Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu ðến hiệu quả hoạt ðộng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.97 KB, 69 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NIÊM YẾT CỔ
PHIẾU ðẾN HIỆU QUẢ HOẠT ðỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
TS.TRƯƠNG ðƠNG LỘC

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ CHÂU ÚC

MSSV : 4053878
LỚP : Tài chính – Doanh nghiệp K31

Cần Thơ - 2009
SVTH: Trần Thị Châu Úc

1


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Trương ðông Lộc

LỜI CẢM TẠ

Trải qua gần 4 năm học ở trường ðại học Cần Thơ, với kiến thức được
trang bị và tích lũy chun ngành Tài chính – Doanh nghiệp, luận văn tốt nghiệp
này là kết quả của q trình lao động nghiêm túc cùng với sự giúp đỡ tận tình của
Thầy Trương ðơng Lộc.
Trước hết, em vơ cùng biết ơn gia đình, thầy cơ và bạn bè đã cổ vũ, động
viên, làm hậu phuơng vững chắc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để em có thể
n tâm học tập trong suốt những năm qua.
Luận văn hoàn thành ngoài nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ các bạn bên
cạnh em cịn có thầy Trương ðơng Lộc với cương vị là giáo viên hướng dẫn đã
tận tình giúp đỡ em hồn chỉnh luận văn về mặt nội dung lẫn hình thức trong suốt
thời gian qua. Thầy ln tận tình và tạo cho chúng em một tinh thần thoải mái
khi ñề tài gặp rắc rối. Thay lời muốn nói, em chúc Thầy sức khỏe, hạnh phúc và
ngày càng thành ñạt.
Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cơ
Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh ñã giảng dạy cho em trong những năm qua
và đặc biệt là thầy Trương ðơng Lộc đã giúp em hoàn thành luận văn trong năm
học cuối này.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Châu Úc

SVTH: Trần Thị Châu Úc

2



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñề tài luận văn này là do chính tơi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, ñề tài không trùng
với bất kỳ ñề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Châu Úc

SVTH: Trần Thị Châu Úc

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC







Họ và tên người hướng dẫn: ..................................................................................
Học vị: ..................................................................................................................
Chun ngành: ......................................................................................................
Cơ quan cơng tác: ..................................................................................................

• Tên học viên: ........................................................................................................
• Mã số sinh viên: ....................................................................................................
• Chuyên ngành: ......................................................................................................
• Tên đề tài: .............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của ñề tài với chuyên ngành ñào tạo:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. ðộ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả ñạt ñược
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 200….
NGƯỜI NHẬN XÉT

SVTH: Trần Thị Châu Úc

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng ñơn vị
(ký tên và ñóng dấu)

SVTH: Trần Thị Châu Úc

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của ñề tài:......................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung: .................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu:................................................................................ 3
1.4 Nội dung: ................................................................................................. 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5
2.1 Phương pháp luận:.................................................................................. 5
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước:...................................................................... 7
2.2.2 Nghiên cứu trong nước: .................................................................... 10
2.3 Phương pháp nghiên cứu:..................................................................... 12
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:........................................................... 12
2.3.1.1 Chọn lựa mẫu nghiên cứu:.......................................................... 12
2.3.1.2 Mô tả thống kê mẫu nghiên cứu: ................................................ 13
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: ........................................................ 17
2.3.2.1 Phân tích định tính: . .................................................................. 17
2.3.2.2 Phân tích định lượng: . ............................................................... 17
Chương 3: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 25
3.1 Chủ thể tham gia thị trường: ............................................................ 25
3.2 Xu hướng thị trường: ........................................................................ 29
3.2.1 ðặc điểm chính của thị trường: ..................................................... 29
3.2.2 Các giai ñoạn phát triển của chỉ số thị trường:............................... 33
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NIÊM YẾT CỔ PHIẾU ðẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ðỘNG CỦA CÁC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM............. 35
4.1 Kiểm ñịnh phân phối của tổng thể ....................................................... 35

SVTH: Trần Thị Châu Úc

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

4.2 Ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của các

CTNY trên TTCK Việt Nam: Phương pháp so sánh trước sau................ 37
4.2.1 Khả năng sinh lời.............................................................................. 37
4.2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................................... 38
4.2.3 Tỷ số nợ............................................................................................ 39
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng của CTNY trước và
sau khi niêm yết cổ phiếu: Kết quả từ phân tích hồi quy.......................... 39
4.3.1 Kết quả hồi quy: ............................................................................... 40
4.3.2 Giải thích .......................................................................................... 40
4.3.3 Các kiểm ñịnh cần thiết .................................................................... 45
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................... 48
5.1 Những tồn tại......................................................................................... 48
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho thị trường chứng khoán Việt Nam 49
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 52
6.1 Kết luận: ................................................................................................ 52
6.2 Kiến nghị: .............................................................................................. 53
6.2.1 Chính phủ và UBCKNN: .................................................................. 53
6.2.2 Doanh nghiệp niêm yết: .................................................................... 54
6.2.3 Nhà ñầu tư: ....................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 55
PHỤ LỤC........................................................................................................ 57

SVTH: Trần Thị Châu Úc

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng CTNY trong toàn bộ mẫu nghiên cứu .................................... 13
Bảng 2.2: Tổng tài sản và vốn chủ sỏ hữu và của các CTNY ................................. 13
Bảng 2.3: Quy mô của CTNY dựa trên vốn chủ sở hữu ........................................ 14
Bảng 2.4: Cơ cấu CTNY phân theo nhóm ngành ................................................... 15
Bảng 2.5: Cơ cấu CTNY theo tỷ lệ cổ phần của Nhà nước trước niêm yết ............. 16
Bảng 2.6: Cơ cấu Chủ tịch HðQT của các công ty cổ phần trước niêm yết............ 17
Bảng 2.7: Diễn giải các chỉ tiêu ño lường hiệu quả hoạt động của các cơng ty sau
khi niêm yết và sụ thay ñổi kỳ vọng của chúng ...................................................... 18
Bảng 2.8: Diễn giải các biến ñộc lập và những kỳ vọng của chúng trong phân
tích hồi quy............................................................................................................ 23
Bảng 3.1: Số lượng các CTNY qua các năm .......................................................... 28
Bảng 3.2: Quy mơ thị trường 8 năm hoạt động ...................................................... 32
Bảng 3.3: Chỉ số thị trường qua 8 năm hoạt ñộng .................................................. 33
Bảng 4.1 Kết quả kiểm ñịnh phân phối của tổng thể trước và sau khi niêm yết ...... 36
Bảng 4.2 Kiểm ñịnh giả thuyết về tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu
quả hoạt ñộng của các CTNY ................................................................................ 37
Bảng 4.3: Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự thay ñổi trong chỉ tiêu IBTE và D/A:
Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................................... 40
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bằng yếu tố phóng đại phương sai VIF. 46

SVTH: Trần Thị Châu Úc

8


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Trương ðông Lộc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
D/A

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

HASTC

Trung tâm giao dịch Chứng khốn Hà Nội

IPO

Phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng

ITBA

Thu nhập trước thuế trên tổng tài sản

ITBE

Thu nhập trước thuế trên vốn chủ sở hữu

ITBS


Thu nhập trước thuế trên doanh thu

Rc

Tỷ số thanh toán hiện hành

ROOM

Tỷ lệ sở hữu số cổ phần của nhà ñầu tư nước ngồi
trong cơng ty niêm yết

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

Tiếng Việt
CPH

Cổ phần hóa

CP & CCQ

Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ

CTNY

Cơng ty niêm yết

DTT


Doanh thu thực

ðKGD

ðăng ký giao dịch

NðT

Nhà ñầu tư

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch Chứng khốn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước


VðL

Vốn ñiều lệ

SVTH: Trần Thị Châu Úc

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðơng Lộc

TĨM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nước ta có nền kinh tế xuất phát ñiểm từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, tự cung tự cấp. Cơng cuộc ðổi mới được triển khai từ sau ðại hội ðảng lần
thứ VI (1986) ñến nay đã đưa nước ta từng bước thốt ra khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế khá, nền kinh tế ñã bắt ñầu có
tích luỹ nội bộ, tuy cịn thấp, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó, sự
ra đời của thị trường chứng khốn ở nước ta đã khơi thơng dịng vốn đầu tư vào
sản xuất kinh doanh, đóng góp vai trị quan trọng trong nền kinh tế đó là: Thúc
đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của bản thân một ñơn vị hoặc
qua con ñường vay truyền thống thì khơng đáp ứng được về thời gian và lượng
vốn; Thị trường chứng khốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính
sách mở cửa, cải cách kinh tế thơng qua việc phát hành chứng khốn ra nước
ngồi; Thị trường chứng khốn rất nhậy cảm đối với các hoạt ñộng kinh tế, là
thước ño hiệu quả các hoạt ñộng kinh tế. Giá trị cổ phiếu của các công ty (thị giá)
tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà cơng ty đạt được. Chỉ số chung của thị trường chứng
khoán phản ánh mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó trong thời gian ngắn,

trung và dài hạn; Thị trường chứng khoán cho phép sử dụng các chứng từ có giá,
bán cổ phiếu, trái phiếu từ đó ngân hàng có thể điều tiết hoạt động của thị trường,
khống chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mơ đầu tư, thúc đẩy phát
triển kinh tế và giá trị đồng tiền; Thị trường chứng khốn tạo điều kiện ñể sử
dụng vốn có hiệu quả hơn ñối với cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để
đầu tư. Thơng thường lãi thu được qua đầu tư chứng khoán cao hơn lãi phiếu nhà
nước hay lãi gửi tiết kiệm.
Với những vai trị quan trọng đó chúng ta thấy ñược việc niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán đã thực sự mang lại lợi ích cho các cơng ty niêm yết
nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Vì vấn đề trên, đề tài: “Ảnh hưởng của
việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của các cơng ty niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam” sẽ góp phần thấy rõ vai trị và sự tác ñộng
SVTH: Trần Thị Châu Úc

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

của thị trường chừng chứng khốn đối với cơng ty niêm yết cũng như cả nền kinh
tế.
Một cách khái quát, các phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng trong ñề tài
là phương pháp so sánh trước sau bằng kiểm ñịnh phi tham số và phương pháp
hồi qui. ðề tài cũng ñã tổng quan ñược TTCK Việt Nam sau 8 năm hoạt ñộng.
Mục tiêu chung của ñề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc niêm yết cổ
phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của các công ty trước và sau khi niêm yết.
Trước tiên, ñể kiểm ñịnh vấn ñề niêm yết cổ phiếu có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các CTNY, chúng ta sử dụng kiểm ñịnh phi tham số ñể kiểm

tra sự khác biệt về trung bình trong các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của
các cơng ty. Kết quả kiểm ñịnh ñã chỉ ra, trong 5 chỉ tiêu ñược lựa chọn ñể kiểm
ñịnh (IBTA, IBTE, IBTS, DTT và D/A) thì chỉ có sự khác biệt về trung bình của
chỉ tiêu IBTE và D/A trước và sau khi niêm yết cổ phiếu với ý nghĩa ở mức 5%
và 1%, tức là việc niêm yết cổ phiếu thực sự có tác động đến các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả hoạt động của các cơng ty trước và sau khi niêm yết, nhưng
khơng phải tác động tồn bộ mà chỉ tác động có ý nghĩa đối với chỉ tiêu IBTE và
D/A.
Sau đó, mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đã giải thích cho sự thay đổi
trong chỉ tiêu IBTE và D/A sau khi niêm yết. Kết quả hồi quy cho ta kết luận:
Thứ nhất: Sự thay ñổi của chỉ tiêu IBTE trước và sau niêm yết chịu tác ñộng bởi
3 nhân tố: chức vụ Chủ tịch HðQT, tốc ñộ tăng trưởng của doanh thu trước niêm
yết và trung bình tỷ số Nợ/Tổng tài sản sau khi niêm yết. Sự tác ñộng này ñưa
ñến kết quả: Chức vụ Chủ tịch HðQT là người ñại diện cho Nhà nước và tốc ñộ
tăng trưởng của doanh thu trước niêm yết tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của chỉ
tiêu IBTE có ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 1%. Ngược lại, tỷ số Nợ/Tổng tài sản
của công ty sau niêm yết lại tỷ lệ thuận với sự thay ñổi trong chỉ tiêu IBTE trước
và sau khi niêm yết ở mức ý nghĩ 10%. Thứ hai: Có 5 nhân tố tác ñộng có ý
nghĩa ñến sự thay ñổi của tỷ số nợ D/A trước và sau khi niêm yết. Trong đó, tỷ lệ
(%) sở hữu Nhà nước và tính thanh khoản của cơng ty trước niêm yết tác động
cùng chiều tới sự thay đổi của tỷ số nợ D/A có ý nghĩa ở mức 5%; cịn quy mơ
SVTH: Trần Thị Châu Úc

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc


công ty, vị trí Chủ tịch HðQT là người đại diện Nhà nước và chỉ tiêu Thu nhập
trước thuế/Tổng tài sản của công ty trước niêm tương quan tỷ lệ nghịch với sự
thay ñổi của tỷ số nợ D/A có ý nghĩa ở mức 1%.
Từ kết quả trên và những tồn tại của TTCK Việt Nam hiện nay, ñề tài ñã
tham khảo một số giải pháp ñể thúc ñẩy TTCK phát triển và ổn ñịnh ñể thực sự
trở thành kênh huy ñộng vốn trung và dài hạn số 1 của nền kinh tế.
Từ những kết quả đạt được, đề tài cịn có những hạn chế: Do thời gian và
nguồn số liệu khơng đủ nên đề tài chỉ lựa chọn những cơng ty niêm yết trong
khoảng thời gian tháng 12/2006 mà không thể xem xét hết tất cả các cơng ty đã
niêm yết; những cơng ty niêm yết được lựa chọn thì có thể không tương xứng về
quy mô và thời gian thành lập. Từ những mặt hạn chế trên, hy vọng bạn ñọc sẽ
nghiên cứu và khắc phục những yếu tố trên.

SVTH: Trần Thị Châu Úc

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI:
Thị trường chứng khốn (TTCK) ra đời làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, TTCK ra ñời từ 28/7/2000 ñến nay, sau hơn
8 năm thành lập, TTCK Việt Nam ñã trải qua những bước thăng trầm với những
bước đi đa dạng, có bước ngắn, bước dài, bước vững chắc, và cả những bước ñi
hụt. Về quy mơ, phiên giao dịch đầu tiên, TTCK Việt Nam chỉ có 2 cổ phiếu là

cổ phiếu REE và cổ phiếu SAM. Sau đó, số lượng cơng ty niêm yết (CTNY) tăng
liên tục qua các năm, tại Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh có 4 CTNY (năm 2000), 10 CTNY (năm 2001), 20 CTNY (năm 2002), 22
CTNY (năm 2003), 27 CTNY (năm 2004), 33 CTNY (năm 2005) và tăng mạnh
ñến 108 CTNY (2006). Ngày 08/08/2007 Trung tâm Giao dịch Chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khốn
(SGDCK) TPHCM (viết tắt là HOSE), có 141 CTNY (năm 2007), 174 CTNY
(năm 2008). Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(1) (viết tắt là
HASTC) bắt ñầu hoạt ñộng năm 2005 với 9 cơng ty đăng ký giao dịch (ðKGD),
tăng lên 87 (năm 2006), 112 (năm 2007), 168 (năm 2008)(2). Theo báo cáo về kết
quả kinh doanh của các CTNY, phần lớn các cơng ty đều đạt và vượt kế hoạch đề
ra trong năm, thậm chí nhiều cơng ty vượt gấp nhiều lần kế hoạch ban ñầu. Qua
số liệu trên cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp xin với Ủy Ban Chứng
Khốn Nhà Nước (UBCKNN) được niêm yết trên HOSE và HASTC. Niêm yết
chứng khốn là việc đưa các chứng khốn có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao
dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Và ñể ñược niêm yết và giao dịch trên
HOSE và HASTC, các công ty phải ñạt vốn ñiều lệ (VðL) tối thiểu 80 tỷ ñồng
ñối với các CTNY trên HOSE và 10 tỷ trên HASTC (Căn cứ vào tình hình phát
triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm
trong phạm vi tối ña 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ); hoạt động

(1) Từ ngày 19.1.2009 Trung tâm trở thành Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội
(2) Số liệu cập nhật đến 31.12.2008

SVTH: Trần Thị Châu Úc

13


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Trương ðông Lộc

kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và khơng có lỗ
luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết theo Nghị ñịnh 14/2007/Nð-CP.
Năm 2008 là một năm khó khăn cho kinh tế Việt Nam, lạm phát ñầu năm
và bị tác ñộng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vào cuối
năm. Tháng 10 năm 2008 chúng ta chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính
lớn nhất thế giới kể từ 1930. Nhiều ngân hàng, cơng ty bảo hiểm hàng đầu với
lịch sử tồn tại hàng trăm năm đã phá sản. Chính phủ nhiều nước phải thực hiện
hàng loạt biện pháp ngăn chặn cơn khủng hoảng ngày càng lan rộng. Mặc dù
chưa thực sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhưng ñợt khủng hoảng này
cũng ñã tác ñộng mạnh ñến nền kinh tế Việt Nam và ñặc biệt là TTCK. Thị
trường chứng khốn suy giảm mạnh là ngun nhân chính khiến cho việc huy
ñộng vốn của các doanh nghiệp trầm lắng trong năm 2008. Nhiều dự án chưa
ñược triển khai cũng bởi lý do này. Theo thống kê, còn gần 50 CTNY trên HOSE
và khoảng 6 CTNY trên HASTC chưa ñạt mức vốn ñiều lệ tối thiểu theo quy
ñịnh. Việc huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2009 khơng khả quan do nền
kinh tế ñược dự báo vẫn tiếp tục khó khăn. Chính vì vậy, việc phải chuyển sàn
của các cơng ty khơng đủ điều kiện có thể xảy ra.
ðể ño lường tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK ñến hiệu quả
hoạt ñộng của các CTNY ở Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam
phát triển một cách bền vững, cần thiết phải có một nghiên cứu nhằm phân tích
tác động của việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK ñến hiệu quả họat ñộng của các
CTNY ở Việt Nam. Cho đến nay chỉ có một nghiên cứu luận văn thạc sĩ của
Dương Minh Hoàng (2007) liên quan ñến vấn ñề này. Bằng cách áp dụng
phương pháp so sánh hiệu quả hoạt ñộng trước và sau niêm yết, kết quả cho thấy
rằng, việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK khơng có tác động có ý nghĩa ñến các
chỉ tiêu sinh lời như thu nhập trước thuế trên tổng tài sản (IBTA), thu nhập trước
thuế trên doanh thu (IBTS) và thu nhập trước thuế trên vốn chủ sở hữu (IBTE)

cũng như tỷ số nợ trên tài sản (D/A) và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của
công ty. Bằng cách áp dụng phương pháp phân tích hồi quy, việc niêm yết đã có
tác động tích cực đến doanh thu thực (mức ý nghĩa 10%), sự tăng trưởng doanh
SVTH: Trần Thị Châu Úc

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

thu thực của công ty chủ yếu phụ thuộc vào hai nhân tố: qui mô tổng tài sản của
công ty trước khi niêm yết và thời gian hoạt động của cơng ty sau niêm yết. Tuy
nhiên, do nghiên cứu này ñược tiến hành khi TTCK Việt Nam còn non trẻ, số
lượng CTNY chưa nhiều (tác giả chỉ chọn ñược 38 cổ phiếu của 38 CTNY làm
mẫu) và Việt Nam chưa gia nhập WTO. Vì vậy, để kiểm tra lại kết quả nghiên
cứu trên, ñề tài “Ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt
ñộng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” được
thực hiện với số lượng mẫu lớn hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của ñề tài là xác ñịnh ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu
ñến hiệu quả hoạt ñộng của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
ðo lường ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu đến hiệu quả hoạt động
của các cơng ty cổ phần ở Việt Nam;
Xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty
sau niêm yết;
ðề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và thúc ñẩy sự phát triển của TTCK

Việt Nam.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
ðề tài ñược nghiên cứu chủ yếu ở thị trường tập trung gồm những cơng ty
được niêm yết chứng khốn trên SGDCK TPHCM và các cơng ty đăng ký giao
dịch chứng khoán trên TTGDCK Hà Nội.
ðể thuận tiện cho việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, trong
đề tài này tơi chỉ đo lường tác động của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt
ñộng của những doanh nghiệp niêm yết cuối năm 2006 ở thị trường tập trung
gồm SGDCK TPHCM và TTGDCK Hà Nội.
1.4 NỘI DUNG:
Nội dung của ñề tài gồm 6 phần cơ bản sau: Ngồi Chương 1, các Chương
cịn lại được sắp xếp theo trình tự:
SVTH: Trần Thị Châu Úc

15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu – lược khảo một
số nghiên cứu có liên quan, trình bày về những chỉ tiêu ñánh giá sự ảnh hưởng
của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của CTNY và ñưa ra các
phương pháp nghiên cứu cần thiết nhằm ñạt ñến mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.
Chương 3: Giới thiệu về TTCK Việt Nam – tổng quan về TTCK Việt Nam
sau 8 năm hoạt ñộng.
Chương 4: Tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả họat ñộng của
các CTNY trên TTCK Việt Nam – ño lường sự khác biệt về hiệu quả hoạt động
thơng qua các chỉ tiêu tài chính trước và sau khi niêm yết, qua đó phân tích

ngun nhân tác động đến sự khác biệt của từng chỉ tiêu (nếu có).
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả và thúc ñẩy sự phát triển của TTCK
Việt Nam - ñề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và thúc ñẩy sự phát triển của
TTCK Việt Nam.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị – kết luận chung về tác ñộng của việc
niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của các CTNY qua từng chỉ tiêu cụ
thể; đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc ñẩy thị TTCK Việt Nam phát triển
bền vững.

SVTH: Trần Thị Châu Úc

16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
ðể ñánh giá hiệu quả hoạt động của một cơng ty khơng phải là chuyện dễ.
Người ta thường căn cứ vào những số liệu của công ty trong quá khứ (như tốc ñộ
tăng trưởng của doanh thu, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/đầu tư, chỉ số
rủi ro, quy trình quản lí và hoạt động cơng ty) và khả năng của cơng ty trong
tuơng lai (như tính đáp ứng của thị trường, rủi ro trong kinh doanh, thời gian
hoàn vốn, tỉ suất thu hồi vốn nội tại - IRR ước tính). Trong ñề tài này, ba nhóm
chỉ tiêu ñược sử dụng ñể ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của công ty là chỉ tiêu về
khả năng sinh lời, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ số nợ.
Và thơng thường, để đánh giá khả năng sinh lời của công ty, người ta sử

dụng các tỷ số: lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ñể ño lường mức ñộ
sinh lời của vốn do các cổ đơng đóng góp; lợi nhuận rịng trên doanh thu (ROS)
ñể ño lường khả năng sinh lời trên doanh thu (hay cho biết trong kỳ bình quân,
một ñồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu ñồng lợi nhuận rịng); lợi nhuận rịng
trên tổng tài sản (ROA) để phản ánh khả năng sinh lời của tài sản.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta không thể sử dụng các chỉ tiêu này ñể so
sánh hiệu quả hoạt ñộng của các cơng ty trước và sau khi niêm yết vì mức thuế
suất mà các doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước trước và sau khi niêm yết là 2
mức thuế suất khác nhau. Thật vậy, ñể tạo tiền ñề cho TTCK Việt Nam phát
triển, trong giai ñọan ñầu từ năm 2000-2006, nhằm khuyến khích các cơng ty cổ
phần niêm yết trên TTCK, Nhà nước đã có sự ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 2 năm kể từ ngày chính thức giao dịch trên TTCK. Vì vậy,
chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế trước khi niêm yết sẽ khác biệt với chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế sau khi niêm yết do ñược giảm thuế 50% trong 2 năm ñầu sau
niêm yết. Vì vậy, các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế ñược sử dụng trong ñề tài
này gồm: thu nhập trước thuế trên vốn chủ sở hữu (IBTE - Income Before Tax
/Equity) thay cho ROE, thu nhập trước thuế trên doanh thu (IBTS - Income

SVTH: Trần Thị Châu Úc

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

Before Tax /Sale) thay cho ROS và thu nhập trước thuế trên tổng tài sản (IBTA Income Before Tax /Asset) thay cho ROA.
Thu nhập trước thuế trên vốn chủ sở hữu (IBTE): là tỷ số quan trọng,
tỷ số này ño lường khả năng sinh lợi trước thuế trên mỗi ñồng vốn của cổ ñông

thường hay chỉ số này là thước ño ñể ñánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo
ra bao nhiêu đồng lời trước thuế.
Cách tính:

Thu nhập trước thuế
IBTE =
Vốn chủ sở hữu
Thu nhập trước thuế trên doanh thu (IBTS): Là tỷ lệ của tổng số lợi

nhuận trước thuế thu ñược từ các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh phát sinh trong
năm của doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp do tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp các dịch vụ và các thu nhập khác. Chỉ tiêu thu
nhập trước thuế trên doanh thu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng doanh
thu thì ñược bao nhiều ñồng lợi nhuận trước thuế?
Cách tính:

Thu nhập trước thuế
IBTS =
Doanh thu thuần
Thu nhập trước thuế trên tổng tài sản (IBTA): ño lường khả năng sinh

lợi trên mỗi ñồng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này cung cấp cho NðT thông tin
về các khoản lãi trước thuế ñược tạo ra từ lượng vốn ñầu tư (hay lượng tài sản).
IBTA đối với các cơng ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào
ngành kinh doanh. Tài sản của một cơng ty được hình thành từ vốn vay và vốn
chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này ñược sử dụng ñể tài trợ cho các hoạt động của
cơng ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn ñầu tư thành lợi nhuận trước thuế ñược
thể hiện qua IBTA. IBTA càng cao thì càng tốt vì cơng ty ñang kiếm ñược nhiều
tiền hơn trên lượng ñầu tư ít hơn.
Cách tính:


Thu nhập trước thuế
IBTA =
Tổng tài sản

SVTH: Trần Thị Châu Úc

18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðơng Lộc

ðể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trước và sau khi
niêm yết, chỉ tiêu doanh thu thường ñược sử dụng. Tuy nhiên, trong ñề tài này,
các CTNY ñều có thời gian niêm yết cuối năm 2006 nên để so sánh và để đảm
bảo giá trị doanh thu khơng bị ảnh hưởng bởi giá trị thời gian của tiền tệ thì chỉ
tiêu doanh thu thực được thay thế cho doanh thu. Doanh thu thực (DTT) được
tính bằng cách nhân với 100% ± tỉ lệ lạm phát (TLLP) từng năm, cụ thể như sau:
DTT năm -1 = (DT năm -1)(100%+ TLLP năm -1)
DTT năm -2= (DT năm -2)(100%+TLLP năm -2)(100%+TLLP năm -1)
DTT năm +1 = (DT năm +1)(100%- TLLP năm +1)
DTT năm +2= (DT năm +2)(100%-TLLP năm +2)(100%-TLLP năm +1)
Ngoài ra, tỷ số nợ cũng thường ñược sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả
hoạt động của cơng ty. Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A) cho biết phần trăm tổng tài sản
ñược tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng địn bẩy tài chính càng ít
và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng địn bẩy tài chính càng cao.
Cách tính:


Nợ
D/A =
Tổng tài sản

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
ðể ño lường tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng
kinh doanh của các CTNY trên TTCK Việt Nam, có một số nghiên cứu trong và
ngoài nước như sau:
2.2.1 Nghiên cứu ngồi nước:
TTCK sớm ra đời và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở rất nhiều
nước, các công ty sau khi cổ phần hố (CPH) thì cổ phiếu của nó được niêm yết
ngay trên TTCK. Nghiên cứu vấn đề lên quan đến việc cổ phần hóa cũng chính
là việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK tác ñộng như thế nào ñến hiệu quả hoạt
ñộng của các CTNY, nhiều nghiên cứu ñược thực hiện. Phần lớn phương pháp so
sánh các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt ñộng của các công ty ở hai giai
ñoạn trước và sau CPH ñược sử dụng. Với lý do trên, trong chương này chúng ta

SVTH: Trần Thị Châu Úc

19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

sẽ lược khảo một số nghiên cứu ảnh hưởng của CHP ñến hiệu quả hoạt động của
các cơng ty.
Megginson, Nash và Randenborgh (1994), ñã nghiên cứu ảnh hưởng của
CPH ñến hiệu quả hoạt ñộng của các công ty. Tác giả ñã sử dụng số liệu thu thập

được từ 61 cơng ty ở 18 quốc gia và 32 ngành cơng nghiệp, đã CPH một phần
hay tồn bộ thành cơng ty cổ phần (CTCP) đại chúng trong giai ñoạn 1961-1990.
Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trước – sau, tác giả chỉ ra rằng các chỉ
tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt ñộng, doanh thu thực, chi phí ñầu tư, lợi
nhuận ñược chia, đều tăng và có ý nghĩa thống kê sau CPH. Riêng việc làm thì
cũng gia tăng sau CPH, nhưng lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Năm 1999 Megginson hợp tác với D'Souza, hai tác giả ñã nghiên cứu ảnh
hưởng của CPH ñến hiệu quả hoạt ñộng của 85 cơng ty ở 28 quốc gia được CPH
trong giai ñoạn từ năm 1990 ñến năm 1996. Cũng bằng phương pháp so sánh
trước sau, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt
ñộng, doanh thu thực ñã ñược cải thiện ñáng kể sau CPH. Riêng việc làm có sự
sụt giảm nhưng khơng ý nghĩa sau CPH.
D'Zouza và các cộng sự (2001), sử dụng số liệu của 118 công ty (từ 29 quốc
gia và 28 ngành cơng nghiệp), đã CPH giai đoạn từ năm 1961 đến 1965 ñể
nghiên cứu ảnh hưởng của CPH ñến hiệu quả hoạt ñộng. các tác giả ñã sử dụng
phương pháp truyền thống như các nghiên cứu ở trên và chỉ ra rằng việc CPH có
tác động tích cực làm cho khả năng sinh lời, doanh thu thực, hiệu quả hoạt ñộng
gia tăng có ý nghĩa, tỉ số nợ lại giảm sau CPH. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cơ
cấu sở hữu của cơng ty cũng góp phần có ý nghĩa trong việc cải tiến hoạt động
cơng ty sau CPH. Việc làm cũng gia tăng suốt thời kỳ sau CPH, nhưng lại khơng
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chi phí ñầu tư lại gia tăng có ý nghĩa sau CPH.
Boubakri và Cosset (1998) lại chứng minh rằng việc làm gia tăng có ý nghĩa
sau cổ CPH. Cũng bằng phương pháp so sánh trước - sau như các nghiên cứu
khác, các tác giả đã sử dụng số liệu của 79 cơng ty mới CPH, tại 21 quốc gia phát
triển ñã CPH trong giai ñoạn từ năm 1980 ñến năm 1992 ñể nghiên cứu vấn ñề
tương tự như các tác giả trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu khả năng
SVTH: Trần Thị Châu Úc

20



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

sinh lời, hiệu quả hoạt ñộng, doanh thu thực, vốn ñầu tư, cổ tức ñều gia tăng
ñáng kể sau CPH. ðặc biệt, tỷ số nợ lại giảm và việc làm gia tăng có ý nghĩa sau
CPH.
Thị trường chứng khốn Trung Quốc ra đời vào cuối thập niên 1990,
làm nhiệm vụ huy ñộng vốn cho cơng cuộc CPH doanh nghiệp Nhà nước. Vì
vậy, việc niêm yết cổ phiếu ñược xem như là một trong những biện pháp ñể cải
tổ doanh nghiệp Nhà nước. Wang, Xu và Zhu (2004) ñã ño lường ảnh hưởng của
việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng của các CTCP ở Trung Quốc. Các
tác giả ñã sử dụng số liệu của 1.088 cơng ty đã niêm yết trên TTCK Trung Quốc
từ năm 1994 ñến năm 2000. Hai phương pháp ñược sử dụng chủ yếu trong
nghiên cứu này là phương pháp so sánh trước – sau và phương pháp phân tích
hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc niêm yết cổ phiếu có tác động
tích cực làm cho tổng doanh thu tăng và tỷ số nợ trên tài sản giảm sau niêm yết,
trái lại chỉ tiêu ño lường khả năng sinh lời của công ty như ROA và ROS lại
giảm sau khi niêm yết. Từ kết quả so sánh trước sau, các tác giả sử dụng tiếp
phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các nhân tố tác ñộng sự thay ñổi các
chỉ tiêu. Kết quả hồi quy cho thấy biến thời gian hoạt ñộng sau niêm yết khơng
những có tác động ý nghĩa làm giảm tỷ số nợ trên tài sản mà còn làm giảm các
chỉ số về khả năng sinh lời như ROA, ROS sau khi niêm yết. Ngồi ra, biến này
cịn tác động tích cực làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, nhưng khơng ý
nghĩa. Tuy nhiên phải đến năm 2005, thị trường mới bắt đầu sơi động khi chính
phủ cho ñấu giá cổ phần lần ñầu (IPO) nhiều doanh nghiệp Nhà nước có vị trí
độc quyền trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nghiên cứu của Wang và các cộng
sự (2000) thì cịn q sớm để khẳng định kết quả trên.
Nói tóm lại, tất cả các nghiên cứu ngồi nước ở trên phần nào cũng cung

cấp cho chúng ta những cơ sở ñể thấy rằng việc CPH hay niêm yết cổ phiếu trên
TTCK thực sự có tác động đến hiệu quả hoạt động của cơng ty. Việc tác động đó
có ý nghĩa tích cực là các chỉ tiêu sinh lời, doanh thu, hiệu quả hoạt ñộng và ñầu
tư ñều gia tăng sau CPH hay niêm yết. Hơn nữa, tỷ số nợ lại giảm có ý nghĩa sau
CPH hay niêm yết. Riêng các chỉ tiêu phi tài chính như vấn ñề việc làm thì việc
SVTH: Trần Thị Châu Úc

21


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

ảnh hưởng này thì khơng rõ ràng, có kết quả nghiên cứu cho rằng việc làm gia
tăng (hoặc giảm) nhưng khơng có ý nghĩa, những kết quả khác thì cho rằng việc
làm gia tăng (hoặc giảm) có ý nghĩa sau CPH hay niêm yết.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước:
So với các nước thì TTCK Việt Nam cịn non trẻ và việc CPH thường
khơng đi liền với việc niêm yết cổ phiếu. Do đó, những nghiên cứu liên quan ñến
việc ño lường ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt ñộng kinh
doanh của các CTNY trên TTCK Việt Nam thì khơng nhiều và cịn hạn chế. Sau
đây, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 nghiên cứu có liên quan:
- Trương ðơng Lộc (2005) nghiên cứu sự khác biệt về hiệu quả hoạt ñộng
kinh doanh của các công ty cổ phần chưa niêm yết và cơng ty cổ phần đã niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Bằng phương pháp so sánh trước sau và phân tích hồi
quy, tác giả đã đưa ra kết luận: hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơng ty cổ
phần trước và sau khi niêm yết có sự khác biệt. Cụ thể là, các cơng ty đã niêm
yết có doanh thu thực trung bình và số lao động trung bình tăng cao hơn, tỷ số nợ
giảm nhiều hơn các công ty chưa niêm yết. Ngược lại, các công ty chưa niêm yết

lại có sự cải thiện về khả năng sinh lời tốt hơn so với các cơng ty đã niêm yết.
Bằng chứng là các chỉ tiêu trung bình lợi nhuận trước thuế trên tài sản, lợi nhuận
trước thuế trên vốn chủ sở hữu giảm ở các công ty sau niêm yết và tăng ở nhóm
cơng ty chưa niêm yết, và chỉ tiêu trung bình lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
ở các công ty chưa niêm yết tăng cao hơn so với các cơng ty đã niêm yết, tất cả
những khác biệt này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. ðể giải thích cho kết quả
nghiên cứu của mình, tác giả đã lập luận rằng các cơng ty ñã khai thác một vài
lợi thế từ việc niêm yết, mở rộng kinh doanh của họ làm gia tăng ñáng kể trong
doanh thu thực và việc làm, kéo theo sự gia tăng ñáng kể trong tổng tài sản và
vốn chủ sở hữu, trong khi lợi nhuận biên của công ty sau niêm yết hầu như
khơng thay đổi (lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trung bình chỉ tăng 0,4%),
dẫn đến sự giảm sút trong chỉ số lợi nhuận trước thuế trên tài sản và lợi nhuận
trước thuế trên vốn chủ sở hữu của các cơng ty niêm yết. Tóm lại, tác giả cho

SVTH: Trần Thị Châu Úc

22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðơng Lộc

thấy có sự thay ñổi khác biệt trong hiệu quả hoạt ñộng giữa các công ty chưa
niêm yết so với các công ty ñã niêm yết.
- Gần ñây, trong ñề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ của Dương Minh Hoàng
(2007) cũng nghiên cứu về tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả
hoạt ñộng của các công ty cổ phần trên TTCK Việt Nam. Cũng bằng phương
pháp so sánh trước sau và phân tích hồi quy, tác giả kết luận rằng, việc niêm yết
cổ phiếu trên TTCK khơng có tác ñộng có ý nghĩa ñến các chỉ tiêu sinh lời

(IBTA, IBTS và IBTE) cũng như tỷ số nợ trên tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu của cơng ty. Tuy nhiên, việc niêm yết đã có tác ñộng tích cực ñến doanh thu
thực ( mức ý nghĩa 10%). Sự tăng trưởng doanh thu thực của công ty chủ yếu
phụ thuộc vào hai nhân tố: qui mô tổng tài sản của công ty trước khi niêm yết và
thời gian hoạt động của cơng ty sau niêm yết. Tổng tài sản của cơng ty trước khi
niệm yết có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng trưởng doanh thu thực sau khi
niêm yết, có ý nghĩa ở mức 1% . Tương tự, thời gian hoạt động của cơng ty sau
khi niêm yết cũng có tác động tích cực làm gia tăng đáng kể doanh thu thực của
các cơng ty, có ý nghĩa ở mức ñộ 5%. Riêng tỷ lệ phần trăm (%) sở hữu Nhà
nước nắm giữ tại các CTCP và Chủ tịch Hội ñồng quản trị (CTHðQT) là người
ñại diện cho phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần trước khi niêm yết,
khơng có tác động có ý nghĩa ñến sự gia tăng doanh thu thực ở các công ty sau
niêm yết.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên ñược tiến hành trong khoảng thời gian
TTCK Việt Nam vẫn cịn trong giai đoạn đầu phát triển, số lượng CTNY chưa
nhiều (nghiên cứu của Trương ðơng Lộc có 18 mẫu; Dương Minh Hồng 38
mẫu và mơ hình hồi quy chi có ý nghĩa ở mức 1%) và Việt Nam chưa hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tác ñộng của việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK
ñến hiệu quả hoạt động của các cơng ty cổ phần ở Việt Nam vào thời ñiểm
nghiên cứu vẫn chưa ảnh hưởng nhiều. Kế thừa những phương pháp nghiên cứu
trên, ñề tài này được thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn (116 mẫu), hy vọng
sẽ mang lại kết quả có ý nghĩa ñể thúc ñẩy các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành
nhanh cổ phần hóa và hội đủ điều kiện để được niêm yết chứng khốn, góp phần
SVTH: Trần Thị Châu Úc

23


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Trương ðơng Lộc

đưa TTCK Việt Nam sơi động, phát triển bền vững và thực sự trở thành kênh huy
ñộng vốn dài hạn cho nền kinh tế.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu ñược thu thập chủ yếu từ bản cáo bạch và các báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn ñộc lập của các CTNY. Các báo cáo tài chính và bản cáo bạch
này được cơng bố trên các trang web của các cơng ty chứng khốn.
2.3.1.1 Chọn lựa mẫu nghiên cứu:
ðể có được số liệu cần thiết nhằm đạt ñược mục tiêu chung của ñề tài này,
số liệu ñược tiến hành thu thập từ các bản cáo bạch và báo cáo tài chính đã được
kiểm tốn của các CTNY vào tháng 12/2006 trên cả hai sàn HOSE và HASTC.
ðể ño lường ảnh hưởng của việc niêm yết cổ phiếu ñến hiệu quả hoạt
ñộng của các công ty, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho mỗi cơng ty
được tính tốn trong 2 năm trước và 2 năm sau khi niêm yết. Ưu ñiểm của nghiên
cứu này so với nghiên cứu cùng vấn đề của Dương Minh Hồng (2007) là số
lượng mẫu lớn hơn rất nhiều (116 CTNY) và các chỉ tiêu ñể ño lường hiệu quả
hoạt ñộng của các công ty trước và sau khi niêm yết thì có sự thống nhất về thời
gian (2 năm trước và 2 năm sau niêm yết), trong khi đó nghiên cứu của Dương
Minh Hoàng thực hiện khi TTCK Việt Nam mới ñi vào hoạt ñộng 6 năm nên số
lượng CTNY còn rất hạn chế, mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm cả những
công ty mới niêm yết trên TTCK năm 2005, nghĩa là chỉ mới hoạt ñộng sau niêm
yết ñược 1 năm. Vì vậy, tác giả chỉ chọn ñược 38 mẫu và các chỉ tiêu thì khơng
có sự cân bằng về thời gian.
Hiện tại ở nước ta, thị trường tập trung có 2 sàn giao dịch lớn: SGDCK
TPHCM và TTGDCK Hà Nội.
● SGDCK TPHCM: Bắt ñầu phiên giao dịch ñầu tiên vào ngày 28/7/2000,
tính ñến thời ñiểm 31/12/2008, ñã có 174 cơng ty đã đăng ký niêm yết giao dịch
chứng khốn. Trong đó có 50 cơng ty đã niêm yết vào tháng 12/2006. Như vậy,

tại TTGDCK TPHCM, tôi chỉ truy cập và phân tích số liệu của 50 cơng ty.

SVTH: Trần Thị Châu Úc

24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương ðông Lộc

● TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 08/03/2005, tính
đến thời điểm 31/12/2008 có 168 cơng ty đăng ký giao dịch tại trung tâm. Trong
phạm vi đề tài, tơi chỉ phân tích hiệu quả hoạt động của cơng ty sau khi niêm yết
hoặc ñăng ký giao dịch trên TTCK vào tháng 12/2006, vì vậy tơi chỉ nghiên cứu
thêm 66 CTNY tại TTGDCK Hà Nội. Tổng cộng tại 2 sàn, số lượng mẫu để tiến
hành phân tích tất cả 116 CTNY.
Bảng 2.1: Số lượng CTNY trong toàn bộ mẫu nghiên cứu
Số lượng CTNY Tỷ lệ (%)

Sàn
HOSE

50

43.1

HASTC

66


56.9

Tổng cộng

116

100

(Nguồn: Số liệu cập nhật ñến tháng 12/2008)
2.3.1.2 Mô tả thống kê mẫu nghiên cứu:
● Qui mơ
Về qui mơ, 2 chỉ tiêu để đo lường qui mơ của một cơng ty được sử dụng
trong đề tài này là vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.
Bảng 2.2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu và của các CTNY
ðVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Số mẫu

Thấp nhất

Trung bình Cao nhất

ðộ lệch chuẩn

Tổng tài sản

116


16.832

614.705

8.675.496

1.200.000

Vốn chủ sở hữu

116

14.256

267.646

3.908.202

502.000

(Nguồn: Số liệu cập nhật ñến 31/12/2008)
Qua số liệu Bảng 2.2, chúng ta thấy rằng, ña số các CTNY ñã niêm yết trên
TTCK có vốn chủ sở hữu trung bình là 267.646 triệu ñồng, thấp nhất là 14.256
triệu ñồng và cao nhất là 3.908.202 triệu ñồng. Tương tự tổng tài sản của các
cơng ty niêm yết cao nhất đến 8.675.496 đồng, trong khi thấp nhất là16.832 triệu
ñồng và ở con số trung bình là 614.705 đồng. ðiều này cho thấy TTCK nước ta
hiện tại ñã tăng trưởng rất nhiều sau hơn 8 năm hoạt ñộng.

SVTH: Trần Thị Châu Úc


25


×