Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.25 KB, 116 trang )

DÂN SỰ 3

1.Trình bày khái niệm nghĩa vụ dân sự và bình luận Điều 274 BLDS 2015
Điều 274?
Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định về nghĩa vụ dân sự (NVDS) tại Điều 274 như sau:
“Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có
nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều
chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Từ quy định trên có thể thấy: NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên
(bên có quyền, bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có
nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không
đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.Tiếp đó, NVDS là một loại quan
hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên
cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù, riêng biệt cụ thể:
Thứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mối quan hệ
giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Từ Điều 274
BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy
tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên
được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù có
là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng
lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc điểm trên cho
thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này. NVDS khác với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ
nó được Nhà nước cơng nhận và được đảm bảo thi hành bởi pháp luật. Mặc dù nghĩa vụ dân
sự là quan hệ giữa các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các
bên hướng tới không được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm sốt việc sự thỏa
thuận cũng như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa vụ cụ
thể đối với từng loại NVDS.



Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ ln mang lại lợi ích cho chủ thể
có quyền:Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ NVDS là hướng
tới một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần) do đó, thơng qua hành vi thực hiện NVDS
mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt được.
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối nhân là quan
hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có
những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.
2.
-

Phân biệt nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ dân sự có hiệu lực pháp lý được NN công nhận và bảo đảm thi hành thơng

qua pháp luật. Người có nghĩa vụ nếu như ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng thì sẽ phải
chịu hậu quả pháp lý nhất định.
-

Nghĩa vụ đạo đức không có hiệu lực pháp lý mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ lương

tâm. Chẳng hạn một người làm từ thiện đóng góp tiền ni những đứa trẻ mồ cơi. Khoản tiền
đóng góp hay thời gian đóng góp hoặc chính sự đóng góp phụ thuộc hồn tồn vào khả năng
và lịng hảo tâm của người làm từ thiện
-

Đối với loại nghĩa vụ nghĩa vụ tự nhiên, nếu người thụ trái đã tự nguyện thực hiện

thì khơng thể địi lại. Điều đó có nghĩa là sự tự nguyện thực hiện đó đã ràng buộc về mặt pháp
lý đối với người thụ trái. Từ đó có thể hiểu pháp luật đã cấp hiệu lực cho trường hợp này vì
khi nghĩa vụ đã được thực hiện thì người thụ trái khơng thể nói ra rằng khơng có một nghĩa

vụ để địi lại những gì mà mình đã thực hiện (Trong khi đó, trái quyền, còn gọi là quyền đối
nhân, là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái,
thực hiện một việc.)
3. Trình bày đặc điểm pháp lý của nghĩa vụ
Nếu nhìn nhận nghĩa vụ ở trạng thái là một quan hệ pháp luật dân sự thì so với các quan hệ
pháp luật dân sự khác, quan hệ nghĩa vụ có một số đặc điểm sau đây:
 Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía
chủ thể khác nhau.


Dù được hình thành theo thoả thuận hay theo luật định thì nghĩa vụ ln là sự ràng buộc
giữa các bên về việc phải làm hay không được làm một việc nhất định. Bên phải làm một
công việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu chế tài của luật. Tùy từng trường hợp, mỗi bên
trong nghĩa vụ có thể có nhiều người hoặc nhiều chủ thể khác tham gia nhưng cũng có thể
mỗi một bên chỉ có một người tham gia.
 Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng
và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
Nghĩa vụ và quyền luôn đi đơi với nhau, nói đến quyền là nói đến nghĩa vụ. Tuy nhiên, nói
đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ là nói đến sự đối lập, tính tương ứng về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên. Nói một cách cụ thể hơn, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên
kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có bấy
nhiêu nghĩa vụ với phạm vi tương ứng. Mặt khác, trong quan hệ nghĩa vụ, cả chủ thể mang
quyền, cả chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định một cách cụ thể nên quyền của bên
này chỉ là nghĩa vụ của bên kia. Nói cách khác, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan
hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã được xác định cụ thể. Trong một
số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này có thể liên quan đến
người thứ ba nhưng người thứ ba đó phải là người đã được xác định cụ thể trước.
Ví dụ, trong quan hệ cho vay, bên có quyền địi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả
nợ là người vay nhưng cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người
bảo lãnh đã được các bên xác định trước).Chính từ đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về

nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật tương đối. Đồng thời cũng qua đặc điểm này,
chúng ta thấy rằng quan hệ pháp luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở
hữu. Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là được xác định cụ thể nên tất cả các
chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó.
Chủ sở hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng các nhu cầu của mình, vì vậy
quyền dân sự trong quan hệ pháp luật về sở hữu là quyền tuyệt đối.
 Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền của các bên chủ thể là quyền
đối nhân.
Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ thể mang quyền được thực hiện bằng hành vi
của chính họ thì trong quan hệ nghĩa vụ dân sự quyền của bên này lại được thực hiện thông
qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Nói cách khác, quyền của bên này chỉ được đáp ứng khi


bên kia đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ.Mặt khác, nếu việc thực hiện quyền trong quan
hệ sở hữu là việc tác động trực tiếp đến vật thì trong nghĩa vụ dân sự người mang quyền dân
sự không được tác động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ. Khi người mang
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, người mang quyền chỉ có thể sử dụng các phương
thức mà pháp luật đã quy định để tác động và yêu cầu người đó phải thực hiện nghĩa vụ cho
mình. Nói cách khác, trong nghĩa vụ, quyền của người này là đối với người có nghĩa vụ bên
kia chứ không đối với tài sản của họ.
4.

So sánh đặc điểm pháp lý của trái quyền và vật quyền

Đưa ra khái niệm?
-

Vật quyền là quyền cho phép chủ thể chi phối trực tiếp lên vật mà ko phải thông qua

1 hành vi của ng khác (quyền đối vật)

-

Trái quyền là quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện một công việc (quyền đối nhân)

Đặc điểm pháp lý
Vật quyền là quyền tuyệt đối, có tính chất đối kháng, có tính loại trừ, có tính chất chi phối
nên vật quyền do luật định cụ thể trên mọi khía cạnh: các loại vật quyền, nội dung, hiệu lực
của vật quyền và cách thức công khai vật quyền => nếu ko tuân theo nguyên tắc luật định thì
trật tự XH và trật tự giao dịch có thể bị xáo trộn làm ảnh hưởng đến lợi ích chung và lợi ích
của chính chủ thể.
Trái quyền để phát huy cao nhất năng lực của các chủ thể thì tự do ý chí, tự do thỏa thuận
phải là nguyên tắc cơ bản miễn sao ý chí của chủ thể ko vi phạm điều cấm, đạo đức XH. Bên
thụ trái phải đảm bảo sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích
đã thoả thuận và phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu khơng có thoả thuận
về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu
không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản
thuê.
5.

Phân biệt khái niệm quyền yêu cầu và trái quyền

 Khái niệm quyền yêu cầu: Trong giao dịch dân sự, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa
vụ với bên có quyền. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ khơng phải lúc nào cũng thực hiện đầy đủ


nghĩa vụ đúng hạn. Để bên có nghĩa vụ có thể chủ động trong hơn, và nhanh chóng hồn
thành nghĩa vụ, pháp luật đã trao cho bên có quyền quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Khi
đến hạn mà bên có nghĩa vụ vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền u cầu
họ phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ. Quyền yêu cầu là sự đôn đốc, nhắc nhở thực hiện
nghĩa vụ, tránh việc chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ.

 Khái niệm trái quyền: Trái quyền hay còn được gọi là trái vụ là quyền của một người,
được phép yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Đó có thể là
nghĩa vụ làm hoặc khơng làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản. Nói cách khác trái
quyền là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái,
thực hiện một việc. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hồn hảo, nhất
thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái
6.

Phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Điều 275?
-

Hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên qua đó làm phát sinh, thay đổi, chấm

dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường, trong quan hệ hợp đồng quyền và nghĩa vụ của
các bên có tính đối xứng nhau, quyền của bên này tương đương với nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại. Nghĩa vụ dân sự phát sinh tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Điều đó đồng nghĩa
với việc chỉ khi hợp đồng có hiệu lực mới làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên.
Trong trường hợp, nếu hợp đồng bị vơ hiệu thì tức là hợp đồng khơng có hiệu lực pháp luật,
nên khơng được coi là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của các bên. Trên thực tế, khi hợp đồng
vô hiệu các bên có nghĩa vụ hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, nghĩa vụ hồn
trả này là nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả của hợp đồng vơ
hiệu, hồn tồn khơng phải là sự thỏa thuận của các bên. Do đó, đây khơng được xem là
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
-

Hành vi pháp lý đơn phương, là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua

đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một quan hệ dân sự thể

hiện ý chí của một bên chủ thể, do đó nó có làm phát sinh nghĩa vụ dân sự hay khơng cịn phụ
thuộc vào ý chí tiếp nhận của những chủ thể khác. Như vậy, chỉ khi có chủ thể khác tiếp nhận


và thực hiện yêu cầu từ chủ thể thực hiện yêu cầu, thì hành vi pháp lý đơn phương mới là căn
cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
-

Thực hiện cơng việc ko có ủy quyền, là việc một người khơng có nghĩa vụ thực

hiện cơng việc nhưng đã tự nguyện thực hiện cơng việc đó vì lợi ích của người khác, khi
người có cơng việc được thực hiện khơng biết hoặc biết mà không phản đối. Thực hiện công
việc khơng có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ cho cả người thực hiện cơng việc và người có
cơng việc được thực hiện. Người thực hiện công việc phải thực hiện các nghĩa vụ như: thực
hiện công việc phù hợp với mong muốn của người có cơng việc được thực hiện; thực hiện
công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình,… Người có cơng việc được thực hiện
có nghĩa vụ thanh tốn chi phí thực hiện cơng việc và tiền thù lao cho người thực hiện công
việc thay mình,…Tuy nhiên nếu người đã thực hiện cơng việc khơng u cầu thanh tốn các
khoản chi phí, thù lao thì sẽ khơng làm phát sinh nghĩa vụ của người có công việc được thực
hiện.
-

Chiếm hữu, sử dụng TS và được lợi từ TS mà ko có căn cứ pháp luật, là việc

chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản mà khơng có cơ sở chứng minh mình là là người có
quyền với tài sản, việc nắm giữ, khai thác tài sản đó là khơng hợp pháp. Pháp luật chỉ thừa
nhận và bảo vệ cho việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản nếu người đó là chủ sở hữu
của tài sản đó, hoặc là người được pháp luật chuyển giao quyền. Vì vậy, đối với trường hợp
chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản mà không có căn pháp luật sẽ làm phát sinh nghĩa vụ
dân sự của họ đối với chủ sở hữu tài sản hợp pháp, bao gồm: nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản,

nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
-

Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, là việc một người bằng hành vi của

mình xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người
khác. Đây là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của người gây thiệt hại, cụ thể là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: có
thiệt hại thực tế xảy ra và thiệt hại đó hồn tồn do lỗi của một bên gây ra. Quan hệ bồi
thường thiệt hại là một nghĩa vụ dân sự vì có sự dịch chuyển lợi ích từ chủ thể này sang chủ
thể khác, mà lợi ích đó được xác định dưới dạng một khoản vật chất là tiền hoặc vật chất
khác. Quan hệ bồi thường là một dạng của trách nhiệm pháp lý nói chung, do đó trách nhiệm
bồi thường được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.


-

Các căn cứ khác do pháp luật quy định, ngoài các căn cứ cụ thể trên pháp luật

còn quy định nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ những căn cứ khác, tùy vào từng trường hợp
nhất định. Ví dụ: nghĩa vụ phát sinh từ một quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7.

Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa căn cứ phát sinh nghĩa vụ là hành vi pháp

lý và sự kiện pháp lý
 /> Sự kiện pháp lý (sự vi phạm)- Nguyên nhân bất hợp pháp: Thời điểm xảy ra sự kiện
pháp lý là căn cứ pháp lý để xác định thời điểm quan hệ pháp luật phát sinh, thay thay đổi
hoặc chấm dứt, nói cách khác đó là căn cứ pháp lý xác định thời điểm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật đối với nhau. Sự kiện bao

gồm cả hành vi
 Hành vi pháp lý (hay còn gọi là hợp đồng) - Nguyên nhân hợp pháp: Sau khi đã thực
hiện hành vi, hành vi đó phù hợp với các tiêu chí luật định tùy theo từng trường hợp thì sẽ
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật
đối với nhau
8.

Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ công

đoạn
 Nghĩa vụ thành quả, người thụ trái cam kết về 1 kết quả xác định. Trong loại nghĩa vụ
này người thụ trái phải chứng minh sự không thực hiện được nghĩa vụ là do 1 sự kiện ngẫu
nhiên hoặc do 1 nguyên nhân được miễn giảm trách nhiệm nào khác
=> Đảm bảo thành quả công việc thực hiện theo đúng ý của trái chủ => Phân loại theo mức
độ
 Nghĩa vụ công đoạn, là người thụ trái chỉ thực hiện 1 hoặc 1 số công đoạn của công việc
và cam kết về việc thực hiện công đoạn của cơng việc, khơng nói đến thực hiện nghĩa vụ đó
có trung thực hay khơng, hay khơng cam kết về thành của của nghĩa vụ
 Nhận xét, giống như các thụ trái liên đới đang thực hiện nghĩa vụ có thể phân chia theo
phần
9.
hành vi

Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chuyển giao vật và nghĩa vụ


 Dựa theo cách thức phân chia nghĩa vụ theo đối tượng, có sự phân chia của loại Nghĩa
vụ chuyển giao vật. Trong đó nghĩa vụ chuyển giao là nghĩa vụ buộc người thụ trái chuyển
giao vật, và được chia thành 2 loại là chuyển giao vật cả về mặt chất liệu và về mặt pháp lý
cho trái chủ

 Ví dụ trong trường hợp mua bán, người bán phải chuyển giao vật quyền sở hữu cho
người mua
 Hoặc chỉ chuyển giao vật về mặt chất liệu cho trái chủ. Ví dụ trong trường hợp thuê,
người cho thuê phải phải chuyển giao quyền chiếm hữu vật cho người thuê.
 Nghĩa vụ hành vi, ở đây được hiểu là Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực
hiện một công việc, việc phân chia này dựa theo sự phân chia theo theo đối tượng.
 Trong đó nghĩa vụ hành động là loại nghĩa vụ buộc thụ trái phải thực hiện 1 việc gì đó
cho trái chủ. Loại nghĩa vụ này thường thấy trong các loại hợp đồng dịch vụ
 Nghĩa vụ không hành động là loại nghĩa vụ buộc ng thụ trái kiềm chế khơng làm 1 việc
gì đó. Có thể tìm thấy loại nghĩa vụ này trong các vấn đề như bảo mật thông tin, hạn chế cạnh
tranh, không vi phạm dịch quyền.
=> Ý nghĩa, trong khi nghĩa vụ chuyển giao vật thì đối tượng chuyển giao lại là vật, nghĩa
là mua bán hàng hóa, trong khi đó nghĩa vụ hành vi lại thực hiện hành vi là đối tượng của loại
nghĩa vụ này, làm hay khơng làm.
10.

Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung

 Nghĩa vụ chính: là nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Nhiệm vụ chính này dựa
trên sự thỏa thuận của các bên dựa theo sự bảo hộ của pháp luật (không trái với pháp luật)
 Nghĩa vụ bổ sung: là nghĩa vụ được ghi nhận thông qua phụ lục hợp đồng, nghĩa vụ này
được thiết lập song song với nghĩa vụ chính. Đây là kết quả của sự dụ liêu trước trong trường
hợp nghĩa vụ chính khơng thực hiện được
=> Nghĩa là khi nghĩa vụ chính khơng được thực hiện thì nghĩa vụ bổ sung mới được đưa
ra để thực hiện. Cả 2 loại nghĩa vụ này đều được ghi nhận từ sự tự nguyện thỏa thuận của các
bên.
 VD: A vay tiền tiền của B. Giữa A và B có xác lập 1 hợp đồng thế chấp căn nhà của B
để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong TH trên nghĩa vụ chính của A là đưa
tiền cho B, cịn B có nghĩa vụ trả số tiền vay đúng hạn. Nghĩa vụ bổ sung là: khi B k trả nợ



đúng hạn, hay có hành vi trốn nợ thì căn nhà thế chấp của B sẽ được giao cho A, và B có
nghĩa vụ phải giaogiao
11.Khái niệm và phân loại nghĩa vụ dân sự có điều kiện
 Căn cứ Đ 284
 Nghĩa vụ có điều kiện là nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi phát sinh các sự kiện nhất định
trong tương lai. Điều kiện có thể được dự liệu bởi các trường hợp sau:
 Do thỏa thuận của các bên. Thông trường trong quan hệ nghĩa vụ các bên phải thực hiện
nghĩa vụ khi đến thời hạn nhất định. Tuy nhiên đối với quan hệ nghĩa vụ có điều kiện, bên có
nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi điều kiện mà các bên thỏa thuận đã xảy ra. Thỏa
thuận của các bên về điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ được ghi nhân tại Khoản 1 Đ120
BLDS 2015: “ Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao
dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Quy định tại
Điều 284 là sự nối tiếp và thống nhất với quy định tại Đ120. Điều kiện mà các bên thỏa thuận
có thể mang tính khách quan hoặc chủ quan phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng. Ví dụ
trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, các bên thỏa thuận cơng ty bảo hiểm chỉ phải chi trả tiền
bảo hiểm khi hàng hóa bị hư hỏng, mất mát do các yếu tố tự nhiên mang tính khách quan như
bão, gió, lốc… Hay trong hợp đồng giữ tài sản, các bên thỏa thuận bên nhận gửi giữ chỉ phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất mát, hư hỏng do lỗi bất cẩn của nhân
viên bên nhân gửi giữ
 Do quy định của pháp luật. Trong 1 số trường hợp nhất định, pháp luật quy định điều
kiện làm phát sinh nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện khi điều
kiện mà pháp luật quy định xảy ra. Ví dụ Khoản 3 Đ30 BLDS 2015: “Trẻ em sinh ra mà sống
được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà
sống dưới hai mươi bốn giờ thì khơng phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đe, mẹ đẻ
có yêu cầu.” Như vậy, nghĩa vụ khai sinh, khai tử của bố mẹ cho con cái chỉ phát sinh khi đứa
trẻ sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên.
 Tuy nhiên, khi điều kiện xảy ra do sự cố ý của các bên thì việc thực hiện nghĩa vụ có
điều này không được chấp nhận Khoản 2 Đ120 BLDS 2015. Ví dụ khi điều kiện xảy ra là do
tác động chủ quan của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ kp thực hiện, ngược lại điều kiện xảy



ra hoặc ngăn chặn xảy ra do tác động chủ quan của bên có nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ vẫn
phải thực hiện những gì mình đã cam kết
12. Trình bày các điều kiện để trở thành đối tượng nghĩa vụ.
 Có 4 điều kiện để trở thành đối tượng của nghĩa vụ (Đ2766 BLDS 2015):
 Đối tượng là tài sản: Theo quy định tại Đ105 BLDS 2015 bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản. Đây sẽ là những gì các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tác động tới
để qua đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
 Cơng việc phải thực hiện được: Khơng có văn bản quy phạm pháp luật giải thích thuật
ngữ “cơng việc phải thực hiện là gì. Tuy nhiên bản thân thuật ngữ “cơng việc” có thể hiểu là
1 dạng hoạt động động cụ thể mà 1 bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại
thực hiện hoạt động này. Hoạt động này có thể thơng quan hoặc khơng thơng qua hành vi cụ
thể. Và qua hoạt động này, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu về lợi ích vật chất
hoặc lợi ích tinh thần. Do đó, cơng việc phải thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện
thơng qua hành vi cụ thể, Ví dụ hoạt động tư vấn pháp ký trong hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp
lý, hoạt động gửi giữ gia công, vận chuyển…
 Công việc không được thực hiện: Như cách lý giải trên, công việc không được thực hiện
là những hoạt động không thông qua hành vi - tức là thể hiện dưới dạng không hành động cụ
thể. Hoạt động này cũng sẽ là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ khi các bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định mà thông qua hoạt động này, 1 trong các bên có được những quyền và
lợi ích của mình, Ví dụ A thỏa thuận với B. Theo đó, B sẽ khơng được xây dựng bức tường
rào bên phía nhà B để tránh trường hợp tầm nhìn nhà A bị che khuất, thay vào đó, A chấp
nhận bỏ chi phí để hoàn thiện hàng rào dây thép gai để xác định ranh giới giữa 2 nhà
 Phải xác định trước: Một trong những nguyên tắc để thực hiện được quyền và nghĩa vụ
từ sự thỏa thuận hoặc pháp luật của các bên, đối tượng là tài sản, công việc phải thực hiện
hoặc không được thực hiện cần phải xác định đc 1 cách rõ ràng. Điều này hoàn toàn là sự phù
hợp, khi đối tượng không thể xác định các bên chủ thể khơng thể tác động vào đó để thỏa
mãn các nhu cầu, lợi ích của mình, Đồng thời các bên chủ thể càng không thể tạo ra các
quyền và nghĩa vụ 1 cách cụ thể, Qua đó, pháp luật không thể đảm bảo thực hiện quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
13.Nêu các vấn đề pháp lý căn bản xoay quanh hiệu lực của nghĩa vụ


 Hiệu lực của nghĩa vụ có thể phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên bên chủ thể, cũng
có thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật
 Hiệu lực của nghĩa vụ được xem là căn cứ để xác định thời điểm kết thúc nghĩa vụ,
đồng thời cũng là căn cứ để xác định của nghĩa vụ khác tiếp tục xảy ra
14.Nêu một số vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện nghĩa vụ
 Việc thực hiện nghĩa vụ xảy ra dự trên nhiều yếu tố
 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ Đ277:
 Các bên có thể căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện mà thỏa thuận địa điểm thực hiện nghĩa
vụ là nơi ở của bên này hay bên kia hoặc tại một nơi bất kì nào đó. Người có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đúng nơi mà hai bên đã xác định.
 Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ
tại nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; hoặc tại nơi cứ trú hay trụ
sở của người có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản.
 Việc quy định địa điểm thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng đối với các
bên trong quan hệ nghĩa vụ vì nó là căn cứ để xác định ai là người phải chịu chi phí vận
chuyển cũng như ai là người phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở
của bên có quyền. Khơng những vậy, địa điểm thực hiện nghĩa vụ còn là căn cứ để giải quyết
tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra; giúp cho các bên xác định rõ ràng nơi mà cần phải thực
hiện nghĩa vụ.
 Tuy nhiên Điều 274 BLDS 2015 quy định khẳng định đối tượng của quan hệ nghĩa vụ
bao gồm: tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện. Do đó Điều
274 BLDS 2015 vẫn chưa giúp được xác định nơi thực hiện nghĩa vụ khi đối tượng của nghĩa
vụ là công việc phải làm hoặc không được làm là nơi nào khi các bên khơng có thỏa thuận. Vì
vậy, pháp luật cần phải bổ sung quy định về vấn đề này.
 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ Đ278Đ278
 Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ nghĩa vụ cũng như điều kiện, hoàn cảnh

của mình mà các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Khi thời hạn đã xác
định theo thỏa thuận thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đó.
 Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc quyết định cư cơ quan có thẩm
quyền ấn định khoảng thời gian này, các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo. VD: Theo Điểm


a Khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2014 quy định việc bảo hành đối với nhà chung cư thì tối
thiểu là 60 tháng kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng.
 Về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trừ trường
BLDS hoặc luật khác có liên quan quy định khác. Điều này có nghĩa là, khi pháp luật quy
định bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước hoặc sau thời hạn nhất định thì lúc đó các
bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện theo ngoại lệ nguyên tắc này. VD: Khoản 3 Điều
296 BLDS 2015 quy định khi một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà một
nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác mặc dù chưa đến hạn nhưng đều được coi là đã đến
hạn.
 Nếu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đã được xác định mà người có
quyền đồng ý và đã tiếp nhận sự thực hiện thì nghĩa vụ được xem như đã thực hiện đúng thời
hạn. Mặt khác, khi bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, các bên có
thỏa thuận để hoãn thực hiện nghĩa vụ (thực chất là kéo dài thời hạn) thì nghĩa vụ được hồn
thành trong thời hạn kéo dài đó cũng được coi là thực hiện đúng thời hạn.
 Trong trường hợp các bên không xác định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ sẽ
được thực hiện vào bất cứ lúc nào khi một trong hai bên có yêu cầu. Tuy nhiên, để tạo điều
kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ một cách thuận lợi thì khi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ,
các bên phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lí. Vì vậy, trong những
trường hợp này khoảng thời gian hợp lí đó được coi là thời hạn thực hiện nghĩa vụ. VD: A
cho B vay 100 triệu không thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ trả nợ. A có thể yêu cầu B trả nợ bất
cứ lúc nào và chỉ cần thông báo cho B trước một khoản thời gian hợp lí.
 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng có ý nghĩa quan trọng, Trong nhiều trường hợp, hợp
đồng dân sự chỉ đáp ứng được quyền lợi cho các bên nếu nó được người có nghĩa vụ thực
hiện đúng thời hạn. Đồng thời, thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn là mốc thời gian để xác định

thời hạn khởi kiện của các bên khi có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ. Ngồi ra, thơng
quan thời hạn thực hiện nghĩa vụ để xem xét hành vi vi phạm và xác định trách nhiệm dân sự
đối với người vi phạm nghĩa vụ.
 Các cách thức thực hiện nghĩa vụ: Bao gồm từ Đ279 đến Đ291Đ291
15.Trình bày khái quát các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ
 Do sự kiện bất khả kháng


 Sư kiện hồn thành thay đổi
 Khơng thực hiện do bên cịn lại chậm thực hiện nghĩa vụ
 Khơng thực hiện nghĩa vụ do khơng có khả năng thực hiện
16.Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do chậm thực
hiện nghĩa vụ
 Đ355
 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong những nội dung quan trọng của thực hiện
nghĩa vụ. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một khoảng thời gian hoặc một mốc thời gian cụ thể
do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa rất
lớn bởi chỉ khi nghĩa vụ được thực hiện đúng thời hạn nó mới mang lại lợi ích đầy đủ và trọn
vẹn nhất cho bên có quyền. Khi thời hạn thức hiện nghĩa vụ đã hết mà nghĩa vụ vẫn chưa
được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần thì bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ. Pháp
luật quy định khi bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải thơng báo ngay cho bên
có quyền về việc khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Việc thông báo này sẽ giúp cho
bên có quyền kịp thời xử lý, giải quyết nhằm sử dụng mọi biện pháp khắc phục tối đa những
thiệt hại có thể xảy ra.
 Vi phạm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ là vi phạm nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ sẽ phải
chịu một hậu quả bất lợi đó là một trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự có thể là tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ nếu nghĩa vụ vẫn có thể được thực hiện và bên có quyền yêu cầu hoặc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
 Hậu quả: Đ359:Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn tiếp nhận
việc nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền khơng tiếp nhận việc

thực hiện nghĩa vụ đó. Theo đó, chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ sẽ làm phát sinh
trách nhiệm pháp lý sau đây:
 Bồi thường thiệt hại: Là một loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với bên vi phạm
nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên kia. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt
hại thực tế xảy ra và nguyên nhân gây ra thiệt hại là do hành vi chậm tiếp nhận thực hiện
nghĩa vụ gây ra.
 Phải chịu rủi ro: Thực ra rủi ro thường được áp dụng đối với đối tượng của nghĩa vụ
hoặc kết quả của đối tượng của nghĩa vụ là tài sản. Về nguyên tẳc, chủ sở hữu của tài sản sẽ


phải chịu rủi ro đối với tài sản đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên có quyền chậm tiếp
nhận việc thực hiện nghĩa vụ nên lỗi thuộc về chính họ và pháp luật quy định họ phải gánh
chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản cho dù tài sản này có thuộc sở hữu của họ hay khơng. Chịu
rủi ro ở đây thực chất không phải là một loại trách nhiệm pháp lý bởi lẽ ở đây rủi ro xảy ra
không phải là kết quả trực tiếp của một hành vi vi phạm nghĩa vụ. Chịu rủi ro chỉ là hậu quả
bất lợi mà bên chậm tiếp nhận phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra đối với tài sản vì một lý
do khách quan nào đó.
 Phải thanh tốn các chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ: Thực chất, việc thanh tốn các chi phí hợp lý này cũng chính là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Bởi lẽ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ được đặt ra đối với các
thiệt hại trực tiếp từ hành vi gây thiệt hại mà còn bao gồm các thiệt hại gián tiếp đó chính là
các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại. Ngồi ra, thiệt hại cịn bao gồm những tổn thất khác
mà bên bị vi phạm chứng minh được đó là kết quả tất yếu do hành vi chậm tiếp nhận việc
thực hiện nghĩa vụ gây ra.
17.Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do nghĩa vụ
khơng có khả năng thực hiện
 Hủy bỏ hợp đồng, thỏa thuận (Đ425)

18.Phân loại biện pháp cưỡng chế với tư cách là chế tài đối với bên có nghĩa vụ khơng
thực hiện nghĩa vụ

 Huỷ bỏ hợp đồng
 Yêu cầu bồi thường thiệt hại
19.Chức năng và bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại với tư cách là trách nhiệm
dân sự trong hợp đồng
 Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức
của các chủ thể nhằm giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, phịng ngừa vi phạm hợp đồng.
Với mục đích như vậy, phạt vi phạm được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm
hợp đồng. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức áp dụng nhằm
khơi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng mua bán. Đ305


 Tương tự như trên, thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Khái niệm quá lớn không thể quy
định cụ thể bởi cùng thiệt hại vói đại lượng không đổi, đối với cá nhân này là rất lớn nhưng
với người khác lại không coi là lớn. Mặt khác, cũng cần phân biệt việc giảm mức bồi thường
với việc tạm hỗn thi hành án vì trong khi thi hành án, người khơng có khả năng kinh tế trước
mắt có thể được tạm hỗn thi hành án.
 Chức năng: Hồn trả giá trị, thay thếthế
20.Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài khi không thực
hiện nghĩa vụ
 Thiệt hại do tài sản bị xâm hại Đ589 BLDS 2015
 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Đ590
 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Đ591
21.Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
* Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường do thỏa thuận của các bên
Hợp đồng về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật Hợp đồng rất tơn trọng
quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận
điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
Thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi. Tuy nhiên,

việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm bằng lời nói và hành vi là rất khó
khăn trên thực tế.
* Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “2. Trường hợp bên có nghĩa vụ
khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngồi tầm kiểm sốt
của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi
phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp
như bão lụt, hạn hán, đình cơng, bạo loạn… Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi
phạm có trách nhiệm thơng báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý.


Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng, tuy nhiên nếu quá thời hạn nêu
trên mà vẫn khơng thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng
và khơng phải bồi thường thiệt hại.
* Trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Về bản chất, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước là hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý.
Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải
thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp
đồng. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể là quyết định hành chính
(quyết định xử phạt vi phạm, quyết định trưng thu,…) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp
(bản án, quyết định). Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng sẽ xảy ra hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nếu các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao
kết hợp đồng thì khơng được áp dụng miễn trách nhiệm.
22.Hậu quả pháp lý trong trường hợp khơng thực hiện nghĩa vụ do bên có quyền
chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ

 Xét về hành vi, có 2 chủ thể thực hiện
 Bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ, đây là hành động xảy ra trước
 Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, đây là hành vi khi bên có nghĩa vụ thấy bên
có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ
 Khái niệm: Chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là chưa tiếp nhận hoặc chỉ tiếp nhận
được 1 phần khi thời hạn giao kết đã hết (dựa tương đương vào Đ353 để suy ra)
 Nhận xét:
 Như vậy việc bên chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là hành vi vi phạm trách
nhiệm dân sự
 Khơng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ cũng là hành vi vi phạm trách nhiệm
dân sự, tuy nhiên lý do mà người có nghĩa vụ vi phạm là do người có quyền chậm tiếp nhận
đối tượng nghĩa vụ


=> Người có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, Theo K3 Đ351 BLDS
20152015
23. Nêu các phương thức bảo vệ trái quyền của bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ trước nguy cơ bị xâm hại
 Đ11Đ11
 Dấu hiệu: Khi người có quyền thấy rằng trái quyền của họ có nguy cơ bị xâm hại, nghĩa
là chưa có thiệt hại xảy ra, nhưng có dấu hiệu chắc chắn điều đó sẽ xảy ra
 Bên có quyền có thể: Cảnh cáo, thông báo về các hành vi đang có nguy cơ xâm hại và
đưa ra các chế tài nếu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện
 Buộc bên có nghĩa vụ Cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình
 Buộc thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thỏa thuận với bên có quyền
24.Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia)
 Dựa theo Đ 290
 Đặc điểm
 Đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể thực hiện theo từng phần
khác nhau.

 Được phép thực hiện theo các thời điểm khác nhau: Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật
thì vật đó là vật chia được nên bên có nghĩa vụ giao vật có thể giao vật đó thành nhiều lần
khác nhau, miễn giao đủ trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Nếu đối tượng là cơng việc thì
cơng việc đó là loại cơng việc có thể tách ra để thực hiện theo từng phần khác nhau nên bên
có nghĩa vụ có thể chia cơng việc đó để thực hiện.
 Ví dụ: bên vận chuyển tài sản có nghĩa vụ vận chuyển cho bên thuê vận chuyển 100 tấn
hàng hóa từ A đến B trong thời hạn 5 ngày thì cơng việc vận chuyển có thể thực hiện theo
từng ngày với một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển.
25.Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân chia)
 Đ291
 Nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần: Nghĩa vụ không phân chia được theo
phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc.


 Đối tượng của nghĩa vụ dân sự hết sức đa dạng, mỗi loại đối tượng cụ thể có những đặc
điểm và tính chất khác nhau. Do đó tùy thuộc vào đối tượng như thế nào mà nghĩa vụ dân sự
đó có thể là nghĩa vụ phân chia được theo phần hoặc là nghĩa vụ không phân chia được theo
phần. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật được xác định và vật đó là một vật chia được
hoặc đối tượng là một cơng việc mà theo tính chất cơng việc đó phải được thực hiện cùng
một lúc thì được gọi là nghĩa vụ không phân chia được theo phần. Ngược lại, nếu đối tượng
của nghĩa vụ là một vật chia được hoặc cơng việc có thể thực hiện theo từng phần khác nhau
thì được gọi là nghĩa vụ phân chia được theo phần.
 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông thường là một khoảng thời gian nhất định do các bên
thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên có nghĩa vụ phải hồn
thành nghĩa vụ của mình. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ có thể
phân chia được theo phần cũng có thể là một khoảng thời gian nhưng do tính chất của đối
tượng nên người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ vào một
thời điểm mà không được kéo dài trong suốt thời hạn đó nếu nghĩa vụ đó là nghĩa vụ giao
vật .
 Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một công việc phải thực hiện thì người có nghĩa vụ phải

thực hiện cơng việc đó một cách liên tục cho đến khi hồn thành cơng việc theo thỏa thuận.
 A ủy quyền cho B ký kết hợp đồng với công ty C, công việc mà B phải thực hiện là gặp
gỡ và ký kết hợp đồng với cơng ty C, đó là cơng việc mang tính chất liền mạch khơng thể
chia làm nhiều giai đoạn khác nhau để thực hiện.
26.Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ (nghĩa vụ theo phần) và nghĩa vụ liên đới

Nghĩa vụ liên đới

Nghĩa vụ riêng rẽ

Khái niệm Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ nhiều
Khi nhiều người cùng thực hiện một
người cùng phải thực hiện và bên có quyền
nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có
có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người
một phần nghĩa vụ nhất định và riêng
có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩarẽvụvới nhau thì mỗi người chỉ phải thực
hiện phần nghĩa vụ của mình
Trách nhiệm
Bất cứ ai cũng có thể thực hiện nghĩa vụ
Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ


thực hiện nghĩa
nếu bên có quyền yêu cầu
vụ

độc lập với nhau. Mỗi người chỉ cần

– Một người đã thực hiện tồn bộ nghĩa

thực
vụhiện phần nghĩa vụ của mình
có quyền u cầu người có nghĩa vụ liên đới
khác thực hiện phần nghĩa vụ của họ phải
thực hiện đối với mình
– Trường hợp bên có quyền đã chỉ định
một trong số những người có nghĩa vụ liên
đới thực hiện tồn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó
miễn cho người đó thực hiện nghĩa vụ, thì
người cịn lại cũng được miễn thực hiện
nghĩa vụ.
– Nếu chỉ miễn cho một người thì những
người có nghĩa vụ liên đới vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ

Ví dụdụ

A, B, C cùng vay của D 100 triệu trong A,
đó B, C cùng nhận trang trí một căn
B, C bảo lãnh cho A. Nếu đến hạn A khơng
nhà trong đó A sửa đèn, B sơn nhà, C
trả tiền cho D trong trường hợp này Bnội
C Athất. Nếu như có thiệt hại với căn
cùng có nghĩa vụ liên đới đứng ra trả nợnhà,
chođối với phần nghĩa vụ của ai thì
D

người đó phải có trách nhiệm

27.Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có

thể phân chia)
 Quyền: Yêu cầu bên thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo những thỏa thuận
đúng hạn
 Yêu cầu thực hiện phần nghĩa vụ nào trước, nghĩa vụ nào sau
28.Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ
không thể phân chia)
 Yêu cầu các bên có nghĩa vụ thực hiện cùng lúc
 Yêu cầu nghĩa vụ hoàn thành phải đảm bảo hoàn chỉnh


29.Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp
nghĩa vụ có thể phân chia
Giống câu 31
30.Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp
nghĩa vụ không thể phân chia
 Giống câu 32
31.Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong
trường hợp nghĩa vụ có thể phân chia
 Mặc dùng việc hồn thành nghĩa vụ là của chung đối với các bên cùng có nghĩa vụ, tuy
nhiên thời hạn hoàn thành hay việc thực hiện nghĩa vụ cùng nhau lại k bắt buộc, chỉ cần hồn
thành đúng hạn.

32.Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong
trường hợp nghĩa vụ có khơng thể phân chia
 Dựa theo K2 Đ 291,
“Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện 1 nghĩa vụ khơng phân chia được theo phần
thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng 1 lúc
 Lúc này các bên có cùng nghĩa vụ như 1 tổ chức, tập thể, họ cùng nhau thực hiện nghĩa
vụ đối với trái chủ.. Những quyền của trái chủ đối với tổ chức tập thể đó đều áp dụng đồng
loại có các bên cùng có nghĩa vụ.

=> Quyền hạn của trái chủ với các bên là như nhau, nhưng không ngược lại. Các bên cùng
có nghĩa vụ chỉ ngang nhau ở phương diện: phải cùng thực hiện 1 lúc và phải cùng hồn
thành nghĩa vụ đúng hạn
33. Phân tích quyền của từng trái chủ trong trường hợp tồn tại trái quyền nhiều bên
đối với một bên có nghĩa vụ duy nhất
 Đ289
 Mỗi người đều có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ


 Khi 1 trái chủ miễn phần nghĩa vụ cho bên thực hiện nghĩa vụ thì ng thực hiện nghĩa vụ
khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với cá trái chủ cịn lại
34.

Khái niệm bảo lãnh và bình luận Điều 355 Bộ Luật dân sự 2015

 Đ355, Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng
đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.
 Chủ thể
 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh.
 Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện
pháp bảo lãnh ( hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật),
quan hệ giữa A với C là quan hệ bảo lãnh ( hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và C), quan hệ
giữa C với B chỉ phát sinh khi C đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A ( nghĩa vụ hoàn
lại)

 Về chủ thể: chủ thể của quan hệ bảo lãnh là A và C, trong đó A là bên nhận bảo lãnh, C
là bên bảo lãnh; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là A và B, trong đó A là bên có quyền, B là
bên có nghĩa vụ; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là C và trong đó C là bên có quyền,
B là bên có nghĩa vụ.
 Về sự liên hệ giữa các quan hệ: quan hệ giữa A với B là quan hệ có nghĩa vụ được bảo
đảm thực hiện bằng bảo lãnh ( B đồng thời được gọi là bên được bảo lãnh); quan hệ giữa A
với C là quan hệ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của B; quan hệ giữa C với B là quan hệ mà
trong đó B phải hồn trả cho C các lợi ích mà C đã thay B thực hiện cho A.
 Như vậy, khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngồi các bên chủ thể trong quan
hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A), cịn có một chủ thể liên quan là
bên được bảo lãnh (B). Bên được bảo lãnh ln là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc không biết về việc


xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải
hồn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.
 Đối tượng và phạm vi áp dụng
 Đối tượng của bảo lãnh
 Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh.
Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc
phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh
khơng thực hiện nghĩa vụ.
 Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì
vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho
người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh
phải là người có khả năng thực hiện cơng việc đó. Người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở
hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.
 Phạm vi bảo lãnh
 Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật; nếu khơng có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm

thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm tồn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường
thiệt hại.
 Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa
vụ có điều kiện.
 Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời
hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
 Khoản 1 Điều 335 BLDS quy định bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ
phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình.
 Theo đó, thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai
trường hợp sau: Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Xác định


việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp các bên
trong quan hệ bảo lãnh khơng có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ đến hạn. Khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được xác định từ thời điểm có đủ căn cứ để xác định
về việc bên được bảo lãnh khơng cịn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
35.

Tại sao nói bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối nhân

Tiêu chíCầm cố
Khái
niệm


Thế chấp

Bảo lãnh

Cầm cố tài sản là việc
Thế chấp tài sản là việc
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam

một bên giao tài sản thuộc
một bên dùng tài sản thuộc
kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa
quyền sở hữu của sở
mình
hữu của mình đểvụbảo
thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi
cho bên kia để bảo đảm
đảmthực hiện nghĩa vụ
đếnvàthời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
thực hiện nghĩa vụ. không giao tài sản chođược
bên bảo lãnh không thực hiện hoặc
CSPL: Điều 309 BLDS
kia.
2015

thực hiện không đúng nghĩa vụ.

CSPL: Điều 317 BLDS
CSPL: Điều 335 BLDS 2015
2015


Chủ thểBên cầm cố, bên nhận
Bên thế chấp, bên nhận
Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh,
cầm cố.

thế chấp, người thứ babên
giữđược bảo lãnh.
tài sản thế chấp (nếu có).

Bản chấtCó sự chuyển giao Khơng
tài
có sự chuyển
Về thực tế khi bảo lãnh, người bảo
sản.

giao tài sản.

lãnh thực hiện thêm biện pháp bảo đảm

CSPL: Điều 309 BLDS
CSPL: Điều 317 BLDS
bằng tài sản để bảo đảm thực hiện
2015

2015

nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, bản chất của
bảo lãnh cũng chính là cầm cố, thế
chấp.

CSPL: Khoản 3 Điều 336 BLDS
2015


Hình thức
Phải được lập thành văn
Phải được lập thành văn
Phải được lập thành văn bản.
bản.
Đối

bản.

Thường là động sản,
Bất động sản, động sản,
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên

tượng các loại giấy tờ có giáquyền
như tài sản.

bảo lãnh.

trái phiếu, cổ phiếu,...
Hiệu lựcCó hiệu lực từ thời
Có hiệu lực từ thời điểm
Có hiệu lực từ ngày phát hành cam
điểm giao kết, trừ trường
giao kết, trừ trường hợp
kếtcóbảo lãnh hoặc sau ngày phát hành
hợp có thỏa thuận thỏa

khác thuận khác hoặccam
luậtkết bảo lãnh theo thỏa thuận của
hoặc luật có quy có
định
quy định khác.
khác.

các bên liên quan.

CSPL: Điều 319 BLDS
CSPL:

CSPL: Điều 310 BLDS
2015

Điều

19

Thông



07/2015/TT-NHNN

2015

37.

Phân tích cấu trúc quan hệ bảo lãnh


 Bảo lãnh trực tiếp gồm tối thiểu ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được
bảo lãnh. Trong đó, người bảo lãnh có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc ngân hàng. Bảo lãnh
lúc này được thiết lập trực tiếp bởi chính bên bảo lãnh mà khơng qua khâu trung gian nào.
Bảo lãnh ba bên được giải thích như sau: P – nhà thầu đàm phán và xác lập giao dịch với B
để xây dựng nhà ở thương mại, trong đó P và B thỏa thuận ngân hàng G là bên bảo lãnh cho
P. Nếu P không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì ngân hàng G sẽ thay P thực
hiện nghĩa vụ với B. Theo đó, ngân hàng G phát hành bảo lãnh – trở thành người bảo lãnh. B
là người thụ hưởng – bên được bảo lãnh. Trong hợp đồng bảo lãnh sẽ nêu rõ các nội dung:
các bên, hợp đồng cơ bản, thời hạn bảo lãnh, số tiền hoặc số tiền tối đa mà bên nhận bảo lãnh
được gọi bảo lãnh, các tài liệu kèm theo khi gọi bảo lãnh. Khi B cho rằng P đã vi phạm hợp
đồng cơ sở, B có quyền đưa ra yêu cầu để ngân hàng G thanh toán cùng với các tài liệu liên
quan tới bảo lãnh, yêu cầu và tài liệu phải được trình bày trước khi hết hạn hoặc hủy bỏ.
Ngân hàng G sau đó phát sinh quyền yêu cầu bồi hoàn từ P, trong trường hợp vi phạm hợp
đồng cơ bản thì ngân hàng G và P cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với nhau


 Bảo lãnh gián tiếp là loại hình bốn bên, bên được bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh của
mình (thường là ngân hàng) sắp xếp vấn đề bảo lãnh với ngân hàng của bên nhận bảo lãnh.
Theo đó, ngân hàng của người được bảo lãnh đề nghị với ngân hàng của người nhận bảo lãnh
đưa ra bảo lãnh chống lại bảo lãnh đối ứng. Trong tình huống này, chính ngân hàng của bên
nhận bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh và chính là người bảo lãnh cho bảo lãnh theo yêu cầu.
Nói cách khác, bảo lãnh gián tiếp bên tham gia thường là bảo lãnh trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng – bảo lãnh đối ứng.
 Trong bảo lãnh gián tiếp, tồn tại thêm một quan hệ nghĩa vụ là quan hệ giữa ngân hàng
của bên nhận bảo lãnh với ngân hàng của bên được bảo lãnh – bên bảo lãnh của người được
bảo lãnh. Mối quan hệ này hình thành trên cơ sở một hợp đồng bổ sung. Cấu trúc của bảo
lãnh gián tiếp được mô tả như sau: Bên nhận bảo lãnh sắp xếp cho ngân hàng của mình (ngân
hàng IP) để yêu cầu bảo lãnh. Ngân hàng G là bên bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh có
quyền phát hành bảo lãnh chống lại bảo lãnh đối ứng từ ngân hàng IP. Ngân hàng IP không

bắt buộc phải tuân theo hướng dẫn của P, trừ khi có thỏa thuận. IP có quyền yêu cầu P phải
bồi hoàn cho trách nhiệm pháp lý mà IP thực hiện theo bảo lãnh đối ứng.
38.

Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên

nhận bảo lãnh
 Điều 339 Bộ luật Dân sự năm 2015
 Người bảo lãnh phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh khi
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Nếu bên bảo lãnh
khơng hồn thành nghĩa vụ bảo lãnh thì mất quyền hồn trả từ bên được bảo lãnh. Điều này
không liên quan tới người nhận bảo lãnh, quyền được hoàn trả phụ thuộc vào việc thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh đúng cam kết.
 Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh – quan hệ phát sinh khi bên bảo lãnh
đã thực hiện xong nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh – một nghĩa vụ hoàn lại phát sinh: bên
được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước bên bảo lãnh. Về mặt pháp lý, quan hệ bảo lãnh
chỉ là mối quan hệ giữa hai bên chủ thể: bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, mặc dù việc thiết
lập hợp đồng bảo lãnh là để trợ giúp cho chính người được bảo lãnh. Bên được bảo lãnh được
hiểu là bên thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo lãnh mà khơng phải bên đóng vai trị tạo lập
hợp đồng bảo lãnh.


×