Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

xây dựng hệ thống quản lý nề nếp trong trường trung học phổ thông (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

NGUYỄN XUÂN TÚ
LÊ ANH TUẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NỀ NẾP TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Building a discipline management system in high schools
KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

NGUYỄN XUÂN TÚ – 18521585
LÊ ANH TUẤN - 18521597

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NỀ NẾP TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Building a discipline management system in high schools
KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. HUỲNH HỒ THỊ MỘNG TRINH

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


THƠNG TIN HỘI ĐỒNG CHẤM KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, thành lập theo Quyết định số
…………………… ngày ………………….. của Hiệu trưởng Trường Đại học Công
nghệ Thông tin.
1. ................................................. – Chủ tịch.
2. ................................................. – Thư ký.
3. ................................................. – Uỷ viên.
4. ................................................. – Uỷ viên.


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập tại trường đại học Công nghệ Thông tin, từ sự giảng dạy
nhiệt tình và hướng dẫn chu đáo từ phía thầy cơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Công
nghệ Phần mềm, chúng em đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích và vơ cùng cần
thiết để có thể có được một chuyên môn vững chắc trong tương lai. Thông qua khố
luận này, chúng em đã thể hiện những gì đã được học và phối hợp lại để cố gắng tạo
nên một sản phẩm có khả năng đưa vào hoạt động thực tế, bước đầu là quy mô vừa
và nhỏ, dần dần hướng đến một sản phẩm hoàn chỉnh với quy mô lớn.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Công nghệ
Thông tin nói chung, và q thầy cơ khoa Cơng nghệ Phần mềm nói riêng, đặc biệt
là cơ Huỳnh Hồ Thị Mộng Trinh đã chu đáo và tận tình hướng dẫn chúng em, giúp
chúng em có điều kiện tốt nhất để hồn thành khố luận với chất lượng cao nhất.

Cảm ơn giảng viên phản biện và các thầy cô trong hội đồng chấm khố luận với
những lời khun, góp ý q báu và bổ ích. Từ đó bài luận văn của em đã trở nên
hồn thiện hơn.
Tiếp theo, nhóm xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường THPT Hà Huy Tập – Hà
Tĩnh đã tham gia khảo sát, đưa ra những vấn đề giúp chúng em xác định được u
cầu tốt hơn và giúp đỡ nhóm trong q trình triển khai thử nghiệm hệ thống.
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè đã cùng góp ý
đến khố luận của nhóm.
Trong suốt q trình thực hiện khố luận, do quy mơ của sản phẩm khá lớn so với các
đồ án thông thường khác, với thời gian và vốn kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế, chắc
chắn khó tránh khỏi những sai sót khơng mong muốn. Chúng em rất mong nhận được
sự góp ý chân thành từ phía thầy cơ và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
Nguyễn Xuân Tú
Lê Anh Tuấn


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..........................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................2
1.2. Mục tiêu ...........................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
1.4. Phương pháp thực hiện ....................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ ..............................................................6
2.1. Phần mềm hướng dịch vụ (SaaS).....................................................................6
2.2. ABP Framework ..............................................................................................8
2.3. Microsoft SQL Server ......................................................................................9
2.4. ReactJS...........................................................................................................10
2.5. Redux .............................................................................................................12

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NỀ NẾP TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG....................................................................................13
3.1. Khảo sát hiện trạng và thu thập yêu cầu ........................................................13
3.1.1. Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát ...........................................................13
3.1.2. Mô tả bài toán thực tế .............................................................................17
3.2. Đặc tả yêu cầu ................................................................................................20
3.3. Sơ đồ Usecase ................................................................................................29
3.4. Thiết kế dữ liệu ..............................................................................................57
3.5. Thiết kế hệ thống ...........................................................................................71
3.6. Thiết kế giao diện và xử lý ............................................................................73
3.6.1. Sơ đồ liên kết các giao diện theo từng vai trò ........................................73


3.6.2. Mơ tả chi tiết các giao diện chính ...........................................................82
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ......................................................................................115
4.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................115
4.2. Hướng phát triển ..........................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................117


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình quản lý nề nếp cũ và mới .............................................................4
Hình 2.1 Ảnh minh họa Saas.......................................................................................6
Hình 2.2 Logo ABP Framework .................................................................................8
Hình 2.3 Logo SQL Server .......................................................................................10
Hình 2.4 Logo ReactJS .............................................................................................11
Hình 2.5 Hình ảnh minh hoạ cho các state nếu sử dụng và khơng sử dụng Redux ..12
Hình 3.1 Sơ đồ Usecase tổng quát ............................................................................29
Hình 3.2 Sơ đồ ERD của hệ thống ............................................................................57
Hình 3.3 Sơ đồ kiến trúc hệ thống ............................................................................71

Hình 3.4 Sơ đồ liên kết các giao diện của quản trị viên (chủ hệ thống) ...................73
Hình 3.5 Sơ đồ liên kết các giao diện website của quản trị viên (khách thuê) .........74
Hình 3.6 Sơ đồ liên kết các giao diện website của cán bộ nề nếp ............................76
Hình 3.7 Sơ đồ liên kết các giao diện website của cờ đỏ, học sinh giữ sổ đầu bài...79
Hình 3.8 Sơ đồ liên kết các giao diện ứng dụng di động của cờ đỏ, học sinh giữ sổ
đầu bài .......................................................................................................................80
Hình 3.9 Giao diện đăng nhập trên website ..............................................................82
Hình 3.10 Giao diện quản lý khách thuê trên website ..............................................83
Hình 3.11 Giao diện quản lý người dùng trên website .............................................84
Hình 3.12 Giao diện quản lý vai trị trên website .....................................................86
Hình 3.13 Giao diện quản lý học sinh trên website ..................................................87
Hình 3.14 Giao diện quản lý quy định nề nếp trên website ......................................89
Hình 3.15 Giao diện quản lý tiêu chí nề nếp trên website ........................................90
Hình 3.16 Giao diện biểu đồ TOP 5 lớp có điểm nề nếp cao nhất theo tuần ............92
Hình 3.17 Giao diện biểu đồ TOP 5 lỗi vi phạm nhiều nhất theo tuần .....................92
Hình 3.18 Giao diện duyệt phiếu chấm trên website ................................................93
Hình 3.19 Giao diện chi tiết phiếu chấm trên website ..............................................94
Hình 3.20 Giao diện duyệt sổ đầu bài trên website ..................................................95
Hình 3.21 Giao diện quản lý phiếu chấm điểm nề nếp của tôi trên website .............96


Hình 3.22 Giao diện tạo/cập nhật phiếu chấm vi phạm trên website .......................97
Hình 3.23 Giao diện quản lý phiếu nộp sổ đầu bài của tơi trên website ...................98
Hình 3.24 Giao diện tạo/cập nhật phiếu chấm sổ đầu bài trên website ..................100
Hình 3.25 Giao diện phân cơng học sinh trực cờ đỏ trên website ..........................101
Hình 3.26 Giao diện quản lý phân cơng học sinh trực cờ đỏ trên website .............102
Hình 3.27 Giao diện phân công học sinh nộp sổ đầu bài trên website ...................102
Hình 3.28 Giao diện quản lý phân cơng học sinh giữ sổ đầu bài trên website .......103
Hình 3.29 Giao diện xếp hạng thi đua nề nếp trên website ....................................103
Hình 3.30 Giao diện thống kê lớp vi phạm trên website ........................................104

Hình 3.31 Giao diện thống kê lỗi vi phạm trên website .........................................106
Hình 3.32 Giao diện thống kê học sinh vi phạm trên website ................................106
Hình 3.33 Giao diện trang chủ trên ứng dụng di động ...........................................107
Hình 3.34 Giao diện thêm vi phạm trên ứng dụng di động ....................................108
Hình 3.35 Giao diện thêm vi phạm trên ứng dụng di động ....................................109
Hình 3.36 Giao diện gửi phiếu chấm vi phạm trên ứng dụng di động....................110
Hình 3.37 Giao diện lịch sử chấm vi phạm trên ứng dụng di động ........................111
Hình 3.38 Giao diện lịch sử chấm thành tích trên ứng dụng di động .....................112
Hình 3.39 Giao diện thêm phiếu thành tích trên ứng dụng di động ........................113
Hình 3.40 Giao diện thơng tin tài khoản trên ứng dụng di động ............................114


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Danh sách đối tượng khảo sát ....................................................................13
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nghiệp vụ trường THPT Hà Huy Tập ............................13
Bảng 3.3 Danh sách các yêu cầu ...............................................................................20
Bảng 3.4 Biểu mẫu phiếu chấm điểm thi đua của lớp ..............................................21
Bảng 3.5 Biểu mẫu phiếu báo cáo xếp hạng thi đua của các lớp ..............................22
Bảng 3.6 Biểu mẫu phiếu báo cáo tình hình thi đua của một lớp .............................22
Bảng 3.7 Biểu mẫu phiếu báo cáo vi phạm của học sinh..........................................23
Bảng 3.8 Biểu mẫu phiếu báo cáo những học sinh vi phạm nhiều nhất ...................24
Bảng 3.9 Biểu mẫu phiếu báo cáo những lỗi vi phạm nhiều nhất ............................25
Bảng 3.10 Biểu mẫu phiếu thông tin phong trào, thi đua, chiến dịch .......................25
Bảng 3.11 Biểu mẫu tạo khóa học mới .....................................................................26
Bảng 3.12 Biểu mẫu tạo lớp mới ..............................................................................27
Bảng 3.13 Biểu mẫu tạo giáo viên mới .....................................................................27
Bảng 3.14 Biểu mẫu tạo học sinh mới ......................................................................28
Bảng 3.15 Danh sách các actor .................................................................................30
Bảng 3.16 Danh sách các usecase .............................................................................30
Bảng 3.17 Đặc tả Usecase Quản lý khách thuê.........................................................33

Bảng 3.18 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa khách thuê ..............................................34
Bảng 3.19 Đặc tả Usecase Quản lý phân quyền .......................................................35
Bảng 3.20 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa role ..........................................................36
Bảng 3.21 Đặc tả Usecase Thêm/xóa permission cho role .......................................37
Bảng 3.22 Đặc tả Usecase Quản lý học sinh.............................................................38
Bảng 3.23 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa học sinh ..................................................39
Bảng 3.24 Đặc tả Usecase Quản lý các tiêu chí thi đua ............................................40
Bảng 3.25 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa tiêu chí thi đua ........................................41
Bảng 3.26 Đặc tả Usecase Quản lý quy định chấm điểm thi đua .............................42
Bảng 3.27 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa quy định chấm điểm thi đua ...................43
Bảng 3.28 Đặc tả Usecase Thống kê những lớp phạm nhiều ...................................44


Bảng 3.29 Đặc tả Usecase Thống kê những lỗi vi phạm nhiều ................................45
Bảng 3.30 Đặc tả Usecase Thống kê học sinh vi phạm nhiều ..................................46
Bảng 3.31 Đặc tả Usecase Báo cáo tình hình thi đua của lớp...................................47
Bảng 3.32 Đặc tả Usecase Gửi báo cáo tình hình thi đua của lớp cho GVCN .........48
Bảng 3.33 Đặc tả Usecase Xếp hạng thi đua của các lớp .........................................48
Bảng 3.34 Đặc tả Usecase Quản lý người dùng........................................................49
Bảng 3.35 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa người dùng..............................................50
Bảng 3.36 Đặc tả Usecase Phân công cờ đỏ .............................................................51
Bảng 3.37 Đặc tả Usecase Phân công học sinh nộp sổ đầu bài ................................52
Bảng 3.38 Đặc tả Usecase Duyệt các phiếu chấm nề nếp.........................................53
Bảng 3.39 Đặc tả Usecase Duyệt các phiếu thông tin sổ đầu bài .............................54
Bảng 3.40 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa phiếu chấm nề nếp ..................................54
Bảng 3.41 Đặc tả Usecase Thêm/xóa/sửa phiếu thông tin sổ đầu bài cuối tuần.......55
Bảng 3.42 Bảng Courses ...........................................................................................57
Bảng 3.43 Bảng Grades.............................................................................................58
Bảng 3.44 Bảng Classes ............................................................................................58
Bảng 3.45 Bảng Teachers .........................................................................................60

Bảng 3.46 Bảng Pupils ..............................................................................................60
Bảng 3.47 Bảng Users ...............................................................................................61
Bảng 3.48 Bảng Roles ...............................................................................................62
Bảng 3.49 Bảng UserRoles .......................................................................................62
Bảng 3.50 Bảng Permissions.....................................................................................62
Bảng 3.51 Bảng RolesPermissions ...........................................................................63
Bảng 3.52 Bảng Criterias ..........................................................................................63
Bảng 3.53 Bảng Regulations .....................................................................................64
Bảng 3.54 Bảng RegulationsTypes ...........................................................................65
Bảng 3.55 Bảng Assignments ...................................................................................65
Bảng 3.56 Bảng DisciplineReports ...........................................................................66
Bảng 3.57 Bảng DisciplineClassReports ..................................................................66


Bảng 3.58 Bảng DisciplineClassReportItems ...........................................................67
Bảng 3.59 Bảng DisciplinePupilReports ..................................................................67
Bảng 3.60 Bảng LessonRegistrations .......................................................................68
Bảng 3.61 Bảng LessonRegisterPhotos ....................................................................69
Bảng 3.62 Bảng Tenants ...........................................................................................70
Bảng 3.63 Bảng mơ tả các màn hình chính trên sơ đồ liên kết các giao diện của
quản trị viên (chủ hệ thống) ......................................................................................73
Bảng 3.64 Bảng mô tả các màn hình chính trên sơ đồ liên kết các giao diện website
của quản trị viên (khách thuê) ...................................................................................74
Bảng 3.65 Bảng mô tả các màn hình chính trên sơ đồ liên kết các giao diện website
của cán bộ nề nếp ......................................................................................................77
Bảng 3.66 Bảng mơ tả các màn hình chính trên sơ đồ liên kết các giao diện website
của cờ đỏ, học sinh giữ sổ đầu bài ............................................................................79
Bảng 3.67 Bảng mô tả các màn hình chính trên sơ đồ liên kết các giao diện ứng
dụng di động của cờ đỏ, học sinh giữ sổ đầu bài ......................................................80
Bảng 3.68 Bảng mô tả các thành phần giao diện đăng nhập trên website ................82

Bảng 3.69 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý khách thuê trên website ..83
Bảng 3.70 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý người dùng trên website .84
Bảng 3.71 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý vai trị trên website .........86
Bảng 3.72 Bảng mơ tả các thành phần giao diện quản lý học sinh trên website ......87
Bảng 3.73 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý quy định nề nếp trên
website .......................................................................................................................89
Bảng 3.74 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý tiêu chí nề nếp trên website
...................................................................................................................................90
Bảng 3.75 Bảng mơ tả các thành phần giao diện duyệt phiếu chấm trên website ....93
Bảng 3.76 Bảng mô tả các thành phần giao diện chi tiết phiếu chấm trên website ..94
Bảng 3.77 Bảng mô tả các thành phần giao diện duyệt sổ đầu bài trên website ......95
Bảng 3.78 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý phiếu chấm điểm nề nếp
của tôi trên website....................................................................................................96


Bảng 3.79 Bảng mô tả các thành phần giao diện tạo/cập nhật phiếu chấm vi phạm
trên website ...............................................................................................................98
Bảng 3.80 Bảng mô tả các thành phần giao diện quản lý phiếu nộp sổ đầu bài của
tôi trên website ..........................................................................................................99
Bảng 3.81 Bảng mô tả các thành phần giao diện tạo/cập nhật phiếu chấm sổ đầu bài
trên website .............................................................................................................100
Bảng 3.82 Bảng mô tả các thành phần giao diện phân công học sinh trực cờ đỏ trên
website .....................................................................................................................101
Bảng 3.83 Bảng mô tả các thành phần giao diện phân công học sinh nộp sổ đầu bài
trên website .............................................................................................................103
Bảng 3.84 Bảng mô tả các thành phần giao diện xếp hạng thi đua nề nếp trên
website .....................................................................................................................104
Bảng 3.85 Bảng mô tả các thành phần giao diện thống kê trên website.................105
Bảng 3.86 Bảng mô tả các thành phần giao diện trang chủ trên ứng dụng di động107
Bảng 3.87 Bảng mô tả các thành phần giao diện thêm vi phạm trên ứng dụng di

động .........................................................................................................................108
Bảng 3.88 Bảng mô tả các thành phần giao diện thêm vi phạm trên ứng dụng di
động .........................................................................................................................109
Bảng 3.89 Bảng mô tả các thành phần giao diện gửi phiếu chấm vi phạm trên ứng
dụng di động ............................................................................................................110
Bảng 3.90 Bảng mô tả các thành phần giao diện lịch sử chấm vi phạm trên ứng
dụng di động ............................................................................................................111
Bảng 3.91 Bảng mô tả các thành phần giao diện lịch sử chấm thành tích trên ứng
dụng di động ............................................................................................................112
Bảng 3.92 Bảng mô tả các thành phần giao diện thêm phiếu thành tích trên ứng
dụng di động ............................................................................................................113
Bảng 3.93 Bảng mô tả các thành phần giao diện thông tin tài khoản trên ứng dụng
di động .....................................................................................................................114


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

Saas

Software as a service

2


SĐB

Sổ đầu bài

3

THPT

Trung học phổ thông


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong các trường THPT hiện nay, việc xây dựng nề nếp học sinh là một trong những
mục tiêu quan trọng trong công tác trồng người. Vậy nên công việc quản lý, theo dõi
nề nếp học sinh, các lớp học là bắt buộc và được thực hiện hằng ngày.
Thông qua việc khảo sát và trao đổi trực tiếp với các giáo viên các trường THPT, hiện
nay hầu hết tất cả các trường THPT đang thực hiện việc quản lý và chấm điểm nề nếp
học sinh, lớp học đang cịn thủ cơng, ghi chép vào sổ đỏ. Việc đó không những gây
mất khá nhiều thời gian trong việc đưa ra xếp loại các lớp mà cịn rất khó trong việc
tổng hợp và xem lại thông tin vi phạm, khen thưởng của học sinh và các lớp học.
Nhận ra được những sự khó khăn trong việc quản lý nề nếp của các trường THPT
nhóm em quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Xây dựng
hệ thống quản lý nề nếp trong trường THPT” với ý tưởng xây dựng một hệ thống có
thể khắc phục những khó khăn đang tồn tại nêu trên.
Phần mềm của chúng em được phát triển theo hướng dịch vụ, cung cấp giải pháp
quản lý nề nếp cho nhiều trường THPT. Tuy nhiên, để có thể phát triển được khóa
luận với mục tiêu đưa đề tài áp dụng vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất có thể,
nhóm chúng em đã liên lạc và nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ quản lý nề nếp
trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh hỗ trợ chúng em xây dựng nghiệp vụ và quy
trình trong việc quản lý nề nếp hiện tại ở trường. Qua những quy trình và nghiệp vụ

đó, chúng em đã phân tích và xây dựng hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu quản
lý nề nếp tại trường. Khi đó việc chấm điểm nề nếp sẽ thực hiện trên website hoặc
ứng dụng di động và việc thực hiện phê duyệt, tổng hợp, đưa ra kết quả xếp hạng sẽ
được thực hiện trên website .
Sau khi phát triển thành cơng hệ thống, nhóm chúng em đang tiến hành thử nghiệm,
trao đổi với các thầy cô, cán bộ quản lý nền nếp cũng như các em học sinh cờ đỏ
trường THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh dùng thử phần mềm để có thể nhận lại các phản
hồi và tối ưu thêm hệ thống để phù hợp hơn với nhu cầu nhà trường.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong mơi trường giáo dục, ngồi việc trau dồi kiến thức cho các em thì giáo dục nề
nếp đạo đức tính kỷ luật cũng chính là những yếu tố hết sức quan trọng mà giáo viên,
cán bộ nề nếp cần phải thực hiện trong cơng tác giáo dục của mình. Đi kèm theo đó
các giáo viên, cán bộ nề nếp rất cần có một cơng cụ có thể hỗ trợ mình trong công
việc ghi nhận các kết quả vi phạm, khen thưởng của học sinh. Từ đó, việc đưa ra kết
quả xếp hạng, báo cáo nề nếp của các lớp học và học sinh dễ dàng, đơn giản hơn. Khi
đó giáo viên và các cán bộ nề nếp có thể tập trung vào cơng việc chun mơn của
mình là làm sao xây dựng các quy định, vận hành các quy định đó nhằm đảm bảo nề
nếp tốt nhất cho nhà trường, lớp học, các bạn học sinh. Tuy nhiên, khi nhóm em có
liên hệ với các thầy cơ quản lý nề nếp THPT cũ ở trường đã từng theo học thì hiện
nay trường chưa có một cơng cụ nào hỗ trợ giáo viên, cán bộ nề nếp trong công tác
quản lý nề nếp. Mọi cơng việc trong q trình quản lý nề nếp đều thực hiện một cách
thủ công, thông tin nề nếp được ghi chép lại trong các sổ và tài liệu giấy, việc chuyển
giao các tài liệu đó cũng được thực hiện một cách thủ công – trao tận tay, việc tính
điểm, xếp hạng cũng thực hiện một cách thủ cơng là nhập vào phần mềm excel và
tính tốn. Hơn nữa, thông tin nề nếp lưu dưới dạng tài liệu giấy, gia tăng về số lượng

theo thời gian, khi đó việc lưu trữ và thống kê, báo cáo cũng dần trở nên bất tiện, tốn
thời gian.
Tiếp đó, bọn em đã mở rộng phạm vi khảo sát ra các trường THPT lân cận và các
trường THPT cũ của các bạn mình, song song với việc tìm kiếm trên google thì hiện
tại chưa có một hệ thống hồn chỉnh trong việc hỗ trợ đầy đủ các công việc cần thực
hiện hằng ngày của các cán bộ quản lý nề nếp và các em học sinh cờ đỏ. Có những
phần mềm hỗ trợ tính tốn kết quả xếp hạng các lớp và vi phạm, khen thưởng của học
sinh tuy nhiên vẫn còn phải nhập liệu từ sổ đầu bài. Dẫn đến, sổ đỏ là một cơng cụ
bắt buộc phải có và các bạn học sinh cờ đỏ đang phải nhập liệu thủ cơng, sau đó phải

2


đọc dữ liệu trên sổ đỏ đưa dữ lên hệ thống. Vậy nên những phần mềm như vậy chỉ
giải quyết được một phần vấn đề mà chưa thể giải quyết được triệt để.
1.2. Mục tiêu
Từ những phân tích trên, nhóm em đã thực hiện xây dựng một hệ thống hỗ trợ quản
lý nề nếp tại các trường THPT trên cả hai nền tảng website và ứng dụng di động, đáp
ứng đầy đủ và tinh gọn các nghiệp vụ quản lý nề nếp hiện có tại trường. Đảm bảo về
tính tiện lợi trong quá trình sử dụng, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện báo cáo, thống
kê mà trước kia các cán bộ nề nếp phải thực hiện thủ công. Với các chức năng chính
bao gồm:
-

Website:
o Quản lý các khách thuê (phần mềm hướng dịch vụ khách thuê sẽ là các
trường THPT).
o Chấm điểm nề nếp của các lớp học và học sinh
o Gửi thông tin điểm tổng kết sổ đầu bài vào cuối tuần
o Phân công học sinh trực cờ đỏ, học sinh nộp sổ đầu bài

o Duyệt các phiếu chấm nề nếp, duyệt các phiếu thông tin sổ đầu bài
o Xếp hạng thi đua các lớp học theo tuần, theo tháng và theo học kỳ
o Thống kê lớp vi phạm, lỗi vi phạm, học sinh vi phạm theo tuần, theo
tháng và theo học kỳ
o Quản lý thông tin khóa học, giáo viên, lớp học, học sinh, khối
o Quản lý thơng tin tiêu chí nề nếp, quy định nề nếp
o Quản lý người dùng, vai trò

-

Ứng dụng di động:
o Chấm điểm nề nếp của các lớp học và học sinh
o Gửi thông tin điểm tổng kết sổ đầu bài vào cuối tuần

3


Hình 1.1 Quy trình quản lý nề nếp cũ và mới
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng sử dụng:
o Cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý nề nếp trường THPT
o Các em học sinh cờ đỏ và các em học sinh giữ sổ đầu bài.

-

Phạm vi: Mục tiêu chính của khóa luận chúng em hướng tới phạm vi cụ thể
là trường THPT Hà Huy Tập, địa chỉ: Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh.


1.4. Phương pháp thực hiện
Thực hiện đề tài theo các bước:
-

Phân tích đề tài: Tìm hiểu những khó khăn hạn chế của việc quản lý nề nếp tại
các trường THPT hiện nay thông qua khảo sát hiện trạng và thu thập yêu cầu
bằng cách phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi.

-

Tham khảo một số hệ thống tương tự ở nhiều trang Web khác, tìm hiểu điểm
mạnh và hạn chế.

-

Phân tích các u cầu đã thu thập được.

-

Thiết kế cơ bản các yêu cầu.

4


-

Nghiên cứu công nghệ để áp dụng.

-


Phát triển sản phẩm qua các giai đoạn, đồng thời nhận ý kiến phản hồi.

-

Kiểm thử và hồn thiện.

-

Cài đặt mơi trường để triển khai và chạy thử nghiệm, sau đó là chạy thực tế hệ
thống.

-

Nhận ý kiến phản hồi từ trường học thử nghiệm sau đó tối ưu, cải thiện thêm
hệ thống.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ
2.1. Phần mềm hướng dịch vụ (SaaS1)
-

Phần mềm hướng dịch vụ (Software as a service) hay gọi tắt là SaaS, được
hiểu là một mơ hình phân phối các ứng dụng phần mềm. Trong đó, nhà cung
cấp chỉ bán dịch vụ sử dụng trên phần mềm chứ khơng bán phần mềm. Có
thể hiểu đơn giản là, nhà cung cấp tạo ra phần mềm và duy trì một phần trên
nền tảng web. Còn người dùng từ khắp nơi trên thế giới có thể truy cập thơng
qua mơi trường internet để sử dụng, và có thể phải trả một khoản phí nhất
định để có thể sử dụng dịch vụ này. SaaS hiện nay rất phổ biến và được xem

là mơ hình 4.0 ưu việt hơn rất nhiều so với các dạng phần mềm được cấp
phép vĩnh viễn mà doanh nghiệp mua lại.

Hình 2.1 Ảnh minh họa Saas2
-

Mục đích sử dụng của SaaS:
o Khả năng truy cập: Khách hàng có thể truy cập vào các ứng dụng thơng
qua trình duyệt trên Internet mà không phải cài đặt trên máy tính của
mình.
o Khả năng cập nhật: Phần mềm có thể cập nhật một cách liên tục và tự
động mà không ảnh hướng đến trải nghiệm người dùng. Những cập

1

Nguồn: />2
Nguồn: />
6


nhật về tính năng hay các bản vá về bảo mật sẽ được cập nhật tức thời
đảm bảo an ninh hệ thống.
o Khả năng tương thích phần cứng: Phần mềm truyền thống yêu cầu phải
được cài đặt trên máy tính. Do đó sự phụ thuộc vào hệ điều hành hay
phần cứng là rất lớn. SaaS sẽ giải quyết được điều này, môi trường Web
là môi trường được hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành. Vì vậy chỉ cần
một phần mềm trình duyệt web, người dùng có thể truy cập vào website
để sử dụng phần mềm mà không cần lo về vấn đề phần cứng.
o Khả năng lưu trữ: Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, đồng thời có khả
năng sao lưu. Vì vậy giảm rủi ro mất mát dữ liệu khi lưu trữ.

-

Ưu điểm của SaaS: Ưu điểm của SaaS đã được thể hiện rõ ở mục đích sử dụng.
Ngồi ra SaaS cũng có những ưu điểm về mặt phát triển phần mềm như:
o Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng: Ưu điểm đặc biệt lớn của dữ liệu
đám mây nói chung cũng như SaaS nói riêng là khả năng mở rộng. Dễ
dàng tăng gấp đôi hay gấp 3,.. số lượng tài khoản hoặc tích hợp thêm
những phần mềm mới mà không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng hay cơ
sở dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp.
o Khả năng tính hợp cực kỳ lớn: Trên thực tế, người dùng luôn cần trao
đổi dữ liệu qua lại giữa những phần mềm với nhau để hệ thống hóa quy
trình và tiết kiệm thời gian, cơng sức làm việc. Hiểu được nhu cầu cần
thiết này, những nhà cung cấp đã phát triển khả năng tích hợp thành thế
mạnh vượt trội của mơ hình SaaS trên tồn thế giới
o Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Mơ hình SaaS giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được những khoản chi phí bao gồm: chi phí cơ hội, chi
phí chuyển đổi, nhân lực, thời gian. Khi sử dụng mơ hình SaaS, bạn
khơng cần phải cài đặt cũng như chạy những phần mềm nằm trong hệ
thống doanh nghiệp. Việc này giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí
khơng hề nhỏ liên quan đến việc mua giấy phép phần mềm, xây dựng
hệ cơ sở dữ liệu và lắp đặt phần cứng. Trong toàn bộ quá trình sử dụng
7


và trải nghiệm, mơ hình sẽ khơng u cầu thêm chi phí bảo trì và hỗ
trợ định kỳ như phần mềm khác.
-

Nhược điểm của SaaS:
o Yêu cầu bắt buộc kết nối internet: Người sử dụng mơ hình cần phải

kết nối internet để đăng nhập cũng như sử dụng phần mềm SaaS.
o Tính bảo mật hệ thống: Bởi chính tính năng dễ dàng triển khai, linh
hoạt, gọn nhẹ là một điểm yêu so với giải pháp on-premise là vấn đề
bảo mật. Trong SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở bên phía
nhà cung cấp chứ khơng đặt tại doanh nghiệp.
o Khách hàng mất quyền kiểm soát việc lập phiên bản: Nếu nhà cung
cấp áp dụng phiên bản mới của ứng dụng, ứng dụng đó sẽ được triển
khai cho tất cả khách hàng của mình, bất kể khách hàng có muốn
phiên bản mới hơn hay không.

2.2. ABP Framework
-

Khung phát triển phần mềm ABP (ABP Framework), là một khung phát triển
phần mềm mở mã nguồn, được xây dựng trên nền tảng .NET. ABP
Framework cung cấp một hạ tầng hoàn thiện để xây dựng các ứng dụng Web
hiện đại, bằng cách tuân theo các phương pháp ưu việt và quy chuẩn của phát
triển phần mềm.

Hình 2.2 Logo ABP Framework3
-

Mục đích sử dụng ABP Framework:
o Cung cấp hạ tầng phát triển phần mềm hoàn thiện: ABP Framework
cung cấp sẵn các giải pháp cho những bài toán thường gặp phải khi phát

3

Nguồn: />
8



triển phần mềm: Xác thực, phân quyền, phiên giao dịch (Transaction),
Giám sát và ghi lại (Audit logging), ...
o Hỗ trợ kiến trúc SaaS: ABP Framework cung cấp giải pháp việc phát
triển phần mềm hướng dịch vụ.
o Phát triển ứng dụng theo hướng module hóa, giúp việc bảo trì ứng dụng
dễ dàng hơn.
-

Ưu điểm của ABP Frameowork: Ưu điểm của SaaS đã được thể hiện rõ ở mục
đích sử dụng. Cụ thể hơn:
o Giảm thời gian phát triển phần mềm: Cũng cấp sẵn các giải pháp giải
quyết các bài toàn thường gặp trong phát triển phần mềm. Ta không
cần tốn thời gian để giải quyết các bài tồn đã có và đã được giải quyết
từ trước.
o Mã nguồn được đảm bảo về chất lượng vì đã tuân theo các tiêu chuẩn
coding best practices.
o Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Tiết kiệm thời gian đồng nghĩa tiết
kiệm chí phí về nguồn lực cho phát triển phần mềm.

-

Nhược điểm của SaaS
o Tương đối phức tạp và trừu tượng: Các API do Framework cung cấp
địi hịi nhà phát triển phần mềm cần có kiến thức nhất định để hiểu và
áp dụng đúng cách.
o Khả năng tùy chỉnh: Framework cũng cấp các giải pháp cho các bài
tốn có sẵn. Vì vậy nếu muốn giải quyết theo cách một cách khác, ta
cần tự phát triển giải pháp theo ý muốn. Framework không cung cấp

nhiều lựa chọn để ta tùy chỉnh.

2.3. Microsoft SQL Server
-

Microsoft SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft cung cấp, có
chức năng chính là lưu trữ và truy vấn dữ liệu. Microsoft SQL Server là một
hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

9


Hình 2.3 Logo SQL Server4
-

Mục đích sử dụng Microsoft SQL Server:
o Là nơi lưu trữ và quản trị dữ liệu cho hệ thống phần mềm.
o Hỗ trợ sao lưu dữ liệu

-

Ưu điểm của Microsoft SQL Server: Ưu điểm của SaaS đã được thể hiện rõ ở
mục đích sử dụng. Cụ thể hơn:
o Lưu trữ dữ liệu dựa trên tiêu chuẩn RDBMS (hệ quản trị cơ sở dữ liệu
quan hệ), giúp dữ liệu được liên kết chặt chẽ.
o Được phát triển bởi Microsoft, vì vậy thường xuyên được cập nhật, bảo
trì.
o Cộng đồng sử dụng rộng rãi

2.4. ReactJS

-

ReactJS là một thư viện viết bằng JavaScript, được facebook phát triển, dùng
để xây dựng Giao diện người dùng (UI). React JS được sử dụng rộng rãi và có
hệ sinh thái đa dạng, phong phú. React cho phép nhúng code html trong code
javascript, có thể dễ dàng lồng các đoạn HTML vào trong JS. Tích hợp giữa
javascript và HTML vào trong JSX làm cho các component dễ hiểu hơn.

4

Nguồn: />
10


Hình 2.4 Logo ReactJS5
-

Mục đích sử dụng của ReactJS:
o Xây dựng các Single Page Application (SPA).
o Xây dựng các website từ các component có tính tái sử dụng và mở rộng.
o Cải thiện hiệu suất, trải nghiệm website thông qua Virtual DOM và
Client- side rendering.

-

Ưu điểm của ReactJS:
o Dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu hơn so với nhiều framework.
o Có các plugin hỗ trợ: React Dev Tool, Redux, Dev Tool
o Có document rõ ràng ( , cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.
o Rất nhiều website có lượng truy cập lớn sử dụng tới ReactJS: Facebook,

Instagram, KhanAcademy, Dropbox, Atlassian, Netflix, Reddit, BBC,
Cloudflare.

-

Nhược điểm của ReactJS:
o Chỉ là một thư viện UI, cần kết hợp với nhiều thư viện khác để tạo thành
một website hồn chỉnh.
o Kích thước của thư viện này rất lớn.
o Khơng thích hợp với SEO.

Trong project cịn sử dụng nhiều thư viện khác tích hợp với reactjs như react-routerdom, material-ui, react-router, redux, redux-thunk.

5

Nguồn: />
11


2.5. Redux
-

Redux là một thư viện Javascript, được xây dựng trên kiến trúc Flux do
facebook giới thiệu để quản lý state của một ứng dụng dễ dàng hơn và có thể
kết hợp hoàn hảo với ReactJS.

-

Trong ứng dụng ReactJS, việc phải chia sẻ các state thông qua props thường
xuyên diễn ra, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn tới sự coupling trong cấu

trúc code, Redux ra đời để giải quyết vấn đề trên.

Hình 2.5 Hình ảnh minh hoạ cho các state nếu sử dụng và không sử dụng Redux6
-

Một số thành phần chính của Redux:
o Action: Mang thơng tin (payload, data) gửi lên store khi được gọi
o Reducer: Xác đinh state sẽ thay đổi như thế nào sau khi gọi action.
o Store: Là nơi quản lý State, cho phép truy cập, cập nhật, state.
o Service: Là nơi tương tác với Back-end, sau khi tương tác với mỗi kết
quả trả về sẽ gọi một loại action tương ứng từ đó cập nhật state.

6

Nguồn: />
12


×