TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI: Quan điểm tồn diện và sự vận dụng vào q
trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
Lớp học phần: Thống kê kinh tế 61A
Tên lớp học phần: Triết học Mác- Lênin(219)_21
Họ và tên: Lưu Thị Ngọc Trâm
Mã SV: 11195170
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Văn Thuân
Hà Nội, ngày...tháng...năm 2020
Mục lục
A.Phần mở đầu (trang 3)
B.Phần nội dung ( trang 4- trang 21)
I.Vấn đề lý luận về quan điểm toàn diện (trang 4- trang 6)
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
II. Giới thiệu về trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ( trang 6- trang 7)
III. Những vấn đề cần quan tâm để xây dựng và phát triển của trường ĐH Kinh Tế Quốc
Dân. ( trang 7- trang 11)
1. Đào tạo
2. Nguồn nhân lực
3. Cơ sở vật chất
4. Khoa học – cơng nghệ
5. Vị thế trong xã hội
6. Tài chính- hệ thống quản trị
IV. Thành tựu và những bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển của trường ĐH
Kinh Tế Quốc Dân. ( trang 11- trang 15)
1. Thành tựu trong quá trình phát triển và xây dựng trường ĐH KTQD
2. Các bất cập và phương pháp giải quyết trong quá trình phát triển và xây dựng trường
ĐH KTQD
V. Phương hướng, giải pháp để tiếp tục quá trình phát triển trong giai đoạn mới của
trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. (trang 15- trang 21)
1.Mục tiêu phát triển
2. Mơ hình phát triển
3. Phương hướng phát triển
C. Kết luận( trang 22)
A.Phần mở đầu: (Lý do chọn đề tài )
Là một sinh viên năm nhất, mới trải qua mấy tháng ngắn ngủi để học tập và tham
gia các hoạt động của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân- một trong những ngôi
trường top về kinh tế của Việt Nam thì cịn rất nhiều điều tị mị và thú vị với môi
trường mới này. Đầu tiên là về lịch sử, các quan điểm toàn diện của nhà trường đã
và đang áp dụng và thực hiện để giáo dục cho bao thế hệ sinh viên. Để thành công
trên lĩnh vực giảng dạy cho những chủ nhân tương lai đất nước không phải dễ
dàng và những người lãnh đạo phải có những tư tưởng cũng như quan điểm đúng
đắn và hợp thời đại. Đặc biệt là quan điểm toàn diện về các xu hướng cần phải
vạch rõ ra con đường để xây dựng nên một môi trường đại học chuyên sâu cho
các nhà kinh tế như hiện nay. Nó khơng chỉ cần tri thức trên sách vở mà còn đòi
hỏi để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu
thực tiễn của con người, ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng
hữu hạn những mối liên hệ. Nghĩa là theo quan điểm toàn diện của Mác-Lênin,
nhà trường đã phải có những bước đi theo thời đại, phải ln cập nhật để khơng
tụt lại phía sau, ln ln có những cải tiến về tất cả phương diện. Thứ hai đó là
cách vận dụng các quan điểm đó vào q trình xây dựng và phát triển trường Đại
học Kinh Quốc Dân.Theo em được thấy thì trường có cơ sở vật chất rất tốt cũng
như cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho sinh viên trong suốt thời gian học tập và
thực tập. Con đường xây dựng và phát triển là vẽ nên cho sự vật, hiện tượng đó
một lối đi có sẵn và với mục đích mở rộng ra đối tượng với một quy mô nào đó
trong những khoảng thời gian nào đó. Cịn vận dụng những quan điểm toàn diện
để xây dựng và phát triển lại là một chuyện khác, nó địi hỏi nhiều hơn thế nữa.
Trong thời đại 4.0, đưa ra những quan điểm để vận dụng xây dựng phát triển luôn
phải gắn liền với sự đổi mới. Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có
bước đi, hình thức và cách làm thích hợp- đó là cách vận dụng. Để có thể hiểu sâu
hơn về các quan điểm tồn diện cũng như cách vận dụng nó trong q trình xây
dựng và phát triển Đại học Kinh Tế Quốc dân như thế nào đã khiến em rất tò mò
và bài tiểu luận này của em sẽ tìm hiểu về các vấn đề này.
B.Phần nội dung
I. Vấn đề lý luận về quan điểm toàn diện
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan niệm duy tâm thì giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau,
nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên. Xuất phát
từ quan điểm duy tâm chủ quan, Beccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng là cảm giác. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, Hêghen lại cho
rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng là ở ý niệm tuyệt đối.
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau,
không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật. Các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau,
độc lập, biệt lập nhau giữa chúng khơng có mối liên hệ gì. Những mối liên hệ có
chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngồi mang tính ngẫu nhiên. Vì vậy, quan
điểm siêu hình khơng có khả năng phát hiện ra những quy luật, bản chất, tính phổ
biến của sựu vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ngược lại, quan điểm duy vật biện chứng lại công nhận mối liên hệ khách quan
giữa các sự vật, hiện tượng. Cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống
nhất. Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt
nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Quan điểm
này khơng chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các
sự vật hiện tượng, các q trình, mà nó cịn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ
qua lại: có mỗi liên hệ, mối liên hệ phổ biến, có mối liên hệ chung, có mối liên hệ
trực tiếp, gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một
hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên hay
ngẫu nhiên,...Như vậy, thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng mà là hệ
thống các liên hệ đối tượng.
Trong quan điểm duy vật biện chứng, mối liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy
định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự
tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay
giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một q
trình. Cịn mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự
vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật,
hiện tượng khác.
Về Cơ sở của mối liên hệ phổ biến: Đó là tính thống nhất vật chất của thế giới. Mọi
sự vật, hiện tượng đều là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất, chịu sự chi
phối của quy luật vật chất. Ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng
vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Ý thức, tinh thần cũng bị chi phối bởi quy
luật vật chất. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến : về tính khách quan, mối liên
hệ không phụ thuộc vào ý muốn con người, tính phổ biến: mối liên hệ tồn tại cả
trong tự nhiên, xã hội và tư duy; ở mọi lúc, mọi nơi; trong mọi sự vật hiện tượng,
tính đa dạng, phong phú: có rất nhiều mối liên hệ theo góc độ xem xét. Mỗi cặp
mối liên hệ khác nhau về vai trò đối với sự vật, hiện tượng (Sự phân chia là tương
đối) bên trong - bên ngoài; tất yếu - ngẫu nhiên; trực tiếp - gián tiếp; chủ yếu - thứ
yếu; xa - gần...
Như vậy, nguyên lý về mối liện hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong
những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ hạn của
thế giới, cũng như tính vơ lượng của sự vật hiện tượng đó chỉ có thể giải thích
được trong mối liên hệ phổ biến.
2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, triết học MácLênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật,
hiện tượng, quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự
vật, hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó
trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố...mặt khác
chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với các sự vật khác, kể cả các mặt
của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Đề cập đến hai nội dung này, V.I Lênin đã
viết” muốn thực sự hiểu được sự vật, cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sựu vật đó.”
Bên cạnh đó, quan điểm tồn diện địi hỏi trong khơng gian, thời gian nhất định,
nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ,
hiện tại và phán đốn cả tương lai của nó. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật
cũng chỉ là tương đối. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc
tuyệt đối hố những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất
biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự
vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ.
Tiếp đó, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức của chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại thì mới có thể phản
ánh được sự khách quan với nhiêu thuộc tính, nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
của đối tượng.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không
thấy các mặt khác. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến
diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác
nhau được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm tồn diện
chân thự địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của
sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của
sựu vật, hiện tượng đó.
Quan điểm chiết trung xem xét đến nhiều mặt tràn lan, dàn đều, không thấy bản
chất của sự vật, lắp ghép tùy tiện các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối
liên hệ phổ biến. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ
căn bản nên kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau của sự vật
nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành bản
chất.
Quan điểm ngụy biện cố ý đánh tráo các mối liên hệ. Cũng tương tự như quan
điểm chiết trung, quan điểm ngụy biện là những biểu hiện khác nhau của phương
pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
II. Giới thiệu về trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University) được
thành lập năm 1956. Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ
giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mơ; Đào tạo về
kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và Đào tạo
cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu
ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở
Việt Nam. Với sứ mệnh cung cấp cho nền kinh tế đất nước nguồn nhân lực có chất
lượng cao, ĐH KTQD luôn là trường đại học tiên phong của Việt Nam tiên phong
trong lĩnh vực phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu – đào
tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế
của các nước như Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia,
Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Sau hơn 20 năm đổi mới, ĐH KTQD đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên có
trình độ, giàu kinh nghiệm, và từng bước hướng đến chuẩn khu vực và quốc tế.
Với đội ngũ hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, Nhà trường có 50 chuyên ngành đào tạo
ở bậc đại học và hơn 20 chuyên ngành đào tạo ở bậc thạc sỹ và tiến sỹ, với quy mô
đào tạo khoảng 50.000 sinh viên.
Hiện nay, ĐH KTQD đang thực hiện chiến lược xây dựng Nhà trường theo hướng
đa ngành, đa lĩnh vực, mở rộng hợp tác quốc tế, trở thành trường đại học đẳng
cấp trong khu vực. Thực hiện chiến lược đó, Nhà trường chú ý mở rộng hợp tác
quốc tế, hội nhập với nền giáo dục khu vực và thế giới. Tính đến nay, ĐH KTQD có
các chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu với trên 100 trường đại học và tổ
chức giáo dục danh tiếng của hơn 50 quốc gia.
III.Những vấn đề cần quan tâm để xây dựng và phát triển của trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân.
1.Đào tạo
Trước hết, để xây dựng và phát triển ngơi trường giáo dục trong lĩnh vực chính là
kinh tế cho sinh viên thì điều đầu tiên làm nền móng vững chắc đó là đào tạo.
Phải có được những nổi trội, thế mạnh về cách giáo dục cũng như nguồn nhân lực
cốt lõi và có đầy đủ các phương thức đào tạo tiên tiến để thu hút được sinh viên,
những nhân tài.
Đầu tiên là các cơ hội đầu ra. Với xã hội hiện nay, yếu tố đầu tiên khi một học sinh
nạp đơn nguyện vọng vào các trường đại học ở Việt Nam luôn là ưu tiên những lợi
thế đầu ra của ngơi trường đó. Chưa xét đến điểm, với năng lực của một học sinh
khá trở lên thì những nguyện vọng đầu luôn xếp từ cao đến thấp tương ứng với
những ngôi trường top như các Đại học thuộc lĩnh vực quân đội, Y dược, đại học
Bách khoa Hà Nội, đại học Ngoại Thương, đại học Kinh Tế Quốc Dân,...Và với
những ngơi trường này thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thu nhập cao là
khá lớn. Vì vậy mà cá nhân phụ huynh, học sinh nào cũng luôn mong muốn đậu
được vào những mơi trường này để có thể có một tương lai tốt hơn. Việc này
giống như mục đích là đầu tư có lợi nhuận vào tri thức của con người.
Thứ hai là để xây dựng được một ngôi trường đại học tốt thì phải thu hút những
sinh viên, học viên xuất sắc, có hồi bão và tâm huyết ... Đúng như vậy, để có thể
điều hành hoạt động của một ngơi trường thì cần phải có đủ số lượng học viên
cũng như năng lực của từng thế hệ học viên đã đậu vào trường như thế nào. Đây
được coi là nguồn của mọi gốc rễ. Nhà trường phải có những phương pháp để thu
hút được các nhân tài, học viên xuất sắc. Và điều khơng thể thiếu đó là các chính
sách học bổng đa dạng và qua các phương tiện truyền thông để tạo điều kiện cho
các em có năng lực, đam mê nhưng hồn cảnh khơng cho phép; cịn truyền thơng
có thể giúp lan tỏa những truyền thống tốt đẹp, những thành tựu đã đạt được của
nhà trường. Xu hướng của giới trẻ hiện nay ln có xu hướng về sự cá tính, năng
động, nhiệt huyết nên đẩy mạnh các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện
trong trường cũng là một ý tưởng hay để thu hút các học viên.
Thứ ba là tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội ngày càng phát triển
không ngừng nên việc thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện chương trình đào tạo
theo hướng hội nhập quốc tế là rất cần thiết. Nó có tác động lớn đến quá trình
học của các sinh viên cho đến lúc tốt nghiệp vì học hỏi các phương pháp giảng dạy
của nước ngồi giúp ích nhiều cho sinh viên trong tương lai, định hướng được sự
tự chủ, độc lập cũng như tự tin trong lĩnh vực chuyên ngành . Hơn thế nữa, trong
những năm gần đây sự đầu tư kinh tế của nước ta với nước ngoài tăng mạnh nên
việc tăng cường đào tạo bằng tiếng Anh luôn luôn đặt hàng đầu. Tiếng anh đã trở
thành một ngôn ngữ quan trọng và không thế thiếu trong tất cả các lĩnh vực hiện
nay. Để đảm bảo tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và mức thu nhập cao hàng
đầu trong các trường đại học của Việt Nam thì đây là một trong những yếu tố
quan trọng. Bên cạnh đó, Chuẩn hóa hệ thống học liệu của từng môn học và cung
cấp đầy đủ và toàn diện hệ thống tài liệu tham khảo/ học liệu tiên tiến nhất cho
người học. Nhanh chóng tiến tới thống nhất một chuẩn mực chất lượng không
phân biệt các hình thức đào tạo. Tiên phong trong việc mở các ngành đào tạo và
đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trên quan điểm
lấy người học làm trung tâm. Trong thời đại 4.0 thì việc áp dụng các phương tiện
cơng nghệ thơng tin là rất quan trọng. Nó tác động rất nhiều đến khả năng học tập
và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên. Vì vậy nhà trường cần chú trọng việc cung
cấp đầy đủ các thiết bị, cũng như cách áp dụng, lồng các kiến thức công nghệ
trong các kĩ năng cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc thích nghi với các môi
trường sau này.
Thứ năm, sinh viên quốc tế. Trước hết tập trung vào trao đổi sinh viên với các
trường đại học trong khu vực và các trường đã có quan hệ hợp tác truyền thống.
Tiếp tục phát triển số lượng du học sinh Lào và Campuchia. Đây là một cách để có
thể quảng bá những truyền thống tốt đẹp của trường Đại học KTQD cũng như
khẳng định năng lực đào tạo sinh viên của trường đại học ở Việt Nam với các
nước bạn.
2. Nguồn nhân lực
Để xây dựng và phát triển trường thì khơng thể thiếu được nguồn nhân lực- là bàn
đạp để khẳng định được giá trị, năng lực giáo dục của trường ĐH KTQD
Quan trọng nhất là đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và tư vấn đầu ngành. Để
có được những nhân tài cống hiến cho đất nước thì phải có những tri thức có thể
uốn nắn, hướng dẫn và phát triển tư duy của sinh viên, dĩ nhiên phải có lực lượng
đội ngũ giảng viên chất lượng, có trình độ bằng cấp, có tâm, sẵn sàng truyền
những bài học có ích cho sinh viên sau này.
Nguồn nhân lực ở đây khơng chỉ có đội ngũ giáo viên, cán bộ, tư vấn đầu ngành
mà cịn những sinh viên được đào tạo tốt và có những thành tích tốt được nhà
trường giữ lại và trên tinh thần tự nguyện. Đây là yếu tố quan trọng trong công
cuộc xây dựng và phát triển trường ĐH KTQD.
3.Cơ sở vật chất
Yếu tố khẳng định được vị thế cũng như được các học viên có sự quan tâm đăng kí
nguyện vọng khơng chỉ về tấm bằng, năng lực giảng dạy hay thứ gì khác. Cơ sở vật
chất tốt thì mới có thể tạo điều kiện để các sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu
các chủ đề học tập. Bởi môi trường đại học không giống như các cấp phổ thông đã
học mà đây được coi là môi trường để các em bứt phá, tìm được đúng năng lực,
thế mạnh của bản thân để có thể xác định được mục tiêu cũng như con đường
sau khi tốt nghiệp. Cũng như nghiên cứu một cơng trình khoa học nào đó, thì ln
phải đầy đủ dụng cụ, phịng thí nghiệm,... thì ở đây cũng vậy. Bên cạnh hệ thống
giảng đường và văn phòng, chú trọng phát triển hệ thống ký túc xá mới, khách sạn
trường, nhà thi đấu thể thao, trung tâm y tế và các cơ sở phục vụ giảng dạy và học
tập...
4. Khoa học- công nghệ
Với thời đại 4.0, để bắt kịp những bước đi phát triển của xã hội, thì nhà trường
ln phải cập nhập tình hình và ln chú trọng các đổi mới về công nghệ thông
tin.
Đảm bảo các cán bộ giảng viên của trường có đủ nguồn lực (tài chính, cơ sở vật
chất và thời gian) để thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Đa dạng hóa các nguồn
lực cho nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học phải trở thành sự đam mê và
ưu tiên hàng đầu đối với đội ngũ cán bộ giảng viên. Cũng như đảm bảo được đầy
đủ các thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập nghiên cứu cho sinh viên( thi cử, nghiên
cứu đề tài, học trên giảng đường, bài thuyết trình,...) và các hoạt động ngoại khóa,
giao lưu cũng cần có các trang thiết bị cơng nghệ.
Khuyến khích các cán bộ giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học về tất cả các
lĩnh vực chuyên ngành kết hợp với thực tiễn. Tăng cường phát triển hợp tác quốc
tế trong nghiên cứu khoa học.
5. Vị thế trong xã hội
Vị thế vững chắc trong xã hội rất quan trọng đối với một ngôi trường đại học bởi
có được một vị trí nhất định nào đó thì mới có thể phát triển, mới thu hút được
những học viên, sinh viên tài năng cũng như hội tụ nhiều giảng viên có trình độ.
Có vị thế thì mới có nhà đầu tư, có nguồn thu vào để tiếp tục phát triển ngơi
trường. Hơn thế nữa, nó cịn khẳng định được chủ quyền, khả năng, trình độ của
trường như thế nào.
6. Tài chính- Hệ thống quản trị
Để duy trì bất cứ thứ gì đều cần nguồn tài chính và có hệ thống quản trị từ thấp
đến cao. Về tài chính của một ngơi trường đại học thì bao gồm tiền học phí, tiền
cơ sở vật chất, tiền học bổng, tiền lương cán bộ, các khoản chi khác. Và tất cả các
khoản đều phải được phân chia rõ ràng minh bạch và có những người chịu trách
nhiệm quản lý. Để duy trì xây dựng và phát triển thì Trường ln phải chú trọng
đến tài chính, vì muốn đầu tư đến mảng nào cũng đều cần đến tài chính. Bên cạnh
đó, hệ thống quản trị bao gồm triển khai thực hiện hệ thống mô tả công việc,
đánh giá và trả lương theo vị trí việc làm,...Nó cũng địi hỏi sự chính xác và minh
bạch, cơng bằng.
IV. Thành tựu và những bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển của trường
ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
1. Thành tựu trong quá trình phát triển và xây dựng trường ĐH KTQD
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường ĐH KTQD ln ln giữ vững
vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và
quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp
bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Trường cũng thường xuyên tổ chức các khóa bồi
dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các
nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.
Cho đến nay, trường ĐH KTQD là một trong những ngôi trường đào tạo được các
thế hệ ra trường có đầu ra chất lượng tốt và một cơng việc đáng mơ ước đối với
các nhà kinh tế; là một trong những trường có chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính
quy hằng năm cao nhất ở Hà Nội; đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính
quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu
các cơng nghệ mới.. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của trường nhiều người
hiện đang giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ và các doanh nghiệp. Điển hình như: Nguyễn Xn Phúc(Thủ tướng chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam), Ngô Văn Dụ( nguyên chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung
Ương Đảng, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đại Biểu Quốc hội Việt
Nam khóa XII), Lê Đức Thọ( Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam Vietinbank), Nguyễn Văn Cẩn( Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan)...
Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách
kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều cơng trình nghiên cứu
lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề
tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với
nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốnghệ.
Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.
Trường đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung
ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của trường ĐH KTQD
dẫn đến tồn bộ cơng cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ
của trường với các cơ quan thực tiễn.
Với xu hướng học tập của sinh viên gần đây, nhu cầu đi du học bên các nước bạn
ngày càng nhiều và để bắt kịp những nguyện vọng đấy thì trường ĐH KTQD đã có
những đẩy mạnh kết hợp, có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu- đào tạo với
nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các
nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp,
Mỹ, Úc, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,... Đặc biệt
trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức
SIDA(Thụy Điển), UNFPA, CIDA( Canada), JICA( Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan,
ODA(Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng thế giới, Quỹ Ford( Mỹ ), Quỹ Hanns
Seidel( Đức),... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các
khóa đào tạo thạc sĩ tại trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp
bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều
cơng ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
Bên cạnh đó, ĐH KTQD là một trong những trường có chất lượng đào tạo top đầu
cả nước nên điểm chuẩn xét tuyển hằng năm cũng luôn nằm trong top cao nhất.
Cụ thể, năm 2018 điểm chuẩn ngành cao nhất là 24,35; thấp nhất là 21,5. Năm
2017, ngành cao nhất là 27 điểm; thấp nhất là 23,25 điểm. Vì vậy chất lượng sinh
viên đậu vào trường hầu hết từ khá trở lên, luôn đảm bảo sự công bằng trong các
thủ tục tuyển sinh.
Khơng chỉ có quan hệ kết hợp tốt với các nước bạn về quản lý đào tạo sinh viên
mà về lĩnh vực đào tạo và chất lượng của các giảng viên cũng đạt được những
thành tựu nhất định. Sau hơn 20 năm đổi mới, ĐH KTQD đã xây dựng được một
đội ngũ giảng viên có trình độ, giàu kinh nghiệm, và từng bước hướng đến chuẩn
khu vực và quốc tế. Với đội ngũ hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, nhà trường có 50
chuyện ngành đào tạo ở bậc đại học và hơn 20 chuyên ngành đào tạo ở bậc thạc
sỹ và tiến sỹ , với quy mơ đào tạo khoảng 50.000 sinh viên. Trong đó đã có những
giảng viên có tiếng như: Trần Văn Cung( bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đơng
Dương Cơng sản Đảng), Đồn Trọng Truyến( nhà giáo nhân dân, Giáo sư, nguyên
Bộ trưởng, Tổng Thư Kí hội đồng Bộ trưởng), Vũ Đình Bách( nhà giáo nhân dân,
GS-TS , hiệu trưởng trường đại học KTQD 1987-1994), Anh Hùng Lao động thời kỳ
đổi mới),...
Một trong những đặc điểm nổi trội hay được khen ngợi của trường ĐH KTQD mấy
năm trở lại đây đó là về cơ sở vật chất, hạ tầng trong trường học hết sức khang
trang và hiện đại. Trường nổi bất lên với tòa nhà A(A1-A2) còn được gọi là tòa nhà
thế kỷ, tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp, được đưa vào sử dụng
từ khóa 2017-2018, có 10 tầng với 147 phịng chức năng bao gồm phòng học,
phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phịng họp nhóm...cùng 6 thang máy. Các
phịng học đều có máy tính cho giáo viên, máy chiếu, âm thanh, điều hòa. Hệ
thống đèn led hiện đại chạy dọc sảnh hành lang, wifi miễn phí phủ kín trong và
ngồi tịa nhà. Cịn có cả sân thượng “ vườn thượng uyển” đầy cây xanh để giải
tỏa căng thẳng, hít thở khơng khí cho giảng viên, học sinh. Không chỉ vậy, thư viện
của ĐH KTQD cũng thuộc hàng “ xịn xò”. Thư viện mang tên “ Phạm Văn Đồng”- vị
hiệu trưởng đầu tiên của trường. Thư viện được thiết kế rất sáng tạo, mang lại sự
thoải mái cho sinh viên và vô vàn đầu sách đủ mọi lĩnh vực từ chuyên ngành đến
khoa học, công nghệ, xã hội,... Về KTX của trường cũng khá đầy đủ, với mức giá
bình dân cung cấp chỗ ở cho các sinh viên và đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt
động của các CLB võ, hoạt động ngoại khóa của sinh viên diễn ra rất sơi nổi.
Hơn thế nữa, một lợi thế nổi bật của trường đó là sở hữu các thế hệ sinh viên vô
cùng năng nổ, sáng tạo, hăng say tham gia các hoạt động học tập, hoạt động ngoại
khóa,...với tính chun nghiệp cao. Các hoạt động của sinh viên trong trường luôn
luôn diễn ra tại trường , KTX, ...Tại trường có rất nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm từ
học tập, giải trí đến các hoạt động trang bị kĩ năng làm việc, từ thiện... để các bạn
trẻ lựa chọn. Trong số đó phải kể đến CLB tiếng anh kinh tế EEC, CLB sinh viên
tuyên truyên phòng chống TNXH và HIV/AIDS, CLB nhà kinh tế trẻ YEC, CLB MEC,
Liên chi hội đầu tư,các đội sinh viên tình nguyện đồng hương các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Ninh,...
2. Các bất cập và phương pháp giải quyết trong quá trình phát triển và xây dựng
trường ĐH KTQD
Thứ nhất, một trong những bất cập thường được hay nhắc đến đó là về vấn đề
học phí của sinh viên khi học tại trường ĐH KTQD. Để có được những cơ sở vật
chất cung cấp đầy đủ cho các giảng viên, sinh viên học tập và làm việc thì phải có
các nguồn thu đáp ứng đủ và việc học phí học ở trường cao cũng là một điều tất
yếu. Tuy nhiên, khơng phải hồn cảnh gia đình nào cũng đủ để đáp ứng cho con
em có thể học tập với mơi trường này. Theo thơng tin, năm học 2018-2019, học
phí hệ chính quy trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân là 15,5-18,5 triệu/năm tùy theo
từng nhóm ngành. Lộ trình tăng học phí theo quy định của Chính phủ , tăng khơng
q 10%/năm. Cịn hệ chất lượng cao thì học phí khoảng gấp đơi với hệ chính quy.
Chính vì những khoản chi rất rất nhiều nên dẫn đến khoản thu cũng tăng theo,
nhưng nhà trường vẫn đang cố gắng có thể hỗ trợ sinh viên qua các hình thức như
các suất học bổng, những khoản tài trợ cho sinh viên vượt khó,...
Thứ hai, về vấn đề KTX của các em sinh viên vẫn còn những hạn chế. Đó là kí túc
xá chỉ đáp ứng được 2500 sinh viên, với các trường hợp còn lại sẽ phải đi th trọ
bên ngồi sẽ có giá phịng đắt đỏ hơn, xa trường hơn,... Bên cạnh đó, ở KTX vẫn
cịn vấn đề rất nghiêm trọng đó là về nguồn nước sinh hoạt cho sinh viên, vấn đề
này còn được lên trên trang báo. Thật sự nguồn nước không sạch, khơng đảm bảo
an tồn vệ sinh cho các em sinh hoạt chung. Các biện pháp giải quyết của trường
về vấn đề này thì chưa thực sự rõ rệt, nhà trường cần có những khắc phục tích
cực hơn trong tương lai.
Thứ ba, về lưu thông các phương tiện của sinh viên trong khn viên trường. Đã
có rất nhiều hình ảnh phản ánh về tình trạng ùn tắc giao thơng trước giờ học và
giờ tan học khiến cho các em sinh viên bị trễ tiết học cũng như gây mất trật tự
trong khu vực nhà xe. Nhưng sau đó, nhà trường đã tiếp thu và giải quyết ngay
vấn đề này. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, các khu vực gửi xe đã giảm tình trạng
ùn tắc rõ rệt cũng như ý thức của sinh viên được cải thiện nhiều. Đây cũng được
cho là một trong những việc thể hiện phong cách làm việc nhanh chóng của nhà
trường. Cũng phạm vi này, việc ùn tắc xô đẩy nhau đi thang máy trong tòa nhà A2
cũng đã bị phản ánh rất nhiều và nhà trường cũng đã có những biện pháp tác
động.
Thứ tư, là một vấn đề nổi trội trong thời gian gần đây( mùa dịch covid)- cơn sốt
toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề và đình trệ hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tếxã hội. Về lĩnh vực giáo dục, với sinh viên thì các trường đại học đã tổ chức học
online trên mạng thông qua các ứng dụng, phần mềm như zoom, LMS, Microsof
team,... Tuy nhiên thời gian công tác tổ chức đăng ký cho các sinh viên học đã gặp
rất nhiều khó khăn, kể cả trong q trình cơng tác tập huấn cho các giảng viên.
Trên các trang thông tin của trường đã có vơ vàn các thắc mắc và câu hỏi của các
sinh viên về việc đăng nhập vào các ứng dụng hay cách đổi mật khẩu,..., việc này
đã mất rất nhiều thời gian và gây ra hoang mang cho các sinh viên. Nhưng sau đó
nhà trường đã có những biện pháp khắc phục kịp thời để giải quyết nhanh nhất có
thể giúp các em học tập trong mùa dịch cùng sự kết hợp của các giảng viên. Sau
thời gian ngắn, các sinh viên đã có thể quen với cách học online này và có những
chuyển biến tích cực trong các học phần.
V. Phương hướng, giải pháp để tiếp tục quá trình phát triển trong giai đoạn mới
của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
1.Mục tiêu phát triển
Trở thành trường đại học quốc tế, tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông
minh và chuyên nghiệp. Nhà trường chủ động thu hút và bồi dưỡng nhân tài, trở
thành địa điểm làm việc của những chuyên gia hàng đầu trong đào tạo và nghiên
cứu về kinh tế, quản lý và kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là lựa
chọn ưu tiên cao nhất của các học sinh xuất sắc có hồi bão và tâm huyết để đóng
góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
2. Mơ hình phát triển
Trở thành đại học với 3 cấp, bao gồm: (1). Đại học; (2). Các trường thành viên, các
viện/trung tâm nghiên cứu; (3). Các Khoa/ Bộ môn hoặc đơn vị chuyên môn. Bên
cạnh các đơn vị này là hệ thống các đơn vị chức năng, dịch vụ, hỗ trợ công tác đào
tạo.
Hệ thống các Trường thành viên dự kiến bao gồm: Trường Kinh doanh; Trường
Kinh tế và quản lý công; Trường Khoa học và công nghệ và một số các trường khác
(theo điều kiện và lộ trình phát triển). Tăng cường tự chủ cho các đơn vị trong
trường là chủ trương xun suốt trong mơ hình tổ chức của Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân. Bên cạnh tự chủ về học thuật, các đơn vị cũng sẽ được phân cấp
quản lý tài chính.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tập trung các nguồn lực để xây dựng Nhà
trường thành một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất của cả nước. Nhà
trường không chỉ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn đầu tư
mà còn cung cấp cơ sở vật chất dưới hình thức các vườn ươm doanh nghiệp cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp.
3. Phương hướng chiến lược
3.1 Đào tạo
Tiếp tục thu hút những sinh viên, học viên xuất sắc, có hồi bão và tâm huyết
...thay đổi cộng đồng và xã hội thơng qua các chính sách ưu đãi (học bổng) và các
hoạt động truyền thông. Kết nối chặt chẽ giữa sinh viên với cựu sinh viên các thế
hệ. Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. tỷ lệ sinh viên/
giảng viên và số lượng sinh viên, giảng viên quốc tế. Đảm bảo tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp có việc làm và mức thu nhập cao hàng đầu trong các trường đại học của
Việt Nam. Xây dựng và phát triển mạng lưới cựu sinh viên lớn nhất và thành đạt
nhất trong cả nước.
Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện
chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Tăng cường đào tạo bằng
tiếng Anh. Chuẩn hóa hệ thống học liệu của từng môn học và cung cấp đầy đủ và
toàn diện hệ thống tài liệu tham khảo/ học liệu tiên tiến nhất cho người học.
Nhanh chóng tiến tới thống nhất một chuẩn mực chất lượng khơng phân biệt các
hình thức đào tạo. Tiên phong trong việc mở các ngành đào tạo và đưa vào
chương trình đào tạo các mơn học mới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đổi mới mạnh mẽ công nghệ và phương thức đào tạo theo hướng tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trên quan điểm lấy người học làm
trung tâm. Bảo đảm người học có quyền lựa chọn cao nhất đối với các chương
trình và nội dung đào tạo. Gắn kết chặt chẽ đào tạo với thế giới việc làm, tăng
hàm lượng thực tiễn trong q trình đào tạo. Cơng nhận văn bằng, tín chỉ, liên
thơng với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
Đẩy mạnh thu hút sinh viên quốc tế. Trước hết tập trung vào trao đổi sinh viên với
các trường đại học trong khu vực và các trường đã có quan hệ hợp tác truyền
thống. Tiếp tục phát triển số lượng du học sinh Lào và Campuchia.
Từng bước mở rộng lĩnh vực đào tạo. Trước hết, phát triển mạnh ngành công
nghệ thông tin, tập trung vào các ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh, tạo nền
móng thâm nhập lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Thúc đẩy nhanh chóng việc giảng dạy
các nội dung về cơng nghệ, kỹ thuật trong các ngành tài chính, du lịch và mơi
trường để tiến tới đào tạo tồn diện các ngành kinh tế này.
3.2 Nghiên cứu khoa học
Phát huy và giữ vững vị thế trung tâm tư vấn chính sách kinh tế và quản trị có uy
tín tại Việt Nam. Sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu của quốc gia trong lĩnh vực
này. Số lượng và doanh thu từ đề tài các cấp, các hợp đồng tư vấn cho Nhà nước,
các địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp là lớn nhất trong các trường đại học
kinh tế. Có ý kiến kịp thời về các vấn đề trọng yếu trong phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Nâng cao vị thế khoa học trên phạm vi quốc tế thông qua việc tăng mạnh số công
bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus, có số cơng trình khoa
học cơng bố trên một giảng viên cao nhất trong số các trường đại học kinh tế và
tiệm cận với các trường đại học lớn trong khu vực. Đưa tạp chí Kinh tế & Phát
triển (bản tiếng Anh) là tạp chí kinh tế đầu tiên của Việt Nam vào hệ thống
Scopus.
Phát triển nghiên cứu khoa học trong Nhà trường theo cả hai hướng hàn lâm và
ứng dụng. Các nghiên cứu hàn lâm chủ yếu phục vụ đăng tải quốc tế trong khi các
nghiên cứu ứng dụng chủ yếu hướng tới nhu cầu tư vấn và giải quyết các vấn đề
thực tiễn trong nước và khu vực. Sự kết hợp giữa hai hướng nghiên cứu này cũng
sẽ được chú trọng triển khai.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, tăng cường đầu tư cho
nghiên cứu. Đảm bảo các cán bộ giảng viên của trường có đủ nguồn lực (tài chính,
cơ sở vật chất và thời gian) để thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Đa dạng hóa
các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học phải trở thành sự
đam mê và ưu tiên hàng đầu đối với đội ngũ cán bộ giảng viên.
Xây dựng trường phái nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông qua
đội ngũ cán bộ nghiên cứu đầu ngành, có đủ năng lực phản ứng trước những vấn
đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như đi đầu trong
các hướng nghiên cứu khoa học mới. Phát triển những nhóm nghiên cứu mạnh
với hạt nhân là các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, có khả năng dẫn dắt các xu
hướng nghiên cứu mới. Có sự kế thừa và tiếp nối chặt chẽ giữa các thế hệ cán bộ
giảng viên.
Tăng cường gắn kết nghiên cứu với đào tạo và thực tiễn. Có cơ chế khuyến khích
đưa các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy một cách nhanh chóng. Ưu tiên thực
hiện các nghiên cứu theo đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh
nghiệp và các tổ chức. Tăng cường phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu
khoa học.
3.3 Nguồn nhân lực
Thu hút, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và tư vấn
đầu ngành. Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học có uy tín, các
cán bộ có bằng tiến sỹ nước ngồi và có cơng bố quốc tế. Cấp kinh phí nghiên cứu
hàng năm cho các nhà khoa học đầu ngành. Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp,
tạo sức thu hút và động lực làm việc sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Tăng
cường liên kết, thu hút giảng viên từ các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp.
Quốc tế hóa đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng cường tỷ trọng giảng viên quốc tế,
tăng số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ được đào tạo ở nước ngồi, có khả
năng giảng dạy bằng tiếng Anh và có cơng bố quốc tế. Thúc đẩy và có chính sách
hỗ trợ việc trao đổi giảng viên với các trường đại học trong khu vực và trên thế
giới. Có những chính sách đột phá trong việc thu hút giảng viên có trình độ quốc
tế đến làm việc tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tăng cường kiến thức thực tiễn của đội ngũ cán bộ giảng viên. Triển khai thực hiện
chế độ mỗi 5 năm, cán bộ giảng viên sẽ được nghỉ giảng 6 tháng hoặc một năm để
nghiên cứu và thâm nhập thực tiễn hoặc đi trao đổi nghiên cứu, giảng dạy ở các
nước phát triển. Tăng cường khả năng tư vấn của đội ngũ cán bộ giảng viên thông
qua các hoạt động phối kết hợp với các đơn vị thực tiễn.
Chuẩn hóa năng lực các vị trí chức danh theo hướng hội nhập, chuyên nghiệp, làm
cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm. Phấn đấu 100% giảng viên
đạt chuẩn, tỷ lệ tiến sỹ đạt 80%. Đánh giá kết quả hoạt động theo các chỉ số kết
quả hoạt động làm cơ sở cho chính sách trả lương, thưởng và khuyến khích. Tăng
tính chuyên nghiệp và văn hóa phục vụ của đội ngũ viên chức hành chính.
Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ để Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân trở thành nguồn cung cấp nhân lực lãnh đạo, quản lý cao cấp cho các cơ
quan quản lý, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Tạo điều kiện
thuận lợi cho cán bộ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát triển thành lãnh đạo
tại các đơn vị ngoài trường.
3.4 Nâng cao vị thế
Xây dựng sản phẩm chiến lược của một số ngành lĩnh vực, ngành đào tạo. Sản
phẩm chiến lược có thể là chương trình đào tạo xuất sắc, cơng trình nghiên cứu
(sách, bài báo), phần mềm, tiêu chuẩn (chuẩn mực)/ sách hướng dẫn ... có tầm
ảnh hưởng rộng lớn và tác động sâu sắc tới cộng đồng và xã hội. Tăng cường sự
thừa nhận và liên thông với các trường đại học quốc tế.
Xây dựng môi trường thuận lợi nuôi dưỡng các ý tưởng kinh doanh và các doanh
nhân trẻ. Cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, văn phòng làm việc, xúc tiến đầu
tư tiên đầu tư,...
Tăng cường các hoạt động truyền thơng nhằm xây dựng hình ảnh về Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân như một sự lựa chọn tốt nhất cho học tập và làm việc. Khai
thác hiệu quả các giá trị truyền thống và mạng lưới cựu sinh viên của Nhà trường.
Các hoạt động truyền thông phải gắn kết chặt chẽ với các sự kiện, thành tích trong
các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và tư vấn.
3.5 Tài chính
Tích cực mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu. Từng bước tiến tới đồng bộ mức học
phí giữa các hệ đào tạo chính quy, phi chính quy và chất lượng cao. Có những
chính sách hỗ trợ các sinh viên vượt khó có thành tích cao, chính sách học bổng
mỗi học kỳ. Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo và
khai thác cơ sở vật chất.
Từng bước cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ. Tập trung chi cho các hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Đầu tư có trọng điểm vào
những chương trình, hoạt động mang lại uy tín, vị thế và nguồn thu cho Nhà
trường. Áp dụng các biện pháp quản lý để đảm bảo chi tiêu có hiệu quả, phát
triển bền vững. Cân đối thu chi để đảm bảo sự bền vững về tài chính của Nhà
trường.
Cơ chế quản lý tài chính minh bạch cơng khai. Đảm bảo việc phân bổ thu chi công
khai, công bằng giữa các đơn vị trong toàn trường. Thực hiện phân phối cho cán
bộ giảng viên, viên chức người lao động theo kết quả hoạt động.
Từng bước tăng cường cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị theo mơ hình phát
triển của Nhà trường. Đảm bảo cho các đơn vị có đủ nguồn lực để phát huy tính
sáng tạo, chủ động thực hiện chiến lược phát triển chung của Nhà trường.
3.6 Hệ thống quản trị
Từng bước trở thành trường đại học thông minh. Tái cấu trúc đi đôi với xây dựng
một hệ thống quản trị hiện đại, chuyên nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thơng tin. Xây dựng và thực hiện lộ trình tái cấu trúc một cách khoa học và hợp lý,
đảm bảo q trình này được tiến hành với ý chí và nguyện vọng thống nhất của
tập thể sư phạm Nhà trường.
Triển khai thực hiện hệ thống mô tả công việc, đánh giá và trả lương theo vị trí
việc làm. Xây dựng hệ thống quản trị thông minh trên nền tảng ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, hồn thiện và sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý tổng thể đi
đôi với tối ưu hóa, đơn giản hố các thủ tục hành chính. Tăng cường giám sát,
đánh giá mọi mặt hoạt động của Nhà trường nhằm đảm bảo sự minh bạch, liêm
chính và hiệu quả. Gắn kết hoạt động của Nhà trường với các tổ chức thực tiễn.
Nhà trường cần trở thành tiêu điểm gắn kết với xã hội đảm bảo tận dụng các
nguồn lực một cách có hiệu quả, nâng cao đóng góp của Nhà trường đối với xã
hội.
C.KẾT LUẬN
Là một ngơi trường đại học có lịch sử lâu đời cũng như trải qua nhiều sự thay đổi,
biến đổi không ngừng từ tên gọi, phương thức cũng như luôn đổi mới, cập nhập,
đi theo thời đại. Đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật cũng như có một vị thế nhất
định trong các trường đại học trong nước; được Nhà nước, Chính phủ tin tưởng
và giao cho nhiều nhiệm vụ trong việc giáo dục những chủ nhân tương lai của đất
nước. Được xem như là một trong những trường top trong công cuộc đào tạo sinh
viên về các ngành kinh tế. ĐH KTQD đã và đang áp dụng những gì tốt nhất, hiệu
quả nhất trong cơng cuộc xây dựng và phát triển trường về mọi mặt. Để đạt được
những mục tiêu to lớn đó, cần quán triệt quan điểm toàn diện nhằm phát triển
nhanh và bền vững trong công cuộc điều hành hoạt động của trường cũng như sự
phát triển trong tương lai.
Nghiên cứu đề tài: “Quan điểm tồn và sự vận dụng vào q trình xây dựng và
phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân.” Sau q trình nghiên cứu tài liệu, số
liệu, có sự liên hệ với thực tế, bài tiểu luận đã tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
1.
2.
3.
Hệ thống hóa một cách chọn lọc về cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
cũng như vấn đề sự vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển
trường ĐH KTQD.
Tìm hiểu về trường ĐH KTQD về lịch sử, những vấn đề cần chú trọng,
những thành tựu, bất cập còn tồn tại trong quá trình xây dựng và phát
triển của Trường.
Các phương hướng, giải pháp của trường tiếp tục quá trình phát triển
trong giai đoạn mới.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, em mong đã có thể khái quát một cách ngắn gọn
nhất về quan điểm toàn diện cũng như giới thiệu cho mọi người về ngôi trường
ĐH mà em đang học. Bên cạnh đó, cũng giúp em hiểu rõ hơn về ngơi trường về
mọi lĩnh vực và cách áp dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và
phát triển của trường ĐH KTQD. Và cũng mong phần nào nêu ra được ý kiến của
bản thân và những gì thu thập được về các bất cập còn tồn tại, phương hướng,
giải pháp cho nhà trường.
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
Giáo trình Triết học Mác- Lênin – NXB Chính trị quốc gia-HN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (2020 –
2030)