Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN CAO học KINH tế TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.23 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh báo chí truyền thơng là ngành kinh doanh đặc biệt trên nhiều
rất phương diện. Sự đặc biệt đó thể hiện ở sản phẩm báo chí- truyền thông. Như
tất cả các ngành nghề khác, hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thơng gắn
chặt với những điều kiện kinh tế, xã hội, phương tiện và nhu cầu công chúng.
Bất kỳ một biến động nào trong đời sống xã hội đều tác động đến sự tồn tại và
ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan báo chí truyền thơng
Kinh doanh báo chí truyền thơng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, rủ ro trong
ngành báo chí - truyền thơng có thể liên quan đến vấn đề tài chính, pháp lý và
đạo đức, nhất là rủi ro về tài chính. Chính những rủi ro đó cho nên để thu
được lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm báo chí- truyền thơng là điều hồn
tồn khơng dễ dàng. Khủng hoảnh kinh tế thế giới là một trong những tác
động cực kỳ lớn đối với doanh thu của cơ quan báo chí - truyền thơng. Điều
đó đặt ra thách thức rất lớn đối với các cơ quan báo chí - truyền thơng trên
tồn thế giới, phải có những bước đi đúng đắn, phù hợp để tồn tại, và tìm
kiếm nguồn lợi nhuận . Vậy có những phương thức gì để nhằm tăng doanh
thu của cơ quan báo chí - truyền thơng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế? Và
liệu những phương thức đó có giúp được các cơ quan báo chí - truyền thông
tăng doanh thu hay không? Tiểu luận này hi vọng sẽ làm sáng rõ vấn đề
nguồn thu của cơ quan báo chí, tác động của khủng hoảng kinh tế đến nguồn
thu của cơ quan báo chí và hướng giải quyết của nó như thế nào để tìm kiếm
nguồn thu đối với một cơ quan báo chí - truyền thông

1


NỘI DUNG
I. Nguồn thu của các cơ quan báo chí - truyền thơng
Kinh doanh báo chí truyền thơng là kinh doanh đa ngành, các cơ quan
báo chí truyền thơng ngày nay đều có các nguồn thu khác nhau. Về cơ bản các
cơ quan báo chí truyền thơng trên thế giới đều có 2 nguồn thu chính từ hoạt


động kinh doanh trong lĩnh vực truyền thơng và ngồi lĩnh vực truyền thông.
Trong lĩnh vực truyền thông , các cơ quan báo chí lại có hai nguồn thu từ sản
phẩm chính và từ quảng cáo. Tuy nhiên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thì
ở cả hai nguồn thu này đều có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung
của thế giới
1. Doanh thu từ sản phẩm báo chí
một cơ quan truyền thơng trước hết phải có nguồn thu từ sản phẩm báo
chí - truyền thơng của mình. Sản phẩm đó có thể là báo, tạp chí, chương trình
phát thanh, sách, phim tài liệu, phim điện ảnh….Doanh thu từ sản phẩm chính
có thể là doanh thu từ bán báo, doanh thu từ phí th bao, truyền hình cáp,
doanh thu từ bán đĩa DVD….. Tuy nhiên đây lại không phải là nguồn thu
chính của cơ quan báo chí - truyền thơng, những giá trị này chỉ mang tính chất
tương đối về mặt tiền bạc. Tức là một sản phẩm báo chí khi định giá bằng tiền
chỉ để chỉ hàm lượng thông tin, hay phản ánh một giá trị nào đó. Điều quan
trọng hơn cả là giá trị tinh thần, đó là thứ vô giá, không đo lường được khi
đem đến cho cơng chúng
Vì vậy muốn tăng doanh thu từ sản phẩm chính , cơ qun báo chí truyền
thơng cần tăng lượng phát hành
Tăng lượng phát hành:
Đối với việc tăng lượng phát hành, tức là cho ra nhiều bản sao so với
bản gốc, để tạo nguồn thu, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường,
tăng thêm kênh phân phối và thu hút thêm công chúng. Việc tăng lượng phát
hành cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và hàm lượng thơng tin
của các sản phẩm báo chí. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng sản
2


phẩm báo chí, để đem đến cho cơng chúng những sản phẩm chất lượng, thu
hút thêm công chúng, làm cho cơng chúng hứng thú và u thích sản phẩm
báo chí - truyền thơng đó. Điều đó cịn giúp các cơ quan báo chí - truyền

thơng đàm phán tốt hơn với các nhà quảng cáo, và tăng mức phí quảng cáo
cao hơn, nhằm đưa về lợi nhuận.
Tuy nhiên đặt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì việc tăng lượng
phát hành đã thực sự phù hợp hay chưa? Và lợi nhuận nó mang lại đã thực sự
lớn, đủ để ni sống các cơ quan báo chí - truyền thơng. Thực tế nó rất khó
bởi vì:
+ Thứ nhất, kinh tế khủng hoảng, đồng tiền của công chúng eo hẹp, cho
nên họ không có nhiều thời gian, cũng như tài chính để mua hay đọc, xem
những sản phẩm báo chí truyền thơng
+ Tăng lượng phát hành, tăng số báo đồng nghĩa với việc các cơ quan
báo chí cũng phải chi ra một khoản kinh phí lớn để đầu từ vào nguyên liệu, đầu
tư vào chất lượng thơng tin,sản phẩm. bỏ ra kinh phí nhiều, và làm việc nhiều.
Mà trong thời kỳ khủng hoảng thì việc chi ra một khoản kinh phí lớn, để thu về
một khoản kinh phí xem ra là “ Con dao hai lưỡi”. Một là có thể thu về lợi
nhuận, hai là nếu công chúng không tiếp nhận sản phẩm đó thì coi như các cơ
quan báo chí- truyền thơng trắng tay. Vì thế nó cũng rất khó để thực hiện
+ Điều thứ 3,nếu như khi mở rộng thị trường, tăng thêm kênh phân
phối, và tìm thêm đối tượng cơng chúng mới, thì liệu đó có phải là một bước
đi đúng đắn hay không trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Khi mà khủng
hoảng kinh tế thì rất ít nhiều thị trường tiềm năng, và thuận lợi cho việc đầu
tư. Đối tượng công chúng mới xem ra là một điều khá mạo hiểm khi mà các
cơ quan báo chí - truyền thơng đó chưa có kinh nghiệm, và đang trong thời kỳ
khó khăn.
+ Thứ 4, khi mà cơng nghệ thơng tin bùng nổ, khi mà xã hội phát triển
thì cơng chúng cũng dần chuyển sang những phương tiện truyền thông mới
hơn, tiện ích cho mình hơn. Cho nên khi tăng lượng phát hành sản phẩm báo
chí - truyền thơng cũng cần phải cân nhắc và có sự lựa chọn hết sức kỹ lưỡng
3



Tuy nhiên, thì tăng lượng phát hành cũng giúp cho các cơ quan báo chí
có được nguồn thu trực tiếp, và có sự uy tín trong việc đàm phán với các nhà
quảng cáo
2. Doanh thu từ quảng cáo
Thực tế cho thấy rằng, quảng cáo mới là nguồn thu quan trọng nhất cho
các cơ quan báo chí- truyền thơng. Bởi vì :
+ Các cơ quan báo chí truyền thơng có cơng chúng rộng lớn, các nhà
quảng cáo lại có sản phẩm và họ muốn đưa sản phẩm này đến cơng chúng.
Chính vì thế mà các cơ quan báo chí - truyền thơng đã lấy chi phí quảng cáo
để ni sống mình. Các nhà nghiên cứu về kinh tế truyền thông chứng minh
rằng quảng cáo chiếm đa số trong phần lớn doanh thu của cơ quan báo chí
truyền thơng, đến hơn 50%. Điều đó để thấy được chi phí quảng cáo lớn và
mạng lại lợi nhuận như thế nào
+ Hai nữa, mặc dù quảng cáo chỉ là phụ cho một sản phẩm báo chí
truyền thơng nhưng ở đó cũng thể hiện mức độ uy tín của tờ báo, đến chất
lượng cập nhất thông tin, cũng như đến công chúng. Tờ báo càng chất lượng,
càng uy tín thì độc giả sẽ càng tìm đến nhiều hơn, và sẽ thu hút nhiều nhà
quảng cáo hơn. Chính vì thế, lợi nhuận thu về sẽ càng cao hơn.
Ngay cả đối với khi tình hình kinh tế khơng khả quan, thì nó vẫn có tác
động ít hơn đối với các cơ quan báo chí truyền thơng, vì học đã được các nhà
quảng cáo nuôi sống. Chỉ trừ khi, nhà quảng cáo đó quá khủng hoảng, hoặc
nếu họ có cắt giảm chi phí quảng cáo, thì sự cắt giảm đó khơng đến mức là
q cao, và dừng hẳn lại, vì bản thân họ vẫn muốn bán sản phẩm
Ví dụ: Trong năm 2012, doanh thu của tờ New York Times bị ảnh
hưởng đáng kể bởi khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu quảng cáo vẫn
chiếm 52%.
Điều này để thấy được sự quan trọng của các cơ quan báo chí truyền
thông đối với việc kết nối giữa các doanh nghiệp và cơng chúng
Thực tế, ngành kinh doanh báo chí truyền thông là ngành kinh doanh kép.


4


Cơ quan báo chí truyền thơng bán nội dung cho công chúng và bán
công chúng cho nhà quảng cáo.
Nguồn thu thứ hai giúp cơ quan báo chí - truyền thơng có thể bán nội
dung cho cơng chúng với chi phí thấp, thậm chí cung cấp nội dung miễn hí
cho cơng chúng
Các phương thức để nâng phí quảng cáo:
- Tăng lượng phát hành: Tăng lượng phát hành đồng nghĩa với việc
số lượng công chúng sẽ tăng và đa dạng hơn. Và mục đích của nhà quảng cáo
là sản phẩm của mình được nhiều người biết đến. Vì vậy, khi một tờ báo có số
lượng phát hành lớn thì có thể đàm phán với nhà quảng cáo để tăng giá quảng
cáo sản phẩm, dịch vụ. Đó là một cách thức để tăng nguồn thu.
- Cụ thể hóa cơng chúng mục tiêu: Nếu như cơ quan báo chí - truyền
thơng có khả năng xác định được nhóm cơng chúng khác nhau với những đặc
điểm về nhân khẩu học, sở thích thói quen và nhu cầu của họ thì có thể “bán”
nhóm cơng chúng này cho nhà quảng cáo phù hợp. Nhà quảng cáo sẵn sang
tăng phí quảng cáo nếu như họ biết chắc rằng sản phẩm của họ sẽ đến được
với đúng nhóm đối tượng mục tiêu.
Ví dụ : Như sản phẩm giày cao cấp nam, dành cho trung niên tầm tuổi
30 đổ lên, thì khi mà việc quảng cáo này đánh đúng thời điểm, đúng nhu cầu
thiếu của thị trường, và các tờ báo đưa tốt thơng tin, thì các nhà quảng cáo sẽ
chấp nhận trả với phí cao hơn rất nhiều so với phí ban đầu cho các cơ quan
báo chí truyền thơng
- Đa dạng hóa các loại hình quảng cáo: Đó là viêc cung cấp các
nhiều loại hình quảng cáo khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng loại sản
phẩm quảng cáo.
Cách thức này thực chất là tạo ra các nguồn thu khác nhau từ quảng cáo.
Tờ New York Times nhận đăng các loại quảng cáo về bất động sản ,

bán lẻ, y tế và quan điểm. Đồng thời đưa ra quy định chung về kích cỡ và các
mức giá quảng cáo trên báo in.
Dưới đây là bảng giá quảng cáo xe hơi của New York Times:
5


Kích cỡ
5trang/ cột rộng 630 inch
10 trang/ cột rộng 1.260 inch.
25 trang/ Cột rộng 3.150 inch
40 trang/ cột rộng 5.040 inch

Giá quảng cáo trên

Giá quảng cáo

báo trong tuần
746 USD
660 USD
612 USD
590 USD

trên báo Chủ nhật
906 USD
814 USD
784 USD
759 USD

- Giá quảng cáo trên báo in không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của
quảng cáo mà cịn phụ thuộc vào màu sắc, thời gian và phạm vi phát hành.

Ví dụ: Bảng giá quảng cáo in màu của tờ New York Times phát hành
trong tuần và cuối tuần ở thành phố New York và trên toàn quốc.
Báo trong

Báo chủ nhật

Báo trong

Báo chủ nhật

tuần

Phát hành ở

tuần

Phát hành

Phát hành ở

NY

Phát hành

tồn quốc

½ trang đến

NY
31.500 USD


36.100 USD

tồn quốc
36.100 USD

41.200 USD

tồn trang
Dưới ½ trang

21.900 USD

25.300 USD

25.300 USD

28.900 USD

3. Các nguồn thu khác
Các nguồn thu khác của cơ quan báo chí - truyền thơng đến từ các hoạt
động ngồi truyền thơng. Đó là các hoạt động như kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, khu nghỉ dưỡng hay các sản phẩm phái sinh từ sản phẩm chính của
cơ quan báo chí truyền thơng giúp cơ quan báo chí truyền thơng phân tán rủi
ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ tiêu biểu nhất đó là tập đồn Walt Disney, đây là một trong
những tập đồn truyền thơng có nhiều hoạt động kinh doanh ngồi truyền
thơng như phát triển các công viên và khu nghỉ dưỡng Walt Disney trên thế
giới. Theo thống kê, năm 2009 các công viên của Walt Disney đón khoảng
119,1 triệu lượt khách, giúp họ trở thành cơng viên chủ đề có nhiều khách

tham quan nhất trên thế giới. Hiện nay Walt Disney có 6 khu nghỉ dưỡng tích
hợp khác nhau trên tồn thế giới gồm: Disneyland, Walt Disney World, Tokyo
Disney, Disney Pari, HongKong Disneyland và Thượng Hải Disneyland. Đây
6


là những tổ hợp khổng lồ khách sạn, giải trí ăn uống và mua sắm.Nhánh công
viên và khu nghỉ dưỡng đóng góp nguồn thu lớn thứ hai vào tổng doanh thu
của Walt Disney, chỉ đứng sau mạng truyền thông.
Đây là những nguồn thu dồi dào, được tối ưu hóa mà các cơ quan báo
chí - truyền thơng, các tập đồn truyền thơng lựa chọn và nó đem lại lợi nhuận
rất lớn.
II. Ảnh hưởng của kinh tế thế giới tác động đến cơ quan báo chí
truyền thơng
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ là cuộc
khủng hoảng nặng nề nhất trong 60 năm từ sau đại khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 - 1933. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ
sau đó lan rộng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã tác động đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Và tất nhiên lĩnh vực báo chí truyền thơng cũng bị ảnh hưởng
khá nặng nề từ sự khủng hoảng kinh tế này.
1. Ảnh hưởng đến lĩnh vực báo in
Từ những năm 2008, thì cuộc suy thoái báo in bắt đầu phát triển rầm rộ và
tạo thành một làn sóng khơng có điểm dừng. Nhiều cơ quan báo chí truyền thơng
trên thế giới chuyển đổi mơ hình báo chí truyền thống, sang các mơ hình hay các
phương tiện truyền thơng mới hơn. Điều này là do báo in đang mất dần công
chúng và không thu hút, và không thu hút được các nhà quảng cáo nữa. Một số
nhà nghiên cứu còn cho rằng, báo in đang đi đến ngày tận thế.
Ở Mỹ, Nếu như năm 1940, có 41,1 triệu người Mỹ bỏ tiền mua báo
hàng ngày thì tới nay, con số ấy ngót xuống chỉ còn 30,4 triệu (theo ABC).
Một trong những giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng nhất, 2008 -2009, ghi nhận

ngành báo in của cả nước Mỹ giảm gần 11%.
Các tờ báo nhỏ hơn chịu hậu quả nặng nề hơn. Những tờ từng có hàng
chục ngàn bản in như Rocky Mountain News, The Seattle Post Intelligencer
phải ngừng in báo, chỉ còn duy trì phiên bản điện tử.
Hàng loạt tờ báo khác tuyên bố phá sản, từ Tribune Company,
Minneapolis Star Tribune, cho tới Philadelphia Newspapers Company,
Chicago Sun Times, Freedom Communications, Heartland Publications.
7


Một số thì cắt giảm số ngày in báo như Ann Abor News từ báo ngày nay
chỉ còn tuần hai số, tờ Calgary Herald, Edmonton Journal... bỏ số Chủ nhật.
Trường hợp tờ Washington Post:. Đây là một trong những tờ báo chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng kình tế đặc biệt là xu hướng đọc báo trực tuyến
của công chúng khiến cho nguồn thu của tờ báo suy giảm nghiêm trọng.
Washington Post trong vòng một năm qua (từ tháng 3/2011 đến 3/2012)
đã mất tới gần bốn vạn bản phát hành mỗi ngày, từ hơn nửa triệu xuống còn
chừng 467 ngàn tờ (theo số liệu của Audit Bureau of Circulations - ABC).
Phân nhánh báo chí của tập đồn Washington Post báo cáo lỗ suốt 13
quý trong số 15 quý hoạt động. Thiệt hại tổng cộng lên đến 412 triệu USD.
Quý cuối cùng, doanh số giảm 7%. Doanh thu năm 2011 thấp hơn 1/3 doanh
thu năm 2006. Quảng cáo trên các trang nhật báo giảm 53%. Quảng cáo trên
mạng cũng giảm 8%.
Từ đầu cuộc khủng hoảng kinh tế cách nay 4 năm, nhóm báo chí của tập
đồn Washington Post chỉ chiếm khoảng 11% doanh số, đã phải bỏ ra 1,1 tỉ đơla
để mua lại nợ nần và cổ phiếu. Đó là số tiền lẽ ra phải đầu tư cho báo chí.
Ở các nước châu Âu:
Cuộc khủng hoảng báo in đang xảy ra ở tất cả các quốc gia phát triển
phương Tây, dù mức độ nặng nhẹ khác nhau ở từng nước. Tháng 2/2012 báo
Financial Times cho biết, mới đây, bộ phận xuất bản tạp chí G+J của cơng ty

Bertelsmann đã tuyên bố đình bản tờ Financial Times tại Đức (Financial
Times Deutschland). Trước đó, một tờ báo in khác Frankfurter Rundschau đệ
đơn xin phá sản.
Hai đình bản và phá sản này đã gây nên những chấn động mới trong
làng báo in vốn dĩ đang rất chật vật của Đức.
Tại Tây Ban Nha, đã có hàng tá các tờ báo in bị đóng cửa kể từ khi
cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu cách đây 4 năm. Đến nay, những tờ báo lớn
nhất ở nước này cũng bị khủng hoảng . El País, một trong những tờ báo hàng
đầu Tây Ban Nha, đang có ý định cắt giảm 1/3 trong tổng số 460 nhân viên.

8


Tại Italy, suy giảm kinh tế có thể dẫn đến việc vụ sáp nhập trong làng
báo chí. Trong đó, gây chú ý nhất về khả năng sáp nhập giữa các tờ Corriere
della Sera và Gazzetta dello Sport của công ty RCS Mediagroup với tờ la
Stampa của gia đình Agnelli.
2.

Ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ quan báo

chí và truyền thông
Khi mà khủng hoảng kinh tế tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế- chính trị xã hội thì rất nhiều khoản chi phí, và ngân sách, nguồn thu,
lợi nhuận của các cơ quan báo chí truyền thơng eo hẹp dần. Những khó khăn
về tài chính, khiến cơng chúng khơng chịu bỏ phí , tài chính để đầu từ cho
những nguồn thơng tin chính thống, chất lượng. Thay vào đó, họ bắt đầu xâm
nhậm và tìm kiếm những nguồn thơng tin miễn phí từ các trang báo mạng, từ
những nguồn tài nguyên thông tin từ các website, diễn đàn lớn….
Doanh thu của các cơ quan báo chí truyền thơng chủ yếu từ sản phẩm

và chi phí quảng cáo. Khi mà thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, internet
phát triển rầm rộ thì các nhà quảng cáo lại chuyển sang quảng cáo trên
Internet, quảng cáo trực tuyến qua các website. Các khách hàng quảng cáo
trên báo in chuyển sang các trang web áp dụng mức giá rẻ hoặc thậm chí
miễn phí. Sản phẩm làm ra khơng có người mua, tình trạng quảng cáo sụt
giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các cơ quan báo chí truyền
thơng. Đây chính là tác động xấu nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới đối
với các cơ quan báo chí - truyền thơng
+ Điều này biểu hiện rõ nhất ở một số nước lớn có ngành báo in phát
triển như ở Mỹ:
Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho rằng thị trường báo giấy ở
Mỹ yếu hơn nhiều so với các nước châu Âu. Sự sụt giảm mạnh ở Mỹ sẽ tiếp
diễn cho đến hết năm 2012 và vào năm 2013, thị trường báo in của Mỹ sẽ tiếp
tục mất 25 tỷ USD so với thời kỳ đỉnh cao vào năm 2005
Theo Hiệp hội Báo chí Mỹ (NAA), các tờ báo thành viên của hiệp hội
này thu được 27,6 tỷ USD quảng cáo trong năm 2009, so với mức doanh thu
37,8 tỷ USD đạt được trong năm 2008. Con số này bao gồm cả quảng cáo trên
9


báo giấy và phiên bản báo mạng của các tờ báo. Năm 2010, con số này dừng
ở mức 25 tỷ USD.
Do khó khăn về doanh thu, cơng ty mẹ của nhiều tờ nhật báo lớn và có uy
tín hàng đầu ở Mỹ như Chicago Tribune, Los Angeles Times, The Baltimore
Sun, The Philadelphia Inquirer và The Denver Post trong năm nay đã phải nộp
đơn xin bảo hộ phá sản để giảm nợ.
Một số tờ báo khác như Rocky Mountain News chọn con đường đóng
cửa, hay tờ Seattle Post-Intelligencer dừng bản in và chỉ duy trì báo mạng.
Nhiều nhà báo làm việc tại các tờ báo này đã mất việc.
Công ty Lee Enterprises, một trong số các công ty sở hữu những tờ

báo lớn nhất nước Mỹ, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
New York Times, tờ báo có lượng phát hành lớn thứ ba ở Mỹ với trên
dưới 800 ngàn tờ mỗi ngày cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của suy thoái.
Năm 2012, Tờ báo này mất 6% lượng phát hành báo ngày và 2% lượng phát
hành số Chủ nhật, trong khi doanh thu quảng cáo tiếp tục giảm (năm 2011
giảm 3,7%).
Ông Jim Moroney, chủ biên của tờ Dallas Morning News nhận định,
ngành cơng nghiệp báo chí đã từng sống khỏe nhờ mơ hình “80-20” (80%
doanh thu đến từ quảng cáo và 20% doanh thu đến từ nguồn bán báo) nhưng
mơ hình đó đã sụp đổ hồn tồn mà khơng gì cứu vãn nổi.
III. Phương thức tăng doanh thu của các cơ quan báo chí - truyền
thơng trong thời kỳ khủng hoảng
Hai phương thức phổ biến để tăng doanh thu được các cơ quan báo chí
truyền thơng trên tồn thế giới áp dụng hiện nay đó là Biến sản phẩm miễn
phí thành có phí và tăng giá bán
1. Biến sản phẩm miễn phí thành có phí
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, rất nhiều cơ quan báo chí truyền
thơng đã lựa chọn biện pháp này. Biến sản phẩm miễn phí thành có phí tức là
tính phí những sản phẩm và dịch vụ vốn cung cấp miễn phí trước đây. Đặc
biệt trong năm 2011, Cách này được áp dụng khá phổ biến với nhiều tờ báo in
10


và báo mạng trên thế giới. Thu những sản phẩm miễn phí địi hỏi phải nâng
cao chất lượng thơng tin. Những sản phẩm miễn phí này khi được áp dụng
tính phí thì phải xứng đáng với u cầu và sự địi hỏi về chất lượng cho cơng
chúng. Đây xem ra cũng là một hướng đi khá phù hợp đối với các cơ quan
báo chí- truyền thơng bởi vì:
+ Khi thu thêm các sản phẩm miễn phí thì các cơ quan báo chí - truyền
thơng sẽ có thêm một lượng tiền để ni sống mình. Giúp họ duy trì và có

thêm một khoản tiền thu lợi nhuận
+ Thu các sản phẩm miễn phí , giúp họ nghiêm túc hơn trong việc đầu
tư chất lượng thông tin, để tránh mất công chúng. Như thế sẽ có thêm nhiều
sản phẩm chất lượng, phục vụ được nhu cầu của cơng chúng hơn.
+ Sự góp mặt của máy tính bảng và các thiết bị di động khác cũng
khiến việc trả phí trở nên hấp dẫn hơn. Nhiều tờ báo đã bắt đầu cung cấp các
gói cước cóp chi phí cao hơn một chút nhưng độc giả có thể truy cập vào mọi
ấn phẩm. Các nhà lãnh đạo cho rằng nếu như có thể rèn cho độc giả thói quen
trả tiền cho các nội dung số, họ sẽ bù đắp được sự sụt giảm không thể tránh
khỏi ở mảng báo in bản điện tử có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn. Theo Ơng
trùm truyền thơng Rupert cho rằng : “ máy tính bảng sẽ là cứu tinh cho ngành
kinh doanh báo chí”
Một số tờ báo mạng lớn đã áp dụng cách này khá thành công, Tờ báo
Bangor Mail Anh- vốn là tờ báo miễn phí- bắt đầu tính phí từ tháng 8- 2011
để đối phó với tình trạng doanh thu quảng cáo giảm mạnh. Trong năm 2010,
80% lượng phát hành được kiểm toán của tờ báo này được phát hành miễn phí
nhưng bắt đầu từ tháng 8- 2011, mơ hình miễn phí này sẽ chấm dứt. Độc giả
sẽ phải trả 80xu/ tờ báo
Hay như tờ báo mạng The New York Times cũng bắt đầu tính phí đọc báo
trực tuyến từ ngày 18-3-2011. Đây là biện pháp mà the New York Times hi vọng
người đọc sẽ coi là : “ sự đầu tư cho tờ báo” để tờ báo : “nâng cao năng lực cung
cấp báo chí chất lượng cao”. Chính sách trả phí trực tuyến này chỉ cho phép

11


cơng chúng đọc 20 bài báo trực tuyến miễn phí mỗi tháng. Sau khi sử dụng hết
định mức này, công chúng phải trả phí nếu muốn tiếp tục đọc bài
Đánh phí vào các nội dung trực tuyến đã từng là đặc quyền của một số
tờ báo như Financial Times và Wall Street Journal bởi họ đưa ra những thông

tin cực kỳ nhạy cảm với thị trường và do đó khách hàng sẵn sàng trả tiền cho
các thông tin này.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này cũng không phải là điều dễ dàng
bởi vì :
+ Một bộ phận cơng chúng “ khó tính” sẻ bỏ đi, vì chi phí tính cao. Và
nếu lượng công chúng đọc, hay truy cập sụt giảm thì doanh thu cũng sẽ sụt
giảm rất nhiều
+ Thực hiện thu tính phí khi trước đây là miễn phí cũng địi hỏi việc
nâng cao chất lượng thơng tin, chất lượng sản phẩm phải được nâng lên. Nếu
chất lượng sản phẩm khơng xứng đáng với túi tiền của họ thì họ sẽ bỏ đi và
tìm kiếm nguồn phương tiện truyền thông khác.
Mặc dù vậy, nhưng đây là cách được áp dụng khá phổ biến hiện nay, và
các cơ quan báo chí- truyền thơng trên tồn thế giới hiện nay
2. Tăng giá bán
Đây là biện pháp phổ biến thứ 2 mà các cơ quan báo chí - truyền thơng
áp dụng để tăng doanh thu trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Đây cũng là xu
thế chung của nền báo chí thế giới những năm 2010- 2011. Khi áp dụng biện
pháp này thì các cơ quan báo chí truyền thơng có:
+ Thu được thêm lợi nhuận lớn hơn hẳn trong thời kỳ khủng hoảng nếu
như tăng giá bán và lượng phát hành
+ Đầu tư chất lượng hơn cho thông tin, cho sản phẩm
Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không được công chúng hưởng ứng khi
chất lượng thông tin không được nâng cấp, khi phải trả mức giá cao hơn cho
một tờ báo, điều đó đồng nghĩa cơng chúng sẽ địi hỏi cao hơn về chất lượng
thông tin và in ấn. Biện pháp tăng giá bán cũng có nguy cơ sẽ đánh mất cơng
chúng vào những cơ quan báo chí có giá rẻ hơn. Chính vì thế mà đây cũng
12


xem là một biện pháp cứu nguy cuối cùng khi mà giá giấy và chi phí phát

hành tăng
Một số tờ báo lớn ở các nước trên thế giới đã áp dụng phương thức này
Từ tháng 9/2010 tờ Guardian (Anh) tăng giá bán báo thứ hai đến thứ
sáu lên 1,2 bảng và báo thứ 7 lên 2,1 bảng . Áp dụng biện pháp này Tổng biên
tập tờ báo đã lên tiếng giải thích sự cần thiết phải tăng giá báo. Ơng cho rằng
“ Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà nhiều nhà bình luận cho là cơn bão tố
kinh hồng đối với báo in: các chi phí tăng doanh thu giảm và tình hình kinh
tế tồn cầu đang ở thế tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua. 3 trong 4 tập đồn
báo chí ở nước anh đang bị thơ lỗ”
Ông cũng cho rằng bán 1,2 bảng cho báo trong tuần và 2,1 bảng cho
báo thứ 7 là hợp lý cho một tờ báo “có tính quốc tế và nghiêm túc như
Guardian” trong khi giá một ly cà phê đã là 1,8 đến 2,05 bảng.
Từ tháng 8/2011, tờ Los Angeles Times (Mỹ) cũng tăng giá báo in
trong tuần từ 75 xu lên 1 USD, báo Chủ Nhật từ 1,5 USD lên 2 USD. Đây là
biện pháp mà Los Angeles Time buộc phải thực hiện khi nền kinh tế Mỹ suy
thoái nghiêm trọng.
Điều này cho thấy them một đặc thù của ngành kinh doanh truyền
thơng. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí- truyền thơng chủ yếu
trên phương diện nội dung chứ không phải giá bán..
Tăng giá bán mặc dù có thể tăng doanh thu nhưng có nhiều trường hợp
không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thực tế là năm 2012 Washington Post đã tăng giá tới 76% so với 5 năm
trước, và trong năm 2009, ông chủ của tờ báo đã thực hiện tới hai lần tăng giá
khác nhau đối với dịch vụ mua báo tại quầy. Nhưng tiền tăng giá bán báo
không bù nổi cho doanh thu quảng cáo trên báo giấy vì nó giảm q mạnh
3.Một số biện pháp khác
3.1. Đầu tư sang báo trực tuyến
Khi nguồn thu quảng cáo từ báo in sụt giảm thì các xu hướng quảng
cáo trên các tờ báo trực tuyến ngày càng tăng. Việc đầu từ cho báo trực tuyến
được hi vọng là sẽ giữ vững được doanh thu quảng cáo trực tuyến, một nguồn

thu quan trọng trong cơ cấu doanh thu của tờ báo.
13


Điển hình cho việc này đó là việc tờ New York Times ngày 27/12/2011
đồng ý bán 16 tờ báo địa phương cho một cơng ty đóng trụ sở tại Florida với
giá 143 triệu USD. Việc bán các tờ báo địa phương sẽ giúp The New York
Times . tiếp tục chuyến hướng tập trung sang loại hình báo chí điện tử, như
một công ty truyền thông đa phương tiện.
Cơ quan kiểm tốn phát hành báo chí Mỹ ( ABC) cho biết phát hành
trên mạng hiện chiếm 15,3% tổng phát hành của các tờ báo, tăng so với mức
14,2% trước đó năm nay và 9,8% vào tháng 9/2011. Phát hành trên mạng
thông qua các máy tính bảng, ứng dụng điện thoại di động, phiên bản trên
mạng, các trang web và những phiên bản đọc điện tử khác. Đây cũng là một
phương thức tăng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng.
3.2. Cải tiến hình thức
Trong thời kỳ khủng hoảng tờ Wall street Journal vẫn giữ được mức độ
tăng trưởng đều đặn kể cả báo in và báo điện tử trả tiền, một phần nhờ vào
những cải tiến mà tờ báo thực hiện, đặc biệt ở góc độ trình bày
Sau khi tờ báo bớt chữ đi, thêm nhiều màu hơn, và đặc biệt xây dựng
trang chỉ số chứng khoán thân thiện hơn, doanh thu quảng cáo đã tăng đột
biến, tới 24% trong tháng thay đổi đầu tiên (10/2011) so với cùng tháng
năm trước.
Những cải tiến về hình thức giúp cho tờ báo thêm hấp dẫn hơn, bớt đi
phần đơn điệu để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng vốn ngày
càng khắt khe và khó tính.
3.3. Mở rộng nguồn thu.
Thực tế nguồn thu từ các sản phẩm ngoài kinh doanh báo chí đóng góp
khơng nhỏ vào tổng doanh thu của các cơ quan báo chí truyền thơng.
Trong năm 2012, USA Today vẫn là tờ báo số phát hành báo giấy lớn

nhất nước Mỹ với 1,8 triệu tờ mỗi ngày. Số liệu của cơ quan kiểm tốn và
phát hành báo chí Mỹ (ABC) cho hay vì là tờ báo sống dựa chủ yếu vào việc
đi kèm với các hãng hàng không và hệ thống khách sạn, nên số lượng phát
hành của báo chỉ giảm 0,64% trong một năm qua.
Mặc dù trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, doanh thu của nhánh kinh
doanh từ các khu nghỉ dưỡng có phần đi xuống nhưng nhánh công viến và
14


khu nghỉ dưỡng vẫn đóng góp nguồn thu lớn thứ hai vào tổng doanh thu của
Walt Disney, chỉ đứng sau mạng truyền thông.
Cơ cấu doanh thu của Walt Disney năm 2010 như sau:
Doanh thu
Mạng truyền thông
Công viên và khu nghỉ dưỡng
Điện ảnh giải trí
Sản phẩm người tiêu dùng
Truyền thơng tương tác
Tổng cộng

2010
17.162
10.761
6.701
2.678
761
39.063
Đơn vị: Triệu USD.

Như vậy việc mở rông nguồn thu cho phép các cơ quan báo chí truyền

thơng khơng lệ thuộc quá nhiều vào từ nguồn phát hành báo chí hay từ quảng
cáo. Điều này giúp họ khơng bị động khi khủng hoảng xảy ra.
Trên đây là một số phương thức tăng doanh thu của các cơ quan báo
chí truyền thơng trong thời kỳ khủng hoảng.
Ngồi ra để có thể đối phó với cơn khủng hoảng, các đe dọa về sụt
giảm nguồn thu
Các cơ quan báo chí - truyền thông cũng tiến hành cắt giảm đội ngũ
nhân sự để đảm bảo được nguồn tài chính cuả mình.
Năm 2009 New York Times cho biết sẽ tiến hành cắt giảm 100 nhân sự
trong phòng tin tức và cắt giảm lương bổng nhân viên.
Nhờ vào việc á dụng những phương thức tăng doanh thu trên mà các cơ
quan báo chí đứng vững được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Một số tờ
báo nhỏ khơng thể bắt kịp và thích nghi với điều kiện khắc nghiệt trên đã phải
chấp nhận việc phá sản hoặc chấp nhận núp dưới bóng một tờ báo lớn hơn.
Thực tế chứng minh những tờ báo lớn có tầm cỡ quốc tế với khả năng phát
triển mơ hình kinh doanh bền vững như New York Times hay Financial
Times mới có thể vượt qua được giai đoạn này.

15


KẾT LUẬN
Kinh doanh truyền thông là một ngành kinh doanh khó và địi hỏi tính
sáng suốt của cơ quan báo chí truyền thơng. Bất cứ trong một thời kỳ nào, dù
là thuận lợi hay là khủng hoảng, thì các cơ quan này cần có những bước đi
đúng đắn, nắm bắt thời cuộc hợp lý để từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho
các cơ quan báo chí truyền thơng phát triển. Điều quan trọng nhất để giúp một
cơ quan báo chí - truyền thơng tồn tại, tìm kiếm được nguồn doanh thu vẫn là
nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp thông tin xác đáng đưa đến cho công
chúng một cách nhìn đa chiều, rộng và hợp lý đối với mọi mặt của đời sống

kinh tế, chính trị, xã hội.
Tờ The New York Times từng cho rằng “ Mục đích cốt lõi của chúng
tơi là làm cho xã hội tốt đẹp hơn bằng cách kiến tạo, tập hợp và phân phối tin
tức , thông tin và nội dung giải trí chất lượng cao”. Sự tồn vong của một cơ
quan báo chí khơng chỉ phụ thuộc vào doanh thu mà phụ thuộc vào thái độ
của công chúng với tờ báo đó. Chính thái độ của cơng chúng với chất lương
thơng tin tờ báo sẽ quyết định chỗ đứng của các cơ quan báo chí truyền thơng
trong thời buổi khó khăn này.

16


MỤC LỤC

17



×