Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ II đề TÀI ĐỊNH VỊ HÀNG NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH đại DỊCH COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.03 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
........***........

BÀI TIỂU LUẬN MÔN:
KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ II
ĐỀ TÀI: ĐỊNH VỊ HÀNG NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
Nhóm sinh viên thực hiện: 01
Vũ Lê Hoàng Yến - 1914410236
Lê Thị Huyền Trang - 1914420093
Nguyễn Văn Duy - 1914410053
Lê Đình Minh - 1914410133
Hồng Thị Minh Ngọc - 1914410153
Nguyễn Bảo Ngọc Minh - 1914410135
Đỗ Minh Hồn - 1914410080
Lớp tín chỉ: KTE316.2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Bình Dương

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................5
1.1. Khái niệm thương mại điện tử..........................................................................5
1.1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử................................................................5
1.2. Tổng quan về nông nghiệp...............................................................................13
1.2.1. Khái niệm nơng nghiệp...................................................................................13
1.2.2. Vai trị của nơng nghiệp...................................................................................13
1.2.3. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam..............................................................14


1.2.4. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng của nông nghiệp trong đại dịch............................15
1.3. Tổng quan ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam......16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Q TRÌNH ĐƯA NƠNG SẢN LÊN SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH..............................18
2.1. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh nông sản trước và
sau đại dịch.............................................................................................................. 18
2.1.1. Trước đại dịch.................................................................................................18
2.1.2. Sau đại dịch.....................................................................................................19
2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của việc ứng dụng TMĐT vào kinh
doanh nông sản........................................................................................................ 21
2.2.1. Môi trường pháp lý..........................................................................................21
2.2.2. Cơ sở hạ tầng số.............................................................................................. 22
2.2.3. Nguồn nhân lực...............................................................................................22
2.2.4. Dịch vụ logistics:............................................................................................. 23
2.2.5. Hệ sinh thái số.................................................................................................23
2.2.6. Văn hố người tiêu dùng.................................................................................24
2.3. Phân tích SWOT của việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh nông sản.......24
2.3.1. Điểm mạnh......................................................................................................24
2.3.2. Điểm yếu......................................................................................................... 27
2.3.3. Cơ hội.............................................................................................................. 29
2.3.4. Thách thức.......................................................................................................33


2.4. Đánh giá chung quá trình ứng dụng TMĐT vào nông nghiệp......................34
2.4.1. Thành tựu........................................................................................................ 34
2.4.2. Hạn chế........................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ............................................36
3.1. Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài................................................................36
3.1.1. Bài học kinh nghiệm từ ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp ở
Pakistan trong đại dịch Covid-19..............................................................................36

3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ việc số hóa chuỗi cung ứng thực phẩm ở Thái Lan. ..37
3.1.3. Bài học kinh nghiệm từ ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp ở
Trung Quốc............................................................................................................... 39
3.2. Giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT trong nông nghiệp VN.....................41
3.2.1. Giải pháp của nhà nước...................................................................................41
3.2.2. Giải pháp của khu vực tư nhân........................................................................43
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 45

MỤC LỤC BẢNG
Biểu đồ 1. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua sắm trực
tuyến.......................................................................................................................... 12
Biểu đồ 2. Tỷ lệ người sử dụng Internet phân theo thành thị, nông thôn...................28
Biểu đồ 3. Tỷ lệ người dùng các dịch vụ Fintech và ví điện tử Việt Nam so với các
nước đang phát triển và các nước phát triển tại Châu Á............................................30
Biểu đồ 4. Tỷ lệ người dùng dịch vụ ngân hàng Việt Nam so với các nước đang phát
triển và các nước phát triển tại Châu Á.....................................................................31

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1. Chợ nơng sản 4.0..........................................................................................27


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động
truyền thống trong kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt
Nam. Cùng với kênh phân phối truyền thống ln đóng vai trị quan trọng, các sàn
thương mại điện tử cũng đang từng bước trở thành một kênh phân phối mới, hiện đại
và hiệu quả trong tiêu thụ nông sản. Hơn thế nữa, việc tham gia giao dịch trên sàn
thương mại điện tử còn giúp bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp

của Việt Nam hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong
sản xuất và kinh doanh nông sản.
Xuất phát từ nhu cầu về nghiên cứu sâu hơn về ứng dụng của thương mại điện
tử đối với nơng nghiệp để tìm ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh và tình hình
Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài: “Định vị hàng nông sản trên
sàn thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” nhằm phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của việc ứng dụng thương mại
điện tử vào phát triển nông nghiệp Việt Nam để rút ra những đề xuất phù hợp giúp
nhà nước, doanh nghiệp, nhà kinh doanh, người nông dân và người tiêu dùng có
những giải pháp ứng dụng thương mại điện tử thích hợp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nước ngồi
Đã có nhiều bài nghiên cứu bàn về các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của
thương mại điện tử trong nông nghiệp, cụ thể:
Trong bài báo “Dominant factors impactings the development of business to
business (B2B) ecommerce in agriculture”, nhóm tác giả: Nicole Leroux, Max S.
Wortman Jr., Eric D. Mathias đã chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển
của việc áp dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp bao gồm: (1) cơ cấu nông
nghiệp; (2) sự phức tạp của sản phẩm; và (3) bản chất của giao dịch.
Trong một bài báo khác với tên gọi “Technology and Infrastructure
Considerations for E-commerce in Chinese Agriculture”, tác giả Geng Shul cho rằng
1


sự phát triển cơng nghệ của tiêu chuẩn hố và mã hoá điều kiện tiên quyết để ứng
dụng IT trong thương mại điện tử là yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy thương
mại điện tử trong nơng nghiệp Trung Quốc.
Wilm Fecke trong bài nghiên cứu “E-commerce in agriculture - The case of
crop protection product purchases in a discrete choice experiment” chứng mình rằng
nơng dân ở Đức sẵn sàng chuyển sang một thương gia trực tuyến nếu họ được cung

cấp một mức giá thấp hơn đáng kể. Tác giả cũng chứng minh rằng thái độ rủi ro của
nông dân, trải nghiệm mua sắm trực tuyến trước đây và trình độ học vấn là những
yếu tố ảnh hưởng đến WTA (mức độ chấp nhận thương mại điện tử của nông dân)
cho một thương gia trực tuyến. Ngược lại, tuổi và quy mô trang trại không ảnh
hưởng đến WTA của nông dân.
Bàn về các giải pháp để ứng dụng tốt hơn thương mại điện tử trong nông
nghiệp, trong bài báo cáo: “E-commerce in agriculture: new business models for
smallholders’ inclusion into the formal economy” thông qua việc xem xét cơ hội thị
trường trong thương mại điện tử nông nghiệp, tập trung các nước đang phát triển ở
Châu Á và Châu Mỹ La tinh, hai tác giả James Joiner, Kenechi Okeleke đã cho thấy
tầm quan trọng của việc phát triển đa dạng các nền tảng thương mại số, phát triển
việc sử dụng tiền điện tử cũng như tăng cường tin tưởng và hợp tác giữa các bên liên
quan.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Nhóm tắc giả Bùi Thanh Tráng- Nguyễn Hải Ninh với nghiên
cứu “Kinh doanh thương mại trên nền tảng số của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
trước và trong dịch COVID-19” đã làm rõ bức tranh thực trạng về hoạt động thương
mại bán lẻ trên nền tảng số của DN Việt Nam trước và trong dịch COVID-19. Nhóm
tác giả xây dựng một số nhóm giải pháp cần thiết giúp đẩy mạnh hiệu quả hình thức
kinh doanh này trong tương lai. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần: (a) quản lý
hiệu quả hơn,tránh tạo ra rào cản gây khó cho DN và (b) hỗ trợ sự phát triển thông
qua xây dựng chính sách truyền thơng, kích cầu, kết nối và phát triển các nhân tố
trong hệ sinh thái bán lẻ số. Doanh nghiệp bán lẻ số cần xây dựng nền tảng bán hàng
và cơ chế kinh doanh minh bạch, hiệu quả và lâu dài; đặt lợi ích của NTD lên ngang
bằng lợi ích DN.
2


Tác giả Phạm Việt Phương với bài nghiên cứu “Thương mại điện tử cho mặt
hàng nông sản gắn với nông hộ” cho rằng việc nghiên cứu xây dựng trang web

thương mại điện tử cho mặt hàng nông sản gắn với nơng hộ là cấp thiết để giải quyết
bài tốn đầu ra và nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường của hộ nơng dân.
Nhóm tác giả Đỗ Thị Nhâm - Đỗ Thị Huệ - Nguyễn Thị Lan trong bài nghiên
cứu “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị” nhấn
mạnh nhà nước và doanh nghiệp cũng cần đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng
cao cơ sở hạ tầng cơng nghệ, nâng cao lịng tin của người tiêu dùng với hoạt động
mua sắm trực tuyến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử,
thực hiện hiệu quả khâu phân phối hàng hố, đảm bảo an tồn trong các giao dịch tài
chính.
Tóm lại, có thể thấy, có tương đối các bài nghiên cứu làm về tình hình áp dụng
thương mại điện tử vào nông nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy
vậy, số bài nghiên cứu việc áp dụng thương mại điện tử cho ngành nông nghiệp Việt
Nam đặc biệt là trong bối cảnh Covid 19 còn hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử, bài viết mong muốn làm sáng rõ tiềm
năng phát triển của thương mại điện tử, phân tích những cơ hội, thách thức, điểm
mạnh và điểm yếu của việc áp dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam
thời kỳ Covid-19 thông qua mô hình SWOT. Đồng thời, cùng với việc nghiên cứu
tình huống điển hình sẽ góp phần đưa ra các giải pháp nhằm tạo sự phục hồi và tiến
bộ hơn nữa cho nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch.
4. Đối tượng và phạm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử trong nông nghiệp của Việt Nam
giai đoạn đại dịch Covid 19.
Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu phân tích đối tượng thương mại điện tử
xét riêng đối với nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn COVID-19 bắt đầu từ
cuối năm 2019 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
3



 Phương pháp phân tích định tính: Phân tích bằng mơ hình SWOT, thống kê,
mơ tả nhằm đánh giá chính xác được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như xác định
được những cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong nông
nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp, hướng đi phù hợp cho việc ứng
dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp tại Việt Nam thời kì Covid-19.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu
sách báo liên quan đến đề tài, các sàn thương mại điện tử để đánh giá những ưu
nhược điểm, đồng thời kết hợp những kiến thức có được trong q trình học tập để từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như đưa ra được những gợi
ý, đề xuất giải pháp thiết thực, phù hợp cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong
nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Thông tin thứ cấp: Cung cấp những khái niệm, định hướng những vấn đề cần
nghiên cứu trong thực tế. Các dữ liệu và số liệu trong bài được nhóm tổng hợp và
thống kê từ các nguồn uy tín như Bộ Thơng tin và Truyền thông, Ngân hàng thế giới
(World Bank), Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam,...
Thông tin sơ cấp: Được thu thập thông qua các hình thức quan sát, thử nghiệm
 Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa vào việc quan sát, phân tích, nhìn nhận
vấn đề thực tế, áp dụng những kiến thức, công nghệ cần thiết, từ đó hồn thiện đề tài
 Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kiến thức và hoàn thiện Tiểu luận dựa trên
những thông tin và kiến thức thu nhận được
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được
chia làm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng q trình đưa nơng sản Việt lên sàn thương mại điện tử
trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị
Do việc tìm tài liệu tham khảo và thống kê số liệu gặp nhiều khó khăn đồng
thời những trở ngại trong giới hạn kiến thức cũng như thời gian, nhóm chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của cơ giáo. Qua bài tiểu luận, Nhóm 1 xin gửi lời

cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cơ giáo Nguyễn Bình Dương – người đã nhiệt
4


tình giảng dạy các thành viên trong nhóm xun suốt các buổi học cũng như đưa ra
những góp ý, đề xuất rất quý báu cho hướng đi của Tiểu luận.

5


CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm thương mại điện tử
1.1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử
Khái niệm thương mại điện tử thường bị đồng nhất với khái niệm kinh doanh
điện tử. Tuy nhiên thực chất kinh doanh điện tử là khái niệm rộng hơn của thương
mại điện tử, nó khơng chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao
quyền sở hữu thơng qua mạng máy tính và truyền thơng mà nó còn đỏi hỏi sự cộng
tác cao giữa các bên tham gia vào hoạt động.
1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thơng
tin thơng qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn giản chỉ là việc tiến hành các hoạt
động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông.
Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ biến trong thương mại
điện tử là điện thoại, ti vi, máy fax, mạng truyền hình, mạng internet, mạng internet,
mạng extranet…trong đó máy tính và mạng internet được sử dụng nhiều nhất để tiến
hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó có khả năng tự động hóa cao các giao
dịch.

1.1.1.2. Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng
hóa và dịch vụ, mà nó cịn mở rộng ra cả về quy mơ và lĩnh vực ứng dụng. Hiện nay
có rất nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về thương mại điện tử như Tổ chức Thương
mại thế giới WTO, Hiệp hội thương mại điện tử (AEC – Association for Electronic
Commerce), bên cạnh đó cịn một số tổ chức khác như: UNCTAD (United Nation
Conference on Trade and Development).

6


Dưới góc độ doanh nghiệp, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của
doanh nghiệp, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt
động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn thơng qua
các phương tiện điện tử”.
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ khơng chỉ giới
hạn ở riêng mua và bán, tồn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử.
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng
vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối,
thanh tốn thì được coi là tham gia thương mại điện tử.
1.1.2. Lịch sử hình thành thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc tiến hành các hoạt động thương mại bằng các
phương tiện điện tử. Theo như định nghĩa này thì thương mại điện tử bắt đầu từ rất
sớm, kể từ khi Samuel Morse gửi bức điện đầu tiên vào năm 1844. Hay là việc gửi
các thông tin về giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Mỹ từ Bắc Mỹ tới Châu Âu
vào năm 1858.
Vào đầu những năm 1970 với sự ra đời của công nghệ EDI (trao đổi dữ liệu
điện tử), EFT (trao đổi tiền điện tử), IOS (hệ thống liên kết các tổ chức), thương mại
điện tử cho phép doanh nghiệp, cá nhân gửi các chứng từ thương mại như đơn hàng,

hóa đơn, vận đơn và các chứng từ về việc vận chuyển hàng hóa thương mại, chuyển
tiền giữa các tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức với khách hàng cá nhân, đặt chỗ và
mua bán chứng khoán.
Sự ra đời và phát triển của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động và giao dịch ngân
hàng qua điện thoại vào những năm 1980 cũng là hình thức của thương mại điện tử,
tuy nhiên những hoạt động nêu trên mới chỉ là giai đoạn sơ khai. Thương mại điện tử
chỉ thực sự được biết đến vào đầu thập niên 1990 khi mà Internet được đưa vào
thương mại hóa, phổ biến rộng rãi cũng như có sự ra đời của trình duyệt Netscape
giúp cho người dùng Internet dễ dàng truy cập và đánh giá thông tin.
Thương mại điện tử bắt nguồn từ nước Mỹ với sự ra đời của hàng loạt website
thương mại điện tử và sau lan sang Canada và các nước Châu Âu. Bước đột phá
trong quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử phải kể đến sự xuất
7


hiện của Amazon.com- trang web mua bán trực tuyến và Ebay - trang web đấu giá
trực tuyến vào năm 1995. Đây được xem là hai doanh nghiệp đi tiên phong và thành
công trong việc triển khai hoạt động thương mại điện tử.
1.1.3. Đặc điểm của thương mại điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của ICT (Infornation Commercial Technlogy). Thương mại điện tử là việc ứng
dụng công nghệ thơng tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự
phát triển của cơng nghệ thơng tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh
chóng, ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở
nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng
thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử v.v...
Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt
động thương mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm
phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng, còn trong hoạt động thương mại điện tử,
nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng tồn cầu, chủ yếu là sử

dụng mạng internet mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ
nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau.
Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử
là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia
trên khắp tồn cầu khơng phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham
gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào
các trang mạng xã hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ
thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia
của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử.
Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ
chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử,
đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại
điện tử.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử
đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ/7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở
8


bất cứ nơi nào có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử kết nối với các
mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh q
trình giao dịch.
Trong thương mại điện tử, hệ thống thơng tin chính là thị trường. Trong thương
mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm
phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống
thông tin của nhau hay hệ thống thơng tin của các giải pháp tìm kiếm thơng qua
mạng internet, mạng extranet…để tìm hiểu thơng tin về nhau từ đó tiến hành đàm
phán, kí kết hợp đồng.
1.1.4. Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.4.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp

Thương mại điện tử giúp mở rộng quy mô thị trường. Thị trường trong thương
mại điện tử là thị trường tồn cầu khơng biên giới. Nhờ kết nối internet mà các tổ
chức có thể tiếp cận tới mọi thị trường lớn nhỏ khác nhau trên toàn cầu một cách
nhanh chóng. Thương mại điện tử thực sự có ý nghĩa và hiệu quả đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu thành lập khi nguồn vốn cịn hạn chế.
Tiếp đó, việc tham gia thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí. Bao gồm chi
phí marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho và các chi phí hành chính giấy tờ, chi phí
giao dịch, chi phí giấy phép kinh doanh,... Cùng với lợi ích giảm chi phí, tăng lợi
nhuận cũng là một khía cạnh hấp dẫn các doanh nghiệp. Thương mại điện tử giúp
cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý tốt hơn quá trình sản
xuất, phân phối và quan hệ khách hàng nên giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được
chi phí tăng, lợi nhuận.
1.1.4.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn do đó họ có thể chọn cho mình một sản
phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng từ thị trường trong và ngoài nước, cũng như có
thể chọn cho mình một sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu của cá nhân. Ngoài ra,
các sản phẩm và dịch vụ mang tính cá biệt hóa cao. Nhờ những lợi ích của thương

9


mại điện tử đem lại mà các nhà sản xuất có thể cung cấp sản phẩm được sản xuất
theo yêu cầu riêng của khách hàng.
Thông tin trên các nền tảng thương mại điện tử rất phong phú, cập nhật. Người
tiêu dùng có thể tìm kiếm thơng tin về một loại hàng hóa hay một loại sản phẩm chỉ
trong vài giây thay vì vài ngày, có khi hàng tuần như trước kia. Nhờ lượng thông tin
phong phú, thông qua việc mua sắm qua mạng internet, người tiêu dùng có thể so
sánh giá cả sản phẩm ở tất cả thị trường khác nhau để tìm ra sản phẩm với giá cả hợp
lý nhất. Hơn nũa, thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể tiến hành các
giao dịch mua bán 24 giờ mỗi ngày, liên tục các ngày suốt cả năm từ bất cứ nơi nào.

Cuối cùng, người tiêu dùng có thể mua hàng với số lượng lớn với giá cả cạnh
tranh. Nhờ sử dụng internet mà khách hàng nhanh chóng tìm kiếm được thơng tin về
những chương trình khuyến mại, giảm giá mua hàng từ các nhà bán lẻ khác nhau trên
toàn cầu. Ngoài ra, thương mại điện tử cịn cho phép các khách hàng cá nhân có thể
đặt một đơn hàng với số lượng lớn với giá cả cạnh tranh. Ví dụ như mua hàng với số
lượng lớn qua trang letbuyit.com.
1.1.4.3. Lợi ích của thương mại điện tử tới xã hội
Thương mại điện tử cho phép các cá nhân mua sắm và làm việc từ xa ngay tại
nhà, nhờ đó giảm được lưu lượng giao thơng trên đường cũng như ơ nhiễm mơi
trường. Thêm vào đó, dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn. Các dịch vụ công
như y tế cộng đồng, kê khai thuế, giáo dục được tiến hành qua mạng với chi phí thấp
hơn, dễ dàng và nhanh chóng.
Thương mại điện tử cũng góp phần nâng cao tính cộng đồng. Thương mại điện
tử cho phép mọi người ở các nước đang phát triển và các khu vực nơng thơn có thể
truy cập thơng tin cũng như tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ cũng như với tất cả mọi
người trên khắp toàn cầu, điều này trước kia rất khó đạt được. Từ đó chất lượng cuộc
sống cũng được cải thiện. Áp lực cạnh tranh trong thương mại điện tử ngày càng cao
buộc các nhà sản xuất phải luôn hướng tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, do đó sẽ
có nhiều khách hàng có khả năng mua sắm hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

10


1.1.5. Hạn chế của thương mại điện tử
Trong hoạt động thương mại điện tử có hai hạn chế lớn nhất mà các bên tham
gia thường gặp phải: Thứ nhất là hạn chế về mặt kỹ thuật, thứ hai là hạn chế về mặt
thương mại.
Hạn chế về kỹ thuật: Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ
tin cậy; Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người
dùng, nhất là cho hoạt động thương mại điện tử di động; Các công cụ xây dựng phần

mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển; Khó khăn khi tích hợp internet và các phần
mềm thương mại điện tử với cơ sở dữ liệu và các phần mềm ứng dụng đã và đang
được triển khai; Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (cơng suất, an tồn)
và chi phí đầu tư cho các máy chủ này cịn cao; Chi phí truy cập internet còn cao và
chưa phù hợp với người sử dụng.
Hạn chế về thương mại: An ninh và bảo mật thông tin cá nhân là hai cản trở về
tâm lý đối với người tham gia thương mại điện tử; Thiếu lòng tin đối với sự phát
triển của thương mại điện tử và người bán hàng trong Thương mại điện tử do không
được gặp trực tiếp; Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ; Một số
chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển; Khó
khăn trong việc đánh giá lợi ích mà thương mại điện tử đem lại như trong lĩnh vực
quảng cáo do trước đó chưa có một thước đo đánh giá chung; Chuyển đổi thói quen
tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian; Các bên tham gia vào giao dịch thương mại
điện tử chưa tin cậy hoàn toàn vào các giao dịch không giấy tờ, không gặp mặt trực
tiếp; Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mơ (hồ vốn và có
lãi); Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử.
1.1.6. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử
Phân loại thương mại điện tử theo các đối tượng tham gia vào giao dịch thì trên
thế giới hiện nay có rất nhiều mơ hình thương mại điện tử khác nhau. Dưới đây là
một số mô hình thương mại điện tử đã và đang phát triển:
 B2B (Business – To – Business): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành trao đổi hàng hóa, dịch vụ
và thông tin với nhau thông qua fax và mạng internet. Hình thức chủ yếu của mơ
11


hình thương mại điện tử B2B đó là bán hàng và hỗ trợ kinh doanh cho các doanh
nghiệp trực tiếp qua mạng; mua sắm nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất từ các
nhà cung cấp hay qua hình thức đấu giá; hay là trang tin cung cấp thông tin về một
mặt hàng của doanh nghiệp. Dell.com, Cisco.com; Chemconnect.com là những cơng

ty tiên phong và thành cơng với mơ hình kinh doanh B2B.
 B2C (Business – To – Consumer): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng, còn được gọi bằng cái tên khác là mơ hình bán hàng trực
tuyến (e-tailing). Đây là mơ hình thương mại điện tử xuất hiện sớm nhất. Ứng dụng
phổ biến nhất của mơ hình này đó là mua sắm hàng hóa và dịch vụ, quản lý tài chính
cá nhân. Hiện nay mơ hình thương mại điện tử B2C có khối lượng giao dịch lớn nhất
tuy nhiên giá trị giao dịch vẫn cịn thấp. Nếu phân chia mơ hình thương mại điện tử
B2C theo mức độ thương mại điện tử hóa thì có thể có 2 loại: Mơ hình thương mại
điện tử B2C thuần túy (www.Buy.com) và mơ hình thương mại điện tử bán truyền
thống (www.walmart.com).
 B2E (Business – To – Employee): Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với người lao động, hay đây là mơ hình thương mại trong nội bộ của một
công ty. Theo mô hình này doanh nghiệp sẽ cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thông tin
tới từng người lao động. Giá bán của doanh nghiệp cho nhân viên có thể được chiết
khấu. Doanh nghiệp sẽ liên lạc với nhân viên chủ yếu qua mạng intranet.
 C2B (Consumer – To – Business): Là mơ hình thương mại điện tử giữa người
tiêu dùng với doanh nghiệp. Người tiêu dùng trong mơ hình này sẽ bán hàng hóa,
dịch vụ của cá nhân cho doanh nghiệp.
 C2C (Consumer – To – Consumer): Là mơ hình thương mại điện tử giữa
những người tiêu dùng. Mơ hình này cho phép người tiêu dùng có thể trao đổi mua
bán trực tiếp với nhau. Mơ hình thương mại điện tử C2C đã hình thành từ trước cả
khi xuất hiện internet và người ta cho rằng đây là mơ hình thương mại điện tử đầu
tiên.
 Chính phủ điện tử (E-Government: G2C, G2B, G2G,…): Là mơ hình thương
mại điện tử trong đó chính phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử (chủ yếu là máy
tính và mạng internet) để liên lạc với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của
chính phủ, cũng như cung cấp các dịch vụ công cho các thành phần nói trên.

12



1.1.7. Sự phát triển của thương mại điện tử trong bối cảnh đại dịch
Đại dịch covid đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên
tồn thế giới, trong đó thương mại điện tử cũng không phải ngoại lệ. Tốc độ tăng
trưởng của thương mại điện tử có xu hướng giảm so với các năm trước đó, nhưng
được dự báo sẽ sớm phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, mức giảm trong tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử này là
hợp lý vì nền kinh tế thế giớ phải hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch covid và Việt
Nam cũng không ngoại lệ. Không chỉ thương mại điện tử mà các kênh kinh tế truyền
thống cũng có tốc độ tăng trưởng giảm thậm chí nhiều ngành hàng cịn có mức tăng
trưởng âm.
Xét về tỷ trọng doanh thu ta có thể thấy rõ hơn thương mại điện tử đang dần
chiếm ưu thế và thay thế cho kinh doanh truyền thống. Tỷ trọng doanh thu thương
mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước tăng từ 4,9% lên 5,5%, lượng người truy cập các trang thương mại điện tử tăng
vọt, thời gian họ dành cho những nền tảng thương mại điện tử cũng tăng đáng kể.
So sánh với thời kỳ trước covid, tỷ lệ các hàng hóa được mua trực tuyến có sự
thay đổi rõ rệt. Các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo giày dép, thiết bị đồ
dùng gia đình chiếm tỷ trọng cao. Trong đó, thực phẩm vốn chỉ chiếm tỷ trọng 34%
vào năm 2019 nay trở nên cao nhất 52% (Theo số liệu Sách trắng Thương mại điện
tử các năm). Điều này thể hiện rõ trong những đợt cách ly cao điểm như ở Hồ Chí
Minh, khi kênh mua hàng trực tuyến trở thành kênh duy nhất để người dân có thể
mua hàng hóa dịch vụ. Ngược lại, các hàng hóa dịch vụ khác và dịch vụ spa và làm
đẹp vốn chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là 59% và 45% thời kỳ trước covid nay sụt
giảm mạnh xuống thấp nhất trong danh sách.
Dựa vào biểu đồ 1.5, Việt Nam cũng là một trong những thị trường thương mại
điện tử năng động nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo Kinh tế Internet khu
vực Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu và công bố
đầu năm 2021, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỷ lệ người
dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Có tới 94% số người dùng mới này định

tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch. Đây chính là những nền tảng vững
chắc cho thương mại điện tử phát triển.
13


Biểu đồ 1. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua sắm trực
tuyến
Nguồn: Báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020" của Google,
Temasek và Bain & Company
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã nhanh chóng
thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã
đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực
tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng.
Không chỉ các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội cũng trở thành
kênh tiếp thị và bán hàng hiệu quả. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp tham
gia bán hàng trên mạng xã hội có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây. Năm 2020 có
tới 22% doanh nghiệp tham gia khảo sát có tham gia sàn giao dịch thương mại điện
tử (tăng 5% so với năm 2019).
Có thể thấy, bên cạnh những khó khăn của covid thì đây cịn là một cơ hội cho
ngành thương mại điện tử làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Để
tránh tiếp xúc và lây nhiễm, ngay cả những người lớn tuổi và những người tiêu dùng
trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Với sự xuất hiện của hàng loạt trang web và sàn thương mại điện tử như Shopee,
Tiki, Lazada,... khách hàng có thể mua sắm mọi thứ từ đồ tạp hóa, điện tử cho đến
các dịch vụ giáo dục với thao tác rất đơn giản.

14


1.2. Tổng quan về nông nghiệp

1.2.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chun mơn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nơng nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản phẩm nơng nghiệp.
Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng
hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống
mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương
mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản
xuất nơng nghiệp chun sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài
chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật ni,...
1.2.2. Vai trị của nơng nghiệp
Nơng nghiệp cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm: hầu hết các nước đang
phát triển đều dựa vào nền nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực, thực
phẩm cho tiêu dùng, tạo nên sự ổn định, an toàn cho phát triển trong điều kiện khan
hiếm về ngoại tệ (dùng để nhập khẩu lương thực, thực phẩm thay thế).
Nông nghiệp cung cấp nguồn lao động: Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, phần lớn dân cư vẫn sống bằng cách canh tác, sản xuất nông nghiệp và
tập trung sống tại các khu vực nơng thơn. Vì vậy, khu vực nông thôn là nguồn dự trữ
nhân lực lớn cho sự phát triển cơng nghiệp và đơ thị hóa. Q trình này tạo ra nhu
cầu lớn về lao động và góp phần tăng năng suất lao động nơng nghiệp. Từ đó, lực
lượng lao động trong nơng nghiệp được giải phóng, dịch chuyển và bổ sung cho sự
nghiệp công nghiệp - đơ thị hóa. Đây là xu hướng dịch chuyển lao động có tính quy
luật đối với mọi quốc gia trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
15



Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu: Khu vực nông nghiệp cũng là nguồn
cung cấp nguyên vật liệu dồi dào cho công nghiệp như công nghiệp chế biến. Thông
qua công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm nông nghiệp cũng được nâng lên làm tăng
khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa và mở rộng thị trường.
Nơng nghiệp cung cấp ngoại tệ: Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu lớn
về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư hay nguyên liệu mà họ không tự
sản xuất được. Thông qua việc xuất khẩu nông sản sẽ thu được nguồn ngoại lệ lớn. Ở
giai đoạn đầu, nơng sản là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương.
Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa: Nhờ quy mô dân số và số lượng
lao động trong ngành nông nghiệp là rất lớn nên nhu cầu tiêu dùng của thị trường này
cũng rất lớn, từ các mặt hàng tiêu dùng cho đến hàng chế biến.
Nơng nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định: Theo Kuznets (1964) đã
xác định sự đóng góp của nơng nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Ngồi ra, nơng nghiệp góp phần phát triển nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới cũng
như góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực.
1.2.3. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam
vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt
71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và
chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Ngược lại vào năm 2020, giá trị sản lượng
đạt khoảng 27 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm
trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của
nơng nghiệp vào tạo việc làm cịn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP.
Trong năm 2020, có khoảng 17.5 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm
2005. Việc tự do hóa sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt
Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác
là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà,... chủ yếu là xuất khẩu thơ

chưa qua sơ chế.
Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 27.289.454 ha, dân số Việt
Nam là 95.540.395 người đạt mức bình qn đất nơng nghiệp là 0,2856 ha/người.
16


Trong khi đó năng suất sử dụng đất tại Việt Nam chỉ khoảng 1.000
USD/ha/năm tương đương với giá trị mà ngành nông nghiệp mang lại cho Việt Nam
là 285 USD/người/năm. Nông nghiệp mang lại cho Việt Nam một mức thu nhập rất
thấp (dưới mức nghèo khổ là 1,9 USD/ngày) khiến nước này không thể trở thành
nước phát triển nếu chỉ dựa vào nông nghiệp hoặc nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo
trong nền kinh tế.
1.2.4. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng của nông nghiệp trong đại dịch
Thời gian qua doanh nghiệp tại rất nhiều địa phương gặp vơ vàn khó khăn trong
lưu thơng hàng hóa do thực hiện giãn cách xã hội. Ðã xảy ra tình trạng “đóng băng”
nhiều hoạt động kinh tế, thậm chí là những doanh nghiệp “chết lâm sàng”. Bên cạnh
đó, một số địa phương cịn đặt thêm các điều kiện, do đó hoạt động vận tải lại càng
hạn chế, chi phí vận chuyển tăng cao, hàng hóa ách tắc, chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Dịch Covid-19 là một khủng hoảng khó lường, ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, xã
hội. Hầu như không một ngành hay lĩnh vực nào khơng bị ảnh hưởng. Ví dụ tại đồng
bằng Sông Cửu Long, tiêu thụ nông sản tại vùng này đứt gãy là do thực hiện giãn
cách xã hội. Nhu cầu nguyên liệu cho doanh nghiệp duy trì sản xuất là rất lớn, nhưng
nhiều khâu thiếu đồng bộ nên trục trặc trong chuỗi cung ứng, sản xuất. Tình trạng
nơng sản đầy đồng, chờ doanh nghiệp, thương lái đến thu mua cũng diễn ra tại nhiều
địa phương; doanh nghiệp ngừng sản xuất nên khâu lưu thơng hàng hóa bị tắc nghẽn.
Là nơi chiếm phần lớn sản lượng tiêu thụ nông sản, nhưng các chợ truyền thống
ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch buộc phải dừng hoạt động do nguy cơ lây
nhiễm cao. Siêu thị trở thành kênh phân phối chính và buộc phải mở hết cơng suất để
cung cấp cho người dân. Hệ thống này, có thời điểm phải dừng hoạt động do nhân
viên nhiễm Covid-19 và nguồn hàng bị trễ do ảnh hưởng dịch. Do đó việc cung cấp

thực phẩm theo nhu cầu thiết yếu của người dân gần như bất khả thi. Trước đây,
thương lái chợ đầu mối thực hiện mọi cuộc giao nhận hàng đều ở chợ, sau đó phân
phối đến chợ truyền thống. Nhưng nay, họ giao dịch thông qua mạng xã hội. Người
bán có thể giao trực tiếp cho người mua qua các nền tảng trực tuyến giảm chi phí và
thời gian. Dịch bệnh sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ
nhiều hơn. Điều này giúp nông dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, đa dạng hóa

17


sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí bằng việc ứng dụng cơng
nghệ.
Đại dịch Covid cũng chính là cơ hội để nhìn nhận lại tồn bộ chuỗi giá trị nông
sản nhằm khắc phục những hạn chế, đứt gãy và đưa ra cách giải quyết bền vững hơn.
Khủng hoảng do dịch bệnh là điều khó lường, bất khả kháng. Vì vậy cần phải có
những đánh giá đầy đủ, tổng kết sau từng giai đoạn mới xây dựng chính sách hiệu
quả.
1.3. Tổng quan ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam
Ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
đang trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với
lợi thế là có tốc độ nhanh, phạm vi tồn cầu, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh
mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp, hộ sản xuất như: quảng bá thương hiệu,
sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế được thực hiện bằng
thương mại điện tử với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống.
Ứng dụng thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trên quy mơ tồn cầu. Là
quốc gia có tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu đạt trên 200 tỷ USD, và thị trường trên 90
triệu dân thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua con đường này. Tuy nhiên
việc mua bán qua các website thương mại điện tử chỉ phổ biến đối với một số loại
hàng hóa, dịch vụ như vé máy bay, đồ điện tử, tour du lịch,... mà cịn khá ít đối với
mặt hàng nơng sản. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay các kênh thông tin từ nhà

sản xuất đến kênh phân phối và người tiêu dùng còn thiếu và yếu, nhất là đối với các
hộ sản xuất, các hợp tác xã là những đối tượng khơng có được các kiến thức cần thiết
để tìm cho mình các kênh phân phối hiệu quả. Chính vì vậy, ứng dụng thương mại
điện tử trong xây dựng chuỗi giá trị cho nơng sản có vai trị hết sức quan trọng, tạo ra
một phương thức kinh doanh mới, hiện đại và hiệu quả.
Không chỉ thời điểm dịch bệnh mà trước đó khơng ít doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, hợp tác xã đã chủ động tìm đến các sàn thương mại điện tử để đăng ký. Nhờ đó,
nhiều đơn vị cũng đã tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, tiếp cận với các kênh
phân phối lớn. Từ khi tham gia sàn thương mại điện tử và được hỗ trợ thực hiện hệ
thống truy xuất nguồn gốc, sản phẩm của bên sản xuất được thị trường đón nhận tích

18


cực, người mua cũng tin tưởng hơn, đối tác cũng được mở rộng, số lượng hàng hóa
sản xuất, tiêu thụ cũng tăng đáng kể.
Dù mang lại nhiều lợi ích, khơng ít nơi còn trở thành phương thức kinh doanh
chủ yếu, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng, thương mại điện tử vẫn là sân
chơi khá mới lạ, nhất là ở nông thôn. Với những người đã quen với quy trình sản
xuất thủ cơng, khơng q chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát
triển trên sân chơi này vẫn cịn hạn chế. Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân
lực về công nghệ thông tin hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành và triển
khai phần mềm.
Với việc được nhiều địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đang
ngày càng quan tâm hơn đến kênh bán hàng thương mại điện tử không chỉ giúp giải
tỏa ách tắc trong tiêu thụ nông sản mùa dịch, mà được kỳ vọng sẽ trở thành kênh
chiến lược để phát triển thị trường nông sản.

19



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Q TRÌNH ĐƯA NƠNG SẢN
LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI
DỊCH
2.1. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh nông sản trước và
sau đại dịch
2.1.1. Trước đại dịch
Trước đại dịch, nguồn tiêu thụ nông sản của nước ta chủ yếu là vào xuất khẩu,
hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi,
chuyên doanh... Việc ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh nơng sản là một
việc rất hiếm. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, 957 siêu thị tại 62/63
tỉnh, thành phố và 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Giai đoạn
2011- 2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng là 10%/năm, đạt 3.568,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,2 nghìn
tỷ đồng vào năm 2017. Mặc dù gần đây tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng tính
chung từ 2006 - 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa
ln cao gấp 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ.
Về nơng sản xuất khẩu chúng ta đã có nhiều cố gắng đưa nông sản Việt Nam ra
thế giới. Nông sản Việt đã có mặt ở 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt
Nam luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất, với giá trị xuất
khẩu nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD năm 2016 với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu
đạt trên 1 tỷ USD. Song có đến 90% nơng sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới
dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn
các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Đặc biệt, nhiều sản phẩm được bán ra
thị trường thế giới mà khơng có thương hiệu, nhãn mác, hoặc phải sử dụng thương
hiệu nước ngoài. Chúng ta thiếu những doanh nghiệp phân phối mạnh có tiềm lực, áp
dụng cơng nghệ hiện đại, trình độ làm phân phối chun nghiệp có chỗ đứng trên thị
trường thế giới. Đây là một bất lợi lớn, ảnh hưởng đến tiến trình tham gia vào chuỗi
giá trị tồn cầu của nơng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, nông sản chủ yếu vẫn được phân phối từ kênh truyền thống, chiếm
khoảng 60% lượng nông sản tiêu thụ trên thị trường. Ở kênh phân phối này nông sản
20


từ người sản xuất được chuyển đến các trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng
chủ yếu thông qua hệ thống chợ. Hệ thống chợ đã tương đối phủ khắp cả nước với
hơn 8.500 chợ trong đó 75% là chợ nông thôn, 1% là chợ đầu mối.
2.1.2. Sau đại dịch
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã và đang gây nhiều tác động đến các hoạt
động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt
Nam. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, ngồi các cách thức tiêu thụ truyền
thống thông qua hội chợ, siêu thị,…thì việc tìm kiếm những hướng đi mới với những
tiện ích đa năng đã và đang thôi thúc các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu
tìm đến kênh thương mại điện tử.
Theo báo cáo của các tỉnh, địa phương, năm nay thời tiết thuận lợi nên sản
lượng nông sản vào mùa cao hơn năm ngối, chất lượng nơng sản đồng đều, nhiều
vùng trồng có ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các tiêu chuẩn như
Viet Gap, Global Gap… tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều
nước khiến nhiều thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam ảnh hưởng đáng kể.
Trong khi đó, ngay tại thị trường trong nước, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở
nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh phía Nam đã khiến một lượng lớn nông sản, thủy hải sản, trái
cây đến mùa lên đến hàng triệu tấn gặp rất nhiều khó khăn trong đầu ra tiêu thụ.
Thêm vào đó, do yếu tố dịch bệnh nên việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, địa
phương trên cả nước cũng rất hạn chế. Trước bối cảnh đó, Bộ Cơng Thương cũng
như các bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương nhận định việc tìm đầu ra cho
các sản phẩm địa phương, nơng sản địa phương là việc làm cấp bách, từ đó sớm có
phương pháp đồng hành, hỗ trợ cụ thể nhằm tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương
trên phạm vi cả nước.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố và các sàn thương mại điện tử tổ chức các chương trình đào tạo, tập
huấn và kết nối thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã; đồng thời tổ
chức các sự kiện, chương trình đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ
các đặc sản của địa phương, góp phần đưa các sản phẩm này đến gần hơn với người
tiêu dùng.
21


Từ ngày 12 - 14/04/2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp
với Sàn thương mại điện tử Sendo tổ chức “Ngày Đặc sản Sơn La” với các chính
sách ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã ở Sơn La và
người tiêu dùng trên cả nước đối với các sản phẩm đặc sản của Sơn La.
Từ ngày 20 - 22/04/2021 đã diễn ra chương trình “Ngày hội xứ Dừa - Quê
hương Bến Tre” với những ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp sản xuất, hợp tác
xã của Bến Tre như bưởi Giồng Trôm, hàng chục loại sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm
chế biến từ cây dừa được bán qua sàn thương mại điện tử. Theo số liệu thống kê,
ngay trong những ngày đầu mở bán đã có hàng nghìn đơn hàng được bán ra trên
khắp các tỉnh, thành phố.
Từ ngày 05/5/2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Sàn
thương mại điện tử Vỏ Sò, Tổng cơng ty bưu chính Viettel Post tổ chức chương trình
hỗ trợ tiêu thụ Hành tím Vĩnh Châu, chỉ sau gần 10 ngày đã hỗ trợ tiêu thụ được gần
200 tấn hành Vĩnh Châu.
Sau “Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu
biểu tỉnh Hải Dương năm 2021” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức, sản phẩm vải
thiều Thanh Hà đã chính thức được mở bán ngay trên trang chủ với vị trí ưu tiên trên
sàn thương mại điện tử Voso cùng chính sách giá ưu đãi, hấp dẫn.
Từ những ngày đầu tháng 6/2021, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang lần đầu tiên
chính thức phân phối trên cả 6 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam là Vỏ

Sò, Sen Đỏ, Shopee, Tiki, Postmart, Lazada thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến
Quốc gia".
Theo đại diện của Lazada, chỉ sau 4 giờ của ngày đầu tiên mở bán (ngày 14/5)
trên Lazada, đã có gần nửa tấn vải thiều u trứng trắng được bán với giá 150.000
đồng/kg. Đồng thời, giá của vải thiều ghi nhận đã có mức tăng đáng kể khi lên sàn
khi số lượng đơn đặt hàng nhiều hơn, khiến cho nhiều hộ nông dân trồng vải phấn
khởi.
Từ tháng 7/2021, tiếp nối thành công của các sự kiện “Phiên chợ nông sản
Việt", Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng sàn thương mại điện tử
Sendo bắt đầu triển khai chương trình “Tuần lễ nông sản Việt" là hoạt động thiết
thực, thường kỳ và liên tục nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân địa
22


×