Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC

KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU
PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM
ĐỊNH

Họ và tên sinh viên

: Bùi Thị Họa My

Lớp, khóa

: Việt Nam học 02 – K12

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Phương Thảo

HÀ NỘI - 2021

1


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đề tài khóa luận “Khai thác giá trị di tích và lễ hội đền
Lựu Phố gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Nam Định”, với sự cố gắng của bản


thân cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cơ giáo, em đã hồn thành luận
văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn cơ TS. Nguyễn Phương Thảo
đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hồn thành tốt đề tài khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới Ban quản lý khu di tích đền Lựu Phố đã cung cấp cho
em những tư liệu về đền để em có thể khai thác tốt những thơng tin và hồn thiện
bài luận văn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến Khoa Du Lịch và Trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có thể hồn thiện tốt bài luận văn này.
Nội dung luận văn của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cơ đóng góp
những ý kiến để em có thể làm hồn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Bùi Thị Họa My

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT

Stt

Chữ viết chính thức

Chữ viết tắt

1

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch


Bộ VH-TT&DL

2

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Sở VH-TT& DL

3

Ban Quản lý

BQL

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8
5. Bố cục của khóa luận ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI, DI TÍCH TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH .............................................................................................. 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................... 11
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 12
1.2.1. Di tích ........................................................................................................ 12
1.2.2. Lễ hội ........................................................................................................ 14
1.2.3. Du lịch....................................................................................................... 19
1.3. Vai trị của di tích và lễ hội trong hoạt động du lịch .............................. 21
1.3.1. Vai trò của lễ hội ...................................................................................... 21
1.3.2. Vai trò của di tích ..................................................................................... 22
1.4. Giá trị của di tích và lễ hội đối với phát triển du lịch ............................. 22
1.4.1. Giá trị của di tích ...................................................................................... 22
1.4.2. Giá trị của lễ hội ....................................................................................... 23
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI
ĐỀN LỰU PHỐ HUYỆN MỸ LỘC, NAM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ................................................................................................................... 26
2.1. Khái quát về huyện Mỹ Lộc ...................................................................... 26
2.2. Giới thiệu về đền Lựu Phố......................................................................... 28
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đền ............................................... 28
4


2.2.2. Di tích đền Lựu Phố ................................................................................. 30
2.2.3. Lễ hội đền Lựu Phố.................................................................................. 36
2.3. Các giá trị của di tích và lễ hội đền Lựu Phố .......................................... 38
2.3.1. Giá trị lịch sử ............................................................................................ 38
2.3.2. Giá trị nghệ thuật kiến trúc ..................................................................... 39
2.3.3. Giá trị tâm linh ......................................................................................... 41
2.3.4. Giá trị di vật, cổ vật ................................................................................... 43
2.3.5. Giá trị hướng về cội nguồn và bảo tồn văn hóa...................................... 43
2.4. Thực trạng khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Lựu Phố trong hoạt

động du lịch ........................................................................................................ 44
2.4.1. Đánh giá của khách du lịch về mục đích, nhu cầu du lịch tại di tích ... 44
2.4.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch .......................... 47
2.4.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ............................................................. 48
2.4.4. Chất lượng sản phẩm ............................................................................... 49
2.4.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá .......................................................... 50
2.4.6. Môi trường cảnh quan của di tích........................................................... 50
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của di tích và lễ hội đền
Lựu Phố .............................................................................................................. 51
2.5.1. Những điểm tích cực ................................................................................ 51
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 51
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ
HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NAM ĐỊNH
............................................................................................................................. 55
3.1. Định hướng phát triển du lịch tại di tích và lễ hội đền Lựu Phố........... 55
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Nam Định ...................................... 55
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tại đền Lựu Phố..................................... 57
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tại di tích và lễ hội đền Lựu Phố .............. 58
3.2.1. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển các sản phẩm du lịch ............................ 58
3.2.2. Tôn tạo lại khu di tích đền Lựu Phố ....................................................... 59
5


3.2.3. Duy trì và tổ chức lễ hội đền Lựu Phố .................................................... 59
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, kĩ thuật phục vụ du lịch. ................... 59
3.2.5. Quảng bá du lịch và các sản phẩm du lịch ............................................. 60
3.2.6. Đào tạo nguồn lực .................................................................................... 61
3.2.7. Tổ chức liên kết, quản lý quy hoạch và đảm bảo an ninh trật tự .......... 62
3.2.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khu di tích ................................ 63

3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 63
3.3.1. Đề xuất với Sở VH - TT&DL tỉnh Nam Định......................................... 63
3.3.2. Đề xuất với Ban quản lý đền Lựu Phố.................................................... 64
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 70

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khai thác giá trị của di tích và lễ hội là một trong những yếu tố cần thiết
nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Các giá trị lịch sử, văn hóa hay nghệ thuật
sẽ mang đến cho khách du lịch cái nhìn mới mẻ về di tích và lễ hội đó.
Nam Định là một trong những vùng nổi tiếng về văn hóa, là nơi ghi lại
những dấu tích lịch sử, là nơi với những mái đình, chùa cổ kính rêu phong. Theo
thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 1.330 di tích lịch sử văn
hóa, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là: Khu di tích Đền Trần - chùa Phổ
Minh (thành phố Nam Định) và chùa Keo Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện
Xuân Trường). Có thể nói, Nam Định là một trong những địa chỉ đỏ về văn hóa
mà khách du lịch trên cả nước đang hướng đến. Cùng với sự phát triển du lịch
trên cả nước, Nam Định cũng đang cố gắng rất nhiều trong việc tu bổ, sửa sang
các di tích lịch sử văn hóa nhưng khơng làm mất đi nét truyền thống văn hóa của
cha ơng để lại, phấn đấu trở thành một trong những tỉnh thành có nền du lịch phát
triển về văn hóa trên cả nước. Để hội nhập với sự phát triển du lịch của tỉnh và cả
nước, Đền Lựu Phố thuộc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định cũng đang từng bước có
những chính sách thu hút khách du lịch trên cả nước và dần trở thành một trong
những địa điểm di tích văn hóa nổi bật của tỉnh.

Đền Lựu Phố thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định là một
trong những di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần vừa được Bộ VH
- TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là nơi thờ Thống quốc Thái
sư Trần Thủ Độ, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung; Quốc công tiết chế Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, công chúa Trần Bạch Hoa, hai cha con Thám
hoa Hà Nhân Giả và đức Bản cảnh Thành Hoàng. Đây cũng là căn cứ địa của cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Đền Lựu Phố là một trong những di tích
ghi lại nhiều dấu ấn của lịch sử và trở thành một trong những di tích có giá trị đặc
biệt đối với tỉnh Nam Định.

7


Mặc dù, đền Lựu Phố vẫn giữ được những giá trị văn hóa cổ kính, tuy nhiện
hiện nay những giá trị đó vẫn chưa được phát huy với tiềm năng phát triển của
đền, những hạn chế trong việc bảo tồn vẫn cịn tồn đọng.
Vì vậy, là một sinh viên Khoa Du lịch chuyên ngành Việt Nam học, em lựa
chọn đề tài: “Khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Lựu Phố gắn với phát triển du
lịch tỉnh Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp và cũng mong muốn rằng mọi
người sẽ biết đến nhiều hơn về đền Lựu Phố cũng như góp phần trong việc đẩy
mạnh việc phát triển du lịch tại di tích.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về lễ hội, di tích lịch sử văn hóa.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại di tích và lễ hội đền Lựu Phố.
Giải pháp nhằm phát huy các giá trị của di tích và lễ hội đền Lựu Phố gắn
với phát triển du lịch tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nhiên cứu của Khóa luận là các vấn đề liên quan đến các giá trị
cần bảo tồn của di tích và lễ hội đền Lựu Phố như: giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc,

giá trị tâm linh và giá trị di vật, cổ vật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của Khóa luận về di tích
đền Lựu Phố bao gồm di tích đền Lựu Phố, các giá trị bao trùm lên di tích, khơng
gian lễ hội đền gắn với cảnh quan đền Lựu Phố.
- Thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về các giá trị nổi bật của di
tích đền Lựu Phố giai đoạn 2017 - 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Phương pháp này được tác giả sử dụng chính trong khóa luận. Trên cơ sở
thu thập thơng tin từ cơng trình nghiên cứu, các bài giảng, bài báo có liên quan tới

8


đề tài nghiên cứu tác giả sẽ xử lý, thu thập, sử dụng những thơng tin quan trọng,
có giá trị để tiến hành làm khóa luận.
Để thu thập được các tài liệu và số liệu, tác giả đã tham khảo qua nhiều tư
liệu sách báo, các tài liệu có trong, thư viện quốc gia, thư viện tỉnh, thư viện thành
phố, thư viện trường, để tìm kiếm thu thập các thơng tin có liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả đã tham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh
Nam Định đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Từ đó, tìm hiểu, xử lý các số
liệu để hoàn thành luận văn.
- Phương pháp thực địa:
Đây là phương pháp nhiên cứu truyền thống, định tính để áp dụng vào việc
thu thập dữ liệu, nghiên cứu gắn với thực tiễn. Việc có mặt tại địa điểm nghiên
cứu sẽ giúp ích trong việc tìm hiểu thơng tin một cách chính xác hơn và việc đưa
ra những thơng tin có tính thuyết phục hơn.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã đi khảo sát thực tế ở di tích đền Lựu
Phố. Thu thập thông tin từ ban quản lý khu di tích, người dân và khách du lịch.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này dung để thống kê các thơng tin, số liệu đã tìm hiểu. Từ
đó phân chúng thành từng bộ phận khác nhau nhằm tìm hiểu một cách trực diện
về đối tượng. Cuối cùng tổng hợp hoàn thành việc xử lý.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Đây là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng và quá trình trong
điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm đưa ra những thơng tin và số liệu
chính xác về thơng tin cần tìm hiểu.
Tác giả đã điều tra qua hình thức phát phiếu điều tra để lấy thông tin số liệu.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lễ hội, di tích trong phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Lựu Phố huyện
Mỹ Lộc, Nam Định trong hoạt động du lịch
9


Chương 3: Giải pháp nhằm phát huy những giá trị di tích và lễ hội đền Lựu
Phố gắn với phát triển du lịch tỉnh Nam Định

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI, DI TÍCH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa là điều cần thiết để giữ gìn
bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Du lịch tìm hiểu về văn hóa, lễ hội,

di tích lịch sử góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, mở rộng tình
hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau về truyền thống, lịch sử giữa các quốc gia trên thế
giới, tạo nên sự hồ bình trên tồn nhân loại.
Trước xu thế phát triển du lịch về văn hóa thì việc tìm hiểu nghiên cứu về
giá trị các di tích lịch sử và lễ hội là rất cần thiết.
Cuốn sách Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của tác giả Dương
Văn Sáu [8] đã trình bày một cách tổng quan về lễ hội Việt Nam, các lại hình lễ
hội Việt Nam và lễ hội trong sự phát triển du lịch cụ thể như đặc điểm, mục đích,
hoạt động diễn ra trong lễ hội du lịch.
Cuốn sách Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam của tác giả Nguyễn Lan Phương
[7] đã nêu khái quát được các di tích lịch sử văn hóa Việt Nam đồng thời cũng
giới thiệu được một vài di tích văn hóa tiêu biểu gắn với dịng chảy của lịch sử
văn hóa dân tộc.
Nghiên cứu về đền Lựu Phố, Nam Định, cuốn sách Di tích lịch sử - văn hóa
đền, chùa Lựu Phố tỉnh Nam Định của tác giả Trần Thị Nga, Trần Viết Trường
[5] nói rõ về những thơng tin tổng qt về đền Lựu Phố như lịch sử hình thành
ngơi đền, kiến trúc, bài trí thờ thự, lễ hội đền Lựu Phố đồng thời giới thiệu bốn
nhân vật thời Trần được thờ tại đền Lựu Phố là Thống đốc Thái sư Trần Thủ Độ,
Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và
Công chúa Bạch Hoa.
Nghiên cứu về khai thác giá trị của di tích và lễ hội, sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Hà Nội cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mảng này như:
Đề tài Khai thác giá trị Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc gắn với phát triển
du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam của tác giả Nguyễn Bích Thủy [10] đã đưa ra được
11


cơ sở lý luận thực tiễn đối với việc khai thác giá trị của khu du lịch Quốc gia, thực
trạng phát triển, các giá trị của khu du lịch. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp
để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa ở Khu du lịch Tam Chúc.

Đề tài Khai thác giá trị di tích đình Tây Đằng phục vụ hoạt động du lịch
của tác giả Nguyễn Tiến Nam [4] đã phân tích một cách tổng quan về những giá
trị của đình Tây Đằng. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển hoạt
động du lịch ở đây.
Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về giá trị di
tích lễ hội đền Lựu Phố. Vì vậy, đề tài “Khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Lựu
Phố trong phát triển du lịch tỉnh Nam Định” là cách tiếp cận mới để tìm hiểu về
giá trị của di tích.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Di tích
Di tích
Theo Tự điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Di tích là dấu vết của quá
khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch
sử [9; tr.339].
Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chửu, di tích có nghĩa là: “Di” là sót lại,
rớt lại, để lại; “tích” là tàn tích, dấu vết; Di tích là tàn tích, dấu vết cịn để lại trong
quá khứ [2].
Theo điều 29 Luật di sản văn hóa 2001, di tích được phân thành 5 loại: di
tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích danh
thắng và di tích lịch sử cách mạng [14].
Về phân cấp di tích bao gồm: Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản
văn hóa; Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là người quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; Di tích
cấp quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia; Di tích quốc gia đặc biệt là di tích

12


có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp

hạng di tích quốc gia đặc biệt [21].
Di tích lịch sử
Di tích lịch sử là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
“Di tích lịch sử là những khu vực địa điểm, các cơng trình có quy mơ và
tính chất khác nhau, ở đó lưu giữ và ghi lại những dấu ấn về các sự kiện và nhân
vật lịch sử tiêu biểu có tác động, ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của địa phương, đất nước và dân tộc”
Đây là các cơng trình hay địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước như Đền Hùng, Đền Cổ Loa... Cũng
có thể là những cơng trình, những địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước như Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim
Liên...
Trong số các di tích lịch sử cịn có các cơng trình, các địa điểm liên quan
đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Những cơng trình này có tên gọi là di tích lịch sử cách mạng.
Di tích lịch sử - văn hóa
Theo Luật di sản văn hóa của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 28/2001/qh10 về di sản văn hố, thì di sản văn hoá Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn
hố nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta [14].
Theo khoản 3, điều 4 Luật di sản văn hóa 2001, thì Di tích lịch sử - văn hóa
là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng
trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học [14].
Theo khoản 1, điều 28, Luật di sản văn hóa 2001, Di tích lịch sử - văn hóa
phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
13



Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước.
Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến [14].
Di tích lịch sử văn hóa ln mang tính xác thực, thể hiện chính xác những
giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật mang lại tính độc đáo và tạo nên tính hào
hùng của di tích.
Việt Nam là một trong những quốc gia còn lưu giữu được rất nhiều di tích
lịch sử văn hóa. Việc đẩy mạnh và bảo tồn các di tích này là một trong những điều
cần thiết để giữ gìn cho mai sau.
1.2.2. Lễ hội
Lễ hội là một trong những truyền thống tốt đẹp của mọi dân tộc. Lễ hội tạo
nên tính thiêng liêng, tính truyền thống, từ đó nó thổi hồn vào trong chính những
bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, lễ hội mang
đến những luồng gió mới cho cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của tác giả Dương Văn
Sáu hiểu rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa
bàn dân cư trong thời gian và không gian nhất định nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại. Đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của
con người với thiên nhiên - thần thánh và con người trong xã hội [8; tr.35].
Cuốn sách Những điều cần biết về lễ hội truyền thống Việt Nam của tác giả
Lê Hồng Phúc cho rằng: “Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian mang tính cộng đồng cao, diễn ra theo chu kỳ không gian, thời gian nhất định
để tiến hành những nghi thức về đối tượng được sung bái, tưởng niệm và bày tỏ
ước mơ, khát vọng, các quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng
nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích của các tần lớp nhân dân trong xã hội” [6; tr.7].
Theo nhà nghiên cứu Mikhail Mikhailovich Bakhtin người Liên Xô lại cho
rằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trị diễn, đó là

cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bản thân cuộc
sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó khơng được thăng hoa,
14


liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt
lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống
thứ hai thốt ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều
trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả...”
Theo bài viết của Tổng cục du lịch: “Lễ hội truyền thống là loại hình sinh
hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong
quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống q báu đó của cộng
đồng, tơn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần
linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống
giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những
người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những
nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng
thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lịng tri ân
cơng đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội là dịp con người được
trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng
liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa
phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu
đồn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc” [20].
Tóm lại, tuy khái niệm về lễ hội của mỗi tác giả đều khác nhau một phần
nào đó trong cách hiểu, nhưng nhìn chung đều thống nhất một quan điểm rằng:
“Lễ hội là một hệ thống sinh hoạt văn hóa, tơn giáo nghệ thuật của một cộng đồng
người gắn liền với các nghi lễ đặc thù và các cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu
cầu tinh thần của con người.
Ở nước ta, lễ hội truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa của đất

nước ta mà khởi đầu hầu hết là hội nông nghiệp. Lễ hội nông nghiệp phản ánh
cuộc sống của những người nơng dân trong q trình sinh hoạt đời sống, khai thác
tự nhiên, làm ăn sinh sống.
15


Trong lễ hội truyền thống chủ thể sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hóa là
cộng đồng làng xã địa phương, cộng đồng tơn giáo tín ngưỡng, cộng đồng nghề
nghiệp và cộng đồng quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, để lễ hội phù hợp trong đời
sống ở mỗi giai đoạn, các lễ hội đều dần thay đổi và ngày càng phong phú trong
các hoạt động hay nội dung diễn ra trong lễ hội nhưng vẫn giữu được truyền thống
văn hóa đặc biệt là văn hóa trong q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
hoặc thể hiện khát vọng trong đời sống của nhân dân.
Lễ hội truyền thống Việt Nam có thể kể đến các lễ hội như lễ hội nông
nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội văn nghệ, giải trí, thi tài, lễ hội phồn thực, lễ hội mang
tính chất tơn giáo. Tùy theo hình thức, mỗi lễ hội sẽ có những đặc điểm và nội
dung khác nhau.
Lễ hội nông nghiệp với nội dung phản ánh cuộc sống đời thường của người
nông dân và thể hiện khát vọng của người dân trong cuộc sống. Điển hình như lễ
hội Lồng tồng Việt Bắc, lễ hội cày tịch điền, lễ hội cầu mưa, lễ hạ điền.
Lễ hội lịch sử diễn ra chủ yếu để tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng dân tộc,
các nhân vật lịch sử có cơng với dân, với nước. Ngồi ra, trong lễ hội cịn diễn ra
hội diễn tái hiện nhân vật lịch sử đó. Chẳng hạn như Hội đền Trần, Hội Gióng,
Hội đền Lựu Phố, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội đền Hùng, Hội Yên Thế...
Lễ hội văn nghệ, giải trí, thi tài với nội dung thiên về sinh hoạt văn hóa
như hát quan họ, hát xoan, hát ả đào, hát trống quân... hoặc các trị diễn mang tính
nghệ thuật sân khấu thể hiện tinh thần thượng võ như đấu vật, đua thuyền, đánh
đu, kéo co…
Lễ hội phồn thực với nội dung thể hiện ước mơ về giống nòi trong đời sống
nhân dân, thể hiện ước nguyện sinh sơi nảy nở.

Lễ hội mang tính chất tơn giáo chủ yếu thể hiện tín ngưỡng của tơn giáo
đó. Có thể kể tới các lễ hội chùa như lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, lễ hội
chùa Dâu…
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ
16


hội tôn giáo(chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngồi (chiếm 0,12%), cịn
lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%)
Cấu trúc của lễ hội truyền thống:
Lễ hội truyền thống Việt Nam rất đa dạng và nhiều màu sắc. Lễ hội Việt
Nam gồm 2 phần đó là: phần lễ và phần hội
Phần Lễ
+ Lễ cáo yết (lễ túc yến)
Chủ tế hành lễ xin phép thần linh cho dân làng mở hội. Lễ vật để thực hiện
lễ cáo yết: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực.
Trong buổi tối diễn ra lễ cáo yết, tất cả mọi người dù già hay trẻ đều sẽ túc
trực tại nơi lễ để tạo ra khơng khí nhộn nhịp, đông đủ.
Thành phần tham dự: ban tổ chức và ban khánh tiết.
+ Lễ tỉnh sinh: là lễ dâng con vật cúng thần hay là lễ “tam sinh”: trâu hoặc
bò, lợn, dê.
+ Lễ rước nước: Là một hành động thị phạm của nghi thức cầu mưa, cầu
nước cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt
là cư dân sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Nước để thực hiện nghi lễ sẽ được lấy ở giếng đình của làng hoặc lấy nước
giữa dịng sơng. Dịng nước thiêng giữa dịng sơng được hình thành từ trời và đất
đã băng qua bao nẻo đường phù sa, thấm đẫm linh vị của bốn phương trời đất
được đem về tắm tượng như là đem một lời ước mong, một lời chúc phúc tốt đẹp
cho một năm mới được mùa, no đủ. Khi lấy nước phải có lời chú, niệm thần linh,

trời đất... Dụng cụ lấy nước như chóc sứ, giáo đồng, phải dùng vải đỏ bịt miệng
chóe và phủ tồn bộ chóe. Nghi thức lấy nước cịn mang những ý nghĩa tinh thần
khác như bình gốm sứ biểu trưng cho thổ; gáo đồng biểu trưng cho kim; cán gáo,
thuyền gỗ, hoa quả biểu trưng cho. Đoàn rước nước thường có quy mơ lớn với
đầy đủ đội cờ, đội múa lân, sư, rồng, phường bát âm, đội tế nam quan, nữ quan…
+ Lễ mộc dục
Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần hay thần vị): lễ này thường được tiến hành
vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Trước khi làm lễ mộc dục, có nơi người ta
17


tổ chức lễ rước nước. Trước khi thực hiện việc tắm tượng (lau chùi tượng thờ) phải
làm lễ cáo thần. Lễ mộc dục diễn ra một cách trang nghiêm, người tham gia sẽ là
người phụ trách buổi lễ và những người có trách nhiệm. Nước tắm tượng chủ yếu
là nước từ giếng làng hoặc sông. Sau khi tắm tượng, bước tiếp theo là tắm bằng
nước thơm và cuối cùng là đưa tượng hoặc bài vị về vị trí cũ, làm lễ an vị tượng.
+ Lễ gia quan
Là lễ khoác áo, mũ cho thần tượng, thần vị. Có thể là áo mũ đại trào được
triều đình bạn theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời hoặc là áo mũ tượng
trưng được làm ở các hàng mã đã để sẵn ở nơi thân đang ngự. Những chân kiệu,
nghĩa là những người được dân làng cử để khiêng kiệu đức thần trong những buổi
rước phải trai giới tử mấy hôm trước và chỉ những người này mới được tham dự
việc phong mũ áo. Trong lúc vào phong mũ áo, mỗi người phải bịt miệng bằng
một chiếc khăn điều để trần khi không xông tới thánh cung, mang tội bất kính.
Mũ áo đại măng phong lại, được an phụng lên long kiệu rồi tế một tuần chờ sáng
hơm sau rước về đình. Tuần tế này là tế gia quan.
+ Tế đại tế
Là một hành vi mới triệu thần về, hiến dâng lễ vật cho thần linh và cầu xin
thần linh ban phúc lộc. Đó cũng là khi vào hội. Tế khác cũng và lễ thơng thường
ở chỗ phải có âm nhạc kèm theo. Chiêng to hòa với trống cái, còn trống đồng văn,

phường bát âm thường hỗ trợ thay phiên nhau tấu làm không khí buổi tế trở lên
linh thiêng hấp dẫn.
+ Lễ túc trực
Đây là nghi lễ canh giữ các bài vị trong thời gian diễn ra lễ hội đến khi kết
thúc lễ hội.
+ Lễ rã đám
Lễ rã đám cũng tiến hành đầy đủ trình tự của lễ tế, duy lễ vật thì khơng có
mổ trâu, mổ bỏ... chỉ có xơi, quả.
Phần Hội
Được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, không gian, thời
gian, hội chợ ẩm thực…
18


+ Trò diễn dân gian bao gồm diễn xướng tâm linh, diễn xướng sự tích, diễn
xướng thi hài, và diễn xướng vui chơi giải trí.
Diễn xướng tâm linh: biểu thị tâm tư tình cảm, ước vọng của các cư dân
khác nhau để thiêng hóa mối quan hệ trần tục chiếm vị trí chủ yếu trong các lễ hội.
Diễn xướng sự tích: tái hiện một sự tích nhắc về lai lịch công trạng của các
vị thần được thờ trong các lễ hội.
Diễn xướng thi hài: tìm ra cá nhân, cộng đồng nổi trội nhằm giải trí, tơn
vinh con người và sự kiện.
Diễn xướng vui chơi giải trí: trị diễn nhằm tích tụ và thu nạp năng lượng
cho cuộc sống mới.
+ Hội hè đình đám: thường được diễn ra trong phần hội, thể hiện cách ứng
xử, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, đa dạng,
phong phú phù hợp với sở thích, cá tính của nhiều đối tượng.
Bao gồm các trò chơi như trò chơi chiến trận, trị chơi luyến ái, trị chơi giải
trí, trị chơi thi tài, trò chơi nghề nghiệp, trò chơi phong tục.
1.2.3. Du lịch

Du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam. Du lịch gắn liền với nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn của con người. Nói
về du lịch có rất nhiều khái niệm, mỗi khái niệm lại đều hiểu theo những góc độ
khác nhau nhưng hiện tại vẫn chưa có những khái niệm chính xác về du lịch.
Vào năm 1941, ơng W.Hunziker và Kraff (Thuỵ Sỹ) đưa ra định nghĩa: “Du
lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển
và dùng lại của con người ở nơi không phải là nơi cư trú thường xun của họ,
hơn nữa, họ khơng ở lại đó vĩnh viễn và khơng có bất kỳ hoạt động thu nhập nào
tại nơi đến.” [4; tr.9].
Theo Guer Freuler cho rằng “Du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng
ta dựa trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi môi
trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của
thiên nhiên” [4; tr.9].
19


Theo nhà kinh tế Kalfiotis “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân
hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức,
do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.
Theo quan điểm của Robert W.McIntosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent
Ritche “Du lịch là các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du
lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong q trình thu hút và
đón tiếp khách du lịch” [4; tr.9].
Liên hợp quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ" [4; tr.9].
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực - người

ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng - di tích
lịch sử, cơng trình văn hoá nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở
góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hố dân tộc,
từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước ngồi là tình
hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại
hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế [4; tr.10].
Trong pháp lệnh du lịch do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày
08/12/1999 tại chương I, điều 19: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[15].
Theo Luật du lịch 2017 tại chương I, điều 3: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nh cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
20


giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác” [13].
Các nhận định trên suy cho cùng đều có cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên ở góc
độ nào đó mỗi nhận định đều cùng một ý kiến là: Du lịch là hoạt động rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên của con người đến một nơi khác nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.3. Vai trị của di tích và lễ hội trong hoạt động du lịch
1.3.1. Vai trò của lễ hội
Việt Nam là một trong những quốc gia có lễ hội văn hóa đặc sắc bậc nhất.
Lễ hội mang những giá trị riêng biệt, nó tổng hịa mọi thứ tạo nên đặc sắc riêng
trong chính hình thức của nó. Và đặc biệt, nó có vai trị to lớn trọng mọi mặt.

Đầu tiên, lễ hội có giá trị phản ánh, bảo lưu và lưu truyền các giá trị văn
hóa của dân tộc từ đời này sang đời khác. Thông qua lễ hội, bản sắc văn hóa dân
tộc được giới thiệu đến bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Thứ hai, lễ hội mang tính cộng đồng cao, nó mang lại sự liên kết giữa các
dân tộc trong một đất nước. Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng của nhân dân,
giúp nhân dân có tinh thần thoải mái trong lao động cũng như đời sống thường
ngày. Trong xã hội phát triển, trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
chúng ta hiện nay, giá trị văn hóa tiêu biểu này càng có giá trị to lớn. Lễ hội không
chỉ làm sống lại những nét đẹp văn hóa truyền thống mà cịn làm giàu và sáng tạo
những giá trị mới trong đời sống cộng đồng. Lễ hội trở thành một trong những nét
văn hóa nổi bật phục vụ du lịch.
Thứ ba, lễ hội là dịp vui chơi, giải trí thu nạp những năng lượng mang cuộc
sống mới, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng nhân dân tại
địa phương như lễ hội đền Bảo Lộc (Nam Định). Thông qua lễ hội, con người có
niềm vui, yêu đời, tinh thần thoải mái để bắt đầu vào một môi trường làm việc mới.
Thứ tư, lễ hội giúp nhân dân tưởng nhớ, tạ ơn và thể hiện ước nguyện của
đông đảo quần chúng nhân dân đối với đối tượng mà họ thờ cúng, từ đó tạo cho lễ
hội một chức năng vơ cùng quan trọng đó là chức năng giáo dục thế hệ trẻ mai sau.
21


1.3.2. Vai trị của di tích
Di tích góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người. Góp
phần vào việc phát triển tài nguyên du lịch nhân văn, lịch sử.
Bên cạnh đó, di tích tạo ra sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch. Nó là động
cơ thúc đẩy chuyến đi và là những trải nghiệm tuyệt vời cho khách du lịch đến
tham quan, chiêm ngưỡng hoặc nghiên cứu, tìm tịi. Qua đó trở thành tài ngun,
nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch.
Di tích mang lại sự sáng tạo cho con người trong việc tìm tịi từ đó giúp có
những sản phẩm mới mẻ từ di tích nhằm phát triển du lịch, thu hút khách du du

lịch.
1.4. Giá trị của di tích và lễ hội đối với phát triển du lịch
1.4.1. Giá trị của di tích
Giá trị lịch sử - văn hóa
Nhắc đến lịch sử là nhắc dến dấu ấn, những mốc thời gian và sự kiện quan
trọng diễn ra trong qua khứ của một quốc gia. Giá trị lịch sử được hiểu là những
địa điểm hay cơng trình ghi dấu những chiến tích hay danh nhân văn hóa quan
trọng trong quá khứ góp phần phản ánh những truyền thống đấu tranh tốt đẹp cho
nhân dân đến tận bây giờ. Ngoài ra giá trị lịch sử văn hóa cịn là những sản phẩm
vật chất và tinh thần từ xa xưa góp phần phát triển du lịch để con người có thể tự
tìm hiểu thơng tin về nó.
Giá trị kiến trúc nghệ thuật
Giá trị kiến trúc được hiểu là những phong cách nghệ thuật hay sự thiết kế
hài hịa của một cơng trình kiến trúc đặc sắc của một địa phương hay một đất nước
trong mỗi thời kỳ khác nhau của lịch sử. Giá trị kiến trúc ấy gắn liền với di tích
lịch sử quan trọng của đất nước mang đến những đặc sắc mới mẻ và lý thú cho
khách du lịch khi tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
Giá trị kiến trúc gắn liền với khơng gian kiến trúc của đình, đền, chùa, miếu,
mạo. Giá trị kiến trúc nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của một
đất nước, được ghi dấu ấn đến tận bây giờ.
Giá trị tâm linh
22


Giá trị tâm linh được hiểu là tính thiêng của địa điểm đó. Khi đi du lịch,
con người có những cảm xúc và những trải nghiệm mới lạ về sự thiêng liêng của
một địa điểm di tích nào đó.
Giá trị tâm linh dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang
lại sự mới mẻ trong nhận thức của con người. Giá trị tâm linh của di tích mang
đến cho con người sự ước vọng và niềm tin trong cuộc sống.

Giá trị di vật, cổ vật
Giá trị cổ vật được hiểu là những giá trị hiện vật được lưu truyền lại, có giá
trị tiêu biểu về lịch sử, văn hố, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên gắn liền
với di tích lịch sử văn hóa.
Giá trị cổ vật được nhìn nhận và đánh giá qua nhiều khía cạnh và mỗi khía
cạnh đại diện cho những giá trị riêng biệt, nó là một trong những di sản quý được
bồi đắp qua dòng chảy thời gian.
1.4.2. Giá trị của lễ hội
Giá trị hướng về cội nguồn
Cội nguồn là một thứ gì đó rất thiêng liêng. Lễ hội là nguồn cội tự nhiên
mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng
đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hố .Vì vậy đối với
lễ hội truyền thống ln có tính hướng về cội nguồn.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế phát triển toàn cầu, con người dường
như phải gắn liền với những hoạt động cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tưởng chừng
như đã quên đi những nét truyền thống xưa kia của mình. Tuy nhiên, con người
vẫn tìm đến chính cội nguồn của mình là những lễ hội, một phần là để ghi nhớ nơi
sinh ra, một phần nữa để tìm chính niềm vui trong cuộc sống xua tan những mệt
mỏi trong cơng việc. Vì vậy, lễ hội với tính cội nguồn vẫn tồn tại và phát triển đến
tận ngày nay.
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
Các lễ hội được tổ chức góp phần cân bằng đời sống tâm linh của con người.
Đời sống tâm linh mang đến cho con người sự ước vọng và niềm tin trong cuộc
sống, Nó có đầy đủ niềm tin mong ước của nhận dân về cái chân, thiện, mĩ trong
23


đời sống thường ngày. Trong lễ hội thường bao gồm các nghi lễ, chính các nghi
lễ với khơng gian thiêng, thời gian thiêng làm cho con người sự tin tưởng, tâm
hồn thoải mái khi cầu nguyện.

Giá trị tự quản trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
Lễ hội truyền thống mang lại những hoạt động vô cùng ý nghĩa cho nhân dân.
Trong lễ hội, người dân trong lễ hội tự tổ chức, tự điều hành, tự dàn xếp để lễ hội tại
địa phương diễn ra êm xuôi, tốt đẹp, hoan hỉ cho nhiều đối tượng trong cộng đồng
của họ. Trong lễ hội, con người dường như được hịa mình vào khơng gian văn hóa
thiêng liêng, họ cùng nhau hưởng thụ chính những văn hóa mà mình sáng tạo ra.Vì
vậy, lễ hội từ xưa đến nay lúc nào cũng mang tinh thần sáng tạo và hưởng thụ.
Giá trị bảo tồn văn hóa
Lễ hội là một khơng gian điển hình làm nổi bật giá trị văn hóa của dân tộc
trong mỗi thời kỳ lịch sử dựng nước và giữu nước. Ngoài việc trao truyền văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác phải gắn liền với việc bảo tồn văn hóa.
Các lễ hội truyền thống thường được tổ chức ở các vùng quê địa phương.
Việc quan tâm của chính quyền địa phương trong việc bảo tồn văn hóa lễ hội sẽ
giúp ích rất nhiều cho việc giữ gìn bẳn sắc văn hóa xưa kia của dân tộc Việt Nam.

24


Tiểu kết Chương 1
Nghiên cứu về di tích và lễ hội là một trong những điều cấp thiết để giữ gìn
bản sắc văn hóa Việt Nam. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta, những giá trị lịch sử văn hóa để lại là những tài sản quý báu mà cộng
đồng dân tộc cần gìn giữ, phát huy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lễ hội là nguồn cội của văn hóa, lễ hội mang những vai trị và giá trị riêng
của nó. Nghiên cứu về lễ hội cũng có rất nhiều cuốn sách và đề tài nghiên cứu
khoa học khai thác về nó trên các khái cạnh giá trị của lễ hội trong đời sống nhân
dân, các nghi lễ tiến hành một lễ hội.
Di tích và lễ hội mang đến nhiều giá trị tinh thần cho cộng đồng dân cư.
Việc khai thác các giá trị là điều vô cùng cần thiết để con người có thể vừa gìn
giữ, phát huy, lưu truyền nền văn hóa đó cho đời sau.

Việc nghiên cứu đề tài: “Khai thác giá trị của di tích và lễ hội đền Lựu Phố
trong phát triển du lịch tỉnh Nam Định” sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích, ngồi ra giúp mọi người có thể nắm được
hình thức nội dung diễn ra lễ hội, từ đó có những giải pháp cụ thể để phát huy
những giá trị của di tích.

25


×