Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tiểu luận luật biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.08 KB, 7 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA VEN BIỂN ĐỐI VỚI TÀU NƯỚC
NGOÀI VI PHẠM PHÁP LUẬT TẠI THỀM LỤC ĐỊA THEO PHÁP
LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Đặt vấn đề
Với mục tiêu phát triển đất nước, các quốc gia tập trung khai thác tài nguyên để
phục vụ cho mục tiêu đó. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt tài nguyên đất liền,
cùng với sự bùng nổ dân số, phát triển của luật pháp, các quốc gia có nhu cầu mở rộng
quyền lực ra các vùng biển tiếp liền với lãnh thổ. Sự tranh đua chiếm lĩnh thị phần khai
thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản trở nên quyết liệt hơn. Có thể nói, thơng qua cách
xác định và quy chế pháp lý cho thềm lục địa của Công ước về Luật Biển được ký kết
vào ngày 30/04/1982 mà quốc gia ven biển được đảm bảo quyền lợi và lợi ích của mình
tại khu vực trên. Thềm lục địa là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia đã được quy định tại Cơng ước năm 1982. Sau đây em xin tìm hiểu rõ hơn về
quyền tài phán của quốc gia ven biển tại thềm lục địa thông qua pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam.
Giải quyết vấn đề
I. Một số vấn đề ý luận
1. Khái niệm quyền tài phán của quốc gia ven biển
Quyền tài phán của quốc gia ven biển có thể được hiểu:
- Theo quy định của pháp luật quốc tế, công ước năm 1982: Quyền tài phán là thẩm
quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra quyết định, quy phạm và giám
sát việc thực hiện các hoạt động trên biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia mình, cụ
thể: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo,
thiết bị và cơng trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các
thiết bị và cơng trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển
trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. (Bao gồm quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế)
- Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với mỗi vùng biển có sự khác biệt. Càng xa
đất liền thì quyền tài phán của quốc gia ven biển càng giảm dần cho tới khi kết thúc ở


ranh giới ngoài của thềm lục địa, trừ trường hợp đặc biệt áp dụng quyền tài phán đối với
cá nhân, tàu thuyền, tàu bay mang quốc tịch của quốc gia hoạt động ở bên ngồi lãnh thổ
quốc gia.
Qua đó, có thể rút ra một số đặc điểm chính về quyền tài phán như sau:


- Chủ thể thực hiện quyền tài phán: chủ thể của luật quốc tế, chủ yếu là các quốc gia.
- Phạm vi và nội dung quyền tài phán: trong các vùng biển.
- Cơ sở thực thi quyền tài phán: dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý.
2. Khái niệm thềm lục địa
Thềm lục địa có thể được hiểu là nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài ra
khơi và ngập dưới nước, đến một nơi mực nước sâu thẩm xuống thì hết lục địa. Trên thực
tế, nơi có bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra xa; nơi có bờ biển khúc khuỷu
thì vùng đáy biển này co hẹp lại gần bờ hơn. Thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lục
địa đất liền ra biển, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển, cho nên nó
thuộc về quốc gia ven biển.
Về mặt pháp lý, theo quy định tại điều 76 UNCLOS 1982, có thể hiểu thềm lục địa
của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngồi lãnh hải
của quốc gia đó, trên tồn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó
cho đến bờ ngồi của rìa lục địa. Trường hợp mép ngồi của rìa lục địa cách đường cơ sở
chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ
sở. Hay mép ngồi của rìa lục đại này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài hơn nữa nhưng khơng q 350 hải lý tính từ đường cơ sở
hoặc khơng q 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500 mét.
Đối với Việt Nam, là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3.200km chính vì vậy chúng
ta cũng có một thềm lục địa tương ứng với địa hình của bờ biển. Theo Tuyên bố ngày 125-1977 của Việt Nam có quy định: “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của
lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa;
nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải
Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường

cơ sở đó”. Nội dung của tuyên bố được luật hóa tại Điều 17 Luật bieenrr Việt Nam 2012
với nội dung tương tự.

3. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong thềm lục địa theo quy định của pháp
luật quốc tế.
Theo quy định của Cơng ước 1982, quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với
các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu
khoa học biển, về bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển.
1/Quyền tài phán về xây dựng, cho phép xây dựng các đảo nhân tạo, cơng trình thiết bị
trên thềm lục địa.


Tại điều 80 Công ước năm 1982 đã đồng nhất hóa điểm liên quan giữa các đảo
nhân tạo, các thiết bị, cơng trình trong vùng đặc quyền kinh tế với các đảo nhân tạo, thiết
bị, cơng trình trên thềm lục địa.1 Bởi vì giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có
mối liên hệ khơng tách rời nên sự thống nhất trên là cần thiết. Việc lắp đặt, xây dựng đảo
nhân tạo và các thiết bị, cơng trình khác như dây cáp, ống dẫn ngầm ở vùng đặc quyền
kinh tế sẽ liên quan đến thềm lục địa của quốc gia. Hơn nữa, quốc gia ven biển có quyền
đặt ra các điều kiện đối với đường dây cáp hoặc ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của
mình, cũng như quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với dây cáp, ống dẫn được đặt
hoặc sử dụng trong khn khổ khổ thăm dị thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên
hoặc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị, cơng trình thuộc quyền tài phán của quốc gia
này.2
2/Quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển
Theo quy định tại điều 246 Công ước năm 1982, các nghiên cứu khoa học biển
phải được thực hiện với sự chấp thuận của các quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển cần
đảm bảo "những trường hợp bình thường" để chấp thuận cho quốc gia khác hay tổ chức
quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành nghiên cứu khoa học biển tại thềm lục địa.
Trường hợp bình thường đó có thể hiểu: trường hợp khơng dẫn đến việc ngăn cấm cấp
phép phi lý đối với nghiên cứu khoa học biển vì mục đích hịa bình và nhằm tăng cường

kiến thức khoa học về mơi trường biển, vì lượi ích nhân loại; vẫn sẽ là trường hợp bình
thường dù thiếu đi quan hệ ngoại giao giữa quốc gia ven biển và quốc gia đề nghị thực
hiện dự án nghiên cứu.
Trong một số trường hợp, quốc gia ven biển có thể rút sự chấp thuận cho hoạt
động nghiên cứu khoa học biển ở thềm lục địa:
- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên sinh
vật và phi sinh vật.
- Có dự kiến cơng việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hay đưa chất
độc hại vào mơi trường biển.
- Có dự kiến xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân tạo thiết bị cơng trình
nhân tạo.

1 Điều 80 UNCLOS 1982 quy định "Điều 60 áp dụng mutaindis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết) đối với các
đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa"
2 Khoản 4 điều 79 UNCLOS 1982


- Những thơng tin được thơng báo về tính chất, mục tiêu của dự án theo Điều 248 3
không đúng hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế có thẩm quyền, tác giả của dự án
không làm trong những nghĩa vụ đã cam kết với quốc gia ven biển.
Nếu quốc gia ven biển không phản hồi đối với nghiên cứu khoa học biển trong
thời hạn bốn tháng kể từ khi nhận được các thông tin cần thiết về dự án nghiên cứu khoa
học biển quy định tại Điều 248 thì coi như quốc gia ven biển đã chấp thuận với dự án
nghiên cứu khoa học biển đó.4
3/Quyền tài phán trong việc bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển
Điều 214 Công ước năm 1982 quy định quốc gia ven biển cần áp dụng các luật và
quy định theo đúng Điều 2085, thơng qua đó và thi hành các biện pháp cần thiết khác để
đem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua
trung gian các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoại giao nhằm
ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc

quyền tài phán của quốc gia.
4/Quyền tài phán về việc khoan ở thềm lục địa
Điều 81 Cơng ước năm 1982 có quy định quốc gia ven biển có đặc quyền cho
phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa với bất kỳ mục đích nào
Các quốc gia ven biển hiện nay tập trung khai thác dầu khí để phục vụ hoạt động
phát triển đất nước. Khi các nguồn tài nguyên ở đất liền trở nên khan hiếm thì các quốc
gia ven biển có quyền khai thác các tài nguyên khác ở thềm lục địa của mình. Và nếu
quốc gia đó khơng thăm dị, khai thác thì cũng khơng có chủ thể nào khác có quyền khai
thác tại đây nếu khơng nhận được sự đồng ý của quốc gia ven biển
3 Điều 248 UNCLOS 1982 quy định các chủ thể có thẩm quyền muốn tiến hành các công tác
nghiên cứu khoa học biển trong thềm lục địa cũng như vùng đặc quyền kinh tế cần cung cấp
thông tin cho quốc gia ven biển, chậm nhất là không quá 6 tháng trước thời gian dự kiến để bắt
đầu dự án nghiên cứu khoa học biển, một bản mô tả đây đủ nội dung về: tính chất và các mục
tiêu của dự án; Phương pháp và các phương tiện sẽ đuợc sử dụng; có nói rõ tên, trọng luợng, kiểu
và loại tàu thuyền, và một bản mô tả các dụng cụ khoa học;Các khu vực địa lý cụ thể mà dự án
sẽ thực hiện;
Các thời hạn dự định cho chuyện đến đầu tiên và chuyện ra đi cuối cùng của các tàu thuyền
nghiên cứu, hay thời hạn dự định cho việc triển khai và rút thiết bị, và thời hạn dự định cho việc
thu hồi dụng cụ nghiên cứu, tùy theo truờng hợp;Tên cơ quan bảo trợ cho dự án nghiên cứu, tên
của giám đốc cơ quan này và của nguời chịu trách nhiệm dự án; Mức độ mà quốc gia ven biển có
thể tham gia vào dự án hay đuợc cử đại diện
4 Điều 251 UNCLOS 1982.
5 Điều 208 UCLOS 1982 có quy định các luật, quy định và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự sự ô nhiễm do
các hoạt độnh liên quan đên đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia gây ra không được kém hiệu quả hơn các
quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quan và thủ tục đã được kiến nghị có tính chất quốc tế; quốc gia cần điều
hịa chính sách trên ở mức độ khu vực thích hợp.


4. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong thềm lục địa theo quy định của pháp
luật Việt Nam

Luật Biển Việt Nam dựa trên cơ sở của Luật Biển quốc tế để đưa ra cách xác định
các vùng biển hợp lý nhất, trong đó bao gồm cả thềm lục địa của Việt Nam được quy
định tại Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 nhằm đảm bảo lợi thế và quyền của Việt Nam
tối đa nhất trong khuôn khổ được cộng đồng quốc tế công nhận.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012, thềm lục địa của Việt Nam
có chế độ pháp lý:
- Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dị,
khai thác tài ngun.
- Khơng ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài
ngun của thềm lục địa nếu khơng có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
- Nhà nước khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan
nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
- Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển
hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật
này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
không làm phương hại đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên
biển của Vệt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Quy định này có phần khác so với Công
ước năm 1982, tại khoản 3 Điều 79 của Cơng ước quy định chỉ có tuyến ống dẫn ngầm
đặt ở thềm lục địa mới cần sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Do đó, sự đồng ý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chỉ có thể áp dụng đối với tuyến ống dẫn
ngầm mà không thể áp dụng đối với việc lắp đặt hay dây cáp.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và cơng trình ở thềm lục địa của Việt Nam
trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ
Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
II. Thực tiễn áp dụng quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với hành vi vi phạm
pháp luật tại thềm lục địa.

Hiện nay, tình hình Biển Đông xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, các nước có biểu
hiện khơng thực thi Cơng ước năm 1982, tàu thuyền các nước đi vào các vùng biển thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền quyền tài phán và đã có những hành vi vi phạm pháp luật


của quốc gia ven biển, trong đó vùng biển Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động thăm
dò, khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản trái phép, xâm phạm kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, tại vùng biển Việt Nam đã xảy ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 ( với độ dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m , nặng 31.000 tấn, có khả năng khoan sâu
tối đa 12.000m ) vào sâu trong thềm lục, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày 07/
05/ 2014, Trung Quốc cơ bản hạ đặt giàn khoan và bắt đầu khoan thăm dị, vị trí hạ đặt
giàn khoan đã lệch so với thông báo ban đầu là 300m. Ngày 17/05/2014, Trung Quốc đã
hạ đặt giàn khoan HD-981 nằm sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, thuộc khu vực phân lô dầu khi 143 của Việt Nam, cách đất liền 132 hải lý, cách đảo
Lý Sơn 119 hải lý, cách phía Nam đảo Tri Tơn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, đồng
thời thực hiện việc huy động tàu cá đến khu vực đã hạ đặt giàn khoan để ngăn cản lực
lượng chấp pháp Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền .
Nhận xét:
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đặt vào khu vực thềm lục địa hay vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam nhưng không nhận được sự chấp thuận của Việt Nam. Hơn
nữa, hoạt động của giàn khoan nhằm thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Việt
Nam. Do đó, hành động trên của Trung Quốc là bất hợp pháp, cố tình và có chủ ý xâm
phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và cả quyền tài phán của Việt Nam
đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm đến những quy định của Công
ước năm 1982 cũng như Luật Biển Việt Nam 2012. Pháp luật Việt Nam có quy định
"khơng ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên
của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam."
Trước những hành động đó, Việt Nam quyết liệt phản đối. Lực lượng thực thi
pháp luật của Việt Nam đã quyết định dùng biện pháp hịa bình để bảo quyền chủ quyền,
quyền tài phán của quốc gia, tích cực tuyên truyền, kêu gọi phía Trung Quốc chấm dứt
hành động bất hợp pháp trên và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Kết thúc vấn đề
Xuất phát từ những lý do về xu thế dân số của mỗi quốc gia ngày càng tăng, đất đai thì
ngày càng thu hẹp mà một số quốc gia đi xâm chiếm vùng lân cận để tồn tại hay thậm chí
tạo nên sự phồn vinh cho đất nước. Các nguồn nguyên liệu để phục vụ cho phát trieerrn
đất nước ngày càng khan hiếm, nước lớn mạnh dòm ngó lãnh thổ nhỏ bé hơn để có thể
bóc lột và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là tranh chấp, xâm chiếm các
vùng biển lẫn nhau. Công ước Luật biển 1982 nói chung và Luật Biển Việt Nam 2012 nói
riêng, bằng việc đưa ra cách xác định cũng như quy chế pháp lý cho từng vùng biển,
trong đó có quyền tài phán tại thềm lục địa đã phần nào giải quyết được xung đột, xâm
chiếm, khai thác tài nguyên một cách bất hợp pháp trên vùng biển.


Tài liệu tham khảo
1.Công ước của Liệp Hiệp Quốc về Luật Biển 1982
2.Hoàng Thị Ngọc Anh, "Quy định về nghiên cứu Khoa học Biển theo
Công ước Luật
Biển năm 1982 và một số vấn đề thực tiễn liên quan", ngày
02/03/2020, xem tại: Viện
Nghiên cứu Biển và Hải đảo - Trang Thông tin điện tử (visi.ac.vn)
3.Luật BiểnViệt Nam năm 2012
4.Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Cơng pháp quốc tếQuyển 1, NXB
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
5.Trung Tướng, GS, TS. Nguyễn Đình Chiến, "Nhìn lại sự kiện Hải Dương
981 và bài
học kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo", ngày
30/05/2018, xem tại:
Cảnh sát biển Việt Nam (canhsatbien.vn)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×