Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích môi trường vĩ mô của ngân hàng Vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.24 KB, 5 trang )

Phân tích mơi trường Vĩ mơ của ngân hàng VietinBank
1. Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành
cơng và chiến lược của một ngân hàng, các nhân tố chủ yếu mà nhiều ngân
hàng thường phân tích là tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái,
lạm phát và huy động vốn.
a. Lãi suất
b. Đầu cơ và biến động giá
Bối cảnh kinh tế thế giới với nhiều biến động diễn ra phức tạp như giá dầu
mỏ, giá Đô la Mỹ, giá vàng lên xuống thất thường, cơn sốt giá lương thực
tăng cao như sự kiện thay đổi lãi suất của Fed – Cục dự trữ liên bang Mỹ,
với sự kiện này nhiều chuyên gia Ngân hàng cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất
nhưng thật bất ngờ khi Fed vẫn công bố mức lại suất mới bằng với mức lại
suất hiện tại, điều này khẳng định cơ hội cho ngành ngân hàng đó chính là
sự ổn định về mặt bằng lãi suất và đầu cơ trên toàn thế giới nói chung và
trong đó có Việt Nam nói riêng. Sự kiện này tạo cơ hội cho Việt Nam duy trì
hiệu quả các cân thương mại ngân hàng, ổn định lãi suất cho vay đồng thời
góp phần điều chỉnh lãi suất hợp lý hơn trong nội địa, đầu tư chứng khốn
nước ngồi và giấy tờ có giá khác.
Hơn nữa việc Fed giữ nguyên lãi suất góp phần ổn định tỷ giá hối đoái tạo
cơ hội hơn cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngân hàng trong việc thanh toán
hộ và bảo lãnh chứng từ hay các nghiệp vụ liên quan tới ngân hàng trung
gian khác.
c. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán
Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khốn có rất nhiều ngun
nhân nhưng sự sụt giảm thị trường chứng khoán này cũng ảnh hưởng đến
các hoạt động ngân hàng. Chứng khoán ở đây là các loại chứng từ có giá
khác từ việc các ngân hàng nắm giữ cổ phần của mình thơng qua cổ đơng và
người mua chứng khốn ngân hàng qua tổ chức cơng ty chứng khoán quốc
gia.
Fed tăng lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ đứng trước những dự báo bất


định, lợi suất trái phiếu tăng lên và nền kinh tế dễ rơi vào suy thối.
Cổ phiếu
Lãi suất tăng có thể làm cho tài sản trên thị trường dễ "bốc hơi", tuy nhiên, tác
động là không quá nghiêm trọng. Các thị trường trong vòng 35 năm qua thường
tăng khoảng 14% ngay khi tăng lãi suất, sau đó đi ngang trong 250 ngày (tăng
trung bình 2,6%) và trở lại bình thường sau 500 ngày, với lợi nhuận trung bình


trong 6 chu kỳ là 14,4%, theo một phân tích gần đây Bob Doll - Giám đốc chiến
lược tại Nuveen Asset Management.
Deutsche Bank cho biết tác động vào các cổ phiếu sẽ rõ rệt hơn sau chu kỳ lãi suất
tăng và lợi nhuận bắt đầu giảm sút.
Điều này cho thấy đối với ngành ngân hàng việc cổ phiếu ảnh hưởng do sự kiện
của Fed vừa làm tăng trưởng thị trường chứng khốn nhưng bên cạnh đó vẫn suất
hiện hiện tượng bốc hơi tài sản. Lãi suất tăng của cổ phiếu ảnh hưởng đến việc gửi
tiết kiệm của các khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân khi họ thấy đầu tư cho
chứng khoán sẽ sinh lợi hơn cho việc gửi ngân hàng.
Điều này còn thấy rõ hơn khi Vietin Bank là người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu
này nhất vì lãi suất cổ phiếu tăng thì ngân hàng cũng sẽ thu về được nhiều lợi tức.
Tuy nhiên việc nắm giữ nhiều cổ phiếu thị trường chứng khoán cũng mang lại mức
độ rủi ro vì các mức lãi suất chênh lệch biến động khó lường địi hỏi các ngân hàng
phải hết sức thận trọng và cân nhắc cho vay tín dụng cũng như dự trữ tiền trong
ngân hàng cho thanh khoản.
Trái phiếu
Thị trường trái phiếu cũng đã biến động khi lãi suất dự kiến tăng lên, tương tự như
chứng khoán. Sự khác biệt chính là tác động sẽ xảy ra nhanh hơn vào trái phiếu so
với cổ phiếu khi FED thay đổi chính sách.
"Đối với trái phiếu, dường như lợi suất thay đổi ngay lập tức khi lãi suất tăng hoặc
giảm. Và cuối cùng của chu kỳ, lợi suất trái phiếu sẽ rơi ngay lập tức”, Deutsche
Charles Schwab tin rằng tăng lãi suất sẽ khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài và

ngắn di chuyển gần nhau hơn, làm đường cong lợi suất bằng phẳng. Trái phiếu lợi
suất cao thường diễn biến tốt hơn trong mơi trường. Ngồi sức mạnh của đồng
USD và sự sụt giảm kỳ vọng lạm phát, có một số dấu hiệu cho thấy thị trường ngân
hàng đã điều chỉnh trước triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ”, Lãi suất ngắn hạn
tăng, đường cong lãi suất phẳng hơn, chênh lệch tín dụng đã được mở rộng và
tăng. Đây là tất cả các đặc điểm của thị trường khi FED thắt chặt chính sách".
Sự kiện này ảnh hưởng tới tính thanh khoản và dự trữ của các ngân hàng trong đó
có VietinBank.
Bên cạnh đó sư kiện này cịn có tác động tích cực và tiêu cực khác sau đây:
 Tin xấu với người đi vay


Nếu FED tăng lãi suất, những người đi vay vốn dù ở nhiều mức lãi suất khác nhau,
đều sẽ phải chịu tác động tiêu cực. Các khoản vay mua nhà trở nên đắt đỏ, số lãi
phải trả trên thẻ tín dụng cũng sẽ tăng mạnh.
Những người muốn vay vốn học đại học cũng sẽ nhận thấy tác động tiêu cực của
việc FED nâng lãi suất. Tuy nhiên, những ai đã vay rồi sẽ không bị ảnh hưởng do
lãi suất trên các khoản này là cố định. Những doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào vay
nợ cũng sẽ chịu áp lực.
 Tin tốt với người tiêu dùng, cơng dân có địa vị cao và người gửi tiết
kiệm
Từ năm 2007, những người gửi tiền tiết kiệm không thể kiếm được nhiều từ các
khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, nếu FED nâng lãi suất, các ngân hàng sẽ
phải trả lãi cao hơn cho khách. Đây thực sự là tin tốt với những người nghỉ hưu,
bởi họ có thể kiếm được một khoản đáng kể từ số tiền gửi trong tài khoản tiết
kiệm. Lãi suất tăng cũng giúp người dân Mỹ dễ dàng mua hàng hóa nước ngồi
hơn.
 Tin xấu với các hãng xuất khẩu
Nhưng ngược lại, nâng lãi suất đồng nghĩa USD sẽ tăng giá mạnh, dẫn tới hàng
hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ với thị trường thế giới. Kết quả là, lĩnh vực thương mại

của Mỹ có thể sẽ bị thiệt hại lớn.
 Tin xấu với các thị trường mới nổi
Trong khi thị trường mới nổi còn đang chật vật với cơn hoảng loạn xuất phát từ
Trung Quốc, FED nâng lãi suất có thể sẽ gây tổn hại thêm đến những nước này, do
dòng vốn sẽ ào ạt quay về Mỹ. Trong đó, lĩnh vực thương mại, tiền tệ và thị trường
việc làm có thể sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuần trước, kinh tế trưởng Kaushik Basu tại Ngân hàng Thế giới (WB) từng cảnh
báo việc FED nâng lãi suất có thể châm ngịi cho những hoảng loạn và biến động
mạnh trên các thị trường mới nổi. Cơ quan này nên đợi đến khi kinh tế toàn cầu ổn
định hơn.
Daniel Tenegauzer – Giám đốc chiến lược khối thị trường mới nổi và ngoại hối
toàn cầu RBC Capital Markets giải thích một khi FED nâng lãi suất, USD sẽ tăng
giá mạnh. Đây sẽ là động lực khuyến khích giới đầu tư toàn cầu đổ vốn mạnh hơn


vào Mỹ thay vì các thị trường mới nổi. Nói cách khác, FED nâng lãi suất sẽ kích
hoạt dịng vốn khổng lồ tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.
Nếu USD liên tục tăng giá trong thời gian dài, các khoản nợ USD của khối thị
trường mới nổi có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, Brazil, Thổ Nhĩ
Kỳ, Indonesia, Nga và Nam Phi có thể sẽ rơi vào thời kỳ kinh tế khó khăn trong
nửa sau của năm 2015, do chi phí vay vốn tăng cao.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng từng cảnh báo hồi tháng 6/2015 rằng
việc vay vốn ồ ạt trong vài năm gần đây sẽ khiến các thị trường mới nổi càng dễ bị
tổn thương khi FED thắt chặt chính sách. USD càng tăng giá mạnh, họ càng khó
xoay sở để trả nợ, và dần tăng trưởng chậm lại.
Financial Times trích lời của Giám đốc Bank of America Merrill Lynch - ông
David Hauner cho biết, những nền kinh tế mới nổi, như Brazil, Nga và Nam Phi có
thể sẽ chịu tác động mạnh nhất do cả 3 đều là nước xuất khẩu hàng hóa lớn trên thế
giới. Thậm chí, các thị trường mới nổi sẽ bị mắt kẹt giữa đà tăng giá của USD và
sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc.

 Tin xấu với lãi suất cho vay thế chấp
Lãi suất cơ bản của Mỹ gián tiếp tác động tới lãi suất cho vay thế chấp, bởi lãi suất
cơ bản được áp dụng trong thời gian dài và được điều chỉnh tuỳ theo cung - cầu
trên thị trường vay thế chấp.
Thị trường bất động sản của Mỹ hiện phụ thuộc rất lớn vào hoạt động cho vay thế
chấp. Chính vì vậy, khi chi phí vay vốn tăng cao, người dân Mỹ càng khó xoay sở
để mua được nhà. Một khi nhu cầu mua nhà giảm, những lĩnh vực có liên quan,
như sản xuất đồ gia dụng, sàn nhà, ống nước,... cũng sẽ chịu thiệt hại.
Lãi suất cơ bản chỉ là một trong nhiều yếu tố của thị trường có thể điều tiết lãi suất
cho vay thế chấp dài hạn, nhà phân tích Lawrence Yun cho biết trên Forbes. Một
số yếu tố khác là lạm phát, dự trữ ngoại tệ toàn cầu và nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên theo thực tế, lãi suất cho vay thế chấp hiện vẫn biến động ngay cả khi lãi
suất cơ bản của Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục. Do đó, tác động của việc FED nâng
lãi suất cơ bản lên lãi suất cho vay thế chấp dài hạn có thể sẽ rất nhỏ.
Một minh chứng điển hình cho kết luận này là thời điểm FED liên tục nâng lãi suất
trong khoảng thời gian năm 2004 - 2006. Khi ấy, cơ quan này đã nâng lãi suất lên
5,24% (tháng 7/2006) từ 1% (tháng 1/2004). Trong 2 năm này, lãi suất cho vay thế
chấp cố định kỳ hạn 30 năm (loại lãi suất được nhiều người tiêu dùng chọn lựa)


dao động trong khoảng 6,34% - 6,8%. Điều này có nghĩa nếu FED tăng lãi suất cơ
bản thêm hơn 4 điểm % thì lãi suất cho vay thế chấp sẽ chỉ tăng khoảng 0,5 điểm
%.
Ngược lại, khi FED hạ lãi suất cơ bản xuống 0,16% hồi tháng 12/2008 từ mức
5,26% tháng 7/2007, lãi suất cho vay thế chấp cũng giảm xuống, dao động trong
phạm vi 6,73% - 5,53%. Nói cách khác, nếu FED hạ lãi suất thêm 5%, lãi suất cho
vay thế chấp sẽ chỉ giảm 1%.
 Bất lợi cho thị trường chứng khoán
Nâng lãi suất chắc chắn sẽ làm tăng mức độ biến động trên các thị trường chứng

khoán và có thể kéo giảm sức hấp dẫn của chứng khoán với giới đầu tư, CNN
Money nhận xét. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường chứng khoán với lãi suất
thường khá đa dạng và phụ thuộc vào từng lĩnh vực.
Năm 2008, chuyên gia Kunaey Garg thực hiện một nghiên cứu về thị trường chứng
khoán và kết luận giá cổ phiếu của những lĩnh vực có khối nợ lớn sẽ phản ứng
mạnh mẽ hơn so với các lĩnh vực khác trước mỗi đợt FED thay đổi lãi suất.
Lần cuối cùng FED nâng lãi suất cơ bản là vào ngày 26/6/2006. Thị trường chứng
khốn Mỹ đã phản ứng rất tích cực, với Dow Jones tăng 2%, theo USA Today. Tất
nhiên vào thời điểm đó, thị trường chứng khốn Mỹ thấp hơn 4.900 điểm so với
hiện tại.
So với năm 2006, bức tranh hiện tại của thị trường chứng khoán đã khác rất nhiều,
do FED hạ lãi suất xuống cận 0% từ tháng 12/2008. Và từ tháng 6/2006 đến nay,
Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng chưa một lần nâng lãi suất.
Tuy nhiên, với rất nhiều đồn đoán xung quanh lãi suất cơ bản của Mỹ, thị trường
chứng khốn lần này có thể sẽ phản ứng mạnh trong cả 2 trường hợp FED nâng lãi
suất và khơng thay đổi chính sách. Phản ứng này được cho là chỉ diễn ra trong thời
gian ngắn. Dù vậy, nếu hứng thú đầu tư của thị trường phụ thuộc nhiều vào cảm
xúc hơn là yếu tố kỹ thuật, thị trường có thể sẽ phản ứng thái quá, dẫn tới biến
động mạnh.



×