Văn chương là gì?
1. Có một giai thoại về một tác phẩm văn học sáu từ: chuyện kể rằng trong
một bữa ăn, nhà văn Ernest Hemingway cá 10 đôla với cả bàn ăn rằng ơng có
thể kể một câu chuyện trong sáu từ. Sau khi tất cả đặt tiền, ông viết lên tờ
giấy ăn: “For sale: baby shoes, never worn” (Rao bán: giày trẻ con, chưa từng
dùng), sau đó lần lượt thu tiền của các thành viên khác trong bàn ăn. Tại sao
lại như vậy? Chẳng nhẽ một tác phẩm văn học chỉ cần vậy thơi sao? Điều gì
làm nên sự khác biệt giữa một tác phẩm văn học sáu từ của Hemingway và
một bảng quảng cáo bán giày trên đường phố? Điều gì làm nên “chất văn
học” của một văn bản ngôn từ?
2. “Chất văn học” của một văn bản ngôn từ giống như một mùi hương đặc
trưng tác động vào tế bào thụ thể khứu giác truyền thông tin đến não bộ, giúp
chúng ta có những nhận thức cảm tính về văn học, nhưng khơng ai có thể đưa
ra định nghĩa chính xác. Tất cả chúng ta khi nghe tới “văn học” đều lờ mờ
hiểu rằng khái niệm này chỉ một loại hình nghệ thuật, gồm nhiều thể loại như
văn xuôi, thơ, và là nỗi sợ của nhiều học sinh trong suốt mười hai năm học.
Chúng ta hiểu ở một mức độ phổ quát đủ để xác nhận một hiện tượng văn
học, tức là đủ để nói được rằng “Truyện Kiều” là một tác phẩm văn học. Tuy
nhiên, sự hiểu mang tính bề nổi đó khơng giúp ta giải quyết những vấn đề
như tính văn học trong câu chuyện ở trên. Vậy cuối cùng thì, văn học chính
xác là gì?
Giống như những loại hình nghệ thuật khác, văn học khơng có một khái niệm
cố định; nó khơng có hình thù nhất định mà lỏng lẻo như nước, và để định
nghĩa văn học, ta phải xem xét hình dạng của cái bình đựng nước. Trong lịch
sử, dịng nước văn học đã được đựng trong nhiều chiếc bình khác nhau, mỗi
chiếc bình lại dựa trên một góc nhìn, một hệ ý thức, một hệ thống tam quan
nhất định, từ đó thể hiện và nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của
văn học. Đó chính là mục đích của bài viết này: giới thiệu một số “chiếc
bình” đã đựng dịng nước văn học, từ đó giúp cho người đọc tự tạo nên chiếc
bình văn học của riêng mình.
3. Trước hết, chúng ta cần dừng lại một chút để tìm hiểu về những thành phần
tạo nên dòng nước văn học này. Nhắc đến văn học, người ta thường nghĩ tới
những câu chuyện, những vần thơ được in trong các tập sách, gắn với một tác
giả hoặc một nhóm tác giả. Trong tư duy của chúng ta, văn học gắn với ngôn
ngữ, gắn với mùi giấy mới và những hình vẽ trang trí ở trên bìa. Tuy nhiên, ở
khởi điểm ban đầu, văn học khơng giống như chúng ta nghĩ một chút nào.
Ngay từ trước khi có văn tự, văn học đã tồn tại dưới dạng truyền miệng trong
văn học dân gian: những câu ca dao, câu tục ngữ, câu hò lao động. Rõ ràng là
văn học lấy ngôn ngữ làm chất liệu sáng tạo, nhưng khơng hồn tồn phụ
thuộc vào văn tự. Tuy nhiên, sự ra đời của văn tự và các hình thức ghi chép
văn tự là một bước tiến quan trọng để văn học đạt được những thành tựu to
lớn trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại như chúng ta thấy ngày hôm
nay. Như vậy, văn học là một loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngơn từ, bao
gồm sự phát triển song song và tương hỗ giữa hai bộ phận văn học dân gian
và văn học viết.
4. Hãy bắt đầu định dạng dòng nước văn học này bằng một trong những diễn
ngôn kinh điển nhất về văn học trong suốt thời kì trung đại: văn dĩ tải đạo, thi
dĩ ngơn chí. Xuất phát từ tư tưởng Nho học, quan niệm “văn dĩ tải đạo” nhấn
mạnh đến chức năng giáo dục của văn học, nghĩa là văn học có sứ mệnh quan
trọng trong việc định hình và cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức,… của con
người. Theo đó, văn là công cụ truyền tải đạo lý, và thơ là cơng cụ thể hiện ý
chí của con người. Với cách định nghĩa này, văn học có tác dụng như một
chất dẫn truyền, một công cụ thể hiện một thông điệp, một tư duy có tính siêu
nghiệm và thần thánh. Nó gán cho văn học một nền tảng siêu hình. Văn học
được coi như những lời phán, lời chỉ bảo, lời truyền dạy của đấng siêu nhiên;
và những nhà văn và nhà thơ trở thành những người đưa tin nói thay lời các
vị thánh. Góc nhìn này, dù bắt nguồn từ những ngày tháng văn học và triết
học mới được khai sinh, nhưng sau đó nhiều lần được nhắc lại và tái sử dụng
trong các trào lưu văn học siêu hình và các trào lưu văn học lãng mạn ở châu
Âu.
5. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ và của tư
duy, dịng nước văn học chảy sang những chiếc bình khác. Một trong những
định nghĩa nổi tiếng nhất thuộc về nhà văn Maxim Gorky: “Văn học là nhân
học”. Định nghĩa này coi văn học như một ngành khoa học tổng quát về nhân
loại. Theo đó, một tác phẩm văn học là một bản báo cáo về một nền văn hóa
của một cộng đồng người, về cách cộng đồng người ấy suy nghĩ và tương tác
với nhau. Văn học trở thành công cụ khảo cứu, ghi chép, lưu trữ, và tìm hiểu
về con người ở quy mô lớn. Văn học, trong quan niệm của Maxim Gorky, là
một định nghĩa đầy tính nhân văn, bởi nó lấy con người làm cái cốt lõi, cái
hạt nhân căn tính của mình. Như vậy, nếu xét theo định nghĩa này, thì điều
tạo nên chất văn học trong “Truyện Kiều” là những miêu tả chi tiết về các
thực hành văn hóa, các phong tục tập quán của cộng đồng người Việt trong
quá khứ. Đọc “Truyện Kiều”, người đọc như nhìn vào một bức tranh tổng thể
về đời sống xã hội, về đời sống của tổ tiên, cho thấy cách tư duy một cộng
đồng người từng tuân thủ. Một tờ hóa đơn, đối với định nghĩa của Gorky,
khơng phải là tác phẩm văn học vì nó khơng gợi ra được những suy nghĩ của
người đọc về một cộng đồng cụ thể, không khắc họa đời sống và tâm lý của
những người trong cộng đồng đó.
Nhưng nếu như văn học là công cụ để khảo sát tâm lý, thì văn học có điểm gì
khác khi so sánh với tâm lý học? So với những môn khoa học khác cũng lấy
con người làm trọng tâm nghiên cứu như xã hội học, dân tộc học, tâm lý học,
và nhân học; văn học mang lại điều gì?
Văn học cũng có thể được coi là mơn khoa học về tình cảm con người, bởi
văn học giúp miêu tả những cảm xúc và lý giải những hành động mà những
ngành khoa học kể trên khơng giải thích được. Hãy lấy tình u làm ví dụ.
Một nhà thần kinh học có thể giải thích về hiện tượng khi ta yêu người khác
thông qua những phản ứng của não bộ, những chất hóa học được trao đổi, sự
tăng của chất này và sự giảm của chất kia, và những yếu tố tương tự như vậy.
Nhưng đó đâu phải là u? Tình u, đối với con người, khơng chỉ là sự trao
đổi chất, mà cịn là một trạng thái của tâm lý, một cảm giác có tính vật lý, và
một cảm xúc có tính siêu nghiệm. Diễn ngôn khoa học là không đủ để diễn tả
cảm xúc con người, do đó, phải có cả diễn ngơn văn học:
“Làm sao cắt nghĩa được tình u
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
Nếu như những ngành khoa học kể trên tiếp cận con người với mục đích tìm
ra một lời giải thích cuối cùng, một chân lý rốt ráo về con người; thì văn học,
với tư cách là một ngành nhân văn, khơng dùng vào việc đó. Văn học khơng
tìm kiếm một lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi “u là gì?”, mà sẽ mơ tả lại
những trạng thái tồn tại, những điều kiện tồn tại khác nhau của tình yêu, đồng
thời cho ta biết những “loại” tình yêu khác nhau trong từng điều kiện tồn tại
khác nhau. “Romeo và Juliet” cho ta biết về một kiểu tình yêu trong thời kỳ
của Shakespeare vào thời Phục Hưng tại châu Âu; “Anna Karenina” cho ta
một định nghĩa yêu khác trong những ngày tháng của Lev Tolstoy ở thế kỷ 19
trong xã hội Nga phong kiến. Tình yêu trong sáng theo kiểu “Nắng mưa là
chuyện của giời” trong thơ Nguyễn Bính khác với tình u xa xơi, diệu vợi
và đầy hờn dỗi của “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” trong thơ Hàn Mặc Tử.
Tất cả những tác phẩm trên, khơng tình u nào giống tình u nào, nhưng tất
cả đều là tình yêu, và chỉ khi nhìn qua lăng kính văn học và nghệ thuật,
những cảm xúc con người mới đa dạng và chính xác tới vậy.
6. Có một định nghĩa khác về văn học, đó là: “Văn học là nghệ thuật ngôn
từ”. Nếu cách định nghĩa đã nêu trên sử dụng con người làm hạt nhân căn
tính của văn học, thì cách định nghĩa này đề cao hai khía cạnh khác là tính
nghệ thuật và chất liệu ngơn ngữ. Theo đó, văn học được quy về các thủ pháp
sáng tác; và một tác phẩm văn học là sự tài tình trong việc đặt vần, xếp chữ,
chọn từ, dùng câu; là bản hịa ca của ngơn ngữ. Định nghĩa này quan trọng
bởi nó hướng vào giá trị bên trong văn học thay vì hướng ra những thực thể
bên ngoài như “con người” hay “thực tại”. Từ những từ ngữ mà ta vẫn nói
hàng ngày, một nhà văn sử dụng chúng để tạo nên nhân vật, tạo nên các tình
huống truyện; một nhà thơ dùng ngơn ngữ để tạo ra những bản đàn lời. Theo
định nghĩa này thì, một bảng quảng cáo bán giày không phải là một tác phẩm
văn học bởi nó khơng sử dụng ngơn ngữ văn học – nó khơng phải là nghệ
thuật ngơn từ.
Quay trở lại với câu chuyện sáu từ ở trên, bởi định nghĩa này có thể giải thích
tính văn học của sáu từ ấy. Chúng được Hemingway đặt cạnh nhau, và khi ở
cạnh nhau, chúng tạo nên một tình tiết, một cú plot twist nhỏ. Hãy nghĩ mà
xem, nếu chỉ đơn giản là bán một đôi giày mới, được hạ giá trong cửa hàng,
tại sao phải có cả “never worn”? Sáu chữ này có thể gợi ra một liên tưởng sâu
hơn bề mặt ngữ nghĩa của chúng: phải chăng có một bà mẹ đã mua cho đứa
con sơ sinh của mình một đôi giày trẻ em, nhưng khi chưa kịp đi giày cho
đứa con thì đứa bé đã mất? Ẩn dưới tầng nghĩa tường minh là một tầng nghĩa
hàm ẩn khác, được tạo ra bởi thủ pháp của Hemingway, giống như ngun lí
tảng băng trơi được ơng đề xuất.
7. Tôi luôn coi văn học là một cuộc đối thoại.
Mikhail Bakhtin từng chỉ ra rằng, ngơn ngữ có tính đa thanh. Bắt nguồn từ
một khái niệm trong âm nhạc, Bakhtin biến nó thành một quan điểm lý
thuyết: ngơn ngữ mà hàng ngày chúng ta đang nói khơng chỉ có tiếng nói của
chúng ta, mà cịn vang vọng tiếng nói của những người xung quanh. Vì vậy,
một tác phẩm văn học đa thanh sẽ khơng chỉ có lời nói của tác giả, mà có cả
những tư tưởng riêng của các nhân vật. Bản thân một cuốn tiểu thuyết đã là
một cuộc đối thoại khép kín giữa các nhân vật với nhau và với tác giả rồi. Tới
lượt độc giả, họ sẽ đọc và nhập thân vào thế giới nghệ thuật ấy, từ đó tạo ra
những cuộc đối thoại mới giữa họ với tác giả, với các nhân vật và với cộng
đồng độc giả khác. Chính từ những cuộc đối thoại ấy, tôi buộc phải suy nghĩ
nhiều hơn và liên tục thử thách quan điểm của bản thân mình.
Nhận định văn học tâm đắc
Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý, là tiếng nói của
tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều
đời người. Những tập thơ có giá trị thực sự, chúng có thể là “Kinh thánh của
tâm hồn”.
-Thanh Thảo?Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.
-Maiacopxki?Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn,
phải là một tác phẩm chung cho cả lồi người. Nó phải chứa đựng một cái gì
lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương,
tình bác ái, sự cơng bình…Nó làm cho người gần người hơn.
-Nam Cao?Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm.
-Hoàng Cầm?Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật
lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy.
-Leonit Leonop-
?Nhân vật là bản sao của đời sống nhưng không phải là bê nguyên xi trần trụi
vào tác phẩm mà đã được nhà văn gọt giũa bằng lớp lớp ngôn từ nên khi vào
tác phẩm nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật.
-Leonit Leonop?Muốn hiểu được thơ thì phải bóc lớp vỏ ngơn ngữ ấy ra, hãy tận hưởng mùi
hương vani hay mùi xạ hương trong tầng sâu của nó.
-Puskin?Văn chương có loại đáng thờ và khơng đáng thờ. Loại không đáng thờ là
loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
-Nguyễn Văn Siêu?Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái
tim của người nghệ sĩ.
-Tố Hữu?Nhà văn phải là những người đi tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu sâu
trong tâm hồn của con người.
-Nguyễn Minh Châu?Cảm động lòng người trước hết khơng gì bằng tình cảm và tình cảm là cái
gốc của văn chương.
-Bạch Cư Dị?Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang
trang, các chiến tuyến có thể dựng hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi
xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hố hoặc ngơn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở
tính nhân bản của nó. Có thể thấy màu sắc, quốc kì, ngơn ngữ hay màu da
chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều màu đỏ, nhịp tim đều giống
nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người.
-Maxin Malien?Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con
người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người.
-Từ điển Văn học?Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.
-Charle Dubos-
?Nhà văn phải biết: “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng
cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ cái tốt đẹp.”
-Ai ma tốp?Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là của những tâm hồn cao cả, đa cảm.
-Voltaire?Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của
đời.”
-Nam Cao?Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.
-Bielinxki?Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư
tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng
nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của con người là khâu đầu
tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.
-Nguyễn Khải?Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Khơng phải bất cứ điều gì cũng phải
nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị.
-Lê Hữu Trác?Làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lịng có
cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng
điển tích để nói việc ngày nay, chép việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều
tự nhiên có tinh thần.
-Lê Q Đơn?Thơ mà q cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá,
hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị,
thẳng thắng, khơng giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú
trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc
chính của thơ.
-Ngơ Thì Nhậm-
?Một bài thơ khơng thể tồn tại nếu khơng có khoảng trắng.
-Paul Claudel?Thơ là hành động, Thơ là đam mê, Thơ là sức mạnh và sự đổi mới luôn luôn
không biết đâu là giới hạn.
-Cái Hiện Tồn?Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức
“cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngơn từ “tổng hợp kết tinh” có
vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã
được ủ thành men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ.
-Chế Lan Viên?Một tác phẩm chân chính khơng bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng.
-Aimatop?Nhà văn có lẽ nên chết đi sau khi hoàn thành văn bản để tác phẩm có thể tự
do sống cuộc đời của nó.
-Umberto Eco?Văn chương khơng cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm
tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.
-Nam Cao?Làm người thì q thẳng nhưng làm thơ thì q cong. Làm người thì khơng
nên có cái tơi nhưng làm thơ nhất định phải có cái tơi.
-Viên Mai?Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với
cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một
cái hữu hình nó thức dậy được những vơ hình bao la.
-Nguyễn Tn?Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn,
một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó
thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự
đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.
-Xuân Diệu-
?Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng
cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái
nên thơ cịn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
-Nguyễn Văn Thạc?Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được
dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng.
-Puskin?Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của
nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.
-Nguyễn Tn?Tơi hãy cịn một trái tim, một dịng máu nóng để u thương, cảm thơng và
chia sẻ.
-Dostoevski?Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình
umà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi.
-Albert Schweitzer?Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.
-Pauxopxki –
?Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông
quèquặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi
buồn của conngười.
-Nadimetlicmet?Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu
nó khơng phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó khơng
đặt ra
những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.
-Bêlinxki?Văn học là nhân học.
-M.Gorki?Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.
-Pon valeri-
?Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
-Sê khốp?Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy
chữ của đời mà góp nên trang.
-Chế Lan Viên?Văn chương trướng hết là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ
thuật.
-Nguyễn Tuân?Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì
diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!
-M.Gorki?Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm cui của người dẫn đường đến xứ
sở cái đẹp.
-Pautopxki?Sống đã rồi hãy viết, hãy hồ mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.
-Nam Cao?Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào
bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí.
-M.Gorki?Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu
thả trong văn chương thì thật là đê tượng.
-Nam Cao?Thi sĩ khơng phải là Người, nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là
Tiên, là Ma, là Quỷ.
-Chế Lan Viên?Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những
kiếp lầm than.
-Nam Cao-
?Một nhà văn thiên tài là người cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.
-Thạch Lam?Nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì đó
cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết
người nhưng cách mình nhưng cách người.
-Nguyễn Đình Thi?Khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống
viết ra.
-Andecxen?Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ
những tình cảm mạnh mẹ nhất của con người.
-Paxun- Gamzatop?Văn học và nghệ thuật có thể làm nên điều kì diệu: chế ngự được cái đặc
tính riêng biệt tai hại của con người là chỉ học trên kinh nghiệm của chính
bản thân mình… Chứa đầy qng thời gian cõi đời ngắn ngủi của con người,
nghệ thuật mang chuyển từ người này sang người khác toàn bộ gánh nặng
kinh nghiệm sống trải lâu dài của người khác với tất cả những lo toan, sắc
màu, máu thịt – và cho phép người tiếp nhận cảm nhận được như kinh
nghiệm của chính mình đã trải qua.
-Alekxandr Solzhenitsyn Nobel 1970?Tơi viết, để làm gì? Người ta gọi tơi là nhà văn về tai ương, điều nầy khơng
đúng, tơi ln mưu tìm ngơn từ u thương. n hờn khơng cứu vãng chúng
ta. Chỉ có tình u. Tơi hy vọng …
-Svetlana Alexievich Nobel 2015?Tơi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tơi
hiểu trong cõi lịng mỗi người đều có một vùng mờ ảo ; cái vùng ấy khó có
thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay
ác. Đó chính là vùng trời đất bao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của
mình.
-Mạc Ngơn Nobel 2012?Chuyện của mình bao giờ cũng hữu hạn ; kể hết chuyện mình thì tất phải kể
chuyện người khác. Thế là chuyện những người thân của tôi, chuyện những
người làng và những chuyện của tổ tiên tôi nghe được từ các ông bà già đã từ
ký ức sâu thẳm của tơi ùa ra như những người lính nghe thấy tiếng kèn tập
hợp. Họ nhìn tơi bằng ánh mắt chờ đợi, mong mỏi tơi viết về họ. Ơng tơi, bà
tôi, cha tôi, mẹ tôi, các ông anh bà chị, cô tôi, chú tôi, vợ và con gái tôi đều
đã xuất hiện trong tác phẩm của tôi.
-Mạc Ngôn Nobel 2012?Tôi xin nhắc lại, con người là một sinh vật thẩm mỹ trước khi mang tính đạo
đức. Bởi vậy, nghệ thuật đặc biệt là văn chương không phải là một thứ phụ
gia cho sự phát triển nịi giống mà hồn tồn ngược lại. Nếu như cái gì đó
làm chúng ta khác biệt với các đại diện khác của thế giới động vật, thì đó
chính là lời nói. Văn học và đặc biệt là thơ ca là hình thức cao nhất của ngơn
ngữ, hay nói một cách thơ thiển, nó là đặc trưng cho giống người chúng ta.
-Joseph Brodsky Nobel 1987?Cá nhân tơi khơng thể sống thiếu cái nghệ thuật do mình làm ra. Nhưng tơi
chưa bao giờ đặt nó lên trên tất cả mọi điều. Trái lại, sở dĩ nó cần thiết cho
tơi, là bởi vì nghệ thuật đó khơng tách rời khỏi bất kì ai, và nó giúp tơi sống
tự nhiên thế này ngang bằng với tất cả mọi người. Tôi không thấy việc sáng
tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cơ đơn. Nó là một phương tiện làm
mủi lòng tuyệt đại đa số con người bằng cách trao cho họ một hình ảnh thiên
vị nói lên những niềm vui và những nỗi đau người.
-Albert Camus Nobel 1957?Bí mật của nhà văn không phải là cảm hứng – bởi ai mà biết được cảm hứng
từ đâu đến – mà là sự bướng bỉnh, sự nhẫn nại của nhà văn. Đối với tôi, câu
tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đáng yêu – đào giếng bằng cây kim – dường như chính
là để nói về nhà văn.
-Orhan Pamuk Nobel 2016?Cách phát ngôn tốt nhất của một nhà văn là sáng tác. Những gì tơi cần nói
đều được viết vào trong tác phẩm của mình. Lời nói gió bay, cịn câu chữ viết
ra thì mãi mãi khơng phai mờ. Tơi mong rằng q vị sẽ có thể chịu khó đọc
sách của tơi. Dĩ nhiên tơi khơng có tư cách buộc các vị phải làm việc ấy. Và
dù rằng mọi người đã đọc, tơi cũng khơng hy vọng q vị có thể thay đổi
được cách nhìn nhận về tơi. Trên thế gian này chưa hề có nhà văn nào được
tất cả bạn đọc đều yêu thích. Trong thời đại như ngày nay lại càng như vậy.
-Bob Dyland Nobel 2016?Với nước tơi, nỗ lực tìm kiếm hiện thân cho mình, chọn các nhà thơ và lấy
nhà thơ làm người phát ngơn của mình, việc đó dường như chính là tinh thần
dân tộc của chúng tôi. Các nhà thơ, các nhà trữ tình chính là người định hình
ý thức dân tộc của chúng tơi, nói lên khát vọng dân tộc của chúng tôi trong
những thời đại đã qua và vẫn đang tiếp tục định hình ý thức đó cho mãi đến
ngày nay. Dân tộc tôi đã quen hiểu mọi sự thông qua cách trình bày của các
nhà thơ.
-Jaroslav Seifert Nobel 1984-
Những trích dẫn hay từ tác phẩm Văn học
Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm
gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn – Cố hương)
Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm
ghì sát đất.
(Sống mịn – Nam Cao)
Tơi tin bản thân của nỗi đau. Có bước đi trong bóng tối. Lý do để tơi chờ đợi.
Là sự kiếm tìm. Một thứ ánh sáng riêng
(Hy vọng – Đỗ Trọng Khải)
Chỉ biết rằng hạnh phúc không tự nhiên mà đến, phải tranh đấu, đánh đổi,
thậm chí là hy sinh mới có thể được chạm tay vào hạnh phúc mà thơi.
(Lời thì thầm của những bông hoa hồng)
Câu kinh điển: Ngày mai là một ngày mới – Scarlet O’hara.
(Cuốn theo chiều gió)
”Trên đời này khơng có hạnh phúc mà cũng chẳng có bất hạnh, chỉ là sự
chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác.Chỉ có những người nào đã
trải qua cảnh khổ cực mới hưởng thụ được cảnh sung sướng. Chỉ có kẻ nào
sắp chết mới biết cuộc sống là thiên đường”
(Bá tước M… – A.D)
“Một sự bịa đặt, tuy nhiên lại từng đánh lừa bao đời tất thảy các đàn bà, bởi
vì tất thảy dưới lớp sơn hào nhống khác nhau của nền giáo dục, thị hiếu
đương thời và dáng điệu, đều giấu một bản chất đồng nhất về cái kiểu khờ
khạo, đa cảm”
(Những kẻ văn minh-Claude Fariere)
“Khi ơng nhìn trời, ban đêm, bởi vì ở một trong những ngơi sao đó có tơi ở,
bởi vì tơi cười trên một trong những ngơi sao đó, cho nên đối với ơng tưởng
chừng như tất cả các ngơi sao đều cười.”
(Hồng tử bé)
“Trong một vũ trụ hàm hồ, loại xác tín như thế này chỉ đến với em một lần,
không bao giờ có lại, cho dù ta có trải qua bao nhiêu cuộc đời đi nữa”
(Những cây cầu quận Madison)
“Lạy Chúa trên thiên đường, vạn sự trên đời vẫn ổn!” – Anne
“ Xung quanh tôi thấy nhiều người thông minh, nhưng trong bọn họ ít có
người cao thượng, mà có chăng nữa thì cũng đều rã rời, đau ốm về tâm
hồn.Và khơng biết tại sao bao giờ tôi cũng quan sát thấy thế; người nào càng
tốt, tâm hồn càng trong sạch và trung tín thì người ấy lại càng ít nghị lực,
càng bệnh tật và càng khổ sở trong cuộc sống. Cô đơn và buồn tủi là số kiếp
của những người như thế. Nhưng dù họ có nhiều khát vọng vươn lên một
cuộc sống tốt đẹp hơn họ vẫn khơng có sức xây dựng cuộc sống đó. Phải
chăng họ rã rời và thảm hại như thế chính là vì họ khơng được cứu giúp kịp
thời bằng một lời có sức khích lệ tâm hồn?”
“Sau này em sẽ hiểu, ở nơi nào đó trên thế giới này có cơ ấy xuất hiện, những
người khác chỉ là tạm bợ. Anh không muốn tạm bợ.”
(Những cây cầu quận Madison)
”Khi cịn son trẻ chúng mình cũng đã từng lạc bước, nhưng vẫn ổn. Ngược
xuôi ngang dọc, thì ra anh vẫn ở đây…”
(Hóa ra anh vẫn ở đây – Tân Di Ổ)
“Những kẻ tinh ranh lõi đời, từ thời thơ ấu họ đã được tiếng là ngay thẳng, vẻ
mặt họ luôn ln biểu lộ tính cương trực. Mới quen nhau họ đã tức thì cậu
cậu tớ tớ với bạn và hình như hiến bạn tất cả tình bằng hữu của họ, nhưng
thường thì ngay chiều hơm ấy, giữa bữa tiệc chén chú chén anh họ đã túm lấy
cổ bạn mà vật, họ đa ngơn, phóng đãng, tự đắc, nổi bật giữa mọi người.”
(Gogol)
“Thông cảm nỗi đau khổ của người khác- rất tốt, song có 2 loại đồng cảm.
Một, nhỏ nhen, ủy mị. Về bản chất nó chẳng khác gì sự ích kỉ của trái tim,
càng nhanh càng tốt thoát ra khỏi trạng thái nặng nề trước bất hạnh của người
khác. Đây không thể gọi là đồng cảm mà chỉ là một mong muốn bản năng rào
chắn sự bình yên của bản thân.
Song, cịn có một trạng thái đồng cảm khác- chân chính. Nó địi hỏi hành
động chứ khơng phải những tình cảm ủy mị. Nó biết muốn gì, dằn vặt, đồng
cảm với lòng quyết tâm sẵn sàng làm tất cả trong khả năng con người cho
phép, thậm chí cịn hơn thế nữa. Nếu như ngài sẵn sàng đi đến tận cùng, lắng
xuống đến tận đáy cay đắng, nếu như ngài được trang bị bởi một lịng nhẫn
nại vĩ đại, khi đó ngài mới biết cách giúp đỡ mọi người. Chỉ khi nào ngài
dám xả thân mình…”
(Trái tim nơn nóng- S.Zweig)
“Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay”.
(Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay – Luis Sepúlveda)
“Nỗi nhớ chỉ là sự trở lại của một khoảnh khắc. Không hề có một năm tháng
nào ở giữa khoảnh khắc ấy và hiện tại.
Nó là hiện tại.”
(Và khi tro bụi – Đồn Minh Phượng)
“Cuộc đời dài lắm, để đi hết được cuộc đời, con người phải trải qua biết bao
những khoảnh khắc tỉnh táo và cả si mê…
“Cuộc đời dài lắm, nhưng cuộc đời cũng chạy vịng quanh. Chỉ có tình u là
rơi thẳng, rơi tới đáy…”
(Cuộc đời dài lắm – Chu Lai)
“Thế giới quá rộng lớn. Những con người bé nhỏ cứ đi mãi, đi mãi trên khắp
các con đường. Thế rồi tình cờ, hai trong số họ gặp nhau. Nói với nhau vài
câu rồi rời đi, giúp đỡ nhau tí chút để trở thành bạn bè. Hay nhiều rung động,
yêu thương khơng tính toan, trao gửi hết tất cả bí mật mới khó khăn và thiêng
liêng làm sao.”
(“Dạt vịm”- Phan Hồn Nhiên)
“Hãy cố gắng bằng mọi cách khi cịn có thể nhưng khi khơng cịn cách nào
nữa thì hãy qn đi”
(Khải hồn mơn – Rơmac)
“Tao thất bại, nhưng tao đã thử. Tụi bay hiểu chứ, ít nhất TAO CŨNG ĐÃ
THỬ, không phải sao?” .
(Bay trên tổ chim Cúc cu – Ken Kesey)
“Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác, nó nặng đến nỗi một người
khơng mang nổi. Người ta buồn nhât, cô đơn nhất là khi ngủ dậy. Và khi
ngồi trời đang nắng ráo mà khơng biết phải đi đâu, về đâu.”
(Quy luật muôn đời)
“Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt
người, nhiều khi tơi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình
lại thấy cơ đơn đến rã rời…
Lúc ấy, tơi có một cảm giác kì lạ, chỉ mình trên đời nầy, chỉ một mình…
Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả…”
(Biển người mênh mông – Nguyễn Ngọc Tư)
“Làm con người – điều đó có nghĩa là anh phải chịu trách nhiệm về tất cả.
Phải biết xấu hổ về hồn cảnh nghèo, bần cùng, mặc dầu nó tồn tại không
phải do lỗi của anh. Phải biết tự hào về thắng lợi mà các bạn hữu của anh
dành được. VÀ PHẢI BIẾT RẰNG KHI ĐẶT 1 VIÊN ĐÁ, ANH ĐÃ GIÚP
VÀO VIỆC XÂY DỰNG CẢ 1 THẾ GIỚI.”
(Hành tinh của con người – Xanh Ekzuypery)
“Trong mọi sinh vật, khơng gì sống lâu bằng con người. Hãy xem con phù du
đón đợi chiều tà, con ve sầu mùa hạ chưa biết đến xuân thu . Dù ta chỉ sống
em ả trong vịng 1 năm thơi, cũng là lâu dài và hạnh phúc vô song rồi. Thế
nhưng đối với mọi người không bao giờ biét nhàm chán thế gian thì 1 ngàn
năm trơi qua cũng cầm bằng giấc mơ của một đêm thôi.
1 ẩn sĩ, tôi khơng biết là ai, từng nói rằng chẳng có gì ràng buộc ông với thế
gian này, và điều độc nhất mà ơng hối tiếc phải giã từ chính là bầu trời xanh
thế kia.
Cho dù gió khơng hề thổi, bơng hoa của trái tim người cứ đổi thay. Giờ đây
nhìn lại những tháng năm thân tình, ta cảm thấy rằng bạn hữa mà lời lẽ ta còn
nhớ rõ , đã trở nên xa vắng và sống trong 1 thế giới khác. Tất cả chuyện đó
cịn buồn hơn là tử biệt.”
(Trầm tư trên cỏ – Kenko)
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lịng ích kỉ,
kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”
(Đời thừa – Nam Cao)
“Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lí.”
(Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
“Tình u vĩ đại nhất cũng có thể lụi tàn.”
(Cuốn theo chiều gió -Margaret Mitchell)
“Một số nhà văn tin rằng kể cốt truyện ra trước khi viết sẽ làm nó cũ xì đi. Họ
sẽ thấy nó mệt mỏi, nhàm chán trước khi kịp viết ra giấy.”
(Bản năng gốc – Richard Osborne)
“Một lá thư không chỉ được truyền đạt bằng các con chữ. Một lá thư, giống
như một cuốn sách, có thể đọc được bằng cách ngửi, sờ mó, vuốt ve. Vì thế
người thơng minh sẽ nói, “Vậy tiếp tục đi, đọc coi thư nói gì với bạn!” trong
khi kẻ chậm hiểu sẽ nói, “Vậy tiếp đi, đọc coi hắn viết gì trong đó!”
(Tên tơi là Đỏ – Orhan Pamuk)
“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
những năm tháng đã sống hồi sống phí…” – Pavel Corsaghin.
(Thép đã tơi thế đấy – Nikolai Alexeevich Ostrovsky)
“Tơi thích được cộng tác với những người đã tạo ra những tác phẩm mình
u thích, nhưng đôi khi tôi cảm thấy rất lạ, như thể mình và họ đang nhìn
thấu tâm can nhau, nhắc nhau về một lời hứa. Ước hẹn thuở xa xưa.”
(Xoắn Ốc – Banana Yoshimoto)
“Sao lại không nhỉ? – Tôi trả lời. Tạm quên đi nỗi buồn mãi tiếp diễn chừng
nào ta cịn đang sống, qn đi rằng nó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt…”
(Máu và nước – Banana Yoshimoto)
“Có ngày nào lại không phải là một giấc mơ.”
(Búp bê Bắc Kinh – Xn Thụ)
“Tơi mơ. Đơi khi tơi nghĩ đó là điều đúng duy nhất cần làm. Mơ tức là sống
trong thế giới của những giấc mơ, Sumire đã nói vậy. Nhưng việc đó khơng
kéo dài được lâu. Sự tỉnh táo luôn luôn đến đưa tôi về.”
(Tôi là ai trong thế giới này?)
“Sự hiểu biết chẳng là gì ngồi tổng số những sự hiểu nhầm của chúng ta”
(Người tình Sputnik – Haruki Murakami)
“Ngươi không phải là một thợ săn. Dân chúng làng El Idilio thường nói tới
ngươi như là thợ săn, nhưng ngươi ln nói đó khơng phải là sự thực, bởi vì
thợ săn giết thú để chiến thắng nỗi lo sợ.”
(Một ơng già đọc tiểu thuyết tình u – Luis Sepúlveda)
“Tôi cứ ngỡ thiên thần không bao giờ chết…”
(Cô đơn trên mạng-Janusz Leon Wisniewski)
“Chiến tranh là cách săn mồi để ăn của một quốc gia.”
(Bài học của lịch sử – Will Durant)
“Một nền dân chủ sụp đổ khi nó quá dân chủ…Một người chủ hòa yên lặng
cũng cần rất nhiều can đảm.”
(Câu chuyện triết học – Will Durant)
“… Người hạnh phúc nên người muốn đem lại tươi vui và tốt lành cho những
người xung quanh. Chỉ những kẻ bất hạnh mới ăn cắp, đánh nhau và giết
nhau.”
(Những người bóng dài/ Top of the world – Hans Ruesch)
“Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ.
Chúng sẽ cất lên những tiếng thở xót xa sau mỗi lần thời gian trôi chảy.”
(Kitchen – Banana Yoshimoto)
“Những thứ vào miệng con người không độc hại xấu xa. Xấu xa, đọc hại là
những thứ từ miệng họ tuôn ra”
(The Alchemist – Paulo Coelho)
“Những kỷ niệm đẹp thực sự bao giờ cũng sống và toả sáng một cách bền bỉ.
Chúng sẽ cất lên những tiếng thở xót xa sau mỗi lần thời gian trôi chảy.”
(The Alchemist – Paulo Coelho)
“Hãy vì tương lai đất nước, vì lợi ích cho con cháu, hãy làm những cái đẹp
chân chính.”
(Viết dưới ánh đèn dầu – Bùi Xuân Phái)
“Sống cô độc đương nhiên cảm thấy cuộc đời là những chuỗi ngày dài và
buồn tẻ; nhưng nếu được ở bên người mình yêu thương, thì chỉ thoắt cái
người ta đã tới ngã ba đường rồi.”
(Socrates in love/ Tiếng gọi tình u giữa lịng thế giới – Katayama Kyoichi)
“Tạo hóa sinh ra em là gì nếu nhưng em hồn tồn bị bó buộc trong thân xác
này”
(Đồi gió hú – Catherine Earshaw)
“Tuy nhiên, điềm đạm đến đâu người ta cũng khơng thể một mình đứng trước
vơ cùng. Người ta cần phải nương tựa vào một cái gì đó cho đỡ lẻ loi: một
lịng tin, hay ít nữa một tình u theo nghĩa thơng thường và chân chính của
chữ u.. chàng muốn qn mình, qn hết thảy trong tình u của một
người, vơ luận là người nào..”
(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hồi Chân)
“Tình u có vẻ khơng ranh giới thế nào, lại gây phiền não thế ấy”
(Người đua diều – Khaled Hosseini)
“Tôi muốn được thừa nhận. Muốn được tha thứ. Muốn được ai đó dùng ngón
tay lấy đi những đường gân đen bám vào tim mình như nhặt từng sợi tóc bám
trên lược rồi vứt vào thùng rác. Tơi chỉ tồn muốn người khác làm cho mình.
Dù chẳng nghĩ ra nổi một điều mình muốn làm cho người khác.”
(Cái lưng muốn đá – Wataya Risa)
“Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt
khơng nhìn thấy được…Người ta chỉ hiểu được những vật người ta đã cảm
hố, cáo nói. Lồi người bây giờ khơng cịn đủ thì giờ hiểu cái gì hết. Nếu
cậu vui lịng, hãy cảm hố tớ đi!”
(Hồng tử bé – Saint Exupery)
“Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những
thơng điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể.”
(Precious – Push – Sapphire)
“It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a
good fortune, must be in want of a wife.”
(Jane Austen – Pride and Prejudice)
“Các cô gái là như thế đấy, ngay cả khi họ xấu xí, thậm chí họ có ngốc
nghếch đi nữa, mỗi khi họ làm điều gì rất đẹp, ta sẽ u họ và sẽ khơng biết
mình đang ở đâu. Các cơ gái. Than ơi. Họ có thể làm bạn phát điên. Như
chẳng hề có chuyện gì. Thật đấy.”
(J.D.SALINGER – Bắt trẻ đồng xanh)
“Sự sống đẹp đến nỗi cái chết đã phải lịng nó”
(Cuộc đời của Pi – Yarn Martel – Trịnh Lữ dịch)
“Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những
thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó ln là món
q đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Giang đôi cánh của con”.
(Chuyện con mèo dạy hải âu bay – Luis Sepúlveda)
“Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều con chưa nhận ra đấy thôi”
(To Kill a Mockingbird – Atticus Finch)
“Tôi đã từng viết về những người không quan tâm đến tiền bạc nhưng tơi
chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gặp người như vậy. Vì vậy tơi đi đến kết luận liêm
khiết là điều rất khó khăn. Những người mà cuộc sống không được cân bằng
bởi việc yêu tiền một cách lành mạnh thường phải chịu đựng nỗi ám ảnh kinh
hồng với bản tính chính trực trong con người họ”
(The Thirteenth Tale – Diane Setterfield)
” Trời tối.. và thêm rất nhiều ngày trời sáng “
“Chính chúng ta là người quyết định hạnh phúc của bản thân “
( Bảy ngày cho mãi mãi –Marc Levy )
“Chiến Tranh, theo tơi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó. Những
huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất ở một góc lịng,
có kẻ nhìn thấy, có người khơng..”
(Mối tình năm cũ – Nguyễn Ngọc Tư)
“Scarlet, tôi không phải là người kiên nhẫn nhặt những mảnh vỡ, gắn lại và tự
nhủ rằng một vật chắp vá vẫn còn như mới. Cái gì đã tan vỡ là tan vỡ… Và
tơi thà nhớ lại khi nó đẹp nhất, cịn hơn là chắp vá để rồi suốt đời cứ phải
thấy những vết nứt của nó”
(Cuốn theo chiều gió)
“Lý do sự chết cứ bám riết lấy sự sống như vậy khơng phải là vì nhu cầu sinh
học – đó là sự ghen tị. Sự sống đẹp đến nỗi sự chết đã phải lịng nó, một mối
tình tư vị đầy ghen tng quắp chặt lấy bất cứ thứ gì nó có thể động đến.
Nhưng sự sống nhẹ nhàng bỏ qua, mất mát vài thứ chẳng gì đáng kể, và nỗi u
buồn chỉ như một bóng mây bay”
(Cuộc đời của Pi)
Cái chết “chỉ là trở về cái chốn bạn từng ở trước khi sinh ra, và chẳng có ai sợ
cái chốn trước khi mình sinh ra”. “… những cái cũ chết đi và những cái mới
được sinh ra. Sao cũ hóa thành sao mới. Lá chết hóa thành cây con. Có lẽ đó
là cái đang chết đi, hoặc có lẽ đó là cái đang sinh ra. Tất cả tùy thuộc vào
cách nhìn của bạn”.
(Muốn sống – Sally Nicholls)
“Đàn bà sống bằng kỷ niệm. Còn đàn ơng thì bằng những cái
mà họ đã qn.”
10 trích dẫn LÍ LUẬN VĂN HỌC tâm đắc
1. Tác giả tơi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch phát
hiện cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch anh
ta lên tiếng mắng chửi cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm
nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta ( Henrich Boll)
2. Tôi nghĩ nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo đuổi,
tơi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt hay gần giống như thế. Bởi văn học
vẫn còn những rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối
rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn
ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt
nước mắt. ( Nguyễn Ngọc Tư)
3. “Anh là người định vực sự sống ba chiều
Lên trang thơ hai mặt phẳng.”
( Chế Lan Viên)
4.” Như cốm mùa thu nằm mát giữa tờ sen
Màu xanh của cốm nắng trời chừng dịu lại
Những u thương của lịng tơi, tơi gói
Trong lá thơ vừa hái ở đời lên”
(Chế Lan Viên)
5. Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh
những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó đồng thời kích hoạt những dây
đàn cảm xúc của con người.
6. Tơi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong
phải bay một đoạn đường bằng 6 lần xích đạo trong 1 năm 3 tháng và
đậu lên 7 triệu bong hoa để làm nên 1 gam mật ( Povlenko)
7. Máu đã khô rồi, thơ cũng khơ ( Hàn Mặc Tử )
8. Dù mất lịng tin vào văn chương bao nhiêu, tôi cho rằng con người
vẫn khơng thốt khỏi những khao khát và suy tư về thứ văn chương thực
sự cần thiết, vừa xứng đáng vừa khích lệ đời sống con người. (Phạm Thị
Hồi )
9. “Trái Đất rộng thêm một phần vì bởi các trang thơ
Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ”
(Chế Lan Viên)
10. Nhà văn rất cần thiết có mặt ở trên đời để làm công việc cảnh tỉnh
nhân loại và báo hiệu trước những tai họa. ( Nguyễn Minh Châu)