Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao cấp chính trị đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở việt nam – vận dụng tại công ty cổ phần cao su sông bé hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.32 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC

BÀI THU HOẠCH

LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
TÊN MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TÊN BÀI THU HOẠCH: ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN
ĐẠI HĨA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
– VẬN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠNG BÉ HIỆN
NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

- NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.2.
1.3.

Đặc điểm q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt
Nam hiện nay
Kinh tế tri thức và đặc điểm nền kinh tế tri thức


Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1
1
2
2
3
4

NHẰM ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN
Chương 2.

ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SỐNG BÉ

2.1.

2.2.

HIỆN NAY
Khái qt thực trạng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với

7

phát triển kinh tế tri thức công ty Cổ phần Cao su Sông Bé
7
Giải pháp vận dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức tại công ty Cổ phần Cao su

Sông Bé hiện nay
Trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý

2.3.
PHẦN III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

10
12
15
16


1

Phần I: MỞ ĐẦU
Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc
trên cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Do vậy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
là yêu cầu khách quan của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiến hành cơng
nghiệp hố, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay chính là từng bước tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đây là nhiệm vụ kinh tế cơ bản có ý nghĩa
quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ln xác định cơng nghiệp hố, hiện đại hố
gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong thời đại tồn cầu hố và hội nhập
quốc tế, tất cả các nước có xuất phát điểm thấp, muốn vươn lên trình độ tiên
tiến của thế giới khơng có con đường nào khác ngồi việc thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây chính là xu
thế khách quan của thời đại tồn cầu hố; đồng thời cũng là con đường “rút

ngắn” của q trình cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại nhằm chuyển nền
kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp - tri thức - và nền kinh tế
trị thức. Tại đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên thuật ngữ “phát triển kinh tế tri
thức” được đưa vào đường lối, chiến lược phát triển đất nước, nhưng Đảng ta
đã coi phát triển kinh tế tri thức là cách thức để rút ngắn q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tạo ra những bước nhảy vọt. Điều này
chứng tỏ Đảng đã nhận thức được sự phát triển tất yếu của kinh tế tri thức và
vai trị to lớn của nó đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và
với nền kinh tế - xã hội nói chung.Chính vì những lý do trên, vấn đề “Đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở
Việt Nam – Vận dụng tại công ty cổ phần cao su Sơng Bé hiện nay” là nội
dung có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.


2

Phần II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc điểm q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam
hiện nay
“Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là q trình chuyển đổi căn bản tồn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng
suất lao động xã hội cao”[1, tr. 65].
Quan niệm trên cho thấy cơng nghiệp hố, hiện đại hố là một q trình
kinh tế rộng lớn, tồn diện bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, xác định rõ vai trị quan trọng của cơng
nghiệp, khoa học cơng nghệ trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Chỉ

rõ nội dung cốt lõi của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố là cải biến lao
động thủ cơng, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt
tới năng suất lao động xã hội cao. Nội hàm của nó khơng chỉ là sự kế thừa có
chọn lọc các quan niệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố mà cịn thể hiện tư duy
sáng tạo của Đảng ta trong vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới.
* Đặc điểm của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta.
Thứ nhất, cơng nghiệp hố phải gắn liền với hiện đại hố.
Mục đích nhằm rút ngắn và nâng cao hiệu quả của q trình cơng
nghiệp hố ở nước ta. Trước đây và hiện nay, cơng nghiệp hố ở nước ta ít
nhiều đã tiến hành theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay
có khác hơn do có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ trong
những thập kỷ gần đây, khái niệm hiện đại hố ln được bổ sung bằng những
nội dung với phạm vi bao quát nhiều mặt từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ,
quản lý… Hơn nữa, tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố ở nước


3

ta hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ u cầu
cơng nghiệp hố gắn với hiện đại hố cịn là địi hỏi ngày càng bức bách.
Thứ hai, cơng nghiệp hố, hiện đại hố tiến hành trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình này được tiến hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc phân bố
các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế, xác định mục tiêu,
bước đi, biện pháp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Thứ ba, cơng nghiệp hố, hiện đại hố là sự nghiệp của tồn dân với sự
tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước

giữ vai trị chủ đạo.
Thứ tư, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo xu thế quốc tế hoá và hội nhập
kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế.
1.2. Kinh tế tri thức và đặc điểm nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển mới
của nền kinh tế thế giới. Đó là một giai đoạn mà tri thức, thông tin trở thành
yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của sản xuất; khoa học và công
nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng vai trị quyết định.
Trong những năm qua, nhất là hơn 20 năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã và
đang có những chuyển biến to lớn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Một trong
những yếu tố đóng vai trị quyết định đối với sự chuyển biến đó chính là sự
bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... đã thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tạo cơ sở cho bước chuyển từ kinh tế
tài nguyên sang kinh tế tri thức..
Trong khơng ít hội thảo, hội nghị, người ta đã bàn đến khơng ít các
định nghĩa khác nhau về kinh tế tri thức, tuy nhiên trong các văn bản chính
thức của Đảng và Nhà nước, chưa có văn bản nào nêu ra định nghĩa về kinh


4

tế tri thức. Mặc dù vậy trong số các định nghĩa về kinh tế tri thức được bàn
đến, Định nghĩa của OECD và APEC nêu ra năm 2000. Định nghĩa rằng: “
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng
tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo của cải, tạo việc
làm trong tất cả các ngành kinh tế”.
* Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
Thứ nhất, Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý
nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát

triển kinh tế.
Thứ hai, Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó cơ cấu sản
xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.
Thứ ba, Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi so với
nền kinh tế tri thức trước đó: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%),
nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập
trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
Thứ tư, Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong sản phẩm
ngày càng cao, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng hơn những
yếu tố như tài nguyên, đất đai.
Thứ năm, Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề
tồn cầu hóa, có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong
mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
1.3. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
Đảng ta quan niệm kinh tế tri thức là một xu thế khách quan, một trình
độ phát triển mới của lực lượng sản xuất. Việc nước ta tích cực, chủ động tiếp


5

thu kinh tế tri thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là một
biểu hiện cụ thể của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Với chủ trương đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước
ta. Văn kiện Đại hội IX khẳng định: Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những
bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ áp

dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới
về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế Kinh tế tri thức.
Mười năm sau, nhận thức của Đảng ta về Kinh tế tri thức đối với cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có bước tiến rõ rệt. Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ XI viết: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài
nguyên môi trường”.
Cũng như vấn đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề Kinh tế tri thức
mấy năm gần đây trong Đảng và ngoài xã hội còn những nhận thức khác nhau:
Một số ý kiến cho rằng trong điều kiện nước ta, chưa nên gắn cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa với Kinh tế tri thức. Bởi vì, cho đến nay nước ta vẫn
cịn là nước nông nghiệp, hơn 70% dân cư vẫn sống ở địa bàn nông thôn. Nên
chỉ dùng cụm từ “từng bước phát triển kinh tế tri thức” như chủ trương tại Đại
hội IX của Đảng.
Một số ý kiến khác bày tỏ quan điểm không nên coi Kinh tế tri thức là
chiếc đũa thần có thể giải quyết được mọi việc. Quá chú trọng đầu tư vào lĩnh
vực này là vượt quá khả năng của nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển Kinh tế tri thức là
cần thiết và có tính khả thi vì:
Kinh tế tri thức là xu thế phát triển mới của thế giới hiện nay. Tất cả
mọi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam khơng thể đứng ngoài xu thế


6

chung mà cần tích cực, chủ động phát triển Kinh tế tri thức phù hợp với điều
kiện bên trong và xu thế bên ngồi.
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển Kinh tế tri
thức vừa thể hiện bước tiến trong nhận thức của Đảng vừa đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, phát triển Kinh tế tri thức thực chất là

thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa rút ngắn dựa trên tri thức.
Trên thực tế, những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện những mơ hình
phát triển mới dựa vào tri thức. Đó là Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng,
Tập đồn Vietell, Đó là việc ứng dụng những cơng nghệ cao trong một số cơ
sở sản xuất công nghiệp như đóng tàu, dầu khí, nhà máy lọc dầu Dung Quất....
Việc phát triển Kinh tế tri thức đã đặt người trí thức vào vị trí trung tâm
của sự phát triển đó. Văn kiện Đại hội XI viết: “Thực hiện các chương trình,
đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới các ngành, lĩnh vực chủ yếu
mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực
cho phát triển kinh tế tri thức”. Văn kiện Đại hội XI còn chỉ ra những ngành,
những lĩnh vực khoa học công nghệ làm nền tảng cho phát triển Kinh tế tri
thức cần tập trung để phát triển là: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta nêu rõ: “ đứng trước bối cảnh đầy khó khăn
thách thức, phải “đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống,
đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội
số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng
nội địa, giải quyết việc làm” [2, tr. 41]. Như vậy, mục tiêu đưa nước đến năm
2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao như nghị quyết Đại hội XIII
đề ra, đòi hỏi phải tiếp tục lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, đó chính là
con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức,


7

phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn nhân lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc,
đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức.
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA GẮN VỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
SỐNG BÉ HIỆN NAY
2.1. Khái quát thực trạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức công ty Cổ phần Cao su Sông Bé
Công ty được thành lập theo Quyết định số 697/QĐ-UB ngày
16/6/1983 của UBND tỉnh Sông Bé (cũ). Ngày 01/7/2010 UBND tỉnh Bình
Phước ra Quyết định số 1492/QĐ-UBND chuyển đổi Cơng ty Cao su Sông Bé
thành Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé. Ngày 26/12/2018, Công ty tổ
chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thành lập Công ty Cổ
phần Cao su Sơng Bé. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng số lao động của
Công ty là 1.090 người.
Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty ln chú trọng
quan tâm đến đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động sản xuất
kinh doanh gắn với ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Trước
hết công ty cổ phần cao su Sông Bé đã đầu tư mạnh mẽ cho việc chuyển đổi
số, coi đây là vấn đề chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đến nay, trên 70 % hồ sơ công việc tại Công ty và các đơn vị
trực thuộc được xử lý trên môi trường mạng (trừ tài liệu mật, hồ sơ kế toán,
hồ sơ dự án...); 100% chế độ thông tin, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp được thực hiện trên Hệ
thống điều hành tác nghiệp VNPT ioffice 4.0 và hệ điều hành tác nghiệp
One-Win SYS được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng
chung của tỉnh; 85% văn bản ban hành phải thực hiện chữ ký số, 100% văn


8

bản đến phải được ký số và được lưu trữ trên hệ thống. Số hoá tất cả văn bản
giấy để lưu trữ trên hệ thống điện tử. Đã có 85% người lao động được thanh
toán các khoản thu nhập qua tài khoản ngân hàng (ATM), 75% các điểm giao

nhận mủ, chốt bảo vệ, khu tập thể có điện lưới để phục vụ sản xuất. 70 % cán
bộ lãnh đạo, quản lý từ công ty, đến cơ sở phải biết sử dụng máy tính, hồ sơ
cơng việc phải được soạn thảo và lưu trữ trên máy tính....
Việc cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, thu hoạch
cao su được công ty quan tâm đầu tư. Các quy trình kỹ thuật chăm sóc và thu
hoạch ln được cải tiến mạnh mẽ. Năng suất vườn cây khai thác tăng bình
quân từ 5-8% năm, năng suất lao động hàng năm tăng từ 10% trở lên. Cơng ty
tham gia chương trình đánh giá chất lượng ISO 9001: 2015 Và đạt được kết
quả tích cực. Đặc biệt cơng ty đang thực hiện các dự án. Dự án trồng chuối
cấy mô tại nông trường Minh Lập theo Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày
10/8/2020 của UBND tỉnh về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động
của khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chơn Thành, với diện tích gần
300 ha. Dự án Trang trại Chăn nuôi Heo tại Nông trường Nghĩa Trung với mơ
hình khép kín, bảo đảm vệ sinh mơn trường, cơng suất thiết kế 20.000 con.
Có thể nói, đứng trước những yêu cầu mới của thời đại, Công ty cổ phần
cao su Bình Phước đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ mơ hình kinh doanh với
quyết tâm cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất
kinh dồnh, góp phần tăng năng xuất lao động, bảo đảm thu nhập cho người
lao động.
Bên cạnh những thành công trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh
doanh, việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức tại công ty cổ phần Cao su Sơng Bé hiện nay vẫn cịn một số tồn tại
nhất định: Đó là.


9

Hiện tại, về cơ bản toàn bộ hoạt động chăm sóc, khai thác và chế biến
mủ cao su hồn tồn thủ cơng, cơng ty chưa ứng dụng máy móc nhiều, chỉ có
hơn 250 ha chuyển làm nơng nghiệp cơng nghệ cao (chuối). Đây chính là vấn

đề tồn tại lớn nhất của cơng ty hiện nay. Chính vì vậy, đời sống của cán bộ
công nhân viên và người lao động công ty chưa có cải thiện rõ nét trong
những năm qua.
Hai là, trong q trình chăm sóc, cơng ty đã sử dụng thuốc cỏ sinh học
(do cấm hoạt chất Glyphosate) thay cho thuốc diệt cỏ thông thường, tuy nhiên
thuốc diệt cỏ sinh học hiệu lực kém, khả năng xử lý cỏ mỹ khơng được tốt
như thuốc Glyphosate, hiện tại phịng Kỹ thuật Nơng nghiệp đã và đang cố
gắng tìm các biện pháp thay thế phù hợp như cày những khu vực có thể cày,
phát những diện tích cục bộ có cỏ mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có biện pháp
thích hợp hơn.
Ba là: Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là lao động trực tiếp tại các nông
trường, nhà máy chế biến mủ chưa cao, chưa được đào tạo cơ bản và chuyên
sâu về kỹ thuật nông nghiệp, nên hiệu quản lao động cịn có mặt hạn chế.
Bốn là: Hiện nay, sản phẩm cao su của công ty mới chỉ ở dạng thô, cung
cấp nguồn nguyên liệu cho các đối tác và xuất khẩu, cơng ty chưa có sản
phẩm nơng nghiệp có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao.
Ngun nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên có cả nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ qua, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở
Công ty cổ phần Cao su Sơng Bé hiện nay đó chính là việc đầu tư mua sắm hệ
thống máy móc, trang thiết bị hiện đại chưa được quan tâm đúng mức, cùng
với đó, đặc thù là một doanh nghiệp Nhà nước nên cơng ty cịn bị đông trong
việc tái cơ cấu sản xuất. Những vấn đề trên đã và đang đặt ra yêu cầu mới
trong những năm tiếp theo và tương lai cần phải có biện pháp hợp lý trong tư


10

duy và cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy nguồn
lực sẵn có của doanh nghiệp.
2.2. Giải pháp vận dụng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức tại công ty Cổ phần Cao su Sông Bé hiện nay
2.2.1.Xây dựng chiến lược nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất với những bước đi phù hợp
Ở giai đoạn đầu hiện nay, khi đang trong quá trình tìm tịi, chuyển đổi
định hướng sản xuất kinh doanh theo mơ hình mới, Cơng ty cần hướng về sự
tiếp cận, tiếp thu, chuyển giao cơng nghệ mới, trong đó ưu tiên đầu tư xây
dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp có ứng dụng cơng nghệ cao, lựa chọn
các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi thu hút và thịnh hành thị trường. Tổ
chức bộ phận nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và
sáng tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn cơng ty cần vươn mình ra biển lớn,
cơng ty cần sử dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngồi hợp tác
với cơng ty trong phát triển cơng nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực
nghiên cứu nội sinh giúp công ty tiến tới vận dụng và làm chủ những công
nghệ và tri thức mới của nhân loại ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực công ty
Đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ
ứng dụng những thông tin, tri thức thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao là
vấn đề cốt lõi của trong sự tồn của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Thông qua
giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ, năng lực hoạt động có hiệu quả và làm
cho con người có lối sống tích cực, có văn hố và trách nhiệm…Hoạt động tự
giác của con người đạt đến trình độ cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào việc


11

con người nhận thức về thế giới xung quanh mình. Nghĩa là, việc con người
hiểu biết và làm chủ các qui luật phát triển của tự nhiên và xã hội, có kiến thức
nghề nghiệp.

Đào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của công ty, là điều kiện quyết định để công ty đứng
vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh và phát triển. Công tác đào
tạo để phát triển nguồn nhân lực chính là tồn bộ những hoạt động học tập
bởi công ty, do công ty cung cấp cho người lao động có thể vài giờ, vài
ngày…thậm chí tới vài năm tùy thuộc vào mục đích học tập, nhằm tạo ra
sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức
là nhằm nâng cao khả năng, trình độ nghề nghiệp của họ trên cơ sở bao
gồm:
Công tác đào tạo và đào tạo lại ở Công ty Cổ phần Cao su Sông Bé
hiện nay cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức cho người lao động, tạo
điều kiện cho người lao động học tập và tự học tập tiếp cận khoa học công
nghệ mới, tránh bị tụt hậu về kiến thức khoa học kĩ thuật. Điều này sẽ khơng
có lợi cho Cơng ty vì trình độ lao động thấp khó cạnh tranh khơng tạo ra
cơ hội phát triển cho Doanh nghiệp. Do đó cơng tác đào tạo phải được xây
dựng kế hoạch một cách có tổ chức. Những đối tượng nào được đào tạo theo
dạng nào: ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên tập huấn nâng cao… tùy thuộc
vào u cầu cơng việc, mục đích chương trình đào tạo mà Cơng ty lựa chọn
hoặc cá nhân người lao động hay tồn thể cơng nhân lao động từng bộ phận.
Do đó để phát huy hết khả năng, sở trường cũng như phù hợp với từng vị trí
cơng việ hiện nay cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho các
đối tượng, cụ thể:
Đối với cán bộ quản lý cấp cao: bồi dưỡng quản lý cao cấp về
Quản trị Marketing, quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, phong cách
lãnh đạo, và định hướng tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển donah nghiệp


12

trong tương lai.

Đối với cán bộ quản lý cấp phòng, đơn vị sản xuất: đào tạo và đào
tạo lại theo bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc đồng thời bồi dưỡng
kỹ năng hoạch định, giao tiếp, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, kỹ năng làm
việc theo nhóm và khả năng sử dụng máy vi tính, khả năng làm chủ việc
ứng dụng cơng nghệ vào sản xuất.
Ngồi ra, cơng ty cũng cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ
năng lãnh đạo số, kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin, điều
tác nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tồn Cơng ty.
Đối với người lao động trực tiếp, tùy theo đặc điểm tính chất cơng
việc của cơng ty mà chọn loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đẩy
mạnh công tác tự học tập, chủ động nâng cao nhận thức của cán bộ, người
lao động về việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, thực hiện
chuyển đổi số trong thực thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2.3. Tích cực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng
dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và sáng tạo tri thức
Đã từ lâu, chúng ta quan tâm tới việc phát triển khoa học và công
nghệ, song trong lĩnh vực công nghệ chúng ta chưa tập trung vào việc vận
dụng và sáng tạo, phát triển công nghệ cao. Thực tế cho thấy, việc thiếu cơ
chế chính sách trong việc tập trung cho cơng nghệ cao khơng tạo động lực
cho phát triển; cịn cơng nghệ lạc hậu sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, hiện nay, Ban lãnh đạo các cấp trong
công ty đã đến lúc cần phải “tuyên chiến” với công nghệ lạc hậu, chỉ nhập
khẩu, ứng dụng và đầu tư sáng tạo công nghệ cao trên cơ sở sử dụng có hiệu
quả những cơng nghệ hiện có. Tích cực mở rộng giao lưu, thúc đẩy nghiên
cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư vào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, chú
trọng một số lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho



13

tăng trưởng.
2.2.4. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con
người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển của
công ty
Thực hiện giải pháp này, Công ty cần phải bảo đảm quyền con người,
quyền công dân và các điều kiện để mọi người trong công ty được phát triển
tồn diện, dù họ ở vị trí cơng việc nào. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để
người lao động trong công ty thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ
trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận
cao trong tập thể, tạo động lực phát triển công ty ngày một vững chức. Phát
huy lợi thế nguồn lực vốn, đất đai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng
dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động, thực hiện định mức lao động khoa học,
thực hiện công bằng trong trả lương và phân phối thu nhập góp phần tạo động
lực và ý chí phấn đấu vơi lên của từng cá nhân.
2.3. Trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý
Trên cương vị là Trưởng phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, tôi rất trăn trở
với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức của đất nước nói chung và áp dụng vào thực tiễn tại công ty cổ phần cao
su Sơng Bé nói riêng. Bản thân tơi nghĩ rằng, người lãnh phải đóng nhiều vai
trị khác nhau trong q trình sáng tạo tri thức, như đưa ra tầm nhìn, mục tiêu
và định hướng, phát triển và động viên việc chia sẻ tài sản tri thức, tạo ra, hỗ
trợ và kết nối các cá nhân, xây dựng và phát triển.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển
kinh tế tri thức hiện nay, người cán bộ lãnh đạo quản lý cần phải thực hiện tốt
việc nêu gương về “rèn đức, luyện tài”. Cán bộ cấp trên phải là tấm gương
sáng cho cán bộ cấp dưới, đảng viên phải làm tấm gương sáng cho quần



14

chúng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, về ý chí vươn lên trong việc
tự học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực cho
mình. Phải quán triệt và thực hiện theo phương châm đảng viên đi trước, làng
nước theo sau trong mọi hoạt động lãnh đạo của chi bộ đơn vị hiện nay. Có
như vậy mới xây dựng được lịng tin ở quần chúng, đồn thể, xây dựng được
khơng khí thi đua sôi nổi trong đơn vị, cùng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, sáng tạo, tìm tịi ra cái mới để phát triển.
Mặt khác, là người cán bộ, người lãnh đạo phải thường xuyên học tập
nâng cao trình độ mọi mặt, phát triển năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn công việc. “Đức” và “Tài” luôn phải đi đối với nhau trong nhân
cách người lãnh đạo. Do đó, rèn đức phải ln đi đơi với luyện tài. Học tập
không chỉ phục vụ cho công việc trước mắt, cho chức vụ đảm nhiệm mà học
tập phải là một quá trình liên tục, học tập suốt đời. Học tập vừa nắm tri thức,
kỹ năng công tác để hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo, vừa từng bước rút
kinh nghiệm để xây dựng phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo khoa
học, cụ thể sát thực tiễn.
Để có thể đổi mới, sáng tạo trong tư duy và hành động, đưa chủ trương
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vận dụng sát
thực tiễn đơn vị mình, là người lãnh đạo, tơi ln nhận thức rõ và quán triệt
đến từng cán bộ đảng viên trong đơn vị mình phải quán triệt sâu kỹ và thấu
suốt tinh thần “6 dám” theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của
Đảng. Đó là: “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột
phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”. Thiết nghĩ, nếu
lãnh đạo, nếu cán bộ, đảng viên hội tụ đủ “6 dám” thì chắc chắn những cơ
quan, đơn vị sẽ đổi thay và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, là người lãnh
đạo đơn vị, mỗi chúng ta cũng phải trăn trở và nghiên cứu ra cơ chế để bảo vệ
cán bộ, đảng viên dám nói, dám đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực,



15

tham nhũng, lãng phí. Để những cán bộ hội tụ đủ “6 dám” có đủ dũng khí,
nghị lực và niềm tin cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp chung.
Phần III. KẾT LUẬN
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong q
trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nước cịn trong tình trạng kém
phát triển. Muốn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, góp phần vào tiến bộ chung của nhân loại,
Việt Nam phải không ngừng đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước với những hình thức và bước đi phù hợp với điều kiện hồn
cảnh của đất nước mình. Trong điều kiện chưa có đủ nguồn lực để phát triển
kinh tế tri thức lên ngay trình độ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế nhằm đẩy mạnh hợp tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên
cơ sở cùng có lợi. Qua hội nhập và hợp tác cùng với việc gửi đi nâng cao trình
độ ở nước ngồi, các chun gia Việt Nam từng bước trưởng thành, có thể
chủ động trong ứng dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng tạo tri thức mới
rất cần thiết cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trình độ cao.
Dù là doanh nghiệp nhà nước, hay tư nhân thì việc tham gia vào q
trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức là một
tất yếu khách quan .Với những tiềm năng đáng kể về nhân lực, tài ngun sẵn
có Cơng ty cổ phần cao su Sông Bé, cần nắm bắt cơ hội hiện nay để khơng
ngừng làm mới mình, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường, xứng đáng là
doanh nghiệp đầu tàu của ngành cao su cũng như của tỉnh Bình Phước nói
chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



16

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994): Văn kiện hội nghị BCH TW VII khoá
VII, Nxb CTQG, Hà Nội
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021)Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh(2018), Giáo trình Cao cấp lý
luận chính trị, mơn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia



×