gian, khơng đảm bảo tính kịp
thời khi bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Như vậy, liệu rằng có nên cân
nhắc đến phương thức bồi thường thiệt hại trực tiếp cho người bị hại mà không cần
thông qua yêu cầu của người gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm.
Đối với trường hợp bên bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm: hiện nay, khơng có
quy định pháp luật nào về việc liệu rằng người bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm sẽ
được hưởng khoản thanh tốn nào: tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, tiền
bồi thường thiệt hại của bên gây thiệt hại hay cả hai khoản tiền vừa nêu. Thực tế xét
xử tại các Tịa án hiện nay thể hiện sự khơng đồng nhất khi giải quyết vấn đề này.
Chính vì thế, cần có cơng trình nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị về vấn đề
pháp lý vừa nêu là điều tất yếu. Hiện nay, cũng đã có một số tác giả đề cập đến vấn


2

đề này, nhưng mỗi cơng trình nghiên cứu, bài viết chỉ khai thác một hoặc một vài
khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong quá trình áp dụng quy
định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp có một bên tham gia
bảo hiểm, việc tìm hiểu vẫn cịn mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Do đó,
để nhận thức rõ hơn quy định pháp luật cũng như những hạn chế tồn tại trong thực
tiễn áp dụng, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý về vấn đề nêu trên,
tác giả lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi có
một bên tham gia bảo hiểm” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tuy vẫn cịn tính mới nhưng các nội dung xoay quanh đề tài “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm” đã được
một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Phải kể đến những giáo trình đại học, bài
báo trên các tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên khảo bình luận khoa học và các

luận văn, luận án:
Giáo trình:
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập
2), Nxb Cơng an nhân dân. Giáo trình phân tích các vấn đề lý luận chung và các
trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về phương
diện lý luận (Chương X). Tuy nhiên, giáo trình này lại chưa phân tích sâu về các
vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có một bên tham gia
bảo hiểm.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam. Giáo trình này thể hiện các vấn đề cơ bản liên quan đến trách nhiệm dân
sự bồi thường thiệt hại. Tác giả sử dụng các kiến thức cung cấp trong giáo trình để
phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường dân sự.
Tuy không có nội dung trực tiếp liên quan đến tách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
có một bên tham gia bảo hiểm nhưng cơng trình nghiên cứu này giúp tác giả luận
văn nắm chắc lý luận về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng; từ đó định hướng kiến
nghị của riêng đề tài phù hợp với nền tảng kiến thức chung.
Sách:
- Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích
các vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về


3

phương diện lý luận (Chương IV) nhưng chưa đề cập đến các vấn đề liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi một bên có tham gia bảo hiểm,
cũng như các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tác giả luận văn nghiên cứu tài
liệu này để làm tiền đề xây dựng các kiến nghị cho luận văn.
- Đỗ Văn Đại (2022), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức. Công trình nghiên cứu này

đã phân tích thực trạng bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trong trường hợp có
tham gia bảo hiểm, về các trường hợp người gây ra thiệt hại có tham gia bảo hiểm,
người bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm, quyền yêu cầu bồi thường (yêu cầu trực
tiếp doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi
thường), thời hiệu yêu cầu bồi thường, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, xác định
người bị thiệt hại và người chịu trách nhiệm bồi thường và quyền yêu cầu đối với
người thứ ba. Ngoài ra tác giả còn so sánh với quy định pháp luật nước ngoài về
trường hợp này. Tác giả tham khảo nhiều vấn đề tại luận văn, đặc biệt là các nội
dung so sánh pháp luật giữa các nước về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả và
tác giả luận văn này phân tích thực tiễn xét xử khác nhau nên cả hai cơng trình
nghiên cứu đều góp phần làm phong phú hơn vấn đề nghiên cứu.
- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân
sự năm 2015, Nxb Hồng Đức. Cơng trình khoa học này giới thiệu và bình luận
chuyên sâu những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. Theo đó,
tác phẩm này nêu lên những điểm mới trong các quy định có liên quan đến những
trường hợp bồi thường cụ thể. Đồng thời, quy định mới về việc bỏ yếu tố lỗi là một
trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
phân tích trong cơng trình này trực tiếp liên quan đến các phân tích về yếu tố lỗi
trong luận văn này. Tác giả đi từ việc nghiên cứu những căn cứ chung để phân tích
những yếu tố riêng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường khi có một bên tham gia
bảo hiểm.
Các bài viết khác:
- Thanh Thịnh (2020), “Tư cách tham gia tố tụng của Công ty bảo hiểm y tế
trong vụ án vi phạm giao thông đường bộ”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử. Bài
viết đề cập và phân tích về tư cách pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia
vào quá trình tố tụng giải quyết các vụ án vi phạm giao thông đường bộ. Luận văn
phân tích và bình luận các bản án có nội dung liên quan đến bài viết này, từ đó nêu
lên các kiến nghị về việc đưa các doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng trong



4

vụ án về tai nạn giao thông nhằm giải quyết triệt để các khoản thanh toán và quyền
yêu cầu bồi hoàn tiền chi trả bảo hiểm.
- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Thị Khánh Ngân (2022), “Chuyển quyền yêu cầu
trong pháp luật bảo hiểm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06 tháng 3 năm 2022.
Bài viết đề cập và phân tích về khi một người bị thiệt hại và thiệt hại này có người
chịu trách nhiệm bồi thường nhưng người bị thiệt hại có bảo hiểm do có hợp đồng
với doanh nghiệp bảo hiểm, người bị thiệt hại có thể lựa chọn phương án yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền. Trong trường hợp này, pháp luật đương đại cho
phép doanh nghiệp bảo hiểm quay sang yêu cầu người chịu trách nhiệm bồi thường
bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người bị thiệt hại.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại chỉ có cơng trình của tác giả Đỗ Văn Đại
(2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận
bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức mới đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong trường hợp một bên có tham gia bảo hiểm. Ngồi ra, chưa có cơng
trình khoa học nào khác tập trung đi sâu nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vướng
mắc, bất cập và hướng khắc phục việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng khi một bên tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu nêu trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả nghiên cứu các
vấn đề chung về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trong q trình thực hiện đề tài
của mình.
Mỗi tài liệu nêu trên đều rất có ý nghĩa trong việc hình thành luận văn này.
Tuy nhiên, tác giả luận văn tiếp cận vấn đề theo định hướng ứng dụng. Do vậy, trên
cơ sở tham khảo các nội dung trong các cơng trình vừa nêu, tác giả luận văn cũng
phân tích vấn đề theo nhận thức riêng. Từ đó, đưa ra các đề xuất có tính riêng đối
với luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng trong trường hợp có một bên tham gia bảo hiểm.

Làm rõ những hạn chế, thiếu sót, khó khăn, không thống nhất trong thực tiễn xét xử
các quan hệ pháp luật có tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi
có một bên tham gia bảo hiểm tại Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định
pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi có một
bên tham gia bảo hiểm.


5

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật Việt Nam và thực
tiễn áp dụng của quy định đó tại Tịa án (được thể hiện thơng qua các bản án) về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
trường hợp có một bên tham gia bảo hiểm. Từ hiểu biết thực tiễn áp dụng quy định
pháp luật về đề tài nêu lên quan điểm cá nhân để hoàn thiện cơ chế pháp lý về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có một bên tham gia bảo hiểm. Các
tài liệu nghiên cứu gồm các bản án của Tòa án qua các năm. Đồng thời, có so sánh,
đối chiếu pháp luật của một số nước đối với quy định về nội dung tương tự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn bằng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích để lý giải, đánh giá nội dung, làm rõ quy định pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khi có một bên tham gia
bảo hiểm. Phương pháp này được áp dụng trong tất cả các mục của luận văn này.
Mục đích sử dụng để phân tích cơ sở pháp lý, làm rõ nội dung của các bản án được
dẫn chứng, đồng thời, để đưa ra bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật.
- Phương pháp liệt kê để trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật của các vấn

đề pháp lý đề tài đề cập đến và đối chiếu với các quan điểm khác cũng như làm rõ
quy định pháp luật của nước khác liên quan đến nội dung đưa ra.
- Phương pháp so sánh để so sánh hướng xét xử của TAND các huyện khác
nhau tại Phú Yên và giữa các tỉnh về vấn đề nghiên cứu và so sánh một số quy định
BLDS các nước khác.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để phân tích các bản án đã được
Tịa án xét xử về vấn đề pháp lý đang nghiên cứu; từ đó tìm ra những bất cập trong
quy định của pháp luật, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá khái quát những vấn đề
nghiên cứu; từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đưa ra được
kết luận vấn đề đã nghiên cứu.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng
Kết quả nghiên cứu nêu ra các bất cập trong thực tiễn xét xử, áp dụng pháp
luật và đề xuất hướng giải quyết. Đề tài có giá trị tham khảo đối với những người


6

hành nghề luật, như luật gia, luật sư khi tư vấn cho đương sự để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn có giá trị tham khảo đối với cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án khi giải quyết các vụ án tương tự.
7. Các vấn đề cần giải quyết và bố cục luận văn
Xuất phát từ những vấn đề pháp lý cần nghiên cứu được nêu tại phần mở đầu
của luận văn, tác giả nhận thấy đối với đề tài này cần phân chia thành hai chương cụ
thể để thuận tiện cho việc phân tích, bình luận và định hướng kiến nghị.
Theo đó, có thể nhận thấy nổi bật là hai vấn đề cơ bản: bồi thường thiệt hại
khi bên gây thiệt hại tham gia bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi bên bị thiệt hại
tham gia bảo hiểm: nên cho biết khác nhau cơ bản ở đâu. Đây là hai nội dung chính
yếu của luận văn này, được tác giả phân chia thành hai chương nhằm khái quát nội
dung chính của luận văn, đồng thời giúp triển khai nội dung cơng trình nghiên cứu

phù hợp hơn.
Do vậy, ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi bên gây
thiệt hại tham gia bảo hiểm.
Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi bên bị thiệt
hại tham gia bảo hiểm.


7

CHƢƠNG 1
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI BÊN
GÂY THIỆT HẠI CÓ THAM GIA BẢO HIỂM
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi
thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Tại Điều 584 BLDS năm 2015 quy
định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy
định khác”.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm, cịn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.1
Hiện nay, ngoài các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
thì BLDS năm 2015 chưa đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng khi bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm. Nhưng có quy định nghĩa vụ của
bên vận chuyển hành khách tại khoản 2 Điều 524 “Mua bảo hiểm trách nhiệm dân
sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật” và nghĩa vụ của bên vận chuyển
tài sản tại khoản 4 Điều 534 “Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của
pháp luật”.
Do đó, cần nghiên cứu các quy định pháp luật chuyên ngành cũng như thực

tiễn xét xử khi giải quyết các tranh chấp này. Khi bên gây thiệt hại có tham gia bảo
hiểm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ khác so với trường hợp không tham gia
bảo hiểm, bởi khi đó có ba bên tham gia vào mối quan hệ này: Bên gây thiệt hại,
bên bị thiệt hại và bên bảo hiểm. Vậy, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm2 thì bên bảo
hiểm chi trả tiền bảo hiểm cho bên gây thiệt hại tham gia bảo hiểm hay trực tiếp cho
bên bị thiệt hại, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên bảo hiểm trực tiếp chi trả
tiền bảo hiểm cho mình hay khơng.
Ngồi ra, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì ai là người có quyền đối với số tiền
bảo hiểm, trường hợp số tiền bảo hiểm nhiều hơn hoặc ít hơn thiệt hại phải bồi
1

Điều 567 BLDS năm 2005.
Khoản 10 Điều 3 Luật KDBH quy định: “Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm”. Khoản 27 Điều 4 Luật KDBH năm 2022 quy định:
“Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó
xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi, tổ chức tương
hỗ cung cấp bảo hiểm vi mơ phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
2


8

thường thì ai có quyền đối với khoản chênh lệch. Bên cạnh đó, khi bên bị thiệt hại
cũng đồng thời là bên gây thiệt hại thì có xảy ra sự kiện bảo hiểm hay khơng, bên
bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm hay không phải chi trả. Mặc dù, Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 (sau đây
gọi tắt là Luật KDBH) chưa có quy định, nhưng đến nay Luật KDBH năm 2022 sắp
có hiệu lực thi hành vẫn bỏ ngỏ về các vấn đề nêu trên. Vì vậy, để làm rõ những
vướng mắc, bất cập này tác giả phân chia thành hai nội dung để nghiên cứu.

1.1. Phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại
Phương thức bồi thường trong lĩnh vực bảo hiểm có thể được hiểu là cách
thức mà doanh nghiệp bảo hiểm3 thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc người thứ ba bị thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm là khái niệm pháp lý được sử dụng trong BLDS năm 2005
và được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Luật KDBH như sau: “Bên mua bảo hiểm là
tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm4 và đóng
phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng.”
Theo khoản 7 Điều 3 Luật KDBH thì “Người được bảo hiểm là tổ chức, cá
nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng”. Khoản 8 Điều 3
Luật KDBH quy định: Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm
chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Khoản 1 Điều 580 BLDS năm 2005 quy định: “bên bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà
bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thỏa thuận
hoặc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 lại bỏ chương Hợp đồng
bảo hiểm, đồng nghĩa với việc bỏ đi các quy định chung về hợp đồng bảo hiểm. Do
đó, chỉ có Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn Luật KDBH điều chỉnh vấn đề
pháp lý vừa đề cập.
3

Khoản 5 Điều 3 Luật KDBH quy định “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và
hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo
hiểm, tái bảo hiểm”.
4
Theo Bộ Tài chính, hiện có 77 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường, bao gồm: 31 công ty
bảo hiểm phi nhân thọ, 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty tái bảo hiểm, 24 công ty môi giới bảo hiểm
và 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Ngoài ra, số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

cho thấy, tính đến hết tháng 5/2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường ước đạt 94.279 tỷ đồng
(tăng trưởng 16% so với cùng kỳ 2021), truy
cập ngày 13/9/2022.


9

Theo quy định tại Luật KDBH hiện hành thì khi bên gây thiệt hại có tham
gia bảo hiểm, người bị gây thiệt hại có thể được bồi thường bằng số tiền bảo hiểm
của bên gây thiệt hại bằng 2 cách: một là được bồi thường thiệt hại thông qua yêu
cầu của bên mua bảo hiểm (tức người gây thiệt hại) với doanh nghiệp bảo hiểm; hai
là, có thể được bồi thường trực tiếp từ doanh nghiệp bảo hiểm trong một số trường
hợp khác do pháp luật quy định mà không cần yêu cầu của bên gây thiệt hại có mua
bảo hiểm. Tuy nhiên, phương thức bồi thường và thực tiễn xét xử các vụ án liên
quan đến vấn đề này hiện nay như thế nào sẽ được phân tích dưới đây.
1.1.1. Bồi thường thiệt hại thông qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm
Điều 57 Luật KDBH năm 2000 cũng có quy định tương tự tinh thần của quy
định tại BLDS năm 2005, cụ thể: “Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc người
thứ ba bị thiệt hại”. Điều 71 Luật KDBH năm 2022 quy định “Theo yêu cầu của
người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngồi có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc
cho người thứ ba bị thiệt hại.”
Như vậy, về vấn đề này thì Luật KDBH năm 2022 khơng có thay đổi gì so
với Luật KDBH, theo quy định trên thì khi người mua bảo hiểm (tức người được
bảo hiểm) có u cầu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm thanh toán
tiền bảo hiểm cho người bị thiệt hại. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì bên mua bảo
hiểm là bên có quyền định đoạt đối với khoản tiền bảo hiểm họ được nhận khi có sự
kiện bảo hiểm phát sinh. Trong trường hợp này, người mua bảo hiểm đồng thời là
người gây thiệt hại, người này vừa có quyền hưởng tiền bảo hiểm phát sinh theo

quy định của pháp luật bảo hiểm; đồng thời lại có nghĩa vụ bồi thường cho người bị
thiệt hại theo cơ chế bồi thường nghĩa vụ ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật
dân sự. Chính vì vậy, người gây thiệt hại hồn tồn có quyền chuyển quyền nhận số
tiền bảo hiểm sang cho người bị thiệt hại thông qua “quyền yêu cầu” đối với doanh
nghiệp bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm trực tiếp
chuyển tiền thanh toán bảo hiểm cho bên bị người được bảo hiểm gây ra thiệt hại.
Hoặc cũng có thể chuyển cho người mua bảo hiểm để họ bồi thường cho bên bị
thiệt hại.
Tác giả luận văn cho rằng việc quy định như trên có cả mặt thuyết phục và
khơng thuyết phục. Thứ nhất, quy định này chứng tỏ việc tôn trọng quyền định đoạt
của người mua bảo hiểm đối với số tiền bảo hiểm chính họ đã mua bảo hiểm. Trong


10

mọi trường hợp, kể cả trường hợp người mua bảo hiểm đã gây thiệt hại cho bên thứ
ba thì khoản tiền đã đóng bảo hiểm cũng khơng được tự động chuyển cho người thứ
ba bị thiệt hại mà cần phải thực hiện theo yêu cầu của người mua bảo hiểm. Việc
này thể hiện việc bảo vệ triệt để quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Thứ hai, quy định
này lại thể hiện một số mặt chưa phù hợp. Điển hình là việc doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền cho bên bị thiệt hại phải trên cơ sở “yêu cầu” của người mua bảo hiểm
(cũng đồng thời là người gây ra thiệt hại). Tuy nhiên, việc thể hiện “quyền yêu cầu”
ra sao thì vẫn chưa có quy định cụ thể. Có thể người mua bảo hiểm sẽ gửi cho
doanh nghiệp bảo hiểm một văn bản yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh
toán tiền bảo hiểm cho bên bị thiệt hại hoặc có thể bằng các hình thức khác.
Hiện nay, pháp luật dân sự nước ta chưa có quy định cụ thể việc phương thức
người mua bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Điều
này sẽ gây ra tình trạng khơng rõ ràng, gây mất thời gian cho các bên; đặc biệt gây
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Bởi lẽ, khi việc chuyển
tiền bồi thường thông qua một khâu trung gian (tức yêu cầu của bên mua bảo hiểm)

sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời5 trong bồi thường thiệt hại cho người thứ ba bị thiệt
hại. Lúc này, thiệt hại cần được bồi thường cấp thiết cho người bị hại nhưng bị các
thủ tục yêu cầu rắc rối làm chậm đi thời gian bồi thường.
Chính vì thế, việc bên mua bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ ba có thể
yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại là hoàn

5

Theo điểm c khoản 2 Điều 17 Luật KDBH thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ “trả tiền bảo hiểm kịp
thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường cho người thụ
hưởng, người được bảo hiểm hoặc có tranh chấp về số tiền bảo hiểm, tiền bồi thường. Tòa án giải quyết tranh
chấp đã quyết định doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường theo yêu cầu của
nguyên đơn thì có tính lãi hay khơng. Nếu tính lãi thì từ thời điểm nào, mức lãi suất như thế nào, hiện cịn có
hai quan điểm như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là thuộc trường hợp chậm thực hiện
nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 BLDS năm 2015. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả lãi
trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả tính từ ngày tiếp theo của ngày đến hạn trả tiền bảo
hiểm theo quy định tại Điều 29 Luật KDBH cho đến khi thanh toán xong theo mức lãi suất hai bên thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu các bên không thỏa thuận thì mức lãi suất quy định tại Điều 468 BLDS năm
2015 là 10%/năm. Thứ hai, do các bên tranh chấp về số tiền bảo hiểm hoặc tiền được bồi thường nên sẽ
không phải chịu lãi trên số tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường cho đến khi bản án, quyết định của Tịa án có
hiệu lực.
Trong thực tiễn, đây là một nội dung thường có tranh chấp và văn bản chưa quy định rõ, nên thực tiễn xét xử
của Tòa án cịn chưa có sự thống nhất. Vấn đề đặt ra là khoản tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường được thanh
toán ở thời điểm nào. Trong trường hợp hợp đồng khơng có nội dung về chủ đề này, theo quan điểm cá nhân
nên theo hướng doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm từ thời điểm nhận đủ hồ sơ. Nếu doanh
nghiệp bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì phải trả lãi chậm trả tính từ ngày nhận đủ hồ sơ mà chưa thanh
toán.



11

toàn hợp lý nhằm đảm bảo tối đa quyền định đoạt số tiền bảo hiểm của bên mua bảo
hiểm. Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn có thể phát sinh những bất cập xuất
phát từ thời gian, thủ tục để yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán trực tiếp cho
người bị thiệt hại. Vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu các bên thiện
chí thực hiện đúng các yêu cầu của quy định bảo hiểm nhưng trong trường hợp các
bên khơng thiện chí, đây sẽ là một thực tiễn pháp lý đáng lưu tâm nghiên cứu do
những bất cập về thủ tục, thời gian phát sinh trong thực tế áp dụng.
Như vậy, bất cập của phương thức thứ nhất này thể hiện ở trình tự thời gian,
thủ tục kéo dài phát sinh từ thực tiễn. Trong trường hợp mặc dù bên gây thiệt hại có
mua bảo hiểm nhưng không yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường ngay cho
người bị thiệt hại mà người gây thiệt hại lại chờ phán quyết của Tòa án tuyên buộc
về nghĩa vụ (số tiền bồi thường) hoặc nếu giữa người gây thiệt hại và doanh nghiệp
bảo hiểm chưa thống nhất được mức chi trả người gây thiệt hại phải bồi thường cho
bị hại thì phải mất thời gian chờ phán quyết của Tịa án thì người bị thiệt hại mới
được bồi thường.
Muốn khắc phục được mặt hạn chế của phương thức bồi thường thông qua
yêu cầu của bên mua bảo hiểm, ta có thể nghiên cứu tiếp phương thức thứ hai là
doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm trực tiếp cho người bị thiệt hại.
1.1.2. Bồi thường thiệt hại trực tiếp cho người bị thiệt hại
Ngoài việc người được bảo hiểm có u cầu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải
thanh toán tiền bảo hiểm cho người bị thiệt hại như vừa phân tích ở mục trên. Bên
bồi thường thiệt hại cịn có thể bồi thường thiệt hại trực tiếp cho người bị thiệt hại
mà không cần thông qua yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Tại Khoản 2 Điều 53 Luật
KDBH quy định “Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. (khoản 2
Điều 58 Luật KDBH năm 2022 quy định “Người thứ ba khơng có quyền trực tiếp
u cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

nước ngoài bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”). Như vậy,
ngồi ngun tắc chung chính là người thứ ba khơng có quyền u cầu doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường thì điều luật có loại trừ trường hợp người thứ ba
được quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bồi thường mà
không cần người mua bảo hiểm phải yêu cầu.
Cụ thể, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của
Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, quy định


12

“Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã
bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo
quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị
thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt
hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt
hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu
tuổi)”. (Điều 14 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, quy định “Trường hợp
chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi
thường trực tiếp cho người bị hại”). Ngồi ra, chưa tìm thấy quy định nào khác cho
phép người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán tiền
thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra.
Đây là trường hợp ngoại lệ thể hiện sự linh hoạt của pháp luật trong thực tế
cuộc sống. Để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại khi chủ xe cơ giới (là người
có mua bảo hiểm) đã chết hoặc bị tàn tật vĩnh viễn, khơng thể tự mình thực hiện
“quyền u cầu” bồi thường cho bên thứ ba thì người bị thiệt hại có thể căn cứ trên
thiệt hại thực tế do bên mua bảo hiểm gây ra để thực hiện quyền yêu cầu thanh tốn.

Pháp luật các nước có xu hướng cho phép bên bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho họ thay vì thực hiện yêu cầu bồi thường
thông qua bên mua bảo hiểm. Điển hình là pháp luật dân sự nước Pháp cũng có các
quy định liên quan đến vấn đề này. Pháp luật Pháp cho phép người bị thiệt hại được
yêu cầu trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường.6 Như vậy, theo tác
giả thì việc cho phép bên bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi
thường sẽ đảm bảo được tính kịp thời trong bồi thường thiệt hại. Điều này giúp cho
quyền lợi của người bị thiệt hại trong trường hợp này được đảm bảo tuyệt đối và
nhanh chóng.
Như phân tích trên, hiện nay pháp luật nước ta chỉ cho phép người bị thiệt
hại trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường trong
trường hợp ngoại lệ chính là khi chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh
viễn. Thiết nghĩ, không nên chỉ giới hạn ở một trường hợp vừa nêu mà cần xem việc
6

Đỗ Văn Đại (2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập
2), Nxb Hồng Đức, tr. 842.


13

người thứ ba bị thiệt hại được quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi
trả tiền bồi thường cho họ là một vấn đề pháp lý chính thức chứ khơng cịn là ngoại
lệ. Dĩ nhiên, việc thay đổi quy định đồng nghĩa với việc tạo ra một loạt các thủ tục
mới để thi hành quy định mới. Có nghĩa muốn người bị thiệt hại có thể trực tiếp yêu
cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm cho họ như một khoản thanh toán
họ đáng được hưởng từ người mua bảo hiểm gây thiệt hại thì người bị thiệt hại phải
có nghĩa vụ chứng minh với doanh nghiệp bảo hiểm về thiệt hại do bên mua bảo
hiểm gây ra.
Theo tác giả Đỗ Văn Đại thì trường hợp này nên khai thác chế định “thực

hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba” được quy định tại Điều 415 BLDS năm
2015 để cho phép người bị thiệt hại yêu cầu trực tiếp người bảo hiểm. Cho rằng,
người gây thiệt hại mua bảo hiểm là một trường hợp “thực hiện hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba” và người thứ ba đó chính là người bị thiệt hại (người có nghĩa vụ
là người bảo hiểm) nên căn cứ điều luật này thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu
cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Việc giải thích theo
hướng này tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại, tuy nhiên thực tiễn xét xử
chưa được áp dụng và chưa có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng pháp luật.7
Từ các phân tích trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, sau khi làm rõ những vấn đề không thống nhất trong quá trình áp
dụng pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp
bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm, xác định cần có hướng dẫn bằng nghị quyết
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hoặc án lệ về việc không nên chỉ giới hạn ở
một trường hợp người mua bảo hiểm mới được quyền yêu cầu thanh toán bảo hiểm
kể cả khi bên mua bảo hiểm gây ra thiệt hại hoặc bị thiệt hại. Cần xem việc người
thứ ba bị thiệt hại từ người mua bảo hiểm được quyền trực tiếp yêu cầu doanh
nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường cho họ là một vấn đề pháp lý chính thức
chứ khơng cịn là ngoại lệ theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện nay, các lý do
đã được tác giả phân tích tại từng mục cụ thể nêu trên.
Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi nhất vẫn là bản chất khoản tiền bồi thường từ
bảo hiểm là để khắc phục thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra. Chính vì vậy, cần
thiết trao quyền yêu cầu cho bên bị thiệt hại để thiệt hại của họ được đảm bảo khắc
7

Đỗ Văn Đại (2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án (tập
2), Nxb Hồng Đức, tr. 844.


14


phục nhanh nhất, kịp thời nhất. Dĩ nhiên, để thực hiện được việc này cần có những
quy định, hướng dẫn mang tính hệ thống rõ ràng để quyền lợi của bên mua bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người bị thiệt hại đều được thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, trước mắt khi chưa lựa chọn được một bản án chuẩn mực để phát
triển thành án lệ thì cần tổng hợp các bản án giải quyết các tình huống pháp lý
tương tự để rút ra các dấu hiệu đặc trưng, tương đồng nhằm hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật.
Thứ ba, về lâu dài để hoàn thiện pháp luật, người viết kiến nghị Quốc Hội có
chương trình, kế hoạch sửa đổi, bổ sung BLDS, Luật KDBH theo hướng bổ sung
điều luật quy định cụ thể về vấn đề nêu trên.
1.2. Chủ thể liên quan trong quan hệ bồi thƣờng thiệt hại
1.2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm tham gia tố tụng
Vụ án thứ nhất: Lý Văn T đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe mô tô
của T với doanh nghiệp bảo hiểm A. Ngày 02/3/2021, T có hành vi điều khiển xe
mô tô của T tham gia giao thông đường bộ, do không nhường đường cho người đi
bộ, vi phạm khoản 4 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ, đã gây tai nạn với người đi
bộ là bà Nguyễn Thị N, hậu quả bà N chết. T bị khởi tố điều tra, gia đình bị hại N
yêu cầu T phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự trên, do T khơng có điều kiện về kinh tế để bồi thường cho gia đình bị hại
N, nên đã yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải đưa doanh nghiệp bảo hiểm A vào
tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại N, vì
sau khi gây tai nạn T đã thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm A. Hiện nay, giải
quyết yêu cầu của T có hai quan điểm như sau:
Thứ nhất, cơ quan tiến hành tố tụng phải chấp nhận yêu của của bị can T,
đưa doanh nghiệp bảo hiểm A vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
khi xét xử.
Thứ hai, cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu của bị can T về việc
đưa doanh nghiệp bảo hiểm A vào tham gia tố tụng trong vụ án.

Theo tác giả Nguyễn Thúy Vân thì trong thực tiễn xét xử tại tỉnh Tuyên
Quang, khi giải quyết vụ án về “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ”, các cơ quan tiến hành tố tụng không đưa doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc khơng đưa doanh


15

nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng là không đảm bảo quyền và lợi ích của chủ
phương tiện; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm. Để giải quyết triệt
để vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ như đã phân tích trên,
thì các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bắt buộc
phải đưa doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan như quan điểm thứ nhất.8
Vụ án thứ hai: Vụ “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đối
với bị cáo A là nhân viên lái xe của công ty vận tải X. Trong khi thực hiện nhiệm vụ
được cơng ty vận tải X phân cơng, A có hành vi điều khiển xe ô tô tải đi không
đúng phần đường gây tai nạn giao thông làm bị hại B chết. Trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự trên, người đại điện hợp pháp của bị hại B u cầu Tịa án phải
đưa cơng ty bảo hiểm Y là doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự với công ty vận tải X đối với xe ô tô tải nêu trên vào tham gia tố tụng trong vụ án
với tư cách là bị đơn dân sự và yêu cầu công ty bảo hiểm Y trực tiếp bồi thường
thiệt hại cho gia đình bị hại B. Giải quyết yêu cầu của người đại diện hợp pháp của
bị hại B có hai quan điểm như sau:
Thứ nhất, Tòa án phải chấp nhận yêu cầu của người đại diện hợp pháp của bị
hại B, đưa công ty bảo hiểm Y tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là bị đơn
dân sự và xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xét xử vụ án.
Thứ hai, Tịa án khơng chấp nhận u cầu của người đại diện hợp pháp của
bị hại B, về việc đưa công ty Bảo hiểm Y tham gia tố tụng trong vụ án.
Tác giả Lê Thanh Vũ có quan điểm thống nhất với quan điểm thứ hai vì cho

rằng việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án này xuất phát từ hành vi của bị
cáo A gây ra là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; vấn đề bồi thường
thiệt hại cho bị hại B thuộc trách nhiệm bồi thường của bị cáo A hoặc công ty vận
tải X phải được giải quyết trong cùng vụ án hình sự. Cịn mối quan hệ giữa cơng ty
vận tải X và công ty bảo hiểm Y là mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm được phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết giữa
hai bên, không liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại B. Đồng thời,
theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật KDBH, người thứ ba khơng có quyền trực
8

Nguyễn Thúy Vân (2021), “Bàn về tư cách tham gia tố tụng của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giải
quyết vụ án hình sự vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật
Hình sự”, truy cập ngày 02/8/2022.


16

tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Do đó, khơng cần thiết phải đưa cơng ty bảo hiểm Y vào tham gia tố
tụng trong vụ án hình sự trên.9
Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự thống nhất về việc có đưa
doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng trong các vụ án có xảy ra sự kiện bảo
hiểm hay khơng, hai tác giả đã đưa ra quan điểm cá nhân nhưng chưa viện dẫn được
cơ sở pháp lý thuyết phục cho quan điểm của mình.
Tác giả có cùng quan điểm thứ nhất, phải đưa doanh nghiệp bảo hiểm vào
tham gia tố tụng trong vụ án khi giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng cho người bị hại, có như thế mới đảm bảo được quyền và lợi ích cho
người bị hại. Bởi, khơng ít trường hợp người gây ra thiệt hại hoặc chủ sở hữu
phương tiện gây ra tai nạn khơng có khả năng bồi thường, trong khi doanh nghiệp
bảo hiểm thì khơng muốn trả tiền bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, nên việc

cơ quan tiến hành tố tụng đưa doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng, giải
quyết trong cùng vụ án là có cơ sở, giải quyết triệt để vụ án, không để người bị hại
phải mất thời gian, công sức khởi kiện vụ án dân sự khác về vấn đề bồi thường.
Vì vậy, tác giả có kiến nghị như sau: Khi giải quyết vấn đề bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng có một hoặc các bên tham gia bảo hiểm thì Tịa án buộc phải
đưa doanh nghiệp bảo hiểm vào tham gia tố tụng trong vụ án.
1.2.2. Chủ thể có quyền đối với khoản tiền bảo hiểm
Có hai chủ thể được xác định có quyền đối với khoản tiền bảo hiểm, đó
chính là: người mua bảo hiểm hoặc người bị thiệt hại. Hiện nay các văn bản quy
phạm pháp luật không xác định vấn đề này. Tuy nhiên, cần xem xét bản chất của
khoản tiền bảo hiểm để xác định chủ thể có quyền đối với khoản tiền bảo hiểm.
Trước tiên, cần khẳng định nguồn gốc hình thành nên khoản tiền bảo hiểm
xuất phát từ việc một bên mua bảo hiểm. Chính vì thế, chủ thể đầu tiên có quyền
đối với khoản tiền bảo hiểm phải là người mua bảo hiểm. Đây chính là nguồn gốc
của quy định về “quyền yêu cầu” của bên mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
chuyển tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại do người mua bảo hiểm gây ra. Tuy
nhiên, khi bên mua bảo hiểm là người gây ra thiệt hại thì liệu khoản tiền bảo hiểm

9

Lê Thanh Vũ (2021), “Một số ý kiến trao đổi về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí
Tịa án nhân dân điện tử, truy cập ngày 02/8/2022.


17

này có cịn thuộc sở hữu của người mua bảo hiểm hay được chuyển quyền cho
người bị thiệt hại.
Về nguyên tắc người mua bảo hiểm gây thiệt hại cho bên thứ ba thì họ có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng nhiều cách thức khác nhau. Nếu bên mua bảo

hiểm chọn cách sử dụng số tiền bảo hiểm đã mua để chi trả cho khoản phải bồi
thường cho bị hại thì số tiền bảo hiểm đã mua sẽ thuộc về người bị thiệt hại hoặc
đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết.
Nếu số tiền phải bồi thường nhỏ hơn số tiền bảo hiểm thì người mua bảo hiểm vẫn
được hưởng số tiền chênh lệch. Đây tiếp tục là một vấn đề pháp lý cần được thảo
luận. Bởi lẽ nếu xác định tiền bảo hiểm chỉ thuộc về bên mua bảo hiểm thì trong
trường hợp người mua bảo hiểm gây thiệt hại và chết thì có thể xác định khoản tiền
bảo hiểm là di sản thừa kế của người mua bảo hiểm để lại khơng. Nếu có thì phải
giải quyết theo quy định về pháp luật thừa kế. Như vậy, quyền lợi của bên bị thiệt
hại sẽ bị ảnh hưởng nên phải ưu tiên thanh toán cho bên bị thiệt hại trước để đảm
bảo quyền lợi của họ. Sau đó, nếu số tiền thanh tốn xong cho bị hại cịn dư thì mới
xác định phần chênh lệch còn lại là di sản của người mua bảo hiểm đã chết.
Bản chất số tiền bảo hiểm sinh ra là để thực hiện mục đích bồi thường thiệt
hại khi có rủi ro xảy ra. Chính vì thế, khi bên mua bảo hiểm gây thiệt hại cho người
thứ ba thì người thứ ba chính là chủ thể xứng đáng được nhận số tiền này. Tác giả
cho rằng chủ thể có quyền đối với khoản tiền bảo hiểm chính là người thứ ba bị
thiệt hại. Dù bồi thường theo phương thức bồi thường theo yêu cầu của bên mua
bảo hiểm hay bồi thường theo yêu cầu trực tiếp của người bị thiệt hại thì suy cho
cùng số tiền bồi thường cũng thuộc về người bị thiệt hại. Do đó, người bị thiệt hại
có quyền đối với khoản tiền bồi thường là phù hợp với thực tế.
Như vậy, nếu đã cho rằng khoản tiền bảo hiểm thuộc về người thứ ba bị thiệt
hại thì cần trao cho họ quyền được yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thanh
toán cho họ số tiền bảo hiểm họ đáng được hưởng là phù hợp với nội dung mà tác
giả đã phân tích tại Mục 1.1 Chương 1 của luận văn này.
Hiện nay, do chưa có sự thống nhất nhận thức nên có trường hợp Tịa án xem
số tiền bảo hiểm thuộc về người mua bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm chết thì số
tiền này là di sản thừa kế và được ưu tiên thanh tốn chi phí hợp lý theo tập quán
cho việc mai táng10 trước các khoản phải thanh toán khác (như là tiền bồi thường
10


Bản án số 150/2016/DS-PT ngày 28-7-2016 của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.


18

thiệt hại cho người thứ ba) là không hợp lý. Bởi khoản tiền bảo hiểm này nhằm mục
đích bồi thường thiệt hại khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền này phải dùng vào
mục đích bảo hiểm như thỏa thuận tại hợp đồng, chứ không phải là khoản tiền di
sản thừa kế của người mua bảo hiểm để lại.
Do đó, tác giả kiến nghị: Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần có giải đáp
hoặc tổ chức tập huấn trực tuyến cho tồn bộ hệ thống Tịa án các cấp trong phạm vi
cả nước để thống nhất đường lối giải quyết các vụ án tương tự, theo hướng: Khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm thì người bị thiệt hại là người có quyền đối với khoản tiền bảo
hiểm, chứ khơng phải người mua bảo hiểm, nên người bị thiệt hại có quyền u cầu
doanh nghiệp bảo hiểm thanh tốn số tiền bồi thường.
1.2.3. Trường hợp người mua bảo hiểm cũng là người bị thiệt hại
Đây là trường hợp khơng có người thứ ba bị thiệt hại mà chính người mua
bảo hiểm là người bị thiệt hại. Cụ thể, Công ty Thép Hậu Giang có mua hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho cả hai xe 54X-9388 và 52P-8057 tại Công ty bảo
hiểm Bảo Long. Lái xe của Công ty lái xe biển số 54X-9388 đã gây tai nạn cho xe
52P-8057. Công ty Thép Hậu Giang đã khởi kiện yêu cầu Công ty bảo hiểm Bảo
Long chi trả tiền bảo hiểm. Hội đồng xét xử sơ thẩm đã nhận định Công ty Thép
Hậu Giang là chủ sở hữu của cả hai chiếc xe xảy ra va chạm với nhau. Do đó, bên
mua bảo hiểm (Cơng ty Thép Hậu Giang) khơng thể là người thứ ba bị thiệt hại để
yêu cầu bên gây thiệt hại (cũng là Công ty Thép Hậu Giang) phải bồi thường thiệt
hại. Từ đó Hội đồng xét xử sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công
ty Thép Hậu Giang. Công ty Bảo Long không có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong vụ việc xe 54X-9388 va chạm
với xe 52P-8057.11
Thiết nghĩ, hướng giải quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong vụ án nêu

trên là đúng quy định pháp luật, đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp bảo
hiểm. Bởi lẽ, người bị thiệt hại trong trường hợp này cũng chính là người chịu trách
nhiệm bồi thường.

11

Đỗ Văn Đại (2022), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (tập
2), Nxb Hồng Đức, tr. 851.


19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Như vậy, tác giả đã đề cập đến phương thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng khi bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm, chủ thể có quyền đối với khoản
tiền bảo hiểm và chủ thể bị thiệt hại. Đối với phương thức bồi thường có hai cách là
thơng qua u cầu của bên mua bảo hiểm hoặc bồi thường trực tiếp cho người bị
thiệt hại. Cả hai cách thức này đều được quy định tại Luật KDBH. Tuy nhiên, để
đảm bảo mục đích khắc phục kịp thời được thiệt hại thì cần quy định người bị thiệt
hại có quyền lựa chọn phương thức yêu cầu bồi thường (yêu cầu bên mua bảo hiểm
gây thiệt hại hoặc yêu cầu trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm chi trả). Cần thiết xác
định chủ thể có quyền đối với khoản tiền bảo hiểm chính là người bị thiệt hại hoặc
đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết. Sẽ
không phát sinh vấn đề bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại và người
chịu trách nhiệm là cùng một chủ thể. Theo hướng kiến nghị của tác giả luận văn,
cần thiết có hướng dẫn bằng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hoặc
án lệ về vấn đề này để thực tiễn xét xử áp dụng thống nhất hơn.


20


CHƢƠNG 2
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI BÊN
BỊ THIỆT HẠI CÓ THAM GIA BẢO HIỂM
Nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ngồi
việc nghiên cứu trường hợp bên mua bảo hiểm là người gây ra thiệt hại thì chúng ta
cần nghiên cứu trường hợp bên bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm. Hiện nay, có rất
nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau, thực tiễn xét xử
tại Tòa án các địa phương cũng khơng thống nhất quan điểm. Theo đó, có hai luồng
quan điểm như sau:
Thứ nhất, tổ chức bảo hiểm thanh toán và có quyền u cầu người vi phạm
phải bồi hồn vì họ là người có lỗi gây ra thiệt hại và theo quy định của pháp luật
dân sự thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Luật Bảo hiểm y tế quy định việc
thanh tốn chi phí cứu chữa nhưng không quy định yêu cầu người gây thiệt hại phải
bồi hoàn. Tuy nhiên, song đây là khoản tiền do nhà nước quản lý có nguồn gốc do
người tham gia đóng bảo hiểm và một phần ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo an
sinh xã hội. Do đó, để đảm bảo cho sự tồn tại của quỹ mang tính ổn định, đảm bảo
nghĩa vụ thanh tốn thì trong trường hợp này người gây thiệt hại cho người tham gia
bảo hiểm phải bồi hoàn khoản tiền mà bảo hiểm y tế đã ứng thanh tốn chi phí cứu
chữa của cơ sở y tế.
Thứ hai, tổ chức bảo hiểm không được yêu cầu người gây thiệt hại cho người
tham gia bảo hiểm phải bồi hồn. Trong đó, đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
mà người bị thiệt hại có tham gia bảo hiểm y tế thì tổ chức bảo hiểm khơng được
yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi hoàn khoản đã thanh toán cho cơ sở y tế đối với
khoản chi phí cứu chữa, vì theo quy định tại khoản 12 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế
thì chỉ trường hơp người khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do
hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra (tức là họ có lỗi đối với tổn thương
của mình) thì khơng đươc hưởng bảo hiểm y tế; nên trường hợp họ bị tổn thương
nhưng lỗi hồn tồn do người khác gây ra thì họ được thanh toán chi trả bảo hiểm.
Do Luật Bảo hiểm y tế không quy định buộc người gây thiệt hại phải bồi

hoàn cho tổ chức bảo hiểm y tế khoản tiền này nên trong trường hợp người tham gia
bảo hiểm bị tổn thương do người khác có lỗi hồn tồn gây ra cho họ thì họ được
thanh tốn bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; tổ chức bảo hiểm không được
yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi hồn khoản chi phí cứu chữa; người tham gia


×