Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kịch bản phóng sự truyền hình người đàn ông bán cháo lòng đam mê nhạc cụ dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.22 KB, 4 trang )

Người đàn ơng bán cháo lịng đam mê nhạc cụ dân tộc
Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn bao gồm hai mảnh ghép đối lập, đó chính là
đam mê của bản thân và gánh nặng kinh tế của gia đình. Có những người quyết
tâm theo đuổi đam mê nhưng cũng có khơng ít người vì áp lực kinh tế gia đình mà
gác lại niềm đam mê đó sau gánh nặng mưu sinh chồng chất. Tuy nhiên, cũng có
những câu chuyện kết nối được hai mảnh ghép trái ngược này để trở thành một bức
tranh cuộc đời hồn chỉnh có sinh hoạt thường nhật, có kiếm sống mưu sinh và
cũng có cả niềm đam mê bất tận đối với nghệ thuật truyền thống. Đó chính là câu
chuyện về ơng Cao Kỷ Kỉnh – người bán cháo lịng có niềm đam mê nhạc cụ dân
tộc.
Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở khu tập thể Thành Cơng, chúng tơi tìm
đến nhà bác Cao Kỷ Kỉnh trong một buổi sáng đầy bất ngờ. Theo như lời giới thiệu
của những bà con trong ngõ thì vào buổi sáng ơng Kỉnh sẽ khơng đánh đàn chơi
nhạc, vì một lý do hết sức đơn giản là nhà ơng Kỉnh cịn bận bán cháo lịng. Điều
đó khiến chúng tơi càng tị mị hơn nữa muốn tìm hiểu xem người nghệ sĩ không
chuyên này đang bươn chải với cuộc sống mưu sinh như thế nào. Xuất hiện trước
mặt chúng tơi là ơng Kỉnh có dáng người mảnh khảnh với đôi bàn tay đang thoăn
thoắt múc từng tô cháo lịng phục vụ cho khách. Như một thói quen, ơng thực hiện
thao tác của mình rất nhanh nhẹn và thuần thục, những tơ cháo nóng hổi được phục
vụ tới khách hàng bằng nụ cười thân thiện.
Ông Kỉnh quê gốc ở làng Nhĩ Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
nhưng đã cùng gia đình rời làng q lên thủ đơ để sinh cơ lập nghiệp bằng nghề
bán cháo đã hơn chục năm nay. Kể từ ngày mở hàng cháo, khách đến với ơng mỗi
ngày một đơng, có người đến vì muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của những
bát cháo, có người muốn đến vì được ngồi trong một khơng gian bình dị được
trưng bày với những sản phẩm nhạc cụ truyền thống. Bên cạnh cơng việc bán cháo
lịng là kế sinh nhai chính cho gia đình thì cịn có một hoạt động nữa mà ông bỏ
nhiều thời gian để chăm chút đó là sáng chế nhạc cụ dân tộc.
Sau thời gian bán cháo vào buổi sáng, ông lại trở về với một góc nhỏ trong
căn nhà sát bên lề đường để miệt mài sáng tạo và sửa chữa những cây đàn, mà ơng
coi đó như một niềm đam mê mãnh liệt vơ hình níu giữ ơng lại cho tới tận ngày


hôm nay. Công việc này ông học được từ cha ông hồi lúc ông mới chỉ 14 tuổi, tính


đến nay cũng đã gần 50 năm, Khi đó, mỗi khi thấy cha làm đàn và đánh đàn ông lại
len lén theo dõi để học lỏm. Thấy con mình có niềm đam mê lớn như vậy, ông
được thân phụ truyền dạy và nhờ sự tìm tịi, phát hiện để phát triển thêm từ những
loại nhạc cụ truyền thống. Cho đến nay, ông đã chế tác được hơn hai mươi loại
nhạc cụ như đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tam, đàn tứ, đàn nhị…từ những
nguyên loại thô sơ như các loại gỗ hay gáo dừa…Điều đáng chú ý là bên cạnh
những nhạc cụ dân tộc truyền thống theo như nguyên mẫu thì ơng đã mạnh dạn cải
biên để tạo nên những sản phẩm khác lạ với hình dáng và âm thanh đặc biệt hơn.
Những chiếc đàn ông làm ra chủ yếu để làm kỷ niệm và thỏa mãn đam mê, chứ
chính ơng cũng thừa nhận rằng để coi làm đàn là một nghề để ni sống gia đình
thì rất khó khăn. Nhưng cũng chiếc việc làm khơng vì lợi nhuận mà chỉ xuất phát
từ tình u, giúp ơng gắn bó với công việc này lâu như vậy.
Đôi bàn tay thô cứng và chai sần vì cần cù lao động bỗng trở nên khéo léo
và điệu nghệ khi chuyển qua sáng tạo nhạc cụ. Tất cả những thứ mà ông Kỉnh có
được có lẽ chỉ là niềm đam mê. Mặc dù, khơng qua một trường lớp nghệ thuật nào,
nhưng nhìn những sản phẩm mà ông làm ra mọi người đều bất ngờ bởi khả năng
tìm tịi và sáng tạo của ơng. Được nói về những sản phẩm do chính mình sáng tạo
ông luôn hứng khởi và cùng với cảm xúc tự hào (Phỏng vấn của ơng Kỷ)
Để hồn thành được một cây đàn không hề đơn giản, mà đặc biệt đối với
những người khơng chun như ơng thì nó được đánh đổi bằng sự đầu tư về thời
gian và công sức rất nhiều, sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn. Công đoạn
đầu tiên là chọn gỗ, gỗ được lựa chọn phải phù hợp với âm thanh của tiếng đàn mà
ông dự định sáng chế. Tiếp theo là tạo hình theo khn mẫu của một cây đàn, được
ơng mài, bào, khoan, gắn những bộ phận để hoàn thiện một cây đàn hồn chỉnh.
Nhìn ơng say mê và thận trọng với công việc, chúng tôi thấy ông như một người
thợ lành nghề đa tài vừa là một người thợ mộc, thợ hàn, thợ thủ công mỹ nghệ và
quan trọng hơn cả là người thợ làm đàn. Công đoạn được xem là quan trọng nhất

đó chính là căng dây và thẩm âm đối với những nhạc cụ đã hoàn thiện. Việc thẩm
âm được tiến hành cũng rất phức tạp vì cơng việc này cần một không gian tĩnh lặng
cũng như sự hứng khởi trong tâm hồn của người nghệ sĩ, nên ông thường hay dành
khoảng thời gian buổi tối khi xong xuôi tất cả công việc ông mới đem đàn ra để
thẩm âm. Một yếu tố nữa là âm thanh của cây đàn ngay sau khi hoàn thành sẽ rất
khác với khi chiếc đàn đã được treo lên giá, vì thế người làm đàn phải có sự nhạy
bén và cảm âm tương đối để nghe được những âm thanh phát ra từ tiếng đàn để


điều chỉnh cho phù hợp. Đôi khi ông cũng phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho cơng
đoạn này, vì âm thanh chưa được như mong muốn, hay phải chỉnh đi chỉnh lại để
có được âm thanh hay hơn, chính xác hơn.
Đã có những lúc vì áp lực kinh tế gia đình mà ơng Kỉnh muốn từ bỏ cơng
việc làm đàn mà mình đang theo đuổi nhưng vì đam mê quá lớn nên ông lại tiếp
tục quay trở lại. Gia đình là niềm động lực tinh thần to lớn để ông tiếp tục theo
đuổi công việc này. Họ không nhiệt tình ủng hộ nhưng cũng khơng quyết liệt phản
đối nên ơng Kỉnh vẫn có góc riêng để mình thỏa thích sáng tạo.
Có thể nói, âm nhạc chính là phương tiện kết nối tâm hồn mạnh mẽ nhất, nó
khiến cho những người có chung niềm đam mê được xích lại gần nhau. Ở nơi đó,
họ được trao đổi những câu chuyện về nhạc cụ dân tộc và quan trọng hơn cả những
người yêu mến sẽ trao tặng cho người nghệ sĩ không chuyên như ông Kỉnh một sự
ghi nhận bằng những chia sẻ chân thành (Phỏng vấn của bạn ơng Kỷ).
Chính từ sự tín nhiệm và tin yêu của bà con trong tổ dân phố, ơng cịn được
giao nhiệm vụ làm dân phòng của khu dân cư, để đảm bảo an ninh trật tự trong khu
phố mà ông sinh sống. Với ông Kỉnh, việc tham gia vào tổ dân phòng như một sự
đóng góp cho cộng đồng mà ơng mong muốn được góp sức. Cũng vì sự nhiệt tình
và trách nhiệm đối với công việc mà người ta thường coi là “vác tù và hàng tổng”
đó nên ơng nhận được sự ủng hộ từ những anh em trong tổ dân phòng và đặc biệt
là khuyến khích của các cán bộ trực tiếp quản lý (Phỏng vấn của cán bộ phường và
công an).

Màn đêm buông xuống trên con ngõ nhỏ và nhấn chìm căn nhà cấp 4 của
ơng Kỉnh trong một khơng gian tĩnh lặng, ông lại trở về với niềm đam mê của
mình. Đặt chiếc đàn bầu xuống giường, mà theo như ơng giới thiệu thì đó là sản
phẩm do ơng tự sáng chế và coi như độc nhất vô nhị, ông đã nâng cấp chiếc đàn
thành một chiếc đàn bầu mới với thân đàn lớn hơn và âm thanh được cộng hưởng
trở nên dìu dặt và thánh thót hơn. Ơng tiến hành so dây, gảy đàn, những âm thanh
buồn man mác phát ra từ chiếc đàn bầu nó cũng như chính nỗi lịng của người đàn
ơng lục thập mong muốn nhạc cụ dân tộc truyền thống sẽ không bị mọi người lãng
qn trong cuộc sống hiện đại. Ơng cũng có ý định truyền dạy cho con cháu trong
gia đình nhưng hậu sinh khơng có ý muốn học tập vì con cháu coi đây là nghề
khơng có giá trị, đó cũng chính là nỗi niềm khắc khoải của ơng, sợ cơng việc mà


mình đang theo đuổi khơng có ai kế thừa và dần dà mai một, ơng đã nói lên tiếng
lịng thổn thức của mình (Phỏng vấn của ơng Kỉnh).
Người ta vẫn nói người nghệ sĩ thường được ví như kiếp tằm, vì họ đã mang
lấy nghiệp vào thân thì suốt đời sẽ phục vụ và cống hiến cho nghệ thuật. Ông Kỉnh
cũng được coi như một người nghệ sĩ nghiệp dư ngày ngày nhả tơ, từ một góc phố
nhỏ của thủ đô vẫn âm thầm miệt mài lưu giữ những nhạc cụ truyền thống của dân
tộc. Hy vọng ánh đèn vàng vọt trên con đường dài sáng chế nhạc cụ dân tộc của
ơng khơng cịn nữa mà thay vào đó là ánh sáng tương lai cho công việc sáng chế
nhạc cụ dân tộc cho những người có niềm đam mê mạnh mẽ như ông Kỉnh.



×