Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài thu hoạch môn phân tích tác phẩm truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.55 KB, 27 trang )

Họ tên: Lại Ngọc An
Lớp Truyền hình K34A1
Bài tập hết mơn: Phân tích tác phẩm truyền hình
Đề bài: Lựa chọn 3 phim tài liệu truyền hình và thực hiện các
yêu cầu phân tích tác phẩm
Bài làm:
3 tác phẩm phim tài liệu lựa chọn để thực hiện bài phân tích đó
là Nỗi ám ảnh mang tên Linda(ngày 1/11), 100 năm cách mạng
tháng 10 Nga(5/11) và Tác động của đập thủy điện trên sông
Mê kông(15/11). Cả 3 phim tài liệu trên đều được chiếu ở Đài
truyền hình Việt Nam vào khung giờ phát sóng của chuyên mục
phim tài liệu. Trước khi tiến hành phần tích, cùng tìm hiểu về
những kiến thức liên quan đến phim tài liệu
I. Những kiến thức liên quan đến phim tài liệu
1.Khái niệm Phim tài liệu
-Theo định nghĩa của Wikipedia thì: “Phim tài liệu là một thuật
ngữ trong điện ảnh để chỉ thể loại phim khai thác mọi khía cạnh
trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất”.
-Một định nghĩa khác về “phim tài liệu” được The Moviegoer
đưa ra trên tờ New York Sun rằng: “Phim tài liệu là sự sáng tạo
hóa đời thực” hay nhà phê bình phim người Mĩ Pare Lorentz thì
định nghĩa phim tài liệu là “phim dựa trên đời thực mà đã được
kịch tính hóa”. Do vậy, cho dù là kiểu định nghĩa nào thì vẫn
phải khẳng định bản chất của phim tài liệu chính là sự thật.
Khơng hư cấu, khơng dàn dựng, khơng có sự xuất hiện của diễn
viên.
-Theo một định nghĩa tiếng Anh, thì phim tài liệu
(doccumentaries) được hiểu như sau: A documentary film is a
nonfictional motion picture intended to document some aspect
of reality, primarily for the purposes of instruction, education,
or maintaining a historical record.Such films were originally


shot on film stock—the only medium available—but now include
video and digital productions that can be either direct-to-video,
made into a TV show, or released for screening in cinemas.
"Documentary" has been described as a "filmmaking practice, a
cinematic tradition, and mode of audience reception" that is
continually evolving and is without clear boundaries. Một bộ
phim tài liệu là một bộ phim chuyển thể khơng mang tính hư
cấu nhằm mục đích đưa ra một số khía cạnh của thực tế, chủ
yếu nhằm mục đích giảng dạy, hoặc duy trì một kỷ lục lịch sử.
Những bộ phim như vậy đã được quay ban đầu trên phim - chỉ
có một phương tiện sẵn có - nhưng bây giờ bao gồm các sản


phẩm video và kỹ thuật số có thể trực tiếp đến video, được đưa
vào chương trình truyền hình hoặc phát hành chiếu tại rạp
chiếu phim. "Phim tài liệu" đã được miêu tả là "thực tiễn làm
phim, truyền hình điện ảnh và phương thức tiếp nhận khán giả"
liên tục phát triển và khơng có ranh giới rõ ràng.
-Trích dẫn tài liệu của nhà biên kịch Nguyễn Hậu được đăng trên
trang web phimtailieutruyenhinh.wordpress để có được những
thơng tin và chức năng của thể loại này. Lịch sử điện ảnh đã chỉ
ra rằng Phim thời sự – tài liệu là nhóm thể loại ra đời sớm nhất,
căn cứ vào cách thức làm phim. Đó là vào buổi bình minh của
điện ảnh, khi mọi quan niệm về thể loại và các chức danh
nghiệp vụ của bộ mơn nghệ thuật này cịn chưa ra đời, để làm
ra một bộ phim (thường chỉ dài khoảng vài ba phút chiếu) người
ta cứ hồn nhiên vác máy đi bất cứ đâu, ghi hình bất kì cái gì họ
muốn (tồn là những người thật, việc thật). Nhưng cũng chính
từ cách làm này, có ai ngờ lại dẫn đến sự ra đời của nhóm thể
loại đầu tiên trong điện ảnh. Cịn các nhóm thể loại khác, như

phim khoa học, phim hoạt hình và phim truyện, là chuyện về
sau. Nhưng có lẽ không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các
đạo diễn phim truyện đều ít nhiều thử sức trong lĩnh vực phim
tài liệu, vì nhóm thể loại này bao giờ cũng có một sức hấp dẫn
riêng. Đó là chưa kể đến những người suốt đời gắn bó với phim
tài liệu, thậm chí tạo nên cả một khuynh hướng hay trường
phái, như Flaherti (Mỹ), Dziga Vertốp (Nga Xô viết) từ đầu thế kỉ
20. Muộn hơn, có thể kể đến Rơman Carman (Liên Xô), Xương
Hạc Linh (Trung Quốc), Soiman, Hainốpxki (Đức), Joris Ivenx (Hà
Lan), Daniel Costen (Pháp), v.v. Ở Việt Nam, là những tên tuổi
như Khương Mễ, Mai Lộc, Nguyễn Tiến Lợi (thời kì đầu), Bùi Đình
Hạc, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Văn Thủy, Đào Trọng Khánh, Lê
Mạnh Thích và biết bao nhiêu gương mặt khác của hôm nay. Với
mảng phim tài liệu truyền hình, khơng thể qn được Trịnh Văn
Thanh, Bùi Ngọc Hà, Lê Thuấn, Trần Minh Đại, Vi Hịa…
Nói đến phim tài liệu, từ lâu, người ta đã cho rằng nhóm thể loại
phim này có những chức năng chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Chức năng thơng tấn và báo chí. Đây chính là chức
năng quan trọng nhất, chi phối tồn bộ q trình xây dựng một
bộ phim tài liệu nói chung. Từ đó, mỗi bộ phim đi sâu phản ánh
một sự kiện, vấn đề hoặc con người cụ thể, với những mối quan
hệ biện chứng, diễn biến, tác động qua lại, những xung đột và
mâu thuẫn, v.v. trong một thời gian hoặc khơng gian xác định,
từ đó làm bật ra tư tưởng chủ đề tác phẩm. Trong rất nhiều
trường hợp, người ta có thể tìm thấy trong phim tài liệu những


thơng tin xác thực, khách quan, mang tính thời sự nóng hổi,
ngay cả khi nó phản ánh những vấn đề đã thuộc về quá khứ.
Bên cạnh đó là những bộ phim chính luận với mục đích thơng

tin tun truyền phục vụ những sự kiện chính trị nổi bật , các
ngày lễ lớn, nhân dịp kỉ niệm, v.v. Ngồi ra cịn có thể kể đến
những bộ phim được coi như một thứ vũ khí lợi hại chống lại
những quan điểm, hành vi sai trái về chính trị, tư tưởng, v.v.
Thứ hai: Chức năng giáo dục và nhận thức. Thơng qua những
hình ảnh chân thực về con người, sự việc, sự kiện, vấn đề… với
tất cả sự phong phú và đa dạng của nó, phim tài liệu giúp nâng
cao nhận thức và tư duy của người xem, thậm chí là góp phần
định hướng tư tưởng và thay đổi hành vi của họ. Hơn thế nữa,
phim tài liệu cịn có thể giúp người xem phát hiện bản chất có ý
nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện, nâng sự kiện lên tầm
khái qt hóa bằng hình tượng tiêu biểu, nhờ việc sử dụng một
cách có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật (điều mà các thể loại
báo chí truyền hình khác khó thực hiện được do đặc điểm thể
loại, thời lượng và mục đích thơng tin). Và cuối cùng, phim tài
liệu có thể nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tượng và sự kiện
thông qua việc sử dụng các chi tiết điển hình, kết hợp với âm
nhạc, tiếng động, lời bình, các thủ pháp dựng phim…, tác động
mạnh mẽ tới người xem, tạo nên một thứ “hiệu ứng dây
chuyền”, lan rộng trong xã hội.
Thứ ba: Chức năng thẩm mỹ và giá trị tư liệu lịch sử. Không
dừng lại ở việc miêu tả hiện thực một cách khách quan, trung
thực, phim tài liệu (nhất là phim tài liệu nghệ thuật) còn chú
trọng khai thác chất thơ với những ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ…
nhằm tác động tới cảm xúc thẩm mỹ của khán giả, khiến họ
cùng vui, buồn, hờn, giận… với những hình ảnh trong phim. Mặt
khác, chúng ta cũng khơng thể quên được rằng, mỗi bộ phim
tài liệu, tự nó đã chứa đựng những giá trị tư liệu nhất định về
lịch sử, văn hóa, đất nước và con người. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với tất cả những gì đã thuộc về quá khứ, những sự

việc, sự kiện đã trở thành lịch sử. Chẳng hạn như hình ảnh Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập; những người lính phất
cao cờ đỏ sao vàng trên nóc hầm Đờ Cátxtri; B52 Mỹ cháy trên
bầu trời Hà Nội, v.v. Đó là những hình ảnh mà khơng ai và
chẳng bao giờ có thể bịa ra hay “làm lại” được.
Có lẽ do tầm quan trọng như thế, nên phim tài liệu đã được
người ta tôn vinh là “lương tâm thời đại”. Điều này đúng, nếu
chúng ta biết được rằng, nhờ có bộ phim Vụ án Đrâyphuyx của
Mêliex, một trong những bậc thầy vĩ đại của điện ảnh Pháp thời


phim câm, mà nhân vật chính, đại úy Đrâyphuyx đã được minh
oan, thoát khỏi tội “làm gián điệp cho Đức” trong chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. Nhờ những bộ phim của Jôrix Ivenx,
Soiman và Hainốpxki… mà nhân dân thế giới hiểu thêm được
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta thực chất là như
thế nào. Và cũng chính là nhờ có Lê Mạnh Thính qua Trở lại Ngư
Thủy, chúng ta mới giật mình khi biết đến bi kịch của những nữ
dân quân anh dũng của một thời, nhanh chóng bị rơi vào lãng
quên sau khi chiến tranh kết thúc. Tất nhiên, sức mạnh thức
tỉnh và lay động của phim tài liệu khơng chỉ đóng khung trong
những ví dụ này.
Tại các liên hoan phim trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phim
tài liệu ln ln có một vị trí rất trang trọng. Ngay cả giải
Oscar danh giá cũng có chỗ đứng cho nhóm thể loại phim này.
Hơn thế nữa, người ta còn tổ chức Liên hoan phim quốc tế dành
riêng cho phim tài liệu. Và Liên hoan phim ngắn khu vực châu Á
– Thái Bình Dương là gì, nếu khơng phải là để tơn vinh nhóm
thể loại này? Xin lưu ý: chính tại Liên hoan phim ngắn khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, điện ảnh tài liệu Việt Nam đã lập nên

kì tích: bốn lần liên tiếp đoạt giải Vàng, một kỉ lục không nước
nào đạt được.
Từ lâu, theo các nhà lý luận phê bình điện ảnh Liên Xơ, phim tài
liệu gồm có hai thể loại, là phim tài liệu chính luận và phim tài
liệu nghệ thuật. Nhưng dù là phim tài liệu chính luận hay nghệ
thuật, thì cả hai thể loại này đều có chung các đối tượng phản
ánh giống nhau, là con người, sự kiện và vấn đề. Còn việc phân
chia thể loại (thật ra cũng chỉ là tương đối) chủ yếu dựa vào
cách đặt vấn đề, phương pháp thể hiện và tư tưởng chủ đề của
bộ phim, những yếu tố làm nên phong cách của tác giả và tác
phẩm. Cũng từ quan niệm trên, mà người ta có các thể phim tài
liệu chân dung, phim tài liệu sự kiện và phim tài liệu vấn đề.
Phim tài liệu chân dung (hoặc kí sự chân dung) thường lấy con
người làm đối tượng miêu tả, trong đó đặc biệt chú ý đến những
suy nghĩ, tình cảm, hành động của họ, với những nét riêng độc
đáo và điển hình, từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật; cho
thấy những ảnh hưởng, tác động, hiệu quả, hậu quả của họ đối
với những người xung quanh và thậm chí là toàn xã hội. Lẽ
đương nhiên, đây phải là con người tiêu biểu, theo một nghĩa
nào đó, đại diện cho một tầng lớp cụ thể (như cơng nhân, nơng
dân, trí thức, v.v.). Và như vậy, tầm quan trọng của nhân vật
không phải ở địa vị xã hội của họ, mà là ở chỗ, họ có cái gì đặc
biệt, khác với những người mà họ “được cử làm đại diện”. Ví dụ,


nói đến nơng dân, ai cũng nghĩ ngay đến những người ngay
thẳng, thật thà, chịu thương chịu khó… Nhưng nếu các bác “Hai
Lúa” ấy ngày nay lại mày mò, chế tạo thành cơng một số loại
máy móc, nơng cụ có giá trị, thì đó đã thực sự là độc đáo và
mới mẻ nhờ cái sự “chẳng giống ai” này!

Lẽ đương nhiên, nhân vật chính trong phim tài liệu chân dung
thường phải là những người tốt và tích cực. Quan điểm này
đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì xét về mặt điển hình hóa trong
nghệ thuật, thì dù “chính diện” hay “phản diện” cũng đều bình
đẳng như nhau. Vấn đề là ở chỗ, người ta chọn lựa, miêu tả
nhân vật ấy như thế nào và để làm gì. Ca ngợi hay phê phán,
ủng hộ hay phản đối, hạ thấp hay đề cao… đều phải rõ ràng. Sự
thật không phải như vậy ư, cổ kim, đơng tây đã cho thấy, có
những nhân vật được tác giả chăm chút, dồn hết tâm sức của
mình vào đó, nhưng vẫn khơng hay và sống động bằng những
nhân vật bị cho là xấu xa, tiêu cực. Thử hỏi, đọc xong Truyện
Kiều, người ta nhớ đến ai nhiều nhất? Chính là những Sở Khanh,
Tú Bà, Mã Giám Sinh… rồi mới đến Thúy Kiều, Từ Hải. Còn với
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, người ta khơng thể nào qn Chí
Phèo, Thị Nở, Xn Tóc Đỏ, v.v. Phải chăng, vì những người tốt
(ln ln rất đơng!) thường bị nhịe lẫn vào nhau. Cịn kẻ xấu,
kẻ ác lại mn hình vạn trạng, mỗi người một kiểu. Nhân vật
tính cực, trở thành hình mẫu tiêu biểu, sống động, gần gũi với
hàng chục triệu người Việt Nam trong gần hai mươi năm qua,
Ôsin, là một hiện tượng vơ cùng hiếm có. Nhưng thật đáng tiếc,
đó lại là một cơ gái “made in” Nhật Bản! Cịn nhân vật Việt Nam
ư, có lẽ… phải chờ thêm một thời gian nữa
Phim tài liệu sự kiện thường dành cho những sự kiện tiêu biểu,
quan trọng, có ý nghĩa và tác động to lớn đối với nhiều người,
đối với xã hội, quốc gia cũng như quốc tế. Ví dụ như chiến
thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gịn; khánh thành nhà máy
thủy điện Hịa Bình; Mỹ tun bố bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Việt Nam; vụ động đất và sóng thần ở Nhật Bản,
v.v. Có thể dễ dàng nhận thấy, với thể phim này, con người bị
đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho các sự kiện như đã

nêu. Tác giả sẽ đi sâu phản ánh, đánh giá, phân tích sự kiện, từ
đó cho thấy bản chất, ý nghĩa, tác động, ảnh hưởng của nó là
như thế nào. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những bình luận, kiến
nghị, giải pháp, đề nghị, v.v. Giả như phim tài liệu nói về sự kiện
ngày 11.9.2001 ở Mỹ. Chắc chắn người ta sẽ phải đưa ra hàng
loạt số liệu, dữ kiện, thông tin liên quan đến vụ khủng bố có
một khơng hai này, diễn biến cũng như hậu quả của nó và cuối


cùng, là những biện pháp phòng chống, ngăn chặn các cuộc
khủng bố trong tương lai.
Phim tài liệu vấn đề lại bao gồm các vấn đề, chính luận, luận
đề… về chiến tranh, hịa bình, sản xuất, mơi trường, xã hội, v.v.
khiến người ta phải quan tâm. Chẳng hạn, với cấp độ quốc gia
như ở Việt Nam, thì đó là những vấn đề thuộc về xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ mơi trường, phòng chống tham những, cải cách
giáo dục, ngăn chặn nạn buôn người… Cao hơn, là hiểm họa từ
chiến tranh hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải trên biển
Đông, sự nóng lên của tồn cầu… Đến đây chúng ta nhận thấy,
trong các sự kiện, tự nó thường đã có các vấn đề; ngược lại, mỗi
vấn đề có thể chứa đựng nhiều sự kiện. Nhiệm vụ của những
người làm phim là phải tìm ra mối quan hệ và tác động qua lại
giữa các sự kiện và vấn đề ấy, cùng với bản chất thực sự của
chúng là gì.
Rõ ràng là, giữa phim tài liệu sự kiện và phim tài liệu vấn đề có
sự giao thoa, hịa quyện với nhau để tạo nên dịng phim tài liệu
chính luận nói chung. Việc phân chia tách biệt hai thể loại phim
này đôi khi không dễ, mà thực ra cũng chẳng cần thiết lắm. Tuy
vậy, khuynh hướng thể hiện trong phim sẽ mách bảo cho chúng
ta biết, nên xếp chúng vào loại nào. Nhưng dù sao, yêu cầu về

mặt chính trị và lập trường tác giả là điều kiện vô cùng quan
trọng đối với thể loại này. Tuyệt đối không được hư cấu, bịa đặt
đã đành, tác giả cịn khơng được phép để cái tơi chủ quan của
mình lên tiếng; đồng thời mọi số liệu, dữ kiện, niên biểu… cũng
phải hồn tồn chính xác. Vì thế, làm được một bộ phim tài liệu
chính luận xưa nay là rất khó đối với bất kì ai. Tác giả phải làm
thế nào đó để từ những cái mà mọi người rất có thể đã biết rồi,
tạo nên một bộ phim tài liệu chính luận vừa hay, vừa hấp dẫn.
Đó là chưa kể đến những khó khăn do thời thế tạo nên: có
những con người, sự việc, sự kiện, vấn đề… ngày hôm qua là
đúng, nhưng hôm nay lại sai và ngược lại.
Khơng riêng gì phim tài liệu chính luận, mà đối với phim tài liệu
nghệ thuật cũng thế thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào cái tâm, cái
tầm và cái tài của người nghệ sĩ, mà nếu thiếu đi dù chỉ một
chữ “t” thơi, là đã khó làm nên chuyện. Xưa nay, ở trên khắp
đất nước ta, có bao nhiêu đội công nhân đường dây, nhưng tại
sao chỉ có Lê Mạnh Thích mới nhìn ra họ, đểĐường dây lên sông
Đà biến thành một bài thơ hào hùng nhưng cũng không kém
phần lãng mạn, ca ngợi sự lao động qn mình của những con
người vơ danh đã góp phần làm nên dòng điện cho Tổ quốc. Bùi
Ngọc Hà cũng đâu phải dễ dàng biến một bà mẹ liệt sĩ vùng gió


Lào cát trắng Quảng Bình thành bà mẹ – Tổ quốc Việt Nam anh
hùng. Lại nữa, Hà Nội trong mắt ai của Trần Văn Thủy, ra đời
năm 1983 mà vẫn cịn mang tính thời sự nóng hổi cho đến tận
hơm nay.
Cuối cùng, có lẽ cũng nên nói đến các khuynh hướng trong
phim tài liệu. Nếu như phim tài liệu chân dung, kí sự chân dung
được cho là thuộc dịng tâm lí (do khuynh hướng đi sâu vào khai

thác, thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật thơng qua các phương
pháp điển hình hóa nghệ thuật), thì dịng xã hội học lại là nơi
quy tụ những bộ phim theo khuynh hướng phản ánh các sự
kiện, vấn đề, luận đề và lập trường tác giả – thuộc thể loại phim
chính luận. Cịn dòng thơ bao gồm những bộ phim thiên về
phản ánh nhận thức thẩm mĩ của tác giả thông qua khuynh
hướng sử dụng những ẩn dụ, tượng trưng, hình tượng thơ để tái
hiện hiện thực, nhất là đối với những vấn đề thuộc về lịch sử.
Những bộ phim nói về vẻ đẹp đất nước, con người, lễ hội truyền
thống, làng nghề, du lịch, v.v. đều có thể xếp vào thể loại này.
- Các nhân tố trong phim tài liệu. Các bạn, cũng như tơi, trong
khi xem bất kì một bộ phim nào, có lẽ chẳng ai lại tự hỏi hay
thử tìm hiểu, trong đó có những nhân tố gì, hay nói cách khác,
những gì tạo nên phim. Đơn giản, là vì chúng ta chỉ xem phim,
tiếp thụ nội dung của nó với những cái hay, cái dở, thế thôi.
Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy có những điều đáng
được đem ra trao đổi.
Trước hết, là phần hình ảnh. Đây cũng chính là phần quan trọng
nhất trong bất kì thể loại phim nào, hay nói rộng ra, là các sản
phẩm nghe nhìn (lẽ ra, phải gọi là xem và nghe mới đúng! Vì
nhìn chưa chắc đã là xem. Cịn xem là hành động có ý thức của
con người). Nếu như nhà văn dùng ngôn ngữ, họa sĩ sử dụng
màu sắc, còn nhạc sĩ phải lụy đến âm thanh để làm nên tác
phẩm, thì rõ ràng, người đạo diễn phải dùng hình ảnh để “viết”
thành bộ phim của họ. Nhưng cái gì tạo nên hình ảnh? Xin thưa,
đó chính là bối cảnh, phong cảnh, kiến trúc, con người, loài vật,
đồ đạc, … nghĩa là tất cả những gì mang tính hữu hình.
Nhưng tại sao lại là “bối cảnh, phong cảnh, kiến trúc” rồi mới
đến con người? Ai cũng biết, con người là trung tâm của vũ trụ
kia mà! Vâng, đúng thế. Song le, các bạn có để ý khơng, có ai

trong ta lại chẳng bị ràng buộc với một không gian cụ thể, tuyệt
đối, tồn diện, khơng bao giờ tách rời ra được, thậm chí cả đến
sau khi chết. Vả chăng, các bối cảnh, phong cảnh, kiến trúc…
luôn luôn chứa đựng trong nó cả thời gian, lịch sử, văn hóa, hồn
cốt của cả một dân tộc hay thời đại đã qua. Ví dụ, nhìn thấy


hình ảnh điện Kremli, có ai lại nghĩ, đó là cơng trình kiến trúc
nổi tiếng ở tận bên Anh quốc! Phong cảnh Nhật Bản khác xa với
những rừng cây của Phần Lan. Cịn Kim tự tháp Ai Cập thì làm
sao mà có thể lẫn với Angkor ở Campuchia cho được! Nhưng tất
cả những cái đó, xét cho cùng, cũng chỉ là để làm nền cho con
người (hay nhân vật) của chúng ta tồn tại và phát triển mà thôi.
Hơn nữa, điện ảnh, truyền hình cũng giống như hội họa, đều rất
biết cách kể chuyện về con người mà không cần có sự xuất
hiện của họ. Ví dụ, chỉ cần nhìn thấy hình ảnh một khoảnh rừng
bị phát quang, bốc cháy, cây cối ngổn ngang… ta đã có thể
hiểu được, sự tàn phá của con người là như thế nào. Hoặc giả,
nhìn vào một căn phịng thơi, cũng có thể đốn biết chủ nhân
của nó là ai, tính cách như thế nào, chỉ cần thông qua đồ đạc,
vật dụng, cách bài trí căn phịng.
Khác với phim truyện, nhân vật trong phim tài liệu thường
khơng phải là diễn viên, trừ khi đó là phim tài liệu chân dung
diễn viên, hoặc trong số ít trường hợp sử dụng diễn viên làm
người dẫn chuyện. Nói cách khác, phim tài liệu khơng có đất
cho diễn viên thể hiện tài năng; các nhân vật, nhờ sự phát hiện
của biên kịch hay đạo diễn, tự mình bước lên màn ảnh. Cực kì
hiếm gặp, là việc diễn viên “đóng vai” nhân vật nào đó trong
phim tài liệu, nhưng than ơi, đó lại là “giả tài liệu” mất rồi! Mà
đây lại là điều tối kị đối với nhóm thể loại phim này.

Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Trong rất nhiều phim tài liệu
về đề tài lịch sử của nước ngồi, chúng ta có thể bắt gặp hình
ảnh các ơng hồng bà chúa, hiệp sĩ thánh chiến, võ sĩ, v.v.
Nhưng tất cả đều được thể hiện, sao cho khán giả cảm nhận
rằng, hiện thực có lẽ đã từng như thế, chứ khơng phải chắc
chắn là như thế; hình ảnh tái hiện này chỉ mang tính chất minh
họa mà thôi. Khác hẳn với một vài phim tài liệu của chúng ta,
dường như cố tình tìm cách thuyết phục người xem, rằng đó
chính là sự thật.
Hình ảnh cần thiết như thế, nên nó mới trở thành phương tiện
biểu hiện quan trọng nhất đối với cả điện ảnh và truyền hình.
Nhưng sẽ càng thú vị và hấp dẫn hơn, nếu hình ảnh ấy thực sự
tiêu biểu, điển hình, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem, và
như thế, hình ảnh đã trở thành chi tiết (đôi khi là rất đắt!) trong
phim tài liệu; chứa đựng những ý tưởng hay thông điệp nào đó
mà các tác giả muốn gửi tới số đơng cơng chúng. Ví dụ như
hình ảnh Bác Hồ ngồi trầm ngâm bên cửa sổ nhà sàn trên chiến
khu Việt Bắc; hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường
phố Sài Gịn; anh Nguyễn Văn Trỗi bị trói vào cột trước khi xử


bắn; bà Nguyễn Thị Bình kí vào Hiệp định Pari; Bin Clintơn tun
bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam v.v.
Ánh sáng và màu sắc cũng góp phần quan trọng tạo nên hình
ảnh trong phim tài liệu, Tùy theo ý đồ sáng tạo của đạo diễn và
quay phim mà người ta sử dụng hai yếu tố này sao phù hợp và
hiệu quả. Nhưng dễ thấy nhất là trong một số phim tài liệu của
Việt Nam, khi các tác giả biến hình ảnh (màu) thành phim đen
trắng như một cách khiến người xem cho đó là hình ảnh tư liệu
hoặc “thì quá khứ” của nhân vật và sự kiện. Cùng với đó là việc

sử dụng góc độ, động tác máy quay và tất cả sẽ hiển thị trước
mắt chúng ta qua các cỡ cảnh và khn hình với các trường
đoạn ngắn, dài.
Phần âm thanh trong phim tài liệu hóa ra lại khá là phức tạp do
có những quan niệm trái chiều. Một số tác giả cho rằng “âm
thanh” ở trong phim (nói rộng ra, gồm cả điện ảnh và truyền
hình) là sự kết hợp của ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng
động. Số khác, lại khẳng định đó là những thành phần độc lập,
nhiều khi chẳng liên quan gì đến nhau, với những chức năng,
nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn, người ta có thể dùng âm nhạc
hoặc tiếng động để làm rõ thêm những ý tự sự hoặc trữ tình,
tăng thêm tính kịch… nhưng lời nói của con người thì chưa
chắc. Ngược lại, âm nhạc và tiếng động làm sao có thể thay thế
đối thoại giữa các nhân vật, trả lời phỏng vấn, trao đổi, tranh
luận… góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, làm rõ bối cảnh,
khơng gian, thời gian và cả tính huống trong đó nhân vật đang
tồn tại. Tuy nhiên, cho dù “gộp vào” hay “tách ra”, thì cả lời nói,
âm nhạc và tiếng động cũng đều trở thành phương tiện biểu
hiện quan trọng thứ hai, chỉ đứng sau hình ảnh.
Lời nói trong phim tài liệu thường được hiểu là đối thoại, độc
thoại, trả lời phỏng vấn… được sử dụng theo cách trực tiếp
hoặc gián tiếp, tùy từng trường hợp. Bên cạnh đó, cịn có lời
ngồi hình (hoặc lời nói sau khn hình), là dạng lời nói khơng
đi cùng nhân vật đang xuất hiện trên màn ảnh, có chức năng và
nhiệm vụ riêng. Đây có thể là lời của nhân vật “ẩn mình” mà
cũng có thể của chính tác giả.
Lời bình, trong một thời gian khá dài, được gọi là lời thuyết
minh, đóng vai trị hết sức quan trọng đối với bất kì bộ phim tài
liệu nào. Nó có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, sự kiện, bối cảnh,
khơng gian, thời gian, ý trữ tình và tự sự; dùng để dẫn chuyện,

cho thấy thái độ và lập trường của tác giả cũng như tư tưởng
chủ đề của tác phẩm, v.v. Các dữ kiện, dữ liệu, số liệu… cũng có
thể được thể hiện qua lời bình. Và việc viết lời bình phim tài liệu


có thể do chính đạo diễn đảm nhiệm, nhưng trong rất nhiều
trường hợp, nó được giao cho các nhà văn, nhà thơ, biên kịch,
v.v., miễn sao họ có đủ trình độ và tri thức cần thiết. Hẳn những
người ở lứa tuổi sáu, bảy mươi, đã từng xem Cây tre Việt Nam
của các nhà điện ảnh Ba Lan đều không thể nào quên một
“thuyết minh” đẹp như thơ do nhà báo, nhà văn Thép Mới viết.
Đây thực sự là một áng văn hay, đến nỗi người ta phải đưa vào
sách Trích giảng văn học của một thời và nhiều thế hệ học sinh
đã học thuộc lòng, mấy chục năm sau vẫn không quên được.
Tiếc là thời gian đã lùi xa, đến độ có người cho rằng đó là bộ
phim của các nhà điện ảnh Cu Ba. Làm sao có thể như thế
được? Bởi vì mãi đến ngày 01 tháng Giêng năm 1959, chính
quyền cộng sản của Phiđen Cátxtrơ mới ra đời. Chẳng lẽ giữa
những năm 50 họ đã cử người đến Việt Nam để làm phim? Hay
là do chính quyền độc tài Batítxta cử đến?!
Khơng giống như phim truyện, đối thoại trong phim tài liệu
thường xuất hiện với tần suất thấp hơn, và chỉ dừng lại ở mức
độ dự kiến nội dung chứ khơng được viết sẵn trong kịch bản.
Bởi vì vào lúc viết kịch bản để làm phim tài liệu, người ta khơng
thể biết được nhân vật sẽ nói gì, trừ trường hợp sử dụng lại các
tư liệu cũ. Hơn nữa, trong quá trình làm phim, ngay cả khi được
“mớm lời”, chắc gì các nhân vật đã nói đúng ý đồ tác giả!
Phần đối thoại trong phim tài liệu, trước hết là lời của các nhân
vật (phát biểu, trả lời phỏng vấn, trao đổi với nhau…) và câu hỏi
của tác giả trong những trường hợp cần thiết. Phần này có ý

nghĩa rất quan trọng vì tính xác thực, trực tiếp của nó, khơng
thơng qua một trung gian nào khác. Nhờ vậy, những đặc điểm
về tâm lí, tính cách và cả những tầng thơng tin khác của nhân
vật, dù vơ tình hay hữu ý cũng trở nên rõ nét hơn.
Nếu như trong văn học và báo in (gần đây thêm báo mạng), đối
thoại giữa các nhân vật thường do tác giả tạo ra hay thuật lại,
nên người đọc chỉ nắm được nội dung chủ yếu, qua ngôn ngữ
và văn phong tác giả (tất nhiên trong đó bao gồm cả các biện
pháp tu từ, việc sử dụng phương ngữ, sắp xếp lại nội dung câu
nói, v.v.) thì nhờ có phát thanh, chúng ta khơng những nghe
được nội dung mà cịn biết nhân vật nói như thế nào qua chất
giọng, âm sắc vùng miền, cách nhấn nhá của họ. Cịn đối với
truyền hình nói chung và phim tài liệu nói riêng, ngồi những
điều đã kể trên, khán giả còn dường như được trực tiếp gặp gỡ
các nhân vật ấy. Ấn tượng được tăng lên gấp nhiều lần, phải
không các bạn?


Nhưng, vẫn tồn tại đâu đó một lời khuyên chung cho những
người làm phim tài liệu, là hãy để cho nhân vật nói ít thơi. Bởi vì
nếu khơng cẩn thận, bộ phim sẽ trở thành một thứ sản phẩm
của radio (phát thanh) chứ khơng cịn là cinéma (để xem) nữa.
Ấy là chưa kể, đôi khi, do chất giọng của từng người, cách phát
âm cộng với các từ địa phương mà không phải lúc nào khán giả
cũng nghe rõ và hiểu được nhân vật nói gì. Thật tiếc, là bên
cạnh những thành cơng khơng thể phủ nhận, thì Cuộc hội ngộ
sau ba mươi năm của Lê Mạnh Thích lại là một bộ phim hơi quá
nhiều đối thoại. Ví dụ, cuộc đối thoại giữa o Lai và Rôbinxơn,
giữa Rôbinxơn và những người anh ta đã gặp mấy chục năm về
trước, giữa o Lai với cơ con gái, v.v.

Lời ngồi hình (cịn gọi là lời nói sau khn hình), xưa nay được
hiểu là lời của những người khơng có mặt trên màn ảnh vì một lí
do nào đó. Chẳng hạn, trên nền của những hình ảnh lao động
sản xuất, chiến đấu của quân và dân ta, vang lên lời kêu gọi
hào hùng của Bác Hồ: “Chiến tranh có thể kéo dài năm năm,
mười năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
khơng sợ! Khơng có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng
lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn!”. Hiệu quả và tác động của đoạn phim này rõ ràng là
rất mạnh. Còn trong một số trường hợp khác, lời ngồi hình lại
nhân danh tác giả, nói thẳng với người xem, cũng rất gây ấn
tượng. Thủ pháp này từng được sử dụng thành công trong cả
phim truyện, như Bài ca người lính, một kiệt tác điện ảnh của
Liên bang Xô viết trước đây. Lời của đạo diễn, cố Nghệ sĩ nhân
dân Lê Mạnh Thích dùng để kết thúc phim Cuộc hội ngộ sau ba
mươi năm cũng vậy.
Cuối cùng, lời trực tiếp là những gì ta nghe được từ người đang
nói. Cịn lời gián tiếp sẽ được sử dụng khi cần thể hiện một văn
bản, hoặc nhân vật nhớ lại một câu nói hay nội dung nào đó. Ví
dụ, một cơ gái nhận được thư nhà. Giọng bà mẹ từ một miền
quê nào đó bỗng vang lên, thể hiện nội dung của bức thư trong
khi ánh mắt cơ gái lướt qua từng dịng chữ. Hoặc giả, người phụ
nữ lật giở từng trang nhật kí ố vàng và mục nát vừa tìm thấy
cùng với bộ hài cốt của một người người lính Qn giải phóng.
Ngay lập tức chúng ta nghe thấy lời của người đã hi sinh: “Ráng
chờ anh, em nhé!” (trong phim Chị Năm “khùng” của Lại Văn
Sinh).
Âm nhạc, gồm ca khúc và nhạc không lời cũng là một nhân tố
không thể thiếu được trong phim tài liệu. Nó góp phần làm rõ tư



tưởng chủ đề tác phẩm, tâm lí, tính cách nhân vật, những cung
bậc cảm xúc của họ, tăng thêm tính kịch, v.v. Nhưng khác với
phim truyện, người ta thường chọn các ca khúc và bản nhạc có
sẵn để đưa vào, bởi lẽ chẳng ai dám xài sang, mời nhạc sĩ sáng
tác bài hát riêng cho một bộ phim tài liệu trong khi tiền làm
phim thời nay cho nhóm thể loại này là rất hẻo. Tất nhiên, tùy
từng nội dung mà người ta lựa chọn âm nhạc sao cho phù hợp.
Và nếu như đạo diễn khơng tự mình làm được việc này thì đã có
biên tập viên âm nhạc giúp anh ta. Thực tế cho thấy, nhiều bộ
phim trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn, một phần cũng nhờ âm
nhạc. Hoa xương rồng trên cát của đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Bùi
Ngọc Hà chính làm một bộ phim như thế.
Tiếng động cũng là một phương tiện biểu hiện quan trọng mà
phim tài liệu không thể bỏ qua. Được tạo nên bởi hai nguồn, tự
nhiên và nhân tạo, tiếng động luôn luôn vây bọc, chi phối, tác
động đến mỗi chúng ta mọi lúc mọi nơi, từng phút từng giờ. Vậy
thì hà cớ gì nó lại khơng xuất hiện trong phim tài liệu?! Xin hãy
đừng quên, dù chỉ một tiếng động thôi, nếu được dùng đúng
chỗ, có khi cịn hơn cả những hình ảnh vơ nghĩa, dài dịng.
Chẳng hạn như bộ phim Nụ cười thành cổ của đạo diễn Trần
Minh Đại. Hình ảnh lúc tĩnh, lúc động, lúc là tư liệu, lúc là những
gì mới được ghi hình. Nhưng trên nền của những hình ảnh đó,
chúng ta nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ, pháo gầm… xé
toang khơng khí. Vậy mà khơng ai thấy vơ lí một chút nào!
Người ta gọi đây là phương pháp chủ quan – sử dụng tiếng động
theo ý đồ sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Còn khách quan ư? Đi trên
đường phố, phải có tiếng ồn. Ơ tơ chạy qua, nghe máy nổ. Sóng
biển đập vào bờ đá, thấy ầm ào… Đâu phải lúc nào sự “khách

quan, trung thực” này cũng đều đem lại hiệu quả nghệ thuật
như mong muốn! Thảng hoặc, có cả những phim từ chối luôn
mọi thứ tiếng động mà vẫn cứ hay, như Hoa xương rồng trên
cát.
Phần phụ đề được hiểu là toàn bộ những câu chữ được bắn vào
phim (trừ bảng tên phim và những người làm phim –
générique). Có tác dụng giới thiệu nhân vật, không gian, thời
gian, tạo ra bước chuyển trong hành động của các nhân vật…
những câu chữ này cịn có thể được sử dụng thay cho lời bình
hoặc thuyết minh. Mặt khác, nó cũng có thể giúp người khiếm
thính đọc được và hiểu nội dung phim. Yêu cầu chung của phần
phụ đề là phải ngắn gọn, súc tích và đầy đủ những thơng tin
cần thiết. Nếu khơng, nó sẽ chốn hết cả chỗ trên màn ảnh, và
người xem chưa kịp đọc hết thì đã sang cảnh khác mất rồi. Phụ


đề cũng cho biết nguồn gốc, xuất xứ của tư liệu trong các
trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan, chân
thực, tránh sự hiểu lầm hoặc suy diễn, v.v. Phần này thường
ln ln đi cùng hình ảnh và chỉ được đưa vào sau khi phim đã
hoàn thành.
Lời bạt (hoặc vĩ thanh) được dùng trong khá nhiều phim tài liệu
với mục đích kết thúc trọn vẹn một vấn đề; thể hiện thái độ,
mong muốn của tác giả hoặc nhân vật; tạo ra sự liên tưởng cần
thiết nào đó; làm rõ thêm những ý mà các biện pháp khác
không thể hiện hết được. Trong một số trường hợp, có thể chỉ
đơn giản là vì tác giả khơng muốn trình bày một nội dung nào
đó bằng hình ảnh. Lời bạt thường được trình bày dưới dạng màn
chữ, lời của nhân vật hoặc tác giả và đơi khi, là cả lời bình. Hơi
khó sử dụng, nhưng nếu thành cơng, sẽ đem lại hiệu quả rất

mạnh và sâu cho khán giả. Phần màn chữ thể hiện nội dung
trích dẫn lời của Mác trong bộ phim Chuyện tử tế của Trần Văn
Thủy chính là một ví dụ cho “lời bạt” kiểu này.
- Chất liệu trong phim tài liệu
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng, muốn xây một ngơi nhà
trước hết phải có ngun vật liệu. Tùy theo mục đích sử dụng
và khả năng tài chính mà người ta khai thác những vật liệu
khác nhau. Ví dụ, anh muốn cơi nới thêm một căn phòng nhỏ
trên gác thượng sẽ khác với việc chị định mở một nhà hàng.
Ơng muốn cất một ngơi nhà giả cổ ở quê sẽ cần đến những vật
liệu khác hẳn bà dự tính xây một tịa biệt thự… Vậy, người ta
cần phải có cái gì để xây dựng nên một bộ phim tài liệu, hay nói
cách khác, chất liệu trong phim tài liệu gồm có những gì?
Xin thưa, đó chính là hiện thực phong phú và sinh động trong
cuộc sống và xã hội, trong mối quan hệ biện chứng và phát
triển không ngừng. Nhiệm vụ của người làm phim tài liệu là
phải tìm kiếm những gì cần thiết nhất giữa cái biển rộng mênh
mơng ấy, cụ thể hóa nó bằng những hình ảnh sống động để xây
dựng thành tác phẩm. Điều này hoàn toàn dựa theo sở trường,
quan niệm, lập trường và cả cái gu thẩm mĩ cũng như tài năng
của anh ta. Đến đây, chất liệu được hiểu như một phần hiện
thực cuộc sống, được khu biệt và giới hạn bởi nhận thức chủ
quan của tác giả. Rồi từ chất liệu ấy sẽ dẫn đến đề tài và ngược
lại, đề tài sẽ kiểm tra chất liệu xem có phù hợp hay khơng. Bởi
vì cho dù có được gọi là “chất liệu” như nhau, nhưng rõ ràng là
gỗ mít khơng thể đem ra bắc cầu, và gốc bạch đàn thì chẳng có
ai lại tạc thành tượng Phật.


Khơng thể nói đề tài và chất liệu, cái nào có trước, cũng như

chẳng nên tranh cãi về quả trứng và con vịt. Trong rất nhiều
trường hợp, việc làm phim tài liệu bắt đầu từ lúc người ta được
phân công và nhận đề tài. Nhóm sáng tạo thường khó mà từ
chối, và lúc đó mới nghĩ đến chất liệu của bộ phim. Vai trị cái
“tơi” chủ quan của tác giả đã xuất hiện, và sự lao động sáng
tạo của anh ta cũng bắt đầu. Chỉ có điều, đề tài là một phần
nhỏ bé trong kho tàng chất liệu mà người nghệ sĩ đã tích lũy,
góp nhặt được lấy ra sử dụng, nhưng nó lại địi hỏi rất nhiều cái
mà anh ta chưa có. Ví dụ làm một bộ phim về học sinh các dân
tộc thiểu số ở vùng cao. Chẳng nói thì ai cũng biết, các em sống
rất khó khăn, cơ cực. Nhưng khi đến nơi, mới giật mình: giữa
ngày nắng chang chang, các em cứ chân đất đầu trần mà đến
lớp. Phịng học được bố trí cùng một lúc hai lớp khác nhau, với
chừng hai chục học sinh. Các cháu ngồi quay lưng lại, nhìn lên
hai tấm bảng đen cũ kĩ ở hai bức tường đối diện. Cô giáo người
Tày, dùng tiếng Kinh giảng bài cho các cháu người Mơng và
Dao; tốn cho lớp này và tập đọc cho lớp kia, cùng một lúc.
Buổi trưa, một gói mì ăn liền được nấu với rất nhiều nước, đã là
món canh ngon lành cho ba bốn cháu ăn cơm. “Chất liệu” ấy,
nếu cứ ngồi ở Hà Nội thì làm sao hình dung ra được? Xin lưu ý,
đây là những hình ảnh trong bộ phim Trên trận tuyến giảm
nghèo được VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát
sóng năm 2006. Nhưng rất có thể, cho đến tận hơm nay tình
hình vẫn chưa có gì thay đổi.
Có những đề tài được coi là lớn, nhưng cũng khơng ít đề tài bị
chê là nhỏ. Điều này nhiều khi lại do cách nhìn nhận, đánh giá
của mỗi người. Hơn một lần, chúng ta thấy những bộ phim có
đề tài rất… “vĩ mơ”, “hồnh tráng” nhưng xem xong chẳng có
được cảm xúc gì. Ngược lại, có những phim dường như chỉ nói
về những điều nho nhỏ quanh ta trong cuộc sống hàng ngày,

nhưng ấn tượng do nó tạo nên thì thật khó mà phai nhạt. Tương
tự, là cách hiểu về khoảnh khắc và vĩnh cửu. Một phần năm
mươi giây của cuộc đời – bộ phim nhỏ của Đào Trọng Khánh đâu
phải chỉ là khoảnh khắc?
Tất nhiên, giữa đề tài và phong cách tác giả cũng như thể loại
tác phẩm có những mối quan hệ tương hỗ với nhau. Vì thế mới
sinh ra hiện tượng, có những người nhìn đâu cũng thấy chuyện
để mà cười, trong khi nhiều vị động đến cái gì cũng đều
“nghiêm trọng” hết. Nhưng dù gì chăng nữa, thì đặc trưng thể
loại và ngơn ngữ hình ảnh cũng chi phối một cách đáng kể quá
trình sưu tầm chất liệu và lựa chọn đề tài, vì khơng phải cái gì


cũng dễ dàng đưa lên màn ảnh được. Thêm vào đó là vấn đề
dung lượng, thời lượng...
Vậy thì làm thế nào để khai thác được hiện thực cuộc sống,
biến nó thành chất liệu trong phim? Câu trả lời, là trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, người ta thường sử dụng mấy phương
pháp như sau:
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp ra đời sớm nhất, được
sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể và các loại phim tài liệu
nói chung. Phương pháp này đem lại tính chân thực cao qua
việc ghi lại hình ảnh người thật, việc thật đang hiện hữu trong
cuộc sống. Đây cũng là phương pháp dễ thực hiện nhất, nhưng
lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hay những
sự kiện đã qua. Với phương pháp trực tiếp, bộ phim dường như
luôn ln ở “thì hiện tại”, thậm chí khơng cần sử dụng thêm
một tư liệu nào. Có thể thấy rất rõ phương pháp này qua các bộ
phim như Gầm cầu mặt nướccủa Sĩ Chung, Bài ca trên đỉnh Tà
Lùng (đạo diễn Trần Phi), Hoa xương rồng trên cát (NSƯT Bùi

Ngọc Hà), Không ai là vô danh (đạo diễn Trần Minh Đại) và đặc
biệt là Những linh hồn phiêu bạt của Borix Lushkin.
Phương pháp gián tiếp: thông qua tĩnh vật (thư từ, nhật kí,
tranh vẽ, ảnh chụp, hiện vật…) hoặc các hình ảnh động (phim
thời sự, tư liệu, tài liệu, v.v.) nhưng phương pháp này rất dễ bị
phá vỡ khi nó kết hợp với phương pháp trực tiếp trong trường
hợp cần “ngược dòng quá khứ”. Lẽ đương nhiên, các tư liệu,
tĩnh vật, hiện vật… cần phải được sử dụng một cách có chọn
lọc, nhằm tránh sự hiểu lầm, làm giảm sức thuyết phục hoặc
gây nhàm chán cho người xem, bởi vì những bộ phim tài liệu sử
dụng phương pháp này chiếm một phần cực lớn trên phạm vi
toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Xin hãy cùng
nhớ lại một số hình ảnh trong phim Hồ Chí Minh, chân dung một
con người của NSND Bùi Đình Hạc. Máy quay chuyển động rất
chậm theo cầu thang lên nhà sàn của Bác. Căn phòng nhỏ, một
chiếc giường, chiếc gối. Tủ đựng quần áo, trong tủ chỉ có đúng
một chiếc áo kaki. Bàn làm việc, máy thu thanh, chiếc mũ cát…
Tất cả đều một hết! Có ai trong chúng ta khơng mủi lịng, cay
cay khóe mắt, chợt hiểu thêm phần nào cuộc sống của vị lãnh
tụ kính yêu trong những năm tháng cuối đời?
- Một số khuynh hướng làm phim tài liệu
Cho đến nay, mặc dù những tranh cãi về phim tài liệu vẫn chưa
chấm dứt, nhưng nhóm thể loại này vẫn tồn tại và phát triển,
như cái cây vẫn lớn lên, bỏ qua mọi lời bàn tán về nó vậy. Vì
thế, ở khắp mọi nơi người ta vẫn làm phim tài liệu; các lớp học


làm phim vẫn mở ra, các liên hoan phim vẫn trao giải cho hạng
mục này và phim vẫn đến với khán giả bằng cách này hay cách
khác. Cùng với đó là những cuộc hội thảo vẫn tiếp tục dài dài,

qua đó có thể thấy được những khuynh hướng làm phim tài liệu
khác nhau, mà khuynh hướng nào cũng đều… có lí.
Thứ nhất, xin được tạm gọi là làm phim theo kiểu cũ (sang hơn,
có thể nói là… truyền thống hoặc kinh điển!). Người ta bắt đầu
từ việc viết kịch bản, thực hiện các cảnh quay, phỏng vấn; kết
hợp một số tư liệu hay tài liệu; viết và đọc lời bình… Và… thế là
xong. Tuy cũ, vì nó đã xuất hiện từ hơn một thế kỉ nay, nhưng
cho đến tận bây giờ, khuynh hướng này vẫn được rất nhiều
người theo đuổi. Vì nó dễ làm, rất quen thuộc và được đơng đảo
khán giả ở khắp mọi nơi chấp nhận. Tất nhiên, khuynh hướng
chung là thế, nhưng áp dụng vào thực tế sáng tác thì lại rất
khác nhau, chẳng phim nào giống phim nào. Có thể nói, bốn bộ
phim tài liệu của điện ảnh Việt Nam liên tiếp đoạt giải Vàng tại
Liên hoan phim ngắn khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều
được làm theo khuynh hướng này, từ Trở lại Ngư Thủy của Lê
Mạnh Thích, Chị Năm “khùng” của Lại Văn Sinh đến Chốn quê
của Nguyễn Sĩ Chung đều như vậy.
Tuy được làm theo khuynh hướng “truyền thống”, nhưng mỗi
tác phẩm lại có những tìm tịi, sáng tạo riêng, từ cách tiếp cận
và phản ánh hiện thực, đến phong cách và bố cục… Và đây
cũng chính là lí do để phim tài liệu tồn tại và phát triển. Có thể
dễ dàng nhận thấy, điểm đặc biệt trong Trở lại Ngư Thủy của Lê
Mạnh Thích, là tác giả chỉ sử dụng những hình ảnh tư liệu từ
một bộ phim duy nhất, ra đời từ ba mươi năm trước, là Những
cô gái Ngư Thủy. Hoa xương rồng trên cátcủa Bùi Ngọc Hà
không dùng đến bất kì một hình ảnh tư liệu nào, bỏ qua mọi
cuộc phỏng vấn hay đối thoại, thậm chí khước từ luôn cả tiếng
động mà phim vẫn cứ hay. Còn bộ phim Bài ca trên đỉnh Tà
Lùng của Trần Phi lại chinh phục người xem bằng chất “lạ”,
cũng không có tư liệu hay cuộc phỏng vấn nào, nhưng âm nhạc

và tiếng động thì quả là đắc địa.
Khuynh hướng thứ hai, khơng sử dụng lời bình. Tác giả dường
như tỏ ra tôn trọng tối đa hiện thực khách quan, chỉ ghi lại
những hình ảnh đúng như nó vốn có trong cuộc sống, không
xếp đặt, không tô vẽ hay can thiệp. Khuynh hướng này dẫn đến
những bộ phim tài liệu rất gần với các chương trình truyền hình
thực tế đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhưng
điều khác biệt cơ bản giữa chúng là, nếu như nhân vật trong
phim tài liệu ln ln biết rõ mình phải đi đâu và làm gì, thì ở


chương trình truyền hình thực tế, các nhân vật khơng được biết
trước họ sẽ phải đối mặt với những thử thách nào đây.
Có thể nhận thấy, là đi kèm với khuynh hướng làm phim này,
người ta thường sử dụng phương pháp thu thanh đồng bộ. Đối
thoại của các nhân vật, lời phát biểu, phỏng vấn, các tiếng
động hiện trường như gió mưa, sóng biển, cịi xe, chim hót…
đều được ghi lại cùng một lúc với hình ảnh. Nhìn chung, kĩ thuật
thu thanh này có thể đem lại cảm giác chân thực rất cao,
nhưng đơi khi nó lại gây tác dụng ngược. Ví dụ, ghi âm trực tiếp
tiếng mưa, tiếng động cơ xe máy vào phim. Kết quả là, tiếng
mưa bị biến dạng, nghe như đá dăm đổ xuống đường; còn động
cơ xe máy thì cứ như là tiếng xe tăng vậy! Vì thế mà ở các cơ sở
làm phim truyện, ln ln có sự hiện diện của các chun gia
tái tạo âm thanh, và qua bàn tay phù thủy của họ, mọi âm
thanh, tiếng động trở nên “thật” hơn bao giờ hết. Mặt khác,
phương pháp thu thanh đồng bộ cũng địi hỏi những thiết bị
chun dùng phù hợp, nếu khơng sẽ khó mà đạt được hiệu quả
như mong muốn. Đến đây, chúng ta chỉ cần nhớ lại bộ phim
Những linh hồn phiêu bạt của Boris Lushkin đủ rõ. Bên cạnh

những thành cơng rất đáng ghi nhận, thì cái hạn chế nhất của
phim này chính là phần âm thanh. Nhiều lúc tiếng ô tô, tiếng
bánh xe lửa sầm sầm, tiếng loa phóng thanh trên tàu, những ồn
ào xe máy… lấn át cả lời nhân vật, tạo nên những âm thanh
hỗn độn. Tất cả là do những phương tiện kĩ thuật thô sơ, không
loại bỏ được các tạp âm. Mà ngay cả khi có các trang thiết bị
hiện đại, thì khơng phải lúc nào mọi cái cũng đều hoàn hảo, như
đoạn mở đầu trong phim Chuyện từ góc cơng viên chẳng hạn.
Mặc dù được coi là một khuynh hướng làm phim hiện đại và
ngày càng trở nên phổ biến với nhiều người, nhưng thực ra
phim tài liệu khơng lời bình chẳng phải là một cái gì mới mẻ.
Bằng chứng, là từ năm 1981, Lê Mạnh Thích đã hết sức thành
cơng với Đường dây lên sông Đà, một bộ phim không những
không sử dụng lời bình, mà các nhân vật cũng chẳng cần đến
một câu nói nào nữa! Và chắc chắn, (xin tha lỗi cho tơi!) Lê
Mạnh Thích khơng phải là người mở ra khuynh hướng làm phim
ấy. Trong lĩnh vực phim truyện, từ năm 1958, Canetô Xinđô
(Nhật Bản) đã từng làm Đảo trụi, không sử dụng một lời đối
thoại nào, và tác phẩm này từng đoạt giải tại Liên hoan phim
Quốc tế Matxcơva. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chỗ có
nên loại bỏ lời bình khỏi phim tài liệu hay khơng, bởi vì đây là
một phương tiện biểu hiện quan trọng của cả điện ảnh và
truyền hình. Và sự thực là, sau Đường dây lên sông Đà, Lê Mạnh


Thích cịn làm một phim khác cũng theo khuynh hướng trên
nhưng không mấy thành công. Rồi người khác nữa làm cũng
vậy. Hóa ra, khơng hề dễ một chút nào, việc từ chối lời bình.
Phải có một câu chuyện giàu có về ngơn ngữ hình ảnh như thế
nào đó chứ! Và cũng cần phải tính xem, khơng có lời bình, khán

giả có hiểu được phim khơng. Hãy nhớ lại lời Đặng Tiểu Bình –
“ơng trùm” cải cách và mở cửa ở Trung Quốc: “Mèo trắng mèo
đen đều tốt, miễn là bắt được chuột”. Vậy thì tính hiệu quả phải
được đưa lên hàng đầu; chẳng việc gì phải nói “khơng” với lời
bình. Phương tiện biểu hiện nào cũng được, miễn là nó góp
phần tạo ra một bộ phim hay. Phải nhắc lại điều này vì có bạn
trẻ chúng ta, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm phim tài liệu
hiện đại do chuyên gia nước ngoài giảng dạy đã cực đoan đến
mức tẩy chay ln lời bình. Thật tiếc!
Khuynh hướng thứ ba, nếu có thể gọi được như thế, là sử dụng
tư liệu cũ để làm phim (đây cũng chính là một phương pháp
khai thác chất liệu). Tác giả không ghi thêm bất kì một hình ảnh
mới nào, mà chỉ dựa vào những gì tìm thấy từ các kho lưu trữ, ở
nhiều nguồn khác nhau. Cơng việc “đãi cát tìm vàng” này
khơng hề đơn giản, vì chỉ cần xác định được khơng gian, thời
gian, nhân vật và sự kiện… trong hàng triệu mét phim tư liệu
thô đã đủ mệt rồi, nhất là khi tác giả lại là người nước ngoài như
trường hợp Daniel Costele làm phim về chiến tranh ở Việt Nam.
Thế mà ông đã thành công, với cách dựng phim rất “cũ”. Câu
chuyện được kể lại theo dòng chảy của thời gian và sự kiện,
không hồi tưởng, không tái hiện hay gì gì hết! Nhưng chính
cách làm này đã đem lại hiệu quả bất ngờ: tất cả dường như
đầy ắp hơi thở nóng hổi của cuộc chiến tranh đang ở thì hiện
tại, chứ không phải câu chuyện từ năm sáu mươi năm trước!
Không tin, các bạn cứ xem lại dù chỉ một tập trong loạt phim
Chiến tranh Việt Nam – những hình ảnh chưa được biết đến thì
sẽ thấy.
Cuối cùng, phải nói đến xu thế làm phim tài liệu rất ngắn và
phim tài liệu truyền hình nhiều tập. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam hiện nay đang ngày càng xuất hiện nhiều bộ phim tài

liệu với dung lượng khoảng năm mười phút. Bên cạnh đó, là
những bộ phim dài tới vài chục tập, mỗi tập trên dưới ba mươi
phút. Âu cũng là nhằm thỏa mãn đến mức tối đa nhu cầu ngày
càng phong phú và đa dạng của các khán giả truyền hình. Mà
lợi thế của truyền hình cũng chính là ở đây: khán giả không thể
nào ngày ngày (hoặc tối tối) liên tục hàng tháng trời đến rạp để
xem một bộ phim nào đó, cho dù là phim truyện hay phim tài


liệu. Nhưng họ hồn tồn có thể làm được điều này trong gia
đình mình, trước máy thu hình. Cung và cầu đã gặp nhau. Vì
thế mà trong khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây, chúng ta
mới thấy xuất hiện khá nhiều phim tài liệu truyền hình nhiều
tập, với đủ các đề tài khác nhau từ trong Nam đến ngoài Bắc,
mà loạt phim nói về Tết Mậu Thân 1968 và Côn Đảo của đạo
diễn Lê Phong Lan hay Khát vọng Tây Bắc của NSƯT Vi Hịa… là
một vài ví dụ. Cũng nhờ “xu thế thời đại” này, mà rất nhiều kí
sự truyền hình nhiều tập, “anh em song sinh” với phim tài liệu
truyền hình mới phát triển mạnh mẽ và trở nên quen thuộc với
đông đảo người xem Việt Nam, mặc dù không phải loạt phim
nào cũng đạt tới tầm của nó.
Trên đây là phần trích dẫn từ bài viết của nhà biên kịch Nguyễn
Hậu, tạo dựng cơ sở lý thuyết để tiến hành bài phân tích
II.Phân tích 3 tác phẩm phim tài liệu
1.Phim tài liệu "Nỗi ám ảnh mang tên Linda", được phát sóng
vào khung giờ của chuyên mục Phim tài liệu trên kênh VTV1,
ngày 1 tháng 11
Bộ phim có độ dài gần 27 phút, kể lại câu chuyện người dân các
tỉnh ven biển Càu Mau và Bạc Liêu phải gồng mình gánh chịu
cơn bão số 5, cuối năm 1997, những hậu quả để lại sau cơn bão

và những ám ảnh của những người đã trải qua sau 20 năm cơn
bão đã qua đi. Phim tài liệu có phần tóm tắt ở đầu với lời bình
của tác giả là : "20 năm chưa đủ để quên một niềm đau" để gợi
lại những hậu quả nặng nề từ cơn bão và sự ám ảnh nặng nề
của người dân. Dưới đây là phần phân tích cụ thể, bài phân tích
chủ yếu chú trọng vào hai yếu tố đó là các nhân tố và chất liệu
tạo nên một bộ phim tài liệu truyền hình
a.Các nhân tố:
* Thứ nhất, đó là yếu tố hình ảnh, có thể nói đây là yếu tố được
quan tâm hàng đầu với sản phẩm nghe nhìn như truyền hình,
hình ảnh được coi là linh hồn của một tác phẩm khơng chỉ riêng
đối với phim tài liệu mà cịn đối với các thể loại khác của truyền
hình. Nếu như báo in với chữ viết hay phát thanh với âm thanh
là phương tiện chuyển tải chính thì truyền hình với hình ảnh là
phương tiện chuyển tải quan trọng và trực tiếp đến với khán
giả. Hình ảnh sống động nhất của phim tài liệu chính là những
hình ảnh chân thực từ cuộc sống thực tại luôn chuyển động
không ngừng. Đi sâu vào bộ phim tài liệu đang phân tích, vì mới
được sản xuất trong năm 2017 để nói về hành trình sau 20 năm
cơn bão đã đi qua nên những hình ảnh về quang cảnh, con
người, phỏng vấn đều được đảm bảo về chất lượng hình ảnh,


âm thanh. Đó là hình ảnh của những nhân chứng chịu ảnh
hưởng nặng nề từ cơn bão; hình ảnh của những gia đình, những
góa phụ mất đi người trụ cột trong gia đình; sự ám ảnh của
những người làm chuyên gia dự báo, khí tượng...đó là sự ám
ảnh lâu dài dù thời gian đã trôi qua
- Trong bộ phim tài liệu này có sử dụng các loại hình ảnh như
sau: hình ảnh hiện tại của năm 2017, hình ảnh thực tế ghi lại

những hậu quả nặng nề do cơn bão gây ra vào năm 1997, hình
ảnh tái hiện để phục dựng lại cho người xem không gian của
những con người tại thời điểm đó, oằn mình chống chọi lại bão
lớn. Tư duy hình ảnh của tác giả là đan xen giữa hiện tại và quá
khứ, tạo cho người xem cảm giác đồng hiện lại cả hai khoảng
không gian. Ở thời điểm quá khứ, cơn bão ập đến người dân
không kịp trở tay, nhà cửa, tài sản, con người trôi theo dịng
nước; những ngư phủ căng mình tìm kiếm sự sống trước những
cơn sóng đánh cao ngất trời, những người xấu số đã mất đi để
lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người còn ở lại. Hơn
3000 người thiệt mạng và mất tích từ cơn bão này, một thế hệ
ngư dân của làng chài ven biển Cà Mau đã mất đi. Và ở thời
điểm hiện tại là những người còn sống ơm ấp niềm đau. Những
hình ảnh đem lại sự ám ảnh nhất sau khi xem xong, đó chính là
hình ảnh những người chết sau cơn bão được đưa về ven biển
tạo thành những nấm mồ không tên chỉ được đánh số và sau
này được tưởng nhớ tại đài tưởng niệm nạn nhân do bão Linda;
hình ảnh cuối cùng những người dân tưởng nhớ những nạn
nhân xấu số với lời bình: "thiên tai có thể đến những khi chúng
ta ít lường nhất" và sự chủ động phòng chống thiên tai là rất
cần thiết để không chịu những tổn thất nặng nề như cơn bão
Linda
- . Hình ảnh được quay ở các góc quay đa dạng, thay đổi liên
tục để cho thấy nhiều khía cạnh của hoạt động nhân vật trong
cuộc sống chuyển động khơng ngừng. Tuy nhiên thì cỡ cảnh chủ
yếu là toàn cảnh và trung cảnh đã đem lại cho người xem cái
nhìn tổng quát và khách quan về ảnh hưởng mãnh liệt từ những
thiên tai của bà mẹ thiên nhiên, sự nhỏ bé của con người so với
vũ trụ, sự ám ảnh không cùng đối với những chứng nhân đã trải
qua giây phút khó có thể quên. Cùng với đó là những cảnh quay

cận và đặc tả để người xem thấy rõ cảm xúc của nhân vật, một
người mẹ mất con, một người vợ mất chồng, một người đàn ơng
trong cơn hoạn nạn đã nhận ra tình người là vốn quý nhất trong
những phút giấy nguy hiểm - những giọt nước mắt của niềm


đau, sự sợ hãi, sự ám ảnh và đồng thời là cả một sự trân trọng
dành cho cuộc sống
* Tiếp theo, đó là yếu tố ánh sáng và màu sắc. Đây là các yếu
tố phụ thuộc vào dụng ý sáng tạo và mong muốn thể hiện của
tác giả. Trong bộ phim tài liệu này bên cạnh những hình ảnh
hiện tại với màu sắc và ánh sáng chân thực thì tác giả cịn sử
dụng thủ pháp đổ màu cho những hình ảnh tái hiện mang cảm
giác cũ như tư liệu. Màu sắc trong phim tài liệu chủ yếu là màu
trầm gợi một cảm giác ám ảnh thực sự
* Kế đến,đó là âm thanh(lời nói, âm nhạc và tiếng động): Lời nói
trong phim tài liệu là phần trả lời phỏng vấn của các nhân vật
rất rành rọt, rõ ràng và đầy đủ cảm xúc được ghi lại chân thực.
Trong phim sử dụng những phỏng vấn nhân chứng chống chọi
với cơn bão trên biển khơi, những người vợ người mẹ mất chồng
mất con sau cơn bão, những chuyên gia dự báo khí tượng để
cho những người trong cuộc nói về ký ức của mình về cơn bão.
Tất cả những cảm xúc của nhân vật được ghi lại một cách chân
thực nhất, những giọt nước mắt vẫn rơi dù cơn bão đã đi qua 20
năm và đây thực sự là một nỗi ám ảnh lớn trong cuộc đời của
họ. Tiếng động được sử dụng nhiều trong phim tài liệu là tiếng
sóng biển dồn dập, tiếng sấm chớp rầm trời để khơi gợi lại
không gian biển động dữ dội do cơn bão. Bên cạnh nhạc nền
dồn dập, dứt khoát cho thấy sự chớp nhoáng khẩn trương khi
cơn bão đổ bộ và những mất mát từ hậu quả của cơn bão; cũng

có những khúc nhạc trầm buồn như một sự lắng đọng cảm xúc,
chia sẻ với những mất mát tang thương từ một thảm họa thiên
tai. Lời bình trong phim tài liệu này tạo sự kết nối cho toàn bộ
câu chuyện
b.Các chất liệu
*Chất liệu hiện thực
Chất liệu của phim tài liệu là gắn liền với hiện thực đời sống của
con người. Áp dụng trong bộ phim này là nhắc đến nỗi ám ảnh
kinh hoàng từ bão mang tên quốc tế Linda đổ bộ vào vùng ven
biển Cà Mau, Bạc Liêu. Cơn bão này đã đi qua và càn quét đi tất
cả con người, vật chất
*Chất liệu thơng tin
Để có thể sử dụng “chất liệu hiện thực” một cách hiệu quả thì
các nhà làm phim phải trải qua q trình tìm tịi và kiểm chứng
các thơng tin, để từ đó mới làm ra cái chân thực nhất. Như
trong bộ phim này, hẳn là tác giả đã phải tìm hiểu kỹ về sự kiện
đã từng xảy ra, tác giả muốn tái hiện lại hình ảnh nào thì phải
có những thơng tin chính xác về thời điểm đó, có như vậy mới


tái hiện một cách chân thực nhất, đó như một cách tôn trọng
tuyệt đối mặt thời gian trong phim tài liệu. Qua đó có thể thấy,
“chất liệu thơng tin” cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
để cấu thành nên một tác phẩm phim tài liệu, nó là lời khẳng
định rằng tác phẩm là hoàn toàn chân thực, trung thành với
thực tế, không cải biên, dàn dựng.
Tổng kết lại, một bộ phim tài liệu hay được tạo ra từ nhiều
“chất liệu” tốt, có những chất liệu tác động trực tiếp tới khán
giả thơng qua hệ thống hình ảnh, âm thanh nhưng cũng có
những chất liệu phải trải qua suy ngẫm và thưởng thức mới

cảm thấy được công dụng. Nhưng dù thế nào sự tài tình của các
nhà làm phim đó là biết cách nhào nặn tất cả các chất liệu lại
với nhau để tạo ra được một bộ phim tài liệu chất lượng, lột tả
được bản chất và tầm quan trọng của dòng phim này
2. Phim tài liệu "100 năm cách mạng tháng 10 Nga" được phát
sóng vào khung giờ của chuyên mục Phim tài liệu trên kênh
VTV1, ngày 5 tháng 11
Bộ phim có độ dài gần 30 phút do hãng phim tài liệu và khoa
học trung ương sản xuất. Bộ phim kể lại về cách mạng tháng
10 Nga lịch sử, bắt đầu lần theo dấu vết lịch sử từ thủ đơ của
Liên bang Nga để tìm về q khứ với một sự kiện lịch sử mang
tầm vóc quốc tế và là một dấu ấn vĩ đại của lịch sử thế giới đầu
thế kỷ XX. Đi từ bối cảnh lịch sử nước Nga trước cách mạng
tháng Mười, diễn biến cách mạng tháng 10 Nga, ảnh hướng của
cách mạng tháng Mười đến cách mạng Việt Nam và cuối cùng
là hình ảnh hiện tại về một bảo tàng trung ương và địa phương
ở Nga để nói về cơng lao của Lênin. Cách mạng tháng 10 Nga
đã chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa, xóa bỏ tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại,
thành lập nhà nước chun chính vơ sản đầu tiên trên thế giới
và trong lịch sử lồi người, xóa bỏ giai cấp tư sản, quý tộc, bỏ
chế độ người bóc lột người và đưa giai cấp nông dân lên nắm
quyền. Dưới đây là phần phân tích cụ thể, bài phân tích chủ yếu
chú trọng vào hai yếu tố đó là các nhân tố và chất liệu tạo nên
một bộ phim tài liệu truyền hình
a.Các nhân tố:
* Thứ nhất, đó là yếu tố hình ảnh, có thể nói đây là yếu tố được
quan tâm hàng đầu với sản phẩm nghe nhìn như truyền hình,
hình ảnh được coi là linh hồn của một tác phẩm khơng chỉ riêng
đối với phim tài liệu mà cịn đối với các thể loại khác của truyền

hình. Nếu như báo in với chữ viết hay phát thanh với âm thanh
là phương tiện chuyển tải chính thì truyền hình với hình ảnh là


phương tiện chuyển tải quan trọng và trực tiếp đến với khán
giả. Hình ảnh sống động nhất của phim tài liệu chính là những
hình ảnh chân thực từ cuộc sống thực tại luôn chuyển động
không ngừng. Đi sâu vào bộ phim tài liệu đang phân tích, vì mới
được sản xuất trong năm 2017 để nói về dấu ấn của cách mạng
tháng 10 Nga sau 100 năm. Những hình ảnh về quang cảnh,
con người, phỏng vấn đều được đảm bảo về chất lượng hình
ảnh, âm thanh.
- Trong bộ phim tài liệu này có sử dụng các loại hình ảnh như
sau: hình ảnh hiện tại của năm 2017, hình ảnh và video clip tư
liệu để nói về cách mạng tháng 10 Nga. Với nội dung đi từ bối
cảnh lịch sử nước Nga trước cách mạng tháng Mười, diễn biến
cách mạng tháng 10 Nga, ảnh hưởng của cách mạng tháng
Mười đến cách mạng Việt Nam và cuối cùng là hình ảnh hiện tại
về một bảo tàng trung ương và địa phương tại Nga để nói về
cơng lao của Lênin nên hình ảnh được thể hiện phù hợp với nội
dung được nói đến. Một điều dễ dàng nhận thấy ở các phim tài
liệu Việt Nam, đó là kết hợp những hình ảnh hiện tại với các
hình ảnh tư liệu hoặc đồ họa nhưng đơi khi điều này lại hơi gị
bó và cứng nhắc, khơng tạo được sự mềm mượt và chuyển tiếp
linh hoạt cho bộ phim. Đơi khi người xem có cảm giác như hình
ảnh mang tính chất minh họa nhiều hơn sự sinh động
- . Hình ảnh được kết cấu với nhiều góc quay và động tác máy
đa dạng cho thấy nhiều khía cạnh của sự kiện trong sự chuyển
động khơng ngừng, đó là sự chuyển động của thời gian lịch sử.
Và những cỡ cảnh được sử dụng chủ yếu là trung cảnh và tồn

cảnh đem lại cho người xem cái nhìn tổng quát và khách quan
về sự kiện lịch sử vĩ đại này. Những hình ảnh tư liệu được trích
dẫn để phục dựng lại sự kiện lịch sử cách mạng tháng 10 Nga vĩ
đại, khắc họa nên một sự kiện mang tầm vóc lớn lao,có tầm
ảnh hưởng to lớn và dấu ấn đậm nét sau 100 năm đi vào lịch sử
* Tiếp theo, đó là yếu tố ánh sáng và màu sắc. Đây là các yếu
tố được thể hiện dựa vào sự sáng tạo của tác giả và cấu trúc
của phim tài liệu. Trong bộ phim này bên cạnh những hình ảnh
hiện tại với màu sắc và ánh sáng chân thực thì tác giả cịn sử
dụng những hình ảnh cũ với màu trầm mang đậm dấu ấn lịch
sử. Đó là hình ảnh về tình hình nước Nga trước cách mạng, khi
tham gia vào thế chiến I, thế chiến II, làm cho tình hình đất
nước rối ren, mâu thuẫn giai cấp và bóc lột kinh tế khiến cho
mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc và cuộc cách mạng xảy ra là
một điều tất yếu


* Kế đến,đó là âm thanh(lời nói, âm nhạc và tiếng động): Lời nói
trong phim tài liệu là phần trả lời phỏng vấn của nhân vật đứng
đầu nhà nước, đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng để nói về ý nghĩa của cách mạng tháng 10
Nga và ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đối với cách mạng
Việt Nam . Âm nhạc được sử dụng phù hợp với từng phần nội
dung cũng như mong muốn thể hiện của tác giả. Nhạc nền cho
phim là những bản nhạc Nga đầy kỷ niệm như mở đầu phóng sự
là lời nhạc "Chiều thanh vắng là đây, âm thanh gió rì rào. Lời
bình được nhà báo Nguyễn Hữu Chiến Thắng thể hiện, giọng
đọc ấm áp, gọn ghẽ và hấp dẫn
b.Các chất liệu
*Chất liệu hiện thực

Chất liệu của phim tài liệu là gắn liền với hiện thực đời sống của
con người. Áp dụng trong bộ phim này là nói về cuộc cách
mạng tháng 10 Nga lịch sử. Vì đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại
nhất đầu thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển
của lịch sử nhân loại. 100 năm xong khi sự kiện này diễn ra,
đồn làm phim muốn đánh giá và nhìn nhận lại hành trình 100
năm sau khi sự kiện này diễn ra. Điều này được thể hiện rõ ràng
nhất ở đoạn cuối, khi đoàn làm phim trở lại Nga với những địa
danh nổi tiếng của Nga - nó như những chứng nhân cho cuộc
cách mạng. Và cịn nói về cơng lao vĩ đại của Lênin đã đóng góp
cho cách mạng tháng 10 Nga cũng như cách mạng vơ sản trên
tồn thế giới
*Chất liệu thơng tin
Để có thể sử dụng “chất liệu hiện thực” một cách hiệu quả thì
các nhà làm phim phải trải qua q trình tìm tịi và kiểm chứng
các thơng tin, để từ đó mới làm ra cái chân thực nhất. Như
trong bộ phim này, hẳn là tác giả đã phải tìm hiểu kỹ về sự kiện
đã từng xảy ra, tác giả muốn tái hiện lại hình ảnh nào thì phải
có những thơng tin chính xác về thời điểm đó, có như vậy mới
tái hiện một cách chân thực nhất, đó như một cách tơn trọng
tuyệt đối mặt thời gian trong phim tài liệu. Qua đó có thể thấy,
“chất liệu thơng tin” cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
để cấu thành nên một tác phẩm phim tài liệu, nó là lời khẳng
định rằng tác phẩm là hồn tồn chân thực, trung thành với
thực tế, khơng cải biên, dàn dựng.
Tổng kết lại, một bộ phim tài liệu hay được tạo ra từ nhiều
“chất liệu” tốt, có những chất liệu tác động trực tiếp tới khán
giả thông qua hệ thống hình ảnh, âm thanh nhưng cũng có
những chất liệu phải trải qua suy ngẫm và thưởng thức mới



cảm thấy được công dụng. Nhưng dù thế nào sự tài tình của các
nhà làm phim đó là biết cách nhào nặn tất cả các chất liệu lại
với nhau để tạo ra được một bộ phim tài liệu chất lượng, lột tả
được bản chất và tầm quan trọng của dòng phim này.
3.Phim tài liệu khoa học "Tác động của đập thủy điện trên sơng
Mê Kơng được phát sóng vào khung giờ của chuyên mục Phim
tài liệu trên kênh VTV2, ngày 15 tháng 11
Bộ phim có độ dài gần 26 phút, nói về tác động của việc xây
dựng hàng loạt các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê
Kông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia ở vị trí hạ du
như Việt Nam. Dưới đây là phần phân tích cụ thể, bài phân tích
chủ yếu chú trọng vào hai yếu tố đó là các nhân tố và chất liệu
tạo nên một bộ phim tài liệu truyền hình
a.Các nhân tố:
* Thứ nhất, đó là yếu tố hình ảnh, có thể nói đây là yếu tố được
quan tâm hàng đầu với sản phẩm nghe nhìn như truyền hình,
hình ảnh được coi là linh hồn của một tác phẩm không chỉ riêng
đối với phim tài liệu mà còn đối với các thể loại khác của truyền
hình. Nếu như báo in với chữ viết hay phát thanh với âm thanh
là phương tiện chuyển tải chính thì truyền hình với hình ảnh là
phương tiện chuyển tải quan trọng và trực tiếp đến với khán
giả. Hình ảnh sống động nhất của phim tài liệu chính là những
hình ảnh chân thực từ cuộc sống thực tại ln chuyển động
không ngừng. Đi sâu vào bộ phim tài liệu đang phân tích, vì mới
được sản xuất trong năm 2017 để nói về tác động của đập thủy
điện trên sơng Mê Kơng nên những hình ảnh về quang cảnh,
con người, phỏng vấn đều được đảm bảo về chất lượng hình
ảnh, âm thanh. Đó là hình ảnh của những cánh đồng khơ cạn
nức nẻ vì việc thay đổi dịng chảy khi xây đập thủy điện, hình

ảnh cá chết hàng loạt vì khơng cịn khơng gian sinh sống, hệ
sinh thái thay đổi do những biến đổi về môi trường
- Trong bộ phim tài liệu này có sử dụng các loại hình ảnh như
sau: hình ảnh hiện tại của năm 2017, hình ảnh tư liệu và hình
ảnh đồ họa để minh họa cụ thể cho vấn đề về những tác động
từ việc xây dựng những đập thủy điện trên sông Mê Kông
* Tiếp theo, đó là yếu tố ánh sáng và màu sắc. Đây là các yếu
tố phụ thuộc vào dụng ý sáng tạo và mong muốn thể hiện của
tác giả. Trong bộ phim tài liệu này chủ yếu sử dụng những hình
ảnh hiện tại với màu sắc và ánh sáng chân thực
* Kế đến,đó là âm thanh(lời nói, âm nhạc và tiếng động): Lời nói
trong phim tài liệu là phần trả lời phỏng vấn của các nhân vật
rất rành rọt, rõ ràng và đầy đủ. Nhạc nền trong phim tài liệu


×