Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.27 MB, 266 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN VIỆT HÙNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

NGUYỄN VIỆT HÙNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO NHIỀU NGƢỜI CÙNG
GÂY RA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

KHÓA 1 TẠI PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGỒI HỢP ĐỒNG DO NHIỀU NGƢỜI CÙNG
GÂY RA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn: Gs. Ts. Đỗ Văn Đại
Học viên: Nguyễn Việt Hùng
Lớp: Cao học Luật, Phú Yên khóa 1



TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự” là kết quả nghiên cứu ứng
dụng thực tiễn của bản thân tôi qua thời gian cơng tác tại Tịa án, đƣợc thực hiện bởi
sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy Gs. Ts. Đỗ Văn Đại.
Những kết luận đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực, tuân thủ các
quy định của Nhà trƣờng về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Việt Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TAND
BỘ LUẬT DÂN SỰ
BLDS
NGHỊ QUYẾT
ỦY BAN NHÂN DÂN

NQ
UBND

BỘ LUẬT HÌNH SỰ
TỊA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

BLHS
TANDTC
HĐXX


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................7
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................8
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng .................................................8
8. Bố cục của đề cƣơng chi tiết ................................................................................8
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................9
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI ...........................9
1.1. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án đồng phạm ..................15
1.2. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án khơng có đồng phạm ..20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................26
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................27
XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI..................27
2.1. Trách nhiệm bồi thƣờng của từng ngƣời tƣơng ứng mức độ lỗi ....................30
2.2. Trách nhiệm bồi thƣờng của từng ngƣời theo phần bằng nhau ......................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................36
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................37



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định của pháp
luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại và
bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do hành
vi trái pháp luật, có lỗi cố ý hoặc vô ý của bên gây hại hoặc trong một số trƣờng hợp
mà pháp luật quy định bên gây thiệt hại phải bồi thƣờng ngay cả khi khơng có lỗi.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng là một loại nghĩa vụ dân sự
đƣợc quy định trong pháp luật dân sự. Hiện nay, trong rất nhiều vụ án hình sự mà
các bị cáo, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã gây thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức hoặc thiệt hại cho Nhà nƣớc. Khi xét xử Tòa án buộc ngƣời gây thiệt hại phải
bồi thƣờng theo quy định pháp luật, tuy nhiên thông qua thực tiễn xét xử cho thấy
còn nhiều bất cập, vƣớng mắc nhƣ sau:
Điều 587 BLDS quy định: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi
của mỗi người; nếu khơng xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại
theo phần bằng nhau”. Nhƣ vậy, BLDS chỉ quy định chung là “cùng gây thiệt hại”
mà không quy định cụ thể thế nào là “cùng gây thiệt hại”.
Tại Điều 288 BLDS quy định: “1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều
người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những
người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; 2. Trường hợp một người đã
thực hiện tồn bộ nghĩa vụ thì có quyền u cầu những người có nghĩa vụ liên đới
khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình; 3. Trường hợp bên
có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện tồn
bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người cịn lại cũng
được miễn thực hiện nghĩa vụ; 4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới khơng phải thực hiện

phần nghĩa vụ của mình thì những người cịn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần
nghĩa vụ của họ”.
Vậy, nghĩa vụ liên đới bồi thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, chia theo mức
độ lỗi, chia theo phần bằng nhau hay cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể
yêu cầu bất cứ ai trong số những ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
hay yêu cầu từng ngƣời bồi thƣờng theo phần.


2

Từ đó, có nhiều cách hiểu khác nhau trong nhận thức và áp dụng pháp luật,
để làm rõ vấn đề này xin nêu một số trƣờng hợp sau:
Thứ nhất, H là thủ quỹ, K là kế toán và M là thủ trƣởng cơ quan. Trong q
trình cơng tác H trực tiếp giữ tiền nên đã chiếm đoạt số tiền của Nhà nƣớc, K biết
việc H chiếm đoạt tiền nhƣng không báo cáo trong nhiều năm. M là thủ trƣởng
nhƣng thiếu kiểm tra, giám sát để cấp dƣới tham ô tài sản. Vậy, trách nhiệm bồi
thƣờng liên đới H, K, M hay chỉ ngƣời trực tiếp chiếm đoạt là H phải bồi thƣờng.
Nếu liên đới thì mức bồi thƣờng của mỗi ngƣời đƣợc xác định căn cứ vào đâu.
Thứ hai, N rủ Q và P đến nhà đánh L gây thƣơng tích, trong đó N xơng vào
đánh trƣớc tiên, dùng dao và đánh nhiều nhất. Q chỉ dùng tay đánh L vài tát vào
mặt, còn P chỉ la hét chửi mắng L. Vậy, trách nhiệm bồi thƣờng theo mức độ lỗi hay
các bị cáo phải liên đới bồi thƣờng mà không phân chia nghĩa vụ từng bị cáo, bởi
khi quyết định mức hình phạt đối với các bị cáo thì có xem xét đến tính chất, mức
độ thực hiện hành vi phạm tội nên trách nhiệm dân sự cũng phải tƣơng ứng.
Thứ thứ, V là chủ đầu tƣ dự án vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, X là chủ đơn vị
thi cơng cơng trình, Y là chủ đơn vị giám sát. Các bên hợp đồng thực hiện dự án,
tong khi thực hiện chƣa xong các hạng mục cơng trình, nhƣng X đã lập khống hồ sơ
để hồn cơng, chiếm đoạt tiền từ ngân sách Nhà nƣớc. Y là đơn vị giám sát thấy rõ
chƣa xong tất cả hạng mục cơng trình nhƣ hợp đồng nhƣng vẫn ký biên bản. V là
chủ đầu tƣ tin tƣởng nên không kiểm tra đã thống nhất chi trả tiền cho X làm thiệt

hại ngân sách Nhà nƣớc. Vậy, X phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại vì chỉ có X chiếm
đoạt tiền của Nhà nƣớc, hay X, Y và V phải liên đới bồi thƣờng, nếu liên đới thì
phân chia số tiền cụ thể mà X, Y và V phải bồi thƣờng nhƣ thế nào.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử, thấy rằng có một số quan điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, chỉ buộc bị cáo trực tiếp chiếm đoạt (gây thiệt hại) phải bồi thƣờng
thiệt hại cho bị hại, các bị cáo không trực tiếp chiếm đoạt (gây thiệt hại) thì khơng
phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng.
Thứ hai, buộc các bị cáo là đồng phạm trong vụ án phải bồi thƣờng thiệt hại
nhƣng phân chia theo phần tƣơng ứng mức độ lỗi của từng bị cáo, mà không buộc
thực hiện nghĩa vụ liên đới.
Thứ ba, trong vụ án các bị cáo không bị kết án về cùng một tội phạm, mà
mỗi bị cáo bị kết án về tội phạm khác nhau tƣơng xứng tính chất, hành vi của mỗi bị
cáo. Nhƣng các bị cáo đã tạo điều kiện, hỗ trợ hoặc thực hiện các công việc khác


3

nhau đã cùng dẫn đến hậu quả gây thiệt hại thì phải buộc liên đới bồi thƣờng tồn
bộ thiệt hại, mức bồi thƣờng mỗi bị cáo tƣơng ứng mức độ lỗi.
Thứ tư, để giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại xảy ra trong một vụ án thì
phải xem xét tất cả những hành vi trái pháp luật, những ngƣời đã thực hiện hành vi.
Mặc dù, có ngƣời bị kết án về cùng tội phạm hoặc bị kết án về các tội phạm khác
nhau, có ngƣời thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣng vẫn buộc liên đới
bồi thƣờng tổng thiệt hại xảy ra, vì mỗi hành vi trái pháp luật đã góp phần (tạo điều
kiện) gây ra thiệt hại.
Nhƣ vậy, xác định trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ án
hình sự có đồng phạm hoặc các vụ án tham nhũng vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau. Hiện nay chƣa có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, thực tiễn xét xử chƣa thống
nhất. Do đó, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do nhiều người cùng gây ra trong vụ án hình sự” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại đã đƣợc
giới nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm, đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Qua
tìm hiểu, hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm
liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mà tác giả muốn đề cập đến, trong đó
có một số cơng trình nổi bật, nhƣ:
* Sách:
- Đỗ Văn Đại (2020), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận bản án (tập 1, 2), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Tác
giả bình luận về nghĩa vụ liên đới bồi thƣờng thiệt hại do nhiều ngƣời gây ra thông
qua nhiều bản án và đƣa ra quan điểm của tác giả. Đây là tài liệu cung cấp nhiều
thơng tin hữu ích cho việc định hƣớng nghiên cứu luận văn này.
- Nguyễn Xuân Quang-Lê Nết-Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự
Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích
các vấn đề lý luận chung và các trƣờng hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng về phƣơng diện lý luận (chƣơng IV), phân tích quy định của
Điều luật, tuy nhiên, chƣa nêu ra đƣợc những bất cập, vƣớng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật.
- Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) –
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Nxb. Cơng an nhân dân. Tác giả
phân tích trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại có thể là do một ngƣời thực


4

hiện hoặc do nhiều ngƣời cùng thực hiện, đƣa ra 03 căn cứ để xác định sự kiện
nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại gồm: thứ nhất, ý chí của nhiều ngƣời cùng gây thiệt
hại; thứ hai, hành vi của nhiều ngƣời gây ra thiệt hại; thứ ba, những ngƣời gây thiệt
hại cùng thống nhất với nhau về mặt hậu quả.
- Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học luật dân sự (tập 2), Nxb. Tƣ
pháp. Tác giả nêu khái quát về khái niệm nghĩa vụ liên đới, căn cứ xác định nghĩa

vụ liên đới, nghĩa vụ riêng rẻ, nghĩa vụ bổ sung và nghĩa vụ không phân chia đƣợc
theo phần. Vì là sách hƣớng dẫn mơn học nên chỉ nêu lý luận và khái quát chung,
chƣa nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, vƣớng mắc thực tế.
* Giáo trình:
- Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình luật dân sự Việt Nam
(tập 2), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. Giáo trình do tác giả Vũ Thị Hồng Vân làm
chủ biên, giáo trình chỉ phân tích về lý luận nghĩa vụ liên đới và thực hiện nghĩa vụ
liên đới, chƣa đi sâu về các vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử.
- Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam. Giáo trình đã trình bày các vấn đề cơ bản liên quan đến trách nhiệm dân
sự liên đới bồi thƣờng thiệt hại nhƣ: khái niệm về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại, điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới, căn cứ xác định trách nhiệm dân
sự liên đới khi có nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại, nội dung của trách nhiệm dân sự
liên đới (chƣơng V).
* Luận án, luận văn:
- Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Luận án nghiên cứu về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng
trên bình diện rộng là pháp luật dân sự Việt Nam.
- Huỳnh Thị Tín (2015), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và một số hạn chế và đề
xuất hoàn thiện về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhƣ vậy, luận án và luận văn trên chƣa nghiên cứu sâu về trách nhiệm liên
đới bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ án hình sự, thực tiễn xét xử, các vƣớng mắc
trong áp dụng pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng.



5

* Tạp chí:
- Nguyễn Tiến Dũng (2000), “Trách nhiệm liên đới”, Tạp chí Tịa án nhân
dân, số 6. Theo quan điểm tác giả, Hồng là chủ sở hữu xe mô tơ mặc dù khơng biết
Minh khơng có giấy phép lái xe mô tô nhƣng Hồng đã để Minh điều khiển và gây
tai nạn làm chết ngƣời. Nhƣ vậy, Hồng có một phần lỗi trong việc gây tai nạn, đó là
lỗi vô ý nên cả Minh và Hồng phải liên đới bồi thƣờng cho gia đình ngƣời bị hại.
- Minh Khơi (2019), “Bị hủy án do xác định sai phần trách nhiệm dân sự
phải bồi thường”1. Bài viết phân tích bản án đã áp dụng Điều 616 BLDS năm 2005
không đúng, vì đã buộc các bị cáo khơng phải đồng phạm phải liên đới bồi thƣờng
thiệt hại. Ngoài ra, bài viết cịn phân tích việc Tịa buộc hai bị cáo cùng thực hiện
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại là đúng, tuy
nhiên, Tòa án khơng căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội của mỗi bị cáo đối với
hậu quả gây ra để xác định cụ thể phần bồi thƣờng của từng bị cáo mà tuyên buộc
một bị cáo phải bồi thƣờng sau khi bị cáo khác hết khả năng bồi thƣờng là khơng
đúng quy định pháp luật, gây khó khăn cho việc thi hành án.
- Nguyễn Công Long (1996), “Thi hành nghĩa vụ liên đới”, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số 9. Bài viết về việc thi hành nghĩa vụ liên đới hoàn trả số tiền các bị
cáo đã chiếm đoạt của Nhà nƣớc, cụ thể bản án buộc Tịnh, Hà, Tƣờng liên đới nộp
lại khoản tiền đã chiếm đoạt là 115.273.868đ để sung công quỹ Nhà nƣớc chia theo
phần: Tịnh phải nộp 27.146.939đ, Tƣờng phải nộp 27.146.939đ và Hà phải nộp
60.991.000đ. Trƣớc phiên tòa, Tịnh và Tƣờng đã nộp khắc phục hậu quả đủ
115.273.868đ, còn Hà chƣa nộp khoản tiền nào. Quan điểm của cơ quan thi hành án
là đã thi hành xong, Tịnh hoặc Tƣờng đã nộp vƣợt q phần trách nhiệm của mình
thì có quyền khởi kiện vụ án dân sự khác để yêu cầu Hà hoàn trả. Theo quan điểm
khác thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án buộc Hà hoàn trả phần
nghĩa vụ cho Tịnh hoặc Tƣờng đã bỏ tiền ra nộp thay cho Hà. Tác giả bài viết chƣa
đƣa ra đƣợc kết luận trong trƣờng hợp này.
- Vũ Thành Long (2012), “Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và bồi

thường thiệt hại ngồi hợp đồng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8. Bài viết
phân tích vụ án H và T chiếm đoạt của những ngƣời bị hại tổng cộng hơn 11 tỷ
đồng. Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh đƣợc H trực tiếp chiếm đoạt
03 tỷ đồng, T trực tiếp chiếm đoạt 02 tỷ đồng, cịn lại 06 tỷ đồng thì hai bị cáo đổ
1

truy cập ngày 20/3/2022.


6

lỗi cho nhau, chƣa chứng minh đƣợc bị cáo nào trực tiếp chiếm đoạt. Tác giả cho
rằng H và T đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại, nên tất cả thiệt
hại mà H và T gây ra phải có nghĩa vụ trả lại và bồi thƣờng thiệt hại. Cụ thể, H trực
tiếp chiếm đoạt 03 tỷ đồng nên phải trả lại số tiền gốc 03 tỷ đồng và bồi thƣờng tiền
lãi phát sinh, T trực tiếp chiếm đoạt 02 tỷ đồng nên phải trả lại số tiền gốc 02 tỷ
đồng và bồi thƣờng tiền lãi phát sinh, đối với số tiền 06 tỷ đồng thì H và T liên đới
hồn trả và bồi thƣờng tiền lãi phát sinh với phần bằng nhau.
- Nguyễn Thị Mân (2013), “Chế định trách nhiệm liên đới dưới góc nhìn
thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật dân sự tháng 8.
Tác giả dẫn chứng một số bản án để bình luận, phân tích về trách nhiệm liên đới,
theo tác giả thì khi quyết định buộc thực hiện trách nhiệm liên đới cần ấn định rõ
phần bồi thƣờng của từng ngƣời.
- Đặng Văn Quý, “Bàn về quy định trách nhiệm liên đới tại Điều 616 Bộ luật
dân sự”2. Tác giả đề nghị sửa đổi Điều 616 BLDS 2005 nhƣ sau: trong trƣờng hợp
nhiều ngƣời cùng cố ý gây thiệt hại hoặc cùng vô ý gây thiệt hại thuộc trƣờng hợp
quy định tại khoản 4 Điều 623, khoản 2 Điều 625 Bộ luật này thì những ngƣời đó
phải liên đới bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
của từng ngƣời cùng gây thiệt hại đƣợc xác định tƣơng ứng với mức độ lỗi của từng
ngƣời; nếu không xác định đƣợc mức độ lỗi thì họ phải bồi thƣờng thiệt hại theo

phần bằng nhau.
- Phùng Trung Tập (1997), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Luật học, số 5. Bài viết chỉ phân tích về yếu tố
lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng, từ đó kết luận
mức bồi thƣờng thiệt hại của từng ngƣời trong trách nhiệm liên đới tùy thuộc vào
mức độ lỗi của mỗi ngƣời. Trƣờng hợp không xác định đƣợc mức độ lỗi của mỗi
ngƣời thì phải bồi thƣờng mức bằng nhau.
- Phạm Văn Thiệu (2001), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng trong các vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 6. Tác giả
nghiên cứu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng trong một số vụ án có đồng phạm thực
hiện hành vi thái quá, phần bồi thƣờng của từng ngƣời trong trách nhiệm liên đới
đối với các vụ án chiếm đoạt tài sản. Từ đó đƣa ra kết luận trong các vụ án hình sự
nếu có nhiều ngƣời cùng thực hiện tội phạm mà cùng gây thiệt hại thì họ phải chịu
2

/>details=1&item_id=33430595, truy cập ngày 20/3/2022.


7

trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng hành vi thái quá của một ngƣời thì
các đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm.
- Nguyễn Thanh Thủy (2019), “Pháp luật về thu hồi tài sản cho Nhà nước
trong các vụ án tham nhũng - Một số bất cập và kiến nghị”3. Tác giả kiến nghị Tịa
án có thẩm quyền xét xử cần xác định rõ nghĩa vụ thi hành án của bị cáo (kể cả
nghĩa vụ liên đới theo phần) để đảm bảo hiệu quả xử lý tài sản trong quá trình thi
hành án, tránh phát sinh tranh chấp và khiếu nại, tố cáo của đƣơng sự.
Nhƣ vậy, đến thời điểm hiện tại chƣa có cơng trình khoa học nào tập trung đi
sâu nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử
tại Tòa án và hƣớng khắc phục việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài

hợp đồng do nhiều ngƣời cùng gây ra trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng để tác giả
nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài tác giả muốn nêu ra các khó khăn, vƣớng mắc trong
thực tiễn xét, từ đó đƣa ra kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện, thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật.
Tác giả mong muốn luận văn này trở thành một tài liệu ứng dụng có giá trị
nhất định trong việc nghiên cứu xét xử phần bồi thƣờng dân sự trong các vụ án hình
sự hiện nay, trong khi chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết. Những kết luận, kiến
nghị trong luận văn này có thể góp phần là nguồn tài liệu tham khảo cho việc ban
hành văn bản hƣớng dẫn, giải đáp vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra và thực tiễn xét xử, từ đó rút ra kết luận để
thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất trong hệ thống Tòa án.
Tác giả thu thập các bản án đã xét xử để dẫn chứng, phân tích, bình luận và
kiến nghị biện pháp giải quyết vƣớng mắc, bất cập.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm liên
đới bồi thƣờng thiệt hại và các bản án hình sự có trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra.
3

/>truy cập ngày 22/3/2022.


8

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về trách nhiệm bồi

thƣờng thiệt hại do nhiều ngƣời cùng gây ra trong vụ án có đồng phạm hoặc các vụ
án tham nhũng có ngƣời thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu
các quy định pháp luật so với thực tiễn xét xử và quan điểm của các học giả. Từ đó
nêu ra các bất cập, vƣớng mắc và đề xuất hƣớng giải quyết.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân
tích, bình luận, so sánh, chứng minh và tổng hợp. Trong đó phƣơng pháp phân tích
đƣợc tác giả sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử thơng
qua các bản án của Tịa án. Phƣơng pháp bình luận và so sánh đƣợc tác giả sử dụng
song song để bình luận thực tiễn các vụ án, đồng thời so sánh giữa các quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án. Phƣơng pháp chứng minh đƣợc
tác giả sử dụng chủ yếu để chứng minh các vấn đề bất hợp lý giữa các quy định của
pháp luật, cũng nhƣ những trƣờng hợp thực tiễn không áp dụng các quy định của
pháp luật trong quá trình giải quyết nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên
và mang tính thuyết phục cao.
Các phƣơng pháp phân tích, bình luận, so sánh và chứng minh đƣợc tác giả
sử dụng thƣờng xuyên trong các chƣơng của luận văn. Kết thúc mỗi chƣơng, tác giả
sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tổng hợp, khái quát và kết luận về kết quả nghiên
cứu các vấn đề trong chƣơng. Ngoài ra phƣơng pháp tổng hợp còn đƣợc tác giả sử
dụng để khái quát những nội dung đã phân tích, tổng hợp trong các chƣơng, từ đó
rút ra kết luận chung về những vấn đề trọng tâm cần phải nghiên cứu và giải quyết
của đề tài trong phần kết luận chung.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu và giá trị ứng dụng
Kết quả nghiên cứu nêu ra các bất cập trong thực tiễn xét xử, áp dụng pháp
luật và đề xuất hƣớng giải quyết. Luận văn có giá trị tham khảo đối với những
ngƣời hành nghề luật, nhƣ luật gia, luật sƣ khi tƣ vấn cho đƣơng sự để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn có giá trị tham khảo
đối với cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án khi giải quyết các vụ án tƣơng tự.
8. Bố cục của đề cƣơng chi tiết
Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra cịn có danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục kèm theo. Phần nội dung gồm có hai chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Căn cứ xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại
Chƣơng 2. Xác định trách nhiệm liên đới bồi thƣờng


9

CHƢƠNG 1
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHIỀU NGƢỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI
Điều 587 BLDS quy định trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại thì
những ngƣời đó phải liên đới bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Ngoài ra, để xác
định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tịa án có thể tham
khảo thêm hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ xác định trƣờng hợp nào đƣợc xem là nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại thì chƣa đƣợc quy định cụ thể, đối với trƣờng hợp từ hai ngƣời trở lên
cùng trực tiếp thực hiện tội phạm, trƣờng hợp có ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục,
ngƣời giúp sức thì căn cứ nào để xác định cùng gây thiệt hại. Trƣờng hợp trong vụ
án các bị cáo bị kết án về các tội phạm khác nhau, không thể hiện sự đồng phạm
cùng ý chí chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại thì xác định là nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại hay chỉ ngƣời trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thƣờng. Trong vụ án
có ngƣời vi phạm pháp luật nhƣng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có
phải liên đới bồi thƣờng hay khơng.
Việc xác định ngƣời có hành vi gây thiệt hại là rất quan trọng để xác định
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Bởi chỉ khi xác định đƣợc nhiều ngƣời cùng
gây thiệt hại thì những ngƣời đó mới phải liên đới bồi thƣờng, cịn khơng có cơ sở
chứng minh cùng gây thiệt hại thì khơng phát sinh trách nhiệm liên đới.
Một nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là “Thiệt hại thực tế
phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời”. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở để xác định

thiệt hại thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi, do đó tùy từng vụ án thì Tịa án thƣờng có
những đánh giá chứng cứ khác nhau để xác định thiệt hại thực tế.
Theo Điều 587 BLDS vấn đề bồi thƣờng thiệt hại liên đới chỉ đặt ra khi
nhiều ngƣời cùng gây ra thiệt hại. Nhƣ vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ
để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại riêng rẽ. Do đó, cần phải hiểu nhƣ thế nào là “cùng gây thiệt hại”
và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng liên đới:
Thứ nhất, hành vi trái pháp luật của nhiều người
Hành vi trái pháp luật của những ngƣời gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm
pháp luật của mỗi ngƣời trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động
của từng ngƣời. Hành vi gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại


10

ngồi hợp đồng đƣợc thể hiện ở dạng khơng hành động vẫn còn là vấn đề gây tranh
cãi trong khoa học pháp lý.4
Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật là yếu tố cần thiết để làm phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi
thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng thì chắc chắn không thể thiếu điều kiện là hành vi
trái pháp luật của nhiều ngƣời.
Thứ hai, có thiệt hại thực tế
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản
hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về
một lợi ích vật chất đƣợc pháp luật bảo vệ, thiệt hại về tài sản có thể tính toán đƣợc
thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần đƣợc hiểu là do tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà ngƣời bị thiệt hại phải chịu đau
thƣơng, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng
tin và cần phải đƣợc bồi thƣờng một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. 5

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những
người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra
Hành vi trái pháp luật của mỗi ngƣời có thể khác nhau về tính chất, mức độ
nhƣng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho bên bị hại. Xét trong mối quan hệ nhân
quả thì hành vi trái pháp luật của những ngƣời cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể
thiệt hại nên những ngƣời này phải cùng nhau bồi thƣờng do hành vi của mình gây
ra. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả để xác định có hay
khơng có trách nhiệm liên đới bồi thƣờng, thì cịn có ý nghĩa trong việc xác định
mức bồi thƣờng của mỗi ngƣời.6
BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về yếu tố lỗi trong điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng, cụ thể đƣợc quy định tại Điều 584 đã bỏ quy định lỗi trong căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

4

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Đinh Văn Thanh – Nguyễn
Minh Tuấn, Nxb. Công an nhân dân, tr.322.
5
Lê Văn Sua, “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015”,
truy cập ngày 20/3/2022.
6
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Đinh Văn Thanh – Nguyễn
Minh Tuấn, Nxb. Công an nhân dân, tr.323.


11

Ngồi ra, có quan điểm cho rằng hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt
hại của nhiều người cần có sự thống nhất với nhau thì mới phải chịu trách nhiệm
liên đới

Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thƣờng giữa những ngƣời gây thiệt hại
thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại, điều này nói lên tính chất
“cùng gây thiệt hại”. Có thể là sự thống nhất về ý chí hoặc hành vi hoặc hậu quả
trong việc gây thiệt hại. Cùng gây thiệt hại đƣợc hiểu là hành vi của những ngƣời
gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào
việc hành vi của từng ngƣời là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại,
không thể phân biệt hành vi nào gây tổn thất mức độ bao nhiêu trong tổng thể thiệt
hại đã xảy ra. Có thể hành vi mỗi ngƣời thực hiện một cách riêng biệt nhƣng tạo
thành một chuỗi hành vi thống nhất gây ra thiệt hại.7
Quan điểm cho rằng phải có sự thống nhất ý chí của nhiều ngƣời mới phát
sinh trách nhiệm bồi thƣờng đã đƣợc quy định từ năm 1972: “Nhiều người cùng
chung gây thiệt hại do thống nhất ý chí với nhau, thì phải chịu trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại do họ gây nên. Thơng thường, họ thống nhất ý chí với nhau cả
về hành vi lẫn về hậu quả (như đồng phạm lừa đảo, tham ơ...), nhưng cũng có
trường hợp, họ cùng nhau gây thiệt hại mà chỉ thống nhất ý chí về hành vi (như hai
người do cùng lăn gỗ ở trên cao xuống mà vô ý gây tai nạn...) hoặc chỉ thống nhất ý
chí về hậu quả (như tên trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp), họ vẫn phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”. Nếu nhiều người cùng chung gây thiệt
hại nhưng không thống nhất ý chí với nhau, thì khơng có trách nhiệm liên đới mà
Toà án phải xác định rõ phần trách nhiệm cụ thể của mỗi người để ấn định mức bồi
thường riêng cho từng người (hai ơ tơ cùng phóng nhanh, cùng có lỗi nên va chạm
nhau và gây thiệt hại cho người đi đường).8
Nhƣ vậy, thời điểm áp dụng Thông tƣ số 173-TANDTC ngày 23/3/1972 của
TANDTC hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng thì khơng có sự
thống nhất ý chí giữa các chủ thể có liên quan thì khơng phát trách nhiệm liên đới
bồi thƣờng thiệt hại, tuy nhiên Thông tƣ này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/1996.

7

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật dân sự Việt Nam– tập 2, Đinh Văn Thanh – Nguyễn

Minh Tuấn, Nxb. Công an nhân dân, tr.318-324.
8
Thông tƣ số 173-TANDTC ngày 23/3/1972 của TANDTC hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài
hợp đồng.


12

Đến năm 1983, TANDTC có hƣớng dẫn: “Nếu hai bên đều có lỗi thì phải
liên đới bồi thường cho người đi đường, hành khách hàng hố... nhưng Tồ án có
thể quyết định mức độ bồi thường của mỗi bên phù hợp với mức độ lỗi của họ. Đối
với thiệt hại gây ra cho xe thì bên có lỗi nặng hơn phải bồi thường cho bên kia với
mức chênh lệch giữa thiệt hại của hai bên.
Nếu lỗi của người thứ ba và lỗi của phía ơ tơ đều là ngun nhân gây ra tai
nạn thì người thứ ba và phía ơ tơ phải liên đới bồi thường (ví dụ: người đi xe đạp
khơng có phanh đâm vào một người đi đường, làm cho người này bị ngã và bị ô tô
chạy quá tốc độ cán bị thương thì người đi xe đạp và phía ơ tơ phải liên đới bồi
thường cho người bị thương).
Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu xe có lỗi trong việc để mất xe (ví dụ: khơng
khố xe, khơng tắt máy trước khi rời xe hoặc khơng có biện pháp bảo vệ cần thiết)
thì họ và người chiếm hữu phi pháp phải liên đới bồi thường cho những người đã bị
thiệt hại do tai nạn gây ra”.9
Nhƣ vậy, trong các trƣờng hợp trên khơng có sự thống nhất ý chí, nhƣng
TANDTC vẫn buộc liên đới bồi thƣờng, cho thấy quan điểm việc liên đới bồi
thƣờng không phụ thuộc có ý chí thống nhất cùng gây thiệt hại hay không.
Hiện nay, BLDS chỉ quy định “nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại thì những
ngƣời đó phải liên đới bồi thƣờng” mà khơng cần chứng minh có sự thống nhất ý
chí hay giữa các chủ thể có liên quan hay khơng. Điều này phù hợp với xu hƣớng
pháp luật thế giới, theo điểm b khoản 1 Điều 9:101 Bộ nguyên tắc châu Âu quy
định “trách nhiệm bồi thƣờng là liên đới khi bằng ứng xử hay hoạt động của mình,

một ngƣời đã gây thiệt hại cho nạn nhân và thiệt hại này cũng đƣợc quy cho một
ngƣời khác”.10
Bên cạnh đó có nhiều quan điểm: hành vi cùng gây thiệt hại có thể có cùng ý
chí nhƣng cũng có thể khơng cùng ý chí. Vì vậy, yếu tố cùng ý chí khơng phải là
yếu tố bắt buộc.11 Ví dụ, khi ngƣời ngồi trên xe A1 bị chết trong tai nạn giữa xe A1
với xe A2, về cơ bản thiệt hại là không thể phân chia đƣợc vì khơng thể cho rằng

9

Thơng tƣ số 03-TATC ngày 05/4/1983 của TANDTC hƣớng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thƣờng
thiệt hại trong tai nại ô tô.
10
Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập
2), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.19-20.
11
Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập
2), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.35.


13

một trong những yếu tố của thiệt hại là do A1 gây ra và yếu tố còn lại là do A2 gây
ra nên đây là trƣờng hợp làm phát sinh trách nhiệm liên đới.12
Vậy, đã có nhiều tác giả có quan điểm khơng coi sự thống nhất ý chí là điều
kiện phát sinh trách nhiệm liên đới.
Thực tiễn xét xử qua hai vụ án dƣới đây, Tòa án xác định thiệt hại không
phải do nhiều ngƣời cùng gây ra nên không buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm
liên đới bồi thƣờng.
Vụ Lê Quốc Toản phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Kích, Phan
Trí Hùng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 13: Toản làm giả hồ

sơ năng lực công ty để đƣợc chỉ định thầu xây dựng, trong q trình thi cơng bỏ qua
21 hạng mục cơng trình, lập khống hồ sơ để chiếm đoạt tiền của Nhà nƣớc
500.884.519đ. Kích là chủ đầu tƣ, tổ trƣởng tổ quản lý dự án nhƣng thiếu trách
nhiệm trong việc kiểm tra, quản lý. Hùng là giám sát trƣởng cơng trình nhƣng
khơng tham gia nghiệm thu mà vẫn ký xác nhận hồn thành cơng trình. HĐXX
nhận định Kích và Hùng cũng nhƣ ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Q,
Cành khơng đƣợc thụ hƣởng gì đối với tài sản mà Toản chiếm đoạt, nhƣng đã tự
nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Do đó, Kích, Hùng, Q, Cành có quyền khởi
kiện bằng vụ án dân sự khác để yêu cầu Toản hoàn trả các khoản tiền mà Kích,
Hùng, Quý, Cành đã tự nguyện nộp thay cho Toản.
Trong vụ án này, HĐXX nhận định Toản là ngƣời trực tiếp chiếm đoạt toàn
bộ số tiền bị thiệt hại, nên chỉ Toản có trách nhiệm bồi thƣờng. Nhƣ vậy, quan điểm
của HĐXX là Kích, Hùng, Q, Cành khơng trực tiếp chiếm đoạt tiền, nghĩa là
không cùng gây ra thiệt hại, nên khơng có trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên, tác giả
không đồng ý với quan điểm này và sẽ phân tích cụ thể, nêu rõ quan điểm cá nhân
tại mục tiếp theo của luận văn.
Vụ Lê Thị Lan Anh phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản14:
HĐXX giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm phần quyết định “buộc chủ doanh
nghiệp tƣ nhân Phú Vân do bà Vân làm chủ chịu trách nhiệm liên đới cùng bị cáo
Anh bồi thƣờng cho bà Liên 1.387.300.000đ và bồi thƣờng cho bà Thu
1.600.000.000đ”; Hủy bản án sơ thẩm phần quyết định “buộc bị cáo Anh phải có

12

Hồng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 – Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia,
tr.747.
13
Phụ lục 01.
14
Phụ lục 02.



14

trách nhiệm bồi thƣờng cho bà Liên 1.387.300.000đ và bồi thƣờng cho bà Thu
1.600.000.000đ”.
Trong vụ án này, cấp sơ thẩm chỉ buộc bị cáo bồi thƣờng cho bị hại, cấp
phúc thẩm thì buộc bị cáo và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên đới bồi
thƣờng cho bị hại đều bị HĐXX giám đốc thẩm xác định là không chính xác.
Ngồi ra, mỗi Tịa án có quan điểm khác nhau trong việc xác định các bị cáo
có cùng gây thiệt hại hay không, để buộc thực hiện trách nhiệm liên đới bồi thƣờng,
cụ thể qua vụ án: Trần Thị Bạch H bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Trần Thị Kim L bị kết án về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Minh B, Nguyễn Ngọc Nguyên Kh, Nguyễn Hƣơng
G và Châu Thùy D bị kết án về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng”15.
HĐXX giám đốc thẩm nhận định: Các bị cáo Nguyễn Minh B, Nguyễn Ngọc
Nguyên Kh, Nguyễn Phƣơng G và Châu Thùy D bị kết án về tội “Vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khơng phải là đồng phạm với
Trần Thị Bạch H về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, các bị cáo này
khơng có trách nhiệm liên đới cùng H bồi thƣờng số tiền mà H đã chiếm đoạt của
Ngân hàng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên buộc các bị cáo này
phải cùng Trần Thị Bạch H liên đới bồi thƣờng cho Ngân hàng là sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật. Vì vậy, Quyết định giám đốc thẩm đã hủy phần
quyết định trách nhiệm dân sự của bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Vụ án Lƣơng Minh Hoàng và đồng bọn phạm tội giết ngƣời: Sau hai lần bàn
bạc việc giết ngƣời, cƣớp tài sản nhƣng không thực hiện đƣợc, Lƣơng Hoàng Minh,
Nguyễn Thanh Phong và Trang Duy Cƣờng cùng bàn bạc giết chị Nguyễn Thị Bích
Chi để cƣớp tài sản và sau đó Minh, Phong và Cƣờng cùng thực hiện hành vi giết
ngƣời, cƣớp tài sản. Tồ án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khơng buộc các bị cáo có

trách nhiệm liên đới bồi thƣờng cho ngƣời bị hại nên Hội đồng Thẩm phán
TANDTC đã tuyên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Qua thực tiễn xét xử còn nhiều bất cập, vƣớng mắc và khoa học pháp lý còn
nhiều quan điểm khác nhau, nên tác giả sẽ chia thành hai trƣờng hợp dƣới đây.

15

truy cập ngày 20/3/2022.


15

1.1. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án đồng phạm
Đồng phạm là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự của mỗi quốc
gia. Tại Việt Nam, BLHS năm 1985 lần đầu tiên quy định khái niệm đồng phạm16
đã đánh dấu một mốc phát triển trong việc xây dựng chế định đồng phạm nói riêng
và trong hoạt động lập pháp hình sự nói chung. Thay thế cho thuật ngữ “cộng
phạm17” “tòng phạm18” ở các văn bản pháp luật hình sự trƣớc đây, “đồng phạm” có
bản chất pháp lý khơng thay đổi nhƣng chính xác hơn, bao gồm quan hệ đồng
phạm, ngƣời đồng phạm, sự kiện đồng phạm.
Đồng phạm là trƣờng hợp có hai ngƣời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm. Ngƣời đồng phạm bao gồm ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục,
ngƣời giúp sức. Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm. Ngƣời tổ
chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Ngƣời xúi giục
là ngƣời kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm. Ngƣời giúp sức
là ngƣời tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.19
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử, một số Tòa án chƣa thống nhất trong việc
xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại để xác định trách nhiệm liên đới bồi
thƣờng, cụ thể:
Vụ án Thân Hoàng Sơn, Võ Duy Quốc phạm tội “Cố ý gây thương tích”20:

Bản án áp dụng Điều 48 BLHS, Điều 584, 585, 590 BLDS buộc bị cáo Sơn và
ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo còn phải tiếp tục bồi thƣờng 7.897.700đ; Bị cáo
Quốc còn phải tiếp tục bồi thƣờng 2.813.700đ.
* Nhận xét: Sơn là ngƣời thực hành, trực tiếp đánh bị hại gây thƣơng tích,
Quốc là ngƣời giúp sức cho Sơn gây thiệt hại cho ngƣời bị hại, hai bị cáo là đồng
phạm và bị kết án tội “Cố ý gây thƣơng tích” nhƣng cấp sơ thẩm khơng tun trách
nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại, mà tuyên các bị cáo phải bồi thƣờng riêng rẽ là
không đúng quy định pháp luật.

16

Thuật ngữ “đồng phạm” lần đầu tiên xuất hiện trong Sắc lệnh số 233-SL ngày 17/11/1946 của Chủ tịch
Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ.
17
Thuật ngữ “cộng phạm” bắt đầu xuất hiện trong báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 1963 và
trong Giáo trình Hình luật xã hội chủ nghĩa của Trƣờng cao đẳng Kiểm sát Hà Nội năm 1983.
18
Thuật ngữ “tòng phạm” lần đầu tiên đƣợc đề cập trong Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1946 của Chủ tịch
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát.
19
Điều 17 BLHS năm 2015 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2017.
20
Phụ lục 03.


16

Vụ án Nguyễn Kiệm, Võ Minh Sửu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”21:
HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đã áp dụng Điều 48 BLHS, Điều 584, 589 BLDS
buộc bị cáo Kiệm còn phải tiếp tục trả số tiền 173.500.000đ cho những ngƣời bị hại.

Buộc bị cáo Sửu phải tiếp tục trả cho ông Khanh 23.000.000đ, ông Lộc
15.000.000đ.
* Nhận xét: HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đã nhận định hai bị cáo Kiệm và
Sửu bằng thủ đoạn gian đối, đƣa ra thơng tin sai sự thật nhằm mục đích chiếm đoạt
tài sản của bị hại, bị cáo Sửu bàn bạc thống nhất cùng bị cáo Kiệm chiếm đoạt số
tiền 69.000.000đ của ba ngƣời bị hại (Thanh, Khanh, Lộc). Nhƣng không buộc các
bị cáo liên đới bồi thƣờng thiệt hại cho bị hại là không đúng quy định tại Điều 587
BLHS, trƣờng hợp này cả hai bị cáo đều là ngƣời thực hành, cùng gây thiệt hại nên
phải liên đới bồi thƣờng.
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản22: Thọ giả danh là chồng của Nguyệt để
giúp sức cho Nguyệt chiếm đoạt tài sản của bà Phƣơng số tiền 280.000.000đ nên là
đồng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về trách nhiệm dân sự: HĐXX không
buộc Nguyệt và Thọ phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại mà buộc Nguyệt bi thng
ắ, Th bi thng ẳ cho b Phng.
* Nhn xét: Thọ là ngƣời giúp sức cho Nguyệt nên bị kết án đồng phạm
nhƣng không phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại, HĐXX cho rằng Thọ xuất phát từ
tình nghĩa chị em trong gia đình nên giúp cho Nguyệt chứ khơng hƣởng lợi gì. Theo
tác giả, việc khơng tun Nguyệt và Thọ chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt
hại cho bà Phƣơng số tiền 280.000.000đ là thiếu xót. Lẽ ra, phải tuyên nghĩa vụ liên
đới bồi thƣờng thiệt hại, sau đó xác định mức bồi thƣờng của mỗi ngƣời Nguyt bi
thng ắ, Th bi thng ẳ cho b Phng thì mới đúng quy định pháp luật.
Vụ án cố ý gây thương tích23: Bị cáo Trí là ngƣời rủ rê các bị cáo Điện,
Nghiêm, Đệ thực hiện hành vi phạm tội “Cố ý gây thƣơng tích”. Tại phần quyết
định đã buộc các bị cáo liên đới bồi thƣờng thiệt hại.
Vụ án giết người24: Bị cáo Hòa là ngƣời khởi xƣớng, rủ rê các bị cáo lấy dao
đi giết bị hại; bị cáo Qui là ngƣời rủ rê, kích động các bị cáo khác phạm tội, đến nơi
Qui cầm đá ném vào phịng trọ bị hại; bị cáo Tồn là ngƣời trực tiếp cầm dao đâm

21


Phụ lục 04 và Phụ lục 05.
Phụ lục 06.
23
Phụ lục 07.
24
Phụ lục 08.
22


17

bị hại chết; Kim Quốc và Anh Quốc bị rủ rê, lôi kéo, không trực tiếp gây ra cái chết
bị hại. Bản án buộc các bị cáo liên đới bồi thƣờng cho đại diện ngƣời bị hại.
Nhƣ vậy, trong trách nhiệm liên đới bồi thƣờng ở các vụ án đồng phạm thì
mối quan hệ nhân quả đƣợc hiểu khơng chỉ mối quan hệ nhân quả trực tiếp, mà cịn
có mối quan hệ nhân quả gián tiếp giữa những ngƣời không trực tiếp thực hiện hành
vi gây thiệt hại nhƣng hành vi của họ vẫn đƣợc xem là nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại chung.
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản25: HĐXX nhận định Lê Vũ Nguyên là
ngƣời rủ rê, đề xƣớng, trực tiếp tìm địa chỉ, đƣa ra thơng tin gian đối, liên hệ nhận
xe từ bị hại và tìm nơi thế chấp. Sau khi thế chấp thì tiếp tục giữ tiền rồi cùng đồng
phạm tiêu xài. Buộc các bị cáo liên đới bồi thƣờng thiệt hại cho bị hại.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn có những trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây
thiệt hại nhƣng Tịa án khơng buộc liên đới bồi thƣờng, cụ thể “Bị cáo Nguyễn Đình
T với chức vụ là Phó Ban chuyên trách Ban quản lý dự án nhƣng bị cáo đã chỉ đạo
bị cáo Lý Tiến B chuyển số tiền 2.619.399.900đ vào tài khoản cá nhân của bị cáo để
chiếm đoạt. Sau đó, bị cáo T đã khắc phục 1.670.000.000đ nên HĐXX chỉ buộc bị
cáo Nguyễn Đình T phải bồi thƣờng số tiền là 949.399.900đ mà không buộc bị cáo
Lý Tiến B phải liên đới bồi thƣờng.26 Tác giả vẫn giữ quan điểm trong trƣờng hợp
này B phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại nhƣng xét mức độ lỗi của B để tính tốn

mức bồi thƣờng của từng ngƣời.
Ngoài ra, vụ án Lê Hải N, Đinh Thị Quỳnh G và Nguyễn Quyết Th bị kết án
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng27, tuy nhiên về trách nhiệm dân sự
Tòa án chỉ buộc N và G liên đới bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại, cịn Th thì khơng phải
bồi thƣờng bởi nhận định Th có vai trị đồng phạm nhƣng thứ yếu, mới vào làm hợp
đồng gần 02 tháng, chịu sự chỉ đạo của N nên miễn hình phạt và khơng phải liên đới
bồi thƣờng.
* Nhận xét: Qua phân tích các vụ án nêu trên thấy rằng có hai luồng quan
điểm khác trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ
án đồng phạm. Tác giả hoàn toàn thống nhất với quan điểm buộc liên đới bồi
thƣờng thiệt hại trong các vụ án có đồng phạm, mặc dù có bị cáo là ngƣời tổ chức,
có bị cáo là ngƣời thực hành hoặc ngƣời xúi giục hoặc chỉ là ngƣời giúp sức, nhƣng
25

Phụ lục 09.
Phụ lục 10.
27
Phụ lục 11.
26


18

hành vi của các bị cáo là đồng phạm, đã cấu thành tội phạm nên thiệt hại gây ra cho
ngƣời bị hại là do các bị cáo cùng gây ra, do đó phải thực hiện trách nhiệm liên đới
bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị hại.
Đồng thời, phù hợp với hƣớng dẫn tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày
13/9/2019 của TANDTC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vƣớng mắc
trong xét xử các vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kinh doanh, thƣơng mại thì
khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại Tòa án căn cứ vào Điều 48

BLHS. Đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong vụ án có đồng phạm đƣợc
thực hiện theo quy định tại Điều 587 BLDS. Còn vấn đề mức bồi thƣờng của từng
bị cáo nhƣ thế nào tƣơng ứng mức độ lỗi hoặc vai trò đồng phạm thứ yếu thì tác giả
sẽ nghiên cứu tại Chƣơng tiếp theo của luận văn.
Vấn đề bồi thường khi đồng phạm chết
Vụ án: H và V cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp xe mô tô nhãn hiệu
Honda SH của anh K. Cả hai đã bán tiêu xài hết, xe mô tô không thu hồi đƣợc. Qua
hồ sơ mua xe và lời khai anh K, chiếc xe mô tô đƣợc định giá 30.000.000 đồng.
Trong thời gian bị tạm giam, đối tƣợng H đã treo cổ tự tử chết. Tại phiên tòa sơ
thẩm, về trách nhiệm dân sự, anh K địi V phải bồi thƣờng tồn bộ giá trị định giá
của chiếc xe, nhƣng V chỉ chấp nhận bồi thƣờng ½ giá trị xe của anh K vì cho rằng
cả H và V cùng nhau đi trộm cắp và cũng chia tiền nhƣ nhau.
Bản án sơ thẩm cũng tuyên buộc V phải bồi thƣờng ½ giá trị xe cho anh K vì
cho rằng H đã chết. Do đó, Hội đồng xét xử chỉ xem xét phần bồi thƣờng thiệt hại
cho bị hại là ½ trị giá xe mơ tơ theo kỷ phần mà bị cáo V đã đƣợc hƣởng lợi từ việc
bán xe trộm đƣợc.
- Trường hợp: Qua xác minh tại địa phương, H có tài sản riêng là một căn
nhà là tài sản chung với vợ và không để lại di chúc trước khi chết. Khi giải quyết vụ
án, tài sản đã được chia thừa kế xong.
Quan điểm thứ nhất: Tịa án có buộc những ngƣời thừa kế tài sản của H phải
bồi thƣờng phần nghĩa vụ của H trong vụ án.
Quan điểm thứ hai: H đã chết, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án đối với H, trách
nhiệm của H trong vụ án khơng cịn. Mặt khác, tài sản của H để lại đã đƣợc chia
thừa kế nên xác định H khơng cịn tài sản, nên H khơng có trách nhiệm phải bồi
thƣờng.
Theo quan điểm tác giả, cần phải buộc những ngƣời thừa kế tài sản của H
phải có trách nhiệm bồi thƣờng thay cho H, vì đây là nghĩa vụ do ngƣời chết để lại


19


theo quy định tại Điều 615 BLDS, mặc dù tài sản thừa kế đã đƣợc chia. Để đảm bảo
quyền lợi của bị hại trong vụ án. Nhƣ vậy, quan điểm thứ nhất là phù hợp nhƣng
cần có hƣớng dẫn cụ thể về trƣờng hợp này theo Điều 615 BLDS.
- Trường hợp: H đã chết và qua xác minh tại địa phương H khơng có tài sản
riêng để lại trước khi chết.
Quan điểm thứ nhất: Thống nhất nhƣ nhận định của Tịa án vì qua xác minh
tại địa phƣơng H khơng có tài sản riêng để lại trƣớc khi chết; theo quy định tại Điều
587 BLDS, trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại thì những ngƣời đó phải liên
đới bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. Cả H và V cùng nhau trộm cắp, đƣợc hƣởng
lợi bằng nhau nên xác định V bồi thƣờng ½ giá trị xe là hợp lý.
Quan điểm thứ hai: Tòa tuyên xử nhƣ vậy là chƣa thỏa đáng, gây thiệt hại
cho quyền lợi của bị hại. Trong trƣờng hợp cụ thể này H đã chết, khơng có tài sản
để lại thì V phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại mới đúng.
Quan điểm tác giả thống nhất với quan điểm thứ hai bởi V có lỗi trong toàn
bộ thiệt hại gây ra cho bị hại. Điều 587 BLDS không quy định chịu trách nhiệm
tƣơng ứng với “kỷ phần” đƣợc hƣởng lợi từ việc bán xe trộm theo nhƣ Tịa đã nhận
định. Thực tế V khơng trộm cắp ½ chiếc xe của anh K mà trộm cả chiếc xe. Đồng
thời, trong vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng, truy cứu trách nhiệm hình sự V
với tổng số tài sản mà V tham gia trộm cắp có giá trị 30.000.000 đồng chứ khơng
phải chia ra ½ để truy cứu trách nhiệm với V.
Kiến nghị: Qua nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử thông
qua các vụ án nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:
Thứ nhất, phải buộc các bị cáo trong vụ án đồng phạm có trách nhiệm liên
đới bồi thƣờng thiệt hại, mặc dù có ngƣời không trực tiếp thực hiện hành vi gây
thiệt hại nhƣ ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục hoặc ngƣời giúp sức. Mức bồi thƣờng cụ
thể của mỗi ngƣời tƣơng ứng mức độ lỗi hoặc theo phần bằng nhau sẽ đƣợc tác giả
phân tích tại chƣơng tiếp theo của luận văn.
Thứ hai, cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán thông qua việc
tăng cƣờng nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo chuyên đề, chƣơng trình tập

huấn, giải đáp nghiệp vụ để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức của Thẩm phán
trong việc giải quyết các vụ án.
Thứ ba, cần đẩy mạnh việc cơng khai hóa các bản án của Tịa án nói chung
trong đó có các bản án hình sự có giải quyết trách nhiệm liên đới bồi thƣờng, để làm
tài liệu nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm chung trong thực tiễn xét xử. Đặc


20

biệt, các quyết định giám đốc thẩm của TANDTC cần đƣợc cơng bố đầy đủ để Tịa
án các cấp nghiên cứu khi giải quyết các vụ án tƣơng tự.
Thứ tư, hƣớng dẫn áp dụng Điều 288 BLDS theo hƣớng: Trƣờng hợp một
trong số những ngƣời cùng có nghĩa vụ đã chết thì những ngƣời có nghĩa vụ liên đới
khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của ngƣời đã chết. Nếu ngƣời chết để lại
di sản thừa kế thì thực hiện nghĩa vụ liên đới bằng di sản, trƣờng hợp di sản thừa kế
không đủ để thực hiện nghĩa vụ liên đới thì những ngƣời có nghĩa vụ liên đới khác
phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới còn lại của ngƣời đã chết.
1.2. Xác định nhiều ngƣời cùng gây thiệt hại trong vụ án khơng có đồng
phạm
Trong vụ án hình sự, trƣờng hợp các bị cáo khơng bị kết án về cùng một tội
phạm, mà mỗi bị cáo bị kết án mỗi tội khác nhau tƣơng ứng với tính chất, hành vi
của từng bị cáo đã thực hiện, thì xác định ngƣời gây thiệt hại là ai, có cùng gây thiệt
hại hay khơng vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả dẫn chứng thông qua
một số vụ án sau đây:
Vụ Lê Quốc Toản phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Kích, Phan
Trí Hùng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng28: Trong vụ án này,
HĐXX không xét trách nhiệm liên đới bồi thƣờng, mà Toản là ngƣời trực tiếp
chiếm đoạt toàn bộ số tiền, nên chỉ buộc Toản có trách nhiệm bồi thƣờng.
* Nhận xét: Theo tác giả thì Kích và Hùng bị kết án thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng là đúng tội, Quý và Cành thiếu trách nhiệm nhƣng chƣa đến

mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tác giả không bàn trong phạm vi luận văn
này. Tuy nhiên, khơng buộc Kích, Hùng, Q, Cành liên đới cùng Toản bồi thƣờng
thiệt hại là chƣa hợp lý.
Theo quan điểm cá nhân thì Kích, Hùng, Q, Cành có trách nhiệm liên đới
cùng Toản bồi thƣờng thiệt hại tƣơng ứng mức độ lỗi của mỗi ngƣời. Bởi vì, nếu
khơng có hành vi trái pháp luật của Kích, Hùng, Q, Cành thì Toản không thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại. Tuy khơng chứng minh đƣợc
Kích, Hùng, Quý, Cành trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhƣng hành vi của họ đã tạo
điều kiện, cơ sở cho Toản chiếm đoạt tài sản.
Ngồi ra, mặc dù Kích, Hùng, Q, Cành tuy không trực tiếp chiếm đoạt tiền
của Nhà nƣớc, nhƣng việc không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ không đúng
28

Phụ lục 01.


×