Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài thu hoạch thực tập bào chế 1 thuốc nhỏ mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.13 KB, 14 trang )

THUỐC NHỎ MẮT CHLORAMPHENICOL
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay các chế phẩm thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol trên thị trường Việt
Nam phần lớn đều có nồng độ hoạt chất chloramphenicol là 0,4%. Tuy nhiên vì
đây là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và ở nồng độ này tác dụng diệt
khuẩn của kháng sinh còn yếu nên phải sử dụng nhiều lần trong ngày. Ngoài ra,
do các thuốc nhỏ mắt có độ nhớt thấp nên thời gian thuốc lưu lại mắt ngắn làm
giảm sinh khả dụng. Việc sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ gây bất tiện cho
bệnh nhân và nếu dùng lâu dài sẽ dẫn đến khô mắt. Do đó, để khắc phục hai
vấn đề này nhóm sinh viên Dược văn bằng 2 đề nghị nghiên cứu công thức
thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol mới với nồng độ hoạt chất cao hơn để tăng tác
dụng kháng khuẩn và bổ sung thêm tá dược làm tăng độ nhớt để tăng sinh khả
dụng của thuốc.
2. MỤC TIÊU
Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol mới để tăng
tác dụng nhưng vẫn phải đạt được các yêu cầu về pH, độ trong, độ vô trùng…
theo tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV.
Trang bị các kỹ năng của quy trình xứ lý bao bì, quy trình pha chế thuốc, trang
thiết bị dụng cụ, vệ sinh phòng pha chế cũng như các kỹ năng làm việc của nhà
khoa học để thuốc sau khi nghiên cứu thành công có thể sản xuất và đưa ra thị
trường
3. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát độ tan của chloramphenicol ở các nồng độ 0,25%, 0,4%, 0,5% và 0,75% với
2 pH là 6,8 và 7,8 thông qua nhiệt độ và thời gian gia nhiệt. Khảo sát độ ổn định và
độ già hóa nhanh của sản phẩm bằng cách theo dõi ở nhiệt thường và nhiệt độ 4 oC. Từ
đó tìm ra công thức tối ưu.

3.2 Quy trình thực hiện
3.2.1 Quy trình xử lý bao bì đựng thuốc nhỏ mắt
Mục đích: chuẩn bị bao bì sạch , sẵn sàng để sử dụng.


 Chọn chai đựng thuốc nhỏ mắt:




-




Chai nhựa, có 3 bộ phận(vỏ, nút nhỏ giọt không kín, nắp). Chọn những chai đạt
tiêu chuẩn cơ sở : đồng bộ giữa vỏ, nút, nắp, đồng đều về thể tích, tương đối
sạch bụi, không có nấm, ….
Rửa ngoài: bỏ chai, nút, nắp vào thau và rửa sạch bụi bằng nước thường.
Rửa trong:
Ngâm nước tẩy rửa Natri lauryl sulfat pha loãng 1% từ 5% bằng nước tinh
khiết khoảng 30 phút.
Rửa lại nhiều lần bằng nước tinh khiết cho sạch chất tẩy rửa và sạch bụi.
Rửa sạch kết thúc khi nước rửa đạt 2 tiêu chuẩn: dân số bụi khi soi độ trong và
giới hạn hàm lượng chất khử của nước rửa lần cuối tương đương với nước tinh
khiết. (DD chuẩn so sánh giới hạn chất khử: 100ml nước tinh khiết + 0,1 ml
KMnO4 0,02M + 2ml dd H2SO4 10%).
Rửa kết thúc bằng nước cất pha tiêm.
Tiệt trùng: hấp cách thủy 30 phút. Xốc cho hết nước rồi bỏ chai vào bao bì sấy
Tyndall
Tồn trữ: đảm bảo trạng thái sạch – khô – vô trùng.

3.2 Quy trình pha chế
Nhóm xây dựng 8 công thức bào chế như sau:
pH


pH 6.8

pH 7.8

Nồng độ

0.25%

0.4%

0.5%

0.75%

0.25%

0.4%

0.5%

0.75%

Chloramphenicol (g)

0,625

1,0

1,25


1,875

0,625

1,0

1,25

1,875

Natriborat.10H2O (g)

0,14

0,14

0,14

0,14

0,95

0,95

0,95

0,95

Acid boric (g)


3,01

3,01

3,01

3,01

2,48

2,48

2,48

2,48

NaCl (g)

0,60

0,58

0,55

0,48

0,53

0,50


0,47

0,41

Nipagin M 20% (ml)

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

Propylen glycol (ml)

25

25

25


25

25

25

25

25

Nước cất vừa đủ (ml)

250

250

250

250

250

250

250

250

Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Cân đong các nguyên liệu theo công thức trên
Bước 3: Cho khoảng 150ml nước cất pha tiêm vào becher, đun nóng. Cho Natri borat,
acid boric vào, khuấy cho tan hết.


Bước 4: Tiếp tục cho Nipagin vào, khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. Thêm NaCl,
propylen glycol vào, khuấy tan hoàn toàn.
Bước 5: Để dung dịch nguội đến nhiệt độ phòng, bắt đầu cho chloramphenicol vào
khuấy đều. Bắt đầu gia nhiệt từ từ cùng lúc 8 chế phẩm trên bấp cách thủy, kiểm soát
nhiệt độ bằng nhiệt kế. Tại mỗi thời điểm chloramphenicol tan hết, ghi nhận nhiệt độ
và thời gian.
Bước 6: Khi tất cả chế phẩm đều tan hết và nhiệt độ dưới 80 oC, lấy ra để nguội,
chuyển sang ống đong, bổ sung nước cất pha tiêm vừa đủ 250ml. Đóng vào chai nhựa
150ml khảo sát độ ổn định của chế phẩm ở nhiệt độ phòng trong thời gian 3 ngày. Ghi
nhận kết quả. Sau đó những chế phẩm đạt sẽ đem thử nghiệm độ già hóa nhanh của
sản phẩm ở nhiệt độ 40C trong 2 giờ. Ghi nhận kết quả.
Bước 7: lựa chọn công thức tối ưu để pha chế -> lọc trong bằng phểu thủy tinh xốp ->
lọc tiệt trùng bằng màng lọc Microspore 0,22µm -> đóng chai thể tích 10ml ->dán
nhãn -> bảo quản.

4 NỘI DUNG KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
Công thức số

1

pH
Nồng độ

2


3

4

5

pH 6.8
0.25%

0.4%

0.5%

6

7

8

0.5%

0.75%

pH 7.8
0.75%

0.25%

0.4%



Chloramphenicol (g)

0,625

1,0

1,25

1,875

0,625

1,0

1,25

1,875

Natriborat.10H2O (g)

0,14

0,14

0,14

0,14


0,95

0,95

0,95

0,95

Acid boric (g)

3,01

3,01

3,01

3,01

2,48

2,48

2,48

2,48

NaCl (g)

0,65


0,6

0,58

0,52

0,73

0,7

0,67

0,6

Nipagin M 20% (ml)

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25

1,25


1,25

Propylen glycol (ml)

25

25

25

25

25

25

25

25

Nước cất vừa đủ (ml)

250

250

250

250


250

250

250

250

Thời gian tan hoàn toàn
(phút)

7

13

17

23

6

11

15

22

Nhiệt độ tan ( 0C)

45


60

67

75

44

57

64

74

trong

trong

trong

Đục

Đục

Đục

trong

Trong


Trong

Trong

Độ ổn định chế phẩm
sau 3 ngày ở nhiệt độ
phòng
Độ già hóa sau khi làm
lạnh ở 4oC trong 2h

Đồ thị biểu diễn sự hòa tan hoàn toàn của Chloramphenicol:
Tại pH =6,8
Nhiệt độ (0C)

Thời gian
(phút)


Đường nhiệt độ

Đường thời gian

Nồng độ Chloramphenicol (%)

Tại pH=7,8
Nhiệt độ (0C)

Thời gian
(phút)


Đường nhiệt độ

Đường thời gian

Nồng độ Chloramphenicol (%)

Biện luận kết quả:
-

Tại pH = 6,8: cả 8 công thức đều tan hết ( trong) và đều ở nhiệt độ dưới 80 0C (
đảm bảo chloram không bị thủy phân). Theo lý thuyết, độ tan của
chloramphenicol là 1/400 (tức nồng độ 0,25%) tuy nhiên ở đây với các nồng độ


hoạt chất cao hơn kết hợp gia nhiệt và bổ sung thêm propylen glycol ( vai trò là
chất diện hoạt và chất làm tăng độ nhớt) nên làm tăng độ tan của
chloramphenicol. Nồng độ hoạt chất càng cao thì nhiệt độ hòa tan và thời gian
hoà tan càng tăng.
-

Tại pH = 7,8 : kết quả tương tự như ở pH = 6.8. tuy nhiên thời gian và nhiệt độ
có thấp hơn một ít. Lý do chloramphenicol tan tốt ở môi trường kiềm nhẹ.

-

Sau khi để ổn định 3 ngày ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì nhận thấy: công
thức số 1,2 và 3 vẫn trong. Công thức số 4,5 và 6 bị đục. Công thức 7và 8
trong. Tuy nhiên công thức 7 và 8 do trong môi trường kiềm kèm nhiệt độ và
thời gian gia nhiệt lâu hơn nên có thể chloramphenicol bị thủy phân. Nên hai

công thức này bị loại bỏ cùng với công thức số 4,5, 6 do bị đục. Nhóm quyết
định chọn công thức số 2 và 3 nghiên cứu sự già hóa nhanh của sản phẩm.

-

Sau khi để sản phẩm ở nhiệt độ 40C trong 2 giờ quan sát thấy cả 2 công thức
đều trong và không bị tủa. Như vậy công thức số 3 đạt được cả 2 yêu cầu
nghiên cứu là tăng nồng độ hoạt chất và tăng độ nhớt. Tuy nhiên để đưa vào
sản xuất thì công thức số 3 cần phải khảo sát độ ổn định và sự già hóa sản
phẩm với thời gian lâu hơn.. Vì thời gian không cho phép nên nhóm chọn công
thức số 2(chỉ đạt được yêu cầu tăng độ nhớt) để pha chế và hoàn thiện thành
phẩm thuốc nhỏ mắt chloramphenicol.

THUỐC TIÊM LIDOCAIN HYDROCLORID 1,5%
Ống 2 ml
I. MỤC TIÊU


Thực hiện nghiên cứu, kỹ năng sản xuất một dạng thuốc tiêm vô trùng. Thực hiện
được các kỹ thuật xử lý bao bì ống thuốc tiêm, kỹ thuật pha chế vô khuẩn đối với
dung dịch thuốc tiêm.
Pha chế dung dịch Lidocain hydroclorid 1,5% đạt các yêu cầu.
Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến chất lượng thuốc tiêm.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
DĐVN IV quy định hàm lượng thuốc tiêm Lidocain hydroclorid 0,5% , 1%, 2%, 4%,
10%, 20%. Nhóm tiến hành thử nghiệm pha chế thuốc tiêm Lidocain hydroclorid ở
nồng độ 1,5%.
Lidocain hydroclorid dễ tan trong nước, độ ổn định cao nên dạng bào chế cho thuốc
tiêm lidocain có cấu trúc dung dịch với dung môi là nước cất pha tiêm. Dung dịch
Lidocain là dạng hoàn thiện, sẵn sàng sử dụng, khi vào cơ thể nhanh chóng hấp thu để

đạt sinh khả dụng và hiệu quả điều trị.
Trong công thức hóa học của Lidocain có nhóm amin bậc 3, dễ bị oxy hóa trong quá
trình pha chế, bảo quản nên thêm vào Natri metabisulfit là chất chống oxy hóa.
Lidocain hydroclorid bền trong môi trường acid , không bền trong môi trường kiềm.
PH của thuốc tiêm phải phù hợp pH sinh lý = 7,35 – 7,45 sẽ tránh được kích ứng tế
bào, nhức buốt nơi tiếp xúc. Trong điều kiện phòng thực tập tại bộ môn Bào chế nhóm
tiến hành pha chế lô thuốc tiêm Lidocain hydroclorid ở pH 7 – 7,5 (là pH gần với pH
sinh lý của cơ thể nhưng không bền của hoạt chất). Chất chỉnh pH là dung dịch natri
hydroxit 10%, dung dịch acid hydroclorid 10% để đưa pH về khoảng cần thiết.
Yêu cầu của thuốc tiêm là phải đẳng trương với huyết tương và dịch tế bào để tế bào
dễ dung nạp. Natri clorid được sử dụng để đẳng trương hóa dung dịch vì không tương
kỵ với hoạt chất, không có tác dụng dược lý riêng, rẻ tiền, dễ kiếm.
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ
3.1 Công thức bào chế cho lô thuốc tiêm Lidocain 1,5%
Thành phần

Bàn 1 ( pha chế TT ở pH 77,5)

Bàn 2 (pha chế TT ở pH 5,56,0)

Lidocain HCL. H2O

7,5g

7,5g

Natri metabisulfit

0,5 g


0,5g

Dd HCl 10%

Vđ pH 5,5 – 6,0


Dd NaOH 10%

Vđ pH 7-7,5

-

NaCl

2,4875g

2,4875g

Nước cất pha tiêm

Vừa đủ 500ml

Vừa đủ 500ml

3.2 Quy trình xử lý bao bì thuốc tiêm:
a. Chọn ống: Hình dạng ống: 1 đầu nhọn và 1 đầu bằng. Chọn ống phải đạt
tiêu chuẩn cơ sở : cùng mẫu mã, cùng kiểu,chiều cao tương đương nhau,
đầu ống cắt đều, miệng ống không bị bể, ống không có mốc, không có bụi,


b. Rửa ngoài: Lật ngược đáy ống, xối bằng nước thường. Nước sẽ chảy theo
chiều từ đáy ống xuống đến khi sạch bụi, không cho nước vào bên trong
ống, vẩy cho sạch nước.
c. Rửa trong:
- Rửa bằng hộp rửa (2 khay inox sạch, có đục lỗ). Để khay nhỏ
nghiêng sao đó xếp ống vào đầy khay. Đậy khay nhỏ bằng khay lớn.
Đặt vào bocal có chứa nước tinh khiết khoảng 2/3 bocal.
- Dùng ống thuốc tiêm trống chứa 2/3 V nước làm ống chuẩn (dùng
bơm xylanh) đặt trong becher bên trên hộp rửa.
- Cho toàn bộ các phần trên vào máy hút chân không.
- Bật máy hút chân không.
- Tắt máy khi thấy nước trong ống chuẩn chảy ra hết.
- Lấy toàn bộ ra, lắc hộp rửa theo chiều dọc – ngang – lên – xuống
nhiều lần.
- Đặt 1 bocal nhỏ vào trong bocal lớn sạch, không chứa nước. Sao đó
úp ngược hộp rửa đặt trên bocal nhỏ.
- Hút chân không lần 2. Mở máy để rút phần nước trong ống ra.Ta
được nước rửa lần 1 (L1), sau đó đem soi độ trong và làm phép thử
chất khử.
- Tiến hành rửa n lần. Rửa sạch kết thúc khi nước rửa đạt 2 tiêu chuẩn:
dân số bụi khi soi độ trong và giới hạn hàm lượng chất khử của nước
rửa lần cuối tương đương với nước tinh khiết. (DD chuẩn so sánh
giới hạn chất khử: 100ml nước tinh khiết + 0,1 ml KMnO4 0,02M +
2ml dd H2SO4 10%)
- Kết thúc rửa bằng nước cất pha tiêm.
d. Sấy khô – tiệt trùng
e. Tồn trữ: đảm bảo trạng thái sạch – khô – vô trùng.
3.3 Quy trình pha chế thuốc tiêm
Quy trình pha chế phải liên tục, một chiều



a. Cân đong nguyên liệu, dung môi
− Đong 400ml nước cất pha tiêm cho vào becher 500ml
− Cân 7,5g Lidocain, 0,5g Natri metabisulfit, 2,5g NaCl
− Hòa tan lần lượt Natri metabisulfit, NaCl, Lidocain
− Chuyển vào ống đong 500ml. Thêm nước cất vừa đủ đến 500ml. Khuấy đều
− Kiểm tra lại pH bằng giấy quỳ.
− Chỉnh pH muốn khảo sát bằng dd NaOH 10%, dd HCl 10%.
b. Lọc trong: loại tạp cơ học Lọc qua màng lọc 0.45 µm nhiều lần dưới áp
suất giảm. Kiểm tra độ trong tương đương nước cất pha tiêm là đạt.
c. Đóng ống: Theo nguyên tắc chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài của
bình chân không
− Chuyển toàn bộ dung dịch thuốc vào bocal lớn sạch
− Đặt khay inox chứa ống thuốc tiêm đã tiệt trùng theo chiều trút ngược đầu ống
xuống vào bocal.
− Dùng xylanh đóng 1 ống 2,2ml (ống mẫu), để trên hộp inox để làm chuẩn
− Bật máy hút chân không đến khi tháo hết nước trong ống chuẩn.
d. Rửa đầu ống: Nóng - lạnh - nóng
− Nhúng vừa đủ ngập đầu ống vào chậu nước cất pha tiêm nóng, khi nóng áp suất
sẽ giảm, hút nước vào đầu ống
− Nhúng ống vào chậu nước nguội, áp suất tăng làm đẩy nước ở đầu ống ra
ngòai, được 1 lần rửa
− Nhúng lại vào bocal nóng.
− Làm liên tục đến khi đầu ống sạch theo cảm quan
e. Hàn kín đầu ống:
− Loại các ống không đủ thể tích, ghi nhận số lượng
− Hàn miệng ống bằng đèn gas, vuốt khí, khi hàn xoay đều đều ống từ từ để thủy
tinh chảy ra, co lại, đóng kín ống
f. Tiệt trùng: bằng cách luộc 15 phút.
g. Kiểm tra độ kín ống: Dùng phương pháp tắm xanh methylen 1/1000.

Dùng khăn vải, bao các ống đã hàn, nhúng vào thau Xanh methylen nóng,
áp suất giảm sẽ làm các ống chưa kín hút xanh methylen vào và làm dung
dịch trong ống bị nhuộm màu xanh.
h. Đánh giá chất lượng thuốc bằng cách đánh giá nhanh:
Đánh giá theo các tiêu chí sau:
− Độ trong (không đục / mắt thường)
− Ống hở ( điểm chỉ xanh methylene)
− Ống không đạt thể tích (so với ống chuẩn)
− Ống có hình thức, kiểu dáng không đạt (hình dạng, kích thước, hàn xấu, bị
vỡ,...)
− Ống có bụi (bụi lắng, bụi lơ lửng)
Bảng kết quả đánh giá chất lượng thuốc tiêm lidocain 1,5%
Bàn 1
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Số lượng
Tổng số ống Tỷ lệ %
1

Độ trong (không đục / mắt thường)

0

0


2

Ống hở (điểm chỉ xanh)


9

9

3

Ống không đạt thể tích

15

15

4

Ống có hình thức, kiểu dáng không đạt
( hình dạng, kích thước, hàn xấu,…)

30

30

5

Ống có bụi (bụi lắng, bụi lơ lửng)

40

40

6


Ống đạt tiêu chí đánh giá

6

6

Chỉ tiêu đánh giá

Số lượng

1

Độ trong (không đục / mắt thường)

0

0

2

Ống hở (điểm chỉ xanh)

4

3,9

3

Ống không đạt thể tích


3

2,9

4

Ống có hình thức, kiểu dáng không đạt
( hình dạng, kích thước, hàn xấu,…)

54

52,9

5

Ống có bụi (bụi lắng, bụi lơ lửng)

31

30,3

6

Ống đạt tiêu chí đánh giá

10

9,8


Bàn 2
STT

Tổng số ống

Tỷ lệ %

III. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ
− Pha chế được dung dịch thuốc tiêm lidocain 1,5% ở các nồng độ pH 5,5 – 6,0
và 7,0 – 7,5. Ở 2 giá trị pH này dung dịch thuốc tiêm được hòa tan tốt, đạt độ
trong, không xuất hiện tủa.
− Tuy nhiên cần phải định lượng lại các thành phần trong 2 công thức để đánh
giá chính xác hơn. Ngoài ra cần chú ý đến độ ổn định và hoạt tính của thuốc
tiêm bằng cách làm các đánh giá sinh học.
THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT
I.

II.

Mục tiêu học tập
Giúp sinh viên học tập nghiên cứu và những kỹ năng cần thiết để biết sản xuất
một thuốc vô trùng để nhỏ mắt hoặc tiêm.
Đặt vấn đề
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm với các nồng độ và giới hạn pH
khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.


Trong giới hạn của phòng thí nghiệm, nhóm đề xuất thực hiện pha chế ở một nồng
độ với ba pH khác nhau để quan sát được yếu tố pH ảnh hưởng như thế nào đến
hoạt chất. Sau đó lựa chọn một công thức phù hợp nhất để tiến hành pha chế.

Giới hạn pH được khảo sát là 7.5, 6.5 và 5.5 ở nồng độ 0.5%, sản phẩm sau khi
pha không được lọc và quan sát hiện tượng sau khi pha và sau 3 ngày.
Kết quả thu được như sau:
Ngay sau khi pha

Sau 3 ngày

Nồng độ 0.05%
pH 5.5

Dung dịch trong

Dung dịch trong, không lắng

Nồng độ 0.05%
pH 6.5

Dung dịch trong

Hơi đục, không lắng

Nồng độ 0.05%
pH 7.5

Hơi đục

Đục, có lắng

Sau khi xem xét kết quả nhóm quyết định chọn công thức thuốc nhỏ mắt kẽm
sulfat 0.5%, pH 5.5.

III.
Quy trình sản xuất
1. Công thức bào chế
Tên nguyên liệu

2.

100 ml

400 ml

Kẽm sulfat dược dụng

0.5 g

2g

Acid boric đẳng trương

1.81 g

7.24 g

Natri acetat.3H2O

0.095 g

0.38 g

Nipagin M 0,1%


0.25 ml

1 ml

Nước cất

Vừa đủ

Vừa đủ

Quy trình pha chế
a) Cân nguyên liệu
b) Lấy Becher 500ml (1) chứa khoảng 100 ml nước, hòa tan 7.24g acid boric,
đun trên bếp cách thủy 60 0C cho dễ tan. Dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ cho
tan hoàn toàn. Sau đó tiếp tục cho 0.38g Natri acetat.3H2O vào, khuấy kỹ cho
tan.
c) Lấy becher 200ml (2) chứa khoảng 70ml nước, hút 1ml dung dịch Nipagin M
20 % cho vào từ từ từng giọt khuấy đều cho tan hoàn toàn. Sau đó đổ vào
becher (1), để dung dịch nguội hoàn toàn.
d) Hòa tan kẽm sulfat vào, khuấy tan đều, chuyển vào ống đong và điền đầy với
nước vừa đủ 400 ml.
e) Lọc qua phểu tinh xốp G4 có lót giấy lọc với máy hút chân không. Kiểm tra
pH.
f) Lọc qua màng Millipore 0,22 μm bằng bơm tiêm, lọc trực tiếp vào chai
g) Kiểm tra thể tích chai, thể tích đóng 10ml, dán nhãn.
3. Quy trình xử lý bao bì - chai nhựa


Bước 1: Chọn lựa chai thuốc nhỏ mắt

Chai thuốc nhỏ mắt gồm 3 bộ phận: phần thân chai, nút nhỏ giọt và nắp đậy. Mỗi
thành viên trong nhóm chọn mỗi người 2 chai, chọn các chai có cùng kích cỡ,
đúng kiểu dáng.
Bước 2. Rửa ngoài
Đóng kín chai lọ, rửa bên ngoài bằng nước máy, sau đó rửa lại bằng nước tinh
khiết.
Bước 3. Rửa trong
Tháo nắp chai lọ, rửa với nước tinh khiết bằng cách nhúng chìm chai, ngâm chai
lọ với natri lauryl sulfat 0,5% khoảng 15-30 phút (do trong sản xuất chai nhựa
bằng cách đổ khuôn có tráng dầu lên khuôn nên phải rửa bằng chất diện hoạt), rửa
nhiều lần đến khi sạch ( không còn bọt của chất tẩy rửa) và kết thúc bằng cách
tráng một lần với nước cất pha tiêm
Lấy nước rửa lần cuối đem soi đèn để kiểm tra độ đục nước rửa và thử giới hạn
của chất oxy hóa
Bước 4. Tiệt trùng
Cho các chai vào nồi hấp cách thủy trong 30 phút. Vớt ra cho vào túi nhựa và đem
tiệt trùng bằng phương pháp Tyndal ở 600C
Bước 5.Tồn trữ
Cho toàn bộ chai, nắp, nút vào bọc và dán nhãn, đem tồn trữ trong tủ sấy ở nhiệt
độ 60-700C

4. Dán nhãn

RX

KHOA DƯỢC – ĐH Y DƯỢC TPHCM
41 – Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Q1, TpHCM
THUỐC BÁN THEO ĐƠN
THUỐC TRA MẮT
KẼM SULFAT 0,5%

Lọ 10ml
SĐK :
Công thức:
SX:


ZnSO4.7H2O

0.05 g
NSX :


26.09.2015
Tá dược vđ

10 ml

HSD :
Công dụng, chỉ định, cách dùng, chống chỉ định:
ĐKBQ: Nhiệt độ dưới
30 oC
( Xem tờ hướng dẫn sử dụng )
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, để xa tầm tay trẻ em

5. Kết quả
Chọn dung dịch thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0.5%, pH = 5.5, pha chế 400 ml.
Đóng 30 lọ bằng xylanh, mỗi lọ 10 ml, dán nhãn
Lấy 6 mẫu để kiểm tra:
Cảm quan: tất cả các dung dịch của 6 lọ đều trong suốt, không màu
pH: thử pH bằng giấy quỳĐạt pH =5.5

Thể tích: từ 9.5 – 10 ml



×