Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm toàn diện và sự vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
-------o0o-------

TIỂU
LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN
Đề tài: Quan điểm toàn diện và sự vận dụng

vào quá trình xây dựng và phát triển trường
Đại học Kinh tế Quốc dân

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Phương Ngân
: 11193694
: Triết học Mác-Lênin(219)_21
: Ths.Nguyễn Văn Thuân

Hà Nội - 2020
1


MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………… 3


I.

Sơ lược tính yêu cầu của tiểu luận

II.

Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận

III. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
IV. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

B.

NỘI DUNG…………………………………………….5
CHƯƠNG I. Lý luận chung về quan diểm toàn diện 5

I.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến……………….

5

II.

Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết
học………..6

III.

Quan điểm toàn diện của Chủ nghĩa Mác –


Lênin…8

CHƯƠNG II. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế
Quốc dân…………………………………...9
I.

Giới thiệu
chung............................................................9

II.

Lịch sử hình
thành…………………………………...9

III. Sứ mệnh..........................................................10
CHƯƠNG III. Quá trình xây dựng và phát triển...10
2


I.

Nội
dung.......................................................................10

II.

Thành
tựu…………………………………………...11


CHƯƠNG IV. Phương hướng, quá trình phát triển
trong tương lai và việc vận dụng quan điểm toàn
diện ……………………………………………...12
I.

Mục
tiêu……………………………………………..12

II. Những hạn chế, bất cập……………………………...13

III. Vận dụng quan điểm toàn diện vào phương hướng giải
quyết………………………………………………….13

CHƯƠNG V. Kết luận.............................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................16

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của sự phát triển. Trước
Các Mác, vấn đề bản chất của phát triển chưa được giải đáp một cách khoa
học. Khi hình thành quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, làm nên lịch sử của con
người. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì khả năng chiếm lĩnh và sử
dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng
nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con
3


người tự hồn thiện chính bản thân họ. Dưới sự phát triển tồn diện, thế
giới đã diễn ra nhiều cơng cuộc đổi mới và tồn cầu hóa. Đơ thị hóa nhanh,

công nghệ và giáo dục phát triển là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
sự phát triển của một quốc gia. Đặc biệt trong úa trình hội nhập kinh tế
quốc tế, nhu cầu tìm hiểu tri thức của nhân loại càng được mở rộng. Theo
Leonardo da Vinci: “Học hỏi là điều duy nhất mà trí tuệ khơng bao giờ mệt
mỏi, không bao giờ sợ hãi, và không bao giờ nuối tiếc.”, nhờ có tri thức
con người dần hồn thiện sự hiểu biết và nhân phẩm của bạn thân, từ đó
góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng, đất nước.
Trong xu thế phát triển đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, top những
ngôi trường đào tạo trong khối ngành kinh tế ở Việt Nam, trong suốt một
quá trình xây dựng và phát triển không ngừng đã cống hiến nhiều đóng góp
to lớn cho nước nhà. Chúng ta biết răng, theo quan điểm toàn diện, trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt,
nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh
được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều
trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn,
nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong
thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn. Nhận
thức được tầm quan trọng của quan điểm nhận thức đối với quá trình phát
triển của đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói
chung, em quyết định lựa chọn đề tài: “Quan điểm toàn diện và sự vận
dụng vào quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc
dân”.
Nghiên cứu tiểu luận dựa trên quan điểm toàn diện của chủ nghĩa MácLênin, phương pháp logic về lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp và
phương pháp đối chiếu so sánh. Đồng thời, em cũng trao đổi ý kiến và
tham khảo tư liệu để làm sáng tỏ đề tài cần nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã cố gắng đưa ra những dữ liệu,
những phân tích, những tài liệu tham khảo trong sách, nguồn internet, bài
giảng của thầy… và nhiều nguồn khác. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh diễn
biến phức tạp và hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên chắc chắn bài
làm sẽ có nhiều sai sót. Rất mong thầy góp ý thêm để em có thể hồn thiện

đề tài tốt hơn. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn
4


Văn Thuân đã tậ tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận
này!

NỘI DUNG
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

I.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách
rời, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có
5


sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là hời hợt, bề ngồi
mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa
nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển
hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh
thể thơng nhất. Các sự vật hiện tượng và q trình cấu thành thế giới đó
vừa tách biệt nhau vừa có sựu liên kết qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn
nhau.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự
liên hệ quan lại giữa các sự vật hiện tượng và là tính thống nhất vật chất

của thế giới.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,
tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trính, mà
nó cịn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong
và mối liên hệ bên ngồi, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và
mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của
thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự
tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian,
có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có
mối liên hệ giữa các sựu vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác
nhau của sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua
nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với
nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình
tương ứng.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa
các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự
vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của
sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sựu vật, các hiện
tượng khác nhau, nói chung nó khơng có ý nghĩa quyết định. Hơn nữa, nó
6


thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với
sự vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có
nghĩa là phủ nhận hồn tồn vai trị của mối liên hệ bên ngoài đối với sự
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa
nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các loại liên hệ
khác nhau có thể chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa như vậy có thể diễ ra
hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động

khác quan của chính sự vật và hiện tượng.
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự
nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người, phép biện chứng duy vật, tập
trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính chất phổ biến.
Những hình thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác
nhau của thế giới là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
II.

Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học

Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học Trong lịch sử Triết học, trả
lời cho câu hỏi: “Thế giới xung quanh ta có vơ vàn sự vật, hiện tượng và
quá trình khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau hay
khơng?” đã có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tựu trung lại, có thể chia
thành hai nhóm quan điểm về mối liên hệ: Đó là quan điểm siêu hình và
quan điểm biện chứng. Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các
sự vật, hiện tượng và quá trình trong thế giới hiện thực tồn tại biệt lập, tách
rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia mà khơng có bất kỳ một sự tác
động qua lại nào. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là
những biểu hiện bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên. Đại diện nổi bật của
những người theo quan điểm siêu hình về mối liên hệ có thể kể đến các nhà
triết học Thomas Hobbes (1588-1679), Rene Descartes (1596-1650) và
Baruch Spinoza (1632-1677). Cũng thuộc quan điểm siêu hình, một số nhà
7


triết học có thừa nhận các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và
mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên giữa chúng không diễn ra
được q trình chuyển hóa lẫn nhau, khơng liên hệ lẫn nhau, không thể
thâm nhập vào nhau và chúng luôn tồn tại độc lập. Quan điểm siêu hình đã

phủ nhận mọi sự biến đổi của giới tự nhiên, sự vật hiện tượng khơng thể có
sự phát triển, nếu có chăng cũng chỉ là tương đối. Do vậy, họ “chỉ nhìn thấy
những sự vật riêng biệt mà khơng nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong
của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà
quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khơng
thấy rừng”[24, tr. 39]. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 20,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đối lập với quan điểm siêu hình, các nhà
triết học có cái nhìn biện chứng về mối liên hệ và tìm cách lý giải cho
nguồn gốc của các mối liên hệ. Cho rằng, các sự vật hiện tượng có mối liên
hệ với nhau các nhà triết gia Hy lạp cổ đại đi tìm mối liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng từ yếu tố bản ngun hay cơ sở đầu tiên, đó là “nước”
(Thales), “khí” (Anaximen), “Apeiron” (Anaximandre), “lửa” (Hêraclít)...
Đến hệ thống triết học cổ điển Đức, phép biện chứng duy tâm khách quan
xuất hiện ở triết học Kant và hoàn thiện trong triết học Hêghen với phương
pháp biện chứng là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về mối
liên hệ, song hạn chế trong hệ thống triết học duy tâm của ông chính là sự
phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có
của sự liên hệ của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế
giới không phải là vật chất mà là "ý niệm tuyệt đối" hay "tinh thần thế
giới". Như vậy, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau về mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong lịch sử triết học. Mặc
dù những quan điểm trên chưa phản ánh đúng đắn, chưa có cái nhìn tồn
diện về mối liên hệ, thậm chí có những quan điểm sai lầm khi không thừa
nhận mối liên hệ, nhưng đó cũng là tiền đề cho Chủ nghĩa Mác kế thừa để
xây dựng nên phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó,
8


nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
là một trong những nguyên lý phản ánh thế giới một cách đầy đủ và đúng

đắn nhất.

III. Quan điểm toàn diện của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ
bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được
xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính
khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ
và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy. Khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm
tồn diện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến
diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về
bản chất hay về tính quy luật của chúng. Quan điểm toàn diện cũng yêu
cầu, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh chủ nghĩa chiết trung
và thuật ngụy biện. Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đều là
những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong việc xem
xét các sự vật, hiện tượng. Nắm chắc quan điểm toàn diện khi xem xét sự
vật, hiện tượng sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, tồn diện về sự vật
và hiện tượng đó.

Chương II
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN
I.

Giới thiệu chung

9


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University)

vinh dự là một trong những trường đại học về đào tạo khối ngành kinh
tế và quản lý tại Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu
kinh tế chun sâu, tư vấn các chính sách vĩ mơ cho Nhà nước Việt
Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.
II.

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài
chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam
trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

10


Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ
Giáo dục.
Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại
học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học
và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định
số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
III.

Sứ mệnh

Sứ mệnh: Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về
kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học
của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho
xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và

chuyển giao cơng nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng,
đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Chương III
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
I. Nội dung
Trường Đại học KTQD thành lập năm 1956 với tên gọi Trường Kinh tế
Tài chính. Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một
trong những trường đại học top đầu của Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3
nhiệm vụ chính là:
11


1. Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mơ
2. Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và
sau đại học

3. Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế
II. Thành tựu
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân ln ln giữ vững vị trí là:


Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý
kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các
chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng

thường xuyên tổ chức các khố bồi dưỡng chun mơn ngắn hạn về
quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh
nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

 Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều
thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh
tế thị trường và có khả năng tiếp thu các cơng nghệ mới. Trong số
những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ
những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ và các doanh nghiệp.

Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định
chính sách kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa
phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển
khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt
Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan
trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại
học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
– Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị
kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các
tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu
rộng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến tồn bộ cơng cuộc đổi mới
12


được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan
thực tiễn.
Không chỉ thế, ngôi trường còn vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao
quý của Đảng và Nhà nước:
* Huân chương Lao Động hạng ba (năm 1972)

* Huân chương Lao Động hạng nhì (năm 1978)
* Huân chương Lao Động hạng nhất (năm 1983
* Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1986
* Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1991)
* Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1996)
* Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000)
* Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001)
* Huy chương Hữu nghị Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1987,
2008)

Chương IV
PHƯƠNG HƯỚNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRONG
TƯƠNG LAI VÀ VIỆC VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
I.

Mục tiêu

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mang tầm nhìn trở thành đại học theo
định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 trường đại
học hàng đầu của Việt Nam, trở thành một trong 100 trường đại học tốt
nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo
chuẩn mực xếp hạng quốc tế, hướng tới kiểu mẫu trường đại học quốc tế, tự
chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp.
Mục tiêu phát triển của trường trong tương lai:
* Mục tiêu chung: Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng
điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả
nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa
ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và
quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phục vụ có hiệu quả

nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
13


* Các mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo tồn diện, chuẩn hố đội ngũ giảng
dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành,
chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan
toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo.
- Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu
khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu
của Việt Nam.
- Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo,
nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về
kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học,Viện nghiên
cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có
hiệu quả với các trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế
trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và khơng ngừng nâng
cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước.
- Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và
các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ
bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ
thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống dịch vụ chất lượng cao.
II.

Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những thành tích đáng biểu dương, nhà trường vẫn gặp phải
một số hạn chế và bất cập trong q trình phát triển, có thể kể tên một vài
hạn chế như sau:

- Cơ sở vật chất hiện đại và tiện nghi, tuy nhiên lại chưa đủ đáp ứng
hết nhu cầu sử dụng trong quá trình học tập của tồn bộ sinh viên
- Thư viện số chưa cập nhật các đầu sách một cách đầy đủ và liên tục
- Cịn nhiều bất cập trong cơng tác tổ chức và đào tạo
III.

Vận dụng quan điểm toàn diện vào phương
án giải quyết
và phương hướng phát triển trong tương lai

Như em đã đề cập ở chương I, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta
nhận thức về sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và sự tác động qua lại giữa sự vật đó
với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, chỉ
trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, Chẳng hạn, muốn nhan
thức đúng đắ và đầy đủ tri thức của triết học, chúng ta cần phải tìm ra mối
14


liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác với tri thức cuộc
sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ các tri thức khoa
học khác và hoạt động của con người.
Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các
mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù
hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển.
Đối với phương hướng phát triển trong tương lai của Đại học Kinh tế
Quốc dân, quan điểm toàn diện đóng một vai trị quan trọng như một định
hướng phát triển tồn diện. Theo quan điểm tồn diện, q trình xây dựng
và phát triển của trường phải được phân chia thành từng giai đoạn phát
triển như xây dựng nền tảng vững chắc, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao

trình độ chun mơn và học vấn,…Trên cơ sở đó, có thể tìm ra phương
pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển có
lợi hay có hại đối với mái trường. Ví dụ giả thiết như việc khi trường quá
tập trung vào đào tạo chuyên môn học vấn viên mà quên đi một việc cũng
rất cần thiết đó là cung cấp cho sinh viên cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng
nhu cầu học tập làm việc một cách toàn diện nhất như thư viện, phòng học,
khu học tập nghiên cứu tự do,…Nhận thấy điều đó, nhà trường đã cho khởi
cơng trung tâm đào tạo bao gồm tịa nhà A1 là khu hành chính, văn phịng
của các thầy cơ, tịa nhà A2 là khu vực giảng đường và thư viện số hiện đại
mang tên hiệu trưởng danh dự của trường thư viện Phạm Văn Đồng. Chính
sự nhận biết kịp thời và chuẩn xác của nhà trường đã giúp giải quyết các
vấn đề trong quá trình cơng tác và nghiên cứu học tập của hàng ngàn giảng
viên, sinh viên.
Khơng những thế, quan điểm tồn diện cịn giúp trường khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Do vậy, hiện tại và tương lai, trường ngày càng nắm bắt được
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu phát huy những nỗ lực khơng ngừng nghỉ
trong q trình đào tạo những củ nhân Kinh tế xuất sắc nhằm phục vụ nhu
cầu, lợi ích của tồn xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh và tươi đẹp.
Tuy nhiên, “Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có. ”
(Voltaire), ngơi trường vẫn đang cố gắng khắc phục những hạn chế, bất cập
cịn ở đó như vấn đề đào tạo, hệ thống quản trị, nghiên cứu khoa học, tài
chính,...với những lộ trình rõ ràng:
+ Giai đoạn 1: 2020 – 2025. Tập trung tái cấu trúc để thành lập các
trường dựa trên các lĩnh vực đào tạo truyền thống bao gồm: Trường Kinh
doanh; Trường Kinh tế và Quản lý công; Trường Khoa học và Công
nghệ. Một hoặc hai trường khác có thể được thành lập tùy thuộc vào điều
kiện và quy định pháp lý.
- Triển khai và hoàn thành các thủ tục xin phép phát triển cơ sở 2.

15


- Phát triển cơ sở vật chất cho trung tâm khởi nghiệp sáng tạo (theo
hướng các vườn ươm doanh nghiệp)
+ Giai đoạn 2: 2026 – 2030. Phát triển và xây dựng mới các mơn học/
khoa/ bộ mơn có liên quan nhiều đến công nghệ như: công nghệ thông
tin (khoa học máy tính, cơng nghệ phần mềm, mạng và truyền thơng); du
lịch và khách sạn (quy hoạch, kiến trúc, quản lý kỹ thuật); cơng nghệ
mơi trường (xử lý nước thải, khí thải, ứng phó biến đổi khí hậu). Thành
lập thêm một hai trường trực thuộc theo hướng mở rộng sang các lĩnh
vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Luôn chú trọng sự gắn kết trong
đào tạo giữa kinh tế, quản lý và kỹ thuật công nghệ.
Tin rằng với sự vận dụng quan điểm toàn diện vào phương hướng
chiến lược trong tương lai, trường Đại hcoj kinh tế Quốc dan sẽ ngày
càng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là con chim đầu đàn trong khối
trường đào tạo khối ngành Kinh tế tại Việt Nam và khu vực vươn tầm
quốc tế.

Chương V
KẾT LUẬN
Như vậy thơng qua đề tài “Quan điểm tồn diện và sự vận dụng vào quá
trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân”, chúng ta
đã nhận thấy mối liên hệ giữa quan điểm toàn diện và quá trình xây dựng
và phát triển của mái trường danh giá này là hết sức gắn bó, liên hệ chặt
chẽ với nhau. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những nỗ lực cố gắng
của trường và che mờ những bất cập, hạn chế cịn ở đó chờ được khắc
phục.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide bài giảng của Ths. Nguyễn Văn Thuân Khoa Lý luận Chính trị
Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16


3. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân

(ngày truy cập 27/4/2020)

17



×