Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và sự vận dụng quan điểm toàn diện của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 7 trang )

Môn: Triết học
Hãy phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và sự vận
dụng quan điểm toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới đất nước.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng
và các khoa học nói chung. Theo Ph.Ănghen:"Phép biện chứng là phương
pháp màđiều căn bản là nó xem xét những sự vật và nhữn phản ánh của chúng
trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng
buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng". Là cơ sở của
nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để
nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện
thực, đưa lại chìa khoáđể nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ
biến trong lĩnh vực và có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép
biện chứng duy vật không chỉđưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các
nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu màđồng thời còn làđiểm
xuất phát đểđánh giá những kết quảđạt được.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến - một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là
một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động
qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng
dùđa dạng và khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác
nhau của một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi. Ngay bản thân ý thức vốn
1
không phải là vật chát nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của một
thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộóc con người, nội
dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài.
Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách


quan vốn có của bản thân chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ
biến và tính phổ biến ấy được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
Xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng
biệt, song chúng tồn tại không phải trong trạng biệt lập tách rời tuyệt đối với
các sự vật hiện tượng khác. Ngược lại, trong sự tồn tại của mình thì chúng tác
động lẫn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng khác. Chúng
vừa phụ thuộc nhau, chếước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển.
Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ănghen đã khẳng định: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được
là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và
việc các vật thểấy có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể
này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động".
Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia, dân tộc nào mà
không có mối quan hệ, liên hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi mặt của đời
sống xã hội. Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc.
Trên thế giới đã vàđang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi
mặt của đời sống xã hội. Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau,
tác động lẫn nhau trên con đường phát triển của mình.
Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự
vật hiện tượng đều được tạo thành bởi nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác
nhau và các nhân tố, bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ mà chúng được tổ chức
sắp xếp theo một lôgíc nhất định, trật tự nhất định để tạo thành chỉnh thể. Mỗi
biện pháp, yếu tố trong đó mà có vai trò vị trí riêng của mình, lại vừa tạo điều
kiện cho các bộ phận, yếu tố khác. Nghĩa là giữa chúng có sựảnh hưởng, ràng
2
buộc tác động lẫn nhau, sự biến đổi bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật
hiện tượng sẽảnh hưởng đến bộ phận khác vàđối với cả chỉnh thể sự vật, hiện
tượng.
Xét về mặt thời gian, mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới
nói chung trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn,

các thời kỳ khác nhau và các giai đoạn đó không tách rời nhau, có liên hệ làm
tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này làm mởđầu cho giai đoạn khác
tiếp theo. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại -
tương lai (hiện tại chẳng qua là bước tiếp theo của quá khứ và là bàn đạp cho
tương lai).
Qua điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,
tính phổ biến vốn có của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình
mà nó còn nêu rõ tính phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại
đó. Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành
từng loại khác nhau tuỳ tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay
hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp… khái quát lại có
những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên ngoài, chủ yếu - thứ
yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản chất, ngẫu
nhiên- tất nhiên. Trong đó có những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu,
bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Triết học Mác xít đồng thời cũng
thừa nhận rằng các mối liên hệ khác nhau có khả năng chuyển hoá cho nhau,
thay đổi vị trí của nhau vàđiều đó diễn ra có thể là sự thay đổi phạm vi bao
quát sự vật, hiện tượng hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của sự
vật hiện tượng đó.
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng
chúng ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật
hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
3
Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong
mối liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải
phát hiện ra những mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các
giai đoạn khác nhau của bản thân sự vật. Lênin đã khẳng định: "Muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối
liên hệ và quan hệ của sự vật đó". Để nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng

cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời
kỳ, giai đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng
hữu hạn các mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương
đối, không đầy đủ và cần phải được hỏi chúng ta phải phát hiện ra không chỉ
là mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò, vị
trí của mỗi loại liên hệđối với sự phát triển của sự vật. Cần chống cả lại
khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng nhưđánh giá ngang bằng vị
trí của các loại quan hệ.
Về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện
tượng cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như
mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy,
cần phải xác định, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương
tiện để giải quyết sự vật. Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt
động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn đều và chính sách có trọng
tâm, trọng điểm. Vừa chúý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết lựa chọn
những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải
quyết những vấn đề khác.
Trong thời kỳđẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới của cách mạng
Việt Nam hiện nay, nếu không phân tích toàn diện những mối liên hệ, tác
động sẽ không đánh giáđúng tình hình nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong
từng giai đoạn cụ thể và do vậy không đánh giá hết những khó khăn, những
4
thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhận thức và quán triệt quan điểm toàn diện trong lãnh đạo sự nghiệp
đổi mới của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cần phải đổi mới
toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng tăng trưởng kinh tếđi
liền với thực hiện công bằng xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội, đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi tới bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc,
vừa chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, vừa giương cao ngọn cờđộc lập tự chủ,

an ninh quốc phòng… trong đó xác định phát triển kinh tế là trọng tâm.
Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt,
các lĩnh vực của quá trình đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng cũng đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa
xã hội là khâu đột phá, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh
vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới kinh tế là trọng
tâm. Có thể khẳng định đây là sự vận động và quán triệt quan điểm toàn diện
trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới vàđem lại những thắng lợi to lớn cho sự
nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam. Đất nước ta trong giai đoạn
quáđộđi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với nền sản
xuất nhỏ, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Để lãnh đạo thành công sự
nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ giữa "chính sách dàn
đều" và"chính sách trọng điểm", trong đó xác định phát triển kinh tế là trọng
tâm.
Thực tiễn 19 năm đổi mới ở nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác
nhận tính đúng đắn của những quan điểm trên. Khi đề cập tới những vấn đề
này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xét
trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từđổi mới về tư duy chính trị
trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có
sựđổi mới đó thì không có mọi sựđổi mới khác. Song, Đảng ta đãđúng khi tập
5
trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụđổi mới kinh tế, khắc
phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cần thiết về vật chất và tinh
thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân
dân, tạo thuận lợi đểđổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội".
Chúng ta có thể thấy sựổn định, đứng vững và từng bước phát triển của
đất nước trước những biến cố của thế giới đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước Đông Âu để thể hiện rõ sựđúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
trong lãnh dạo sự nghiệp đổi mới. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước
Đông Âu bị sụp đổđó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung,

quan liêu, bao cấp, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội với tư cách là một xã
hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Nước ta đã có một thời kỳ chìm sâu trong cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp và một loạt những điều chỉnh trong thời
kỳđổi mới của Đảng và Nhà nước đãđưa đất nước dần thoát khỏi tình trạng
nghèo đói, đời sống của người dân được nâng cao.
Quan điểm toàn diện còn được Đảng ta nhận thức và quán triệt ngay
trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là việc Đảng và Nhà nước vẫn
thừa nhận vai trò tích cực của các thành phần kinh tế khác cũng như thừa
nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, trong đóĐảng ta vẫn
đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng hình thức sở hữu công cộng với vai trò
chủđạo là thành phần kinh tế quốc doanh trong cơ chế thị trường hiện nay,
đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên chính thức của
WTO, đây là một thách thức rất lớn đối với một nước có thể nói là chậm phát
triển, lạc hậu như Việt Nam chúng ta. Và như thế, việc nhận thức và quán triệt
tốt nguyên tắc toàn diện của Đảng cóý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới
của nước ta trong thời gian tới. Việt Nam sẽ là nơi thu hút rất lớn vốn đầu tư
của nước ngoài cũng như chúng ta sẽ trở thành đối tác của rất nhiều quốc gia
kể từ khi gia nhập WTO, điều đó có nghĩa việc phát triển nền kinh tế nhiều
6
thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Dảng và Nhà nước phải có chính sách, đường lối phù hợp để thành phần kinh
tế quốc doanh vẫn giữđược vai trò chủđạo, tạo đà cho sự phát triển của đất
nước, đồng thời, bên cạnh đó với việc đầu tư của các tập đoàn tư bản nước
ngoài vào Việt Nam thì việc đưa ra những chính sách điều chỉnh nhằm ổn
định, phát triển kinh tếđất nước là nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước mắt
chúng ta. Việc kết hợp chặt chẽ "chính sách dàn đều" và "chính sách trọng
điểm" cóý nghĩa rất quan trọng trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta
thời gian tới.
Từ những điểm trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá trình

hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương
pháp luận để nhận thức sự vật và sự vận dụng, quán triệt nguyên tắc trên của
Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước đãđem lại rất nhiều thành công, đưa
đất nước phát triển đi lên với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
7

×