Câu 9: Nêu các quan điểm của HCM về ĐCS VN ?Phân tích quan điểm : ĐCS VN là đảng của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN.
Trả lời:
*) nêu các quan điểm của HCM về ĐCS VN ?
1. CM trước hết pải có Đảng CM
- Đây không pải là pát hiện mới của HCM mà Mac – Anghen Lenin đã khẳng định từ trước
Tính tất yếu pải có đảng CM, sự cần thiết pải có Đảng CM, nhất thiết pải thành lập ra Đảng CM vì : +) Xuất pát
từ xứ mệnh lịch sử của giai cấp CN
+) Có ĐCS mới lãnh đạo được CM
- HCM : đến với quan điểm của Mac – Lenin người khẳng định: CM trước hết pải có đảng CM để trong thì tổ
chức vận động quần chúng nhân dân ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp và bị áp bức khắp mọi nơi
Vì:
+) Xuất pát từ yêu cầu cách mạng là đánh đuổi đế quốc và phong kiến giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho
dân cày. Vì thế pải có ĐCS để đề ra đường lối lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ CM
+) Có ĐCS để giáo dục, giác ngộ nhân dân vì trình độ dân trí thấp và kẻ thù xâm lược thực hiện chính sách ngu
dân
+) CMVN muốn có được sức mạnh thì pải liên lạc đc với phong trào CMTG để nhận sự giúp đỡ
+) Có ĐCS mới gắn kết chặt chẽ được phong trào CN với phong trào yêu nước từ đó đảm bảo cho giai cấp CN
có thể lãnh đạo được CM
2.ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của CN Mac Lenin(yếu tố vật chất) – phong trào CNTG (yếu tố tinh thần), phong
trào yêu nước VN
- Mac – Anghen – Lenin chỉ ra quy luật chung sự ra đời của ĐCS đó là sự kết hợp CN Mac Lenin(yếu tố vật
chất) – phong trào CNTG (yếu tố tinh thần)
- HCM đi từ quy luật chung Người bổ sung thêm yếu tố phong trào yêu nước →ĐCS VN ra đời theo 1 quy luật
đặc thù CN MacLenin – pt CN – pt yêu nước
HCM đưa thêm pt yêu nước vì:
+) Dân tọc VN có truyền thống yêu nước
+) Tự thân phong trào yêu nước cũng có khả năng tập hợp sức mạnh dân tộc
+) Có thêm phong trào yêu nước mới đảm bảo cho CMVN phát huy đc sức mạnh và đảm bảo cho giai cấp công
nhân lãnh đạo đc CM
3.ĐCS VN là đảng của giai cấp CN, của nhân dân lao động và của dân tộc VN
- ĐCS VN là đảng CM chân chính của giai cấp của nhân dân lao động đồng thời cũng là Đảng của dân tộc VN
+) Trước hết ĐCS VN là Đảng mang bản chất của giai cấp CN. Biểu hiện trên 3 vấn đề:
1. Hệ tư tưởng của Đảng mang hệ tư tưởng của giai cấp CN
•
•
•
•
Giai cấp CN là giai cấp triệt để CM nhất vì họ bị bóc lột tài sản là sức lđ nhưng lại bị bán cho nhà tư bản
Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất
Có tinh thần quốc tế vô sản
Mang ý thức kỷ luật cao
1. Đường lối lãnh đạo của Đảng pá lập trường của giai cấp CN
•
Lập trường triệt để CM của giai cấp CN: đấu tranh không khoan nhượng
1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
•
Tuân thủ theo nguyên tắc của CN Mac – Lenin
o
Tập trung dân chủ : khắc phục bệnh cá nhân
Tư tưởng phê bình và tự phê bình
• ĐCS VN là Đảng của nhân dân lao động và dân tộc : Đảng đại biểu quyền lợi cho nhân dân lao động và
dân tộc → nhân dân lao động coi Đảng là của mình : +) tìm mọi cách để bảo vệ đảng
+) nhân dân lao động đóng góp tích cực vào qua quá trình xây dựng Đảng
+) Nhân dân lao động coi Đảng là của mình. Vì vậy tìm mọi cách để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng
Ở HCM vấn đề giai cấp và dân tộc luôn gắn bó mật thiết với nhau tiến trình CM → Đảng vừa mang bản
chất của giai cấp CN, tính nhân dân, tính dân tộc là tất yếu
4.ĐCS lấy CN Mac – Lenin làm cốt
Theo Bác “…chỉ có Đảng nào theo lý luận cách mạng tiền phong, Đảng CM mới làm nổi trách nhiệm CM tiền
phong”,”Đảng muốn vững pải có chủ chốt
5.ĐCS VN đc xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của CN Mac – Lenin
6.ĐCS VN cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
7.ĐCS pải đc chấn chỉnh thường xuyên
•
*) Phân tích quan điểm : ĐCS VN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân
tộc VN.
- HCM nhiều lần khẳng định: “Đảng ta la Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tự
nhiên vị”. Đây là luận điểm mới của HCM, bổ sung vào học thuyết về ĐCS của CN Mac – Lênin
- Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp đồng thời la đảng của dân tộc HCM vẫn luôn khẳng định bản chất giai
cấp công nhân của đảng. Cái quy định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ là số lượng Đảng
viên xuất than từ công nhân mà cơ bản là nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mac – Leenin, là mục tiêu ,
lý tưởng của đảng là CNCS, ở việc đảng tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của
giai cấp vô sản.
- Đảng ta không những là đảng của giai cấp công nhân mà còn là đảng của nhân dân lao động và của toàn dân
tộc vì đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc. Trong thành phần của đảng không chỉ có những người công
nhân ưu tú mà cả những người ưu tú trong các giai tầng khác.
Như vậy, tăng cường bản chất giai cấp công nhân được Đảng ta xác định là yêu cầu quan trọng hàng đầu
trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt những nội dung đã xác định từ
Đại hội VIII của Đảng: “Trong điều kiện hiện nay, giữ vững và tǎng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng là phải: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ tình huống khó khǎn nào
cũng không dao động, xa rời mục tiêu đó…”5. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng vừa được tổ chức thành công mới
đây đã một lần nữa khẳng định: “tăng cường xây dựng Đảng trong sạch…”, rằng: “Giữ vững bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên”. Quán triệt tinh thần đó thời gian
tới, phải tiếp tục bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về mục tiêu,
lý tưởng của Đảng, về yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, v.v. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng
không dao động, xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì nó chính là mục tiêu, lý tưởng của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của Đảng ta. Đồng thời, phải lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; ra sức học tập để nắm vững bản chất
cách mạng, khoa học và biết vận dụng sáng tạo vào hoạt động thực tiễn, làm cho Đảng có năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu cao, hoàn thành trọng trách mà lịch sử giao phó. Cùng với việc coi trọng công tác tổng kết thực
tiễn, phát triển lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh chống mọi thủ
đoạn, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc tư tưởng
giáo điều, xét lại.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng
định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của dân tộc”6. Khi nói: “Đảng của dân tộc Việt Nam”, thì việc gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân,
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây
dựng Đảng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân đã được Đảng ta coi là quy luật tồn tại, phát triển, là nhân tố
quyết định sức mạnh của Đảng. Xa rời nhân dân là Đảng làm phai nhạt bản chất cách mạng, mục tiêu, lý tưởng
và xa rời cơ sở chính trị – xã hội cho sự tồn tại, phát triển của mình. Là đảng cầm quyền, Đảng phải luôn coi
trọng liên hệ chặt chẽ với nhân dân thông qua các mối quan hệ: giữa chính quyền với nhân dân; giữa Mặt trận
Tổ quốc với các đoàn thể nhân dân; giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân, v.v. Chính điều tưởng đơn
giản đó đã làm nên sự vĩ đại của Đảng, như Bác Hồ đánh giá: “Đảng vừa lo tính công việc lớn…, đồng thời lại
luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân
dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào
ta”7. Sự khẳng định đó vẫn đúng trong cả hiện tại và tương lai nếu Đảng ta vẫn kiên trì thực hiện. Vì vậy, để có
đủ năng lực lãnh đạo đất nước vững vàng phát triển trong thời kỳ hội nhập, Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại
hội XII xác định, thực hiện tốt vấn đề này là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng
thời gian tới: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng
với nhân dân”8.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X) về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", tiếp tục khẳng định giai cấp công
nhân Việt Nam là cơ sở chính trị – xã hội của Đảng, bản chất giai cấp công nhân của Đảng gắn liền với bản chất
của giai cấp công nhân. Theo đó, trong tình hình mới cần đặc biệt coi trọng công tác phát triển đảng viên, nhất
là đảng viên trong công nhân. Bởi lẽ, bản chất giai cấp công nhân của một Đảng Cộng sản, suy đến cùng thì
vẫn do chất lượng đội ngũ đảng viên quyết định. Vì vậy, để kết nạp được những đảng viên ưu tú, vấn đề đặt ra
là phải tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện để có đội ngũ đoàn viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng. Đó là
người có giác ngộ chính trị cao, tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu, lý tưởng, đường lối của Đảng; biết đặt lợi ích
cá nhân trong quan hệ hài hòa với lợi ích tập thể; phấn đấu hết mình vì lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động; khi cần, dám hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Đảng, của dân tộc; có đạo đức,
lối sống lành mạnh và phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Cùng với việc tổ chức kết nạp đúng quy trình, thủ
tục, quy định, phải coi trọng việc bồi dưỡng, thử thách đối tượng, kịp thời phát hiện, loại bỏ những người có
động cơ vào Đảng không đúng.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ đảng viên xuất thân từ công nhân chỉ đạt khoảng 10% (trong tổng số
đảng viên được kết nạp mỗi năm); số công nhân được kết nạp Đảng lại chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp
nhà nước. Trong khi đó, số công nhân trong doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng giảm, số lượng công nhân
trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước lại đang tăng nhanh. Do sự giác ngộ giai cấp, giác ngộ chính trị
còn hạn chế, không phát huy được địa vị làm chủ, nên một bộ phận công nhân hiện nay thờ ơ với chính trị, chưa
thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, muốn tăng
cường được thành phần đảng viên là công nhân, cần thực hiện tốt công tác giáo dục ý thức chính trị, lập trường
giai cấp cho công nhân. Cùng với đó, phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng,
nhất là trong việc xây dựng, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ trong các doanh nghiệp để trở thành lực lượng quan trọng thực hiện công tác tuyên tuyền, giáo dục nâng
cao nhận thức về Đảng, về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và bồi dưỡng,
rèn luyện nâng cao ý chí và tinh thần tự giác phấn đấu vào Đảng của công nhân.
"Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN".
(Nêu các khái niệm ….)
Có thể hiểu luận điểm này với những nội dung chính sau đây:
- Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ
thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Không phải chờ cho kinh tế, văn hoá phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng
không phải xây dựng xong con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con
người mới phải đặt ra từ đầu và quan tâm suốt quá trình.
- Thế nào là “Trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là không phải tất cả mọi người
phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ: thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa là
trước hết cần có những người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người xã hội chủ nghĩa để có thể làm
gương và lôi cuốn người khác và toàn xã hội xây dựng con người mới đồng thời họ cũng không ngừng được
hoàn thiện, được nâng cao.
- Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ. Hồ Chí
Minh hay nhắc nhiều đến đức và tài. hồng và chuyên, song không hề coi nhẹ việc rèn luyện thể lực và giáo dục
thẩm mỹ cho con người nhất là thanh, thiếu niên.
- Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh nêu lên nhiều lần, có thể khái quát ở mấy
điểm chính sau:
+ Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi
người vì mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết vươn lên hàng đầu, có tinh thần
tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
+ Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong sáng.
+ Có tác phong xã hội chủ nghĩa: làm việc có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức, có kỷ luật, có
kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả: lao động quên mình, không sợ khó, sợ khổ, làm việc vì lợi ích của
xã hội, tập thể và bản thân mình.
+ Có năng lực để làm chủ: bản thân, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khỏe và tư cách tham gia
làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân: phải không ngừng nâng cao trình độ chính
trị, văn hoá, khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
Ngoài những tiêu chuẩn chung nêu trên. Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng giới, từng
ngành. Đảng ta tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh đã vạch ra một cách toàn diện nội dung của con người mới Việt
Nam trong tất cả các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Tổng hoà các quan hệ xã hội với những tiêu chuẩn đã
được xác định, sẽ tạo ra cái bản chất của con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà nghiên
cứu đưa ra 13 tiêu chí lối sống và phong cách của con người công nghiệp và 25 yêu cầu về con người hiện đại.
Khẳng định vai trò của con người với tư cách là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN". Xây dựng con
người mới là mục tiêu chiến lược. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những quan điểm có tính phương
pháp luận rất cụ thể:
Thứ nhất, con người ta ai cũng có cái tốt, cái xấu. Cái tốt, cái xấu trong mỗi con người không phải bất biến mà
luôn thay đổi, biến hóa. Vì vậy, xem xét đánh giá con người không nên chấp nhất; sử dụng con người phải khéo
nâng chỗ tốt, khéo sửa chỗ xấu, Người dạy: "Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải làm cho phần
tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng".
Thứ hai, con người ta dù tốt, xấu "đều có tình"; vì vậy, khi đánh giá con người không thể chỉ dùng lý mà phải
có tình, phải nhìn thấy nhân bản của mỗi con người, ngay khi họ có khuyết điểm, sai lầm.
Thứ ba, con người ta ai cũng có khuyết điểm, chỉ không làm việc thì mới không có sai lầm, nhưng không phải
vì khuyết điểm, sai lầm nhất thời mà đánh giá họ là người xấu, là con người bỏ đi, mà đập cho tan nát; phải có
lòng tin vào cái thiện, vào tương lai tốt đẹp.
Thứ tư, con người luôn gắn liền với tập thể, với xã hội; vì vậy, đánh giá từng con người phải gắn với đánh giá
tập thể, phải đặt trong môi trường nhất định và xuất phát từ yêu cầu của tập thể, cộng đồng và xã hội mà họ
sống và hoạt động. Người chỉ rõ: "Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều
hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, thói quen". Đánh giá con người phải thông qua quá trình rèn
luyện và thử thách trong hoạt động thực tiễn, "qua hoạn nạn mới rõ người trung".
Những quan điểm cơ bản trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xem xét, đánh giá con người là cơ sở để đặt
ra những yêu cầu, nội dung và biện pháp xây dựng con người mới trong chiến lược con người của cách mạng
XHCN hiện nay, đó là:
Thứ nhất, bồi dưỡng con người về trí tuệ:
Cách mạng XHCN là một sự nghiệp hết sức mới mẻ, lâu dài, đòi hỏi con người XHCN phải có trí tuệ cao, có
kiến thức sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực. Điều quan trọng là cần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho
cán bộ và nhân dân. Người chỉ rõ: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi". Cùng với nâng cao trình độ lý luận chính trị,
phải nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của con người mới. Không học tập văn hóa, không có trình
độ văn hóa thì khơng có khả năng tiếp thu những kiến thức của khoa học, kỹ thuật và do đó không theo kịp yêu
cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng CNXH.
Thứ hai, bồi dưỡng đạo đức cách mạng:
Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng luôn là cái gốc của con người mới XHCN, là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người: "Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân" và "Muốn xây dựng CNXH phải có con người thấm nhuần đạo đức XHCN". Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước... Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần khiêm tốn, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt
chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, quan liêu, kiêu ngạo, hủ hóa.
Thứ ba, xây dựng mục đích và lối sống mới:
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng mục đích và lối sống của con người XHCN. Đó là những
con người sống có lý tưởng, có bản lĩnh, dù khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đến đâu cũng không từ bỏ lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, không lùi bước, thắng không kiêu, bại không nản. Lối sống của con người mới là lối sống
dân chủ, phấn đấu để trở thành người chủ xã hội và vì quyền dân chủ của nhân dân; là mình vì mọi người; yêu
tự do; lạc quan cách mạng, tin tưởng ở tương lai...
Nguyên tắc tập trung – dân chủ
2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã
hội chủ nghĩa
Bất kì xã hội và bất kỳ kiểu nhà nước nào, việc quản lí xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước (quản lí nhà
nước) đều phải có sự tập trung quyền lực. Đây là yếu tố bắt buộc và mang tính tất yếu nhằm quản lí được toàn
bộ các hoạt động xã hội, thiết lập và duy trì một trật tự xã hội phù hợp với ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị xã hội. Tuy nhiên, nội dung, tính chất của sự tập chung trong các chế độ xã hội và chế độ nhà nước
hoàn toàn không giống nhau. Điều đó trước hết phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, chế độ nhà nước, phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Trong xã hội phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung trong tay giai
cấp thống trị phong kiến mà đại diện là nhà vua; đặc biệt ở các nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên chế,
chế độ cai trị thể hiện sự độc đoán, chuyên quyền, phản dân chủ ( hoặc có dân chủ nhưng rất hạn chế ). Đến chế
độ tư bản chủ nghĩa, tập chung, quan liêu là đặc trưng điển hình của việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Các
cơ quan cai trị với những quan lại cai trị được bổ nhiệm từ trên xuống luôn kiêu căng, lấn át, xa rời thực tế; chỉ
chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không chịu trách nhiệm trước nhân dân và không chịu sự giám sát của nhân
dân. Khi chủ nghĩa tư bản tồn tại thì không thể nói đến phát huy dân chủ mà chỉ nói đến tập trung, sự tập trung
này là tập trung quan liêu, thể hiện ở việc cơ quan địa phương do trung ương bổ nhiệm và hoàn toàn lệ thuộc
vào trung ương và chế độ này, nó đảm bảo cho trung ương nắm toàn bộ bộ máy nhà nước, bắt bộ máy đó hoạt
động hoàn toàn theo ý muốn của mình và ưu tiên thoả mãn lợi ích của mình tạo nên sự đối lập giữa lợi ích của
trung ương với lợi ích của địa phương. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã kịch liệt phê phán cơ
chế tập chung quan liêu đó. Đối với bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì một nguyên tắc mới đã được vận
dụng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước có biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng thể hiện một cách khái quát ở việc phân công việc, mối
quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước ( ở trung ương cũng như ở các cấp địa phương ), sự phân cấp về
thẩm quyền ( nhiệm vụ, quyền hạn ), mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp địa phương với
nhau. Trong từng cơ quan nhà nước, những vấn đề nào do tập thể quyết định; những vấn đề nào do người đứng
đầu quyết định; qui định cách thức quyết định những vấn đề đó.
2.2. Bản chất, vị trí, của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện thành những quy phạm nhất định, điều chỉnh các mặt tổ chức và
hoạt động chủ yếu nhất của bộ máy quản lí nhà nước, của các cơ quan quản lí nhà nước về lề lối, phương pháp
làm việc của cơ quan ấy. Nó thể hiện bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa, phản ánh những quy luật khách quan của
sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, nó có tính chất chung
cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa chứ không riêng cho một bộ máy
hành chính, nhưng riêng cho các cơ quan quản lí nhà nước nó có nội dung cụ thể, biểu hiện riêng, mang tính
chất đặc thù hành chính. Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ quan điểm Mác – Lênin, nghĩa là tư quan
điểm của giai cấp công nhân, coi nhà nước về mặt tổ chức và hoạt động như là một công cụ để xây dựng xã hội
mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, rồi chủ nghĩa cộng sản với ý thức cao về những quy luật phát triển của nó và
những đặc điểm của đất nước. Tính chất giai cấp của nguyên tắc tập trung dân chủ nói nên sự khác nhau về cơ
bản, bản chất giữa quản lí xã hội chủ nghĩa với quản lí xã hội tư bản chủ nghĩa hay quản lí của giai cấp bóc lột
nói chung, thứ quản lí quan liêu “ dựa trên như Mác đã vạch rõ – sự đối kháng không thể tránh khỏi kẻ bóc lột
”, một thứ quản lí tập trung trong tay những tập đoàn bóc lột, cạnh tranh và giành xé nhau. Trong quản lí nhà
nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo để thực
hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Dân chủ hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí
trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật. Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, không bao
giờ được phép cường điệu hoặc coi nhẹ bất cứ mặt nào. Vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả như: chuyên
quyền, độc đoán, mất dân chủ, hạn chế tự do, sáng tạo, coi thường pháp luật v.v. Tập trung và dân chủ là hai
mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ
dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi
nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Sự vận dụng
nguyên tắc tập trung dân chủ cần kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
từng lĩnh vực, ngành cụ thể, trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm chí là từng vấn đề cụ thể. Trong từng
địa phương, từng thời điểm khác nhau cần định ra liều lượng kết hợp giữa những chế độ tập trung và chế độ dân
chủ thích hợp tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là sự kết hợp biện chứng giữa hai mặt: tập trung (thống nhất) và dân
chủ. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung và chế
độ dân chủ. Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu
lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu quá tập trung sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan
liêu, độc đoán, chuyên quyền, phi dân chủ, còn nếu quá dân chủ sẽ dẫn đến tình trạng dân chủ quá trớn, lạm
dụng dân chủ và vô chính phủ cho nên tập trung phải phải trên cơ sở dân chủ. Lênin đã làm rõ vấn đề đó như
sau: “Quần chúng phải có quyền đưa bất cứ một người công dân nào trong số họ vào chức vụ lãnh đạo nhưng
điều đó không hề có nghĩa là công việc tập thể lại không cần có người lãnh đạo để đảm nhiệm một trách nhiệm
rõ ràng, không cần có một trật tự chặt chẽ do ý chí duy nhất người lãnh đạo tạo ra. Nếu không có một ý chí
thống nhất để đoàn kết được toàn thể những người lao động lại thành một cơ quan kinh tế duy nhất hoạt động
chính xác như bộ máy đồng hồ thì bất cứ là đường sắt vận tải hay máy móc lớn hơn, và xí nghiệp lớn tới chừng
nào cũng đều không thể hoạt động tốt được. Chủ nghĩa xã hội là do nền đại công nghiệp cơ khí sản sinh ra, nếu
quần chúng lao động là những người thiết lập nên chủ nghĩa xã hội mà không biết làm cho người thuộc cơ quan
của mình giống như nền công nghiệp cơ khí thì không thể nói đến thực hiện chủ nghĩa xã hội”. Hay theo như
chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải là tự do. Tự do là thế nào? Đối với
mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tự hoá ra
quyền tự do phục tùng chân lý”. Tóm lại, tập trung dân chủ là hai mặt của thể thống nhất hài hoà với nhau. Nếu
thiên về tập trung mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn
làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả.