Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích tính tất yếu, nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam chỉ ra thực trạng và giải pháp để nâng cao hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.8 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích tính tất yếu, nội dung và tác động của hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Từ đó chỉ ra thực trạng và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay?”

Sinh viên thực hiện

:

Lê Thị Vân Anh

Mã sinh viên

:

72DCKT20308

Lớp

:

72DCKT22

Khóa

:



72 (2021-2025)

Giáo viên hướng dẫn :

Lê Thị Huyền

HÀ NÔI – 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG........................................................................................................... 2
I Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam....................................................... 2
1. Khái niệm và nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. .............................. 2
a. Khái niệm: ............................................................................................. 2
b. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế: ........................ 2
c. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế......................................................... 2
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................... 3
a. Tác động tích cực. ................................................................................. 3
b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế .................................... 4
II: Liên hệ thực tế............................................................................................. 5
1. Thành tựu: ................................................................................................ 5
2. Hạn chế ..................................................................................................... 7
3. Giải pháp. ................................................................................................. 8
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 10

2



MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành đặc trưng của sự phát triển
kinh tế. Đây là biểu tượng của sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Sự
hợp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đã tác động mạnh đến
nền kinh tế của tồn thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, lại vừa trải qua nhiều cuộc chiến tranh
tàn khốc nên việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là vô cùng cần thiết. Nhận
thấy được điều đó, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hơn trong hội nhập.
Đây không phải mục tiêu hay nhiệm vụ nhất thời, mà đó là vấn đề mang tính chất
sống cịn đối với cơng cuộc phát triển đất nước. Thế nhưng, hội nhập kinh tế như
một con dao hai lưỡi, mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội, thuận lời. Mặt
khác cũng mang lại khơng ít khó khăn và thử thách. Chính vì điều đó nên em đã
chọn đề tài này. Đây là đề tài có nội dung nghiên cứu rộng và mang tính chất thời
sự nên có rất nhiều các nhà kinh tế học đã và đang đề cập đến đề tài này. Bản thân
em, khi được thực hiện đề tài này cũng cảm thấy vô cùng hứng thú. Tuy nhiên do
hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết cịn tồn tại nhiều sai sót, em kính mong thầy
cơ bỏ qua và giúp đỡ em hồn thiện bài viết tốt hơn.

1


NỘI DUNG
I. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1. Khái niệm và nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế.
a.

Khái niệm:

Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là q

trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới
dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
b.

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế.
Tồn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
ra khỏi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Toàn cầu hóa kinh tế đã lơi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng ra tăng,
nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời nền
kinh tế tồn cầu. Nếu khơng hội nhập kinh tế quốc tế các nước không thể tự đảm
bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc
tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu và tận dụng được
các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là những nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay.
c. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hội nhập là tất yếu, nhưng khơng phải bằng mọi giá. Q trình hội nhập phải
được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Q trình này địi hỏi phải có sự
chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế
thích hợp.
Thứ hai, Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nơng, sâu tùy vào mức độ tham
gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế
2



hoặc khu vực. Tiến trình hội nhậpđược chia thành các mức độ từ thấp đến cao là :
Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dich tự do (FTA), Liên minh
thuế quan (CU), Thị trường chung (thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền
tệ …
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là tồn bộ các hoạt động kinh tế
đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như : ngoại thương, đầu tư
quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ …
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
a. Tác động tích cực.
Mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản
xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của đất nước trong phân công lao
động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện
đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và của các
doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng
khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngồi vào nền kinh
tế.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước,
thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, nên khả năng hấp thụ khoa
học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới trong nước được nâng cao.
Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với
phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng với giá
cạnh tranh ; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có

cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
3


Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và
xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển
hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.
Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị
tinh hoa của thế giới, làm giầu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn
diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng
một xã hội mở, dân chủ, văn minh
Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự
quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức
chính trị, kinh tế tồn cầu.
Góp phần đảm báo an ninh quốc gia, duy trì hịa bình, ổn định ở khu vực và
nỗ lực và nguồn lực của các nước giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn
cầu.
b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh
tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí phá sản, gây hậu quả bất lợi về
mặt kinh tế.
Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài,
khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khơn lường về chính
trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, làm tăng khoảng cách giầu - nghèo và bất bình
đẳng trong xã hội.
Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tự nhiên bất lợi, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt

nguồn tài nguyên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và
phát sinh nhiều vấn đề phức tạp với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn
xã hội
4


Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mịn
trước sự «xâm lăng» của văn hóa nước ngồi.
Làm gia tăng nguy cơ của tình trạng khủng bố quốc tế, bn lậu, tội phạm xuyên
quốc gai, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp …


Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có khả năng tạo ra những cơ hội

thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có những nguy cơ to lớn với những hậu
quả khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong vấn đề hội
nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cẩn đặc biệt coi trọng.
II. Liên hệ thực tế
1. Thành tựu:


Thứ nhất, tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế xã hội, GDP bình quân đầu người tăng . Năm 1990, thu nhập
bình quân đầu người nước ta ở mức dưới 100 USD, năm 2005 đạt 640 USD, năm
2010 đạt 1168 USD, năm 2020 đạt 2750 USD. Đời sống nhân dân được cải thiện.


Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại, gắn liền với


đổi mới mơ hình tăng trưởng. Nước ta từ một nước gắn liền với kinh tế lúa nước
lạc hậu với khoảng 90% long động làm nông nghiệp, sau 35 năm đổi mới và đặc
biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có
chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần các
nguồn lực ở nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng nguồn lực cho cơng
nghiệp, khai khống, xây dựng và dịch vụ. Từ đó đạt được một số thành tựu nổi
bật như: kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm kiểm sốt được lạm
phát,...
• Thứ ba, thúc đẩy các hoạt động thương mại của Việt Nam:
Thị trường được mở rộng, đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm tham gia vào
xuất nhập khẩu: Nước ta chủ yếu buôn bán với thị trường khu vực châu Á – Thái
Bình Dương như Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Ô-xtray-li-a, Đài Loan. Ở mỗi
nước, ta lại có những sản phẩm xuất khẩu khác nhau. Ví dụ như đối với Trung
Quốc nước ta xuất khẩu những mặt hàng như: nông sản, thủy sản, gỗ và các sản
phẩm từ gỗ,sản phẩm điện tử và linh kiện,... hay như ở Nhật Bản ta xuất khẩu
5


nhiều những mặt hàng như: hàng dệt may, giày dép các loại, thủy hải sản, rau củ
các loại,...
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng : Theo số liệu chính thức từ Tổng Cục Thống
Kê thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,54 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Đây là con số kỷ lục chưa từng có của nước
ta, qua đó chính thức đưa Việt Nam vào danh sách 20 nền kinh tế có quy mơ
thương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD,
tăng 19% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%.
• Thứ tư, phá được thế bao vây cấm vận
Tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho phát triển đất nước.
Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn và hầu hết các nước

trên thế giới; gia nhập nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng; trở thành
thành viên có vai trị quan trọng trong ASEAN; đồng thời lần đầu tiên đảm nhiệm
thành cơng vai trị ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
(nhiệm kỳ 2008-2009). Do vậy, vị thế của nước ta trong chính sách khu vực của
các đối tác cũng ngày càng được coi trọng hơn.
Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Thiết lập quan hệ
ổn định lâu dài và có chiều sâu
Đến năm 2015, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 185/193 nước thành
viên Liên Hợp quốc, thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với 13 nước, quan hệ
“đối tác chiến lược” trên một số lĩnh vực với 2 nước, quan hệ “đối tác tồn diện”
với 11 nước. Trong các đối tác trên có 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo
an Liên Hợp quốc.
Quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng
cố, mở rộng, đi vào chiều sâu từ đó đạt được những bước phát triển tốt đẹp, đặc
biệt là trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
Cuối cùng, Hội nhập kinh tế quốc tế không những tạo cơ hội và động lực cho
các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, áp dụng những thành tựu khoa học công
nghệ mới nhất. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được áp
dụng, tạo ra bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Mà còn thu hút nguồn
6


vốn đầu tư nước ngoài. Số liệu từ bộ tổng cục thống kê cho thấy vào 1/2022 vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt mức khá 1,6 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng
kỳ năm trước.
2. Hạn chế
Ngoài những thành tựu nêu trên thì hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian
qua đã bộc lộ nhiều những hạn chế và bất cập:
Các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế chưa được các cấp, các
ngành quán triệt đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý điều hành

phát triển kinh tế - xã hội, thiếu nguồn lực để thực hiện. Cơ chế giám sát, theo dõi
việc thực hiện kế hoạch, đề án, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực
sự được chú trọng. Vì vậy, các đơn vị đã khơng kịp thời nhận thấy được thách
thức mới nảy sinh để chủ động ứng nảy sinh để chủ động ứng phó.
Hiệu quả hoạt động đối ngoại trong một số trường hợp chưa được như mong
muốn; việc triển khai thực hiện các kết quả, các thỏa thuận chưa kịp thời; sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa nhịp nhàng và đồng bộ.
Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Tăng trưởng kinh tế phần
nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của
doanh nghiệp và các sản phẩm còn thấp vì vẫn chưa tạo được uy tín cho thương
hiệu. Do đó phải chịu nhiều sức ép của các doanh nghiệp và các sản phẩm nước
ngoài.
Quan hệ với các nước chưa được ổn định, nhất là đối với những nước lớn,
vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại.
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao hiệu
quả, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chưa được tiến hành đồng bộ với quá trình
gia tăng liên kết giữa các vùng, miền trong cả nước. Cơ chế chỉ đạo, điều hành,
giám sát và phối hợp quá trình hội nhập, từ Trung ương đến địa phương, giữa các
ban, ngành còn nhiều bất cập.
Hội nhập quốc tế về quốc phịng, an ninh, văn hóa, xã hội và một số lĩnh vực
khác chưa đi vào chiều sâu, chưa gắn kết và tạo tác động tích cực đối với quá trình
7


hội nhập kinh tế quốc tế; trong nhiều trường hợp còn bị động; khuynh hướng tiếp
nhận trợ giúp quốc tế còn phổ biến.
3. Giải pháp.
Các bộ, ngành và các cơ quan cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo
các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là về tình hình kinh tế, chính trị

thế giới và khu vực có tác động đến nước ta, các xu thế phát triển, các sáng kiến
mới,... Để kịp thời tham mưu cho Chính phủ trong q trình hoạch định chính
sách về hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần phải coi trọng đào tạo, chiêu mộ các nhân tài. Bằng cách phải bình đẳng
hóa các u cầu thi thuyển cơng chức, lạnh đạo. Trường hợp gian dối, đút lót thì
cần phải được xử lý nghiêm.
Cần phải đổi mới sáng tạo công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Giải quyết quan hệ dữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là
mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xử lý tốt sẽ tạo được tiền
đề, phát huy lẫn nhau, thống nhất và thúc đẩy nhua trong việc bảo đảm lợi ích của
quốc gia, dân tộc. Nhưng nếu không xử lý tốt, hai mặt của mối quan hệ nay sẽ hạn
chế và cản trở lẫn nhau.

8


KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trị vô cùng quan trọng trong công quộc
phát triển kinh tế của nước ta, nó tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng các hoạt động thương mại, tạo ra việc làm
và tăng thêm thu nhập cho người dân. Thế nhưng, hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta vẫn chưa hồn tồn hồn hảo vì bên cạnh những thành tựu nổi bật thì mặt
khác nó vẫn tồn tại rất hiều những hạn chế và bất cập. Vì vậy, để hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả hơn, địi hỏi nhà nước phải có những giải pháp nhất định. Mặc
dù rất cố gắng nhưng do kiến thức hạn hẹp và thời gian có hạn nên bài tiểu luận
của em khơng tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong thầy cơ góp ý để bài tiểu
luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dành
cho bậc đại học khơng chun ngành lý luận chính trị, NXB Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội.
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu cửa Việt Nam năm 2021
/>3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
/>4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế
/>5. Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
/>6. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế của Việt Nam
/>
10



×