Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận TCCT PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ HIỆU QUẢ Ở XÃ NGHĨA TRUNG – HUYỆN BÙ ĐĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.85 KB, 13 trang )

1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH KINH TẾ
HIỆU QUẢ Ở XÃ NGHĨA TRUNG –
HUYỆN BÙ ĐĂNG
Họ tên học viên:
Lớp: Trung cấp LLCT-HC,
Phần: VI – Đặc điểm tình hình nhiệm vụ tại địa phương

, năm 2021

Phần I: MỞ ĐẦU
Để phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới mơ hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, và đối với điều kiện thực tế cụ thể của


2

mỗi địa phương lại có những chính sách, chủ trương cụ thể. Trong các lĩnh
vực của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng có thực hiện
áp dụng các mơ hình hình kinh tế một cách có hiệu quả.
Xét về mặt lý luận, mơ hình kinh tế là những cơng cụ hữu ích để phân
tích các hành vi kinh tế của con người cũng như sự vận hành của nền kinh


tế. Xét về mặt thực tiễn áp dụng mơ hình kinh tế là một trong những chủ
trương đúng đắn nhằm phát huy nguồn lực, thế mạnh của địa phương trong
sản xuất. Căn cứ vào ý nghĩa đó, tơi lựa chọn đề tài “Phát triển mơ hình
kinh tế hiệu quả ở xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng” vừa có ý nghĩa về lý
luận vừa có ý nghĩa về thực tiễn.
Phần II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH
KINH TẾ Ở NƯỚC TA
1.1 Một số vấn đề lý luận về mơ hình kinh tế
Theo Kinh tế học, mơ hình kinh tế ( tiếng anh Economic model) là mơ
hình liên kết hai hay nhiều biến số kinh tế. Và mơ hình kinh tế được sử dụng
cho 3 mục đích: Một là, mơ tả mối quan hệ tồn tại giữa các biến số kinh tế;
Hai là, xác định kết cục kinh tế rút ra từ mối liên hệ của các biến số kinh tế;
Ba là, dự báo ảnh hưởng của những thay đổi trong các biến số kinh tế đối với
kết cục kinh tế. Vậy đặc trưng của mơ hình kinh tế là gì:
Mơ hình kinh tế có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, mơ hình kinh tế được hình thành trên cơ sở quan sát các sự
kiện hay biến cố kinh tế xảy ra trên thực tế.
Thứ hai, mơ hình kinh tế kết quả của tư duy, là tri thức kinh tế học mà
con người có được khi nghiên cứu về hiện thực.
Thứ ba, các mơ hình ln ln dựa vào các giả định đơn giản hóa.
Thứ tư, khi xây dựng các mơ hình, người ta bao giờ cũng phải bỏ qua
nhiều chi tiết thực của đối tượng nghiên cứu để có thể tập trung vào những
chi tiết được coi là quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất.


3

Thứ năm, các giả định không thể đưa ra một cách tùy tiện, vì nếu bỏ qua
những chi tiết chính yếu, then chốt, có liên quan đến bản chất của đối tượng,

chúng ta sẽ không thể hiểu được một cách thực chất về đối tượng.
Về nhiệm vụ của mơ hình kinh tế: Mơ hình kinh tế có nhiệm vụ biểu thị
mối quan hệ giữa các nhóm người trong nền kinh tế hay giữa các biến số kinh
tế.Ví dụ: Mơ hình về vòng chu chuyển của nền kinh tế biểu thị mối quan hệ
tương tác giữa những hộ gia đình và các doanh nghiệp trên các thị trường đầu
vào, đầu ra cho chúng ta một hình dung đơn giản về sự hoạt động của cả nền
kinh tế.Hay mơ hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng thể hiện mối quan hệ
giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua về một loại hàng hóa với
thu nhập, sở thích của người tiêu dùng và giá cả của chính hàng hóa này...
Bên cạnh đó, mơ hình kinh tế có nhiệm vụ xác định được mối liên quan giữa
các chủ thể kinh tế hay các biến số kinh tế, cụ thể: Chỉ ra được mối quan hệ
tương đối ổn định giữa chúng (do đó, chúng ta cần bỏ qua những mối quan hệ
ngẫu nhiên); Làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa chúng (cái gì quyết định cái
gì? cái gì là nguyên nhân, cái gì là kết quả). Và phải lượng hóa ở mức có thể
các mối quan hệ này (khi một biến số thay đổi thì nó ảnh hưởng như thế nào
đến sự thay đổi của một biến số khác cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng).
Do được chắt lọc từ thực tế nhằm diễn giải thực tế ở những
điểm chính yếu nhất, cho nên có thể khẳng định mơ hình kinh
tế là cơng cụ hữu ích để phân tích về các vấn đề kinh tế trong
đời sống thực.
1.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển mơ hình kinh tế
Áp dung các mơ hình kinh tế hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
đã được Đảng ta quan tâm. Đặc biệt là những đại hội gần đây, tkhơng chỉ đặt
ra việc phát triển mơ hình kinh tế nữa mà là đẩy mạnh và tăng cường đổi mới
các mơ hình kinh tế để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhưng
không tách khỏi xu hướng phát triển tiến bộ của thế giới. Và vấn đề phát triển


4


các mơ hình kinh tế hiệu quả thường được đề cập ở nội dung “ Đổi mới mơ
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” – đây là một nội dung lớn, quan
trong trong các kỳ đại hội của Đảng, mà chính thức được đề ra từ Đại hội XI.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011  - 2020 xác định nội
dung của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, như sau:
“Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các
vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường;
tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm,
doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh”[1, tr.107]. Đại hội XII
tiếp tục đề ra nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, cụ thể: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền
kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập
trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư
cơng; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà
nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an tồn nợ
cơng; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đồn, tổng
cơng ty nhà nước; cơ cấu lại nông nghiệp...”[2, tr.88,89].
Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục đề cập đến nội dung trên, nhưng nhấn
mạnh mơ hình tăng trưởng mới cần tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo. Cụ thể là: “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế,
chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất,
tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử



5

dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc
đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp
trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ,
nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh, sản phẩm cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện
với mơi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu” [3, tr.120,121].
Điểm mới, được nhấn mạnh ở Đại hội XIII là mơ hình tăng trưởng mới
dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Điều này do, một
là, nền kinh tế của chúng ta phát triển theo chiều rộng đã tới hạn, cần đẩy
mạnh phát triển theo chiều sâu; hai là, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, việc tận dụng cơ hội là hết sức quan trọng và có tính quyết
định tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.
Có thể thấy từ quan điểm của Đảng về vấn đề chung vấn đề đổi mới mơ
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế song qua quan triệt thực hiện và vận
dụng linh hoạt phừ hợp với tình hình tại địa phương nhiều mơ hình kinh tế
được đề xuất và thực hiện, tất nhiên là mỗi mơ hình đều ứng dụng cho từng
lĩnh vực nhất định.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ Ở
XÃ NGHĨA TRUNG, HUYỆN BÙ ĐĂNG HIỆN NAY
Nghĩa Trung là một xã (thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) có diện
tích 86,68 km², dân số năm 2007 là 7237 người, mật độ dân số đạt 83
người/km². Là một địa phương mang nét đặc thù của xã miền núi có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế xã hội tuy cịn gặp nhiều khó khăn,
nhưng tình hình chính trị xã hội ln ổn định. Mặc dù thế, thực hiện chủ trương
chung của Đảng và nhà nước hiện nay trên địa bàn xã Nghĩa Trung, huyện Bù



6

Đăng vẫn đang tiếp tục triển khia thực hiện các mơ hình kinh tế hiệu quả và
tiến tới bền vững.
2.1 Những mặt đặt được trong phát triển mơ hình kinh tế ở xã
Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng
Hiện nay, ở xã Nghĩa Trung sản xuất nông nghiệp là ngành chiếm tỷ
trọng cao về kinh tế của địa phương (chiếm trên 73% trong cơ cấu kinh tế).
Với diện tích 3.336,59 ha (chiếm trên 88% diện tích tồn xã), các loại cây
trồng chủ yếu là cao su, tiêu, điều, khoai mì, bắp, cây ăn trái…trong đó, chủ
yếu là cây cà phê, cây cao su và điều. Cây công nghiệp vẫn được coi là cây
trồng có nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương 1. Trên địa bàn xã
Nghĩa Trung giờ đây, màu xanh của những vườn cà phê, cao su bạt ngàn đã
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con nhân dân đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số.
Trong chăn nuôi, hiện nay ở xã Nghĩa Trung các đàn gia súc, gia cầm
được phát triển chủ yếu của các hộ gia đình, như: bị, gà, heo, thỏ... 2 Một số
hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, thực hiện mơ hình
chăn ni khép kín (trang trại heo, gà) nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thu
nhập ổn định. Hiện nay mơ hình ni chim yến tại địa phương đang phát triển
mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, tuy nhiên hình thức này cịn mang
tính tự phát, thiếu quy hoạch và chưa có phương án phòng ngừa và xử lý khi
dịch bệnh xảy ra.
Là địa phương có thế mạnh về phát triển nơng nghiệp, đặc biệt là trồng
cây lâu năm, xã Nghĩa Trung đã khuyến khích nơng dân tập trung chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật ni, lựa chọn các mơ hình kinh tế phù hợp, mang lại
giá trị kinh tế cao và hướng đến phát triển mơ hình bền vững. Nhờ vậy, nhiều
hộ đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng các mô hình kinh tế nơng, lâm nghiệp kết
hợp... Đến nay, trên địa bàn xa đã có hàng chục mơ hình đạt từ 100 - 300

(Cao su 3.006,5 diện tích; điều 30,7 ha, tiêu 10 ha; cây ăn trái 20 ha, khoai mỳ 80,5 ha; bắp 03
ha, các loại cây trồng khác là 178,4 ha)
2
(Đàn bò 370 con; đàn heo 7,150 con, đàn gia cầm ước đạt khoảng 20,000 con..)
1


7

triệu đồng/năm. Trong đó nổi bật với mơ hình trang trại trồng cây nông
nghiệp lâu năm như cao su, điều hay tiêu. Mơ hình trang trại tổng hợp chăn
ni gà kết hợp trồng xen canh với trồng cây ăn trái hoặc trồng bắp. Hay
trang trại ni thỏ, nhím sinh sản cũng đã giúp một số hộ gia đình thốt
nghèo, vươn lên làm giàu...
Cùng với việc hỗ trợ, nhân rộng các mơ hình kinh tế hiệu quả, xã Nghĩa
Trung cịn chỉ đạo các hộ gia đình đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng (như cây cà phê, điều,
tiêu, cao su). Và thay thế các giống bắp, mì kém năng suất, chất lượng bằng
những giống ngơ, mì lai có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh trồng cây ăn
trái phù hợp với địa đạt tiêu chuẩn như cây sầu riêng, bơ…Đồng thời, vận
động bà con nơng dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất
nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ chú trọng triển khai
các giải pháp hỗ trợ sản xuất nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
của huyện tăng rõ rệt, thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình bình được
nâng lên; Tỷ lệ hộ nghèo của bà con dân tộc thiểu số đã giảm được khá nhiều;
Nhiều mơ hình cây trồng mang lại giá trị thu nhập cao đã và đang được nhân
rộng, như: mơ hình trồng ...
Có thể nói, kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Trung đã và đang
được khẳng định bằng những mơ hình bền vững, đem lại hiệu quả, năng suất,
lợi nhuận cao cho người nông dân. Để nhân rộng những mơ hình này, thời

gian tới, xã Nghĩa Trung tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình
khuyến nơng để hỗ trợ người nơng dân; tạo cơ chế, chính sách, khuyến khích
phát triển đối với các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện cho bà con được
tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất..., góp phần thúc đẩy,
nhân rộng các mơ hình kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.
2.2 Hạn chế, tồn tại trong phát triển mơ hình kinh tế ở xã Nghĩa
Trung, huyện Bù Đăng hiện nay


8

Về hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì phát triển mơ hình kinh tế ở Nghĩa
Trung, huyện Bù Đăng hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:
Sản xuất nơng nghiệp nhìn chung có mặt hiệu quả chưa cao. Trong đó
việc áp dụng một số mơ hình kinh tế kém hiệu quả. Cơ cấu lại nơng nghiệp
gắn với xây dựng nơng thơn mới cịn chậm và kết quả đạt được chưa đồng
đều, một số nội dung chưa đạt mục tiêu đề ra; nguồn lực đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu (trong đó việc hỗ trợ về mặt tài
chính và về mặt chun mơn giúp người dân thực hiện mơ hình kinh tế chưa
hiệu quả).
Đặc biệt chưa ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ, cơ giới hố, cơng
nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp
ứng yêu cầu. Hợp tác liên kết trong sản xuất nơng nghiệp phát triển cịn
chậm. Sản xuất nơng nghiệp còn manh mún, thiếu bền vững, hiệu quả chưa
cao; chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và thu nhập của người nơng
dân cịn thấp và chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị nơng nghiệp
cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong tỉnh và khu vực Tây
Nguyên.
Sở dĩ còn những hạn chế nêu trên là vì cấp ủy, chính quyền địa phương

có những thời điểm chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân
thực hiện phong trào thi đua sản xuất; hay áp hưng mơ hình kinh tế hiệu quả;
việc phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa
học - kỹ thuật; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế
có thời điểm cịn chưa kịp thời; trong khi đó tâm lý của bà con nhân dân đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn ngại ngần trong đổi mới áp dụng mơ
hình kinh tế, chưa kể là những yếu tốt khách quan như điều kiện tự nhiên như
thiên tai, biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản xuất


9

nông nghiệp của bà con nhân dân; sự lên xuống, thay đổi theo chiều hướng
khó khăn của giá cả nơng sản...
Tất cả những yếu tố nói trên đã làm cho việc phát triển mơ hình kinh tế
có mặt kém hiệu quả ở địa bàn xã Nghĩa Trung thời gian qua, địi hỏi phải có
những giải pháp cụ thể để khắc phục và áp dụng các mơ hình kinh tế hiệu quả
hơn.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN
CÁC MƠ HÌNH KINH TẾ HIỆU QUẢ Ở XÃ NGHĨA TRUNG, HUYỆN
BÙ ĐĂNG HIỆN NAY VÀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM NGƯỜI LÃNH
ĐẠO QUẢN LÝ
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng phát triển mơ hình kinh tế ở
Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng hiện nay
Để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả việc phát triển các mơ hình
kinh tế có hiệu quả trên địa bàn xã NghĩaTrung yêu cầu thực hiện một số giải
pháp sau:
Một là, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện áp hưng mơ hình kinh tế hiệu
quả trong lao động sản xuất ở địa phương.

Việc tuyên truyền và vận động có ý nghĩa quan trọng giúp nhận thức
của nhân dân sáng tỏ hơn trong chủ trương áp dụng các mơ hình kinh tế có
hiệu quả vào sản xuất. Đặc biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số
giúp họ tahy đổi thói quen sản xuất là rất khó, nếu như cấp ủy chính quyền
địa phương, các trưởng bản, thôn, làng không ra sức thuyết phục và bà con
nhân dân thực hiện thì khó có thể có sự phát triển về mặt sản xuất và di đó
thu nhập để đảm cuộc sống sẽ bấp bênh. Cho nên từ thay đổi nhận thức đến
thực tiễn đòi hỏi vai trò của người cán bộ các cấp, và do vậy công tác tuyên
truyền vận động phải được đặt lên hàng đầu.


10

Hai là, địa phương cần có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ
chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con nhân dân
trong việc áp dụng các mơ hình kinh tế hiệu quả.
Có thể nói, giờ đây việc sản xuất nơng nghiệp nói chung và áp dụng
các mơ hình kinh tế nói riêng khơng thể tách rời yếu tố khoa học – kỹ thuật,
đó là những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và trồng trọt một cách bài đản, đó
là ứng dụng các cơng nghệ khoa học (có thể là máy móc, phân bón, phương
pháp kỹ thuật) vào trong sản xuất nơng nghiệp. Nhưng bản thân người dân,
trong đó đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức và hiểu biết
chưa cao, cho nên đối với khoa học – kỹ thuật họ bối rối gặp khá nhiều khó
khăn. Vì vậy địi hỏi chính quyền địa phương phải kết hợp với cơ quan
chuyên môn hỗ trợ người dân trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nơng nghiệp nói chung và vào áp dụng các mơ hình kinh tế nói riêng. Có như
vậy mới đảm bảo năng suất và chất lượng của nông sản tăng cao, đồng thời
giảm bớt được sức lực cho người dân trong sản xuất.
Ba là, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có cơ chế chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển kinh tế nơng nghiệp cũng như áp dụng các

mơ hình kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp cho nhân dân trên địa bàn.
Có thể nói rằng, vốn và các chính sách hỗ trợ là một trong những yếu tố
quan trọng trong việc hỗ trợ người dân áp dụng mơ hình kinh tế một cách có
hiệu quả. Bởi lẽ, bất kỳ một mơ hình kinh tế nào triển khai thực hiện đều cần
có nguyên liệu, cơ sở vật chất, những yếu tố đó địi hỏi toàn kbộ nguồn lực
kinh tế từ bà con nhân dân là khó, vì bản thân tiềm lực kinh tế của bà con trên
địa bàn xã đều không thuận lợi, chưa nói là những hộ gia đình cịn rất nghèo,
các bà con dân tộc thiểu số quá khó khăn. Cho nên địi hỏi khi triển khai áp
dụng các mơ hình kinh tế vào sản xuất nơng nghiệp thì chính quyền địa
phương phải có chính sách hồ trợ hoặc đề nghị lên trên hỗ trợ về tài chính, hỗ
trợ về các thủ tục cho vay vốn để bà con nhân dân yên tâm sản xuất. Làm


11

được điều đó có thể nói cũng đã gần nửa thành cơng trong việc áp dụng mơ
hình kinh tế ở địa phương.
Bốn là, phát huy cao nhất các nguồn lực huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài địa phương, đồng thời chủ động
phối hợp với các xã bạn để phát triển nhanh, bền vững.
Trên thực tế, ở cấp xã thì nguồn lực kinh tế và nguồn lực khoa học
cũng như dây chuyền đầu ra cho sản phẩm nơng nghiệp là khó có thể đảm
đương hết. Do đó, q tình lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương
cần huy động hết nguồn lực và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực
(ví dục từ các dự án như dự án hỗ trợ Tam nông, các quỹ phát triển nông
nghiệp quốc tế dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, huy động các cá nhân
tập thể là doanh nhân, là nhà khoa học, nhà sản xuất là con em của quê hương
đóng góp tài chính và trí tuệ vào xây dựng quê hương) để sản xuất nông
nghiệp và áp dụng mô hình kinh tế có hiệu quả. Cùng với đó, có sự phối hợp
về truyền thụ kinh nghiệm, tham quan học tập, phối hợp lưu thông nông sản

với các xã bạn trên địa bàn huyện Bù Đăng nói riêng và tồn tỉnh nói chung.
Có như thế sản xuất nơng nghiệp mới đạt hiệu quả nhanh và bền vững.
3.2. Vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý
Bản thân tôi trên cương vị là cán bộ, đảng viên tôi nhận thức sâu sắc
rằng, để có thể phát triển mơ hình kinh tế có hiệu quả thì vai trị của người
lãnh đạo, cán bộ chủ trì hết sức quan trọng. Với trọng trách của mình, tơi xác
định cần phải có kiến thức chun mơn vững chắc, có hiểu biết pháp luật, có
kỹ năng phương pháp tuyên truyền và vận động quần chúng trong thực hiện
các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, đặc biệt là chủ trương áp
dụng các mơ hình kinh tế hiệu quả trong nơng nghiệp ở địa phương.
Bên cạnh đó với tinh thần của đảng viên trên cương vị là người lãnh đạo,
bản thân tôi sẽ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám
đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích


12

chung, sẽ cùng với chính quyền xã tham mưu, ý kiến xây dựng chương trình,
kế hoạch, dự án (nếu có) trên địa bàn nhằm phục vụ tốt cho việc áp dụng có
hiệu quả các mơ hình kinh tế, trong đó sẽ tập trung xây dựng và kêu gọi quỹ
vốn (huy động nhiều nguồn lực từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội), kết
hợp cơ quan chun mơn hỗ trợ về khoa học kỹ thuật (xây dựng nhiều mơ
hình phát triển kinh tế hiệu quả, chủ trì triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ
khoa học và kỹ thuật trong chăn ni bị hướng thịt tại các xã khó khăn, dân
tộc thiểu số”) cho bà con nhân dân để họ yên tâm sản xuất. Cùng với đó, là
kiến nghị lên cấp trên sự bất cập trong việc thực hiện áp dụng các mơ hình
kinh tế ở xã, và góp phần giúp người dân năng cao thu nhập, vươn lên thốt
nghèo và đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phần III. KẾT LUẬN
Có thể thấy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là

đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ngày càng có hiệu quả trên cả nước, đóng góp và sự phát
triển chúng của Việt Nam trên con đường trở thành nước phát triển có thu
nhập cao vào năm 2045 như quyết tâm của Đại hội XIII , trên con đường đó
có dấu ấn, có sự đóng góp của bà con nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung và
xã Nghĩa Trung nói riêng trong các lĩnh vực vực của sản xuất, của đời sống
kinh tế. Và hy vọng với các mơ hình hiện tại và sẽ áp dụng trong tương lai
điều đó sẽ trở thành hiện thực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


13

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng. Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Giáo trình Kinh tế vi mơ (2014), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội. Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
7. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Nghĩa Trung, nhiệm
kỳ 2010-2015 (lưu hành nội bộ).




×