Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BƠI CỰ LY 400 TRƯỜN SẤP LỨA TUỔI 13 1 4 ĐỘI TUYỂN HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.82 KB, 69 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam chúng ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng
và nhà nước chủ trương phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi trọng kinh tế tri thức. Quan tâm và phát
triển toàn diện các mặt văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng.
Thể dục thể thao là một lĩnh vực văn hóa phản ánh đời sống văn hóa, kinh
tế, chính trị của cả quốc gia, đặc biệt phải nói đến thể thao thành tích cao.Trong
những năm gần đây, thể thao thành tích cao đã có những bước phát triển vượt
bậc, điều đó được thể hiện qua các kì đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế
giới. Đoàn thể thao Việt Nam của chúng ta tham gia và đã đạt được nhiều thành
tích đáng tự hào, nâng cao được vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, đất nước ta đang trên đường xây dựng và phát triển, trước mắt
cịn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ khoa học cơng nghệ phát triển chưa cao,
thể dục thể thao cũng nằm chung thực trạng đó. Để đưa nền thể thao của nước ta
ngày một phát triển, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, đường lối,
chiến lược phát triển, từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy và hệ thống
nhằm đưa ngành thể dục thể thao phát triển lên tầm cao mới.
Hải Phòng là thành phố trọng điểm, nằm trong trục kinh tế duyên hải Bắc
Bộ, có nhiều ý nghĩa trong việc ổn định chính trị, an ninh quốc phịng trong khu
vực. Đời sống kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của nhân dân ln được coi trọng
và phát triển. Để hồn thành được những nhiệm vụ đó, Đảng và nhân dân thành
phố Hải Phịng nhiều năm nay ln thi đua ra sức xây dựng thành phố phát triển
toàn diện về mọi mặt.
Thể thao Hải Phòng cũng đạt được những kết quả hết sức tự hào, các vận
động viên của Hải Phòng tham gia thi đấu và thành công ở các đấu trường khu
vực và châu lục đã đem lại nhiều huy chương và thứ hạng cao, mang vinh quang
về cho nước nhà.
Bơi lội là một trong nhiều môn thể thao trọng điểm của Hải Phòng được
tiếp nối những truyền thống quý báu từ cha ông để lại, từ những chiến thắng vẻ


vang trận Bạch Đằng giang lịch sử, đến những phong trào câu lạc bộ, xã điểm


2

phổ cập bơi phục vụ cho lao động và chiến đấu trong kháng chiến. Ngày nay
phong trào tập luyện bơi lội đã rộng khắp trong nhân dân, nhiều cơng trình bể
bơi được xây dựng phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân và thi đấu thể thao,
các chương trình xóa mù bơi đề phịng chống đuối nước, các lớp học bơi phổ
cập được tiến hành ngay trong các trường tiểu học, tổ dân cư, khu phố. Đó là
những điều kiện tốt để phát triển cao hơn nữa môn bơi cho thành phố Hải
Phịng.
Tuy nhiên, mảng thể thao thành tích cao trong mơn bơi của thành phố Hải
Phịng lại có biểu hiện phát triển chậm, điều đó được phản ánh rõ nét qua các
cuộc thi đấu cấp quốc gia. Các vận động viên bơi của Hải Phòng mới chỉ giành
được huy chương ở các giải nhóm tuổi và giải trẻ, cịn ở các giải vơ địch quốc
gia và đấu trường khu vực thì hầu như chỉ đạt thứ hạng trung bình. Điều này đặt
cho bộ mơn Bơi Hải Phịng những khó khăn cần phải khắc phục để vượt qua.
Trải qua cơng tác thực tiễn tại Hải Phịng nhiều năm qua, chúng tơi thấy
việc áp dụng các cơng trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào bộ mơn Bơi cịn
hạn chế, công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại vận động viên, tuyển chọn và đào
thải của quá trình huấn luyện cịn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất khoa học
cao. Đây thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách cho mơn Bơi của Thành phố
Hải Phịng. Việc lựa chọn các bài tập, các phương pháp phát triển chuyên môn
nhất là sức bền chuyên môn cho các vận động viên thực sự là vấn đề cấp thiết.
Qua nghiên cứu tìm hiểu cho tơi thấy, đã có cơng trình nghiên cứu của tác
giả: Đỗ Ngọc Hà( năm 2013) về lĩnh vực chuyên môn cùng hướng nghiên cứu
của đề tài, nhưng mới chỉ dừng lại ở nội dung hẹp, việc tiếp tục và mở rộng theo
khía cạnh khác là cần thiêt. Đồng thời việc nghiên cứu sức bền chuyên môn cho
vận động viên Bơi Hải Phòng còn bỏ ngỏ.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huấn
luyện, đào tạo vận động viên cho đội tuyển Bơi Hai Phịng, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên Bơi cự ly 400 mét tự do tuổi 13-14 của Thành
phố Hải Phòng”


3

1. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng sức bền chuyên môn
của nam vận động viên Bơi cự ly 400m tự do tuổi 13-14 của Thành phố Hải
Phòng. Đề tài sẽ lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn phù hợp
cho đối tượng nghiên cứu, qua đó đề xuất các bài tập vào nội dung huấn luyện
sức bền chuyên môn giúp cho quá trình huấn luyện đạt kết quả tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài xác định 2 mục tiêu nghiên cứu sau:
2.1 Thực trạng công tác phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV
bơi lội cự ly 400m trườn sấp lứa tuổi 13 - 14 Hải phòng.
2.1.1. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV bơi lội cự ly 400m
trườn sấp lứa tuổi 13 - 14 Hải Phòng
2.1.1.1. Xác định test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bơi
cự ly 400m trườn sấp.
2.1.1.2. Thực trạng sức bền chuyên môn của các nữ VĐV bơi lội cự ly
400m trườn sấp lứa tuổi 13 - 14 Hải Phòng
2.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triểnsức bền chuyên môn cho
nam VĐV bơi lội cự ly 100m trườn sấp lứa tuổi 13 - 14 Hải Phòng
2.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam VĐV bơi cự ly 400m trườn sấp lứa tuổi 13-14 đội Hải Phòng
2.2.1. Nghiên cứu lựa chọn bài tập.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
2.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tác động của bài tập đã lựa chọn
nhằm phát triển sức bền cho nam VĐV bơi cự ly 400m trườn sấp lứa tuổi 13 –
14 đội tuyển Hải Phòng.


4

1 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm cơ bản trong huấn luyện vận động viên bơi
1.1.1 Đặc điểm vận động trong bơi
Bơi lội là môn thể thao hoạt động trong môi trường nước, chịu tác động
như độ nổi, lực cản, áp lực của nước. Do đó muốn đạt tốc độ cao, cơ bắp cần
phải nỗ lực. Trong khi bơi con người luôn phải chịu tác động của lực cản: như
lực cản do ma sát, đó là lực tác dụng giữa vật thể với nước khi chuyển động
tương đối với hướng vận động; lực cản do chênh lệch áp lực, đó là khi vận động
do chênh lệch áp lực phía trước và phía sau của cơ thể; lực cản do sóng, khi vận
động ở giữa hai mơi trường nước và khơng khí, mà nước có mật độ lớn hơn 800
lần so với khơng khí nên khi cơ thể chuyển động và thực hiện động tác, sẽ làm
cho một bộ phận nước nhơ lên cao phía khơng khí và cao hơn mặt nước tạo
thành đỉnh sóng, cùng lúc đó, trọng lượng của nước ép xuống mặt nước hình
thành chân sóng. Lực cản của cơ thể, thể hiện khi chuyển động trong nước, được
tính theo cơng thức: F = V2 x K x S (F: Lực cản, V: Tốc độ, K: Hệ số đậm đặc
của nước, S: Tiết diện cơ thể tiếp xúc). Vì vậy trở lực (lực cản và tiết diện cơ
thể) nhỏ, sức mạnh cơ bắp lớn là yếu tố tạo tốc độ nhanh. Đặc biệt khi bơi cơ
thể ở tư thế nằm ngang, máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho cơ thể dễ
dàng hơn. Các thử nghiệm y học cho thấy: Cùng VĐV bơi, nếu tập thể lực trên
cạn và thể lực dưới nước thì thể tích của tim lúc hoạt động ở dưới nước tăng
11,2% (Đối với phi công vũ trụ tăng 38%). Tần số tim cũng khác, cùng một khối

lượng, công năng như nhau, mạch đập tim khi hoạt động trên cạn đạt 220
lần/phút, trong khi bơi chỉ đạt 200 lần/phút. Tương tự, các chỉ số axit lactic trong
máu ở VĐV bơi đều thấp hơn VĐV điền kinh. Cụ thể, nồng độ axit lactic đo
chậm nhất sau 10 giây (khi bơi nỗ lực) ở từng cự ly:
100m

14-16 mmol

200m

16-18 mmol

400m

12-14 mmol


5

Khi ở tư thế đứng, cơ thể bị sức ép dồn do chịu lực hút của trái đất. Ở tư
thế nằm ngang dưới nước sức ép giảm, lực hút trái đất khơng có, cùng với lực
đẩy của nước, trọng lượng cơ thể giảm nhiều trong nước. Kết quả nghiên cứu: 1
VĐV bơi nam có chiều cao 179 cm, nặng 75 kg trong nước chỉ nặng 4 kg; 1
VĐV nữ, cao 178 cm nặng 61 kg trong nước chỉ nặng 2,1 kg. Khi vận động trên
cạn thân nhiệt cao, nhưng khi bơi thân nhiệt giảm, chỉ cao hơn thân nhiệt bình
thường một chút. Với tư thế nằm ngang giúp cho hoạt động cơ thể đạt nỗ lực tốt,
vì vậy VĐV bơi có thể thi đấu 4-5 cự ly/ngày. Tim là cơ quan phát triển chậm
nhất so với các bộ phận khác trong cơ thể (đến 30 tuổi mới phát triển hoàn
chỉnh). Do đó cần phát triển hoạt động của tim trong cơng tác huấn luyện VĐV
bơi trẻ [3].

1.1.2 Quy trình đào tạo vận động viên nhiều năm và nhiệm vụ huấn luyện
vận động viên bơi nữ lứa tuổi 11-12
1.1.2.1 Quy trình đào tạo VĐV nhiều năm
Tính giai đoạn của q trình huấn luyện nhiều năm:
Hiện nay, trước sự phát triển của thể thao thành tích cao, kỷ lục được thiết
lập từng ngày địi hỏi phải có quy trình đào tạo VĐV dài hạn và có định hướng,
bảo đảm những hình thức tổ chức, phương tiện, PPHL ưu việt, hiệu quả của từng
thời kỳ, từng giai đoạn huấn luyện khác nhau, từ giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ
đến huấn luyện thành tích cao. Rõ ràng, thành tích thể thao cao nhất chỉ có thể
đạt được nếu những cơ sở cần thiết cho nó được tạo nên ngay trong lứa tuổi
thiếu niên và thanh niên. Do đó, việc chuẩn bị cho VĐV một cách lâu dài, hệ
thống và có mục đích hướng tới những thành tích thể thao cao nhất của họ có ý
nghĩa vơ cùng to lớn. Hay nói cách khác: Việc phát triển thành tích thể thao phụ
thuộc nhiều vào hiệu quả của hệ thống huấn luyện của VĐV trẻ.
Khái niệm về vấn đề này được các chuyên gia trong nước và ngồi nước
đề cập theo những góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng đều có một điểm chung, đó
là quá trình huấn luyện bao gồm việc đào tạo các VĐV từ lúc bắt đầu tập luyện
trong tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên tới khi trở thành các VĐV có trình


6

độ cao. Q trình đó được bắt đầu từ việc huấn luyện cơ bản một cách toàn diện
theo yêu cầu của môn thể thao, cho tới việc huấn luyện chuyên mơn hố hẹp.
Theo Phan Hồng Minh: “Quy trình cơng nghệ đào tạo VĐV về thực chất là
hệ thống các chuẩn mực được xác định chặt chẽ để có được chất lượng của sản
phẩm tính từ đầu vào đến đầu ra trong một hệ thống đào tạo”.
Sự phân chia giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối, thực chất vấn đề quan
trọng nhất của hệ thống này là tính kế thừa và liên tục. Căn cứ khoa học chủ yếu
của sự phân định trên là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con người

và quy luật hình thành và phát triển thành tích thể thao.
Mặc dù có sự thống nhất cao về quan điểm huấn luyện nhiều năm, song
các nhà lý luận trong và ngồi nước đã có những cách phân chia giai đoạn khác
nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận vấn đề.
Theo Novicôp.A.D, Mátvêep L.P, Molchinhikolop.K.D (1980), quá trình
huấn luyện nhiều năm được chia làm 4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể
thao sơ bộ, giai đoạn chun mơn hố thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở,
giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. Giai đoạn chuẩn bị thể
thao sơ bộ thường bắt đầu từ tuổi học sinh cấp I (và sớm hơn nữa trong một số
môn thể thao). Giai đoạn chun mơn hố bước đầu với mục đích tạo nền tảng
đầy đủ và có chất lượng cho những thành tích tương lai, đảm bảo cho sự phát
triển tồn diện và cân đối của cơ thể, làm phong phú thêm những kỹ năng và kỹ
xảo vận động cho VĐV. Giai đoạn hồn thiện sâu là thời gian tập luyện tích cực
nhất, thời gian nảy nở của những tài năng thể thao và chiếm lĩnh những đỉnh cao
của thành tích thể thao, giai đoạn hồn thiện thể thao có thể chia ra làm 2 giai
đoạn nhỏ: Giai đoạn thứ nhất kết thúc đồng thời với thời điểm được gọi là “tuổi
thành tích thể thao”, tức là thời kỳ thuận lợi nhất để đạt thành tích trong mơn thể
thao lựa chọn, tiếp theo là giai đoạn nhỏ thứ 2, tức là giai đoạn duy trì thành tích
đã đạt được. Giai đoạn tuổi thọ thể thao là giai đoạn giảm sút theo lứa tuổi
những khả năng chức phận và khả năng thích ứng của cơ thể [46, tr.116].


7

Theo Harre. D, quá trình đào tạo nhiều năm của Cộng hoà dân chủ Đức
trước đây được chia làm 2 giai đoạn đào tạo khác nhau: Giai đoạn đào tạo VĐV
trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.
Mục đính của giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ là tạo nên các tiền đề chung
và chun mơn cho thành tích thể thao cao nhất sau này. Các tiền đề đó diễn ra
cùng với sự tăng dần tính chất chun mơn hố trong tập luyện. Mục đích của

giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao là lập nên các thành tích thể thao cao nhất
trong q trình huấn luyện chun mơn hố [20, tr.21].
Cơ sở khoa học của sự phân chia giai đoạn theo Harre D, là các yếu tố xác
định thành tích thể thao. Mỗi giai đoạn cần xác định chính xác mục đích, mục
tiêu, nội dung tập luyện tương ứng. Tuổi đời không phải là tiêu chuẩn để phân
chia giai đoạn. Khi VĐV đã đạt được yêu cầu của giai đoạn trước, có thể được
chuyển sang giai đoạn huấn luyện tiếp theo.
Ở Việt Nam một số nhà khoa học cũng đưa ra những quan điểm phân chia
giai đoạn trong huấn luyện nhiều năm.
Xét trên quan điểm nhân tài học, Nguyễn Thế Truyền chia hệ thống huấn
luyện nhiều năm thành 3 giai đoạn: Giai đoạn phát hiện năng khiếu thể thao, giai
đoạn đào tạo tài năng thể thao và giai đoạn bồi dưỡng nhân tài thể thao.
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, quy trình huấn luyện nhiều năm
được chia theo 3 giai đoạn chính: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn hiện thực
hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao. Mục đích của
giai đoạn đào tạo ban đầu là đặt nền móng cho thành tích thể thao và được chia
làm 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn đào tạo thể thao (là giai đoạn phát hiện tài năng,
với mục tiêu là phát hiện môn thể thao phù hợp với năng khiếu của từng em) và
giai đoạn chun mơn hố ban đầu. Giai đoạn thực hiện hoá tối đa khả năng thể
thao chia làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn tiền cực điểm (giai đoạn thể hiện rõ các
đặc điểm của môn chuyên sâu) và giai đoạn đạt thành tích thể thao tột đỉnh (giai
đoạn này trùng với lứa tuổi thuận lợi nhất để xuất hiện những thành tích thể thao
xuất sắc). Giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao chia làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn


8

duy trì thành tích thể thao và giai đoạn duy trì trình độ tập luyện chung để đưa
VĐV trở lại đời sống bình thường
Lê Văn Lẫm lại cho rằng có thể chia quá trình huấn luyện nhiều năm

thành 4 giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện sơ bộ, giai đoạn huấn luyện ban đầu,
giai đoạn huấn luyện chun mơn hố và giai đoạn hồn thiện thể thao
Qua phân tích đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm
của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: Quá trình đào tạo VĐV diễn ra
nhiều năm và chia thành các giai đoạn cụ thể. Đặc điểm quan trọng nhất của tính
giai đoạn, đó là tính kế thừa và tính liên tục. Để đào tạo VĐV đạt tới đỉnh cao
thành tích phải căn cứ vào quy luật phát triển sinh học của cơ thể và phải đạt
được những mục tiêu mà mỗi giai đoạn đã đề ra trong quy trình đào tạo theo
những tiêu chuẩn đặc trưng cho từng giai đoạn.
Quá trình tổ chức đào tạo VĐV Bơi
Tại Hungari chia quá trình đào tạo như sau:
Bảng 1.1 Quá trình tổ chức đào tạo VĐV bơi của Hungari [33]
Lứa tuổi
Giai đoạn
Tuyến
Tên gọi
Nam
Nữ
Đào tạo ban đầu
IV
Con ếch con
7-8-9
6-7
Chun mơn hố ban đầu
III
Delphin
10-11
8-9
Thiếu niên nhỏ
12-13

10-11
Chun mơn hố sâu
II
Thiếu niên lớn
14-15
12-13
Trẻ
16-17
14-15
Hồn thiện thể thao
I
Trưởng thành 18 trở lên 16 trở lên
Tại Nga, mục tiêu của quá trình đào tạo nhiều năm là duy trì được động
thái hợp lý của sự phát triển các tố chất thể lực phù hợp với quy luật phát triển
theo lứa tuổi. Quá trình đào tạo được chia làm 4 giai đoạn:


9

TT
1
2
3
4

Bảng 1.2 Quá trình đào tạo VĐV bơi của Nga [4]
Giai đoạn
Lứa tuổi
Huấn luyện sơ bộ
7-9 tuổi (nữ)

(Thời gian: 1-2 năm)

8-10 tuổi (nam)

Chun mơn hố ban đầu

9-10 tuổi (nữ)

(thời gian trung bình 3 năm)
Chun mơn hố sâu:

10-11 tuổi (nam)
12-14 tuổi (nữ)

(thời gian: 3- 4 năm)
Hoàn thiện thể thao:

13-15 tuổi (nam)
15-16 tuổi (nữ)

(thời gian: tuỳ theo mỗi VĐV)

16-19 tuổi (nam)

Tại Mỹ, nhân tố lớn nhất quyết định cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của bơi
lội Mỹ trong những năm sau thế chiến thứ hai là việc phát triển các nhóm bơi
theo lứa tuổi. Theo Peter Daland (HLV của trường Đại học Tổng hợp Nam
California), kết quả đầu tiên của chương trình mới đã thể hiện tại Thế vận hội
Melbourne 1956, khi Sylvia Ruska một VĐV của chương trình huấn luyện theo
nhóm tuổi đã đạt Huy chương đồng ở cự ly 400m TD. Trong bài báo “Kế hoạnh

huấn luyện nhiều năm” Madsen và Wike (1983) đã cơng bố mơ hình huấn luyện
cho các nhóm tuổi để đạt thành tích cao. Kế hoạch bắt đầu với việc huấn luyện
hệ thống ở lứa tuổi 7 hoặc 8 và đến đỉnh cao 8 năm học kỹ thuật toàn diện trong
các hoạt động đa dạng và LVĐ dưới nước ngày một tăng. Kế hoạch này được
chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn học vận động cơ bản: từ 8-10 tuổi
Giai đoạn huấn luyện cơ sở : từ 10-12 tuổi
Giai đoạn phát triển cơ sở : từ 12-14 tuổi
Giai đoạn đỉnh cao tài năng : từ 14-18 tuổi


10

Ở Australia: Hệ thống huấn luyện nhiều năm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn

Bảng 1.3 Quá trình đào tạo VĐV của Australia.
Nhiệm vụ huấn luyện
Tuổi
1. Phối hợp các động tác hợp lý trong nước
2. Học các yếu lĩnh của kỹ thuật bơi

I
(2 năm)

3. Phối hợp tổng thể các kỹ năng chung
4. Tính linh hoạt

8±1


5. Sức bền bơi cơ bản
6. Tập với bóng trong nước.
1. Sức bền bơi cơ bản.
II
(2 -2,5 năm)

2. Bơi tốc độ: biến tốc và nhịp điệu đoạn ngắn
3. Hướng dẫn kỹ thuật bơi: củng cố 4 kiểu bơi

10 ± 1

4. Huấn luyện sức bền, bơi biến tốc cự ly dài
5. Thi đấu cự ly dài.
1.Tốc độ bơi cơ bản, bơi cự ly ngắn
2. Sức bền bơi cơ bản .

III
(2 - 2,5 năm)

3. Sức bền với nhóm cơ bắp chính của
VĐV

(12-12,5) ±1
(bơi động tác lẻ: tay chân với phao)
4. Cụ thể hoá kỹ thuật.

5. Chiến thuật thi đấu khác nhau.
1. Năng lực bơi thiếu dưỡng.
2. Sức mạnh tối đa
IV

(1 - 10 năm)

3. Sức bền chuyên môn
4. Sức bền mạnh

(14 -14,5) ±1

5. Khả năng đủ dưỡng.
6. Cụ thể hoá cự ly thi đấu và tham gia
các cuộc thi đấu lớn

Tại Trung Quốc, hệ thống huấn luyện nhiều năm dựa vào đặc điểm phát dục
và trưởng thành của thiếu niên nhi đồng và nhiệm vụ huấn luyện đã chia theo 2
phương thức:


11

Phương thức thứ nhất: phù hợp với chế độ giáo dục phổ thông và thuận tiện
cho công tác quản lý cơ sở, chia làm 3 giai đoạn huấn luyện lớn như sau:
Bảng 1.4a Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc
Giai đoạn huấn luyện
Nhiệm vụ
Tuổi
1. Giai đoạn giảng dạy và huấn
luyện cơ bản
2. Giai đoạn phát triển toàn diện
3. Giai đoạn HL chuyên sâu

Dạy 4 kiểu bơi


7-8 tuổi

HL kỹ thuật

9-10 tuổi

Nâng cao năng lực cơ bản

11-12 tuổi

HL chuẩn bị chuyên sâu

13-14 tuổi

HL chuyên sâu nâng cao

15-17 tuổi

Phương thức thứ hai: Căn cứ vào hệ thống huấn luyện của trường Thể thao
thanh thiếu niên. Cách này coi trọng sự khác biệt về giới tính, do vậy địi hỏi q
trình huấn luyện hết sức khoa học.
Bảng 1.4b Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc.
Giai đoạn HL
Nhiệm vụ giai đoạn
Tuổi
1. Giai đoạn dạy
Dạy kỹ thuật 4 kiểu bơi
7-8
bơi ban đầu

1. HL cơ sở và huấn luyện kỹ thuật
9-10 tuổi
2. Giai đoạn HL
2. Phát triển cơ thể toàn diện, đặt nền móng
Nữ 10-12 tuổi
cơ sở
cho phát triển sức bền
Nam 11-13 tuổi
1. Từng bước phát triển năng lực chuyên
Nữ 13-14 tuổi
3.Giai đoạn nâng
môn và chuyên môn
Nam 14-15 tuổi
cao môn
2. Nâng cao năng lực chun mơn, lập thành
15-17 tuổi
chun sâu
tích cao
Dựa vào đặc điểm phát dục của thiếu niên nhi đồng, Chu Thái Xương
và cộng sự đề ra tư tưởng chỉ đạo cho mỗi nhóm tuổi và giới tính. Cụ thể như
sau:
Tuổi 7-8: Chủ yếu giảng dạy bơi dưới nước, huấn luyện cơ sở là chính,
nắm vững kỹ thuật cơ bản, có thể bắt đầu huấn luyện ưa khí; biện pháp huấn
luyện cần đa dạng, lượng huấn luyện cần xếp sắp tuần tự dần dần.
Tuổi 9-10: Huấn luyện toàn diện tố chất thể lực là chính; kết hợp trên cạn
và dưới nước; tập trên cạn là phát triển toàn diện, tăng dần dần khối lượng, lấy


12


huấn luyện sức bền làm trung tâm để tạo cơ sở vững cho năng lực bền; xếp sắp
tốt kỹ thuật cơ bản nhanh ở cự ly rất ngắn; chủ yếu 4 kiểu bơi, sửa chữa kỹ thuật
xuất phát và quay vòng; bồi dưỡng năng lực phối hợp trong nước và nâng cao
tính chuẩn xác của động tác.
Tuổi 11-12:
Nữ: Huấn luyện tố chất thể lực toàn diện kết hợp với huấn luyện tố chất
chuyên môn, chủ yếu phát triển năng lực cơ sở với sức bền ưa khí, phối hợp
khéo léo linh hoạt với tốc độ; phát triển sức mạnh bền của cơ, nhóm cơ giữ vai
trị chính của bơi; học cách phát lực, dùng lực và điều khiển nhóm cơ trong các
loại bài tập; tập sức mạnh kết hợp với cách luyện tập kéo dài cơ.
Nam: Nâng cao tính chuẩn xác và tính ổn định của động tác kỹ thuật; tiếp
tục duy trì huấn luyện thể lực tồn diện bằng cách kết hợp tập trên cạn và dưới
nước; khi tập dưới nước các bài tập cường độ trung bình chiếm tỷ lệ tương đối
lớn; chú ý tăng lượng tập luyện tuần tự dần dần; phải căn cứ vào trình độ phát
triển cũng như đặc điểm cá nhân VĐV để huấn luyện đúng đối tượng và có mục
đích; phát triển năng lực bền ưa khí, linh hoạt, phối hợp cũng như mềm dẻo cần
cho phát triển các kiểu bơi.
Tuổi 13-14:
Nữ: Cở sở là huấn luyện tố chất thể lực, nhấn mạnh phát triển tố chất
chuyên môn, trội nhất là sức bền, sức mạnh - nhanh và năng lực TĐC ưa khí;
huấn luyện kỹ thuật cơ bản kết hợp với huấn luyện tốc độ; nâng cao năng lực của
động tác một cách tiết kiệm và hiệu quả; trên cạn, bắt đầu huấn luyện sức mạnh
tối đa; phải nhằm đúng đặc điểm VĐV để huấn luyện và phải làm cho các giải
pháp huấn luyện có tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Nam: Kết hợp huấn luyện tố chất thể lực toàn diện với tố chất chuyên môn;
chú ý giải quyết và loại bỏ các chỗ yếu trong phát triển tố chất thể lực, nâng cao
dần huấn luyện chuyên môn; huấn luyện trên cạn kết hợp giữa cường độ cao và
thấp, lấy cường độ trung bình là chính; trọng tâm là phát triển năng lực TĐC ưa
khí và sức mạnh trong nước; trên cạn chuyển tập sức bền cơ, sức mạnh- nhanh,



13

đồng thời kết hợp các bài tập mềm dẻo và kéo dài cơ; khi huấn luyện chú ý đối
xử cá biệt phù hợp độ phát dục của VĐV.
Tuổi 15 -17:
Nữ: Huấn luyện chun mơn là chính, tăng dần tỷ lệ huấn luyện anaerobic
của cơ thể; huấn luyện chun mơn hố, nổi trội là sức mạnh tối đa và sức bền
cơ theo yêu cầu thi đấu; tăng tỷ trọng lượng tập luyện sức mạnh trên cạn và dưới
nước; chú ý bồi dưỡng tố chất tâm lý thi đấu và khống chế cân nặng, phối hợp
điều hồ tốt q trình hồi phục mệt mỏi trong huấn luyện; đột phá cự ly trung
bình và dài.
Nam: Trội nhất là huấn luyện chuyên môn trên cơ sở huấn luyện toàn diện
phát triển tố chất chuyên môn của cá nhân đạt mức cao nhất, đặc biệt là huấn
luyện sức mạnh chuyên môn; huấn luyện dưới nước phải lấy cường độ trung
bình và cao là chính; huấn luyện yếm khí chiếm tỷ lệ nhất định, LVĐ gần bằng
của người lớn, năng lực chịu đựng, khối lượng (số lượng) tập luyện của cá nhân
đạt mức cao nhất; cuối giai đoạn này đột phá cự ly trung bình và dài.
Ở Việt Nam, hiện nay phân chia giai đoạn huấn luyện đang từng bước ứng
dụng việc phân chia giai đoạn huấn luyện của Trung Quốc. Song do điều kiện và
phương tiện dạy bơi sớm cho nhi đồng trước 8-9 tuổi còn hạn chế, như hồ bơi,
HLV cơ sở...nên làm chậm lại các giai đoạn huấn luyện so với Trung Quốc từ 12 năm. Bởi vậy, nếu như VĐV bơi nam Trung Quốc 14 tuổi và nữ 13 tuổi ở giai
đoạn hồn thiện nâng cao, thì ở Việt Nam lứa tuổi này cịn đang ở cuối giai đoạn
bắt đầu chun mơn hoá.
Định hướng hệ thống huấn luyện nhiều năm đối với VĐV bơi lội, Bộ môn
Thể thao dưới nước- UB TDTT năm 1998 đã xây dựng “Định hướng chương
trình huấn luyện VĐV môn bơi từ 7 tuổi đến 17 tuổi”, trong đó hệ thống đào tạo
VĐV được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: huấn luyện ban đầu; giai đoạn 2:
bắt đầu chun mơn hố; giai đoạn 3: hồn thiện nâng cao.
Bảng 1.5 Định hướng Hệ thống huấn luyện VĐV bơi ở Việt Nam [82].

Giai
đoạn

Giới
tính

Tuổi

Nhiệm vụ huấn luyện


14

Huấn
luyện
ban
đầu

7- 8
Nữ,
Nam
8- 9

1. Xây dựng lịng ham thích
2. HL thể lực toàn diện
3. Củng cố tăng cường sức khoẻ
4. Dạy kỹ thuật 4 kiểu bơi
1. Huấn luyện thể lực chung
2. Củng cố tăng cường sức khoẻ
3. Tiếp tục xây dựng củng cố lịng ham thích

4. Hồn thiện kỹ thuật các kiểu bơi thể thao, xuất phát,
quay vòng

Nữ

1. Củng cố sức khoẻ, huấn luyện thể lực toàn diện, phát
triển SB, chú ý linh hoạt các khớp và sức nhanh
2. Hoàn thiện kỹ thuật 4 kiểu bơi, xuất phát, quay vịng
1. Hồn thiện 4 kiểu bơi, xuất phát, quay vịng
2. Hình thành kỹ năng vận động và sự phối hợp động tác
10-11 đúng
3. Phát triển SB và nâng cao khả năng linh hoạt các khớp
làm cơ sở cho phát triển sức bền chuyên môn
1. Phát triển SB, năng lực phối hợp động tác, sức mạnhtốc độ
11-12 2. Nâng cao kỹ thuật 4 kiểu bơi
3. Phát triển linh hoạt các khớp và mềm dẻo
1. Hoàn thiện kỹ thuật các kiểu bơi, xuất phát, quay vòng
2. Phát triển SB, sức mạnh- tốc độ
11-12 3. Hình thành kỹ thuật bơi phù hợp
4. Phát triển linh hoạt các khớp và mềm dẻo
1. Phát triển sức bền và sức mạnh chung
2. Phát triển sức mạnh chân, sức nhanh, sức bật, linh hoạt
12-13 các khớp
3. Hoàn thiện kỹ thuật 4 kiểu bơi, xuất phát, quay vịng
1. Hồn thiện kỹ thuật 4 kiểu bơi, xuất phát, quay vòng
12-13 2. Phát triển sức mạnh và SB, sức mạnh chuyên môn
1. Phát triển SB và sức mạnh chuyên môn
2. Phát triển sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức mạnh chuyên
13-14 môn
3. Hồn thiện kỹ thuật bơi, xuất phát, quay vịng, về đích

13-16

Nam

14-17

9-10
Nữ,
Nam

Nữ
Bắt
đầu
chun
mơn
Nam
hố

Nữ

Nam

Hồn
thiện
nâng
cao

* Ghi chú: Sở dĩ có sự nối tiếp tuổi giữa các nhóm, vì tác giả đưa ra hiện
tượng tuổi theo năm, giai đoạn năm 12 tuổi đến năm 13 tuổi, giai đoạn tiếp theo
năm 13 tuổi đến năm 14 tuổi- thực chất đó cũng chính là độ tuổi trong 1 năm.

Tóm lại, quy trình đào tạo VĐV là một quá trình diễn ra nhiều năm và
chia thành nhiều giai đoạn. Để đào tạo VĐV bơi đạt tới đỉnh cao thành tích, thực


15

tiễn huấn luyện và cơ sở lý luận khoa học địi hỏi cần phải có một quy trình tổ
chức đào tạo VĐV trẻ, lứa tuổi được tiếp nhận vào các mơn thể thao và lứa tuổi
đạt thành tích cao nhất nhằm định hướng cho các nhà chuyên môn, các HLV có
hướng đi đúng trong quy trình huấn luyện nhiều năm từ khâu tuyển chọn ban
đầu đến việc lập kế hoạch “mơ hình” tổng thể các giai đoạn đào tạo, xây dựng
PPHL và dự báo thành tích thể thao. Tuy nhiên, để đạt được thành tích thể thao,
khơng chỉ có những nhân tố nền tảng mang tính tổ chức định hướng huấn luyện
mà quy trình đào tạo VĐV cần thiết phải tìm kiếm các PPHL ưu việt khác nhau,
đồng thời ứng dụng các phương pháp phù hợp với từng giai đoạn mới có thể
nâng cao thành tích cho VĐV.
1.1.2.2 Nhiệm vụ huấn luyện VĐV bơi nam giai đoạn 13- 14 tuổi
Thông qua quá trình tổ chức đào tạo VĐV bơi (mục 1.2.1), cho thấy ở
Hungary nhóm tuổi (10- 13 tuổi đối với nữ) đã ở giai đoạn huấn luyện chun
mơn hố sâu, ở Nga thì cũng bắt đầu đi vào huấn luyện chun mơn hố sâu (nữ
12-14 tuổi), ở Mỹ (nhóm tuổi 10-12) thuộc giai đoạn huấn luyện cơ sở, ở Úc
(tuổi 12-12,5 ± 1) nhiệm vụ ở giai đoạn này là huấn luyện sức bền bơi cơ bản,
sức bền với nhóm cơ bắp chính của VĐV (bơi động tác lẻ: tay chân với phao),
cụ thể hoá kỹ thuật, tốc độ bơi cơ bản, chiến thuật thi đấu khác nhau.., ở Trung
Quốc (lứa tuổi nữ 10-12): nâng cao năng lực cơ bản, phát triển cơ thể tồn diện,
đặt nền móng cho phát triển sức bền, chủ yếu phát triển năng lực sức bền ưa khí,
phát triển sức mạnh bền của cơ…
Qua nhiệm vụ huấn luyện cho nhóm tuổi 13-14 nam của một số nước cho
thấy: nhóm tuổi này đã trong giai đoạn huấn luyện chun mơn hố sâu, một số
nước đang ở giai đoạn huấn luyện cơ sở hoặc giai đoạn bắt đầu chun mơn hố.

Sở dĩ có sự phân chia giai đoạn khác nhau giữa các nước có lẽ do điều kiện tập
luyện, tuổi bắt đầu tập luyện, tuổi phát dục (dậy thì)…của các nước có khác
nhau.
Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế, khí hậu và điều kiện tập luyện, tuổi bắt
đầu tập bơi, tuổi phát dục..v..v..chậm hơn so với các nước trên thế giới. Vì vậy
việc phân chia giai đoạn cũng muộn hơn so với các nước. Trong “Định hướng


16

chương trình huấn luyện VĐV mơn bơi từ 7 tuổi đến 17 tuổi” của nước ta,
nhóm tuổi 13- 14 nam thuộc giai đoạn huấn luyện “bắt đầu chun mơn hố”
với nhiệm vụ huấn luyện: Huấn luyện phát triển các tố chất thể lực toàn diện,
đặc biệt ưu tiên các vùng cường độ End-1, End-2 và End-3 là chủ yếu bởi vì đó
là những vùng cường độ tác động nhiều đến chức năng nội tạng, rèn luyện sức
bền [3]. Ngoài ra ở nhóm tuổi này huấn luyện kỹ thuật 4 kiểu bơi chiếm tỷ lệ
nhất định.
Hiện nay hầu hết các HLV đều căn cứ vào nhiệm vụ trong định hướng
chương trình huấn luyện ở nhóm tuổi, giới tính để xây dựng chương trình huấn
luyện cho VĐV của mình.
1.1.3 Đặc điểm hình thái, chức năng, phát triển thể lực của VĐV bơi nam lứa
tuổi 13-14
1.1.3.1 Đặc điểm về hình thái
Đặc điểm phát triển của hệ xương khớp: Nhịp độ tăng trưởng lớn nhất về
chiều cao nam lứa tuổi 13-14 đạt 7-9 cm/năm ,ở lứa tuổi 13- 14 q trình cốt hố
chưa hồn thành [6, tr.9], các chất hữu cơ và nước trong xương chiếm tỷ lệ cao
hơn người lớn, vì vậy xương mềm có tính đàn hồi tốt, xương phát triển mạnh về
chiều dài làm chiều cao đứng tăng nhanh, bao khớp của hệ thống dây chằng
mỏng, yếu. Vì vậy độ linh hoạt, mềm mại của khớp cao. Sự phát triển của hệ
xương khơng đồng đều và có sự thay đổi về tỷ lệ thân so với lứa tuổi trước đó.

Cột xương sống và tứ chi dài ra nhanh nhưng các xương lồng ngực thì dài ra
chậm, do đó lồng ngực trở nên hẹp hơn so với chiều cao. Có sự mất cân đối giữa
sự phát triển cơ bắp và xương: cơ bắp phát triển chậm hơn xương về tốc độ tăng
chiều dài, khả năng phối hợp vận động bị giảm sút [62, tr.11], độ mềm dễ uốn
của bộ xương kết hợp với sự phát triển cơ bắp còn yếu tạo nên điều kiện dễ dàng
phá hoại tư thế hình dáng của trẻ, đặc biệt cột sống dễ bị biến dạng [6, tr.9].
“Xương còn nhiều đoạn sụn, hệ thống dây chằng, bao khớp chưa được vững
chắc, cột sống còn chưa được ổn định dễ bị cong, vẹo, lệch. Vì thế khơng nên sử
dụng các hoạt động có cường độ tối lớn” [57, tr.185].


17

Ở lứa tuổi này các em lớn nhanh, đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát dục
(dậy thì), hoạt động của các tuyến sinh dục bắt đầu xuất hiện [6, tr.8]. Sự phát
triển mạnh và trưởng thành nhanh về sinh dục có thể dẫn đến những rối loạn về
thể chất, tinh thần- nội tiết và tâm lý, phá vỡ sự phối hợp vận động- dinh dưỡng
tạm thời, đặc biệt là trong vận động [23].
Đặc điểm phát triển cơ bắp: Cơ bắp phát triển không đồng đều, cơ vân
phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, sợi cơ to thô hơn, (độ to của tay, chân,
vòng ngực..), mỡ bắt đầu tích tụ, sự tích tụ mỡ làm cho độ mềm dẻo giảm. Khối
lượng cơ bắp trong cơ thể tăng lên, đạt 29,4% khối lượng cơ thể, sức mạnh cơ
bắp tăng cường (so với trẻ em 7 tuổi thì sức mạnh cơ bắp của 2 tay tăng từ 2-2,4
lần), ở thời kỳ phát dục khối lượng cơ bắp của cơ thể phát triển rất nhanh [6,
tr.8], [23], nên sức mạnh cơ tăng lên rõ rệt, sức mạnh tuyệt đối tương đối nhỏ.
Tính đàn hồi của cơ lớn nên biên độ co duỗi lớn. Tỷ lệ cơ màu sẫm nhiều lên có
lợi cho hồi phục . Ở 13 tuổi công suất hoạt động của cơ đạt 65%, chịu đựng mà
các em mang vác ở tuổi 13 là 5,2 kg, các nhóm cơ to phát triển hơn các nhóm cơ
nhỏ.
1.1.3.2 Đặc điểm về chức năng:

Đặc điểm phát triển của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp:
Mức độ phát dục của huyết quản thua kém rõ ràng so với mức độ phát
dục của tim, có xuất hiện hiện tượng huyết áp cao tuổi dậy thì [107, tr.3]. Hệ
thống tim mạch phát triển nhanh, khối lượng tâm thất, nhất là tâm thất trái tăng
mạnh. Thể tích các buồng tim lớn hơn thành tim. Cấu trúc vi thể của cơ tim cũng
biến đổi, kích thước sợi cơ và nhân tăng lên trong khi số lượng trên 1 đơn vị diện
tích giảm đi, chứng tỏ q trình TĐC và hoạt động của cơ tim ở mức năng lượng
cao [23]. Nhịp độ phát triển của tim vượt nhịp độ phát triển của toàn thân. Trong
thời kỳ này, trọng lượng của tim tăng lên 2 lần, còn trọng lượng của cơ thể chỉ
tăng 1,5 lần. Công suất hoạt động của tim vượt khả năng chịu đựng của các
khoang động mạch, vì các khoang này chưa phát triển lắm, do đó khi hoạt động
cơ bắp thì huyết áp tăng lên một cách đáng kể [62, tr.12]. Sắp xếp huấn luyện


18

sức bền hợp lý sẽ làm cho dung tích tim, V02max, hệ thống hơ hấp, tuần hồn
phát triển và tăng với biên độ lớn [97, tr.5]. Trọng lượng của phổi phát triển cả
về trọng lượng và chất lượng [23], sự phát triển về cơ cấu của tổ chức phổi được
kết thúc năm 12 tuổi. Diện tích thở của phổi và số lượng máu thấm qua trong
một đơn vị thời gian lớn hơn một cách tương đối so với người lớn, tần số thở vẫn
còn cao (18-19 lần/phút) và thở chưa sâu. Lượng thơng khí phổi trung bình ở
tuổi này lớn hơn người lớn 2- 2,5 lần. Phế hoạt lượng phụ thuộc vào lồng ngực.
Nếu chu vì lồng ngực tăng thì phế hoạt lượng cũng tăng lên. Khối lượng cơ tim
không ngừng tăng lên, đến năm 12 tuổi tăng lên 7-8 lần, nhưng so với phát triển
trọng lượng cơ thể thì sự phát triển của tim tụt lại so với trọng lượng cơ thể [6,
tr.9].
Hệ thống hơ hấp có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tim mạch và cũng được
phát triển song song [20, tr.79]. Tuy nhiên khoang ngực vẫn cịn hẹp, lực cơ hơ
hấp tương đối yếu, thở nơng, dung tích sống nhỏ, song sự TĐC lại mãnh liệt,

nhu cầu oxy cao hơn người lớn. Do vậy, tần số hô hấp nhanh. Cùng với sự lớn
lên tần số mạch giảm xuống, dung tích sống cũng tăng lên [29, tr.546]. Thơng
khí hơ hấp tối đa và dự trữ hơ hấp đều tăng [23]. Bắt đầu tuổi trưởng thành, khả
năng hấp thụ oxy còn chưa phát triển đầy đủ [20, tr.80].
Chức năng hoạt động của hệ thống tuần hoàn trong hoạt động thể lực đã đạt
đến mức độ cao, nhưng còn kém xa chức năng hệ thống tuần hoàn của người
lớn, do tính chất đàn hồi của mạch máu trẻ em lớn hơn người lớn. Ngoài ra tổng
số các vi quản của trẻ em lớn hơn người lớn và lưu lượng phút cũng lớn không
những ở trạng thái tĩnh mà cả khi cơ bắp hoạt động [6, tr.10].
Đặc điểm của hệ thống thần kinh:
Đang trong giai đoạn phát triển mạnh theo lứa tuổi. Đã có biểu hiện của
dậy thì, tốc độ phản ứng của hệ thống thần kinh giảm xuống, sức tập trung của
hệ thống thần kinh giảm, tính thích nghi cũng kém [107, tr.3]. Não là một trong
những bộ phận được phát triển sớm, nên các em đã có thể học và nắm vững kỹ
thuật bơi chính xác. Ví dụ trọng lượng não khi mới sinh là 350 gram, 1 tuổi là
500 gram, 6-7 tuổi là 1200 gram, 15 tuổi não đã tiếp cận trọng lượng não người


19

lớn. Hệ thống tín hiệu thứ 2 đã có tiến bộ, năng lực phân tích tổng hợp, tư duy
trừu tượng cũng được nâng dần. Tính linh hoạt thần kinh cao nhưng dễ khuyếch
tán, đặc tính hưng phấn và ức chế khơng cân bằng . Q trình tập trung hố hưng
phấn và ức chế được tăng cường. Chức năng ức chế của vỏ não đối với phản ứng
cảm xúc tốt hơn, các em dễ thay đổi tâm trạng, biết phê phán, đánh giá, hoài
nghi. Tuy nhiên sức mạnh của ức chế cịn yếu. Vì vậy có thể xuất hiện loạn nhịp
tim, huyết áp, trương lực…
1.2 Vấn đề nghiên cứu về sức bền
1.2.1 Khái niệm sức bền và những yếu tố ảnh hưởng đến sức bền
1.2.1.1 Khái niệm sức bền

Sức bền trong vận động là khái niệm rất rộng. Các quan điểm về sức bền
trong các tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau. Qua phân tích
và tổng hợp thấy có các quan điểm sau:
Harre. D cho rằng: “Sức bền được hiểu là khả năng chống lại mệt mỏi của
VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ nhất định (tốc độ,
dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động
kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức bền cịn đảm
bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ chiến thuật
tới cuối cuộc đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện”,
sức bền không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi
đấu mà cịn là một nhân tố xác định sự ham thích tập luyện và khả năng chịu
đựng LVĐ của VĐV.
Diên Phong cho rằng: “Tố chất sức bền là năng lực của cơ thể chịu đựng
mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời
năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra” Ông cho rằng, sức bền là năng
lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra nó cịn
có những nhân tố ảnh hưởng khác như: Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức
năng trao đổi và hấp thu năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổn định chức năng
cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể.


20

Theo Nguyễn Tốn và Phạm Danh Tốn thì: Sức bền là năng lực thực hiện
một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận
động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Do hoạt động đó
cuối cùng cũng là giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt mỏi, nên cũng có thể định
nghĩa: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó.
Vũ Thành Sơn lại cho rằng: “Sức bền trong hoạt động thể thao là khả

năng chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV”
Theo Nguyễn Văn Trạch, Vũ Chung Thuỷ, sức bền là năng lực chống lại
mệt mỏi khi hoàn thành động tác về bài tập.
Theo Mensicop V.V và Volcop N.I, sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài
thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu
đầu tiên của mệt mỏi, cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi,
và cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận động. Sức bền được đo bằng thời gian thực
hiện vận động đến khi phải dừng lại (thời gian ngưỡng- tng)
Sức bền (tng, phút) = Dự trữ năng lượng (J)/tốc độ tiêu hao năng lượng
(J/phút).
Có nghĩa là sức bền được xác định bằng thời gian hoạt động ở cường độ
đã định đến khi hết hoàn toàn năng lượng dự trữ có thể có được.
Sự thể hiện cụ thể của sức bền ln mang tính đặc thù và phụ thuộc vào
nguồn năng lượng từ quá trình trao đổi chất khác nhau. Do ở trong cơ thể có 3
nguồn năng lượng (Phi lactat, gluco phân, ưa khí), vì vậy sự biểu hiện chung của
sức bền có thể xem như kết hợp các chỉ số cường độ, dung lượng và hiệu quả
các nguồn trên.
Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên lại cho rằng: Sức bền là khả năng
thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính
ưa khí. Đó là tất cả những hoạt động ưa khí như chạy 1500m trở lên, đi bộ thể
thao, đua xe đạp đường dài, bơi từ 400m trở lên..
Sức bền phụ thuộc vào: 1: khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO 2max) của cơ
thể. 2: khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao.


21

Mức độ hấp thụ oxy tối đa của một người quyết định khả năng làm việc
trong điều kiện ưa khí của họ. VO2max càng cao thì cơng suất hoạt động ưa khí
tối đa sẽ càng lớn . Ngồi ra, VO2max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động

ưa khí càng dễ dàng, vì vậy càng được lâu hơn. Về bản chất, sức bền chính là
khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể.
Như vậy, các nhà khoa học trong và ngồi nước đều có khái niệm riêng
về sức bền. Qua phân tích các khái niệm về sức bền ta thấy: Sức bền là những
hoạt động không chỉ với thời gian dài và cường độ thấp mà sức bền là những
hoạt động với thời gian và cường độ nhất định đến khi xuất hiện mệt mỏi khơng
thể duy trì được được như ở mức ban đầu. Hay nói cách khác sức bền là khả
năng duy trì hoạt động với thời gian nhất định với cường độ nhất định. Từ “nhất
định” ở đây nói lên thời gian hoạt động dài hay ngắn, cường độ hoạt động cao
hay thấp (cùng một loại bài tập, nhưng được thực hiện với các cường độ khác
nhau thì thời gian duy trì thực hiện sẽ khác nhau), tuỳ thuộc vào từng mơn
chun sâu, trình độ VĐV, mục đích huấn luyện sức bền gì để quy định thời
gian, cự ly, số lần thực hiện cụ thể
1.2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức bền
Theo quan điểm của các nhà lý luận trong nước cũng như ngoài
nước như: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Trương Anh Tuấn, Trịnh Trung Hiếu,
Nguyễn Sĩ Hà, Diên Phong, Sức bền trong hoạt động bị chi phối bởi rất nhiều
yếu tố. Do đó để phát triển sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm
hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó. Trong số các yếu tố chi phối phải kể
đến:
- Kỹ thuật thể thao hợp lý.
- Đặc trưng cá tính tâm lý VĐV
- Khả năng hoạt động của hệ thống hơ hấp và tuần hồn
- Tính tiết kiệm của các q trình trao đổi chất
- Sự phối hợp hài hồ trong hoạt động của các chức năng sinh lý.


22

- Khả năng hoạt động ưa khí hay độ lớn của lượng oxy/thời gian

- Khả năng chịu đựng chống lại mệt mỏi nhờ những nỗ lực ý chí
- Mức độ nguồn dự trữ năng lượng và khả năng huy động.
1.2.2 Vai trị của sức bền chun mơn đối với hoạt động của con người trong
đó có hoạt động bơi lội
SBCM là một loại sức bền được xây dựng trên nền tảng của sức bền
chung. Chính vì vậy mà SBCM vừa đóng vai trị như một tố chất sức bền chung
lại như một tố chất SBCM cho môn thể thao chuyên biệt. Do vậy vai trò của
SBCM rất quan trọng trong hoạt động của con người cũng như hoạt động bơi lội
nói riêng. Điều này thể hiện ở các mặt sau:
1. Sức bền chuyên môn tốt hay xấu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất
công tác.
Như chúng ta đã biết muốn có SBCM tốt thì sức bền chung cũng phải
phát triển tốt. Sức bền lại là một yếu tố rất quan trọng trong các tố chất thể lực.
Tố chất sức bền kém sẽ làm cho thể lực phát triển thiếu tồn diện. Một khi thể lực
thiếu tồn diện thì ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động thể lực nói
chung của cuộc sống cũng như hiệu quả hoạt động TDTT.
Thực tế đã cho thấy một người bình thường nếu tố chất sức bền chung và
SBCM kém thì chẳng những không thể tập luyện tốt mà ngay cả trong sinh hoạt
hàng ngày cũng dễ biểu hiện mệt mỏi, tinh thần kém phấn chấn, hiệu suất làm
việc kém. Đặc biệt là trong thời đại cơng nghiệp hố và hiện đại hố ngày nay
khi mọi cơng việc đạt tới trình độ tự động hố càng cao thì nguy cơ "đói vận
động" của con người càng lớn. Từ đó dẫn tới hàng loạt cái chứng bệnh thời đại
như tim mạch, tiểu đường, béo phì... nguy hại tới sức khoẻ con người, làm giảm
hiệu suất và chất lượng cơng tác.
Vì vậy sức bền (trong đó có SBCM) đã trở thành tiêu chí đánh giá thể lực
của các nhân viên được tuyển chọn vào cơ quan Nhà nước hoặc các Công ty ở
nhiều nước trên thế giới.
2. Tố chất sức bền chuyên môn là nền tảng để VĐV nắm được và thực thi
các kỹ thuật phức tạp, tiên tiến.



23

Một trong những đặc trưng quan trọng của thể thao hiện đại là yêu cầu
VĐV phải nắm vững kỹ thuật tiên tiến khơng ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật
thể thao. Vì vậy SBCM có được phát triển đồng đều với các tố chất thể lực khác
mới tạo tiền đề để VĐV thực hiện được các kỹ thuật khó mà chỉ có những người
có trình độ phát triển tố chất thể lực cao mới thực hiện được. Ví dụ động tác
quay vịng santơ nghiêng địi hỏi VĐV muốn quay được tốc độ nhanh địi hỏi
phải có tố chất sức nhanh, sức mạnh và mềm dẻo để thực hiện động tác quay
vòng. Song động tác quay vòng lại chỉ thực hiện ở lúc sau khi VĐV bơi tối thiểu
50m ở cự ly thi đấu 100m và bơi tối thiểu 1450m ở cự ly 1500m nếu VĐV
khơng có SBCM tốt sau khi bơi các cự ly trên đã xuống sức thì khó có thể
thực hiện tốt được động tác quay vịng santơ nghiêng.
Vì vậy có SBCM sẽ giúp VĐV bơi nắm vững được kỹ thuật tiên tiến
cũng như cơ thể thực thi được kỹ thuật này trong thực tiễn thi đấu.
3. Tố chất sức bền chuyên môn là nền tảng của việc thực hiện, các chiến
thuật thi đấu bơi lội.
Như chúng ta đã biết trong thi đấu bơi lội thể thao hiện đại trình độ của
VĐV nhất là VĐV ở các cự ly ngắn sự hơn kém nhau khơng lớn. Chính vì vậy
mà chiến thuật bơi cũng đang trở nên quan trọng. Mặc dù chiến thuật thi đấu
trong bơi lội nhất là chiến thuật thi đấu cá nhân không phức tạp như các môn đối
kháng trực tiếp và đối kháng qua lưới khác. Song cũng có thể dùng ưu thế về
sức bền của mình buộc đối phương bơi theo nhịp điệu nhanh chậm của mình
nhằm phá vỡ thói quen bơi của đối phương để đạt được ý đồ làm phá sức đối
phương làm giảm sút thành tích của đối phương.
Song nếu VĐV khơng có sức bền tốt thì khó có thể duy trì được nhịp điệu
một cách chủ động mà đơi khi còn lại đối phương làm cho bị động. Điều này
càng thấy rõ hơn đối với VĐV bơi ở các cự ly trung bình và cự ly dài.
4. Sức bền chuyên môn là cơ sở giúp cho việc nâng cao hiệu quả huấn

luyện và nâng cao thành tích thi đấu.
Thực hiễn thể thao trong và ngoài nước vài chục năm qua chứng tỏ những
VĐV ở những mơn mang tính thể lực có đặc trưng sức bền tốc độ như chạy, bơi,


24

đua thuyền, đua xe đạp... nếu không chịu được huấn luyện với khối lượng vận
động lớn, cường độ vận động cao để tích luỹ và nâng cao khả năng thể thao
trong đó có SBCM thì VĐV đó khơng thể nào giành được thành tích cao. Đặc
biệt trong những năm gần đây trình độ của những mơn thể thao trong đó có bơi
lội ở các nước có nền thể thao tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, úc...
thành tích thi đấu ở cự ly ngắn có khi chỉ chênh lệch vài % giây thì sức bền nhất
là SBCM đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong thi đấu.
Mặt khác trong xu thế chung của huấn luyện bơi lội hiện đại là huấn luyện
với khối lượng lớn, cường độ cao và tham gia thi đấu với tần suất lớn 8 - 10
lần/1 năm. Một năm VĐV xuất sắc thế giới có khi bơi tới 1000 - 1500m/g..
Cường độ của các bài tập chính khoảng 85 - 95% cá biệt có bài tập phát triển
tốc độ thì cường độ lên tới trên 100% và tham gia hàng chục cuộc thi đấu lớn
nhỏ.
Để có thể thực hiện được lượng vận động huấn luyện cao như vậy ngồi
u cầu phải có nhiều biện pháp như dinh dưỡng hồi phục ra còn đòi hỏi VĐV
phải có tiềm năng và phải tích cực khai thác tiềm năng tố chất thể lực trong đó
có sức bền của mình.
Hiện nay mối quan hệ giữa trình độ phát triển tố chất SBCM với huấn
luyện và thi đấu cường độ cao đã được nhiều nhà khoa học và huấn luyện viên
bơi hết sức coi trọng. Vì vậy trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV bơi hay chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bơi ở các giai đoạn chun
mơn hố ban đầu, chun mơn hoá sâu... đều phải dùng tới chỉ tiêu đánh giá
SBCM. Và các chỉ số sinh lý sinh hố có liên quan tới năng lực sức bền ưa, yếm

khí.
Trong qúa trình thi đấu việc ổn định tâm lý là điều hết sức quan trọng và
cũng là một nhân tố quan trọng giúp VĐV giành được thắng lợi trong thi đấu.
Nhưng sự ổn định tâm lý cũng như việc đạt được trạng thái tâm lý tốt hay xấu
lại tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ thể lực cao hay thấp (trong đó có các tố chất
SBCM). Ví dụ "tự tin" là một phẩm chất tâm lý cần thiết của VĐV bơi nếu trong


25

tập luyện và thi đấu mà thiếu tự tin sẽ khó có thể tập luyện và thi đấu tốt. Song
"tự tin" lại có mối quan hệ chặt chẽ với thể chất trong đó có tố chất SBCM.
Tóm lại SBCM là cơ sở để nâng cao chất lượng hiệu quả huấn luyện và
thi đấu các mơn thể thao nói chung và bơi lội nói riêng.
5. Sức bền chun mơn là tiền đề ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật kéo
dài thành tích bơi lội. Thành tích xuất sắc của một VĐV thường được xây dựng
trên nền tảng phát triển cao độ các tố chất thể lực và chức năng cơ thể trong đó
có SBCM. Nếu SBCM phát triển cao suy giảm với tốc độ chậm thì thời gian duy
trì thành tích càng lâu, trình độ thể thao suy giảm chậm lại. Điều này thể hiện rất
rõ ở các VĐV bơi nổi tiếng thế giới do họ có trình độ phát triển các tố chất thể
lực trong đó có sức bền tốc độ rất cao mà kéo dài được tuổi thọ VĐV của họ như
bảng dưới đây thể hiện.


×