Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.12 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN TRỌNG VIỆT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN KIẾM LIỄU
LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ
THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


BẮC NINH - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN TRỌNG VIỆT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN KIẾM LIỄU
LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ
THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI


NGÀNH

: Giáo dục học

MÃ SỐ

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HỒ MẠNH TRƯỜNG


BẮC NINH - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Việt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN


CSVC
GD&ĐT
GDTC
HLTT
HLV
SMTĐ
TĐTL
TCTL
TT
VĐV
cm
m
s
Sl

-

Cơ sở vật chất
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục thể chất
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện viên.
Sức mạnh tốc độ
Trình độ thể lực
Tố chất thể lực
Thứ tự.
Vận động viên.
Centimét
Mét
Giây

Số lần


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................6
1.1. Xu thế phát triển của môn Đấu kiếm..........................................................6
1.2. Quá trình huấn luyện nhiều năm cho vận động viên Đấu kiếm.................7
1.3. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Đấu kiếm........................................10
1.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho vận động viên Đấu kiếm......11
1.4.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ.......................11
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh.................................................11
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh................................................12
1.4.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tối đa cho vận động viên Đấu kiếm....13
1.4.5. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho vận động viên Đấu kiếm.....15
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 13 - 14....................................................21
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 13 - 14.......................................................21
1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 13 - 14......................................................22
1.6. Các cơng trình nghiên cứu liên quan........................................................24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.......................27
2.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................27
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu......................................27
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.....................................................27
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.........................................................28
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.........................................................28
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................30
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê........................................................31
2.2. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................32
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................32
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................34
3.1. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Kiếm liễu lứa tuổi 13 - 14
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.....................................34


3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện cho nam
VĐV Kiếm liễu lứa tuổi 13 - 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT Hà Nội.....................................................................................34
3.1.2. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên..................................................36
3.1.3. Thực trạng kế hoạch, chương trình huấn luyện cho nam VĐV Kiếm liễu
lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.........37
3.1.4. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
Hà Nội...............................................................................................41
3.1.5. Lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Kiếm liễu
lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội...43
3.1.6. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Kiếm liễu lứa
tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.........50
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Kiếm
liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội..........55
3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Kiếm liễu lứa
tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.............55
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ đã lựa chọn...................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................81
I. KẾT LUẬN..................................................................................................81
II. KIẾN NGHỊ................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................83
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
THỂ
LOẠI

STT

Bảng

NỘI DUNG

TRANG

CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN
3.1.

LUYỆN CHO NAM VĐV ĐẤU KIẾM LỨA TUỔI
12 - 13 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI

35

ĐẤU TDTT HÀ NỘI
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ HUẤN LUYỆN VIÊN
3.2.

MÔN ĐẤU KIẾM TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN

36

VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI

TỶ LỆ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN 1 NĂM CHO
3.3.

NAM VĐV ĐẤU KIẾM LỨA TUỔI 12 - 13
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT

38

HÀ NỘI
TỶ LỆ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN TỐ CHẤT
3.4.

3.5.

THỂ LỰC CHO NAM VĐV KIẾM LIỄU LỨA
TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ
THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI
PHÂN BỔ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN SMTĐ
TRONG MỖI CHU KỲ
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ PHÂN BỔ CÁC

39

40

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
3.6.

CHO NAM VĐV KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14


41

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT
3.7.

HÀ NỘI
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ
SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV ĐẤU
KIẾM LỨA TUỔI 13 - 14 TẠI CÁC ĐỘI ĐẤU
KIẾM (N=5)

44


KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN TEST ĐÁNH
GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO
3.8.

NAM VĐV

KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM

46

HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI
(N=22)
TÍNH THƠNG BÁO CỦA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ
3.9.

SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA NAM VĐV


ĐẤU

KIẾM LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN

48

LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI LẦN THỰC HIỆN
3.10
.

TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA
NAM VĐV KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14

49

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT
HÀ NỘI
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

3.11.

CHO NAM VĐV KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT

51

HÀ NỘI
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH

3.12 TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV KIẾM LIỄU LỨA TUỔI
.

3.13
.
3.14

13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI

52

ĐẤU TDTT HÀ NỘI.
KẾT QUẢ KIỂM TRA SMTĐ CỦA NAM VĐV
KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM

53

HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI
THỰC TRẠNG SMTĐ CỦA NAM VĐV KIẾM
LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG TÂM HUẤN

54

LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI
3.15. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN XÁC ĐỊNH NGUYÊN

56

.


TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP (N = 20)


KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN BÀI TẬP
3.16
.

PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM
VĐV KIẾM LIỄU LỨA TUỔI 13 – 14 TRUNG
TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT HÀ NỘI

(N=30)
3.17 TIẾN TRÌNH HUẤN LUYỆN SỨC MẠNH TỐC
.
3.18
.
3.19
.
3.20
.
3.21
.
3.22
.

3.1.
Biểu

61


ĐỘ CHO NHĨM THỰC NGHIỆM
KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA
HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG

70

73

TRƯỚC THỰC NGHIỆM
KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA
HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG

74

SAU 6 THÁNG THỰC NGHIỆM
SO SÁNH MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SMTĐ
GIỮA NHÓM THỰC NGHIỆM VỚI NHÓM ĐỐI

75

CHỨNG SAU 6 THÁNG THỰC NGHIỆM
KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA
HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG

77

SAU 12 THÁNG THỰC NGHIỆM
SO SÁNH MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SMTĐ
GIỮA NHÓM THỰC NGHIỆM VỚI NHÓM ĐỐI


78

CHỨNG SAU 12 THÁNG THỰC NGHIỆM
NHỊP TĂNG TRƯỞNG SMTĐ CỦA NHÓM THỰC
NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG SAU 6 THÁNG

75

THỰC NGHIỆM
NHỊP TĂNG TRƯỞNG SMTĐ CỦA NHÓM THỰC

đồ
3.2.

NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG SAU 12
THÁNG THỰC NGHIỆM

78


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Nói đến thể dục thể thao (TDTT) khơng ai có thể phủ nhận những tác
dụng to lớn mà nó đem lại. Đó là, phát triển sự cân đối về thể chất, nhân cách,
đạo đức, thành tích thể thao, giao lưu học hỏi…Tuy nhiên, tác dụng dễ nhận
thấy nhất đó là sức khỏe, luyện tập TDTT giúp con người khỏe mạnh hơn về thể
lực và trí lực, góp phần thúc đẩy tiến bộ của xã hội.
Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời

kêu gọi toàn dân tập thể dục: “…giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời
sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công…tôi mong đồng bào ta
ai cũng tập thể dục, tự tôi ngày nào cũng tập…”. [24]
Những năm gần đây, TDTT nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, sự
phát triển rõ rệt về thành tích qua từng năm đạt vị trí cao trong khu vực và
khoảng cách với trình độ thế giới ngày càng thu hẹp. Đạt được điều đó, chính là
nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các Cấp, các ngành có
liên quan. Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây
dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ và cải thiện chất
lượng giống nòi…Chú trọng phát triển TDTT trường học, nâng cao chất lượng
phong trào TDTT quần chúng, có chính sách và cơ chế bồi dưỡng, phát triển tài
năng thể thao, đưa nền thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước
tiếp cận với châu lục và thế giới.”
Được sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng của Nhà nước, ngành
TDTT đã tạo được những bước tiến đáng kể và khẳng định vị trí của mình trên
đấu trường khu vực cũng như trường Quốc tế. Trong những thành tích thể thao
đã đạt được đó, có sự đóng góp khơng nhỏ của mơn Đấu kiếm. Đấu kiếm là mơn
thể thao có nguồn gốc từ châu Âu và được đưa vào thi đấu chính thức tại
Olympic từ năm 1896. Đứng đầu là Liên đoàn Đấu kiếm thế giới (FIE) với trên
150 Liên đoàn thành viên.
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, Đấu kiếm đã có mặt tại Việt Nam nhưng
đến năm 2001, Đấu kiếm mới được phát triển trở lại. Cho đến nay, Đấu kiếm đã


2
phát triển mạnh mẽ ở nước ta cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại các giải thi đấu
lớn của khu vực cũng như châu lục thì Đấu kiếm Việt Nam đã giành được những
thành tích đáng trân trọng. Đặc biệt, các VĐV Đấu kiếm của Việt Nam đã giành
suất chính thức tham dự tại Olympic London 2012 và Olympic Rio 2016. Điều
đó đã cho thấy thành cơng lớn của Đấu kiếm Việt Nam trên đấu trường thế giới.

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về phát triển Đấu kiếm Việt Nam,
ngồi việc duy trì thành tích đã đạt được tại các giải Khu vực cũng như Quốc tế,
thì cần phải quan tâm đến lực lượng trẻ kế cận để cung cấp những tài năng cho
Đấu kiếm Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mục
tiêu này là hoàn thiện việc tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ. Thực tiễn huấn luyện
VĐV Đấu kiếm trẻ nước ta cho thấy giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban
đầu VĐV thường có độ tuổi từ 13 đến 15.
Đấu kiếm là môn thể thao đối kháng cá nhân trực tiếp, có sự tiếp xúc
mạnh về thể chất, cường độ vận động cao, căng thẳng. Để ghi điểm đòi hỏi VĐV
phải thực hiện cú đâm nhanh mạnh và chính xác. Chính vì vậy địi hỏi VĐV
phải có tố chất thể lực toàn diện, đặc biệt là sức mạnh tốc độ (SMTĐ). VĐV
muốn thực hiện cú đâm nhanh, mạnh, chính xác để ghi điểm thì trong mỗi cú
đâm khơng thể thiếu tố chất SMTĐ. Nếu cú đâm mà chậm và nhẹ thì khơng thể
đâm chúng đối phương, đối phương có thể dễ dàng phịng thủ, gạt đỡ hoặc nếu
có đâm chúng với một lực yếu thì cũng khơng thể ghi điểm. Trong thực tế huấn
luyện và thi đấu, môn Đấu kiếm đã chứng minh yếu tố SMTĐ góp phần quan
trọng đối với hiệu quả thi đấu.
Trong huấn luyện Đấu kiếm, ngoài huấn luyện kỹ, chiến thuật thi phát triển
các tố chất thể lực, nhất là phát triển SMTĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo
tiền đề để nâng cao trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của VĐV ở giai đoạn
huấn luyện đỉnh cao.
Qua thực tiễn quan sát việc tập luyện và thi đấu của các VĐV Đấu kiếm
trẻ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội, chúng tôi nhận thấy,
các nhà chuyên môn, các HLV đã giành phần lớn thời gian để huấn luyện kỹ


3
thuật, chiến thuật và thể lực cũng như các yếu tố chuyên môn đặc thù khác.
Song công tác huấn luyện thể lực thì sự phân bố thời gian và sử dụng các bài tập
để nâng cao sức mạnh tốc độ là chưa hợp lý, dẫn đến hiệu quả chưa cao trong

tập luyện và thi đấu. Như vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các phương tiện và
phương pháp huấn luyện SMTĐ cho VĐV Đấu kiếm trẻ của Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội là một đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn huấn luyện
và thi đấu.
Vấn đề nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển các tố chất thể lực cho
VĐV các mơn nói chung và huấn luyện tố chất SMTĐ cho VĐV nói riêng đã có
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Trần Tuấn Hiếu (2004) “Nghiên cứu sự
phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên Karate-do lứa tuổi 12 – 15”.
Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống
bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 12
- 14”. Lê Thúy Ngà (2011) “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ kỹ thuật đá vòng cầu chân sau cho vận động viên Taekwondo nam lứa
tuổi 16 - 17 ở Hà Nội”. Đỗ Tuấn Cương (2014) “Nghiên cứu các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karate-do đội tuyển
quốc gia”… Những cơng trình trên có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các tố
chất thể lực chuyên môn cho VĐV hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn
nhiều hạn chế và chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu ứng dụng bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm
Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
Xuất phát từ những cơ sở đã được phân tích nêu trên, với mong muốn
đóng góp một phần vào sự phát triển của đội tuyển Đấu kiếm của Trung tâm
Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội nói chung cũng như nâng cao chất lượng
huấn luyện và đào tạo trong giờ huấn luyện VĐV, chúng tôi tiến hành lựa chọn
và nghiên cứu đề tài:


4
“Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên
kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội”

* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Qua phân tích lý luận, nghiên cứu thực trạng chất lượng và các yếu tố
điều kiện đảm bảo phát triển sức mạnh tốc độ, đề tài tiến hành lựa chọn và ứng
dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên kiếm liễu
lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội. Từ đó, góp
phần nâng cao hiệu quả q trình tập luyện và thi đấu cho nam vận động viên
kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 nói riêng, cũng như cho vận động viên đấu kiếm của
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội nói chung.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài dự kiến sẽ tiến hành giải
quyết hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động
viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
Để giải quyết nhiệm vụ 1, đề tài dự kiến tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
- Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện đối với nam
vận động viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT Hà Nội.
- Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên đội kiếm liễu của Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
- Thực trạng kế hoạch, chương trình huấn luyện cho nam vận động viên
kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
- Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận
động viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
Hà Nội.
- Lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên kiếm
liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
- Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên kiếm liễu lứa tuổi
13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.



5
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
Để giải quyết nhiệm vụ 2, đề tài dự kiến tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định cơ sở lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận
động viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
Hà Nội.
- Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên
kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội.
- Xây dựng tiến trình thực nghiệm để ứng dụng bài tập đã lựa chọn.
- Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn.
Giả thuyết khoa học:
Giả thiết cho rằng, năng lực sức mạnh tốc độ của nam vận động viên kiếm
liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội còn nhiều
hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hạn chế này là do
chưa có các bài tập được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Nến lựa chọn được
các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên kiếm liễu lứa tuổi
13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội dựa trên cơ sở nghiên
cứu khoa học đưa vào ứng dụng trong thực tiễn huấn luyện thì năng lực sức
mạnh tốc độ của nam vận động viên kiếm liễu lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội sẽ được nâng cao.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xu thế phát triển của môn Đấu kiếm.
Đấu kiếm là môn thể thao trong chương trình thi đấu Đại hội Olympic, do đó

nó được phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới. Ngày nay, có rất nhiều
quốc gia trên thế giới tham gia tập luyện và thi đấu Đấu kiếm. Ở châu Á và
Đông Nam Á, môn thể thao này rất được quan tâm phát triển, cần phải kể đên
các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan....Ở Việt Nam
Đấu kiếm đã được quan tâm đầu tư đặc biệt cho các kỳ Đại hội như: Đại hội thê
thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Thế vận hội. Sự đua tranh trên đấu
trường trong nước cũng như quốc tế đã tạo nên một su hướng phát triển mới cho
môn Đấu kiếm. Nhận thức được vấn đề này, trong huấn luyện Đấu kiếm những
năm gần đây, các nhà chuyên môn trên khắp thế giới đã và đang quan tâm đến
một số vấn đề như:
Sử dụng lượng vận động lớn, xu hướng này thể hiện sự khai thác tối đa khả
năng của VĐV trong quá trình tập luyện.
Thay đổi tỷ lệ giữa huấn luyện chung và huấn luyện chun mơn. Với VĐV
cấp cao thì tập luyện chung là thứ yếu, chỉ chiếm khoảng 10-15% và chỉ coi là
phương tiện nghỉ ngơi tích cực, cịn 85-90% dành cho huấn luyện chun mơn.
Ngồi ra các nhà chun mơn cịn quan tâm đến các phương tiện phi truyền
thống như: Điều kiện mơi trường bên ngồi, chế độ sinh hoạt và chế độ dinh
dưỡng.. ..để khai thác tối đa tiềm ẩn của VĐV [21],[33]. Bên canh đó, việc sử
dụng những kiến thức quản lý và tổ chức huấn luyện VĐV cũng ngày càng được
quan tâm. Điều này cho thấy rằng, phong trào Đấu kiếm ở nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ hơn, nên việc bảo vệ chức vô địch của VĐV cũng khó
khăn hơn.
Những thành tích đạt được tại các kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á, các
cược thi đấu lớn của VĐV Đấu kiếm đã nói lên sự phát triển nhanh chóng phong
trào và trình độ Đấu kiếm của chúng ta trong giai đoạn này.


7
1.2. Quá trình huấn luyện nhiều năm cho vận động viên Đấu kiếm.
Phát triển thành tích thể thao ngày càng phụ thuộc vào hiệu quả cùa hệ thống

huấn huyện VĐV nhiều năm. Để có kết quả cao, việc huấn luyện VĐV trẻ nhểu
năm cần chú ý những vấn đề sau:
Lứa tuổi tối ưu để đạt được thành tích cao nhất trong mơn thể thao chính.
Hướng huấn luyện ưu tiên trong từng giai đoạn huấn huyện về thể lực, kỹ
thuật, chiến thuật và tâm lý mà VĐV được trang bị.
Tổng hợp các phương tiện, phương pháp và hình thức huấn luyện.
Lượng vận động, huấn luyện và thi đấu được phép áp dụng.
Các nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.
Tổ chức quá trình huấn luyện nhiều năm cần dựa vào giới hạn tối ưu về lứa
tuổi nhằm đưa VĐV đạt thành tích cao nhất của mình. Để xác định giới hạn lứa
tuổi đó cần dựa vào số liệu về lứa tuổi của VĐV được vào chung kết và của
VĐV giành huy chương tại các giải quốc gia và các kỳ đại hội như SEA Games,
Châu Á và Olympic mà ở các môn thể thao là đại lượng tương đối ổn định.
Theo V.P.Philin, giới hạn lứa tuổi của vùng thành tích thể thao ở mơn Đấu
kiếm như sau [38]:
Vùng có thành tích cao đầu tiên từ 18-19 tuổi.
Vùng có khả năng tối ưu từ 20-24 tuổi.
Vùng duy trì thành tích thể thao cao 25-27 tuổi.
Qua đây cho thấy, quá trình đào tạo khơng nên đốt cháy giai đoạn để sớm đạt
thành tích cao trước độ tuổi tối ưu, nếu vậy VĐV khơng duy trì được tuổi thành
tích thể thao. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những trường hợp cá biệt, VĐV
xuất sắc có những đặc biểm khác thường khơng như đại đa số các VĐV ưu tú ở
môn Đấu kiếm. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm cần tính đến
thời hạn cần để đạt thành tích thể thao cao ở môn Đấu kiếm hay ở các môn thể
thao khác.
Điểm quan trọng nhất của sự phân chia giai đoạn trong q trình huấn
luyện nhiều năm là tính kế thừa và tính liên tục. Căn cứ khoa học chính của sự


8

phân chia giai đoạn huấn luyện là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của
con người và quy luật hình thành phát triển thành tích thể thao. Điểm khác nhau
trong phân chia giai đoạn huấn luyện của các môn thể thao thể hiện ở tuổi được
thu nhận vào huấn luyện và ở lứa tuổi bắt đầu giai đoạn huấn luyện VĐV cấp
cao. Thời gian đạt thành tích thể thao cao nhất cũng khác nhau, vì vậy cũng khác
nhau cả về lứa tuổi hoàn thành các giai đoạn đào tạo nhất định của từng môn thể
thao [25], [38]
Đào tạo VĐV nhiều năm là q trình cơng phu và khoa học, vấn đề này đã có
nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài đề cập với những quan điểm
tưomg đối đồng nhất.
Theo quan điểm của Lê Văn Lẩm, Nguyễn Thế Truyền, Trương Anh RTuấn,
quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia làm 3 giai đoạn lớn cơ bản là giai
đoạn đào tạo cơ sở, giai đoạn hiện thực hóa tối đa khả năng thể thao và giai đoạn
duy trì thành tích thể thao [31]
Theo A.D.Nơvicơp và L.P.Matvêép, quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm
được chia làm 4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ, giai đoạn
chun mơn hóa thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở, giai đoạn hoàn thiện
sâu và giai đoạn 1 tuổi thọ thể thao”,[32]
Theo Harre (1996), quá trình đào tạo nhiều năm chia làm 2 giai đoạn: Giai
đoạn huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao [21].
Theo V.P.Philin (1996) [38], tùy vào khuynh hướng ưu tiên, quà trình huấn
luyện nhiều năm của VĐV Đấu kiếm được quy ước chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn huấn luyện ban đầu 11-13 tuổi
Giai đoạn chuyên môn hóa thể thao ban đầu 14-15 tuổi.
Giai đoạn huấn luyện chun sâu trong mơn Đấu kiếm 15-16 tuổi.
Giai đoạn hồn thiện thể thao từ 18 tuổi
Giai đoạn huấn luyện ban đầu cần có sự đa dạng hóa các phương tiện,
phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện, sử dụng rộng rãi các yếu tố của các
mơn thể thao, trị chơi vận động và các mơn bóng. Ở giai đoạn này, lượng vận



9
động tập luyện không cao, không gây căng thẳng tâm lý và nội dung huấn luyện
phải phong phú, hấp dẫn. Khi chun mơn hóa, khơng được q 2 - 3 buổi tập
trong một tuần với thời gian trong mỗi buổi tập chỉ từ 30 - 60 phút.
Giai đoạn huấn luyện chun mơn hóa ban đầu có tỷ trọng là: huấn luyện thể
lực chung chiếm khoảng 60 - 75%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm
khoảng 25 - 40% và tỷ trọng này cũng thay đổi dần ở các giai đoạn sau.
Giai đoạn huấn luyện chun mơn hóa trong mơn Đấu kiếm trùng với thời kỳ
khi mà VĐV về cơ bản đã hồn thiện sự hình thành hệ thống chức năng đảm bào
khả năng hoạt động cao và sức đề kháng của cơ thể đối với nhân tố bất lợi xuất
hiện trong quá trình tập luyện căng thẳng. Giai đoạn này, tỷ trọng giữa huấn
luyện thể lực chung và thể lực chun mơn có sự thay đối đáng kể: Huấn luyện
thể lực chung chiếm khoảng 40 - 45%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm
khoảng 55 - 60%. Tỷ trọng này khơng chỉ dừng lại ở đây có cịn phải tiếp tục
thay đổi theo xu hướng chun mơn hóa cao ở giai đoạn tiếp theo của quá trình
huấn luyện nhiều năm.
Giai đoạn hoàn thiện thể thao chủ yếu rèn luyện năng lực chịu đựng lượng
vận động tối đa để VĐV đạt trình độ cao về chun mơn và chức phận cơ thể,
hồn thiện trình độ điêu luyện về kỹ - chiến thuật, đạt mức ổn định tâm lý trong
cuộc thi đấu, củng cố kinh nghiệm tham gia các cuộc thi đấu toàn quốc và tuyển
chọn vào đội tuyển quốc gia. Ở giai đoạn này, tỷ trọng huấn luyện chuyên môn
được ưu tiên hàng đầu, huấn luyện chung chỉ mang tính phụ trợ.
Thời gian của giai đoạn hoàn thiện thể thao phụ thuộc vào đặc điểm chuyên
biệt của giai đoạn này. Khi giải quyết vấn đề chuyển sang giai đoạn tiếp theo cần
tính tới tuổi khai sinh và tuổi sinh học, mức độ phát triển thể lực và sức mạnh
của VĐV, khả năng thực hiện lượng vận động tập luyện và thi đấu ngày càng
tăng. Nếu chỉ dựa vào tuổi khai sinh là khơng chính xác vì tốc độ trưởng thành
của trẻ em lứa tuổi đang đi học là khác nhau. Mức độ phát triển sinh học của cơ
thể VĐV cần được tính tới khi phân nhóm trong các buổi tập cũng như khi xác

định liều lượng của lượng vận đọng tập luyện, cần thường xuyên quan sát sư


10
phạm và kiểm tra y học để xác định đúng thời hạn chuyển VĐV sang giai đoạn
tiếp theo của quá trình huấn luyện nhiều năm [25],[38]
1.3. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Đấu kiếm.
Theo V.P.Philin, thì quá trình huấn luyện giai đoạn này được minh họa rõ
rệt, các quy luật tập luyện thể thao được sử dụng với mức độ ngày càng cao hơn,
tỷ trọng của huấn luyện chuyên môn dần được tăng lên, không chỉ tăng cường
độ vận động mà tăng cả khối lượng vận động, khối lượng chung và cường độ
của lượng vận động tập luyện luyện tăng lên với nhịp độ lớn hơn nhiều so với
giai đoạn huấn luyện ban đầu [38]
Trong hệ thống bài tập đa dạng đặc trưng cho mơn thể thao chính, người ta
cịn lựa chọn các tổ hợp bài tập có tác dụng phát triển các tố chất chun mơn cần
thiết, hồn thiện có hiệu quả về kỹ thuật, chiến thuật của mơn thế thao chính.
Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV trẻ chỉ có thể thực hiện có hiệu
quả trên cơ sở phát hiện được những nhóm cơ có vai trị quan trọng trong mơn
Đấu kiếm và lựa chọn những phương tiện tập luyện thích hợp có tác dụng phát
triển những nhóm cơ đó.
Khối lượng các phương tiện huấn luyện sức mạnh tốc độ được quy định
riêng cho từng cá nhân và được xác định bởi các nhân tố: Hướng ưu tiên trong
tập luyện, các giai đoạn và thời kỳ huấn luyện, lứa tuổi và trình độ đẳng cấp thể
thao của VĐV, mức độ phát triển các tố chất sức mạnh tốc độ, năng lực thực
hiện bài tập sức mạnh tốc độ có tính chất khác nhau. Việc rèn luyện cho VĐV
các tố chất sức mạnh tốc độ, hình thành khả năng biểu hiện chúng có hiệu quả là
nhiện vụ quan trọng. Điều này được thực hiện chủ yếu bằng cách áp dụng các
bài tập sức mạnh tốc độ, nên sử dụng bài tập có cấu trúc gần với kỹ thuật động
tác trong mơn thể thao chính, cần sử dụng ở mức độ nhỏ các bài tập sức mạnh
đơn thuần.

Phương pháp chủ yếu để rèn luyện sức mạnh tốc độ của VĐV trẻ là:
Phương pháp lặp lại các bài tập sức mạnh với trọng lượng nhỏ và trung bình.
Phương pháp bài tập được thực hiện với chế độ co cơ hỗn hợp. Sử dụng tổng


11
hợp phương pháp gắng sức cực hạn và phương pháp lặp lại với trọng lượng vừa
và nhỏ là các phương pháp có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển
sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Đấu kiếm. [20].
1.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho vận
động viên Đấu kiếm.
1.4.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ (SMTĐ).
Sức mạnh tốc độ là tổng hòa của hai yếu tố sức mạnh và sức nhanh. Do đó,
muốn phát triển được SMTĐ cẩn nâng cao tốc độ co cơ và nâng cao sức mạnh
tối đa. Các yếu tố ảnh hưởng đến SMTĐ chính là các yếu tố ảnh hưởng đến sức
mạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh.
Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp.
Nói cách khác, sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngồi hoặc
đề kháng lại nó bằng nỗ lực của cơ bắp. [33]
Tố chất sức mạnh được các nhà khoa học TDTT coi là cơ sở của tất cả các
môn thể thao. Do mỗi môn thể thao có những đặc điểm riêng vì vậy có những
u cầu kỹ thuật khác nhau đối với tố chất sức mạnh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh bao gồm:
+) Mặt cắt sinh lý của cơ bắp.
+) Sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ co và cơ duỗi.
+) Sự điều tiết chi phối của thần kinh đối với hoạt động cơ.
+) Ảnh hưởng của loại hình sợi cơ đối với sức mạnh cơ bắp.
+) Ảnh hưởng của cấu tạo hệ thống đòn bảy giữa cơ xương và khớp tới sức
mạnh cơ.

+) Ảnh hưởng của hệ cung cấp ôxy và cung cấp năng lượng.
+) Ảnh hưởng của trao đổi canxi, natri với sức mạnh
+) Ảnh hưởng của tia tử ngoại đối với sức mạnh.
+) Ảnh hưởng của tâm lý ngoại đối với sức mạnh
+) Ảnh hưởng của nhịp sinh học đối với sức mạnh


12
+) Ảnh hưởng của việc tập luyện có khoa học hay không
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh.
Sức nhanh là khả năng của con người hoàn thành một hoạt động vận động
trong một khoảng thời gian ngắn nhất trong điều kiện được quy định. Hay là một
tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. [33]
- Sức nhanh có nhiều cách thể hiện. Chủ yếu biểu hiện sức nhanh qua 3
hình thức như:
+) Thời gian phản ứng vận động
+) Tốc độ động tác đơn
+) Tần số động tác
Các yếu tố ảnh hưởng tới sức nhanh bao gồm:
+) Tần số động tác tính linh hoạt và tính nhip nhàng của hệ thống thân
kinh. Tức là tốc độ chuyển đổi giữa hưng phấn và ức chế, giữa dùng sức và thả
lỏng của cơ bắp.
+) Tỷ lệ phần trăm giữa sợi cơ nhanh (sợi Actin) và sợi cơ chậm (Myôzin).
Nếu tỷ lệ cơ nhanh lớn tốc độ co cơ sẽ nhanh và ngược lại.
+) Trong thực tế tỷ lệ này ở mỗi người là khác nhau và sẽ thay đổi trong
quá trình tập luyện.
+) Trình độ tập luyện ở các tố chất khác nhau như mềm dẻo, khéo léo, linh
hoạt, sức mạnh cũng ảnh hưởng tới tốc độ. Nếu các tố chất đó phát triển tốt sẽ
ảnh hưởng tới tốc độ và ngược lại.
+) Trình độ tập luyện của người tập (nắm bắt về kỹ thuật động tác) người

có trình độ tập luyện càng cao thì thực hiện động tác càng chính xác và đảm bảo
tốc độ cao nhất khi tập đạt đến mức kỹ xảo thì tốc độ động tác đã đạt đến mức tự
động hoá.
+) Trạng thái thể thao của người tập. Nếu như thực hiện động tác ở thời
điểm có trạng thái thể thao tốt nhất thì động tác thực hiện sẽ đạt tốc độ cao nhất.
+) Phương pháp tập luyện và lượng vận động cũng ảnh hưởng tới tố chất
tốc độ. Nếu khi tập luyện sử dụng cấu trúc bài tập có trọng lượng, số lần lặp lại,
thời gian nghỉ giữa... không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát huy


13
tốc độ.
Lựa chọn biện pháp huấn luyện sức mạnh mục đích là để thơng qua đó
hồn thành hàng loạt bài tập tạo ra cường độ vận động và khối lượng vận động
nhất định. Còn sử dụng phương pháp tập luyện để có thể đảm bảo cho các kích
thích của lượng vận động này được thực thi một cách hiệu quả. Sử dụng phương
pháp tập luyện tốt hay không tốt sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện
sức mạnh.
Từ phân tích ở trên chúng ta thấy tổng hợp thành năng lực sức mạnh của VĐV
Đấu kiếm bao gồm: Sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền và sức mạnh
tĩnh lực. Đối với năng lực sức mạnh lại có tính chất khác nhau. Nói cụ thể là sự sắp
xếp về trọng lượng (lực cản) số lần lặp lại, số tố tập luyện, thời gian duy trì bài tập
và quãng nghỉ... khi huấn luyện sức mạnh cũng phải có sự khác nhau.
Huấn luyện sức mạnh làm cho hệ thống cơ tăng lên rất nhanh. Thông qua
huấn luyện sức mạnh tối đa được tăng lên rất nhanh, còn sức mạnh tốc độ thì
khó khăn hơn [20],[21].
1.4.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tối đa cho vận động viên Đấu kiếm
Sức mạnh tối đa là năng lực biểu hiện trị số lực cao nhất của hệ thống thần
kinh - cơ thông qua sự co duỗi cơ với sự nỗ lực ý trí tối đa. Nói chung, lấy trọng
lượng tối đa mà cơ thể có thể khác phục được làm tiêu chuẩn. Năng lực tối đa về

cơ bản là năng lực được quyết định bởi diện tích mặt cắt sinh lý của cơ. Sau khi
thể tích của cơ bắp tăng lên lại tiếp tục tiến hành tập luyện để tính nhịp nhàng
của cơ bắp được tăng lên.
Phương pháp tập luyện nhằm tăng diện tích mặt cắt sinh lý của cơ bắp.
Phương pháp tập luyện sức mạnh thông qua phát triển thể tích cơ bắp được
sắp xếp như sau:
Lực cản (trọng lượng) của dụng cụ tập luyện được sử dụng bằng khoảng
60-80% trọng lượng khác phục tối đa của cơ thể. Ở đây trọng lượng khắc phục
tối đa là toàn bộ cơ thể hay một vài bộ phận dùng sức nâng được một trọng
lượng lớn nhất nào đó. Thực tế tập luyện thường dùng phương pháp sắp xếp


14
theo kiểu “ Kim tự tháp”, tức là cùng với việc tăng dần lực cản thì số lần lặp lại
sẽ giảm dần. Thời gian duy trì của mỗi tổ từ 30 - 60 giây, như vậy sẽ đảm bảo
cho nhiều sợ cơ có thể tham gia vào hoạt động. Thời gian nghỉ giữa mỗi tổ
khoảng từ 1 - 3 phút. Nguyên tắc xác định độ dài ngắn của quãng nghỉ giữa là
thời gian bảo đảm cho mệt mỏi được sản sinh từ tổ bài tập trước cơ bản được
khác phục [19],[29],[38].
Phương pháp tập luyện nâng cao năng lực nhịp nhàng giữa các cơ bắp.
Phát triển sức mạnh tối đa thông qua nâng cao năng lực nhịp nhàng giữa
các cơ bắp khơng có quan hệ với sự tăng độ lớn của thể tích cơ. Phát triển sức
mạnh tối đa cịn nhờ vào việc cải thiện sự nhịp nhàng ngay trong mỗi cơ bắp và
giữa các cơ bắp với nhau.
Bài tập phát triển sức mạnh nhằm cải thiện tính nhịp nhàng của cơ bắp và
giữa cơ bắp với nhau làm cho trạng thái chức năng của hệ thống thần kinh trung
khu của cơ thể biến đổi. Như chúng ta đã biết, trung khu thần kinh chủ yếu
thông qua hai phương thức để chi phối độ lớn nhỏ của sức mạnh co duỗi cơ bắp.
Một là làm giảm số lượng các đơn vị vận động tham gia vào làm việc, hai là
thay đổi tần số xung động thần kinh chi phối cơ xương. Khi trình độ sức mạnh

tương đối kém thì có gắng sức co cơ để tạo ra sức mạnh tối đa cũng chỉ có thể
huy động một số lượng tương đối ít đơn vị vận động tham gia hoạt động. Sau
khi tập luyện sức mạnh trong một thời gian dài, số lượng đơn vị vận động được
huy động sẽ tăng lên. Cùng lúc đó, tần số xung động thần kinh phát ra từ trung
khu thần kinh cũng cao dần tới sự tăng đáng kể của sức mạnh cơ bắp.
Ngoài ra, cùng với việc cải thiện tính nhịp nhàng của hệ thống thần kinh cơ
thì năng lực dùng sức nhịp nhàng giữa các cơ bắp (cơ chủ động, cơ hiệp đồng,
cơ đối kháng, cơ ủng hộ) cũng phát sinh sự biến đổi ở mức độ nhất định. Cơ
hiệp đồng, cơ hỗ trợ cũng được cải thiện về sức mạnh và năng lực thả lỏng sẽ
giúp cho cơ chủ động hoàn thành động tác hiệu quả hơn và phát huy được sức
mạnh tối đa cao hơn.
Phương pháp huấn luyện nhằm cải thiện năng lực nhịp nhàng của cơ bắp
được sắp xếp như sau:


×