Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỀ TÀI nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.76 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Welcome
ĐỀ TÀI: Nội dung và tác động của quy luật giá trị
trong nền kinh tế hàng hóa

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN XUÂN THỂ
Nhóm SVTH : 1, Nguyễn Văn Hưng - 2153410302
2, Lâm Khả Nhi – 2153410349
3, Trần Ngọc Phương Chi - 2153410331
4, Nguyễn Lê Như Ý - 2153410334
5, Nguyễn Thị Bích Loan - 2153410346
6, Đoàn Hoài Nam - 2153410321
7, Nguyễn Thị Tú Uyên - 2153410347
8, Lưu Huỳnh Minh Nhựt – 2155200003
9, Nguyễn Thị Phương Anh – 2153410003
10, Đỗ Minh Nhật - 2154810062


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2022


I, Nội dung của quy luật giá trị:
Quan điểm của Mác về giá trị:
Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy
luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, … Nhưng vai trò cơ sở cho


sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị.

1. Lý luận chung về quy luật giá trị:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thơng hàng hóa vì nó
quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của
sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì quy luật giá trị tồn tại
và phát huy vai trò.
- Yêu cầu chung của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
sự hao phí lao động cần thiết của xã hội

1.1. Nội dung của quy luật giá trị:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí
lao động xã hội cần thiết.
* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất:
+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết,
thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi
nhuận trung bình.
+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết,
thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi
phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
– Đối với tổng hàng hóa:
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù
hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định
thị trường.
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết,
hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết,
vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị
trường.



Kết luận: Theo quy luật này, sản xuất hàng hoá được thực hiện phù hợp với sự hao
phí lao động cần thiết của xã hội. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự
quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa khơng
phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng
hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù
đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

1.2. Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông:


+ Trong lĩnh vực lưu thơng hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa
tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá., tức là phải bù đắp
được chi phí của người sản xuất (tất nhiên giá thành đó phải căn cứ vào thời gian
lao động cần thiết của xã hội chứ khơng phải chi phí sản xuất). chi phí đặc biệt) và
lợi nhuận đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng.
+ Sự ảnh hưởng hay biểu hiện của sự vận hành của quy luật giá trị, thể hiện qua sự
thay đổi của giá cả hàng hố. Vì giá trị là cơ sở của giá cả và giá cả là biểu hiện
bằng tiền của giá trị nên giá cả phụ thuộc trước hết vào giá trị.
+ Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cạnh
tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền v.v. Ảnh hưởng của các yếu tố này làm cho
giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời khỏi giá trị và quay lên xuống quanh trục
giá trị của chúng. Sự vận động của giá cả thị trường của hàng hoá quanh trục giá trị
của nó là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị hoạt động chính xác
thơng qua sự thay đổi của giá cả thị trường.

II, Tác động của quy luật giá trị:
2.1. Tác động đối với lực lượng sản xuất:



- Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động đã hao phí trong q
trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu thụ dưới hình thức hàng hóa và chịu sự tác
động của quy luật giá trị.
-Theo yêu cầu của quy luật giá trị thì trong sản xuất giá trị cá biệt của từng xí
nghiệp phải phù hợp hoặc thấp hơn giá trị xã hội
=> do đó quy luật giá trị dùng làm cơ sở cho việc
+Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các cấp quản lý
kinh tế cũng như các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất ở cơ sở, khi đặt kế hoạch
hay thực hiện kế hoạch kinh tế đều phải tính đến giá thành, quan hệ cung cầu để
định khối lượng, kết cấu hàng hóa.
+Nâng cao tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế , kích thích cải tiến kỹ thuật ,
hợp lý hóa sản xuất.
 Cạnh tranh gay gắt sẽ đưa đến một hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế năng
động lên. Trong cạnh tranh, mỗi người sẽ tự tìm cho mình một con đường đi
mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 Họ sẽ không ngừng cải tiến khoa học kỹ thuật để giảm hao phí lao động cá
biệt của mình cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhằm
giành lợi thế trong cạnh tranh.
 Nhờ vậy sẽ làm cho hàng hóa ngày càng đa dạng về mẫu mã, nhiều về số
lượng, cao về chất lượng. Bởi vậy, sự đào thải của quy luật giá trị sẽ ngày
càng làm cho sản phẩm hồn thiện hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu
dùng.



2.2. Tác động tới lưu thơng và sản xuất:
2.2.1. Hình thành giá cả:
-Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị cho nên khi xác định giá cả phải
đảm bảo khách quan là lấy giá trị làm cơ sở, phản ánh đầy đủ những hao phí về vật

tư và lao động để sản xuất hàng hóa.
- Giá cả phải bù đắp chi phí sản xuất hợp lý đồng thời phải đảm bảo một mức lãi
thích đáng để tái sản xuất mở rộng.
- Trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản,sản xuất hàng hoá,quy luât giá trị và
tiền tệ tiêu vong.
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,quy luật giá trị chuyển hoá
thành quy luật giá cả sản xuất .
-Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đọc quyền,quy luât giá trị chuyển hoá thành quy
luât giá cả độc quyền cao.

2.2.2. Điều tiết sản xuất lưu thơng hàng hóa thơng suốt
‘Trong sản xuất, quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động
giữa các ngành sản xuất thơng qua sự biến động của giá cả hàng hóa. Do ảnh hưởng của
quan hệ cung cầu giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó.


- Quy luật thể hiện ở chỗ: cung và cầu từ trước đến nay chưa hề ăn khớp nhau mà đối lập
với nhau, cung ln bám sát cầu. Chính vì thế thị trường xảy ra các trường hợp sau đây:
+ Khi cung nhỏ hơn cầu, (lúc bấy giờ nhu cầu đối với hàng hóa của người tiêu dùng lớn
hớn lượng hàng hóa được cung cấp ra thị trường) và nghĩa là giá cả được bán ra thị trường
lớn hơn giá trị hàng hóa. Lúc này, hàng hóa khi sản ra có lãi, bán rất chạy. Những người
đang sản xuất những loại hàng hóa sẽ mở rộng quy mơ sản xuất, những người đang sản
xuất hàng hóa khác thu hẹp quy mơ sản xuất của mình để chuyển sang loại hàng hóa bán
chạy này. Như vậy, tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn, được chuyển vào ngành tăng
lên, cung về loại hàng hóa này trên thị trường tăng lên.
+ Ngược lại trong trường hợp nếu cung lớn hơn cầu, hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất
nhiều hơn so với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, giá cả bán cũng thấp hơn và giá trị của
nó cũng khó bán, hàng hóa ế thừa, khơng tiêu thụ được, có thể lỗ vốn. Tình hình này bắt
buộc những người đang sản xuất loại hàng này phải thu hẹp quy mô sản xuất, ngừng sản
xuất hoặc sản xuất mặt hàng khác có trên thị trường.

+ Trong trường hợp cung bằng với cầu, giá cả bằng giá trị, lúc này nền kinh tế được gọi là
bão hòa, xảy ra một cách ngẫu nhiên và rất hiếm.
-Ví dụ cụ thể trong đại dịch covid19, đối với ngành du lịch, hàng không dần trở nên không
khả quan, và trong trường hợp này người cung cấp dịch vụ nên lựa chọn mơ hình kinh
doanh khác trong đại dịch và quay trở lại sau khi thị trường ổn định và phát triển trở lại
+Và đối với ngành may mặc cụ thể là khẩu trang rất nên được quan tâm vì lượng cầu vượt
quá cung và những nhà sản xuất nên xác định sản phẩm có lợi cho mình và cho thị trường
hiện tại sau đó chuyển sang cung cấp khẩu trang
- Để tìm hiểu về tác động điều tiết lưu thông trong quy luật giá trị chúng ta đi đến ví dụ
sau:
- Nhóm mình lấy ví dụ về loại vải thiều thanh hà – hải dương thì trong vùng vải được sản
xuất thì giả cả rất rẻ vì lượng cung ra thị trường rất nhiều nhưng đối với các vùng khác
khơng phải là nơi có vải thiều thì số lượng vải khan hiếm, cầu lớn hơn cung rất nhiều, giá
cả rất cao so với giá trị và lúc bấy giờ thị trường sẽ điều chỉnh khối lượng vải thiều từ
thanh hà – hải dương sang các vùng có giá cao và nhu cầu tiêu dùng vải cao. Hệ quả là giá
cả vải thiều ở các vùng đó giảm xuống, có lợi cho người tiêu dùng trong việc mua sắm.
=> Như vậy Thực chất của điều tiết lưu thông trong quy luật giá trị là điều chỉnh một cách
tự phát khối lượng hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao, tạo ra mặt bằng giá
cả xã hội. Giá trị của hàng hóa thay đổi, thì những điều kiện làm cho tổng khối lượng hàng
hóa có thể tiêu thụ được cũng sẽ thay đổi.

2.2.3. Điều hòa phân bố các yếu tố sản xuất, kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng
năng suất lao động giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.


- Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Người có nhiều lãi là người có thời gian lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng thời
gian lao động cần thiết. Cịn những người có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời
gian lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị lỗ khơng thu về được tồn bộ lao động đã

hao phí. Muốn đứng vững và thắng trong cạnh tranh, mỗi người sản xuất điều luôn
luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểu thời gian lao động cá biệt. Muốn vậy,
những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay
nghề, sử dụng những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lí,
thực hiện tiết kiệm chặt chẽ. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này
diễn ra mạnh mẽ hơn, kết quả là năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Ngồi ra
để có thể thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hóa cịn phải thường xun cải
tiến chất lượng, mẫu mã hàng hóa cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng, cải tiến các biện pháp lưu thơng, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thơng và
tiêu thụ sản phẩm nhanh. Vì vậy quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng
hóa nhiều, nhanh, tốt, rẻ hơn. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ hơn.

2.3. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu,
người nghèo.


- Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có
điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có
hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó mà giàu
lên nhanh chóng. Họ mua thêm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại mở rộng sản xuất
kinh doanh. Ngược lại, những người khơng có điều kiện thì họ làm ăn kém, hoặc
gặp rủi ro nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản, nghèo khó.
- Sự bình tuyển tự nhiên ấy đã phân hóa những người sản xuất kinh doanh ra thành
những người giàu, người nghèo. Lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa chỉ ra là
q trình phân hóa này đã làm cho sản xuất hàng hóa đơn giản trong xã hội phong
kiến dần dần nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
“...Mỗi người đều sản xuất riêng biệt cho lợi ích riêng của mình, khơng phụ thuộc
vào nhà sản xuất khác. Họ sản xuất cho thị trường nhưng dĩ nhiên không một người
nào trong số họ biết được dung lượng của thị trường. Mối quan hệ như vậy giữa

nhưng người sản xuất riêng lẻ, sản xuất cho thị trường chung thì gọi là cạnh tranh.
Dĩ nhiên trong những điều kiện ấy, sự thăng bằng giữa sản xuất và tiêu dùng chỉ có
thể có được sau nhiều lần biến động những người khéo léo hơn, tháo vát hơn và có
sức lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh và nhờ những biến động ấy, còn người yếu vớt,
vụng về sẽ bị biến động đó đè bẹp. Một vài người trở nên giàu , cịn quần chúng trở
nên nghèo đói, đó là kết quả không tránh khỏi của quy luật cạnh tranh. Kết cục là
những người sản xuất bị phá sản mất hết tích chất độc lập về kinh tế của họ và trở
thành công dân làm thuê trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ tốt số của họ”
(Theo Lênin “Bàn về vấn đề cái gọi là thị trường”,tr.127).

Ví dụ thực tế hiểu sâu hơn về nội dung và tác động quy luật giá
trị
Ví dụ 1
Năm nay, người ni gà đang điêu đứng bởi giá gà tại các trại chăn nuôi đang giảm
rất mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao từ 5-10% so với đầu năm. Tính
từ thời điểm tháng 10 cho đến tháng 11 này, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà
giá gà đã giảm hơn 10.000 đồng/kg. Giá gà trắng tại chuồng hiện chỉ còn 18.00020.000 đồng/kg, gà tam hoàng cũng chỉ ở mức 30.000 – 32.000 đồng/kg. Gà thả
vườn cũng giảm mạnh, chỉ còn 45.000-48.000 đồng/kg. Trong khi mới tháng 4-5
vừa qua, giá gà trắng ở mức 30.000-32.000 đồng/kg, gà tam hoàng 45.000-48.000
đồng/kg, gà thả vườn khoảng 70.000-78.000 đồng/kg. Không những giá gà thịt
giảm mà giá trứng gà cũng rất ảm đạm, người nuôi gà đẻ lấy trứng cũng đang bị lỗ
từ 200 – 300 đồng/trứng.
Lí do


- Về nguyên nhân của vấn đề trên, ta có thể thấy được hiện đang có rất nhiều yếu tố
chi phối tác động làm cho giá gia cầm giảm mạnh. Thứ nhất là do giá bán lẻ gia cầm
quá cao so với giá thực. Có một nghịch lý là dù giá gà ở các trang trại giảm nhưng
người tiêu dùng vẫn phải mua gà ở mức giá khá cao. Hai là dịch cúm gia cầm đầu
năm vẫn còn tác động đến tâm lý khách hàng. Ba là các chủ trại ni gà tiêu thụ sản

phẩm qua thương lái thì cịn phải qua nhiều nấc trung gian. Từ khâu thu mua, lò giết
mổ, đầu mối bán sỉ, chợ lớn, chợ nhỏ rồi mới đến tay người tiêu dùng thì giá cả lên
cao. Còn đối với những trang trại lớn theo quy trình khép kín khơng qua khâu trung
gian nào mà đến tay người sử dụng ngay thì giá cũng đội lên rất cao (giá gà ta đóng
gói mà các cơ sở chăn nuôi cung cấp cho các chợ và siêu thị trên địa bàn cũng chỉ
khoảng 50 – 54 ngàn/kg, trong khi đó giá bán tại các chợ và siêu thị luôn dao động
ở mức 90 – 100 ngàn đồng/kg). Và đặc biệt là gà trong nước đang phải cạnh tranh
với nguồn gà nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn quốc cũng như một số nước khác.
Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, 9 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 2.735 tấn
thịt heo các loại và 52.586 tấn thịt gà (trong đó có 6.147 tấn gà thải nguyên con từ
Hàn Quốc), chưa kể nguồn gà đẻ thải loại nhập lậu từ Trung Quốc mỗi năm ước
tính từ 70.000 – 100.000 tấn. Nguyên nhân là do giá thành loại hàng này khá rẻ vì
giá thịt gà nhập hiện chỉ có 0,85 USD/kg (khoảng 16.000 đồng/kg) trong khi giá
thành chăn nuôi 1 kg gà hơi trong nước đã lên đến 30.000 đồng/kg, thu hút mạnh
khách hàng ở các bếp ăn tập thể và các cửa hàng kinh doanh ăn uống.
Phân tích:
- Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ mặt thứ nhất của tác động đầu tiên trong
quy luật giá trị: Tác động điều tiết sản xuất – Thông qua sự biến động của giá cả
hàng hóa trên thị trường mà yếu tố sản xuất được phân bổ thích hợp. Ở đây, giá gà
giảm sẽ làm người nông dân đang chăn nuôi gà với quy mô lớn phải chịu thiệt thòi
khi bán gà với mức giá này, nhẹ nhất là họ lãi được ít cịn nặng hơn đó là họ phải
chịu lỗ vốn. Và để tránh gặp phải tình trạng lỗ vốn này thì ngồi việc thu hẹp quy
mơ chăn nuôi gà, người nông dân đương nhiên sẽ chuyển sang chăn ni con vật
khác có giá trị cao hơn, chính điều này đã làm giảm sức chăn nuôi gà, đồng thời
cũng tạo thêm nguồn cung cấp các loại vật nuôi khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu
của xã hội hiện nay. Một số chủ trại gà do thua lỗ nặng nên đã chuyển sang nuôi gia
công cho các doanh nghiệp nước ngồi nhưng cũng đang gặp khó khăn do các cơng
ty nước ngồi cũng đang thua lỗ nặng. Chẳng hạn, Công ty CP Việt Nam đang lỗ 72
tỉ đồng/tháng, Emivest lỗ 60 tỉ đồng/tháng, Japfa lỗ 48 tỉ đồng/tháng… Từ đây ta đã
có thể nhìn ra rằng khơng những ngành chăn nuôi gà đã được điều tiết hợp lý mà

các ngành chăn nuôi khác cũng được điều chỉnh lại phù hợp với thị trường hàng
hóa, với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Sự biến động về giá gà trên thị trường làm cho nguồn hàng biến động từ những
nơi có giá bán lẻ thấp (do người dân ni và trực tiếp bán) đến nơi có giá bán cao
(do qua nhiều khâu trung gian dẫn đến giá cả bị đội lên) và ngược lại.
Việc giá gà có sự chênh lệch giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến việc lưu thông
mặt hàng này. Ở những nơi mà giá gà thấp, bị giảm mạnh, lượng tiêu thụ bị giảm


sút thì sẽ ít được tiếp tục cung cấp hơn. Và ngược lại ở những nơi mà giá gà cao,
khá ổn định thậm chí là tăng lên, lượng tiêu thụ lớn thì sẽ thu hút nguồn cung cấp
hơn. Việc lưu thơng sẽ theo luồng từ nơi có giá gà thấp đến nơi có giá gà cao, ổn
định. Khi ít được cung cấp thì ở những nơi giá gà thấp đó, cung sẽ nhỏ hơn cầu từ
đó sẽ đẩy giá gà tăng lên, khi giá gà tăng thì sẽ lại thu hút lưu thông nguồn cung cấp
gà đi đến những nơi này nhiều hơn. Từ đó làm cho lưu thơng mặt hàng này được
thông suốt.
Kết luận: Như vậy, biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến
động về kinh tế mà còn tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa và lưu thơng hàng
hóa. Việc này giúp cho cung và cầu luôn hướng đến trạng thái cân bằng, ổn định,
cân bằng thị trường, tạo ra sự luân chuyển hàng hóa, phát triển các ngành nghề
một cách đồng đều. Tuy nhiên ngược lại sự chạy theo giá cả và lợi nhuận cũng sẽ
dấn tới những ảnh hưởng tiêu cực, một số ngành nghề bị bỏ trống.
Ví dụ 2
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đồn
Bưu chính Viễn thơng Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm
1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động
GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành
thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế
xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di
động.

Vào tháng 6 năm 1996, Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC) là một công ty trực
thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt nam (VNPT) hoạt động trong lĩnh vực
thông tin di động, cung cấp các dịch vụ GSM, nhắn tin (Paging), điên thoại thẻ
(Cardphone) với tên thương mại là Vinaphone được thành lập nhằm thực hiện luật
chống độc quyền đối với dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Mobifone và Vinaphone cho tới nay vẫn vững vàng ở những vị trí top đầu trong
ngành cơng nghệ viễn thông tại Việt Nam, tuy nhiên để đạt được những thành cơng
đó họ đã tự tạo cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn hiệu quả mà động
lực của nó chính là sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ.
Năm 2002, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, dịch vụ truy cập internet
trên điện thoại di động bắt đầu được nhen nhóm trên các nước phát triển. Vào đầu
năm 2003, sau khi nhận thấy cơ hội lớn này, Mobifone đã chớp thời cơ cho áp dụng
ngay công nghệ mới, cung cấp dịch vụ GPRS, cho phép người sử dụng có thể truy
cập vào internet ngay trên chiếc di động của mình. chính nhờ sự kiện này mà chỉ
trong 2 năm số thuê bao di động của mobiphone tăng lên gấp đôi từ 2 triệu thuê bao
đầu năm 2002 đến 4 triệu thuê bao vào năm 2004. Thành công lớn của Mobifone
gây ra sức ép nặng nề về doanh số cho Vinaphone tuy nhiên ngay sau đó ban lãnh
đạo Vinaphone đã quyết định đáp trả khi đầu tư số tiền lớn để đem về công nghệ
GPRS+ cải tiến với hệ thống định vị toàn cầu GPS, cho phép người sử dụng truy
cập internet với tốc độ cao hơn và xác định vị trí qua vệ tinh. Điều này đã giúp


Vinaphone lấy lại được niềm tin từ khách hàng đồng thời cải thiện đáng kể doanh số
bán hàng của họ.
Trong những năm tiếp theo 2 đại gia ngành viễn thông vẫn có những cải tiến mạnh
về cơng nghệ mà đáng lưu ý nhất là sự ra đời của công nghệ 3G tại Việt Nam. Bên
cạnh đó khơng chỉ cạnh tranh về công nghệ, họ cũng tự đưa ra các chiến lược kinh
doanh cho riêng mình. Vinaphone bắt đầu từ ngày 1/9/2009 đã đưa vào áp dụng gói
cước talkez cung cấp dịch vụ di động giá rẻ cho đối tượng sinh viên học sinh các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp tại Việt Nam. Không chịu thua kém, Mobifone

mới đây đã đưa ra gói cước Mobi365, giảm cước hịa mạng cho cơng nhân tại các
nhà máy, xí nghiệp trong cả nước.
Phân tích: Mobifone và Vinaphone đều là những chủ thể kinh tế độc lập, họ tự
quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để giành lợi thế trong cạnh
tranh, họ phải liên tục tìm cách cải tiến máy móc khoa học kỹ thuật, cải tiến chất
lượng dịch vụ, bên cạnh đó là các chiến lược kinh doanh hợp lý như các chương
trình giảm giá, khuyến mại đặc biệt… Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá
trình này diễn ra mạnh mẽ hơn mà kết quả là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghệ thông tin Việt Nam và lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Qua ví dụ trên ta dễ
dàng nhận thấy quy luật giá trị khơng những tác động mạnh mẽ vào vấn đề kích
thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất mà cịn nâng cao tính cạnh tranh cũng
như tính năng động trong nền kinh tế Việt Nam.



×