Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện an lão, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THÂN THỊ THU THẢO

HỒN THIỆN KẾ TỐN THU VÀ THỐI THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Kế Tốn
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập do tôi tự thực
hiện. Mọi số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc
ai công bố trong bất cứ một cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Thân Thị Thu Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài luận văn này, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Lãnh
đạo Trƣờng Đại học Quy Nhơn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và
Kế tốn và q thầy/cơ giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh,


ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn quý Ban lãnh đạo, quý
anh/chị/em tại các bộ phận chuyên môn/nghiệp vụ của BHXH huyện An Lão
đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Bình Định, ngày .... tháng ..... năm 2021
Tác giả luận văn

Thân Thị Thu Thảo


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 5
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU VÀ THOÁI THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI ........................................................................................ 6
1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội ......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về BHXH, BHYT, BHTN ................................................. 6
1.1.2. Bản chất của BHXH ............................................................................ 8
1.1.3. Vai trò của BHXH trong nền kinh tế xã hội ..................................... 10

1.1.4. Các loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện ............................ 12
1.2. Khái quát về thu và thoái thu BHXH ....................................................... 18
1.2.1. Khái niệm về thu và thoái thu BHXH ............................................... 18
1.2.2. Bản chất của thu, thoái thu BHXH ................................................... 19
1.3. Nội dung thu và thoái thu BHXH ............................................................ 19
1.3.1. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH ........................................ 19
1.3.2. Tổ chức và quản lý hoạt động thu BHXH ........................................ 22


1.3.3. Tổ chức và quản lý hoạt động thoái thu bảo hiểm xã hội ................. 25
1.4. Kế toán thu và thoái thu BHXH tại đơn vị Bảo hiểm xã hội ................... 27
1.4.1. Quy định kế toán về thu và thoái thu Bảo hiểm xã hội..................... 27
1.4.2. Kế toán thu Bảo hiểm xã hội............................................................. 28
1.4.3. Kế toán thoái thu bảo hiểm xã hội .................................................... 32
1.4.4. Báo cáo thu bảo hiểm xã hội ............................................................. 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU VÀ THOÁI THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN LÃO, TỈNH
BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 36
2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định .... 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện An
Lão, tỉnh Bình Định..................................................................................... 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định....... 40
2.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình
Định ............................................................................................................. 41
2.1.4. Đặc điểm hoạt động của BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định ..... 43
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế tốn .................................................................. 44
2.2. Thực trạng kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã
hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định .................................................................. 49
2.2.1. Đặc điểm hoạt động thu và thoái thu BHXH tại BHXH huyện An
Lão, tỉnh Bình Định..................................................................................... 49

2.2.2. Kế tốn thu BHXH ............................................................................ 50
2.2.3. Kế toán thoái thu BHXH ................................................................... 60
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thu và thoái thu BHXH tại BHXH huyện
An Lão, tỉnh Bình Định................................................................................... 64
2.3.1. Ƣu điểm ............................................................................................. 64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 66


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN THU VÀ THỐI
THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH................ 72
3.1. Định hƣớng phát triển về BHXH tại BHXH huyện An Lão, tỉnh
Bình Định ........................................................................................................ 72
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hồn thiện kế tốn thu và thối thu BHXH tại
BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định ........................................................... 73
3.2.1. Yêu cầu hồn thiện kế tốn thu chi, tổ chức bộ máy kế toán tại
Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định ......................................... 73
3.2.2. Ngun tắc hồn thiện kế toán thu chi, tổ chức bộ máy kế toán tại
Bảo hiểm xã hội huyện An Lão tỉnh Bình Định ......................................... 75
3.3. Một số giải pháp hồn thiện kế tốn thu và thối thu BHXH tại
BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định ........................................................... 75
3.3.1. Giải pháp hồn thiện kế tốn thu Bải hiểm xã hội ............................ 75
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán thoái thu Bảo hiểm xã hội .................. 80
3.3.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................ 81
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

1

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

CBVC

Cán bộ viên chức

5


DVKT

Dịch vụ kỹ thuật

6

HSBA

Hồ sơ bệnh án

7

KCB

Khám chữa bệnh

8

KHTC

Kế hoạch tài chính

9

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NLĐ


Ngƣời lao động

10

11

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSDLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

TLCS
TNLĐ, BNN

11

Nội dung chữ viết tắt

Tháng lƣơng cơ sở
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

TN&TKQTTHC Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính

12

TTTT


Thanh tốn trực tiếp

13

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Mức đóng BHXH bắt buộc của ngƣời lao động ............................. 12
Bảng 1.2: Mức đóng BHXH bắt buộc của ngƣời sử dụng lao động ............... 13
Bảng 1.3: Hệ thống chứng từ thu BHXH........................................................ 29
Bảng 2.1: Kết quả thu BHXH, BHYT năm 2018-2020 .................................. 48
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả chi BHXH, BHYT năm 2018-2020 .................. 49
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số thoái thu BHXH, BHYT, BHTN từ năm
2018 – 2020..................................................................................... 63
Hình 2.1. Bản thơng báo phƣơng thức đóng bảo hiểm xã hội ........................ 54
Hình 2.2. Phiếu thu nộp tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................ 55
Hình 2.3. Bảng tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN ........................ 56
Hình 2.4. Quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện An Lão ............ 57
Hình 2.5: Chứng từ ghi sổ ............................................................................... 58
Hình 2.6. Danh sách các đối tƣợng nhận tiền thối thu .................................. 58
Hình 2.7. Phiếu chi .......................................................................................... 59
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy hoạt động tại BHXH huyện An Lão ....................... 40
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại BHXH huyện An Lão ........................... 45
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy ...................... 47
Sơ đồ 2.4: Hình thức kế tốn của BHXH huyện ............................................. 48
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ thu tại BHXH huyện An Lão .............................................. 51
Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ thu .............................................. 52

Sơ đồ 2.7: Quy trình thu BHXH ..................................................................... 53
Sơ đồ 2.8: Quy trình luân chuyển chứng từ thối thu BHXH tại BHXH tỉnh
Bình Định......................................................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành BHXH đã có chặng đƣờng phát triển một phần tƣ thế kỷ, với mục
tiêu lớn nhất đặt ra là góp phần xây dựng sự nghiệp an sinh xã hội bền vững,
trong đó BHXH, BHYT là những trụ cột chính.
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng trong hệ thống
chính sách xã hội đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ra đời thể hiện quan điểm nhân văn mang ý nghĩa
nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc
Chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi
chung là bảo hiểm xã hội) hiện nay là một trong những chính sách lớn của
Đảng và Nhà nƣớc góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho ngƣời lao động,
ngƣời dân; ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội; thúc đẩy sự nghiệp xây
dựng đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới vừa qua, kinh tế ở nƣớc
ta có tốc độ phát triển rất nhanh và nhiều tiềm năng, huy động ngày càng
nhiều lao động mới và có năng lực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế. Thực hiện chính sách BHXH cho ngƣời lao động một mặt làm tăng trƣởng
quỹ BHXH; mặt khác bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động, tạo sự bình
đẳng giữa lao động thuộc khu vực Nhà nƣớc và khu vực kinh tế tƣ nhân. Đối
với những ngƣời không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc thì BHXH tự
nguyện là một lựa chọn chính xác. Bên cạnh đó, khuyến khích ngƣời dân
tham gia bảo hiểm y tế cũng là hỗ trợ một phần hoặc hoàn toàn chi phí khám

chữa bệnh, đỡ một phần gánh nặng cho chúng ta trong việc sử dụng các dịch
vụ y tế.
BHXH huyện An Lão là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc BHXH tỉnh
Bình Định. Tồn bộ kinh phí hoạt động đều do BHXH tỉnh Bình Định với


2
nhiệm vụ quản lý chi các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH và khai thác thu tại
các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện An Lão
Trong những năm qua, BHXH huyện An Lão đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện BHXH cho lao động thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân và tuyên
truyền ngƣời dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện. Công tác thu BHXH giữ
một vai trò rất quan trọng, là nghiệp vụ chủ lực trong việc phát triển hoạt động
cơ quan BHXH và còn là chỉ tiêu trọng yếu để BHXH Việt Nam đánh giá xếp
loại cơ quan BHXH các cấp. Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động tham gia
BHXH ở khu vực kinh tế tƣ nhân vẫn còn thấp, nhiều ngƣời vẫn cịn thiếu hiểu
biết về chính sách BHXH chƣa tƣơng xứng tiềm năng. Cơng tác quản lý thu
BHXH cịn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu nhất là về cơ chế chính sách, quy
trình, thủ tục trong quản lý thu BHXH, số liệu thu và số ngƣời tham giá BHXH
tại BHXH huyện An Lão chƣa bằng với những huyện, thị xã khác trong tỉnh và
đặc biệt là q trình thối thu gây thiệt hại cũng nhƣ hao tổn thời gian, tiền bạc.
Đứng trƣớc những khó khăn cùng thách thức đặt ra và bản thân là kế toán quản
lý lĩnh vực thu BHXH của BHXH huyện An Lão, muốn nghiên cứu và hồn
thiện lĩnh vực mình đang thực hiện. Với lý do đó tơi chọn thực hiện nghiên cứu
đề tài “Hồn thiện kế toán thu và thoái thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện
An Lão, tỉnh Bình Định” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở những lý luận về bảo hiểm xã hội, về quản lý thu BHXH,
BHYT, BHTN và quy trình hạch tốn kế toán thu BHXH, BHYT, BHTN đề
tài nhận diện đƣợc thực trạng về kế toán thu và thoái thu BHXH trên địa bàn

huyện An Lão tỉnh Bình Định, chỉ ra đƣợc những mặt đạt đƣợc, hạn chế và
nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế toán
thu và thoái thu BHXH tại BHXH huyện An Lão.
3. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội đã


3
đƣợc một số tác giả nghiên cứu dƣới các góc độ tiếp cận khác nhau nhƣ:
Luận văn thạc sĩ “Kế toán hoạt động thu-chi tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà
Nam” của tác giả Tƣờng Thị Huyền Trang năm 2019. Tác giả chỉ tiếp cận cơ
bản kế toán hoạt động thu- chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên luận văn chƣa kiểm soát đƣợc vấn đề quản lý thu,
chi, kế toán thu chi đƣợc kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin trong giao
dịch với cơ quan BHXH, đặc biệt là giao dịch điện tử mức độ 4 và cổng dịch
vụ cơng.
Luận văn thạc sĩ Kế tốn “Kế tốn hoạt động thu và chi tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Tiêu Minh Thùy năm 2020 tại Trƣờng Đại
học Thƣơng Mại; Luận văn nêu cơ bản về kế toán thu, kế toán chi BHXH,
BHYT, BHTN tuy nhiên chƣa đề cập đến việc quản lý thu, chi và các giải
pháp tăng cƣờng mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT. Tác giả đã tiếp
cận đƣợc cơ bản về chế độ kế tốn theo Thơng tƣ 102/2018/TT-BTC ban
hành chế độ kế toán đối với Bảo hiểm xã hội; Quyết định 595/QĐ-BHXH về
ban hành Quy trình quản lý thu BHXH,BHYT, BHTN, TNLĐ-BNN; quản lý
sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định 166/QĐ-BHXH về Ban hành quy trình giải
quyết hƣởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
Trần Ngọc Tuấn (2020) về “Hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH khu
vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Đề tài nghiên cứu quá trình tổ
chức thực hiện thu BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân từ năm 2013 đến năm
2020, làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu trong khu vực

này; thực trạng và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu
BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Luận văn thạc sĩ Kế toán “Kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định” của tác giả Phạm Thị Hồng Vi năm 2020;
Luận văn đã nếu cơ bản đƣợc về hệ thống kế toán báo thu và thế nào là thối
thu BHXH của BHXH Bình Định nói riêng và của ngành BHXH nói chung;


4
Đồng thời khái quát đƣợc những kiến thức chung về chính sách BHXH,
BHYT, BHTN; Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh Bình Định, số liệu thu thập từ năm 2016 đến năm 2018 và các giải
pháp tác giả nêu ra đều dành cho cơ quan Bảo hiểm xa hội tuyến tỉnh, chƣa đề
cập đến BHXH tuyến huyện.
Từ đó cho thấy rằng, các đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán thu
và thoái thu tại các đơn vị Bảo hiểm xã hội rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,
ở đơn vị BHXH cấp huyện/thành phố nhƣ BHXH huyện An Lão tác giả chƣa
thấy có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về hồn thiện kế tốn thu và
thối thu BHXH tại BHXH huyện. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này với
mong muốn có những đóng góp thiết thực nhằm đánh giá thực trạng kế tốn thu
và thối thu tại đơn vị, từ đó đƣa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn thu
và thoái thu bảo hiểm xã hội gắn liền với thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động tại BHXH huyện An Lão trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là
kế toán thu và thoái thu BHXH (gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện,
BHYT và BHTN) tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu thu
và thoái thu BHXH tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định từ năm 2018
đến năm 2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: Trong luận văn, học viên chủ yếu sử dụng nguồn dữ
liệu thứ cấp. Dữ liệu đã đƣợc thu thập và công bố công khai. Đặc biệt là dữ
liệu thứ cấp bên trong.
- Cách thu thập: Học viên thu thập dữ liệu thơng qua những báo cáo tài
chính qua các năm của BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định – nơi đang công
tác, thẩm định và công khai; báo cáo thu và báo cáo thống kê qua các năm tài


5
chính. Ngồi ra cịn thu thập, tìm kiếm dữ liệu qua các trang báo BHXH, trên
trang web chính thống của BHXH tỉnh Bình Định.
- Phƣơng pháp phân tích và xử lý:
Trên cơ sở số liệu thống kê, tác giả so sánh, xử lý số liệu nhằm phân tích
hoạt động hạch toán kế toán quản lý thu, số liệu báo cáo thu và thực trạng
thoái thu tại BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Thu thập tài liệu, tƣ liệu, phân tích tổng hợp. Thông qua các số liệu cụ
thể để đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, thấy đƣợc kết quả đạt
đƣợc và những mặt còn tồn tại, hạn chế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Kế toán thu và thoái thu BHXH tại BHXH huyện An Lão, tỉnh
Bình Định” dự kiến sẽ mang lại ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn nhƣ sau:
- Giúp hiểu rõ hơn về hệ thống kế toán thu và thế nào là thoái thu BHXH
của BHXH huyện An Lão, tỉnh Bình Định nói riêng và của Ngành BHXH nói
chung;
- Mang lại những kiến thức chung về chính sách BHXH, BHYT, BHTN;
- Trong q trình nghiên cứu có thể phát triển thêm nhiều giải pháp để
hồn thiện hệ thống kế toán thu và hạn chế thoái thu BHXH;
- Có thể thu hút nhiều ngƣời hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực tiễn của BHXH,
BHYT, BHTN và tham gia nhiều hơn vì an sinh xã hội;

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu và thoái thu BHXH
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thu và thoái thu BHXH tại BHXH huyện
An Lão tỉnh Bình Định
Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện kế tốn thu và thối thu BHXH tại
BHXH huyện An Lão tỉnh Bình Định


6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU VÀ
THOÁI THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm về BHXH, BHYT, BHTN
1.1.1.1. Bảo hiểm xã hội
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế “BHXH là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc
giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và
chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp
cho các gia đình khi cần thiết”. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan
về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục
tiêu cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hƣớng tới sự phát triển của mỗi cá nhân
trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi ngƣời.
Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại khoản 1 điều 3 “BHXH là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
1.1.1.2. Bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về

khái niệm bảo hiểm y tế là là hình thức bảo hiểm bắt buộc đƣợc áp dụng đối
với các đối tƣợng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì
mục đích lợi nhuận do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện.
Có thể nói BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất
hiện nay cho ngƣời lao động khi thực hiện khám chữa bệnh.
Đối tƣợng bắt buộc phải mua BHYT:
Căn cứ Chƣơng I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm
06 đối tƣợng tham gia BHYT bao gồm: Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử


7
dụng lao động đóng; Nhóm do cơ quan BHXH đóng; Nhóm do ngân sách
Nhà nƣớc đóng; Nhóm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng; Nhóm
tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do ngƣời sử dụng lao động đóng.
Mức đóng BHYT
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định
105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tƣợng
Đối với 3 nhóm đối tƣợng do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nƣớc
đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lƣơng tháng làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT, BHTN hàng tháng.
+ Mức đóng nhóm hộ gia đình
Ngƣời thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lƣơng cơ sở;
Ngƣời thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của ngƣời thứ nhất;
Ngƣời thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của ngƣời thứ nhất;
Ngƣời thứ 4 đóng bằng 70% mức đóng của ngƣời thứ nhất;
Từ ngƣời thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của ngƣời thứ nhất.
+ Lƣu ý nhóm do Ngân sách nhà nƣớc đóng:
Ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo: Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tháng

lƣơng cơ sở; Học sinh, sinh viên: Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
Hộ gia đình làm nơng, lâm, ngƣ, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung
bình: Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.
1.1.1.3. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm
xã hội, có mục đích hỗ trợ thu nhập cho ngƣời lao động bị mất thu nhập do thất
nghiệp. Để đƣợc hƣởng trợ cấp thất nghiệp, ngƣời lao động phải đang tham gia
đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời
gian 24 tháng trƣớc khi bị thất nghiệp. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày thất


8
nghiệp, ngƣời lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hƣởng trợ cấp thất nghiệp tại
Trung tâm dịch vụ việc làm. Ngƣời đƣợc hƣởng bảo hiểm thất nghiệp phải chƣa
tìm đƣợc việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.Về thời gian đƣợc
hƣởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian ngƣời lao động đóng bảo
hiểm thất nghiệp. Mức hƣởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình qn tiền
lƣơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trƣớc khi thất
nghiệp. Ngƣời đang hƣởng trợ cấp thất nghiệp đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1.1.2. Bản chất của BHXH
Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội,
nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trƣờng,
mối quan hệ thuê mƣớn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế
càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện. BHXH vừa
để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích kinh tế trong
mỗi cộng đồng, quốc gia.
- Bản chất kinh tế của BHXH
Bản chất kinh tế của BHXH thể hiện ở chỗ những ngƣời tham gia cùng
đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập (khoản đóng góp này khơng ảnh

hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất kinh doanh của cá nhân hoặc đơn vị) để
lập một quỹ dự trữ. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH bao gồm: đóng góp
của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Mục đích của việc hình thành
quỹ BHXH để trợ cấp cho những NLĐ khi gặp rủi ro, tránh đƣợc những hụt
hẫng về thu nhập cho họ. Sự hỗ trợ này đƣợc lấy từ quỹ BHXH nên giảm và
tiết kiệm đƣợc chi NSNN. Đồng thời, bản chất kinh tế cịn đƣợc thể hiện ở
chỗ, NLĐ chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình, nhƣng do nhiều
nguồn hình thành khác có khoản tiền lớn đảm bảo đủ chi trả tài chính cho họ
khi phát sinh nhu cầu đƣợc thanh toán.
Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc “số đơng bù số ít”. Do tính đặc


9
thù giữa thời gian khoản tiền đóng góp của các bên tham gia BHXH và thời
gian khoản chi trả trợ cấp BHXH cho những ngƣời hƣởng chế độ không trùng
nhau, đã tạo cho quỹ BHXH có nguồn tiền tạm thời “nhàn rỗi”. Khoản tiền
tạm thời “nhàn rỗi” đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ sinh lời bảo tồn giá trị
cho quỹ BHXH. Quỹ BHXH đƣợc đặc trƣng bằng sự vận động của các nguồn
tài chính trong q trình tạo lập và sử dụng, đƣợc phản ánh các quan hệ kinh
tế trong quá trình phân phối lại thu nhập các nguồn lực giữa các chủ thể tham
gia tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Những luận cứ trên đây đã chứng minh rằng bên cạnh mục tiêu hoạt
động BHXH là an toàn xã hội về kinh tế cho mọi ngƣời trong cộng đồng, thì
BHXH cịn là một hình thức huy động vốn. Và với sức mạnh về tài chính của
mình cùng với sự quản lý của Nhà nƣớc, BHXH sẽ góp phần ổn định tài
chính, tiền tệ quốc gia.
- Bản chất xã hội của BHXH
BHXH thuộc phạm vi hệ thống chính sách xã hội, nó liên quan đến lợi
ích của mọi ngƣời dân trong xã hội. Thể hiện ở chỗ quỹ BHXH là một bộ
phận của tổng sản phẩm trong nƣớc đƣợc xã hội tổ chức, quản lý, bảo tồn và

phân phối lại thu nhập. BHXH cịn là cơng cụ cải thiện điều kiện sống của
mọi tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là NLĐ.
Những hụt hẫng và biến cố về thu nhập trong các trƣờng hợp ốm đau, tai
nạn làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc khi già yếu trở
thành mối đe dọa cuộc sống bình thƣờng của NLĐ. Để khắc phục tình trạng này,
với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tinh thần “tƣơng thân tƣơng ái” trong
nhân dân đƣợc phát huy dƣới các hình thức đóng góp của Nhà nƣớc, NSDLĐ và
NLĐ khi họ cịn khỏe mạnh, cịn có thu nhập, để dùng vào lúc tuổi già, lúc ốm
đau... Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra đƣợc sự bình đẳng hơn về thu nhập
giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Chính từ đó góp phần tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất có


10
hiệu quả, tạo đƣợc thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đồng thời phát
triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ cho con ngƣời nhƣ y tế, giáo dục, văn
hoá. Nhƣ vậy, thực tế cho thấy BHXH là công cụ quan trọng và hiệu quả để tạo
nên một mạng lƣới an toàn cho con ngƣời, hoạt động BHXH khơng vì mục tiêu
lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh
tế, góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
1.1.3. Vai trò của BHXH trong nền kinh tế xã hội
1.1.3.1. Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội
Về bản chất kinh tế có thể khẳng định ngay BHXH khơng nhằm mục
đích kinh doanh, lợi nhuận, nhƣng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu
nhập. BHXH dựa trên nguyên tắc NLĐ bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và
quyền lợi đƣợc hƣởng trong BHXH thơng qua hoạt động của mình. BHXH
tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những
NLĐ thế hệ trƣớc với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa
những ngƣời thu nhập cao và ngƣời có thu nhập thấp, giữa những ngƣời may
mắn và khơng may mắn. Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã

hội. Chính sách BHXH công bằng, hợp lý, tiến bộ sẽ tạo ra động lực để thực
hiện tốt chính sách kinh tế, giải quyết tốt những vấn đề xã hội.
Dù trong điều kiện nào, với hình thức nào, BHXH cũng lấy mục tiêu an
sinh xã hội làm căn bản. Hệ thống BHXH đƣợc mở rộng góp phần giảm bớt
những đối tƣợng cần trợ giúp xã hội. Và nhƣ vậy gánh nặng của Ngân sách,
của các quỹ công cộng và của cộng đồng sẽ nhẹ bớt. Điều này cũng có nghĩa
là hệ thống an sinh xã hội quốc gia càng đảm bảo và phát triển.
1.1.3.2. Bảo hiểm xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế
Nhƣ đã biết, trong kinh tế thị trƣờng, BHXH đƣợc thực hiện theo cơ chế
ba bên: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nƣớc. Những đóng góp của các bên tham gia
BHXH nêu trên là những nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH. Ngồi nguồn
tài chính rất lớn từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đƣợc tồn tích lại, quỹ


11
BHXH cịn có những nguồn thu khác, nhƣ thu từ các hoạt động đầu tƣ, thu từ
các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp, thu
từ các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (nếu có) và các khoản thu khác.
Chức năng của quỹ BHXH là để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí
cho các hoạt động của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng,
đồng thời cũng là một quỹ dự phịng. Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang
tính xã hội rất cao và là phƣơng tiện quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ
thống BHXH tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, quỹ BHXH lại độc lập với
Ngân sách Nhà nƣớc. Do đó, việc quản lý quỹ BHXH, thực hiện đầu tƣ, bảo
tồn và tăng trƣởng quỹ rất cần thiết, với đặc thù thời điểm thu và chi không
trùng nhau, quỹ BHXH luôn tập trung nguồn tài chính “nhàn rỗi” tƣơng đối
lớn đầu tƣ lại cho nền kinh tế nhƣ cho Chính phủ vay hoặc trực tiếp đƣợc đầu
tƣ vào các dự án phát triển hoặc những cơng trình phúc lợi (xây nhà ở cho
NLĐ, xây đƣờng xá, cơ sở hạ tầng...) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho NLĐ,
góp phần thực hiện những mục tiêu tăng trƣởng, bảo toàn, phát triển quỹ

BHXH và phát triển kinh tế đất nƣớc.
Hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ cơng mang tính xã hội cao, là
q trình tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với NLĐ
và NSDLĐ; giải quyết các chế độ, chính sách BHXH và chi BHXH cho
ngƣời đƣợc hƣởng; nhằm đảm bảo cho mọi NLĐ, mọi tổ chức, đơn vị hoạt
động sản xuất kinh doanh đƣợc bình đẳng, cơng bằng.
Dƣới góc độ kinh tế, các hoạt động BHXH đã góp phần thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngựơc lại kinh tế
tăng trƣởng đã có tác động tích cực, ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các
hoạt động BHXH. Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định phát triển kinh tế xã hội
dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tƣ từ quỹ BHXH là một kênh quan
trọng. Có thể nói BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng
khơng thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội và


12
góp phần làm vững chắc thể chế chính trị. Đồng thời, chính sách BHXH là
vấn đề xã hội, vấn đề con ngƣời, NLĐ là chủ thể quyết định với nền kinh tế xã hội.
1.1.4. Các loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ngày 20 tháng 11 năm 2014 đã
phân loại bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội
tự nguyện.
1.1.4.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 3
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của ngƣời lao động nhƣ sau:
Bảng 1.1: Mức đóng BHXH bắt buộc của ngƣời lao động


Quỹ BHXH
Đối tƣợng

Ngƣời LĐ
tại Việt Nam
Ngƣời LĐ
nƣớc ngoài

Quỹ

Quỹ ốm

hƣu trí, đau, thai

Quỹ

Quỹ Bảo

TNLĐ,

hiểm thất

BNN

nghiệp

Quỹ
Bảo
hiểm y

tế

Tổng
mức
đóng

tử tuất

sản

8%

0

0

1%

1,5%

10,5%

0

0

0

0


1,5%

1,5%

Về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của ngƣời sử dụng lao động:


13
Bảng 1.2: Mức đóng BHXH bắt buộc của ngƣời sử dụng lao động

Quỹ Bảo hiểm xã hội
Trƣờng hợp
Quỹ ốm
Quỹ
Quỹ hƣu
đau, thai TNLĐ,
trí tử tuất
sản
BNN
Sử dụng ngƣời
LĐ Việt Nam
14%
3%
0,5%
Sử dụng ngƣời
LĐ nƣớc ngồi
0
3%
0,5%


Quỹ Quỹ
BHTN BHYT

Tổng
mức
đóng

1%

3%

21,5%

0

3%

6,5%

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đƣợc tính trên cơ sở tiền lƣơng
tháng của ngƣời lao động, bao gồm: mức lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản
bổ sung khác.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ ốm đau
Khi ngƣời lao động bị ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động hoặc
tự hủy hoại sức khỏe của họ và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo
quy định của Bộ Y Tế thì họ sẽ đƣợc nghỉ hƣởng chế độ ốm đau. Trƣờng hợp
ngƣời lao động có con dƣới 7 tuổi cũng sẽ đƣợc hƣởng chế độ nghỉ con ốm nếu
nhƣ có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ hƣởng chế độ ốm đau cùng mức hƣởng chế độ ốm đau

phụ thuộc vào đối tƣợng hƣởng, làm việc trong môi trƣờng bình thƣờng hay
làm nghề hoặc cơng việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thƣơng binh và
Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7
trở lên, mắc bệnh nhẹ hay mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài
ngày do Bộ Y Tế ban hành và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Sau khi hƣởng chế độ ốm đau, trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay lại
làm việc mà sức khỏe ngƣời lao động chƣa đƣợc phục hồi thì họ cịn đƣợc
nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe.


14
Chế độ thai sản
Ngƣời lao động thuộc đối tƣợng và thuộc một trong các trƣờng hợp theo
quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang
đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ đƣợc nghỉ hƣởngchế độ
thai sản.
Đối với ngƣời lao động nữ đủ điều kiện hƣởng chế độ thai sản sẽ đƣợc
nghỉ khám thai; nghỉ hƣởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lƣu
hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hƣởng chế độ khi sinh con; nghỉ hƣởng chế độ khi
thực hiện các biện pháp tránh thai. Ngoài ra, lao động nữ khi mang thai hộ,
ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ hoặc ngƣời lao động nhận nuôi con nuôi dƣới 06
tháng tuổi cũng sẽ đƣợc nghỉ hƣởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hƣởng.
Lao động nữ sinh con hoặc ngƣời lao động nhận ni con ni dƣới 06
tháng tuổi thì đƣợc trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lƣơng cơ sở
tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng ngƣời lao động nhận nuôi con nuôi.
Trƣờng hợp sinh con nhƣng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha đƣợc
trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lƣơng cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Lao động nữ sau khi hƣởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày kể từ
ngày đầu làm việc mà sức khỏe chƣa phục hồi thì đƣợc nghỉ dƣỡng sức, phục

hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Ngƣời lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tƣợng quy định tại Điều
42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện đƣợc quy định thuộc Điều
43, Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ đƣợc hƣởng trợ cấp một lần
hoặc trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động,
thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Ngoài khoản trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng, ngƣời lao động khi đủ
điều kiện hƣởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp cịn có thể
đƣợc cấp phƣơng tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hƣởng trợ cấp


15
phục vụ hàng tháng; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao đọng, bệnh nghề
nghiệp; dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thƣơng tật, bệnh tật.
Chế độ hưu trí
Về điều kiện nghỉ hƣu phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm
xã hội tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,…
đƣợc quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Mức lƣơng hƣu hàng tháng của ngƣời lao động đóng bảo hiểm xã hội tùy
thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình qn tiền lƣơng
đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2019, tƣơng ứng với 45% mức bình quân tiền
lƣơng đóng bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động nam nghỉ hƣu tham gia
bảo hiểm xã hội 17 năm; lao động nữ nghỉ hƣu tham gia bảo hiểm xã hội 15
năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngƣời lao động đƣợc tính thêm 2%; mức tối
đa bằng 75%.
Về thời điểm hƣởng lƣơng hƣu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định
nghỉ việc do ngƣời sử dụng lao động lập khi ngƣời lao động đã đủ điều kiện
hƣởng lƣơng hƣu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề
khi ngƣời lao động đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu và có văn bản đề nghị gửi

cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của
ngƣời lao động đã đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu.
Ngoài ra, nếu nhƣ ngƣời lao động đủ tuổi nghỉ hƣu nhƣng chƣa đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội; sau 1 năm nghỉ việc mà chƣa đủ 20 năm đóng bảo
hiểm xã hội và khơng tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; ra nƣớc ngồi định cƣ;
mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì họ có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm
xã hội cấp quận (huyện) nơi mà họ cƣ trú để hƣởng bảo hiểm xã hội một lần.
Về mức hƣởng bảo hiểm xã hội một lần phụ thuộc vào thời gian đã tham gia
bảo hiểm xã hội và mức tiền lƣơng bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với cách xác định mức bình qn tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm xã
hội để tính lƣơng hƣu, trợ cấp một lần:


16
* Ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà
nƣớc quy định có tồn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lƣơng này thì tính bình qn tiền lƣơng tháng của số năm đóng bảo hiểm xã
hội trƣớc khi nghỉ phụ thuộc vào thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội.
* Ngƣời lao động có tồn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ
tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động quyết định thì tính bình qn tiền lƣơng
tháng đóng bảo hiểm xã hội của tồn bộ thời gian.
Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng
tháng, trợ cấp tuất một lần.
Ngƣời lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc ngƣời lao động đang
bảo lƣu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12
tháng trở lên; ngƣời lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc
chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ngƣời
đang hƣởng lƣơng hƣu; hƣởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng tháng đã nghỉ việc sẽ đƣợc hƣởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức

lƣơng cơ sở tại tháng mà ngƣời đó chết. Nhân thân của những đối tƣợng trên
đƣợc hƣởng trợ cấp mai táng khi ngƣời đó bị Tịa án tuyên bố là đã chết.
Trợ cấp tuất là khoản bảo hiểm thu nhập cho ngƣời lao động, phần thu nhập
dành cho những thân nhân của những ngƣời lao động đã tham gia bảo hiểm xã
hội khơng có khả năng lao động nhƣ những ngƣời đã già (hết tuổi lao động)
hoặc trẻ em (chƣa đến tuổi lao động). Trƣớc đây những ngƣời này đã sống bằng
nguồn thu nhập (hoặc nguồn bảo hiểm thu nhập) của ngƣời lao động.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lƣơng cơ sở, mức trợ
cấp tuất một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức
tiền lƣơng bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
1.1.4.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nƣớc tổ


17
chức mà ngƣời tham gia đƣợc lựa chọn mức đóng, phƣơng thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình và Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm
xã hội tự nguyện để ngƣời tham gia hƣởng chế độ hƣu trí và tử tuất.
Mức đóng và phƣơng thức đóng của ngƣời lao động tham gia bảo
hiểm xã hội tự ngu ện
Ngƣời lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do
ngƣời lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất; mức thu nhập
tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo
của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lƣơng cơ sở.
Ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc chọn một trong các
phƣơng thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất: Đóng hằng
tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần;
đóng một lần cho nhiều năm về sau nhƣng khơng q 5 năm một lần; đóng
một lần cho những năm còn thiếu đối với ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đã
đủ điều kiện về tuổi để hƣởng lƣơng hƣu theo quy định nhƣng thời gian đóng

bảo hiểm xã hội cịn thiếu khơng q 10 năm (120 tháng) thì đƣợc đóng cho
đủ 20 năm để hƣởng lƣơng hƣu. Trƣờng hợp ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội
đã đủ tuổi nghỉ hƣu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cịn
thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện theo một trong các phƣơng thức trên cho đến khi thời gian đóng bảo
hiểm xã hội cịn thiếu khơng q 10 năm thì đƣợc đóng một lần cho những
năm còn thiếu để hƣởng lƣơng hƣu.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự ngu ện
Chế độ hưu trí
Ngƣời lao động thuộc đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ
điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đƣợc hƣởng chế độ
hƣu trí. Mức lƣơng hƣu hàng tháng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo
hiểm xã hội và mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngồi


×