Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP tại TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN báo NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 28 trang )

Báo cáo thu hoạch Thực tập
Lại Ngọc An – Lớp Truyền hình K34A1
Học viện Báo chí và Tun truyền
I.Khái lược về trung tâm truyền hình nhân dân – địa chỉ: 71 hàng Trống,
Hoàn Kiếm, Hà Nội:
Đúng 22 giờ 45 phút tối 1-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều vị lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và tập thể Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã nhấn nút phát
sóng chính thức kênh Truyền hình Nhân Dân.
Lễ ra mắt và phát sóng chính thức Truyền hình Nhân Dân đã diễn ra tại ba đầu
cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thái Nguyên. Đến dự sự kiện quan trọng này có
các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
nước CHXNCH Việt Nam; Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng; Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng; Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên
Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính
trị, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tun giáo TƯ; Tịng Thị Phóng, Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Lê Thanh Hải, Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều vị lãnh đạo
khác.
Ngay trước lễ bấm nút thay thế logo thử nghiệm thành logo chính thức, thay mặt
lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt
chúc mừng, hoan nghênh Ban Biên tập Báo Nhân Dân, Trung tâm Truyền hình
Nhân Dân trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, đã chủ động, tích cực chuẩn bị về
nhân lực, cơ sở vật chất-kỹ thuật, phát sóng thử nghiệm để tiếp thu ý kiến đóng
góp của đồng nghiệp, của bạn xem truyền hình và tổ chức phát sóng chính thức
đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Truyền hình Nhân Dân ra đời nhằm
đáp ứng yêu cầu tăng cường thông tin, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền phong phú
và đa dạng của đời sống xã hội, trong đó, một điều hết sức quan trọng là thông




tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, về cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ
thống chính trị. Ngồi những chức năng, nhiệm vụ, lợi thế của một kênh thơng
tin bằng hình ảnh, cịn có thế mạnh là báo hình của một cơ quan báo chí lớn – cơ
quan T.Ư của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam. Những thế mạnh đó là cơ sở rất quan trọng để Truyền hình Nhân
Dân có nền tảng chính trị, văn hóa và những điều kiện thuận lợi để xây dựng và
phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, Truyền hình Nhân Dân cần làm nổi bật thế
mạnh của một kênh truyền hình chính luận, có dấu ấn riêng, thu hút đơng đảo
cơng chúng, thơng tin, phân tích thấu đáo, thuyết phục về những sự kiện chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nổi bật trong nước, cũng như những diễn biến nhanh
chóng, phức tạp của tình hình thế giới.
Thời gian tới, tập trung tuyên truyền thật tốt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; tuyên truyền kịp
thời, sinh động Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay chúc mừng Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
Đúng 8 giờ 30 phút tối 1-9, tại Nhà hát Lớn, nơi diễn ra đầu cầu Hà Nội, những
hình ảnh trực tiếp đầu tiên đã được phát sóng. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng
chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định, lễ
phát sóng chính thức Truyền hình Nhân Dân là dấu mốc quan trọng trên chặng
đường ra đời phát triển của Báo Nhân Dân gần 65 năm qua. Đây là niềm vinh dự,
là thời cơ, đồng thời cũng là thách thức đối với Ban biên tập Báo Nhân Dân,
Trung tâm truyền hình Nhân Dân và tập thể những người làm báo Đảng.
Đồng chí nhấn mạnh, sau hơn hai năm ra đời và hơn hai tháng phát sóng thử
nghiệm, với phương châm: Xây dựng Truyền hình Nhân Dân là một kênh truyền
hình chính luận, thời sự, kịp thời, trung thực, tin cậy, đặc sắc với thế mạnh là
thơng tin, bình luận chính trị-xã hội, Ban biên tập đã tập trung chỉ đạo về nội

dung, xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu thơng tin, tun truyền thời sự,
và bình luận các vấn đề công chúng quan tâm, với thời lượng 24 giờ hằng ngày.
Truyền hình Nhân Dân đã góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống; định hướng dư


luận xã hội, định hướng văn hóa xã hội, xác lập những tiêu chí, chuẩn mực về
đạo đức, lối sống…
Lễ ra mắt chính thức kênh Truyền hình Nhân Dân trở thành buổi lễ để những
người làm báo Đảng ôn lại kỷ niệm trong suốt gần 65 năm hình thành và phát
triển Báo Nhân Dân, từ những ngày đầu làm báo tại An tồn khu Định Hóa, Thái
Ngun, trong những năm kháng chiến gian khổ, cho đến thời kỳ hịa bình, xây
dựng CNXH.
Tại đầu cầu Thái Nguyên, bác Lê Thành, công nhân xếp chữ của nhà in Báo
Nhân Dân đầu tiên tại chiến khu; bà Hồng Thị Chấm, ngun Bí thư Đảng ủy xã
Quy Kỳ, Định Hóa, nơi từng có cơ sở nhà in Báo Nhân Dân; đồng chí Vũ Hồng
Bắc, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên; Nhà báo Phan Hữu
Minh, Giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Thái Nguyên đã lần lượt chia sẻ
những kỷ niệm về số báo đầu tiên được xuất bản, về tình cảm của người dân
Định Hóa với tờ báo Đảng, cũng như gửi gắm những tâm tư và hy vọng với Báo
Nhân Dân khi ra mắt kênh truyền hình.
Tại đầu cầu Hà Nội, các nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - những cây đại
thụ của làng báo Việt Nam như: Nhà báo Hà Đăng, Hồng Vinh, Đinh Thế Huynh
đã lần lượt chia sẻ những cảm xúc của mình về tờ báo mà họ đã cống hiến trong
suốt nhiều năm làm báo của mình, đồng thời thể hiện niềm vui khi Báo Nhân
Dân có thêm kênh truyền hình.
Trong khơng khí xúc động ấy, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, ngun Tổng Biên tập Báo Nhân
Dân nói: “Tơi xin chúc mừng các đồng nghiệp của Báo Nhân Dân. Và tơi rất bồi
hồi nếu như hơm nay anh Hồng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ còn sống chắc các

anh ấy vui lắm. Và niềm vui của Báo Nhân sẽ được nhân lên. Trong bồi hồi xúc
động, tôi tin tưởng rằng các thế hệ hơm nay của Báo Nhân Dân nói chung và
kênh Truyền hình Nhân Dân nói riêng phát huy truyền thống vẻ vang, tuyệt đối
trung thành với Đảng, không ngừng nâng cao chất lượng các ấn phẩm, trước mắt
là Truyền hình Nhân Dân, tạo bản sắc của kênh, phải có chỗ đứng trong lịng
khán giả, như các ấn phẩm khác của Báo Nhân Dân"..
Tại lễ ra mắt kênh truyền hình của một tờ báo có bề dày lịch sử, những người làm
báo Nhân Dân đã cùng tưởng nhớ thế hệ các nhà báo lão thành cách mạng, như:


Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hữu Thọ, các nhà báo liệt sĩ công tác tại Báo Nhân Dân
đã hy sinh trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc…
Cũng trong buổi lễ, Đài truyền hình Việt Nam đã trao tặng Báo Nhân Dân chiếc
xe truyền hình lưu động trị giá gần 40 tỷ đồng.
Ngay sau ngày ra mắt kênh truyền hình, Báo Nhân Dân phối hợp với các cơ quan
báo chí thực hiện chương trình truyền hình “Một ngày Việt Nam”. Chương trình
sẽ bắt đầu lúc 6 giờ và kết thúc lúc 22 giờ ngày 2-9, tiếp nhận thông tin từ các địa
phương, phát đi những hình ảnh sinh động, tiêu biểu trong đời sống chính trị-kinh
tế-văn hóa-xã hội của đất nước.
(Trích nguồn từ bài báo đăng trên Nhandan.com)
Từ khi lên sóng vào ngày 1/9/2015 cho đến nay là gần 3 năm lên sóng nhưng
trung tâm truyền hình Nhân dân đã trở thành 1 trong 7 kênh truyền hình thiết yếu
của quốc gia bên cạnh kênh Thời sự chính trị tổng hợp VTV1, kênh Thời sự
chính trị tổng hợp VTC1, kênh truyền hình Thơng tấn Vnews, kênh truyền hình
cơng an nhân dân ANTV, kênh truyền hình quốc phịng QPVN, kênh truyền hình
quốc hội Việt Nam QHVN, kênh truyền hình nhân dân Nhân dân… phục vụ
nhiệm vụ chính trị và thơng tin tun truyền thiết yếu của quốc gia. Với mục
đích tơn chỉ là thời sự chính trị tổng hợp và các chương trình chun biệt, đảm
bảo nhiệm vụ thơng tin tun truyền về chính trị, an ninh quốc phịng của quốc
gia. Hiện nay với thời lượng phát sóng kênh chương trình 24 giờ một ngày, đáp

ứng thời lượng chương trình tự sản xuất trên tổng thời lượng phát sóng trong mỗi
ngày. Truyền hình Nhân dân đã và đang nỗ lực cập nhật những thông tin, sự kiện
quan trọng của quốc gia từ mọi miền đất nước trên tất cả các lĩnh vực theo đúng
đường lối chủ trương lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khán giả trong và ngồi nước. Có thể thấy, truyền hình nhân dân ra đời muộn hơn
so với các kênh truyền hình thiết yếu khác cũng như hệ thống cơ sở truyền hình
tại Việt Nam nhưng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và tạo dựng được
niềm tin lớn lao đối với công chúng và trở thành kênh tiếp cận thông tin chính
thống và uy tín đối với khán giả cả nước.
Những chuyên mục quan trọng của truyền hình Nhân dân được phát sóng liên tục
đó là Thời sự với các tiểu mục như chương trình thời sự, tin trong nước, điểm
báo, theo dịng sự kiện, tâm điểm; Chính trị với các tiểu mục như Đảng với sự


nghiệp đổi mới, thực hiện Nghị quyết, Bình luận - phê phán, chuyện ở cơ sở, địa
chỉ đỏ, tạp chí đối ngoại, bàn tròn; Kinh tế với các tiểu mục như nhịp sống kinh
tế, kinh tế và dự báo, câu chuyện khởi nghiệp, tam nông thời hội nhập, giao thông
kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp, nông nghiệp chuyển động..; Văn hóa văn
nghệ với các tiểu mục như Vẻ đẹp Việt Nam, Điểm đến, Chuyện đời chuyện
nghề, Tác giả tác phẩm, Gương mặt cuộc sống…; và rất nhiều các chuyên mục có
nhiều tiểu mục hấp dẫn như: Khoa học giáo dục Quốc tế, Địa phương, Phóng sựtài liệu, Xã hội, Giải trí nhằm mang đến cho khán giả những thơng tin mới mẻ,
cập nhật và đúng đắn.

II.Những bài học rút ra trong quá trình học tập và sáng tạo tác phẩm báo chí
của bản thân trong thời gian thực tập tốt nghiệp:
Có thể nói, thời gian thực tập 2 tháng vào năm cuối chính là khoảng thời
gian thực tập nghiệp vụ quan trọng của mỗi sinh viên. Bước thời gian thực tập
nghiệp vụ này, sinh viên sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức chuyên ngành với
tri thức thu nạp về báo chí truyền hình sau 4 năm học tập tại học viện; cũng như
trước đó đã có đợt kiến tập nên sinh viên cũng dễ dàng xác định được cơng việc

mà mình phải làm và rút ra được bài học từ đợt kiến tập. Vì thời gian thực tập này
kéo dài hơn, nên sinh viên có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với mơi trường
truyền hình chuyên nghiệp, với khoảng thời gian đủ để tiếp xúc, trao đổi, học hỏi
từ những người đã có kinh nghiệm hoạt động trong nghề tại cơ quan mà sinh viên
tham gia thực tập. Thực tập chính là mơi trường học nghề làm báo nhanh chóng và
hiệu quả nhất, đây chính là giai đoạn thực hành trên cơ sở những kiến thức lý
thuyết đã được tiếp nhận.
Bản thân được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong mơi trường báo chí
truyền hình chun nghiệp
Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực tập
Về mặt thuận lợi:


- Trung tâm truyền hình Nhân dân là một cơ quan báo chí truyền hình đầy
đủ cơ sở vật chất, công cụ cũng như cơ hội được tham gia vào q trình
sản xuất sản phẩm
- Các anh chị phóng viên, biên tập viên tại cơ quan thực tập có tạo điều
kiện, hướng dẫn và nâng đỡ đàn em sinh viên thực tập
Về mặt khó khăn:
- Vì được phân cơng về phịng chun đề văn hóa văn nghệ nên chủ yếu là
thực hiện những phóng sự dài về chứ chưa được tham gia sản xuất ở
những thể loại báo chí khác
- Vì thời lượng phát sóng của những chương trình là định kỳ theo tuần
hoặc theo tháng nên số lượng bài được cùng tham gia sản xuất cũng hạn
chế hơn; hoặc có những sản phẩm có được cùng tham gia sản xuất nhưng
chưa tới ngày phát sóng, vì lịch phát sóng của chuyên mục đó là cuối
tháng 5.
- Tham gia sản xuất những sản phẩm phóng sự sẽ tốn nhiều thời gian và
công sức hơn trong nhiều công đoạn, từ ban đầu, chuẩn bị tìm kiếm và
tìm hiểu đề tài, liên hệ nhân vật, tham gia đi quay…

Kinh nghiệm
1. Sự chuẩn bị tốt về tinh thần tâm lý, kỹ năng giao tiếp và tập thói quen xây
dựng cho mình một tác phong làm việc chuyện nghiệp. Tạo sự ấn tượng cho
mọi người thấy cái nhìn ban đầu về sự chủ động, tích cực, năng động, sáng
tạo, có sự đam mê về nghề báo chí truyền hình.
2. Sự chuẩn bị về chun môn: ôn lại những kiến thức chuyên ngành, các thể
loại báo chí, có ý tưởng về câu chuyện, tìm hiểu và xây dựng đề tài, kịch
bản; từ những thứ nhỏ nhất, tập thói quen làm việc trong mơi trường báo chí
thực thụ và bỏ qua những thói quen cố hữu của sinh viên báo chí.
3. Sự tiếp thu và học hỏi, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ dạy từ các anh chị trong
phịng, vì họ là những người đi trước, những kinh nghiệm của họ sẽ là những
bài học quý báu cho bản thân mình. Đồng thời, cũng có những đóng góp
chia sẻ mang tính xây dựng của thân để tạo sự tương tác cũng như bình
đẳng.


4. Không nên quá thể hiện bản thân nhưng cũng đừng giấu diếm, cái gì khơng
biết thì hỏi mọi người để có được câu trả lời cho những thứ mình chưa biết,
hãy giữ giới hạn ở vị trí của một sinh viên thực tập
III. Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình của cơ quan báo chí nơi
sinh viên thực tập nghiệp vụ (Chuyên mục Chuyện đời chuyện nghề của Phịng
Văn hóa văn nghệ)
Chương trình truyền hình được lựa chọn để khảo sát đánh giá đó là Chuyện
đời chuyện nghề của phịng văn hóa văn nghệ của trung tâm truyền hình Nhân dân,
báo Nhân dân. Vì phịng văn hóa văn nghệ là nơi cá nhân tôi được phân công về để
tham gia hoạt động thực tập nên tôi muốn khảo sát đánh giá về những sản phẩm
được tham gia sáng tạo cùng các anh chị phóng viên và đóng góp vào sự hồn
thiện của sản phẩm từ những khâu như tìm kiếm đề tài, liên hệ nhân vật, lên kịch
bản và viết lời bình cho phóng sự…Cùng với đó là những sản phẩm khác mình
khơng được tham gia sản xuất nhưng có sự chọn lọc cho việc khảo sát, đánh giá để

từ những nhìn nhận khách quan của cá nhân đưa ra những đánh giá cơng bình và
xác đáng về những sản phẩm đã được phát sóng. Vì chun mục này phát sóng mỗi
tuần một lần, hoặc có khi hai tuần một lần nên số lượng phóng sự được phát sóng
trong một tháng cũng chỉ giới hạn là từ 3 đến 4 số là tối đa. Vậy nên, tôi đã chọn 3
chương trình là 3 số phát sóng khơng liền kề để tiến hành khảo sát và đánh giá, đó
chính là Nghề luyện tằm dệt tơ được phát sóng ngày 27/04/2018 và Ama H’Loan
với nhạc cụ tre truyền thống Ê đê phát sóng ngày 20/04/2018 và Cây đàn dân tộc
được phát sóng ngày 06/04/2018 (đây là phóng sự tơi được tham gia vào quá trình
sản xuất)
*Khảo sát:
Phần lớn những chương trình phóng sự trong các chun mục của phịng văn
hóa văn nghệ chủ yếu là những phóng sự dài, giống như các đài truyền hình địa
phương, có thời lượng từ 13 đến 15 phút của mỗi phóng sự và được phát sóng định
kỳ theo tuần(chuyên mục Chuyện đời chuyện nghề, Góc nhìn văn hóa, Sắc màu
dân tộc, Đời sống văn nghệ, Tác giả tác phẩm, Gương mặt cuộc sống ) hoặc theo
tháng (Vẻ đẹp Việt Nam)
Chuyện đời chuyện nghề là chuyên mục thuộc dạng phóng sự chân dung
nhân vật, kể lại cuộc hành trình có thể là tìm tịi, gắn bó, phát triển, lưu giữ, truyền


dạy một ngành nghề nào đó đối với cuộc sống xã hội hiện nay. Đó là những câu
chuyện nghề gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của nhân vật. Nên phóng sự
rất chân thực và khách quan, tạo được sự gần gũi, gắn bó đối với khán giả theo dõi
chuyên mục. Có một số đề tài mới mẻ, làm về những nhân vật và cơng việc mà ít
người biết đến được chia sẻ đến với khán giả truyền hình.
Tuy nhiên, phóng sự dài thường đi theo hướng kể lể, lê thê, cách đọc lời
bình của phóng viên cũng chùng chình, chậm rãi nên dễ gây cảm giác buồn ngủ.
Với những người thiếu sự kiên nhẫn thì khó có thể theo dõi tồn bộ nội dung của
cả một phóng sự này. Trong khi cấu trúc phóng sự thì khơng mới mẻ và có sự đột
phá, mà thường làm theo lối mịn khn mẫu đúng như tên của chun mục là

Chuyện đời chuyện nghề, kể lại cuộc hành trình gắn bó giữa nghề và đời, đời và
nghề. Bên cạnh đó thì nhiều đề tài cũ, đã được các báo, đài khác đã khai thác nên
dễ khiến cho người xem cảm thấy nhàm chán và lẽ dĩ nhiên họ sẽ không muốn biết
thêm về những câu chuyện đã biết.
1.Nghề luyện tằm dệt tơ
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận
TT

Nội dung

1

Nằm ở phía nam Hà Nội, làng Phùng Xá thuộc
huyện Mỹ Đức được bao quanh bởi dịng sơng
Đáy hiền hịa. Đã có một thời Phùng Xá là ngôi
làng nổi tiếng được biết đến với nghề trồng dâu
nuôi tằm, ươm tơ kéo sợi. Quanh làng, các bãi
dâu xanh mướt trải dài ven sông, đến nay, đứng
trước những khó khăn, thách thức của thị trường
nghề dân mai một. Khi nhiều người con của làng
Phùng Xá khơng cịn coi nghề tằm tang là nghề
mưu sinh, phải chật vật với cuộc sống mưu sinh.
Thì có một người phụ nữ vẫn dành cả đời gắn bó
với nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống của quê
hương, sáng tạo ra sản phẩm quý bằng cách huấn
luyện những con tằm thành những thợ dệt tơ độc
đáo
Phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Thuận: Tôi
sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề


2

Hình
ảnh
Hình
ảnh
bám
theo nội
dung,
có khi
để cụ
thể hóa
cho lời
bình và
những
cảnh
quay về
phỏng
vấn

Thời lượng
Tổng thời
lượng của
phóng sự
này là hơn
14 phút


3


4

truyền thống lâu đời., làm nghề trồng dâu nuôi
tằm ươm tơ dệt lụa, nghề của cha ông để lại và
đất làm nghề. Tôi cảm nhận rằng nghề trồng dâu
nuôi tằm ươm tơ dệt lụa đã gắn chặt với cuộc đời
của tôi với nghề, tôi yêu quý nghề tơ tằm, tôi yêu
quý con tằm cho nên là trong từng hơi thở của tơi
cũng là con tằm. Nó ngằm vào dịng máu của tôi,
tất cả cơ thể tôi là nghề, cho nên là tơi khơng thể
bỏ được nghề
Chẳng ai cịn nhớ chính xác nghề trồng dâu ni
tằm đã gắn bó với Phùng Xá từ bao giờ. Nhưng
đến nay, gia đình nghệ nhân Phan Thị Thuận đã
có ba đời theo nghiệp ươm tơ dệt lụa. Người ta
vẫn bảo: “làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn
cơm đứng”, cái công việc vất vả ấy dường như đã
ngấm vào máu, vào huyết quản. Nên suốt hơn 50
năm nay, bà chưa bao giờ rời xa nong tằm nong
kén. Chăm tằm từ lúc mới nở, bé li ti cho tới ngày
biết nhả tơ làm kén, cũng như những sợi tơ mỏng
manh mà vơ cùng bền chắc. Tình yêu đối với
nghề tằm tang canh cửi của bà suốt bao năm vẫn
bền bỉ cháy. Để giữ lại cho ngôi làng bên dịng
sơng Đáy này, một nghề đẹp như thơ, như họa
Lụa trải dài bên triền sông, những tấm lụa phơi
phất phơ trong gió khiến lịng người ấm áp mang
đến cảm giác về một cuộc sống thanh bình trù
phú. Có lẽ, chỉ có ai làm nghề mới hiểu, niềm
hạnh phúc của người trồng dâu nuôi tằm dệt vải

khi chứng kiến thành quả sau bao ngày vất vả.
Với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, đó khơng
chỉ là mồ hơi nước mắt mà còn nhen lên niềm hy
vọng về một làng nghề truyền thống đang dần
khôi phục. Vậy nên, suốt bao năm nay, bà cũng
như con tằm rút ruột nhả tơ, cho ra đời biết bao
sản phẩm, từ các loại lụa, sa tanh, đũi hay cả
những chiếc khăn quàng duyên dáng tới những
sản phẩm thường dùng như khăn mặt, khăn tắm
đều từ nguyên liệu tơ tằm. Đặc biệt, sản phẩm
chăn bông do chính những con tằm tự dệt đã
mang về cho bà một thương hiệu, một chỗ đứng


4

5

6

vững chắc; đồng thời tạo hướng đi mới cho ngành
tơ tằm Việt Nam.
Phỏng vấn nghệ nhân Phan Thị Thuận: Tôi lúc
nào cũng quan tâm đến con tằm, theo dõi con
tằm, từ khi nó ăn lá dâu cho tới khi nó đan sợi tơ
vào con kén và đến lúc mình ươm ra sợi tơ thì tơi
đã theo dõi nó và hiểu được nó và biết được nó là
những sợi tơ này nó đã từ những con tằm nó đã
làm cho mình thành con kén, để mình có sợi ươm
tơ dệt lụa. Cho nên là từ đấy tôi mới nghĩ được ra

là mình làm thế nào để có được những sản phẩm
đặc biệt, chưa ai có và khơng có thể máy móc
nào, bàn tay con người nào làm bằng chính con
tằm. Tơi đã hiểu được con tằm và hiểu được từng
thời điểm của con tằm. Cho nên, tơi đã quyết tâm
cho nó đi theo một lối đi mới, cách làm của nó là
cách làm theo hướng của mình. Mình sẽ làm cho
nó, ni nó tốt rồi thì làm thế nào để cho nó đan
cho mình những tấm kén phẳng, chứ khơng phải
là con kén tròn như thời cổ xưa nữa.
Tất cả đều đơn giản xuất phát từ tình yêu nghề,
mong muốn tạo nên thương hiệu và phục hồi làng
nghề truyền thống của cha ơng. Mơ ước đó nhiều
người có, nhưng để sáng tạo làm ra sản phẩm mới
mẻ độc nhất trên thị trường thì khơng phải ai
cũng có thể làm được.
Ngày ấy trong những lần bà quên ăn quên ngủ
trông coi quan sát những lưới tằm rút ruột nhả tơ.
Nhìn những tổ kén do tằm tự tạo ra vô cùng bền
chặt mà khơng có một kỹ thuật dệt tay nào có thể
sánh bằng. Và ý tưởng để tằm tự dệt đã bất chợt
lóe lên. Nghĩ là làm, bất chấp những khuyên can
của người thân, bạn bè. Với lứa tằm thử nghiệm
đầu tiên, bà đã không làm tổ cho chúng mà ngày
đêm mày mò, huấn luyện, điều khiển chúng tự dệt
trên một mặt phẳng. Tằm khơng có tổ nên khơng
thể kéo kén theo lẽ thường nhưng do chức năng
phải nhả tơ khi đến kỳ nên chúng buộc nhả tơ vào
không gian. Khi ấy bà lại đem đặt chúng sát với
nhau trên một mặt phẳng và kết quả là tơ của



7

8

nhiều con tằm cuốn vào nhau đan thành lớp nang
dày như những chiếc kén được cán phẳng. Đem
tẩy lớp nang mỏng trên mặt tấm kén phẳng này,
theo kỹ thuật truyền thống sẽ tạo nên lớp chăn
bông xốp, giữ được vẻ mềm mại của tơ mà các
đường dệt của tằm không hề thay đổi. Ngồi ra,
kỹ thuật cịn tiết kiệm được nhiều công đoạn như
ươm, kéo tơ, cào bông, chần vải, đan, dệt
Phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận:
Bước đi mới của mình nối truyền thống là con
tằm ăn lá dâu đến tuổi nhả tơ thì mình phải tạo
cho nó một điểm tựa, để nó có một điểm tựa để
nó đan tơ cuốn kín che thân nó để nó làm một con
kén trịn để nó n chí trong tổ ấm của nó để nó
dệt tơ theo lối truyền thống. Nhưng mà lối đi mới
này, mình cho nó vào một cái khơng gian, bước
đầu tiên là nó bơ vơ, nó khơng biết là điểm tựa
nào cho nó cái điểm tựa để nó cuốn kén che thân
nó. Lúc đầu tiên, tơi nhìn nó tơi rất là thương, nó
bơ vơ ngóc đầu lên tìm những cái điểm tựa cho
nó nhưng nó khơng có một cái điểm tựa nào
nhưng mà đến kỳ nhả tơ thì nó vẫn phải rút ruột
nhả tơ ra khơng gian. Đấy là cái hướng đi của
mình, cho nó nhả tơ ra khơng gian, khơng cho nó

có một điểm tựa nào để nó thành tổ kén nữa thì
cái lúc đó tơi thấy là rất khó khăn và cảm thấy là
mình có tội với nó, mình khơng tạo cho nó một
cái điểm tựa, mà mình bứt phá nó ra bắt nó phải
theo hướng của mình.
Với những thành tích đạt được, cùng niềm đam
mê cháy bỏng với nghề, nghệ nhân ưu tú Phan
Thị Thuận đã nhận được khơng ít giải thưởng cao
q của nhà nước như huy chương vàng quốc tế
năm 2005, giải thưởng sản phẩm công nghiệp tiêu
biểu năm 2006, giải thưởng top 100 bảng vàng
Thăng Long thương hiệu nổi tiếng chân chính lần
thứ 2, top 20 sản phẩm người tiêu dùng tin cậy.
Trong năm 2015, bà tham gia giải thưởng nhà
nơng sáng tạo và nhận được giải nhất tồn quốc
với sản phẩm mền bông do con tằm tự dệt; đồng


9

10

12

13

14

15


thời ghi tên mình vào sách vàng sáng tạo Việt
Nam cho những cơng sức và sáng tạo mà bà đã
đóng góp.
Với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, phía sau sự
thành cơng này là người chồng hết lịng thương
u, thấu đáo, tâm lý và tin tưởng. Dù những
ngày đầu, ông đã từng phản đối khi bà nghĩ ra ý
tưởng luyện tằm dệt tơ. Nhưng khi cảm nhận và
hiểu được sự say mê của vợ, ông đã dần trở thành
người bạn đồng cam cộng khổ trên mọi hành trình
cùng vượt qua khó khăn thử thách.
Phỏng vấn ơng Lê Đăng Hạ - chồng của nghệ
nhân:
Trải qua một thời gian dài bà ấy cố gắng miệt mài
bà ấy làm thì tơi thấy vất vả q thì tơi cũng tìm
mọi cách để ủng hộ bà ấy, để cho bà ấy đạt được
mục đích của mình. Cho nên là tơi rất cố gắng tìm
mọi cách để hỗ trợ bà ấy các sản phẩm ra được thì
tơi làm thế nào cho sản phẩm nó đẹp thêm và tốt
thêm.
Dù đơn giản chỉ là cùng nhau gấp một chiếc chăn,
kiểm tra chất lượng sản phẩm hay chia sẻ những
câu chuyện thường ngày trong lúc làm việc.
Nhưng đó ln là điểm tựa chỗ dựa tinh thần
vững chắc để nghệ nhân Phan Thị Thuận có thể
rắn rỏi tiến bước trong những sáng tạo của mình.
Và có lẽ chuyện đời, chuyện nghề của bà cũng sẽ
tiếp tục được nối dài, khi những người con,
những người dân trong làng cũng đã và đang trở
thành những lứa học trị thơng minh chăm chỉ.

Phỏng vấn chị Đặng Thị Kim Anh: Nói chung thì
khơng cứ gì là riêng tơi mà tất cả những người
làm đều học hỏi được từ bác Thuận rất nhiều, từ
tính kiên trì, bền bỉ rồi tính sáng tạo, rồi là sự tích
lũy mọi kiến thức để dần dần mà phát huy được
cơng nghệ mới và tính kiên trì bền bỉ của bác
Thuận là chúng tôi học được rất nhiều.
Một trong những bài học lớn nhất mà bà truyền
dạy cho mọi người, đó ln là sự tận tâm với
nghề. Bài học đó bà đã dùng cả cuộc đời để


16

17

18

chiêm nghiệm, chứng minh. Vậy nên, hơn ai hết,
mỗi người đều hiểu được những trăn trở của bà
trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy nghề truyền
thống của gia đình, quê hương
Phỏng vấn anh Lê Đăng Nam – con trai của nghề
nhân:
Khi nghề dâu tằm nó bị mai một, bà phải vào tận
nông trường Thanh Hà để bà mua dâu, xin dâu bờ
rào để về chăn tằm. Cái tâm huyết của bà lớn nhất
không phải là bà tạo được ra cái sản phẩm chăn
bông tơ tằm tự dệt này mà tam huyết của bà lớn
nhất là duy trì được cái nghề dâu tằm của Mỹ

Đức và nghề dệt lụa của làng Phùng Xá chúng tôi
Đến nay, dù đã luyện thành công cho tằm tự dệt,
dù đã gặt hái được rất nhiều kết quả với các sản
phẩm tơ tằm hoàn toàn tự nhiên nhưng với nghệ
nhân Phan Thị Thuận thì vẫn cịn đó rất nhiều
những băn khoăn, trăn trở, trăn trở trong việc
giúp đỡ những bà con nông dân trồng dâu nuôi
tằm, trăn trở trong việc khôi phục lại làng nghề
truyền thống tươi đẹp như xưa và cả những trăn
trở để các mẫu hoa văn, các sản phẩm có thể đa
dạng hơn, đến với tay người tiêu dùng hơn nữa.
Phỏng vấn nghệ nhân Phan Thị Thuận:
Cái điều băn khoăn nhất của tôi là làm thế nào
cho những người nuôi tằm và tất cả các vùng đều
đi theo một cái chuỗi sản xuất, tức là người nọ
dựa vào người kia, khâu này khâu kia nó nối tiếp
với nhau, để ra một giá thành sản phẩm nó tốt
nhất. Người nơng dân muốn làm thì tơi giúp cho
người ta về khâu trứng, giống, hướng dẫn kỹ
thuật cho những người nơng dân ni tằm có một
sản phẩm mới, một hướng đi mới để cùng nhau
phát triển, để có nhiều sản phẩm để ra thị trường.
Nói là vất vả nhưng tôi cảm thấy là khi tôi đã u
nó thì tơi thấy là khơng có cái gì vất vả cả. Mà tôi
thấy mỗi một sản phẩm ra đời, người tiêu dùng
sản phẩm của mình, mà người ta nói đến những
sản phẩm người ta u q nó thì mình cảm thấy
mình rất là hạnh phúc, khơng có gì là vất vả cả.



19

Mình đang làm cho cuộc sống của mình và mọi
người, mọi người cũng được vui lây với mình
Sẽ chẳng bao giờ hết những băn khoăn, trăn trở,
sẽ chẳng bao giờ hết những tâm huyết mà nghệ
nhân Phan Thị Thuận dành cho nghề. Bởi cả cuộc
đời của một người trồng dâu ni tằm và dệt vải
như bà, sống chính là để rút ruột nhả tơ, để cho ra
đời những sản phẩm tâm huyết, những sản phẩm
mang tâm hồn và nét riêng của người Phùng Xá

2. Ama H’Loan với nhạc cụ truyền thống Ê đê
TT
1

2

3

Nội dung

Hình
ảnh
Dù là dân tộc nào âm nhạc ln tồn tại khơng thể Hình
thiếu trong hoạt động văn hóa cũng như tín
ảnh
ngưỡng từ bao đời nay. Âm nhạc có lẽ là thành tố bám
văn hóa thể hiện rõ nhất phẩm chất riêng có,
theo nội

khơng lẫn lộn, tạo nên bản sắc cho đồng bào Tây dung,
Nguyên trên mảnh đất cao nguyên đầy nắng và
có khi
gió. Để tạo nên bản sắc của riêng mình, ngồi
để cụ
những giọng hát, cách hát khỏe khoắn đặc trưng, thể hóa
đồng bào Tây Ngun cịn sở hữu một kho tàng
cho lời
các loại nhạc cụ. Cuộc sống của đồng bào Tây
bình và
Ngun thuở sơ khai, ln gần gũi với núi rừng.
những
Bên cạnh các loại cồng chiêng đã được công nhận cảnh
là di sản phi vật thể của nhân loại, qua bàn tay và quay về
khối óc sáng tạp của mình, các nghệ nhân dân
phỏng
gian Tây Nguyên còn chế tác nên các loại nhạc cụ vấn
đặc trưng với nguyên liệu tre nứa sẵn có.
Đã gần 80 tuổi, nghệ nhân Ama H’Loan ở buôn
Akô thôn, phường Tân Lợi, thành phố Bn Ma
Thuột là một trong số ít những người chế tác nhạc
cụ dân gian còn lại ở Đắk Lắk. Dưới bàn tay khéo
léo tài hoa cùng với sự kết hợp của một số
nguyên liệu tự nhiên như quả bầu khô, ống nứa,
sáp ong…các nhạc cụ từ tre nứa đã tạo nên những
âm thanh làm lay động lòng người.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Buôn Tlan, xã

Thời lượng
Tổng thời

lượng của
phóng sự
này là 14
phút


4

5

Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk cậu bé
Y bhiông niê tên thật của nghệ nhân Ama H’Loan
đã được sống trong âm thanh thánh thót, rền vang
của tiếng chiêng, tiếng sáo và cả những điệu múa
xoang của người Ê đê. Cứ thế những âm điệu ấy
ngấm dần theo năm tháng, 13 tuổi Ama H’Loan
đã mày mò học và biết chơi những nhạc cụ đầu
tiên. Đến tuổi trưởng thành theo tiếng gọi của non
sông, Ama H’Loan lên đường nhập ngũ, hành
trang mang theo chỉ là ký ức về gia đình, cộng
đồng và những âm điệu réo rắt của nhạc cụ dân
tộc. Biết sử dụng và chế tác nhạc cụ đã hơn 60
năm, tình yêu đối với dân ca, với nhạc cụ dân tộc
đã theo Ama H’Loan gần cả đời người. Từng giữ
vị trí, phó bí thư tỉnh đồn Đắk Lắk nhưng khi về
hưu ơng lại dành trọn tâm trí cho những tinh hoa
của dân tộc mình. Nhìn cách Ama H’Loan cầm
trên tay những chiếc kèn đinh lăm, đinh puốt như
thấy được cả sự nâng niu trân trọng của ông.
Phỏng vấn:

Bản thân tơi thì từ nhỏ lớn lên chắc cũng có lẽ
dạng cái đam mê, say sưa nghe các cụ, các bác,
các chú, các anh – những người đi trước, được
dùng tất cả các loại nhạc cụ, nhạc cụ bằng tre
bằng nứa, bằng sừng trâu, bằng ngà voi, chất liệu
bằng nhiều loại. Tôi nghe các chú, các bác, các
anh là tôi rất ham thích, trên cơ sở ham thích là
rất tị mị chứ khơng có thầy dạy đâu, khơng có ai
dạy dỗ gì hết. Chỉ có nhìn các bác, các chú, các
anh, những người đi trước biết dùng cái này là
mình tị mị mình dùng mình thổi từ từng cái điệu
thổi mà đến khi cái cách làm chế tác nó, từng loại
nhạc cụ
Để chế tác nên từng chiếc đinh năm, đinh puốt
hay đinh tặk tà, người đàn ông với dáng người
nhỏ bé này khơng ngại vượt đèo trèo núi chỉ
mong tìm được những thân nứa, tre thật dai, thật
chắc, tạo nên thứ âm thanh kỳ diệu khiến người
thưởng thức mê say. Theo Ama H’Loan việc lựa
chọn những nguyên liệu ấy cũng không hề đơn


6

7

8

giản, ống nứa phải lấy loại khơng q già vì sẽ
nặng tay, lấy non thì sẽ bị méo âm, quả bầu phải

là giống bầu truyền thống do ông tự trồng để có
độ to độ già vừa đủ và được để khơ tự nhiên. Việc
tìm kiếm ngun liệu đã phức tạp nhưng với kinh
nghiệm nhiều năm mỗi ngày Ama H’Loan vẫn có
thể chế tác được một chiếc kèn đinh năm. Cịn
với các loại nhạc cụ khác, ơng có thể làm được
nhiều hơn. Đối với tù và, việc chế tác có phần
phức tạp hơn, bởi ngày nay khơng cịn sừng trâu
nên ơng lấy nguyên liệu là gỗ xoan, gỗ hương để
chế tác. Những chiếc tù và được làm từ những
loại gỗ này cũng có âm thanh khơng kém với các
loại tù và được làm từ sừng trâu. Đặc biệt hơn,
trải qua nhiều năm chế tác nhạc cụ, nghệ nhân
Ama H’Loan vẫn trung thành với bí quyết đo vị
trí khoan lỗ, khoảng cách dài ngắn của ống nứa
bằng tay. Bởi với ông chỉ có sự cảm nhận thân
quen với từng ống nứa, thanh tre của núi rừng,
người nghệ nhân mới làm nên những sản phẩm có
hồn, chứa đựng nhiều nhất tinh hoa của đại ngàn
Tây Nguyên.
Phỏng vấn:
Từ tre, nứa, sáp ong đến bầu lơ biến thành một cái
nhạc cụ nó khơng đơn giản nào hết, tức là mỗi
ống của nhạc cụ này nó phải có lưỡi gà bên trong
mỗi ống, lưỡi gà phát ra tiếng. Đinh năm, nhạc cụ
độc đáo nhất nhưng cũng khó dùng nhất, rủ nhau
tâm tình, đánh tan những cái vui buồn.
Trong quá trình mải mê chế tác nhạc cụ dân tộc,
ơng chưa khi nào đơn độc vì có người vợ cùng
uống nước buôn Akô thôn, nghe rõ Akô thôn và

đều yêu lời ru câu hát của Ê đê. Với bà H Mluăt
Kđoh, hình ảnh ơng Ama H’Loan ngồi trước hiên
nhà dùng dùi sắt cần mẫn đục đẽo các ống tre,
quả bầu vẫn ln là cơn gió mát lành làm dịu đi
cái nắng của đất trời Tây Nguyên.
Phỏng vấn vợ của nghệ nhân:
Tơi đã tị mị và hát các bài hát của dân tộc Ê đê
từ khi 12, 13 tuổi, mãi đến khi lập gia đình, lấy


9

10

11

chồng, tôi thấy chồng tôi rất là yêu âm nhạc, rất là
u nhạc cụ của dân tộc mình. Chính vì thế, tôi
càng mê hát hơn, cho nên đến bây giờ có thể nói
là hai vợ chồng chúng tơi gắn bó với nhau vì cùng
thích âm nhạc Ê đê. Và hơn nữa, chúng tơi cùng
có mong muốn, từ nay về sau, có thể truyền lại
cho con cháu để gìn giữ các nét văn hóa này. Vì
âm nhạc dân tộc tất cả đều do ông bà để lại nên
chúng ta phải giữ lấy
Bằng tâm huyết và sự am hiểu về nhạc cụ dân tộc
nói riêng và nhạc dân gian Tây Nguyên nói
chung, từ nhiều năm nay nghệ nhân Ama H’Loan
vẫn luôn nhận được sự yêu thương, quý trọng từ
dân làng. Bởi ngoài việc liên tục cho ra đời nhiều

loại nhạc cụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, việc chế tác nhạc cụ của ơng cịn đóng
vai trị lớn trong cơng tác bảo tồn và gìn giữ văn
hóa vùng đất đỏ.
Theo thời gian và sự chuyển mình của xã hội, các
nét văn hóa truyền thống đang dần bị xâm nhập
bởi công nghệ tân tiến. Tiện đấy, mà mất đi cái
thần sắc của thiên nhiên, hơi thở của núi rừng,
Phỏng vấn Nhà Tây Nguyên học Linh Nga Niê
Kđăm:
Viện âm nhạc ở ngồi Hà Nội, có tổ chức cái hội
thảo khoa học về bảo tồn âm nhạc cổ truyền của
các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thì trong cái
hội thảo đấy vấn đề mà mọi người quan tâm là
nhiều người trăn trở nhiều nhất là làm thế nào để
bảo tồn các nhạc cụ dân tộc cổ truyền của các dân
tộc thiểu số Tây Ngun. Bởi vì là chỉ riêng
người Ê đê thơi thì đã có 17 loại nhạc cụ khác
nhau. Những năm 80, tơi cịn được nghe các chị
thổi kèn cọng rạ, các em thổi kèn cọng bí. Mình
đã trực tiếp mình nghe rồi đấy, thậm chí đổ nước
vào chai, rồi bằng chai. Người ta có rất nhiều
cách để âm nhạc nó cất lên, bây giờ thì rất là ít.
Điều đó là điều rất là đáng lo ngại. Các em bây
giờ trẻ, thích cái mới hơn, thế nên là có những
người tâm huyết như thế nhưng nó chỉ như muối


12


12

bỏ bể thơi. Rất là khó
Là nghệ nhân đóng vai trị quan trọng trong cơng
tác bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền
thống tại tỉnh Đắk Lắk. Không lấy làm lạ khi tại
các buổi thảo luận, nghệ nhân Ama H’Loan vẫn
thường được mời tham dự. Bằng kinh nghiệm
nhiều năm cơng tác, Ama H’Loan hiểu vai trị của
cơng tác tuyên truyền cũng như sự tác động từ
chính sách nhà nước đến đồng bào Ê đê ruột thịt
của mình. Trải qua nhiều vị trí cán bộ đến khi
nghỉ hưu, lại đam mê việc chế tác nhạc cụ, người
nghệ nhân vẫn ln đau đáu làm sao để đánh thức
tình u đối với điệu hát dân gian, nhạc cụ dân
tộc trong lớp trẻ của dân tộc Ê đê hiện nay.
Không chỉ chế tác nhạc cụ đơn thuần, Ama
H’Loan còn tham gia biểu diễn cồng chiêng tại
nhiều tỉnh thành trong nước. Không ít lần, ơng
được mời trình diễn các buổi trình diễn văn hóa
tập tục của đồng bào Ê đê. Nhảy múa theo từng
nhịp khèn, xoay vòng theo từng nhịp múa, thanh
âm từ những loại nhạc cụ do Ama H’Loan chế tác
cất lên như gắn kết tình yêu dân tộc. Dù là người
bản địa hay khách du lịch đều cảm thấy hào hứng
hịa mình cùng nét văn hóa đặc trưng nơi đất đỏ
ba dan. Dành gần cả cuộc đời xoay tròn theo điệu
múa đinh năm, ngân nga theo từng tiếng tù và cao
vút, bởi vậy khi lật dở những trang cuối của cuộc
đời, nghệ nhân Ama H’Loan vẫn mang một tâm

nguyện duy nhất là làm sao để thanh âm rừng núi
ngân mãi đến thế hệ mai sau.
Phỏng vấn:
Trong tình trạng mất đi, mai một đi tơi trong tình
trạng bức xúc, thậm chí lễ hội dân tộc của đồng
bào mới tâm sự với các cụ, các bác, các chú, các
anh, những người đi trước nên khôi phục lại, nên
dùng lại. Như vậy, từ cái chỗ đó, tơi mới đề nghị
với chính quyền địa phương của bn, của làng,
của xã, thậm chí cả huyện, cả tỉnh tơi đề xuất cái
này nên tìm cách làm thế nào để gìn giữ lại bản
sắc nhạc cụ, bản sắc văn hóa của dân tộc mình.


13

Muốn gìn giữ là tự nhiên phải có người biết làm
biết dùng, mà ai biết làm chính là người trong
dân, ai biết dùng cũng chính là người trong dân.
Họ khơng biết làm biết dùng thì phải bày cho họ,
họ khơng có là phải cung cấp cho họ, bày cho họ
làm, bày cho họ dùng, bày cho tất cả những gì họ
cần biết. Khơng có người làm khơng có ai dùng,
anh làm cả đống những nhạc cụ cũng không ai
đụng tới thì cũng khơng thể gìn giữ được
Ánh mặt trời đã lặn, nhưng đôi tay đẽo gọt, đôi
tay cảm nhạc của nghệ nhân Ama H’Loan vẫn
chưa nghỉ ngơi. Tạm nói lời chào với buôn Akô
thôn với những điệu hát dân ca rộn ràng. Chúng
ta cùng chúc cho nghệ nhân Ama H’Loan cùng

dân làng Akô thôn sẽ mãi bền bỉ trên con đường
bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa của dân
tộc. Để những tiếng đinh năm, đinh puốt, tù và sẽ
ngân mãi nơi núi rừng đại ngàn

3. Cây đàn dân tộc
TT
1

Nội dung

Hình
ảnh
Âm nhạc là nhu cầu khơng thể thiếu trong đời
Hình
sống văn hóa tinh thần của con người, bởi nó thể ảnh
hiện tâm tư, tình cảm, khát khao và những mong bám
muốn trong cuộc sống. Âm nhạc truyền thống cịn theo nội
mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dung,
dân tộc, mỗi nhạc cụ đều mang trong mình một
có khi
câu chuyện văn hóa, ẩn sau đó là tình u của
để cụ
những người nặng lịng với tài sản âm nhạc vơ giá thể hóa
của dân tộc. Để sử dụng thành thạo một loại nhạc cho lời
cụ truyền thống hay khó hơn là chế tạo ra chúng
bình và
khơng phải điều đơn giản. Cơng việc đó cần sự
những
khéo léo của đôi bàn tay tài hoa với đôi tai thẩm

cảnh
âm tinh tế cũng như hiểu rõ tính năng của từng
quay về
loại nhạc cụ. Nghề làm đàn từ xưa đến nay
phỏng
thường được biết đến với những làng nghề truyền vấn
thống lâu đời, vậy mà giữa thủ đơ có một người

Thời lượng
Tổng thời
lượng của
phóng sự
này là hơn
14 phút


2

3

đàn ơng có thể chế tác ra hàng chục loại nhạc cụ
dân tộc một cách thuần thục. Dù cuộc sống cịn
nhiều vất vả nhưng chưa bao giờ ơng Cao Kỳ
Kỉnh vơi đi niềm đam mê tạo ra những cây đàn
truyền thống mang tâm hồn dân tộc từ nhiều năm
nay
Ông Cao Kỳ Kỉnh quê gốc ở làng Nhĩ Dương,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng n, ơng cùng gia
đình rời làng q lên thủ đô để sinh cơ lập nghiệp
bằng nghề bán cháo lòng từ hơn chục năm nay.

Trong quán cháo ngay sát chợ Thành Công, ông
luôn thoăn thoắt tất bật tay dao tay thớt chuẩn bị
đồ ăn phục vụ thực khách. Nếu như không thấy
những cây đàn dân tộc được treo ngay ngắn và
tấm biển sửa chữa nhạc cụ dân tộc thì nhiều
người sẽ không biết đây là không gian của âm
nhạc, của những giá trị truyền thống đáng quý.
Kể từ ngày mở qn cháo, khách đến với ơng
ngày một đơng, có người đến vì hương vị thơm
ngon của món cháo, nhưng cũng có những người
tìm đến qn ơng bởi khơng gian bình dị với
những sản phẩm nhạc cụ truyền thống được ông
ngày ngày trân trọng nâng niu.
Sáng tất bật với quán ăn, buổi chiều ông lại trở về
căn nhà nhỏ nằm sát bên lề đường để miệt mài
chế tác và sửa chữa những cây đàn dân tộc. Ơng
coi đó như một niềm đam mê, dẫu vẫn biết gánh
nặng cuộc sống mưu sinh luôn đè nặng. Say mê
và trân trọng với từng cây đàn, ông như một
người thợ lành nghề vừa làm mộc làm hàn làm
thủ công mỹ nghệ. Chẳng phải tự nhiên người
dân xung quanh vẫn gọi ông bằng cái danh xưng
đầy trân trọng nghệ sĩ dân tộc. Lắng nghe những
thanh âm trong trẻo từ khi còn nhỏ qua tiếng đàn
của người cha, tình yêu với nhạc cụ dân tộc cứ
đầy lên theo năm tháng. Nhớ lời cha dạy: tự học
lấy mà làm, con đường đến với việc chế tạo nhạc
cụ của ơng Kỉnh chỉ là những ngày tự mày mị,
cần mẫn chứ không qua bất cứ trường lớp bài bản
nào.



4

5

6

7

Phỏng vấn:
Tơi có cái nghề này là gia truyền rồi, cho nên tôi
vẫn giữ mấy cái nốt nhạc này. Trong cái lúc bé
thường đi theo ơng cụ, ơng có chơi nhạc cụ dân
tộc này. Thường thì mình cứ khốc túi cho cụ,
đến hội hè thì ngồi nghe các cụ chơi. Sau đó,
những cái âm thanh đó lẫn vào trong mình lúc
nào không biết
Cho đến nay ông đã chế tác được hơn hai mươi
loại nhạc cụ như đàn bầu, đàn chanh, đàn nguyệt,
đàn tam, đàn tứ, đàn nhị…Cái khó của người làm
đàn là tìm sao cho đúng loại gỗ tự nhiên như gỗ
thông, gỗ vông, gỗ vàng tâm, gỗ sao…Theo ông
Kỉnh để làm ra một cây đàn có âm thanh chuẩn
thì từ việc chọn gỗ, đẽo gọt luôn phải dồn nhiều
tâm sức, sự tinh tế và chính xác cao. Bởi vậy, mà
từ khâu thô sơ như pha gỗ, phơi gỗ đến việc trang
trí những chi tiết tỉ mỉ trên thân đàn, ông Kỉnh
đều tự làm thủ công, không sử dụng bất kỳ loại
máy móc cơng nghệ nào. Với những chiếc đàn

ơng chế tác ra chủ yếu để làm kỷ niệm và thỏa
mãn đam mê, chứ nghề này không thể nuôi sống
được gia đình
Phỏng vấn:
Cái tiếng đàn nó sâu vào lịng người, mỗi loại đàn
có một âm hưởng khác nhau. Thế cho nên mỗi âm
thanh nó khác nhau nhiều, cùng một loạt đàn
nhưng cái chất gỗ của từng cái. Cũng ra một loạt
này nhưng mà gỗ khác kêu khác ngay. Ngồi chỉnh
một cây đàn vừa rồi mình phải nín thở, mới tìm
được ra nó, lấy được cái dây của nó. Đây nó ào ào
đủ các thứ nên là nó khó. Như tơi làm buổi chiều
đây thì tơi cứ mắc dây lên là xong, vợ con ngủ hết
là tơi lại vào nốt. Mình chỉnh lên xuống xuống
lên, dây thì căng chùng, 3 cái yếu tố ấy phải hết
sức cẩn thận và minh mẫn
Kỳ công và tâm huyết là vậy nhưng ông Kỉnh bán
đàn rất rẻ, có người đến mua một lúc năm chiếc
ơng chỉ lấy vỏn vẹn có hai triệu đồng. Ơng nói
làm đàn là vì đam mê, cho nên bất kể ai đến cho


8

9

10

11


ông, bất kể giàu nghèo, đều sở hữu được một cây
mang về. Để ni sống gia đình, ngồi bán cháo
ơng Kỉnh còn làm thêm nghề xay bột sắn thuê và
mài dao kéo cho bà con trong khu chợ. Lướt trên
những dây đàn, trên những lưỡi dao theo thời
gian đôi bàn tay tài hoa này cứ dần chai sận
nhuốm đượm bao sương gió cuộc đời.
Phỏng vấn:
Cái nghề làm đàn này, nó là cái nghề phụ thôi,
chứ cái nghề đàn này mà thu nhập được thì lúc
nào nó cũng đứng đầu bảng. Nhưng mà nói chung
thì nó cũng mất mát siêu bạt đi bao nhiêu năm rồi.
Mươi năm trở lại đây thì tìm lại cái đàn cổ này,
thì là mới có người nghe, người chơi. Thứ hai là
sản xuất ra ngày hôm nay thì rất khó bán bởi vì
nó bão hịa, vì đàn cơng nghiệp nó lên nhiều q.
Thơi thì dù thu nhập được hay khơng thu nhập
được thì cũng bình thường thơi, mình phải tìm
nghề khác thơi. Ngay gia đình thì hầu hết khơng
ai nhất trí đối với chú những cái việc này, chú vui
bè vui bạn vui lời ca tiếng hát thì chú vẫn giữ nó.
Với ơng, nghề làm đàn khơng chỉ đam mê, tâm
huyết mà cịn là cái dun cái cớ để tìm được
những người bạn tâm giao. Là người hàng xóm
cùng khu tập thể, chính tiếng đàn réo rắt đã trở
thành cầu nối đưa ông Nguyễn Phú Thạch đến
gần hơn với nghệ sĩ dân tộc Cao Kỳ Kỉnh
Phỏng vấn ơng Phạm Phú Thạch:
Ơng ấy khơng phải một thứ nghề đâu, ông ấy ở
đây rất nhiều bán lạc, bán quần áo, linh tinh ông

ấy làm. Thế rồi là các nhạc cụ cái thì treo ở tường
cái thì trường, treo trên giàn như giàn mướp ấy,
treo lủng là lủng liểng. Tôi thấy là ông ấy rất yêu
nghề, rất quý nghề, những người tâm huyết như
thế như con tằm nhả tơ biết chết rồi nhưng cuộc
đời vẫn cứ gắn bó là cực kỳ quý và cực kỳ hiếm.
Âm nhạc chính là sợi dây kết nối tâm hồn mạnh
mẽ nhất, khiến cho những người có chung niềm
đam mê được xích lại gần nhau. Ở nơi đó, họ
được trao đổi về nhạc cụ dân tộc nhưng quan


12

13

14

15

16

trọng hơn là những người yêu mến sẽ trao tặng
cho những người nghệ sĩ không chuyên như ông
Kỉnh một sự ghi nhận bằng những sẻ chia chân
thành
Chính từ sự tín nhiệm và tin yêu của bà con trong
tổ dân phố, ông Kỉnh còn được giao nhiệm vụ
làm dân phòng cho khu dân cư. Để bảo đảm an
ninh trật tự cho khu phố nơi ông sinh sống. Với

ông Kỉnh, việc tham gia vào tổ dân phịng như
một sự đóng góp cho cộng đồng mà ơng mong
muốn được góp sức. Mang nét cười đơn hậu, ơng
Kỉnh vẫn ln muốn gìn giữ sự bình n như
chính tiếng đàn của ơng cho những người láng
giềng trong khu phố.
Phỏng vấn ông Nguyễn Huy Toản:
Với con người bác, rất là năng động, hoạt bát,
cũng rất thích ngồi việc làm kinh tế ở gia đình
thì cịn những thời gian rảnh, bác cũng thường
xuyên sửa chữa các dụng cụ mà cịn dùng được
để mà tiếp tục có cái sử dụng. Trong cơng tác, bác
tham gia với vai trị ủy viên của bảo vệ dân phố
của phường. Theo kế hoạch và lịch công tác, bác
cũng tham gia trong công tác bảo vệ trật tự an
ninh ở phường Thành Công. Năm 2017, cũng
được ban bảo vệ của phường cũng như tổ dân phố
thi đua khen thưởng cũng tặng bác cái giấy khen
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2017
Màn đêm bng xuống, khu tập thể Thành Cơng
chìm vào tĩnh lặng, ông Kỉnh lại đến với những
cây đàn thân quen của mình. Cây đàn bầu mà ơng
đang chơi là sản phẩm do ông tự sáng chế, ông đã
nâng cấp thân đàn lớn hơn, khiến cho âm thanh
được cộng hưởng trở nên dìu dặt và thánh thót
hơn
Phỏng vấn:
Trong cái đàn bầu này tơi sáng chế ra, nó cũng
độc quyền của mình thơi, trong này nó có 3 hộp
âm khác nhau, nó phát ra tiếng khơng cần tăng

âm rồi nó lên tai mình ngay…
Những âm thanh từ cây đàn bầu buồn man mác


17
18

như chính nỗi lịng của người đàn ơng ngồi lục
tuần, mong muốn âm nhạc truyền thống không bị
lãng quên trước những xô bồ của cuộc sống hiện
đại
Phỏng vấn:
Cả đời bám trụ với nghề, với ông Kỉnh nhạc cụ
dân tộc là niềm đam mê không thể từ bỏ. Cây đàn
như người bạn tâm tình, cất lên những tiếng lịng
sâu thẳm. Ở một góc phố nhỏ của thủ đơ, người
nghệ sĩ nghiệp dư với nụ cười hiền hậu ấy vẫn
miệt mài bên những cây đàn truyền thống. Để từ
căn nhà nhỏ bé đơn sơ ấy, tiếng đàn của ông sẽ
vang xa, thắp lên ngọn lửa đam mê với những
thanh âm mang tâm hồn dân tộc

Đây là phần thực hành viết lời bình về nhân vật Cao Kỳ Kỉnh trong phóng sự Cây
đàn dân tộc: Người đàn ơng bán cháo lịng đam mê nhạc cụ dân tộc
Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn bao gồm hai mảnh ghép đối lập, đó chính là
đam mê của bản thân và gánh nặng kinh tế của gia đình. Có những người quyết
tâm theo đuổi đam mê nhưng cũng có khơng ít người vì áp lực kinh tế gia đình mà
gác lại niềm đam mê đó sau gánh nặng mưu sinh chồng chất. Tuy nhiên, cũng có
những câu chuyện kết nối được hai mảnh ghép trái ngược này để trở thành một bức
tranh cuộc đời hoàn chỉnh có sinh hoạt thường nhật, có kiếm sống mưu sinh và

cũng có cả niềm đam mê bất tận đối với nghệ thuật truyền thống. Đó chính là câu
chuyện về ơng Cao Kỷ Kỉnh – người bán cháo lịng có niềm đam mê nhạc cụ dân
tộc.
Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở khu tập thể Thành Cơng, chúng tơi tìm
đến nhà bác Cao Kỷ Kỉnh trong một buổi sáng đầy bất ngờ. Theo như lời giới thiệu
của những bà con trong ngõ thì vào buổi sáng ơng Kỉnh sẽ khơng đánh đàn chơi
nhạc, vì một lý do hết sức đơn giản là nhà ơng Kỉnh cịn bận bán cháo lịng. Điều
đó khiến chúng tơi càng tị mị hơn nữa muốn tìm hiểu xem người nghệ sĩ khơng
chun này đang bươn chải với cuộc sống mưu sinh như thế nào. Xuất hiện trước
mặt chúng tơi là ơng Kỉnh có dáng người mảnh khảnh với đôi bàn tay đang thoăn
thoắt múc từng tơ cháo lịng phục vụ cho khách. Như một thói quen, ông thực hiện


thao tác của mình rất nhanh nhẹn và thuần thục, những tơ cháo nóng hổi được phục
vụ tới khách hàng bằng nụ cười thân thiện.
Ông Kỉnh quê gốc ở làng Nhĩ Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
nhưng đã cùng gia đình rời làng q lên thủ đơ để sinh cơ lập nghiệp bằng nghề
bán cháo đã hơn chục năm nay. Kể từ ngày mở hàng cháo, khách đến với ơng mỗi
ngày một đơng, có người đến vì muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của những
bát cháo, có người muốn đến vì được ngồi trong một khơng gian bình dị được
trưng bày với những sản phẩm nhạc cụ truyền thống. Bên cạnh cơng việc bán cháo
lịng là kế sinh nhai chính cho gia đình thì cịn có một hoạt động nữa mà ông bỏ
nhiều thời gian để chăm chút đó là sáng chế nhạc cụ dân tộc.
Sau thời gian bán cháo vào buổi sáng, ông lại trở về với một góc nhỏ trong
căn nhà sát bên lề đường để miệt mài sáng tạo và sửa chữa những cây đàn, mà ơng
coi đó như một niềm đam mê mãnh liệt vơ hình níu giữ ơng lại cho tới tận ngày
hơm nay. Công việc này ông học được từ cha ông hồi lúc ơng mới chỉ 14 tuổi, tính
đến nay cũng đã gần 50 năm, Khi đó, mỗi khi thấy cha làm đàn và đánh đàn ông lại
len lén theo dõi để học lỏm. Thấy con mình có niềm đam mê lớn như vậy, ông
được thân phụ truyền dạy và nhờ sự tìm tịi, phát hiện để phát triển thêm từ những

loại nhạc cụ truyền thống. Cho đến nay, ông đã chế tác được hơn hai mươi loại
nhạc cụ như đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tam, đàn tứ, đàn nhị…từ những
nguyên loại thô sơ như các loại gỗ hay gáo dừa…Điều đáng chú ý là bên cạnh
những nhạc cụ dân tộc truyền thống theo như ngun mẫu thì ơng đã mạnh dạn cải
biên để tạo nên những sản phẩm khác lạ với hình dáng và âm thanh đặc biệt hơn.
Những chiếc đàn ông làm ra chủ yếu để làm kỷ niệm và thỏa mãn đam mê, chứ
chính ơng cũng thừa nhận rằng để coi làm đàn là một nghề để ni sống gia đình
thì rất khó khăn. Nhưng cũng chiếc việc làm khơng vì lợi nhuận mà chỉ xuất phát
từ tình u, giúp ơng gắn bó với cơng việc này lâu như vậy.
Đôi bàn tay thô cứng và chai sần vì cần cù lao động bỗng trở nên khéo léo
và điệu nghệ khi chuyển qua sáng tạo nhạc cụ. Tất cả những thứ mà ơng Kỉnh có
được có lẽ chỉ là niềm đam mê. Mặc dù, không qua một trường lớp nghệ thuật nào,
nhưng nhìn những sản phẩm mà ông làm ra mọi người đều bất ngờ bởi khả năng
tìm tịi và sáng tạo của ơng. Được nói về những sản phẩm do chính mình sáng tạo
ơng ln hứng khởi và cùng với cảm xúc tự hào (Phỏng vấn của ông Kỷ)


×