Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Môn TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.72 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA..............................................

MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi: Hãy nêu những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc. Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý
luận của Hồ Chí Minh? Tại sao?
Sinh viên thực hiện:.................................
Mã sinh viên:............................................
Lớp:...........................................................
Giảng viên:...............................................

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


Bài làm
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm sâu sắc và toàn diện
về những vấn đề cơ bản của cách mạng nước ta.
- Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những nội dung cơ bản và
quan trọng trong hệ thống quan điểm lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc gồm: hệ thống các
quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước, tổ chức lực lượng, về
chiến lược, sách lược; những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc thuộc địa khỏi ách áp bức nô dịch
của đế quốc. Nhằm xây dựng một nước Việt Nam hịa bình độc lập, thống nhất,
dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng trên thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có thể tóm tắt thành
một hệ thống các luận điểm như sau:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng Vơ sản.
- Để giải phóng dân tộc, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường với nhiều


khuynh hướng chính trị khác nhau, những vũ khí tư tưởng khác nhau. Tất cả
những phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã diễn ra vô
cùng anh dũng, nhưng cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp trong bể máu.
Hồ Chí Minh không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi
tìm một con đường cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam.
- Sau gần 10 năm bơn ba xứ người, tìm hiểu, khảo sát các cuộc cách mạng điển
hình trên thế giới. Bác nhận thấy rằng:
+ Cách mệnh Pháp và cách mệnh Mỹ (cách mệnh tư bản), là những cuộc cách
mệnh không đến nơi. Tiếng là cộng hịa, dân chủ, những kỳ thực trong thì nó
tước lục cơng nơng, ngồi thì áp bức thuộc địa.
+ Cách mạng tháng 10 Nga không chỉ là cách mạng vô sản, mà cịn là 1 cuộc
giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng thuộc địa và mở ra
thời đại cách mạng chống đế quốc. Khi ấy, Hồ Chí Minh đã khẳng định “Muốn
cứu nước, giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi con đường
cách mạng vô sản”.


2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo.
- Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng trước hết phải có Đảng.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần chúng có được giác ngộ,
được tổ chức, được lãnh đạo theo đường lối đúng đắn của Đảng thì mới trở
thành lực lượng to lớn.
+ Muốn làm cách mệnh "trước hết phải làm cho dân giác ngộ... phải giảng lý
luận và chủ nghĩa cho dân hiểu". Vì vậy phải có ĐẢNG CÁCH MỆNH.
=> Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh. Người khẳng định: "Trước hết phải có
đảng cách mệnh, để trong thì vận động, tổ chức quần chúng, ngồi thì liên lạc
với dân tộc thuộc địa bị áp bức và vô sản ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh
mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy"
- Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất của cách mạng.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) là chính Đảng của giai cấp cơng nhân,
nơng dân, trí thức và tồn dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm
“nịng cốt”, có kỉ luật nghiêm minh, có tổ chức chặt chẽ và liên lạc mật thiết với
quần chúng
+ Với đường lối cách mạng đúng đắn. Đảng đã tập hợp, quy tụ được lực lượng
và sức mạnh to lớn của tồn bộ giai cấp cơng nhân và của cả dân tộc Việt Nam.
=> Nhờ đó mà ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất
và trở thành nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đồn kết tồn
dân tộc, lấy liên minh cơng – nơng làm nịng cốt.
- Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc và cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân.
- Năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: "Để một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đơng
Dương có thể thắng lợi: ... Nó phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng
chứ không phải một cuộc nổi loạn, bạo động. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn
bị trong quần chúng..."


+ Người phê phán lấy “ám sát cá nhân” và “bạo động non” hoặc "xúi dân bạo
động mà không bày cách tổ chức; hoặc làm cho dân quen ỷ lại, mà qn tính tự
cường", đó là phương thức hoạt động không đúng đắn.
=> Người khẳng định "cách mệnh là việc chung tồn dân chúng chứ khơng phải
việc một hai người". Phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc, có dân là có tất cả.
- Lực lượng cách mạng.
+ Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Hồ Chí Minh phân tích “dân tộc cách
mệnh thì phải chia giai cấp: nghĩa là sĩ, nơng, cơng, thương đều phải nhất trí
chống lại cường quyền”.
+ Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách
mạng là cả dân tộc. Trong đó, cơng nơng là gốc của cách mạng, tiểu tư sản, tư

sản dân tộc và 1 bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng Việt
Nam.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ
thuộc vào thắng lợi của cách mạng vơ sản ở chính quốc.
- Vận dụng cơng thức của Mác, Hồ Chí Minh cho rằng: cơng việc giải phóng ở
các nước thuộc địa, chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của chính mình,
khơng nên ngồi chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- Tháng 8 năm 1945, khi thời cơ xuất hiện Người đã kêu gọi: “Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp
bạo lực cách mạng.
- Các thế lực đế quốc đã sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn
áp dã man các phong trào yêu nước. Vì thế, con đường giành và giữ độc lập dân
tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.
- Hình thức bạo lực của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang. Tùy theo tình hình mà có những hình thức đấu tranh thích
hợp.


- Trong di sản Hồ Chí Minh tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo
hịa bình thống nhất biện chứng với nhau. Hồ Chí Minh ln tranh thủ mọi khả
năng có thể, để giành và giữ nền độc lập dân tộc mà ít mất mát, hy sinh, ít đổ
máu nhất. Người tìm mọi cách để hạn chế xung đột, chiến tranh, giải quyết vấn
đề trên cơ sở hịa bình, thương lượng thậm chí nhượng bộ nhưng có nguyên tắc.
Trong các luận điểm trên, luận điểm nào cũng bao gồm các nội dung sáng tạo
lý luận của Hồ Chí Minh, nhưng luận điểm thứ 4 thể hiện rõ nhất sự sáng tạo
lý luận của Người. Bởi vì, Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính

quốc của Người có nghĩa là:
* Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải được tiến hành chủ động và sáng
tạo:
- Hồ Chí Minh nói về sức sống và nộc độc của chủ nghĩa đế quốc tập trung ở các
nước thuộc địa. Sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã
hình thành nên mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa tư
bản.
Người làm rõ: “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ
thuộc địa. Đấy là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi
nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ cơng nhân rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó và nhất
là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó”. “Nọc
độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn
là ở chính quốc”.
- Quá trình diễn ra cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng nổi bật. Nhân dân các dân tộc thuộc địa
có khả năng cách mạng lớn. Chủ nghĩa dân tộc chân chính, chủ nghĩa yêu nước
truyền thống là một động lực lớn mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc.
Bởi vậy, phải “Làm cho các dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau, đồn kết
với nhau để tạo cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, làm một trong
nhưng cái cánh của cách mạng Vô sản”, phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ
nhân danh quốc tế Cộng sản.


- Trong khi yêu cầu Quốc tế III và các Đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng
thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh cơng cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa
chỉ có thể thực hiện được từ sự nỗ lực tự giải phóng.
Vận dụng cơng thức của C.Mác: “Sự giải phóng giai cấp cơng nhân phải là sự
nghiệp của bản thân giai cấp cơng nhân”, Hồ Chí Minh đã nêu ra: “Cơng cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh
em”.

Người đề cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân; chủ
trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động, trơng đợi
vào sự giúp đỡ từ phía ngồi. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Kháng chiến trường kỳ
gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình..Cố nhiên sự giúp
đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi
mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân
tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập ”.
* Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc:
- Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của
cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm
này vơ hình dung đã làm suy yếu tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách
mạng ở thuộc địa. Người đã phê phán và chỉ ra sai lầm của quan điểm này.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và
cách mạng vơ sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đây là
mối quan hệ bình đẳng chứ khơng phải là quan hệ lệ thuộc hay quan hệ chính phụ.
Người đã lấy hình ảnh “con đỉa” có hai vịi, một vịi bám vào giai cấp vơ sản ở
chính quốc, và cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa, “con đỉa” đó
chính là chủ nghĩa tư bản mà muốn giết chết n, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu
chỉ cắt một vịi thơi thì cái vịi cịn lại vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vơ sản, nó
vẫn sống và nguy hiểm hơn là cái vòi bị cắt sẽ lại mọc lại.


- Nắm bắt, hiểu biết đúng vai trị, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức
mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa có thể giành thắng lợi trước và giúp đỡ cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Người phân tích : “Vận mệnh của giai cấp vơ sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh
của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của
giai cấp bị áp bức ở thuộc địa” và dự báo “Ngày mà hàng trăm nhân dân châu Á
bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lịng

tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu
một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ
có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương tây trong nhiệm vụ giải
phóng hồn tồn”.
- Bởi nhân thức thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế
quốc và do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc. Vào năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng thuộc địa khơng
những khơng phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính quốc mà có thể giành
thắng lợi trước.
Khung cơ sở lý luận đấy là dựa trên quan điểm của Mác về khả năng tự giải
phóng của giai cấp cơng nhân. Thực tiễn năm 1919, Cách mạng tháng 10 Nga
đã diễn ra thành cơng rực rỡ.
Đây cịn là một luận điểm sáng tạo, một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam trên tồn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn
đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sự Thật,
H. 2004, Tập 4, tr.624.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sự Thật, H.2011,
Tập 2, tr.283, 288.
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 2017.


4. PGS TS Nguyễn Danh Tiên, Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc và giá trị thời đại, Tạp chí Tổ chức Nhà Nước, Ngày
đăng 27/08/2020.
5. PGS TS Trần Minh Trưởng, Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc, Báo Nhân Dân, Ngày đăng

5/6/2021.



×