Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trên báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------o0o-------------

PHẠM THỊ MỸ QUYÊN

HIỆN TƯỢNG TRỘN MÃ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ

HÀ NỘI, 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------o0o-------------

PHẠM THỊ MỸ QUYÊN

HIỆN TƯỢNG TRỘN MÃ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

TS. Lê Thị Thuỳ Vinh


HÀ NỘI, 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thuỳ
Vinh – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian làm khoá luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, cô giáo là
giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn đã ln đồng
hành, giúp đỡ chúng em hồn thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn sự hợp tác, chia sẻ của bạn bè, gia đình
đã ln ủng hộ, động viên em trong thời gian làm khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Sinh viên

Phạm Thị Mỹ Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khoá luận: “Hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trên báo điện tử” được
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thuỳ Vinh. Tôi xin cam đoan
đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tài liệu tham khảo của một
số tác giả đều được tơi trích dẫn đầy đủ trong q trình thực hiện khố luận.
Kết quả thu được là kết quả hồn tồn trung thực.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Sinh viên

Phạm Thị Mỹ Quyên



4/28/22, 5:46 AM

Turnitin

Document Viewer

Turnitin Báo cáo Độc
sáng
Đã xử lý vào: 28-thg 4-2022 05:40 +07
ID: 1822262357
Đếm Chữ: 15926
Đã Nộp: 1

Hiện tượng trộn ma trong báo
điện tử Bởi Phạm Mỹ Quyên

Tương đồng theo Nguồn

Chỉ số Tương đồng

14%
bao gồm trích dẫn

bao gồm mục lục tham khảo

độ: Báo cáo quickview (cách kinh điển)

Internet Sources:

Ấn phẩm xuất bản:
Bài của Học Sinh:

14%
6%
3%

chế

loại trừ trùng khớp < 30 từ

Change mode

in

làm mới

tải về

2% match (Internet từ 21-thg 9-2021)
/>1% match (Internet từ 26-thg 10-2021)
/>1% match (bài của học sinh từ 23-thg 11-2021)
Submitted to Hanoi Pedagogical University 2 on 2021-11-23
1% match (Internet từ 08-thg 11-2020)

1% match (Internet từ 15-thg 2-2022)
/>1% match (Internet từ 01-thg 12-2021)
/>1% match (Internet từ 01-thg 12-2020)
/>1% match (Internet từ 30-thg 10-2021)
/>1% match (Internet từ 25-thg 10-2021)

/>
/>
1/21


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
6. Bố cục của khoá luận .............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................ 5
1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ.................................................................................. 5
1.2. Mã và hiện tượng trộn mã ...................................................................... 7
1.3. Báo điện tử ............................................................................................. 9
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TRỘN MÃ NGÔN NGỮ
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ .................................................................................. 15
2.1. Đặc điểm cấu tạo của mã trộn .............................................................. 15
2.2. Đặc điểm về từ loại của mã trộn .......................................................... 20
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của mã trộn ......................................................... 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 40
KẾT LUẬN ................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong cơng cuộc tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa,
các từ ngữ tiếng nước ngồi đặc biệt là tiếng Anh – Mỹ đã du nhập vào tiếng
Việt với số lượng lớn. Vì thế vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ được đặt ra như một
hiện tượng phổ biến, mạnh mẽ và phức tạp trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ
kinh doanh, thương mại đến báo chí, điện ảnh. Trong q trình tiếp xúc ngơn
ngữ này, hiện tượng pha trộn ngơn ngữ (trộn mã) được nhìn nhận một cách
khách quan như là một hệ quả của quá trình này.
Trộn mã là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên
ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ” [8, tr.2].
Hiện tượng này ngày càng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày qua lời ăn tiếng
nói mà tiêu biểu là lời ăn tiếng nói của giới trẻ. Bên cạnh đó, hiện tượng này
cũng xuất hiện nhiều trên các trang báo điện tử, đặc biệt là báo điện tử dành
cho giới trẻ.
1.2. Cùng với sự phát triển của xã hội, dựa trên nền tảng internet, bên
cạnh các loại hình báo viết, báo hình… báo điện tử (online newspaper) ra đời
cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng khơng phụ
thuộc vào khơng gian và thời gian. Để thu hút độc giả, ngôn ngữ báo điện tử
cũng ngày càng có sự đổi mới sao cho đáp ứng được thị hiếu của độc giả. Trộn
mã là hiện tượng khá phổ biến trên báo điện tử đem lại cho người đọc những
ấn tượng thú vị.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện tượng trộn mã ngôn ngữ
trên báo điện tử” với mong muốn khảo sát các dạng thức trộn mã trong ngơn
ngữ báo từ đó đưa ra những đánh giá toàn diện về hiện tượng này trên ngơn
ngữ báo chí nói riêng và giao tiếp nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện tượng trộn mã ngôn ngữ (pha trộn/ tiếp xúc) là hiện tượng phổ biến
của các ngơn ngữ trên tồn cầu. Việc ngơn ngữ này vay mượn hoặc sử dụng số


1


lượng từ ngữ của ngôn ngữ khác là kết quả tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ từ
các điều kiện khách quan về giao lưu văn hoá, hội nhập kinh tế. Trên thế giới
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiện tượng trộn mã. Đó là các nghiên cứu
về vấn đề chêm xen tiếng Anh vào ngôn ngữ bản địa như chêm xen tiếng Anh
vào tiếng Nga “The influence of the English language on the Russian youth
slang của Derkach” (2016); tiếng Anh và ngôn ngữ giới trẻ Trung Quốc trong
“The effects of the English language on the cultural identity of Chinese
university students của Seppala” (2011) hoặc “Language contact and English
borrowings in a Vietnamese magazine for teenagers” của Nguyễn Thúy Nga,
Đại học Queensland, Úc.
Ở Việt Nam, vấn đề trộn mã ngôn ngữ cũng đuợc khai thác và trở thành
đối tượng nghiên cứu trong nhiều cơng trình. Có thể nhắc đến những cơng trình
nổi tiếng như “Giáo trình Ngơn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp [1], “Tiếng
Việt, Văn Việt, Người Việt” của Cao Xuân Hạo [2], “Ngôn ngữ xã hội học” [4]
và “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” [5] của tác giả Nguyễn Văn Khang. Các cơng
trình này đã bước đầu xem xét và tìm hiểu hiện tượng trộn mã ngơn ngữ, phân
biệt trộn mã với những hình thức có liên quan và xem xét các đặc điểm về trộn
mã.
Bên cạnh đó cũng phải nói tới sự xuất hiện của những luận án, luận văn
tốt nghiệp, bài báo khoa học về đề tài trộn mã ngôn ngữ. Đơn cử như Luận án
Tiến sĩ của Nguyễn Thị Huyền về “Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao
tiếp tiếng Việt” (Trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại
Hà Nội), ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội [3]. Trong luận án này, tác giả đã
tiến hành khảo sát vấn đề sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày của giới
trẻ cụ thể là giới trẻ ở thủ đô Hà Nội. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên
cứu là: “khái niệm Ngôn ngữ ma trận; khái niệm Ngôn ngữ nhúng; khái niệm
Cù lao ngôn ngữ ma trận; khái niệm Cù lao ngôn ngữ nhúng” được đưa ra

nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, đồng thời tiến hành thống kê, phân loại,
mô tả đặc điểm và những cơ chế ngữ pháp bên trong của hiện tượng này, khám
phá ra những động cơ chuyển mã. Bên cạnh đó, luận án chỉ ra được động cơ,
thái độ ngôn ngữ của giới trẻ đối với vấn đề trên một cách cụ thể nhất.

2


Bài báo “Từ ngữ tiếng Anh trên báo chí tiếng Việt” của Đỗ Thuỳ Trang
tại trường đại học Quảng Bình [12] đã thể hiện rõ tầm quan trọng của hiện
tượng chêm xen ngôn ngữ tiếng Anh vào bài báo tiếng Việt, đưa ra các thực
trạng tiếng Anh trên phương tiện truyền thơng bằng bảng biểu có số lượng cụ
thể, chính xác và tìm ra nguyên nhân, hiệu quả, thái độ của ngôn ngữ.
Trong bài báo “Nghiên cứu cấu trúc trộn mã ngôn ngữ Việt - Anh trong giao
tiếp trao đổi mua bán của tiểu thương Chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh”
(2020) (Tạp chí Đại học Sài Gịn) [6], tác giả Trần Thị Phương Lý đã trình bày
các vấn đề đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ của hiện tượng pha trộn trên bình diện
từ vựng, đi sâu vào các minh chứng thực tế trong giao tiếp, lời nói có hiện tượng
trộn mã ngôn ngữ của các tiểu thương.
Báo cáo khoa học “Hiện tượng trộn mã trong tiêu đề phim truyện Việt
Nam” của Nguyễn Thị Thu Thuỷ và Phan Lê Thục Hiền (Hội thảo Khoa học
quốc gia: Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại bản sắc và hội nhập),
đã làm rõ được các đặc điểm về dạng thức chính tả, cấu tạo, từ loại và ngữ
nghĩa của mã trộn trong tiêu đề phim truyện Việt Nam.
Nhìn chung, việc nghiên cứu về hiện tượng trộn mã ngôn ngữ đã được
quan tâm, khai thác song xem xét hiện tượng này trong lĩnh vực báo điện tử lại
chưa được chú ý nhiều. Bởi vậy, khố luận của chúng tơi có hướng đi riêng
khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đi trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí thuyết về hiện tượng trộn mã ngơn ngữ, khóa luận hướng
tới làm rõ các dạng thức trộn mã trên báo điện tử từ đó đưa ra những đánh giá
khách quan nhất về hiện tượng này trong ngôn ngữ tiếng Việt đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về tiếp xúc ngôn ngữ, trộn mã, báo điện tử.
- Khảo sát các dạng mã trộn trong ngôn ngữ báo điện tử.
- Phân loại dạng thức trộn mã ngôn ngữ và phân tích các dạng thức này.

3


- Đánh giá về hiện tượng trộn mã trong ngôn ngữ báo chí nói riêng và
giao tiếp nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trên
báo điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các dạng thức trộn
mã tiếng Anh vào ngôn ngữ báo điện tử trong nước.
Do giới hạn về mặt thời gian cũng như dung lượng của khố luận chúng
tơi tiến hành khảo sát hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trên các trang báo như
“Thanhnien Online, Yan.vn, Kênh14, Zing.vn, …” trong khoảng thời gian từ
tháng 11/2021 – 4/2022.
Mỗi trang báo, chúng tôi tiến hành khảo sát cụ thể trên các chuyên mục
như đời sống ngôi sao, thời trang, âm nhạc, làm đẹp, ẩm thực, hậu trường
showbiz. Mỗi chuyên mục có số lượng bài đăng khác nhau và không giới hạn
số lượng bài đăng, phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích ngữ liệu

- Phương pháp miêu tả
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp
- Thủ pháp so sánh
6. Bố cục của khố luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khoá luận có cấu
trúc gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm của hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trên báo điện tử.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xã
hội, giao tiếp của con người trong đời sống. Nó xảy ra khi con người bao gồm
cá nhân hay cộng đồng trong đời sống có sự tiếp xúc về mặt ngơn ngữ. Nói
cách khác tiếp xúc ngơn ngữ xuất hiện khi có hiện tượng song ngữ/đa ngữ dưới
tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội.
Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn ngữ học” của tác giả Nguyễn
Như Ý, tiếp xúc ngôn ngữ được định nghĩa là: “Sự tác động qua lại giữa hai
hoặc nhiều ngôn ngữ ảnh hưởng đến cấu trúc và vốn từ vựng của một hay nhiều
ngơn ngữ có quan hệ đó. Điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự cần
thiết phải trao đổi giao tiếp giữa các cộng đồng người thuộc các nhóm ngơn
ngữ khác nhau do nhu cầu về kinh tế, chính trị và những nguyên nhân khác.
Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra nhờ việc thường xuyên lặp lại các cuộc đối thoại,
thường xun có nhu cầu giao tiếp, trao đổi thơng tin giữa những người nói hai
ngơn ngữ khác nhau có khả năng sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ, hoặc
từng người sử dụng riêng rẽ một trong hai ngôn ngữ đó. Do đó có khả năng

người nói có thể nắm vững đồng thời cả hai ngơn ngữ, tức là có thể nói bằng
ngơn ngữ này hoặc ngơn ngữ kia, hoặc người nói chỉ hiểu một cách thụ động
ngơn ngữ xa lạ, khơng phải tiếng mẹ đẻ của mình”. [13, tr. 290 – 291]
Nhận định về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, Phan Ngọc cũng khẳng định
“tiếp xúc ngôn ngữ không phải là vay mượn từ vựng”. “Trong sự giao tiếp giữa
tộc người A và tộc người B, khi tộc người A bắt gặp những đồ vật, những sự
vật mà nó khơng có tên gọi và nó cũng chưa tìm được cách dịch sang ngơn ngữ
của mình thì tất yếu nó sẽ gọi bằng những từ chỉ đồ vật, sự vật này của tộc
người B đã đem sự vật, đồ vật ấy lại cho họ. Nhưng sự vay mượn từ dù có nhiều
đến đâu đi nữa, cũng chưa chắc đã đụng chạm tới cái cấu trúc của ngơn ngữ.
Khi nói đến tiếp xúc ngơn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra
trong cấu trúc của A do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát

5


triển lịch sử, A khơng tiếp xúc với B thì tự nó khơng có cái diện mạo ngày nay,
hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và kết quả cũng
không thể hết như ngày nay được”. [8, tr. 9 - 10]
Tác giả Bùi Khánh Thế trong bài báo “Ứng xử ngôn ngữ của người Việt
đối với các yếu tố gốc Hán” đăng tải trong tập san khoa học trường ĐHKHXH
& NV thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn ra nhận định về tiếp xúc ngôn ngữ của
O.S. Akhmanova (1966) (tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các
ngơn ngữ do những hồn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch
sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng
khác nhau phải giao tiếp với nhau”). Từ đó đi đến khẳng định, tiếp xúc ngôn
ngữ được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên
ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều
kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải
giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngơn ngữ

do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... thúc đẩy”. [7, tr. 12 13].
Tiếp xúc ngơn ngữ có hai loại hình: tiếp xúc bên trong (nội bộ ngơn ngữ)
và tiếp xúc bên ngồi (giữa các ngơn ngữ). Trong đó, tiếp xúc bên trong (hay
cịn gọi là tiếp xúc ở mặt cấu trúc) chính là mối quan hệ qua lại, tác động và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ xuất hiện trong não
bộ của một người. Sự tiếp xúc này dẫn đến nảy sinh những ảnh hưởng về mặt
cấu trúc. Hệ quả mang lại là sự thẩm thấu hay sự tiếp xúc giữa các thành phần
cũng như các phương thức, thậm chí đẫn đến sự thay đổi về các quy tắc, cấu
trúc, hệ thống, đến mức tạo nên sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ, từ đó hình thành
nên một ngơn ngữ mới. Cịn tiếp xúc bên ngoài (hay gọi là tiếp xúc ở mặt ứng
dụng) được hiểu đơn giản là một người sử dụng hai hoặc nhiều hơn hai ngôn
ngữ, tạo nên hiện tượng đa ngữ trong khi sử dụng, có thể luân phiên/thay thế
nhau hoặc cùng nhau sử dụng.
Tuy nhiên, trong phạm vi khố luận chúng tơi chỉ tiến hành xem xét loại
hình tiếp xúc ngơn ngữ bên ngồi.

6


1.2. Mã và hiện tượng trộn mã
1.2.1. Khái niệm mã và trộn mã
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về mã được các nhà ngôn ngữ
học đưa ra. Theo Ronald Wardhaugh, “mã là một thuật ngữ được lấy từ lí thuyết
thơng tin” [10, tr. 88]. Mã (codes) có thể được coi như một hệ thống bao gồm
các từ, chữ cái, kí hiệu… thể hiện cho những cái khác dùng cho những thơng
báo mật hoặc để trình bày hoặc ghi lại thông tin một cách ngắn gọn nhất.
Thực tế cho thấy, đi liền với sự phát triển không ngừng nghỉ của cuộc
sống, hiện tượng các mã ngôn ngữ được đan xen với nhau sảy ra phổ biến.
Ferguson (1959) định nghĩa hiện tượng đan xen ngơn ngữ này là sự hịa trộn
ngôn ngữ (diglossia). Tuy nhiên về sau này, khái niệm sự hồ trộn ngơn ngữ đã

được các nhà ngơn ngữ học chia tách thành hai loại để dễ phân biệt đó là:
chuyển mã (codes switching) và trộn mã (codes mixing). Từ đây, hai khái niệm
chuyển mã và trộn mã có điểm chung đều là hiện tượng một mã ngôn ngữ có
sự chêm xen, hồ trộn với một vài các yếu tố ngơn ngữ khác.
Tuy có nét giống nhau cơ bản song ở chúng vẫn chứa những điểm riêng
biệt: nếu chuyển mã mang tính ổn định và thường lặp đi lặp lại thuộc về đối
tượng sử dụng là song ngữ, đa ngữ thì ngược lại trộn mã là hiện tượng đơn ngữ
mang tính tức thời, bột phát. Khi xuất hiện hiện tượng trộn mã thì bản ngữ hay
cịn gọi là mã chính thường chiếm ưu thế lớn hơn mã phụ (ngoại ngữ) và mã
phụ bị phụ thuộc vào mã chính. Trong khoá luận này, để thống nhất về mặt khái
niệm, chúng tôi quy ước gọi các đơn vị bản ngữ (tiếng Việt) là mã chính, các
đơn vị ngơn ngữ từ ngơn ngữ khác được dùng để trộn mã là mã trộn.
1.2.2. Phân loại
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra vô vàn những quan niệm khác nhau
trong cách phân loại các hiện tượng trộn mã. Suwito (1983) dựa trên cơ sở
nguồn gốc của mã trộn đã chia trộn mã thành 2 kiểu: trộn mã bên trong (inner
code mixing) và trộn mã bên ngoài (outer code mixing) [11, tr. 77]. Trộn mã
bên trong tức là hiện tượng trộn mã xuất hiện khi người nói sử dụng xen lẫn
ngơn ngữ phổ thơng quốc gia với ngơn ngữ vùng miền (phương ngữ), ví dụ như
“Tía tơi là người tơi ln kính trọng” thì “tía” là từ ngữ Nam Bộ. Còn trộn mã
7


bên ngoài là hiện tượng đan xen giữa tiếng mẹ đẻ và ngơn ngữ nước ngồi, ví
dụ như “Trong giới Showbiz, các ngơi sao khơng ngừng toả sáng”. Bên cạnh
đó, Suwito đã nghiên cứu và đưa ra được 5 phương thức trộn mã dựa trên các
đặc điểm, tính chất của mã trộn:
1/ Trộn mã chèn từ là phương thức trộn mã trong đó người nói trộn vào
phát ngơn đơn vị từ mã của ngơn ngữ khác. Ví dụ như “Bên cạnh đó, Daesung
cũng dành thời gian để ra ngồi shopping”.

2/ Trộn mã chèn cụm từ là phương thức trộn mã mà ở đó mã trộn có cấu
tạo là cụm từ. Ví dụ “Sau màn debut solo đầy ấn tượng, Jennie cũng đã giúp
YG ghi tên mình lên bản đồ YouTube bằng danh hiệu MV của nghệ sĩ solo có
nhiều lượt xem nhất”.
3/ Trộn mã lai ghép là phương thức trộn mã mà mã trộn được chêm xem,
lai tạo, ghép nối giữa hai ngôn ngữ. Trường hợp này xảy ra khi các mã trộn
được biến đổi theo cách phỏng âm của tiếng Việt.
4/ Trộn mã lặp từ là phương thức trộn mã trong đó mã trộn được chèn
vào phát ngơn có dạng lặp lại.
5/ Trộn mã dạng lời nói hoặc thành ngữ là phương thức trộn mã trong đó
mã trộn là thành ngữ thuộc ngơn ngữ khác. Ví dụ “Cơ ấy là người cùng tôi đi
qua mọi ups and down trong cuộc sống này” (thành ngữ tiếng Anh nghĩa là
thăng trầm).
Có thể thấy, trong cách phân chia này của Suwito, phương thức (1), (2),
(5) liên quan tới đặc điểm về mặt cấu tạo, phương thức (3), (4) gắn với dạng
thức chính tả, cách viết của mã trộn.
Trái với cách phân loại của Suwito, Muysken có cách phân chia hồn
tồn khác, trộn mã sẽ được chia ra thành 3 phương thức như sau: (1) chèn
(insertion), (2) luân phiên (alternation) và (3) tạo từ đồng dạng (congruent
lexicalization). Cụ thể:
1/ Phương thức chèn – là phương thức có sự đan xen giữa các yếu tố từ
vựng của ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, trong đó từ vựng được chêm xen

8


vào có thể là từ, cụm từ hoặc các yếu tố tương đương khác. “Chèn” được xem
là phương thức cơ bản và phổ biến nhất của hiện tượng trộn mã.
2/ Phương thức luân phiên (alternation) bắt đầu xuất hiện khi cấu trúc
của hai ngôn ngữ được xen kẽ nhau không phân biệt ở cả cấp độ từ vựng và

ngữ pháp.
3/ Tạo từ đồng dạng (congruent lexicalization) tức là phương thức nói về
trường hợp trộn mã trong đó, người sử dụng có thể được điền từ vựng với các
yếu tố từ một trong hai ngơn ngữ. Phương thức này chỉ có thể thực hiện khi cả
hai ngơn ngữ có cùng cách thức tạo từ và cấu trúc ngữ pháp. Như thế, trong
cách phân loại của Muysken, phương thức chèn đi liền với mã trộn ở cấp độ từ
ngữ, phương thức luân phiên và tạo từ đồng dạng nói đến hiện tượng trộn mã ở
cấp độ ngữ pháp. Phương thức chèn cũng gồm nhiều kiểu loại nhỏ mà Suwito
đưa ra.
Qua khảo sát sơ bộ các mã trộn trong bài báo điện tử, chúng tôi nhận
thấy phần lớn mã trộn đều thuộc hiện tượng trộn mã bên ngồi và theo phương
thức chèn. Vì vậy, dựa theo cách phân loại của Muysken, khoá luận này sẽ
hướng đến làm rõ đặc điểm cấu tạo, từ loại và đặc điểm ngữ nghĩa của mã trộn,
từ đó có những đánh giá cụ thể về việc sử dụng cách thức trộn mã hiện nay.
1.3. Báo điện tử
1.3.1. Khái niệm
Theo từ điển Wikipedia, báo điện tử là “loại hình báo viết được xây dựng
theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo
điện tử được tồ soạn điện tử xuất bản, cịn người đọc báo dựa trên máy tính,
thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp… có kết
nối internet”.
1.3.2. Đặc trưng của báo điện tử
Nếu như báo giấy xuất hiện từ lâu đời thì báo điện tử lại là “đứa con sinh
sau đẻ muộn” của lĩnh vực báo chí. Báo điện tử xuất hiện vào cuối thế kỉ XX.
Mặc dù mới xuất hiện nhưng báo điện tử ngày càng chứng minh tầm quan trọng

9


của nó cũng như thể hiện được những ưu thế đặc trưng của mình. Cụ thể như

sau:
1.3.2.1. Tính đa phương tiện
Báo điện tử là loại hình mang tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều công
nghệ. Trên một trang báo mạng có thể sẽ có cả báo viết, báo hình và báo phát
thanh.
Tính đa phương tiện trong một sản phẩm báo chí bắt buộc phải có những
thành phần sau: văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh và đồ hoạ (still
image & graphic), hình ảnh động (video & animation) và các chương trình
tương tác (interactive program). Đây chính là một nét riêng biệt của báo điện
tử bởi người đọc báo khơng chỉ chủ động xem được những thơng tin nóng hổi
mà đồng thời sẽ có cái nhìn trực quan qua những video, hình ảnh đi kèm.
Có thể thấy, tính tổng hợp của báo điện tử được coi là một ưu điểm cần
được phát triển song vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, truyền thơng
cịn chưa hồn thiện nên tính đa phương tiện của báo điện tử Việt Nam vẫn
chưa phát huy tối đa vai trò của nó đối với cuộc sống.
1.3.2.2. Tính tức thời và phi định kì
Trái với các loại hình báo viết ln phải phụ thuộc vào các vấn đề như:
nội dung bị giới hạn, thời lượng phát sóng, … thì báo điện tử đã khắc phục
được hết những nhược điểm đó bởi tính tức thời và phi định kì của nó.
Với quy trình sản xuất nhanh chóng, đơn giản, tức thời nên ln mang
đến cho bạn đọc những thơng tin nóng hổi nhất mà không bị giới hạn bởi quy
định về thời gian hay số lượng bài đăng. Thông tin trên báo điện tử cũng vô
cùng đa dạng, cập nhật theo từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Chính
vì những đặc trưng đó mà báo điện tử cịn có tên gọi khác là “báo giờ”.
Một điểm riêng biệt nữa mà chỉ có ở báo điện tử đó là khái niệm “bài
báo mở” tức là: khi một bài báo được phát hành thì sau đó vẫn có thể tiếp tục
đuợc cập nhật và phải đảm bảo tiêu chí đều đặn và ln đưa ra thông tin mới
mẻ.

10



1.3.2.3. Tính tương tác cao
Tương tác được hiểu là: “sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau
giữa độc giả và đội ngũ làm báo. Tương tác có vai trị rất quan trọng trong
hoạt động truyền thơng nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng. Tương
tác là đặc điểm chính của cơng nghệ mới, địi hỏi mơ hình đa chiều trong truyền
thơng”. [14]
Một điểm nổi bật mà báo điện tử đem lại sức hút đối với bạn đọc nằm ở
việc bạn đọc chủ động tìm kiếm và chọn lọc thơng tin mình quan tâm thay vì
chỉ tiếp nhận những thơng tin có sẵn từ nhà báo. Bên cạnh đó, bạn đọc lại chính
là nhà cung cấp thơng tin cho các trang báo mạng, điều này đã giúp khoảng
cách giữa tờ báo và bạn đọc dần được rút ngắn lại tạo nên nguồn sức mạnh vơ
hình thúc đẩy quá trình phát triển và gia tăng hiệu quả truyền thơng. Báo điện
tử mang tính tương tác vơ cùng cao: các bài báo khi được đăng tải lên các trang
báo đều sẽ có mục phản hồi, chia sẻ, các kênh tương tác như vote, email,
feedback… tiện lợi cho người đọc đóng góp suy nghĩ, ý kiến của mình.
Tính tương tác của báo điện tử được hiểu dưới 3 góc độ cụ thể sau: “tính
tương tác có định hướng – là sự định vị trên các văn bản giúp công chúng chủ
động và di chuyển dễ dàng trong 1 trang hoặc giữa các trang báo với nhau;
tương tác chức năng – là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc
khả năng tham chiếu tới các nội dung khác; tương tác tùy biến – là tính thơng
minh ở các công cụ cá nhân, ở các site nội dung chia sẻ và thảo luận”. [15]
Tính tương tác trên báo điện tử được coi là một đặc trưng ưu việt mang
lại nhiều ưu điểm cho loại hình báo chí này như dễ dàng nhận sự phản hồi của
độc giả, là cầu nối đem đến sự thoải mái, gần gũi cho độc giả… Ngồi ra, báo
điện tử có thể thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin nhằm thu hút hơn nữa sự
quan tâm của người đọc.
1.3.2.4. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thơng tin
Do mang đặc tính tức thời và phi định kì nên báo điện tử khơng bị giới

hạn bởi số lượng, khn khổ nào chính bởi vậy thơng tin mà loại báo chí này
đem lại dưới dạng đĩa có dung lượng cực lớn. Tuy nhiên các thơng tin đó cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
11


Số lượng và nội dung của thông tin phải đa dạng, mới mẻ, chính xác,
khách quan và bắt buộc phải được kiểm chứng rõ ràng. Thông tin khi được lưu
trữ lâu dài cần theo hệ thống để thuận lợi cho việc tìm kiếm.
Báo điện tử ln cho phép lưu trữ bài viết theo một hệ thống khoa học
bởi thông tin lưu trữ là một khối lượng khổng lồ. Thêm vào đó nhờ vào khả
năng tìm kiếm dễ dàng: các mục tìm kiếm sẽ kèm các từ khố trên mỗi trang
báo mạng điện tử. Có thể theo dõi theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề…
Nếu độc giả khơng có điều kiện đọc ngay lúc online thì có thể lưu lại bài báo
để đọc sau, hoặc đọc nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác lại vơ cùng nhanh gọn.
Điều này với truyền hình hay phát thanh là vơ cùng khó.
1.3.2.5. Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt
Nhờ vào cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0, Internet được phủ
sóng tồn cầu, báo điện tử mang những đặc trưng ưu việt như không bị giới hạn
khoảng cách, mang tính tương tác cao do đó nó cũng mang trong mình tính xã
hội hố rất cao.
Bên cạnh đó, báo điện tử có khả năng cá thể hố cao, đây là điều tưởng
như trái chiều, nhưng lại không phải bởi tính cá thể hố được biểu hiện ở chỗ
bạn đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo sở thích, mục
đích, đọc bao lâu tùy thích. Ngoài ra, độ lan toả cao, dễ chỉnh sửa khi có sai sót,
chi phí khơng cao do chỉ phải post bài một lần duy nhất và thơng tin lại có giá
trị sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.
Tuy vậy, báo điện tử vẫn còn tồn tại hạn chế, đó là độ tin cậy của thơng
tin cịn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có thiết bị
kết nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.

1.3.3. Một số báo điện tử dành cho giới trẻ
Với sự phủ sóng tồn cầu của Internet, báo điện tử ngày càng khẳng định
rõ tầm ảnh hưởng và vai trò của mình đối với cuộc sống. Dù bạn ở bất cứ nơi
nào chỉ cần có thiết bị kết nối mạng là đủ để khám phá và nắm bắt tồn bộ thơng
tin bạn đang quan tâm trên tất cả các lĩnh vực như văn hố, kinh tế, chính trị...
Đó chính là lí do khiến báo điện tử nói chung và báo điện tử ở Việt Nam nói

12


riêng ngày càng phát triển và đi liền với đó là sự ra đời của vô số những trang
báo điện tử. Cụ thể, ở Việt Nam các trang báo điện tử mà nổi bật là các trang
báo điện tử dành cho giới trẻ xuất hiện ngày một nhiều:
1/ Tin nhanh Vnexpress - đọc báo tin tức online 24h
Là trang báo đi đầu trong lĩnh vực tin tức đời sống – xã hội, mang tính
chính xác vơ cùng lớn. Trang web này đưa đến cho độc giả những tin tức nóng
hổi, mới mẻ cả trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực khác nhau gồm văn hố,
kinh tế, chính trị, giải trí, pháp luật, … đảm báo đầy đủ các yêu cầu của báo chí
(nhanh chóng, kịp thời, liên tục, uy tín, đa dạng thơng tin).
2/ Kênh 14.vn
Đây là trang web quen thuộc với các bạn trẻ bởi trang báo này đi theo
hướng trở thành một nguồn cung cấp những thông tin năng động, thích hợp cho
giới trẻ trên nhiều các lĩnh vực như pháp luật, giải trí, các sự kiện nổi bật trong
ngày được cập nhật liên tục với đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp ở trong nước
và thế giới. Đặc biệt, trang web cũng là nơi tạo ra cơ hội cho các bạn trẻ muốn
thử sức với lĩnh vực báo chí.
3/ Zing.vn – trang giải trí dành cho giới trẻ
Zing.vn không chỉ được biết đến trên nền tảng nghe nhạc là Zing MP3
mà còn thu hút giới trẻ với nền tảng tin tức Zing.vn. Đây là trang web giải trí
ra đời và phát triển bởi VCGroup nằm trong chuỗi hệ thống trang web khác

như Zing game, blogs, … có nội dung đa dạng mang tính năng động, cập nhật
nhiều vấn đề thiết thực của đời sống từ phim ảnh, sách, thế giới mạng đến giáo
dục, đời sống.
Vào tháng 8/2018, Zing.vn trở thành trang báo điện tử top 1 Việt Nam
theo số liệu thống kê của Comscore. Kể từ khi bắt đầu ra đời, Zing.vn ln
khẳng định rõ vai trị, vị thế của mình trên sàn báo điện tử, số lượt xem liên tục
tăng trưởng với con số ấn tượng. Zing.vn đã trở thành người bạn uy tín của độc
giả và được đánh giá là đơn vị báo điện tử có nội dung đáng tín cậy, càng tự
hào hơn khi được cấp thẻ cộng tác tại hội nghị APEC. Sở dĩ làm được điều
tuyệt vời này là nhờ vào 3 yếu tố mà Zing.vn luôn trung thành như sau: Nội

13


dung uy tín và đa dạng, cập nhật liên tục thay đổi hình thức và ứng dụng nền
tảng cơng nghệ thông tin hiện đại để tiếp cận độc giả hiệu quả hơn.
4/ Yan.vn
Yan.vn là trang web có nguồn gốc từ kênh truyền hình nổi tiếng YanTV.
Trang web này có nội dung đa dạng về thế giới Showbiz, các mẹo hữu ích đối
với bạn trẻ, các video hài hước nổi tiếng.
5/ Thanhnien online
Trang web báo Thanhnien online được ra đời vào ngày 11/1/2003 đến
nay đã hoạt động được khoảng 19 năm. Đây là trang báo khơng chỉ có nội dung
phong phú, đặc sắc được cập nhật nhanh chóng từng giờ mà bạn đọc cịn được
cung cấp một nội dung truyền thơng đa phương tiện đầy sức hấp dẫn. Trang
báo được phân chia các mục rõ ràng, trung tâm trang nhất luôn là những tin tức
nóng hổi về thời sự, gồm có một tin nổi bật và nhiều thông tin của các lĩnh vực
khác như chính trị - xã hội, kinh tế, giải trí, … Ngồi việc vẫn bám theo những
sự kiện quan trọng mang nét truyền thống của báo Thanh niên thì Thanhnien
online cũng đi sâu vào các vấn đề thường ngày ngoài cuộc sống đặc biệt là cuộc

sống của giới trẻ hiện nay đem đến cho bạn đọc những góc nhìn thú vị, thiết
thực.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, chúng tơi đã trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến
đề tài này. Với vấn đề trộn mã, chúng tôi đã đưa ra những quan niệm khác nhau
về trộn mã, các dạng trộn mã đồng thời cũng xác định rõ tính phổ biến của các
dạng trộn mã này.
Bên cạnh đó, vấn đề lí thuyết về báo điện tử cũng được chúng tơi trình
bày trên các phần cụ thể: khái niệm, đặc trưng. Đây sẽ là những căn cứ quan
trọng để chúng tơi tìm hiểu hiện tượng trộn mã trong các bài báo của báo điện
tử.

14


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TRỘN MÃ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ
Để rút ra những kết luận về đặc điểm của hiện tượng trộn mã ngôn ngữ
trên báo điện tử, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngữ liệu nghiên cứu bằng cách
thu thập các bài báo ở các trang báo điện tử khác nhau như Kenh14.vn, Yan.vn,
Zing.vn, Thanhnien Online … Tiêu chí để chúng tơi lựa chọn những trang báo
điện tử lấy làm ngữ liệu là lựa chọn những trang báo có số lượng bạn đọc đơng
đảo là học sinh, sinh viên.
Phương pháp khảo sát của chúng tôi là lựa chọn ngẫu nhiên 900 bài báo
trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 – 4/2022 trong các trang báo điện tử
trên Kenh14.vn, Yan.vn, Zing.vn, Thanhnien Olnine, …Ở từng trang báo,
chúng tôi đều tiến hành thống kê hiện tượng trộn mã trên tất cả các chuyên mục
như: Ngôi sao, âm nhạc, đời sống, thể thao, làm đẹp, thế giới, công nghệ, giới
trẻ, tài chính – kinh doanh… Trong mỗi một bài báo, các mã trộn được sử dụng

đều được ghi lại một cách cụ thể:
STT

Mã trộn

Ngữ cảnh xuất hiện

Tên bài báo

Thời gian
xuất bản

Kết quả thống kê các mã trộn trong ngôn ngữ ở các trang báo điện tử mà
chúng tôi thu thập được là 692 mã.
Các mã trộn trong ngôn ngữ báo điện tử có thể được xem xét và tìm hiểu
trên các đặc điểm về cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa. Đây là những phương diện
để nhìn nhận mã trộn một cách tồn diện nhất, từ đó giúp chúng tôi đưa ra
những định hướng về việc sử dụng mã trộn trong ngôn ngữ báo điện tử.
2.1. Đặc điểm cấu tạo của mã trộn
Với sự xuất hiện nguyên dạng, mã trộn có thể có tư cách là từ, cụm từ
hoặc câu. Dưới đây là bảng phân loại mã trộn theo đặc điểm cấu tạo.

15


Bảng 2.1. Phân loại mã trộn theo đặc điểm cấu tạo
Đơn vị
cấu tạo

Số

lượng

Tỉ lệ phần
trăm

Ví dụ

Từ

573

82,8%

- “Chưa dừng lại ở đó, scandal tình cảm
và có con với Thiên An nhưng khơng làm
trịn trách nhiệm cũng khiến anh bị mất
thiện cảm trong lịng cơng chúng”.
(11/1/2022, Yan.vn)
- “Mẹ ác ma, Cha thiên sứ là bản remake
từ bộ phim đình đám Trung Quốc Mẹ hổ,
Bố mèo do hai diễn viên thực lực Triệu Vy
và Đồng Đại Vỹ thủ vai chính”.
“Nữ diễn viên là một trong những cái tên
đắt show của làng giải trí với nhiều sự
kiện, quảng cáo”. (6/1/2022, Yan.vn)
- “Trên profile của anh này thì cũng có
một số tựa phim được ghi là “vai chính”
như Lặng Yên Dưới Vực Sâu, Quỳnh Búp
Bê, Mê Cung, Hồ Sơ Cá Sấu, Hướng
Dương Ngược Nắng hay gần đây nhất là

Thương Ngày Nắng Về”. (6/11/2022,
Yan.vn).
- “Cả hai diện trang phục đơn giản và
hiện tại spotlight đều dành hết cho nhân
vật nhí chính giữa”. (6/1/2022, Yan.vn)
- “14 resort này có điểm chung là các khu
nghỉ dưỡng sinh thái, nằm ở vị trí tách
biệt, gần gũi với thiên nhiên và động vật
hoang dã”. (4/2/2022, Zing.vn)

16


- “BTV chỉ ra 5 món skincare bình dân
chất lượng nhất, nâng cấp da thăng hạng
mà cực "êm ví". (23/1/2022, Kenh14.vn)
- “Tuy nhiên, đoạn teaser mới của nhóm
tiếp tục gây tranh cãi”. (10/4/2022,
Zing.vn)
- “Mới đây, nữ ca sĩ 8x bất ngờ đăng tải
story chia sẻ câu chuyện bị netizen soi
mói, bàn tán đánh giá cô nghèo, số tiền
được trả cho 1 show diễn chỉ 2-3000$”.
(12/4/2022, Kenh 14.vn)
- “Hương Giang cho biết, muốn dùng
hàng hiệu khơng lỗ mà cịn sinh lời, chị
em cứ cái gì classic của thương hiệu thì
mua”. (10/4/2022, Kenh 14.vn)

Cụm từ


119

17,2%

- “Karina là thành viên "bất tài" nhất
aespa: Main dancer nhưng nhảy thua
Winter, all-rounder chỉ là "danh hão" do
fan nhận định?” (25/1/2022, Kenh14.vn)
- “Trong những ngày đầu năm này, quần
short jeans hay kaki luôn là lựa chọn hàng
đầu của các cô gái bởi sự tươi trẻ, năng
động”. (14/2/2022, Yan.vn)
- “Đây cũng là item được các bạn trẻ
chuộng streetstyle rất yêu thích”.
(1/12/2021, Yan.vn)
- “Vào tối thứ 7 ngày 09 tháng 04 vừa
qua, IVY moda đã trình làng digital show
17


trên fanpage chính thức và thu hút được
sự đón xem của hàng triệu khán giả trên
khắp các nền tảng online”. (12/4/2022,
Kenh 14.vn)
- “Bước vào máy bay, cô đã thay sang
style casual không thể thoải mái hơn: áo
nỉ + quần jogger + dép xỏ ngón”.
(11/4/2022, Kenh 14.vn)
- “Cơng việc của hai đứa khá bận rộn nên

mấy ngày lễ, chúng mình chỉ mong được
nghỉ ngơi, thư giãn chứ khơng có nhu cầu
phải quần áo là lượt đi check-in khắp
nơi”. (8/4/2022, Zing.vn)
- “Theo đó, boygroup thường diện những
outfit có tơng màu pastel, hoặc đôi khi
kết hợp họa tiết hoa lá”. (18/12/2021,
Yan.vn)
- “Thế mà người hâm mộ còn "mừng hụt",
cứ tưởng sẽ được chào đón màn
comeback đặc biệt nào từ 4 cơ gái”.
(11/12/2021, Yan.vn)

Tổng số

692

100%

Từ bảng 2.1, xét trên phương diện cấu tạo của mã trộn trong ngôn ngữ
của báo điện tử, chúng tôi rút ra các kết luận như sau:
Dạng thức cấu tạo từ là dạng thức chiếm tỉ lệ lớn 573 (chiếm 82,8%) so
với đơn vị cụm từ là 119 (chiếm 17,2%) và khơng có mã trộn đối với đơn vị
câu. Ngun nhân bắt nguồn từ tính linh hoạt của từ: dạng thức ngắn gọn, linh
hoạt được sử dụng trên nhiều ngữ cảnh khác nhau, dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo
18


được tính hàm súc, bao quát của bài báo cho nên mã trộn ở dạng thức từ luôn
được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ báo điện tử.

Trái với dạng thức cấu tạo từ, mã trộn ở dạng thức cụm từ xuất hiện ít
hơn và chủ yếu là ở dạng 2 yếu tố như: rich kid, top trending, free style, hot
boy, check – in, hot trend, eat clean, top trending, girlgroup, boygroup, beauty
blogger, local brand, street style, cut – out, … ví dụ như: “Ca khúc của Đơng
Nhi đang thu hút lượt nghe của đơng đảo người hâm mộ, nhanh chóng lọt top
trending YouTube” (31/3/2022, Kenh14.vn); “Nếu như trước đây các local
brand của Việt Nam thường “lép vế”hơn những thương hiệu quốc tế thì này,
các thương hiệu này đang ngày càng khẳng định được sức nóng của mình.
Đứng cạnh những tên tuổi lớn đến từ nước ngoài, các brand này vẫn khơng hề
hề lép vế.” (31/12/2021, Yan.vn); “Có mặt tại những sự kiện tại xứ sở chùa
vàng, người đẹp gốc Sài Thành dành nhiều cảm tình cho những bộ cánh mang
tơng màu rực rỡ, xẻ tà cao hay có những chi tiết cut-out giúp phơ diễn triệt để
lợi thế hình thể.” (7/1/2022, Yan.vn); “Khơng chỉ có cơ gái này, anh Bơng Tím
(Chính Nghĩa) cũng khiến dân tình được phen cười nghiêng ngả khi dựng xe
check - in ngoài trạm xăng với khn mặt buồn rầu vì xăng tăng giá.”
(16/3/2022, Yan.vn) …
Ngồi ra, các trường hợp cụm từ xuất hiện nhiều hơn 2 yếu tố thường rất
ít như: Beauty – fashion reviewer (Không chỉ xinh đẹp, các beauty - fashion
reviewer của nước ta cịn sở hữu profile cực “khủng” mà ai nhìn vào cũng phải
ao ước. 23/1/2022, kenh14.vn); mix&match (Nổi tiếng là fashionista hàng đầu
Việt Nam, Quỳnh Anh Shyn luôn khiến dân tình trầm trồ với những màn
mix&match ấn tượng. 6/1/2022, Yan.vn); short jeans basic (lép vế nhất trong
cuộc đụng hàng này chắc chắn là Mai Davika. Cũng là dạo chơi bên bờ biển
nhưng cách mix&match của “ma nữ đẹp nhất Thái Lan” lại đơn giản đến
không thể đơn giản hơn, cô phối cùng shorts jeans basic. 12/4/2022,
Kenh14.vn); rich kid Vbiz (Tiệc sinh nhật của các rich kid Vbiz. 13/4/2022,
Kenh14.vn); poster concept teaser (Trong tấm ảnh mà cô nàng đăng tải, Thanh
Tâm đã cosplay lại tấm poster concept teaser đầu tiên mà BLACKPINK hé lộ
cho màn tái xuất của mình. 12/4/2022, Yan.vn) …


19


×